You are on page 1of 6

KINH NGHIỆM - THỰC TIỄN

MỘT SỐ KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC


 Vũ Thị Nga*

Ngày nhận: 13/03/2022


Ngày phản biện: 29/04/2022
Ngày duyệt đăng: 18/05/2022

Tóm tắt: Đối với giáo viên, giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy học. Giao tiếp hiệu quả không chỉ
giúp giáo viên truyền đạt kiến thức tốt nhất mà còn tạo ra môi trường học tập tích cực, động viên thúc đẩy người học. Để giao tiếp
hiệu quả trong dạy học, bài viết tập trung phân tích và phát triển một số kỹ năng giao tiếp cơ bản, hữu ích đối với giáo viên như: Kỹ
năng lắng nghe và hồi đáp, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi và tiếp nhận phản hồi từ người học.
Từ khóa: giao tiếp; kỹ năng; giảng viên; sinh viên.
SOME EFFECTIVE COMMUNICATION SKILLS IN TEACHING
Abstract: For teachers, communication is the most basic method and tool to organize teaching activities. Effective communication
not only helps teachers convey knowledge in the best way, but also creates a positive, motivating learning environment for learners.
To communicate effectively in teaching, the article focuses on analyzing and developing some basic and useful communication skills
for teachers such as listening and responding skills, questioning skills, the skill to respond and receive feedback from learners.
Keywords: communication; skills; lecturers; students

1. Đặt vấn đề
Trong cuộc sống, giao tiếp là kỹ năng thiết yếu
mà mỗi người cần rèn luyện để tồn tại và phát triển
bản thân. Học giả người Mỹ - Kinixti đã từng nói: “Sự
thành công của một người chỉ có 15% là dựa vào kỹ
thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những
quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”.
Đối với nghề giáo viên - đối tượng hoạt động
nghề nghiệp là con người, giao tiếp càng trở nên
quan trọng. Giao tiếp là một bộ phận cấu thành hoạt
động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc (1), (4) Người gửi, người nhận: Những người tham gia
vào giao tiếp
năng lực sư phạm của giáo viên. Giao tiếp là phương
(2) Thông điệp: Thông tin cần chuyển.
thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy (3) Phương pháp: Cách thức sử dụng để chuyển thông
học và giáo dục. Nó không chỉ là phương tiện để điệp
truyền đạt nội dung bài giảng mà còn là con đường (5) Hồi đáp: Đáp ứng của người nhận với thông điệp
để tạo nên sự kết nối giữa người dạy và người học. (6) Trở ngại: Những yếu tố can thiệp, cản trở việc chuyển
Nếu không có giao tiếp thì không thể hướng hoạt và nhận thông điệp
(7) Môi trường: Hoàn cảnh nơi diễn ra giao tiếp
động sư phạm của thầy và trò vào việc đạt được các
(Nguồn: Sổ tay phương pháp sư phạm hành chính - Nxb
mục đích giáo dục. Do đó, để hoạt động giáo dục nói
Thống kê, 2000).
chung và hoạt động giảng dạy nói riêng được tốt,
người giáo viên cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp nói chung và giao tiếp trong hoạt
Trong dạy học, giao tiếp là hoạt động tiếp xúc động dạy học nói riêng là quá trình tuần hoàn và
giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh tương hỗ. Người gửi - giáo viên, gửi thông điệp đến
hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, người nhận - học sinh; người nhận giải mã thông
kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp. Có thể mô tả quá
trình giao tiếp trong dạy học qua mô hình sau: * Trường Đại học Công Đoàn

tapchinckhcd@dhcd.edu.vn 69
KINH NGHIỆM - THỰC TIỄN

điệp, tiếp nhận thông tin và phản hồi lại cho người Để lắng nghe hiệu quả trong dạy học, giáo viên cần
gửi. Giao tiếp hiệu quả trong dạy học là quá trình chú ý đến một số kỹ năng sau:
tương tác giúp giáo viên truyền đạt kiến thức tốt Điều quan trọng quyết định đến hiệu quả của
nhất đồng thời tạo môi trường học tập tích cực, việc lắng nghe là giáo viên cần chuẩn bị tâm thế và
động viên thúc đẩy người học để họ đạt được kết thái độ khi nghe. Để có tâm thế lắng nghe tốt, giáo
quả học tập như mong muốn. viên cần gạt bỏ yếu tố cảm xúc vui buồn riêng tư,
Giảng dạy là hoạt động diễn ra những tình dẫn tới hiện tượng phân tán sự chú ý lắng nghe,
huống giao tiếp giữa các cá nhân (mặt đối mặt) đặc thậm chí nhầm lẫn khi nghe. Mặc dù điều này
thù nhất. Để giao tiếp hiệu quả, giáo viên cần nắm không dễ nhưng muốn nghe tốt, giáo viên phải
vững một số kỹ năng giao tiếp cơ bản và hữu ích tỉnh táo, tự kiểm soát, điều chỉnh được yếu tố tâm lý
như: Kỹ năng lắng nghe và hồi đáp, kỹ năng đặt câu xảy ra trong chính nội tâm mình. Chú ý gạt bỏ "cái
hỏi, kỹ năng phản hồi và tiếp nhận phản hồi từ tôi" khi nghe, bình tâm lắng nghe ý kiến - đặc biệt
người học. là những ý kiến trái chiều từ người học. Bên cạnh
2. Kỹ năng lắng nghe và hồi đáp đó, giáo viên cần chú ý tạo một không khí thật bình
Nghe là bản năng, lắng nghe là kỹ năng. Lắng đẳng, cởi mở giúp học sinh có một tâm thế thoải
nghe là quá trình chúng ta tiếp nhận âm thanh, tập mái để tự tin trình bày những nhận thức hay suy
trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩ của mình.
nghĩa. Để hiểu đầy đủ chính xác một thông điệp, Kỹ năng lắng nghe có thể hiểu đơn giản là
chúng ta không chỉ nghe bằng tai, bằng mắt, bằng “Nghe sao cho người nói nói được”. Trước hết, giáo
trí óc mà phải nghe bằng cả tâm hồn mình. viên phải có sự tập trung cao độ, toàn tâm toàn ý
Sự lắng nghe là một điều tất yếu trong hoạt lắng nghe câu trả lời của học sinh. Tập trung lắng
động dạy học của giáo viên. Như đã mô tả ở trên, nghe chính là biểu hiện tôn trọng học sinh, giúp họ
quá trình truyền thông trong dạy học là tuần hoàn có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở
và tương hỗ, người nói và người nghe luôn có sự hơn. Giáo viên nên sử dụng các yếu tố phi ngôn
đổi vai: người dạy nói - người học nghe và ngược ngữ để biểu đạt sự tập trung như tư thế ngồi hơi
lại. Lắng nghe trong dạy học không chỉ là sự lắng ngả về phía người nói, mắt nhìn người nói.... Giáo
nghe những ý kiến phát biểu trực tiếp của học sinh viên cần chủ động tham dự vào phần phát biểu của
mà còn là việc tạo điều kiện và xử lý tốt tất cả học sinh thông qua sự chú ý của đôi mắt, những cái
những thông tin mà giáo viên tiếp nhận được khi gật đầu nhịp theo lời nói của họ, biểu cảm trên
học sinh thể hiện suy nghĩ, hoạt động... của mình. gương mặt (cười, nhăn trán, mở to mắt...) hoặc
Lắng nghe là một phương pháp cơ bản, hữu hiệu những câu xác nhận “Cô/thầy hiểu”, “đúng rồi”...
để người dạy đánh giá đúng năng lực hiện có của Khen ngợi khi học sinh nói đúng (“em nói rất hay/
người học và tìm đúng cách tác động nhằm nâng rất đúng”; “tuyệt vời”), động viên khi họ e ngại,
cao năng lực đó. Mặt khác, phương pháp dạy học ngập ngừng (“tiếp tục nào”,“còn gì nữa không
hiện đại luôn chú trọng phát huy tính tích cực, chủ em”...). Không chỉ chú ý nghe để hiểu thông tin,
động, sáng tạo của người học. Người học chính là giáo viên cũng cần đặt mình vào vị trí của học sinh
chủ thể thâm nhập, khám phá kiến thức và có trách để hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ. Sự thấu cảm,
nhiệm với việc học của chính mình. Để đạt được sẽ giúp giáo viên hiểu ý kiến của học sinh sâu sắc
điều đó, trong dạy học, giáo viên đóng vai trò là hơn, mối quan hệ với học sinh trở nên gần gũi, gắn
người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, cho học sinh bó hơn.
phương pháp để khám phá, sáng tạo. Giáo viên sẽ Để rèn luyện kỹ năng lắng nghe tốt, giáo viên
nói ít hơn và như vậy, sự lắng nghe học sinh càng cần học cách kiên nhẫn lắng nghe. Hãy nghe cho
trở nên quan trọng hơn. hết lời, hết ý của học sinh - không sốt ruột, nôn
Tuy vậy, không phải các giáo viên đều có ý thức nóng, không ngắt lời thô bạo. Nếu thời lượng
chú trọng sự lắng nghe và có kỹ năng lắng nghe. không đủ cho học sinh tiếp tục trình bày, tranh luận
Điều này do nhiều nguyên nhân như giáo viên còn thì nên khéo léo chốt lại vấn đề, hứa hẹn tạo cơ hội
ảnh hưởng của quan niệm dạy học truyền thống: cho họ trình bày trong một dịp khác.
người dạy nói, người học nghe, ghi chép một cách Cách thức hồi đáp của giáo viên đối với học sinh
thụ động mà không có sự tương tác hai chiều. Hoặc trong giờ giảng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến
do thiên kiến, vị kỷ giáo viên chỉ coi trọng quan bộ của họ. Sau khi lắng nghe, giáo viên có thể tóm
niệm hay ý kiến chủ quan của mình, luôn nghĩ mình lược lại những ý chính trong phần trình bày của học
đúng nên không lắng nghe ý kiến của người học sinh (Vấn đề em trình bày có ba ý: Một là,...; hai là,...;
hay chỉ nghe chọn lọc những gì mình muốn nghe... ba là,... đúng không?) hoặc hỏi lại để xác minh, làm

70 Taåp chñ Nghiïn cûáu khoa hoåc cöng àoaân


Söë 26 thaáng 5/2022
KINH NGHIỆM - THỰC TIỄN

rõ ý kiến (Em muốn nói là... phải không?...). Việc làm tư duy 5W1H, giáo viên đặt ra những câu hỏi để trả
này của giáo viên giúp học sinh được nghe lại lời như: What - Hỏi cái gì?; Why - Hỏi để làm gì?;
những gì họ đã nói, có cơ hội để tiếp tục phát triển Who - Hỏi ai?; When - Hỏi khi nào?; Where - Hỏi ở
các ý tưởng hay sửa đổi hoặc làm rõ thêm vấn đề... đâu?; How - Hỏi như thế nào?
Ngoài ra, sự diễn giải lại của giáo viên cũng cho học Yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng của
sinh thấy được giáo viên đã rất lắng nghe và hiểu hệ thống câu hỏi là giáo viên phải nắm vững nội
được những gì mình nói. Đó là một sự khích lệ rất dung kiến thức cần truyền đạt, xác định rõ mục tiêu
lớn đối với học sinh và chắc chắn họ sẽ mạnh dạn, môn học và mục đích cụ thể của từng tiết học để
hào hứng hơn trong việc thể hiện ý kiến cá nhân. đưa ra câu hỏi phù hợp.
Khi hồi đáp, giáo viên tuyệt đối tránh phê phán Mục đích hỏi chi phối việc lựa chọn hệ thống câu
hoặc tranh cãi với học sinh. Nếu họ nói chưa đúng, hỏi. Với mỗi mục đích khác nhau trong dạy học, giáo
thay vì phê bình hay chê bai (“Em sai rồi”,“ câu trả viên sẽ sử dụng các loại câu hỏi khác nhau. Theo tác
lời thật ngớ ngẩn”...) hãy nhẹ nhàng chỉ bảo (Điều giả Lê Phước Lộc (Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi
này chưa chính xác hoặc Em có ý tưởng nào khác trong dạy học, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005,
không?...) và đặt câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh Trường Đại học Cần Thơ, tr.157), câu hỏi cho mục
đến đích mà mình mong muốn. tiêu khai thác kiến thức bao gồm: Câu hỏi để học
Kỹ năng lắng nghe chính là chìa khóa để giáo sinh cùng xây dựng bài (Hãy lấy ví dụ minh họa...;
viên giao tiếp hiệu quả. Lắng nghe trong dạy học hãy rút ra kết luận...), Câu hỏi để học sinh thảo luận
giúp giáo viên cải thiện mối quan hệ với người học (Hãy so sánh..., Hãy phân loại...), câu hỏi để học sinh
đồng thời cũng tạo môi trường để học sinh biết khám phá (Hãy nêu phương án giải quyết tình
lắng nghe tốt hơn. Từ đó, học sinh sẽ tiếp thu được huống...). Với mục tiêu kiểm tra kiến thức, kĩ năng
nhiều tri thức hơn, chủ động, tích cực hơn trong của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi
quá trình học tập. theo thang đo Bloom bao gồm: Câu hỏi ở mức độ
3. Kỹ năng đặt câu hỏi nhận biết (Hãy nêu...; Hãy mô tả..., Em biết những gì
Đặt câu hỏi là một trong những hoạt động quan về...?); Câu hỏi ở mức độ hiểu (Cho ví dụ về...? Tại
trọng của quá trình dạy học. Giáo viên thường sử sao..., Hãy phân tích); Câu hỏi ở mức độ vận dụng
dụng các câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm (Làm thế nào..., Hãy tính sự chênh lệch giữa...; Em giải
hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới... quyết tình huống trên như thế nào...); Câu hỏi phân
hoặc kiểm tra, đánh giá mức độ làm chủ kiến thức tích (tại sao, hãy chứng minh, em có nhận xét gì...);
và kỹ năng cũng như sự quan tâm, hứng thú của Câu hỏi tổng hợp (hãy tìm ra biện pháp..., hãy rút ra
học sinh đối với nội dung học tập kết luận...). Câu hỏi đánh giá (Hãy đánh giá..., hãy chỉ
Kỹ năng đặt câu hỏi trong dạy học được hiểu là ra giá trị...). Ngoài ra, để tạo nên không khí thân thiện
cách giáo viên điều khiển một giờ học bằng những gần gũi, thể hiện sự quan tâm đến học sinh, giáo viên
câu hỏi nhằm mang lại không khí tích cực, giúp có thể sử dụng những câu hỏi như “Các em có hiểu
người học tiếp nhận các tri thức một cách chủ động không? Có gì còn thắc mắc không”...
và hiệu quả. Kỹ năng đặt câu hỏi phản ánh năng lực Khi chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho giờ dạy, giáo
của giáo viên trong việc làm chủ bài giảng và dẫn viên cần có sự hiểu biết về đối tượng người học.
dắt học sinh. Với câu hỏi tốt từ giáo viên, học sinh Cùng một nội dung kiến thức cần truyền đạt nhưng
được hỗ trợ để phát triển tư duy và hiểu biết. Câu với mỗi đối tượng người học nên có một hệ thống
hỏi tốt còn thúc đẩy cuộc thảo luận, giúp học sinh câu hỏi phù hợp với tâm sinh lý, nhu cầu và khả
có thể hiểu biết nhiều hơn, chủ động hơn. Kỹ năng năng tiếp thu của họ. Các chuyên gia thường khẳng
đặt câu hỏi của giáo viên càng tốt thì mức độ tham định những câu hỏi mở có khả năng kích thích tư
gia vào bài học của học sinh càng cao, học sinh sẽ duy bậc cao của người học hơn so với câu hỏi đóng
học tập tích cực hơn và được kích thích tư duy và khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng các
nhiều hơn trong quá trình học tập. Về phía giáo dạng câu hỏi mở. Tuy nhiên, trong thực tế không
viên, câu hỏi tốt cũng có thể giúp họ khám phá ra phải khi nào câu hỏi mở cũng là sự lựa chọn tối ưu.
những quan niệm sai lầm, cung cấp dữ liệu để đánh Trong dạy học, câu hỏi hiệu quả chính là câu hỏi
giá, cải thiện việc dạy và học trong tương lai. Đặt phù hợp với đối tượng người học và mục đích của
câu hỏi là một trong những kỹ năng hết sức hữu ích việc hỏi. Nắm được nhu cầu và trình độ của người
mà giáo viên cần phát triển để giao tiếp hiệu quả học, giáo viên sẽ chuẩn bị được hệ thống câu hỏi
trong dạy học. vừa sức - nghĩa là nằm trong giới hạn của khả năng
Để có hệ thống câu hỏi tốt cho giờ giảng, giáo tri giác thông tin, ngôn ngữ, năng lực tư duy, tưởng
viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vận dụng mô hình tượng và khả năng diễn đạt của học sinh. Câu hỏi

tapchinckhcd@dhcd.edu.vn 71
KINH NGHIỆM - THỰC TIỄN

của giáo viên không nên quá khó kiểu đánh đố này cũng giúp giáo viên phân hóa nội dung,
nhưng cũng nên không quá dễ. Câu hỏi cần khiến độ“khó”của câu hỏi đến từng đối tượng học sinh,
học sinh phải suy nghĩ và nỗ lực nhất định mới có giúp người được chỉ định có thể trả lời được. Như
thể tìm ra câu trả lời. Có như vậy mới kích thích thế, học sinh sẽ tự tin với bản thân hơn và tương tác
được tư duy của người học. Đối với các câu hỏi yêu tốt hơn với người dạy.
cầu học sinh trả lời về kiến thức mới thì những kiến Một số nhà giáo dục đã ước tính là một giáo viên
thức đó phải có mối liên hệ với những kiến thức cũ điển hình hỏi khoảng từ 30 đến 120 câu hỏi trong
mà học sinh đã được học hoặc tiếp thu được từ thực một giờ, hay khoảng 15 triệu câu hỏi trong toàn bộ
tế cuộc sống. Câu hỏi phải hướng đến số đông, phải sự nghiệp giáo dục (Sadker & Sadker, 2006). Vì thế,
gây được phản ứng ở nhiều học sinh - ai cũng cảm nắm được kỹ năng đặt câu hỏi chính nắm được
thấy mình có trách nhiệm trả lời và phải suy nghĩ. công cụ thiết yếu để giáo viên thực hiện công việc
Như vậy, hệ thống câu hỏi mới có thể phát huy tính giảng dạy của mình đạt hiệu quả cao hơn.
tích cực của người học và tạo được không khí học 4. Kỹ năng phản hồi và tiếp nhận phản hồi từ
tập sôi nổi. Về quy cách, câu hỏi tốt là câu hỏi rõ người học
ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Mỗi câu hỏi chỉ nên tập Theo mô hình cửa sổ Johary, phản hồi “là xu
trung hỏi về một vấn đề nào đó không nên cùng lúc hướng mà người khác sẵn sàng chia sẻ những suy
ôm đồm nhiều nội dung. nghĩ và đánh giá của họ về chúng ta” (Thái Trí Dũng,
Bên cạnh việc chuẩn bị nói trên, kỹ năng đặt câu Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh
hỏi còn nằm ở cách thức tổ chức hoạt động hỏi - doanh, tr.52). Cơ chế phản hồi trong giao tiếp có vai
đáp của giáo viên trên lớp. Giáo viên nên áp dụng trò quan trọng trong quá trình tự nhận thức của
quy trình: Giáo viên hỏi - Học sinh trả lời - Giáo viên mỗi cá nhân. Khi tiếp nhận phản hồi từ người khác,
nhận xét, đánh giá. Giáo viên không nên chỉ định cá nhân có cơ hội khám phá những phẩm chất,
học sinh trả lời trước khi nêu câu hỏi. Vì làm như vậy năng lực hay thông tin có liên quan về bản thân
sẽ khiến người được chỉ định bị động, lúng túng, mình. Nhờ đó, mỗi người sẽ hiểu về mình đầy đủ và
không có thời gian suy nghĩ nên câu trả lời sẽ khó sâu sắc hơn. Đồng thời, thông qua phản hồi, mọi
đầy đủ chính xác. Mặt khác, nó sẽ khiến những học người hiểu nhau hơn, tăng thêm khả năng tham gia
sinh còn lại sao nhãng vì cho rằng câu hỏi đó không tập thể, duy trì liên hệ công việc tốt hơn. Tuy nhiên,
dành cho mình. Sau khi nêu câu hỏi, giáo viên cần phản hồi như thế nào cho đúng cách, khiến người
chờ đợi sự suy nghĩ và hồi đáp của học sinh. Theo nhận cảm thấy “tâm phục, khẩu phục” cũng như
các chuyên gia, thời gian chờ đợi phù hợp là 3 giây. tiếp nhận phản hồi ra sao cho hiệu quả lại là một kỹ
Vì với 3 giây - “Học sinh sẽ có khuynh hướng đưa ra năng cần phải được rèn luyện.
những câu trả lời dài hơn; sẽ có nhiều học sinh Kỹ năng phản hồi
tham gia, đặt câu hỏi và xung phong trả lời; những Trong dạy học, phản hồi là một công cụ quan
nhận xét của học sinh có nội dung liên quan đến trọng của giáo viên giúp học sinh học tập hiệu quả.
phân tích, tổng hợp, và suy luận có chiều hướng Thông qua phản hồi, giáo viên chỉ ra cho học sinh
tăng lên; và học sinh nhìn chung sẽ tự tin hơn vào biết mức độ làm chủ khiến thức, kỹ năng và hướng
câu trả lời của mình” (Berliner, 1987; Rowe, 1974; dẫn cách thức giúp họ cải thiện. Thực hiện phản hồi
Sadker & Sadker, 2006). là một việc rất tế nhị và khó khăn, đòi hỏi người
Ngoài ra, để tăng hiệu quả tương tác giáo viên giáo viên phải có kinh nghiệm, kỹ năng và nghệ
cũng cần chú ý đến cách thức phát vấn. Một số giáo thuật sư phạm.
viên thường nêu câu hỏi rồi kêu gọi tinh thần xung Để đưa ý kiến phản hồi hiệu quả đối với học
phong của học sinh (“ai biết, giơ tay”). Họ cho rằng sinh, giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
như vậy sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của học Thứ nhất, giáo viên cần chú ý đến sự tự trọng
sinh. Tuy nhiên, đây là cách làm không mấy hiệu của học sinh, giúp họ nhìn nhận ý kiến phản hồi
quả. Vì sẽ chỉ có một bộ phận học sinh động não, như là một hình thức khuyến khích để họ học tập
làm việc còn đa số các học sinh khác sẽ ỷ lại, dẫn tốt hơn chứ không phải là chê bai hay phán xét họ.
đến việc không hiểu hoặc tiếp nhận kiến thức thụ Thứ hai, giáo viên cần chọn thời điểm và hoàn
động. Để tránh tình trạng này, giáo viên nên sử cảnh thích hợp để nêu ý kiến phản hồi. Với những
dụng cách phát vấn: nêu câu hỏi trước lớp, sau đó phản hồi tiêu cực (phê bình, góp ý, nhắc nhở...)
chỉ định học sinh trả lời. Cách này yêu cầu tất cả học nên trao đổi riêng với từng cá nhân để tránh cho
sinh phải lắng nghe câu hỏi, phải động não, suy học sinh những cảm xúc không tốt như xấu hổ,
nghĩ. Lớp học có vẻ “trầm” nhưng thực ra tất cả học mất thể diện...
sinh đang phải tích cực suy nghĩ. Ngoài ra, cách làm Thứ ba, giáo viên nên kiểm tra xem học sinh có

72 Taåp chñ Nghiïn cûáu khoa hoåc cöng àoaân


Söë 26 thaáng 5/2022
KINH NGHIỆM - THỰC TIỄN

hiểu ý kiến phản hồi của mình không. Nếu thích chính những người học. Việc tiếp nhận ý kiến phản
hợp, có thể yêu cầu học sinh nhắc lại - điều này sẽ hồi sẽ giúp giáo viên có cơ hội tự nhìn nhận lại quá
giúp họ nhìn nhận và ghi nhớ tốt hơn. trình dạy học của mình, thấy được mặt mạnh, mặt
Thứ tư, hãy trung thực và khéo léo: học sinh sẽ yếu để điều chỉnh dung lượng kiến thức cũng như
khó chấp nhận sự phản hồi hoàn toàn tiêu cực từ phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
giáo viên. Nếu bị phê bình dồn dập, họ có thể cảm Tuy nhiên, đối với mọi người nói chung và giáo
thấy bị tổn thương, bị “vùi dập” và sẽ không hợp viên nói riêng, việc tiếp nhận phản hồi - đặc biệt là
tác. Mặt khác, học sinh cũng có khuynh hướng những phản hồi tiêu cực hay trái chiều không bao
không thích những lời bình luận hoàn toàn tích cực, giờ là dễ dàng. Do bị chi phối bởi tâm lý “tự vệ”, tâm
chỉ khen ngợi, động viên chung chung... Vì vậy, giáo lý của “người làm thầy” nên một số giáo viên có
viên cần phải có sự khéo léo. Trong các phản hồi, phản ứng tiêu cực trước những nhận xét hay góp ý
giáo viên không chỉ tập trung vào những điểm yếu từ học sinh. Họ kiên quyết phản đối ý kiến của học
của học sinh mà còn phải giúp họ nhận ra điểm sinh; tìm mọi cách để bảo vệ quan điểm của mình,
mạnh của bản thân. Điều này sẽ khiến cho họ cảm tỏ thái độ căng thẳng thậm chí là trù dập với người
nhận được sự quan tâm và công bằng của giáo viên, nêu ý kiến... Cũng có khi họ im lặng, không tỏ thái
tạo động lực và thúc đẩy họ cải thiện bản thân. Khi độ phản đối nhưng “nghe xong để đấy” và không
nêu ý kiến phản hồi, giáo viên nên bắt đầu từ việc có ý định thay đổi cách nghĩ, cách làm của mình...
ghi nhận điểm tích cực sau đó đến điểm tiêu cực và Những phản ứng tiêu cực như thế của giáo viên sẽ
kết thúc bằng một ý kiến tích cực khác. khiến học sinh cảm thấy e sợ hoặc bị coi thường và
Thứ năm, hãy cụ thể, chi tiết: để học sinh đạt giáo viên cũng rất khó điều chỉnh, phát triển kỹ
được kết quả học tập hay rèn luyện như mong năng nghề nghiệp của bản thân.
muốn, phản hồi của giáo viên phải cụ thể: chỉ ra chỗ Tiếp nhận phản hồi một cách cởi mở, bình tĩnh
sai hoặc những vấn đề còn thiếu sót và gợi ý cách và tích cực là cách tốt nhất để giáo viên thay đổi và
khắc phục, sửa chữa hay hướng giải quyết vấn đề. hoàn thiện bản thân. Điều quan trọng nhất là giáo
Những nhận xét chung chung như “làm tốt”, “làm viên phải có thái độ quan tâm, tôn trọng và cầu thị
chưa tốt”, “cần cố gắng”, “cần phát huy” là những để học sinh cảm thấy an toàn và thoải mái khi thực
phản hồi không hiệu quả. hiện việc nêu ý kiến phản hồi. Trước tiên, giáo viên
Thứ sáu, hành động chứ không phải con người hãy tập tập trung lắng nghe các ý kiến phản hồi từ
đó: khi giáo viên cần nêu ý kiến phản hồi tiêu cực người học. Hãy đặt mình vào vị trí của người học để
thì hãy chỉ nên tập trung vào hành vi của học sinh thấu cảm những tâm tư nguyện vọng của học sinh
chứ không phải là điều giáo viên cảm nhận về con khi nêu các ý kiến phản hồi đó. Thay vì né tránh và
người họ. phủ nhận giáo viên hãy phân tích, đánh giá ý kiến
Thứ bảy, nên ngắn gọn: Không nên nêu quá đó. Hãy tự hỏi: Sự phản hồi của học sinh có đúng
nhiều ý kiến phản hồi trong một thời điểm. Hãy cân không? Vì sao họ lại có suy nghĩ, cảm nhận hay
nhắc và chỉ trao đổi những gì thật cần thiết và bổ đánh giá như vậy?... Giáo viên cũng nên kiểm
ích nhất cho người học. chứng lại ý kiến phản hồi đó thông qua những học
Cuối cùng, việc học sinh có sẵn sàng tiếp thu và sinh khác để có sự nhìn nhận đúng đắn, khách
cải thiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách quan hơn.
thức nêu ý kiến phản hồi của giáo viên. Do vậy Trong trường hợp ý kiến phản hồi của học sinh
trong quá trình phản hồi giáo viên nên có thái độ là đúng, giáo viên hãy biểu lộ sự đồng tình tiếp
chân thành, cởi mở. Sự chân thành nói lên mối quan nhận một cách thẳng thắn, chân thành. Nếu ý kiến
tâm, tôn trọng của giáo viên đối với người nhận góp ý là những vấn đề đơn giản và có thể nhanh
phản hồi. Nên tránh dùng những từ nặng nề, có ý chóng xử lý (Ví dụ: học sinh nêu ý kiến về âm lượng
nghĩa phê phán, chỉ trích và đặc biệt chú ý đến hay tốc độ nói của giáo viên...) giáo viên hãy tiếp
giọng nói. Âm sắc trong giọng nói truyền tải tầm thu và sửa chữa kịp thời. Còn với những ý kiến phản
quan trọng của vấn đề và cảm xúc của giáo viên. hồi có hàm ý đến những vấn đề lớn hơn (Ví dụ như
Giọng nói cáu kỉnh, thất vọng sẽ dễ chuyển phản phong cách giảng bài, cách tổ chức giờ giảng hay
hồi tích cực, có tính chất xây dựng thành phê phán, phương pháp dạy học...) giáo viên cần xem xét và
tiêu cực. có kế hoạch để khắc phục. Trường hợp ý kiến phản
Kỹ năng tiếp nhận phản hồi từ người học hồi của học sinh không đúng hay chỉ đúng một
Không chỉ có kỹ năng phản hồi để nhận xét, phần, giáo viên không nên vội vàng phê phán hay
đánh giá hay hướng dẫn, chỉ bảo học sinh, giáo viên bác bỏ. Hãy kiên nhẫn lắng nghe và giải thích tường
còn cần phải có kỹ năng tiếp nhận phản hồi từ tận giúp họ hiểu chính xác vấn đề. Thái độ mềm

tapchinckhcd@dhcd.edu.vn 73
KINH NGHIỆM - THỰC TIỄN

mỏng, tôn trọng của giáo viên sẽ khiến học sinh tin giảng và người thầy thực sự cũng là một người trò”.
tưởng, có cảm hứng và niềm tin để tiếp tục nêu Việc lắng nghe, học hỏi và điều chỉnh bản thân từ
những ý kiến phản hồi khác. những phản hồi của người học chính là yếu tố căn
Trên đây là một số kỹ năng giao tiếp cần thiết và bản góp phần hoàn thiện phong cách và kỹ năng

—————
quan trọng đối với người giáo viên khi thực hiện dạy học của mỗi người giáo viên. ❑
công việc giảng dạy. Kỹ năng đặt câu hỏi phù hợp,
sáng tạo là công cụ sắc bén có thể khiến giáo viên Tài liệu tham khảo
từ một nhà thuyết giảng độc đoán thành người dẫn 1. Thái Trí Dũng (2003), Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh
dắt, gợi mở và kích thích học sinh tư duy, tìm tòi và doanh, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
khám phá tri thức mới. Bằng kỹ năng lắng nghe chủ 2. GS. Mai Hữu Khuê - Chủ biên(1997), Kỹ năng giao tiếp trong hành
động, giáo viên sẽ hiểu hơn về học sinh cả về năng chính, Nxb Lao động, Hà Nội.
lực, trình độ, tâm tư... từ đó lựa chọn nội dung và 3. Lê Phước Lộc (2005), Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học,
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.
phương pháp giảng dạy phù hợp. Quan trọng hơn
4. Nguyễn Văn Lũy - Lê Quang Sơn (2014), Giáo trình giao tiếp sư phạm,
cả là khi biết lắng nghe, giáo viên sẽ có được sự tin Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
tưởng của học sinh. Học sinh sẽ mong muốn lắng 5. Thu Nhi - Biên dịch (2003), Nghệ thuật lắng nghe để giải quyết xung
nghe những phản hồi từ thầy cô đồng thời họ cũng đột, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
cảm thấy an toàn, thoải mái khi chia sẻ hay nêu ý 6. Sổ tay phương pháp hành chính sư phạm (2000), Nxb Thống kê,
kiến phản hồi với giáo viên. Elbert Hubbard nói Hà Nội.
rằng “Người thầy là người rút ra nhiều nhất từ bài 7. https://www.tudiendanhngon.vn.

CôNG TáC TUYêN TRUYềN, PHổ bIẾN... mẽ, có hiệu quả để tập hợp được các chuyên gia lớn,
các học giả có uy tín, cùng với các nhà hoạt động xã
(Tiếp theo trang 58)
hội, các nhà hoạt động thực tiễn tham gia phối hợp
nghiên cứu, để đưa ra những đề xuất, khuyến nghị
Phải nắm bắt những đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần
và những tư vấn cho hoạch định chính sách, cho tổ
tuyên truyền, phổ biến cho công nhân, lao động để
chức hoạt động công đoàn trong lĩnh vực pháp luật,
lựa chọn, sử dụng các nội dung, phương pháp tuyên
nhất là trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật... Có
truyền, phổ biến cho phù hợp.
như vậy mới tạo ra những bước phát triển có tính
- Trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật
đột phá trong lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến, tổ
còn phải nói tới một phương diện rất quan trọng
chức thực hiện pháp luật và trong chăm lo bảo vệ
khác là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân,
để tìm ra những giải pháp gắn giữa lý luận về công
lao động trong các loại hình doanh nghiệp. ❑
nhân, công đoàn với các chính sách pháp luật, làm rõ
————
cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn đề xuất xây dựng,
hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến
Tài liệu tham khảo
quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, lao động trong
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam
các loại hình doanh nghiệp và tìm ra lời giải làm thế
nào để truyền tải các chính sách, pháp luật đến với năm 2020, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.25.
công nhân, lao động? làm thế nào để các chính sách 2. Nguyễn Trọng Điều, Nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ cán
pháp luật được thực hiện nghiêm. Đẩy mạnh công bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, Tạp chí Cộng sản số 18,
tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, để cung tháng 6/2003.
cấp cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ dẫn, tổ chức hoạt 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000.
động công đoàn trong lĩnh vực pháp luật nói chung, 4. Dương Văn Sao, Chử Văn Thịnh (2004), Tổ chức và hoạt động công
lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói riêng đoàn trong tình hình mới, Nxb Lao động.
thì không thể có một bước tiến căn bản nào trong 5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Công nhân và công đoàn
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận (2010), Giai cấp công nhân Việt Nam - hiện tại và xu hướng phát triển,
động công nhân, lao động sống, làm việc theo hiến NXB Lao động, Hà Nội.
pháp, pháp luật, mà thậm chí còn có thể dẫn tới sự 6. Trường Đại học Công đoàn (2004), Một số vấn đề đào tạo, bồi dưỡng
trì trệ, kém hiệu quả. cán bộ công đoàn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Công đoàn cần chủ động và đổi mới hoạt động Nxb Lao động.
trong lĩnh vực có tầm chiến lược, giải pháp mạnh 7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.II, tr.30.

74 Taåp chñ Nghiïn cûáu khoa hoåc cöng àoaân


Söë 26 thaáng 5/2022

You might also like