You are on page 1of 4

CÂU HỎI TRÁC NGHIỆM ÔN TẬP KT HỌC KÌ II – KHỐI 10

Câu 1: Trong xã hội nước Anh trước cách mạng, mâu thuần cơ bản nào mới xã hội
A. Giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ
B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ
C. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới
D. Giữa quý tộc mới với tư sản
Câu 2: Mâu thuẫn trong xã hội nước Anh trước khi cách mạng bùng nô là mâu thuẫn giữa:
A. các thế lực quý tộc phong kiến với nông dân.
B. tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động.
C. quý tộc mới và quỹ tộc cũ.
D. các thế lực phong kiến và nhân dân.
Câu 3: Cuộc Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao năm 1649 vì:
A. Đã xử tử vua Sác-lơ I, nền cộng hòa được thiệt lập ở Anh
B. Quốc hội tiễn hành chính biến, thiệt lập chế độ quân chủ lập hiến Ở Anh
C. Nền độc tài được thiết lập ở Anh.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có điểm gì nổi bật?
A. Nông nghiệp lạc hậu, manh mún
B. Nông nghiệp kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh
C. Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào nông nghiệp
D. Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp
Câu 5: Kết cục cuối cùng của Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
A. Quốc hội tiến hành chính biến.
B. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.
C. nên cộng hoà được thiết lập ở Anh.
D. Crôm-oen phải tự sát.
Câu 6: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ
A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè
B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức
C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập
D. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh, chính phủ Anh phong tỏa cảng và điều
quân chiếm đóng
Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất
B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài
C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc
Câu 8: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?
A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh
B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát
C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa
D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc
Câu 9: Trước khi người Anh di cư đến vùng Bắc Mĩ, đây là vùng đất
A. Chưa có người cư trú
B. Của thổ dân da đỏ
C. Có người da đen cư trú
D. Có những tộc người da trắng cư trú
Câu 10: Ý nào không đúng về thành phần của tầng lớp đại tư sản tài chính ở Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Chủ ngân hàng
B. Chủ thuyền buôn
C. Tư sản công nghiệp lớn
D. Tư sản công thương
Câu 11: Ngục Ba-xti là biểu tượng của chế độ nào ở Pháp?
A. Chế độ phong kiến và Giáo hội.
B. Chế độ phong kiến chuyên chế.
C. Chế độ cộng hòa.
D. Chế độ nhà tù ở Pháp.
Câu 12: Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
A. Quân chủ lập hiến
B. Phong kiến phân tán
C. Quân chủ chuyên chế
D. Tiền phong kiến
Câu 13: Ngày 2 – 6 – 1793 đánh dấu sự kiện
A. Vua Lui XVI bị xử tử
B. Cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao
C. Phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng
D. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa
Câu 14: Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ
phong kiến, dọn đường cho:
A. cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. 
B. cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.
C. nước Pháp phát triển.
D. tất cả đều đúng.
Câu 15: Khẩu hiệu nổi tiếng: "Tự do - Bình đắng - Bác ái" ở Pháp được thông qua trong văn kiện nào?
A. Hiến pháp 1791.
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyên.
C. Tuyên ngôn Độc lập.
D. Hiến pháp 1793.
Câu 16: Trong Cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, lực lượng nào đóng vai trò quyết định đưa cách
mạng đến thành công?
A. Lực lượng công nhân.
B. Lực lượng nông dân.
C. Lực lượng tư sản
D. Lực lượng quân chúng nhân dân.
Câu 17: Đối tượng của Cách mạng tư sản 1789 ở Pháp là:
A. chế độ quân chủ lập hiến.
B. chế độ phong kiến chuyên chế.
C. phái Gi-rông-đanh.
D. Giáo hội và nhà thờ.
Câu 18: Trong Cách mạng tư sản Pháp, phái Gi-rông-đanh đại diện cho thành phần nào? .
A. Quần chúng nhân dân lao động. 
B. Quân chủ lập hiến.
C. Tư sản công thương.
D. Tư sản công nghiệp.
Câu 19: Cách mạng tư sản Pháp thế ki XVIII phát triển theo đường đi lên, mà đỉnh cao là:
A. nền chuyên chính dân chủ Gi-rông-đanh.
B. nền cộng hòa lập hiến.
C. nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
D. nền cộng hoà Gi-rông-đanh.
Câu 20: Một trong những điểm tích cực của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là ở Pháp là:
A. thừa nhận quyền tự do bình đẳng, quyền được an toàn, quyền chống áp bức.... của nhân dân.
B. thừa nhận chế độ tư hữu.
C. bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
D. chống đặc quyền của chế độ phong kiến.
Câu 21: Năm 1784, Giêm Oát đã
A. Sáng chế ra máy kéo sợi Gienni
B. Phát minh ra máy hơi nước
C. Chế tạo thành công đầu máy xe lửa
D. Xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên
Câu 22: Cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự hình thành các giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là
A. Tư sản và vô sản
B. Tư sản và tiểu tư sản
C. Tư sản và quý tộc mới
D. Tư sản công nghiệp và thương nghiệp
Câu 23: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là:
A. tư bản, nhân công.
B. vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.
C. tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
D. tư bản và các thiết bị máy móc.
Câu 24: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?
A. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII.
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII.
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVII.
D. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ XVIII.
Câu 25: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp
mới và thành thị đông dân xuất hiện. Đó là:
A. thành tựu của cách mạng công nghiệp.
B. kết quả của cách mạng công nghiệp.
C. hệ quả của cách mạng công nghiệp.
D. tính chất của cách mạng công nghiệp.
Câu 26: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa
thế kỉ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
Câu 27: Kết quả lớn nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là
A. Tốc độ sản xuất tăng vượt bậc
B. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”
C. Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại đầu tiên trên thế giới
D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở nước Anh
Câu 28: Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là
A. Lao động  bằng tay được thay thế dần bằng máy móc
B. Tốc độ sản xuất và năng suất lãnh đạo tăng vượt bậc
C. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa
D. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”
Câu 29: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ khi nào?
A. Từ đầu thế kỉ XVII
B. Từ giữa thế kỉ XVII
C. Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII
D. Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII
Câu 30: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành nào?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp dệt
C. Chế tạo máy móc
D. Luyện kim

You might also like