You are on page 1of 37

NHẬN ĐỊNH

1. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền.
Nhận định Sai
(x) Quỹ BVMT là hình thức trả tiền theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Sai. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ
môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp
nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ
chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương do Ủy ban Nhân dân các tỉnh,
thành phố thuộc Trung ương thành lập và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường) do Thủ tướng Chính phủ thành lập (sau đây gọi tắt là Quỹ Bảo vệ môi trường).
2. Tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công bố.
CSPL: Khoản 11 Điều 3 Luật BVMT 2020
Không phải mọi tiêu chuẩn môi trường đều do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và
công bố.
Theo qđ tại khoản 11 Điều 3 LBVMT 2020 thì tiêu chuẩn MT đc cơ quan NN có thẩm quyền hoặc tổ chức công
bố theo qđ của PL về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 103 và khoản 4 Điều 104
LBVMT 2020 thì Tiểu chuẩn môi trường cơ sở a/d cho phạm vi quản lí của tổ chức công bố tiêu chuẩn đc ban
hành bởi người đứng đầu cơ sở dựa trên qđ của PL về Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
*Tiêu chuẩn môi trường cơ sở: Tổ chức xây dựng và công bố theo qđ tại khoản 3 Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật 2006. Gồm:
- Tổ chức kinh tế
- Cơ quan nhà nước
- Đơn vị sự nghiệp
- Tổ chức xã hội nghề nghiệp
10. Mọi tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường đều bắt buộc áp dụng. (gthich lại)
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 38 Luật TC&QCKT 2018.
Trong Luật BVMT 2020 ở phần khái niệm, thì:
- Tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện áp dụng
- Còn quy chuẩn mới mang tính bắt buộc áp dụng
“Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện; toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt
buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật”.
Ngoại lệ: có trường hợp bắt buộc: trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc
áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuât. Ngoài ra, các tiêu chuẩn
quốc tế do các quốc gia thỏa thuận trong các Điều ước quốc tế thì trở thành bắt buộc đối với các nước chứ
không phải tự nguyện
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2018 quy định:
“Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế -
xã hội khác”.
11. Tiêu chuẩn môi trường luôn được các tổ chức áp dụng tự nguyện để bảo vệ môi trường.
Nhận định Sai. CSPL: Khoản 1 Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy
phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, khoản 1 Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018. Ngoài ra,
các tiêu chuẩn quốc tế do các quốc gia thỏa thuận trong các Điều ước quốc tế thì trở thành bắt buộc đối với các
nước chứ không phải tự nguyện.
12. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải giống nhau ở tất cả các tỉnh thành.
Nhận định Sai
CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2018
Theo điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2018 thì đối với Quy chuẩn địa
phương sẽ do UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành để áp dụng trong phạm vi
quản lý của địa phương và cho phù hợp với đặc điểm về địa lý khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế – xã
hội của địa phương. Cho nên quy chuẩn kỹ thuật không giống nhau ở các tỉnh thành mà nó phải phụ thuộc vào
từng hình ở từng địa phương.
13. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả nước.
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 3 Điều 34 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2018.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2018, thì quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm
vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó. Do đó,
quy chuẩn kỹ thuật địa phương không có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả nước.
15. Mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ TN và MT ban hành.
Nhận định Sai
CSPL: Điểm a khoản 2, khoản 5 Điều 102 Luật BVMT 2020.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường gồm có 2 loại là:
 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia  Do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương  Do UBND cấp tỉnh ban hành
Đ/v Quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương thì sẽ do UBND cấp tỉnh ban hành.
Giải thích: Bộ TN&MT chỉ có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia. Trong khi quy
chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải của địa phương sẽ do UBND cấp tỉnh ban hành, nếu chất lượng môi
trường xung quanh không bảo đảm duy trì mục tiêu bảo vệ chất lượng môi trường. Như vậy, không phải mọi
quy chuẩn kỹ thuật môi trường đều do Bộ TN&MT ban hành.
18. Bộ TNMT là cơ quan có thẩm quyền ban hành QCKTMT và TCMT
Nhận định sai.
Điều 104 LBVMT
TCMT do Bộ Khoa học và công nghệ có thẩm quyền ban hành
19. Mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn MT do Bộ KHCN thẩm định
Nhận định sai.
Điều 102,104 LBVMT thì Bộ KHCN thẩm định TCMT và QCKTMT quốc gia
20. Trong mọi trường hợp khi tiến hành xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT phải ưu tiên áp dụng quy
chuẩn địa phương trước khi áp dụng QCVN
Nhận định sai.
Khoản 1 điều 7 Nghị định 45/2022
5. Báo cáo tổng quan hiện trạng môi trường quốc gia và báo cáo ĐTM đều do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền lập.
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 31, Điều 120 Luật BVMT 2020.
Theo đó báo cáo tổng quan hiện trạng môi trường quốc gia do bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm lập
báo cáo còn Báo cáo ĐTM (Báo cáo đánh giá tác động môi trường) không do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền lập, mà do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Kết
quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mỗi dự án đầu tư
lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó không phải tất cả đều do CQNN có thẩm quyền lập
6. Mọi báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định
hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Nhận định Sai
CSPL: khoản 3 Điều 34, Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án đầu tư thuộc các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định chứ không có trường hợp nào Tổ chức dịch vụ thẩm định được thẩm
định quy định tại Điều 35. Theo quy định khoản 3 Điều 34 việc thẩm định thực hiện thông qua hội đồng thẩm
định do cơ quan thẩm định quyết định thành lập. Do đó báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư không được thẩm
định thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định mà thông qua hội đồng thẩm định
7. Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức
dịch vụ thẩm định.
Nhận định Sai
CSPL: Điều 35 Luật BVMT 2020
Theo quy định tại Điều 35 Luật BVMT 2020, thì thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM bao gồm: Bộ Tài nguyên
& Môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an và UBND cấp tỉnh. Từ đó, có thể thấy tổ
chức dịch vụ không có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM.
8. Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều đc thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định.
Nhận định sai. CSPL:
- Khoản 2, khoản 3 Điều 34 Luật BVMT 2020 thì đ/v báo cáo ĐTM thì bắt buộc phải thành lập hội đồng thẩm
định có ít nhất là 7 người để thẩm định báo cáo ĐTM.
- Khoản 4 Điều 26 Luật BVMT thì đ/v báo cáo ĐMC thì không bắt buộc thành lập hội đồng thẩm định.
17. Mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động.
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 30 Luật BVMT 2020, Khoản 1 Điều 31 Luật BVMT 2020
Những đối tượng thuộc khoản 1 điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì mới phải tiến hành thực hiện đánh giá
tác động môi trường. Theo khoản 2 Điều 30 thì những đối tượng này nếu thuộc trường hợp thục hiện dự án đầu
tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì không cần phải thực hiện đánh giá tác động
môi trường (ĐTM). Do đó không phải mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành đánh giá tác động môi trường
(ĐTM). Ngoài ra, ĐTM phải được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài
liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
18. Chủ dự án có thể tự lập báo cáo ĐTM.
Nhận định đúng.
CSPL: Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Chủ dự án đầu tư có thể thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả
thực hiện đánh giá tác động môi trường.
(Tuy nhiên, điều khoản này chỉ áp dụng cho các đối tượng thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 30
Luật này.)
18. Hoạt động ĐTM kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo
cáo ĐTM.
Nhận định sai.
CSPL: điểm a khoản 4 Điều 37 Luật BVMT 2020
Theo đó trường hợp sau khi báo cáo ĐTM đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nếu như trong quá trình
chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành mà dự án có sự thay đổi về tăng quy mô, công
suất, thay đổi công nghệ sản xuất hoặc làm thay đổi đáng kể làm tăng tác độn xấu đến môi trường thì chủ dự án
phải thực hiện lại ĐTM
19. Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là thực hiện đánh giá tác động môi trường
(ĐTM)
Nhận đinh sai.
CSPL: khoản 2 Điều 31 Luật BVMT 2020
Theo đó kết quả của đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường
hay nói cách khác kết quả của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng 1 báo cáo đánh
giá tác động môi trường
20. Tất cả các báo cáo ĐTM đều có thể thẩm định thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức
có liên quan.
Nhận định Sai. CSPL: khoản 3 Điều 34 Luật BVMT 2020.
Việc thẩm định báo cáo ĐTM này theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật BVMT 2020 thì chỉ được thực hiện
thông qua hình thức là thành lập Hội đồng thẩm định mà thôi
(x) 21. Cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM đồng thời là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM
sau khi được thẩm định
Nhận định sai cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM là hội đồng thẩm định hoặc tổ chức thẩm định còn cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM là cơ quan đã thành lập ra tổ chức thẩm định hay tổ chức thẩm định
CSPL: Điểm a khoản 3 điều 34 LBVMT 2020
(x). UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động MT của các
dự án đầu tư trên địa bàn.
Sai. Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh mà thuộc khoản 1 2 Điều 35 LBVMT 2020 thì bộ tài nguyên và môi
trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động MT của các dự án đầu tư trên địa bàn
15. Tất cả các dự án do cơ quan Nhà nước thực hiện đều phải đánh giá môi trường chiến lược.
Nhận định Sai. CSPL: khoản 1 Điều 25 Luật BVMT năm 2020.
Đối với những đối tượng quy định tại Điều 25 Luật BVMT 2020 thì ta mới phải đánh giá môi trường chiến
lược. Cụ thể, chỉ những đối tượng sau đây mới phải đánh giá môi trường chiến lược: các chiến lược và các quy
hoạch do CQNN thực hiện.
Còn các dự án do CQNN thực hiện mà không thuộc đối tượng quy định tại điều 25 thì không phải đánh giá môi
trường chiến lược, nhưng phải thực hiện nghĩa vụ là đánh giá tác động môi trường.
16. ĐMC được thực hiện sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
Nhận định Sai CSPL: Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: “Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng
chiến lược, quy hoạch quy định tại Điều 25 của Luật này có trách nhiệm đánh giá môi trường chiến lược đồng
thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch đó”. Như vậy, ĐMC được thực hiện đồng thời với quá trình
xây dựng chiến lược, quy hoạch.
17. UBND xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền mà chủ đầu tư bắt buộc phải tiến hành tham vấn đối
với các dự án trên địa bàn.
Đối tượng mà chủ đầu tư bắt buộc phải tiến hành tham vấn đối với các dự án trên địa bàn là: cộng đồng dân cư,
cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.
CSPL: K1 Điều 33 LBVMT 2020
20. Tất cả các dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi
trường phải được xử lý đều thuộc đối tượng bắt buộc phải có giấy phép môi trường.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 39.
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử
lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành
chính thức thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. Tuy nhiên nếu các dự án trên thuộc trường hợp dự án
đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn cấp giấy phép môi trường.
21. Thời hạn giấy phép môi trường của các dự án đầu tư nhóm I luôn bắt buộc phải có thời hạn là 07
năm.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 4 Điều 40 Luật BVMT
Thời hạn cấp giấy phép môi trường của các dự án đầu tư nhóm I có thời hạn 7 năm tuy nhiên thời hạn của giấy
phép có thể ngắn hơn khi chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất kinh
doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có đề nghị. Như vậy, giấy phép môi trường của các dự án đầu tư
nhóm I không bắt buộc phải có thời hạn 7 năm
22. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 41
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường không chỉ thuộc vệ bộ TNMT mà còn thuộc về bộ QP, bộ CA
23. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho cơ sở thực hiện
dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
SAI. Khoản 1 Điều 39
27. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho cơ sở thực hiện
dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Nhận định sai. Chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
nguy hại trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 41 Luật BVMT 2020.
28. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho hộ gia đình cá nhân hoạt động
trên địa bàn khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền.
Nhận định sai. UBND cấp xã không thuộc trường hợp được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều
41 Luật BVMT 2020, bên cạnh đó UBND cấp xã có trách nhiệm theo khoản 7 Điều 49 Luật BVMT 2020 chứ
không có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.
CSPL: Điều 41, khoản 7 Điều 49 Luật BVMT 2020.
29. Thời điểm cấp giấy phép môi trường được thực hiện trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý
chất thải.
Nhận định sai. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 42 Luật BVMT dẫn chiếu đến điểm c Khoản 2 Điều 42 luật này thì
đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất
thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp
tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử
lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm.
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 42 Luật BVMT
30. Thời hạn cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh không được ngắn hơn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Nhận định sai. UBND cấp huyện có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn 30 ngày kể từ
ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
CSPL: điểm c khoản 4 Điều 43
31. Giấy phép môi trường chỉ bị thu hồi khi giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.
Nhận định sai. Ngoài ra giấy phép môi trường bị thu hồi trong trường hợp giấy phép cấp không đúng thẩm
quyền.
CSPL: khoản 5, Điều 44
32. Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường là đối tượng
bắt buộc phải đăng ký môi trường.
Nhận định sai. Nếu dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường
thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 49 thì được miễn đăng ký môi trường.
CSPL: khoản 2 Điều 49
35. Chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ bắt buộc phải công khai giấy phép môi
trường.
Nhận định sai. Chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ bắt buộc phải công khai giấy phép
môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
CSPL: điểm đ khoản 2 Điều 47
8. Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu
Nhận định sai. CSPL: khoản 6 Điều 6 và khoản 2 Điều 71 Luật BVMT 2020
Theo đó pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải còn đối với phế liệu thì tổ chức cá nhân chỉ
được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng được các
yêu cầu về môi trường được quy định tại khoản 2 điều 71. Như vậy pháp luật môi trường VN hiện nay cấm
nhập khẩu chất thải nhưng được nhập khẩu phế liệu nếu đáp ứng được 1 số điều kiên nhất định.
9. Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
Nhận định Sai
CSPL: Điều 83, Điều 84 Luật BVMT 2020.
Theo đó chủ thể được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải nguy hại bao gồm chủ nguồn chất thải nguy hại
có trách nhiệm khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 83
và tổ chức; cá nhân là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có nhiệm vụ xử lý chất thải nguy hại
theo quy định tại Điều 84.
Bên cạnh đó Đối với hoạt động vận chuyển chất thải thì theo quy định chỉ có những đối tượng được phép vận
chuyển chất thải nguy hại quy định tại khoản 4 Điều 83 thì mới được phép vận chuyển. Hoặc đối với hoạt động
xử lý chất thải thì Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 3 Điều
84 thì mới có thể thực hiện hoạt động xử lý chất thải
Vì vậy không phải mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải nguy hại mà chỉ
những tổ chức cá nhân nêu trên mới tham gia vào hoạt động quản lý chất thải.
23. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm.
Nhận định đúng.
Khoản 15 và khoản 18 Điều 3 Luật BVMT 2020.
Trường hợp Chất thải đó đồng thời là chất hóa học thì sẽ đc xem là chất ô nhiễm.
Chất gây ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức
cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Trong trường hợp chất thải được thải ra môi trường là chất thải nguy hại chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây
nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Khi xuất hiện trong môi
trường, hoàn toàn có thể gây ô nhiễm môi trường.
VD: Nước thải từ hoạt động sản xuất thép của nhà máy Formosa chứa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước.
24. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
Nhận định sai
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 72 Luật BVMT
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế và xử lý chất thải. Quản lý chất thải là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động chứ không phải chỉ riêng
hoạt động xử lý chất thải.
25. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tại Bộ Tài nguyên và
Môi trường
Nhận định sai
CSPL: Khoản 1 Điều 83 Luật BVMT 2020, khoản 1 Điều 7 NĐ 38/2015 NĐ-CP.
Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tại cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường cấp tỉnh và ở đây là Sở Tài nguyên và Môi trường chứ không phải Bộ Tài nguyên và Môi trường.
20. Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 15 Điều 3 Luật BVMT 2020.
Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật BVMT 2020 thì chất ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh
học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường. Như vậy chất gây ô
nhiễm không chỉ là những chất hóa học tồn tại dưới dạng đơn chất hay hợp chất mà nó còn có thể là các tác
nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ:
ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm độ rung,...
21. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 12, 13 Điều 3 Luật BVMT 2020.
Hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường vẫn trong giới hạn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường,
tiêu chuẩn môi trường mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên thì vẫn
không bị xem là hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, Theo khoản 13 thì hành vi làm suy giảm về chất lượng môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người, sinh vật và tự nhiên thì được coi là hành vi làm suy thoái môi trường
Vì vậy không phải hành vi nào làm biến đổi chất lượng môi trường cũng đều là hành vi gây ô nhiễm môi trường
25. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại
đều là sự cố môi trường.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 14 Điều 3 Luật BVMT 2020.
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật BVMT 2020, sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Như vậy, nếu
có sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại nhưng
không đến mức ô nhiễm, suy thoái hay biến đổi môi trường, thì sự cố đó không được xem là sự cố môi trường.
26. Chỉ tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục sự cố
Nhận định sai. CSPL: Khoản 2 Điều 165, Khoản 1, 2 Điều 167 Luật BVMT 2020.
Không phải chỉ có những tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khác phục sự cố. Theo
đó những sự cố môi trường còn được khắc phục bởi các chủ thể khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sẽ chịu
trách nhiệm xây dựng, tổ chức lực lượng, phương tiện cũng như huy động lực lượng tham gia ứng phó và khắc
phục sự cố môi trường nhằm khắc phục kịp thời sự cố môi trường xảy ra. Khoản 2 Điều 165, theo đó Chính phủ
cũng có trách nhiệm khác phục sự cố môi trường
ĐÁP ÁN THỨ 2:
CSPL: Điều 122 + Khoản 1 Điều 123 Luật BVMT 2020.
Ngoài các cá nhân, tổ chức gây ra sự cố môi trường đó thì còn có cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm khắc
phục sự cố.
Chủ thể gây ra sự cố môi trường không là căn cứ để xác định cơ quan nào có trách nhiệm khắc phục sự cố, mà
việc xác định sẽ căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố.
Chẳng hạn, đối với sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia, thì Chủ tịch Ủy
ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn mặc dù không phải là người gây ra sự cố môi
trường, nhưng có trách nhiệm ứng phó sự cố theo điểm d khoản 4 Điều 125 Luật BVMT 2020.

26. Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Nhận định sai. CSPL: Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017
Nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân đối với các loại rừng được quy định tại
khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017. Bên cạnh đó khoản 2 Điều 7 quy định các loại rừng do tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu, bao gồm rừng sản xuất là rừng trồng mà do tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư đầu tư, và Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác
theo quy định của pháp luật, như vậy các loại rừng này sẽ không phải thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại
diện chủ sở hữu
27. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 9 Điều 2, Điều 7, 8 Luật Lâm nghiệp 2017
Theo khoản 9 Điều 2 thì Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao
rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng,
tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật, những chủ thể được pháp luật quy định là chủ rừng tại Điều
8
Mặt khác, Chủ sở hữu rừng bao gồm
+ Thứ nhất,Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: Rừng tự nhiên; Rừng
trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển
quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
+ Thứ hai, Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm: Rừng
do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư; Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế
rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy không phải trong mọi trường hợp chủ rừng đều là chủ sở hữu đối với rừng. chú rừng còn là những
người được chủ sở hữu rừng (cụ thể là nhà nước) trao cho quyền sử dụng rừng thông qua hình thức là giao rừng
hoặc là cho thuê rừng.
trong trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng tại
điều 7 khoản 2 thì họ vừa là chủ sở hữu rừng vừa là chủ rừng. Còn các trường hợp còn lại thì Nhà nước là
chủ sở hữu rừng, còn chủ rừng là người được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để
trồng rừng
28. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc
gia. Còn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có vai trò phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch đó
29. Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ
Nhận định sai
CSPL: Khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017.
Không chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ. Mà các chủ thể sau đây cũng được Nhà
nước giao rừng phòng hộ, bao gồm:
- Ban quản lý rừng phòng hộ.
- Đơn vị vũ trang.
- Tổ chức kinh tế.
- Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
- Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
30. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh (XEM
LẠI)
Nhận định sai
CSPL: khoản 9 Điều 2, khoản 7 Điều 8; khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017
Theo Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 thì chủ rừng bao gồm:
“1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
6. Cộng đồng dân cư.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.”
Như vậy, theo khoản 7 Điều 8 tổ chức, cá nhân nước ngoài không thể là chủ rừng trừ trường hợp đối với doanh
nghiệp có muốn đầu tư nước ngoài muốn là chủ rừng, muốn có rừng để sản xuất kinh doanh thì họ phải thuê đất
để trồng rừng sản xuất. mà khoản 9 Điều 2 quy định chủ rừng là tổ chức cá nhân được nhà nước giao rừng, cho
thuê rừng,…. Mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không phải là chủ rừng nên không thể thuộc trường hợp được
nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh tại khoản 3 Điều 16 thì. Như vậy, tổ chức cá nhân nước ngoài
không được nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh như các đối tượng khác.
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 16; khoản 7 Điều 8 LLN 2017
Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc các đối tượng được nhà nước giao rừng theo quy định tại Điều 16
LLN 2017. Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 LLN 2017 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được
Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất. 
Vậy tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ có thể được cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng, không thể được
Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh
31. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà
nước thu hồi rừng.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017.
Không có hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
MÀ chỉ có hình thức giao rừng không thu tiền sử dụng rừng.
Như vậy, chủ rừng sẽ không bao giờ đc sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, mà chủ
rừng chỉ đc sử dụng rừng và hình thức giao rừng không thu tiền sử dụng rừng.
Theo khoản 2 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017, thì chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền
sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng
đối tượng. Ngoài những trường hợp nêu trên, thì chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử
dụng rừng sẽ không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
50. Tất cả các loại rừng đều có thể được giao cho các ban quản lý.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017.
Không phải tất cả các loại rừng đều có thể được giao cho các ban quản lý
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 về giao rừng, rừng đặc dụng giao cho Ban
quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng phòng hộ. Còn rừng sản xuất thì ban
quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có thể được giao nếu rơi vào trường hợp, rừng sản xuất xen kẽ trong
rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ đã giao cho ban quản lý đó. Như vậy, nếu rừng sản xuất không xen kẽ trong
rừng đặc dụng hay rừng phòng hộ thì sẽ không được giao cho ban quản lý, mà sẽ đc giao cho hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức kinh tế họ sẽ trở thành các chủ rừng.
51. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền quyết định đóng, mở cửa rừng trên phạm vi
cả nước.
Sai. Thủ tướng chính phủ mới là người có thẩm quyền quyết định đóng, mở cửa rừng trên phạm vi cả nước
hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
CSPL: Khoản 1 Điều 31 Luật LN 2017
1. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB.
Nhận định sai.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 9 Nghị định 06/2019/NĐ/CP.
Theo đó, pháp luật hiện hành không có quy định cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm
thuộc nhóm IA, IB mà chỉ có quy định cấm khai thác, sử dụng chúng vì mục đích thương mại.
2. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm
IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 29 NĐ 06/2019/NĐ-CP
Theo đó, không phải mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật. Mà pháp luật cho phép chế biến, kinh doanh, quảng
cáo, trưng bày vì mục đích thương mại đối với mẫu vật các loài động vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc
nuôi sinh sản từ thế hệ F2 trở về sau và mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc trồng
cấy nhân tạo theo quy định của Nghị định này.
Vì vậy, trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB
phải đảm bảo điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 29 NĐ 06/2019/NĐ-CP
Như vậy, nếu trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm
IA, IB có nguồn gốc hợp pháp thì vẫn được chế biến, kinh doanh
QĐ2: Khoản 1 Điều 4 NĐ 06: đối với rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IA nghiêm cấm khai
thác, sử dụng cho mục đích thương mại và động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IB thì
hạn chế, khai thác sử dụng vì mục đích thương mại. Nhóm IB không bị cấm tuyệt đối mà sử dụng bằng từ hạn
chế, và được khai thác mục đích NCKH và nhân giống
34. Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có quyền bẫy, bắn ngay
lập tức để tự vệ.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1, 2 Điều 8 NĐ 06/2019/NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và
thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Căn cứ theo Điều 8 quy định về việc xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa
tính mạng, tài sản của con người
“1. Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng
con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng
thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất.
2. Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính mạng con người ở ngoài
các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó”.
Như vậy, khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì phải áp dụng các biện pháp
xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban
nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất. Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng
không có hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động
vật đó.
51. Động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm là tang vật của các vụ vi phạm đều được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đem bán đấu giá.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1, khoản 3 Điều 5; Điều 10 Thông tư 29/2019/TT-BNNVPTNT.
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 29/2019/TT-BNNVPTNT, động vật rừng là tang vật vi phạm
hành chính được Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận và chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập
quyền sở hữu toàn dân. Đồng thời, cơ quan, đơn vị tiếp nhận phải xử lý động vật rừng theo quy định tại Điều
10 Thông tư này với hình thức xử lý ưu tiên là thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên.
61. Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ những giống loài hoang
dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán cây, con vật sống nằm trong danh mục.
- Nhận định sai
- CSPL: Khoản 1 Điều I, Khoản 1 Điều II Công ước CITES
- Theo đó mẫu vật gồm bất kỳ một thực vật hay động vật nào dù sống hay chết. Đồng thời tại Khoản 1 Điều II
Công ước CITES thì việc buôn bán mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để
không tiếp tục đe dọa sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp ngoại lệ. Như
vậy, Công ước CITES bảo vệ những giống loài hoang dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán cây, con
vật dù sống hay chết, miễn sao nó đc gọi là mẫu vật thì sẽ kiểm soát buôn bán.
62. Công ước CITES cấm hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục.
Nhận định sai
CSPL: phụ lục I, II, III; khoản 4 Điều II Công ước CITES.
Công ước không có quy định cấm hoạt động gây nuôi mẫu vật, nhưng phải đăng ký các điều kiện cơ bản. Công
ước chỉ cấm hoạt động mua bán mẫu vật thuộc phụ lục I, II, III. Theo khoản 4 Điều II Công ước CITES
“Những nước thành viên không cho phép buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I, II, III không phù
hợp với những điều khoản của Công ước này.”
1. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Nhận định đúng.Theo đó, tại Điều 4 Luật Thủy sản 2017 có quy định như sau:
Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá
nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định
2. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Nhận định sai.
CSPL: điểm e khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 6 Luật Thủy Sản 2017.
Khai thác thủy sản ven bờ sẽ bị hạn chế thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ vì đây là hình thức khai thác đảm bảo sự
phát triển bền vững. Việc đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng của sản
phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch cũng là một chính sách cho thấy nước ta khuyến khích đánh bắt xa bờ.
3. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017.
Chỉ có tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên mới bắt buộc phải
có Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản.
38. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên
nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 1, Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012, Luật Khoáng sản 2010.
Không phải mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên
nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước. Vì theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012 thì
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật Tài nguyên nước 2012 thì nước dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh
tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
39. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được cơ quan có thẩm quyền
cấp phép xả thải.
Nhận định sai.
Theo Khoản 5 Điều 37 Luật Tài Nguyên nước 2012 thì Tổ chức, cá nhân xả thải với quy mô nhỏ và không chứa
hoá chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Luật Tài nguyên
nước 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 đã bãi bỏ quy định tại Điều 37 này. Theo Điều 73 Luật Tài nguyên nước 2012
sửa đổi, bổ sung 2020, Điều 39 Luật BVMT 2020 thì các chủ thể tại Điều này mới phải có giấy phép môi
trường, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
CSPL: Điều 73 Luật Tài Nguyên nước 2012 sửa đổi, bổ sung 2020; Điều 39 Luật BVMT 2020.
40. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 3 Nghị định 82/2017/NĐ/CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 42/2021/NĐ/CP)
Theo đó, không phải mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải được tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước mà chỉ nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đối với khai thác nước mặt:
+ Khai thác nước mặt để phát điện;
+ Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất phi nông nghiệp bao gồm cả nước làm
mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.
- Đối với khai thác nước dưới đất:
+ Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất phi nông nghiệp bao gồm cả nước
làm mát máy thiết bị tạo hơi gia nhiệt;
+ Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao
su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20m3/ngày đêm trở lên.
52. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải.
Nhận định sai
CSPL: Khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Theo đó, không phải mọi TH nào tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải mà phí bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường;
khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ
môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. 
66. Giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không phải xin phép
trong trường hợp khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học
Sai
Trường hợp khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nhưng ở
các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mực thì vẫn phải tiến hành đăng ký
CSPL: k5 Điều 37 với k1 k2 Điều 44 Luật Tài nguyên Nước 2012
68. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác.
Sai. Các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác khi thuộc các trường hợp
được quy định tại khoản 1 điều 65 Luật Tài nguyên nước 2012
CSPL: Khoản 1 điều 65 Luật tài nguyên nước 2012
69. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên đều phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nhận định sai các trường hợp khai thác sử dụng tài nguyên nước được quy định tại khoản 1 điều 44 Luật tài
nguyên nước thì không phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
CSPL: Khoản 1 điều 44 Luật tài nguyên nước 2012
70. Tổ chức cá nhân khai thác nước dưới đất phục vụ sản xuất phi nông nghiệp không phải nộp tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước
Nhận định sai. Tổ chức cá nhân khai thác nước dưới đất phục vụ sản xuất phi nông nghiệp thuộc đối tượng
phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 65 Luật Tài nguyên
nước 2012.
41. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định
của pháp luật.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 5 Điều 2, khoản 3 Điều 30 Luật khoáng sản 2010.
Trong hoạt động khoáng sản, tổ chức, cá nhân thực hiện thăm dò khoáng sản không phải ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường mà chỉ có tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mới phải ký quỹ này.
42. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng
sản
Nhận định sai.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010, tổ chức, cá nhân có thể được cấp Giấy phép thăm dò
khoáng sản trong trường hợp: (i) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn để cấp Giấy phép
thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Điều 36 Luật này; hoặc (ii) hoặc
trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật này. Như vậy, tổ
chức, cá nhân có thể được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản mà không cần thông qua đấu giá quyền khai thác
khoáng sản.
43. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương nhiên có quyền chuyển
nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó.
Nhận định sai.
Vì tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản sẽ không đương nhiên có quyền chuyển
nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó mà phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
phép khai thác khoáng sản chấp thuận.
CSPL: khoản 3 Điều 66 Luật Khoáng sản 2010.
44. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác khoáng sản.
Nhận định sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản 2010 thì trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường
hợp sau đây:
- Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
- Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình
của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
45. Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 1 và khoản 1 Điều 80 Luật Khoáng sản 2010.
Căn cứ Điều 1 Luật Khoáng sản 2010 thì khoáng sản là nước khoáng thiên nhiên sẽ được xem là khoáng sản
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản 2010.
Căn cứ khoản 1 Điều 80 Luật Khoáng sản 2010 thì Bộ Công thương không phải là cơ quan quản lý nhà nước về
nước khoáng thiên nhiên. Mà là do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước.
53. Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ có thể xử lý hành chính.
Nhận định sai
CSPL: Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt
hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại
và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công
chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi
thường theo quy định của pháp luật. Do đó, hành vi vi phạm pháp luật môi trường có thể bị xử lý dân sự về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, xử lý hình sự hoặc các pháp luật có liên quan khác.
54. Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Tòa án.
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 162 LBVMT 2020, khoản 1 Điều 133 LBVMT 2020.
Theo khoản 2 Điều 162 LBVMT 2020, thì tranh chấp môi trường được giải quyết theo luật về dân sự, quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong đó, Luật Dân sự ưu tiên sự thỏa thuận của các
bên khi có tranh chấp, nếu các bên thỏa thuận không được thì mới tiến hành khởi kiện giải quyết bằng con
đường Tòa án. Hoặc các bên tranh chấp có thể khiếu nại giải quyết theo Luật Hành chính Ngoài ra theo khoản 1
Điều 133 LBVMT 2020, tranh chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết bằng thương lượng,
không thương lượng được thì giải quyết bằng hòa giải, trọng tài (ở VN là trọng tài thương mại) và Tòa án. Do
đó, không phải mọi chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Tòa án.
55. Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải
quyết.
Nhận định sai
CSPL: Khoản 4 Điều 162 Luật BVMT 2020
Căn cứ theo khoản 4 Điều 162 Luật BVMT 2020 thì tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam mà
một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân, nước ngoài thì ngoài việc áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết, nếu
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì lúc này không chỉ áp dụng pháp luật Việt
Nam để giải quyết mà còn có thể áp dụng Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để giải quyết.
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
Nhận định đúng. Vì đây là dạng tranh chấp có đủ các đặc điểm của BTTH ngoài hợp đồng: hành vi trái pháp
luật, hậu quả cụ thể, mối quan hệ giữa hành vi hậu quả, lỗi.
CSPL: Điều 584 BLDS 2015
1. Luật Môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ
các yếu tố môi trường.
Nhận định Sai.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác,
quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. Do đó, luật Môi trường không điều chỉnh tất cả quan hệ xã hội phát
sinh trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường mà chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Ví dụ: Công ty A khai thác mỏ khoáng sản thì đây là QHXH phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật MT. Tuy nhiên công ty A sau khi khai thác khoáng sản thì bán cho công ty khác
xuất khẩu hoặc tự xuất khẩu ra nước ngoài thì lúc này khoáng sản trở thành hàng hóa và do các pháp luật
chuyên ngành khác điều chỉnh thì sẽ phát sinh gián tiếp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này
2. Luật Môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Nhận định Sai
Để được xem là một ngành luật độc lập thì phải có: Đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng
biệt và nằm trong phạm vi một quốc gia. Tuy nhiên vì tính thống nhất của môi trường nên đối tượng điều chỉnh
của Pháp luật môi trường cũng đồng thời là đối tượng điều chỉnh của pháp luật khác, có sự giao thoa.
Khi nói tới luật Môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về môi trường, không gói gọn trong
phạm vi quốc gia mà ngoài ra nó còn mang tính quốc tế. Vậy nên luật môi trường không là một ngành luật độc
lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mà Luật Môi trường chỉ là 1 lĩnh vực pháp luật.
3. Nguồn của Luật Môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về môi trường.
Nhận định Sai
Nguồn của Luật Môi trường là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành hoặc phê chuẩn, theo những thủ tục, trình tự và dưới những hình thức nhất định, có nội dung chứa đựng
những quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Nguồn của pháp luật bảo vệ môi trường gồm: Hiến pháp, các văn bản dưới luật và các văn bản pháp luật quy
định về môi trường, điều ước quốc tế về môi trường.
4. Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là đối tượng điều
chỉnh của Luật Môi trường.
Nhận định Đúng
Vì di sản văn hóa phi vật thể là các yếu tố thuộc về mặt tinh thần, mà Luật Môi trường chỉ có đối tượng điều
chỉnh là các yếu tố thuộc về mặt vật chất và nhân tạo. Nên câu nhận định này đúng.
CSPL: Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật BVMT 2020
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo
vệ môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo được nêu cụ thể tại điều khoản này. Trong khi đó, di
sản văn hóa phi vật thể là những di sản có giá trị về tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và
không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không được
định hình dưới dạng vật chất, hình thể. Do đó những quan hệ phát sinh trong việc bv di sản văn hóa phi vật thể
không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật MT mà của luật di sản văn hóa
14. Mọi thông tin môi trường đều phải được công khai.
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 5 Điều 37, khoản 1 Điều 114 Luật BVMT năm 2020
Không phải mọi thông tin môi trường đều phải được công khai. Các thông tin môi trường được quy định tại
khoản 1 Điều 114 luật BVMT 2020 sẽ được công khai, nhưng theo quy định tại khoản 5 Điều 37 luật BVMT
2020 thì các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì sẽ không
được công khai. Do đó không phải mọi thông tin môi trường đều phải được công khai.
22. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 2 Điều 120 Luật BVMT 2020
Liên quan đến báo cáo hiện trạng môi trường thì có 2 loại đó là:
(1) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia → Thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2) Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương → Thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Như vậy đối với hiện trạng môi trường địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo
hiện trạng môi trường của địa phương 
24. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm theo quy
định của pháp luật môi trường.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1, khoản 2 Điều 70 Luật BVMT 2020.
Theo điểm a khoản 1 Điều 70 Luật BVMT 2020, thì luật cấm nhập khẩu các phương tiện giao thông đã sử dụng
vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện nhưng trừ trường hợp ngoại lệ tại khoản 2 Điều 70 là nếu phương tiện
giao thông là tàu biển đã qua sử dụng mà đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà được chính phủ quy định
cụ thể điều kiện được phép nhập khẩu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng thì trường hợp này không bị cấm theo
quy định của pháp luật môi trường. Như vậy không phải việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào VN để phá
dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm.
45. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.
Nhận định Sai.
Đối với rừng sản xuất là rừng trồng thì thuộc sở hữu tư nhân của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư do họ tự đầu tư hoặc được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của
pháp luật.
CSPL: khoản 2 Điều 7 Luật Lâm Nghiệp 2017.
46. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tất cả
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhận định sai.
Vì tài nguyên ở Việt Nam giao cho 2 Bộ quản lý đó là:
(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường và
(2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CSPL: Điều 1 nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường không là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tất cả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
chuyên môn đối với các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí
tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và
hải đảo; viễn thám.

49. Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên.
Nhận định sai
CSPL: Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2019, Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC
Đối tượng chịu thuế tài nguyên thiên nhiên chỉ bao gồm các đối tượng quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài
nguyên và Điều 2 TT 152/2015/TT-BTC do đó khi chủ thể khai thác các tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế
tài nguyên trên thì mới phải nộp thuế tài nguyên. Vì vậy, không phải mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên
nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên.

56. Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.
Nhận định đúng.
Vì chủ thể của luật quốc tế về môi trường là Quốc gia. Mà chủ thể của công pháp quốc tế bao gồm:
+ Quốc gia
+ Các tổ chức quốc tế liên chính phủ
+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
+ Các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt
Vì vậy, chủ thể của luật quốc tế về môi trường cũng được xem là chủ thể của công pháp quốc tế.
57. Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia.
Nhận định sai.
Luật quốc tế về MT gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh mối quan hệ giữa các
quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra
cho MT của mỗi quốc gia và những yếu tố MT nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.
Như vậy, luật quốc tế về môi trường sẽ bảo vệ những yếu tố môi trường năm ngoài quyền tài phán quốc gia. Về
chủ quyền quốc gia, Luật quốc tế về môi trường không những bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm
vi chủ quyền quốc gia mà kể cả các yếu tố môi trường trong phạm vi chủ quyền mà quốc gia không có quyền
tài phán. 
58. Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm
luật pháp quốc tế gây ra.
Nhận định sai. 
Vì các quốc gia phải có cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra và
cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi pháp luật quốc tế không cấm gây ra (hậu quả,
không quan tâm đến hành vi vi phạm).

63. Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Ủy ban di sản thế giới sẽ ra quyết định đưa hoặc
không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.
Nhận định sai.
Vì sau khi thẩm định thì Ủy ban di sản thế giới sẽ đưa ra một trong các quyết định:
- Quyết định đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản văn hoá thế giới.
- Quyết định không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.
- Quyết định tiếp tục xem xét một tài sản đề cử
Vì vậy, Ủy ban di sản thế giới còn được quyền quyết định tiếp tục xem xét một tài sản đề cử nếu không đưa ra 2
quyết định kia.

69. Kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc thực hiện khắc phục hậu quả xấu đã xảy ra cho môi trường
Sai. Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.
CSPL: K22 Điều 3 LBVMT 2020
70. Vật, cổ vật thuộc sở hữu của tổ chức CT-XH không được mua bán, tặng cho.
Nhận định đúng.
Di vật cổ vật cổ vật thuộc sở hữu của tổ chức CT-XH phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua
bán tặng cho
CSPL: Khoản 1 Điều 43 Luật DS-VH 2013
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho hộ gia đình cá nhân hoạt động trên địa
bàn khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền.
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ được phép tiếp nhận đăng ký môi trường từ các đối tượng khi được ủy ban nhân
dân cấp huyện ủy quyền.
Thời điểm đăng ký môi trường được xác định trước khi dự án đầu tư vận hành chính thức.
Chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ bắt buộc phải công khai giấy phép môi trường
     TỔNG HỢP NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
1. Các khoản tiền trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là tất cả các khoản tiền được quy
định tại mục 1 Chương XI Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. (chưa nghĩ ra) 
Nhận định SAI.
CSPL: Mục 1 Chương XI Luật BVMT 2020 (các Điều 136, 137, 138, 139, 140).
Giải thích: 
Điều 140 đề cập đến bảo hiểm trách nhiệm BTTH do sự cố môi trường, đây là trách nhiệm pháp lý khi có thiệt
hại xảy ra chứ không phải là nghĩa vụ (gây ô nhiễm bất hợp pháp), do đó không thuộc nguyên tắc người gây ô
nhiễm trả tiền. 
Điều 136, 137, 138 thì chắc hợp pháp á.
Còn Điều 139 đọc thấy lạ lạ không biết nguyên tắc gì?
2. Tranh chấp về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên, trong trường hợp
không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức hòa giải, giải
quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.*
Nhận định sai.
CSPL: Điều 162, Điều 133 LBVMT 2020.
Giải thích: Vì tranh chấp về môi trường là bao gồm những tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều 162 LBVMT.
Đối với việc tranh chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường thì các bên phải giải quyết thông qua thương
lượng trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức
hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Đối với việc giải quyết tranh
chấp về môi trường mà không phải là tranh chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường thì được thực hiện theo
quy định của pháp luật về dân sự, quy định của Luật BVMT và quy định khác của pháp luật có liên quan, tức là
việc giải quyết tranh chấp về môi trường không bắt buộc các bên phải giải quyết qua thương lượng trước rồi
mới được lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức hòa giải, tòa án, trọng tài khi không thương lượng được.
3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả nước nếu được dẫn chiếu tại văn
bản quy phạm pháp luật.
Nhận định sai 
CSPL: Điều 27+ khoản 3 Điều 34 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (31/VBHN-VPQH), Điều 2 + Điều
28  Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2015 
Giải thích: 
Vì nếu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do những chủ thể có thẩm quyền ban hành tại khoản 1 Điều 27  thì sẽ có
hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; nếu quy chuẩn kỹ thuật địa phương do chủ thể có thẩm quyền ban
hành tại khoản 2 Điều 27 thì chỉ có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó. 
Vậy việc xác định phạm vi có hiệu lực thi hành của quy chuẩn kỹ thuật môi trường không phụ thuộc vào việc
nó được dẫn chiếu tại văn bản quy phạm pháp luật mà phụ thuộc vào cơ quan nào có thẩm quyền quy định về
quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Ngoài ra, theo định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Ban hành
VBQPPL, văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo
đúng hình thức, trình tự, thủ tục đều là văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì vậy, dù văn bản quy định về quy
chuẩn kỹ thuật do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành là văn bản quy phạm pháp
luật nhưng nó chỉ có giá trị bắt buộc trong phạm vi địa phương chứ không phải trong phạm vi cả nước.
4. Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng vào Việt Nam.
Nhận định sai.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 70 LBVMT 2020.
Giải thích: Vì pháp luật môi trường VN chỉ cấm nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng vào Việt Nam với mục
đích để phá dỡ, trừ trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 70 LBVMT. Vậy việc nhập khẩu phương tiện đã qua sử
dụng vào Việt Nam không với mục đích để phá dỡ, trừ trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 70 LBVMT thì
không bị cấm nhập khẩu theo pháp luật môi trường Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân không được chuyển nhượng cổ vật thuộc sở hữu của mình.
Nhận định sai 
CSPL: Điều 43 Luật Di sản 
Giải thích: Nếu cổ vật không thuộc sở hữu toàn dân,  sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được
mua bán, trao đổi, tặng cho và thừa kế trong nước và nước ngoài
=> Cổ vật thuộc sở hữu của mình được chuyển nhượng.
6. Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thì phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường.*
Nhận định sai 
CSPL: khoản 2  Điều 31 LMT, khoản 2 Điều 30 LMT 
Giải thích:
 K2D31: Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi
trường
 K2D30: Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo
quyết định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. (điểm a khoản 3
Điều 28 là dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao)
=> Dự án đầu tư có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mà thuộc dự án đầu tư công khẩn
cấp theo quyết định của PL đầu tư công thì không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
xài khoản 2 Điều 30 là đc r, ý kiến riêng 
7. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư và Ủy ban nhân dân cấp xã là một trong những nội dung bắt
buộc phải có trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường.*
Nhận định sai 
CSPL: điểm i khoản 1 Điều 32 LMT, khoản 1 Điều 33 LMT 
Giải thích:
  Đ32.1.i kết quả tham vấn là nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường 
 Đ33 Đối tượng tham vấn gồm cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp từ dự án đầu tư và cơ
quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư
=> Nếu cộng đồng dân cư không chịu tác động trực tiếp từ dự án đầu tư \ và UBND xã không có liên quan trực
tiếp đến dự án đầu tư thì ý kiến không bắt buộc phải có trong 
(khoản 6 Điều 33, ý kiến riêng)

Nhận định sai.


CSPL: khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 78 Luật Lâm nghiệp 2017.
Theo đó, Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng được quy định tại khoản
1 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 chứ không cho thuê rừng đặc dụng và Nhà nước chỉ giao rừng đặc dụng là
khu bảo vệ cảnh quan cho tổ chức kinh tế để thực hiện sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp theo phương án
quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, hộ gia đình không là đối tượng được nhà nước cho thuê rừng đặc dụng để thực hiện sản xuất nông
lâm ngư nghiệp kết hợp.
*CSPL: Điều 17 Luật Lâm Nghiệp 2017 
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Do đó, nhà nước không cho thuê
rừng đặc dụng để hộ gia đình sản xuất. (Huệ Minh)
9. Chỉ các quốc gia công nghiệp mới được tham gia vào thị trường mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà
kính. 
Nhận định sai
CSPL: khoản nh1 Điều 5 và Điều 6 NĐ 06/2022
Giải thích: không chỉ các quốc gia CN mới được tham gia vào thị trường mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà
kính, ngoài ra còn có các đối tượng được quy định tại Điều 5 NĐ 06/2022.
10. Vịnh Hạ Long và Cố đô Huế là di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước
Heritage. 
Nhận định đúng
CSPL:
Giải thích:
11. Tất cả các doanh nghiệp đều phải lập Quỹ bảo vệ môi trường.*
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 151 Luật BVMT 2020.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp lập Quỹ bảo vệ môi trường nên không phải tất cả các doanh
nghiệp đều phải lập Quỹ bảo vệ môi trường.
12. Tài nguyên thủy sản chỉ có hình thức sở hữu nhà nước. 
Nhận định sai
CSPL:
Giải thích: sở hữu của Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: đối với nguồn lợi thuỷ sản do tự bỏ vốn ra nuôi trồng trên
vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao cho thuê.
13. Trong mọi trường hợp, nếu tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì
không được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.*
Nhận định sai.
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 40 và khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010.
Theo đó, không phải trong mọi trường hợp, nếu tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thăm dò
khoáng sản thì đều không được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản vì nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều
kiện hành nghề nhưng có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì vẫn được cấp
giấy phép thăm dò khoáng sản.
14. Công ước Khung 1992 quy định về việc cắt giảm và loại bỏ các chất phá hủy tầng ozon.
Nhận định sai
CSPL:
Giải thích:
mình nghĩ NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL và Công ước Vienna 1985 sẽ quy định
15. Giá dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt được tính toán dựa trên khối lượng rác thải thực tế phát
sinh.*
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 79 Luật BVMT 2020.
Theo đó, giá dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt được tính toán dựa trên khối lượng rác thải đã được phân loại
chứ không phải rác thải thực tế phát sinh.
16. Chỉ có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới phải lập phương án, cải tạo phục hồi môi trường.*
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 67 Luật BVMT 2020.
Theo đó, không chỉ có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới phải lập phương án, cải tạo phục hồi môi trường
mà còn có các đối tượng như cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
nhưng chưa có phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
so với phương án đã được phê duyệt; Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành đã được phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng kinh phí không đủ để thực hiện theo
quy định của pháp luật.
17. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà
nước thu hồi rừng.*
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017.
Theo đó, không phải mọi trường hợp chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng
sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng mà chỉ khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an
ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm
quyền hoặc không đúng đối tượng.
18. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đồng thời là cơ quan có thẩm quyền thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường. (ko chắc)
Nhận định sai.
CSPL: Điều 35, Điều 41 Luật bảo vệ môi trường 2020.
Giải thích: Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường gồm có: Bộ TN và MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện (Điều 41). Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
gồm có: Bộ TN và MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh (Điều 35).
UBND cấp huyện chỉ có ở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường chứ không có ở cơ quan có thẩm
quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
19. Tài nguyên rừng và tài nguyên thủy sản đều có hình thức sở hữu tư nhân.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 4 Luật Thủy sản và Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017.
Theo đó, tài nguyên thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ
chức, cá nhân có quyền khai thác tài nguyên thủy sản theo quy định của pháp luật. Do đó, tài nguyên thủy sản
không có hình thức sở hữu tư nhân.
Đối với tài nguyên rừng thì hình thức sở hữu được quy định tại Điều 7 LLN 2017: 
+ Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
a) Rừng tự nhiên;
b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo
quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:
a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với tài nguyên thủy sản thì ko có hình thức sở hữu tư nhân.
20. Ký quỹ cải tạo môi trường áp dụng đối với trường hợp chôn lấp chất thải, nhập khẩu phế liệu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và hoạt động khoáng sản. (Ko nghĩ ra)
Nhận định SAI 
CSPL: Khoản 2 Điều 3 NĐ 19/2015/NĐ-CP 
Giải thích: Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ
môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là quỹ bảo vệ môi trường) để bảo đảm
trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Do đó,
việc ký quỹ cải tạo môi trường chỉ áp dụng đối với tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản không áp
dụng đối với trường hợp chôn lấp chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài. 
21. Chỉ có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới có thẩm quyền xếp hạng di tích.*
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 30 Luật Di sản văn hóa 2001.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp
tỉnh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di
tích quốc gia; Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét
đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không phải là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xếp hạng
di tích.
22. Các dự án hoạt động khoáng sản là đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
(Đồng ý)
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 67 Luật bảo vệ môi trường 2020.
Giải thích: căn cứ theo khoản 2 Điều 67 quy định về các trường hợp khai thác khoáng sản phải lập phương án
cải tạo, phục hồi môi trường:
“a, Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án
cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được
phê duyệt;
c) Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành đã được phê duyệt phương
án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng kinh phí không đủ để thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, chỉ những trường hợp nêu trên khi thực hiện các dự án hoạt động khoáng sản mới là đối tượng phải
lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

23. Các trường hợp khai thác nước nóng thiên nhiên phải xin giấy phép khai thác tài nguyên nước.
(Đồng ý)
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 44 luật tài nguyên nước 2012.
Giải thích: căn cứ theo khoản 1 Điều 44 quy định về các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không
phải xin giấy phép khai thác tài nguyên nước: “ a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các
trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.” Do đó, đối với các trường hợp
khai thác nước nóng thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không phải xin giấy phép  khai
thác tài nguyên nước.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp khai thác nước nóng thiên nhiên thì đều phải xin giấy phép khai
thác tài nguyên nước.

24. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được thực hiện thông qua hoà giải, giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài hoặc giải quyết tranh chấp bằng toà án. (Đồng ý)
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 133 Luật bảo vệ môi trường 2020.
Giải thích: Dựa vào quy định của pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua
thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết
thông qua các hình thức sau đây: hòa giải;  giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; giải quyết tranh chấp bằng Tòa
án. Do đó, giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường trước hết được thực hiện thông qua việc thương lượng
giữa các bên, trường hợp các bên không thương lượng được thì mới thực hiện thông qua việc hòa giải;  giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài; giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường đều được thực
hiện thông qua hoà giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc giải quyết tranh chấp bằng toà án.
25. Đối tượng phải có giấy phép môi trường đồng thời là đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi
trường.
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 29 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 39 Luật BVMT 
Giải thích: Theo đó, một trong các đối tượng phải có giấy phép môi trường là dự án đầu tư nhóm I, nhóm II,
nhóm II có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại
phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Mặt khác, đối tượng phải
đánh giá sơ bộ tác động môi trường được xác định là dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28. Vậy dự
án đầu tư nhóm I có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường,... theo Khoản 1 Điều 39 là đối tượng
phải có giấy phép môi trường đồng thời là đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Tuy nhiên, nếu
đối tượng trên nói riêng hoặc đối tượng tại Khoản 1 Điều 39 nói chung thuộc trường hợp dự án đầu tư công
khẩn cấp theo quy định của PL đầu tư công thì được miễn giấy phép về môi trường. Vậy không phải mọi Đối
tượng phải có giấy phép môi trường đồng thời là đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Ngọc Nhung: 
Nhận định sai
cspl: khoản 1 Điều 29, khoản 1 Điều 39 LBVMT 2020
Vì: đối tượng phải có giấy phép MT gồm dự án đầu tư nhóm I, II, III + xả thải, còn đối với đánh giá sơ bộ tác
động MT bao gồm dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28. Trong trường hợp, nếu đối tượng phải có
giấy phép MT là các dự án thuộc nhóm II nhưng đối chiếu qua khoản 1 Điều 29 LBVMT thì lúc này dự án
thuộc nhóm II không phải đánh giá sơ bộ tác động MT.  
26. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của tất cả các dự án đầu tư thuộc đối tượng đánh giá
tác động môi trường.        
Nhận định Sai
CSPL: Điều 35, Khoản 2 Điều 36 Luật BVMT 
Giải thích: Theo đó, Bộ TN & MT không là chủ thể có thẩm quyền quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường của tất cả các dự án đầu tư thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường. Vì
tùy theo loại dự án, tính bảo mật bí mật nhà nước và địa bàn thực hiện dự án mà các chủ thể khác nhau sẽ có thể
quyền quyết định. Chẳng hạn Bộ TN & MT có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo TĐMT đối với các dự án
đầu tư thuộc Khoản 1 Điều 35 và gửi quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá TĐMT cho các
chủ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật BVMT. Vì vậy không chỉ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường là cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
mà các chủ thể khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc UBND cấp tỉnh,... cũng có thẩm quyền này
(khoản 2 Điều 36 là đc)
27. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được tính từ
thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 5 NĐ 45/2022 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
Giải thích: Theo đó, Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
không chỉ được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm mà còn tùy
thuộc vào loại hành vi mà thời điểm có thể khác nhau. Chẳng hạn các hành vi tại điểm a Khoản 2 Điều 5 NĐ
45/2022, có thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
hoặc các hành vi khác quy định tại điểm b Khoản này thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải
công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;...
28. Công ước Khung về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto chỉ có hiệu lực khi các quốc gia tham
gia công ước phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Nhận định Sai 
CSPL: Khoản 1 Điều 25 Nghị định thư Kyoto
Giải thích: Vì Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi
khí hậu tầm quốc tế của Liên Hợp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Mặt khác,
theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của NĐ thư Kyoto, thì Nghị định thư này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ chín
mươi tính từ ngày mà không dưới 55 Bên của Công ước phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập (tóm
lại là tham gia). Vì vậy có thể thấy nếu có thành viên của Công ước Khung không tham gia Nghị định thư
Kyoto thì công ước Khung vẫn có hiệu lực 
29. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, tiền thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và tiền phạt vi
phạm hành chính là các hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Nhận định …hum biết làm câu này…
CSPL:
Giải thích:
30. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường.
Nhận định sai. 
CSPL:
+ Khoản 3 Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 2 Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ
thuật  
+ Khoản 2 Điều 102 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 2 Điều 36 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ
thuật  
Giải thích: 
Bộ Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền trong việc tổ chức xây dựng và đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc
gia về môi trường. Đối với thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ
khoa học và Công nghệ cụ thể là bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ. 
Mặt khác, Bộ tài nguyên và môi trường có thẩm quyền trong việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật
môi trường quốc gia và chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ
trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
lưu hành ở Việt Nam. Đối với thẩm quyền công bố quy chuẩn kỹ thuật môi trường sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ
khoa học và công nghệ. 
31. Tất cả các dự án đầu tư khi đi vào hoạt động đều thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường.
Nhận định sai. 
CSPL: Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Giải thích: Các dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường khi đáp ứng điều kiện sau:
+ Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III
+ Có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải
được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức
Như vậy, Đối với dự án đầu tư không thuộc nhóm I, II, III tức thuộc nhóm VI thì sẽ không thuộc trường hợp
cấp giấy phép môi trường hoặc thuộc một trong 3 nhóm trên nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 39 sẽ không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. 
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định một trường hợp ngoại lệ, cụ thể đối
tượng đáp ứng các điều kiện phải có giấy phép môi trường nhưng thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp
theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn giấy phép môi trường.
(chỉ cần xài khoản 3 Điều 39)
32. Mọi trường hợp khai thác thuỷ sản đều phải có Giấy phép khai thác.
Nhận định sai. 
CSPL: khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017. 
Giải thích: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên phải có giấy
phép khai thác thủy sản. Như vậy, đối với những trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản không bằng
tàu cá hoặc bằng tàu cá nhưng chiều dài lớn nhất chưa đạt đến 6 mét sẽ không buộc phải có giấy phép khai
thác.  
33. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương là những cơ quan có thẩm
quyền ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Nhận định: SAI
CSPL: khoản 1 Điều 71 Luật BVMT 2020.
Giải thích: Căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Luật BVMT 2020 thì phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên
liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Do đó, cơ quan có thẩm quyền ban hành Danh mục phế liệu
được nhập khẩu vào Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất là Thủ tướng Chính phủ. 
34. Theo Thỏa thuận Paris, chỉ các quốc gia thuộc Phụ lục I của Công ước Khung về biến đổi khí hậu
(UNFCCC) mới phải cắt giảm khí nhà kính.
Nhận định: SAI. 
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 4 Công ước Khung 1992 về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
Giải thích: theo điểm a khoản 2 Điều 4 Công ước Khung 1992 thì các quốc gia phát triển và các quốc gia khác
bao gồm cả các quốc gia thuộc phụ lục I của công ước khung tự cam kết một cách đặc biệt về việc thực hiện các
biện pháp tương ứng về giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng việc cắt giảm khí nhà kính. 
35. Mọi trường hợp gây nuôi động vật rừng thuộc nhóm IB đều phải đăng ký tại Ban thư ký của Công
ước CITES. (không chắc)
Nhận định: SAI
CSPL: điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định 06/2019/NĐ-CP
Giải thích: Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì chỉ có trường hợp gây nuôi động
vật rừng thuộc nhóm IB của công ước Cites vì mục đích thương mại mới phải đăng ký với ban thư ký Cites. 
36. UNESCO là người có thẩm quyền quyết định đưa một tài sản đề cử vào danh sách Di sản văn hóa
hoặc Di sản tự nhiên thế giới. (không chắc)
Nhận định: SAI
CSPL: khoản 5 Điều 11 Công ước Haritage. 
Giải thích: căn cứ theo quy định của công ước thì khi hồ sơ được gửi đến Ủy ban di sản thế giới (Ban thư ký)
thì ủy ban di sản thế giới sản kết hợp với các tổ chức phi chính phủ để thẩm định và sau đó thì ủy ban di sản thế
giới sẽ đưa ra quyết định đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản văn hóa hoặc di sản tự nhiên thế giới. Do
đó, Ủy ban di sản thế giới là cơ quan có thẩm quyền đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản văn hóa hoặc di
sản tự nhiên thế giới.
37. Các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đều mang tính bắt buộc áp dụng.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 10,11 Điều 3 Luật BVMT 2020, Điều 23, Khoản 1 Điều 38 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật VBHN 2018
Giải thích: 
Theo quy định của Luật môi trường: quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn
của thông số về chất lượng môi trường, tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của
thông số về chất lượng môi trường. 
Theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: tiêu chuẩn môi trường được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện,
quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã
hội khác. 
Do đó, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường không mang tính bắt buộc áp dụng, tiêu chuẩn
môi trường được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, quy chuẩn kỹ thuật chỉ bắt buộc áp dụng đối với một số
lĩnh vực nhất định.
38. Các tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam và giải quyết
tại Tòa án.
Nhận định sai
CSPL: Khoản 4 Điều 162 Luật BVMT 2020
Giải thích: Theo quy định trên, tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ
chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Do
đó, trong trường hợp tranh chấp về môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức,
cá nhân nước ngoài mà khi này điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì
tranh chấp này có thể sẽ không được áp dụng pháp luật Việt Nam và giải quyết tại Tòa án.
39. Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính đều có chỉ tiêu cắt giảm giống nhau và áp dụng
các phương thức cắt giảm giống nhau.
Nhận định sai
CSPL: Khoản 7 Điều 3 Nghị định thư Kyoto
Giải thích: Theo quy định trên, lượng cắt giảm chỉ định cho mỗi Bên thuộc Phụ lục I sẽ bằng số phần trăm quy
cho Bên đó trong Phụ lục B về tổng lượng phát thải tích lũy tương đương carbon dioxide do con người gây ra
của các khí nhà kính liệt kê trong Phụ lục A năm 1990, hoặc năm hay thời kỳ cơ sở được xác định theo mục 5
trên, nhân với năm. Theo phụ lục B. mỗi quốc gia có một lượng chỉ định nhất định, do đó mức giảm cụ thể áp
dụng cho từng quốc gia thay đổi khác nhau.
40. Các mẫu vật thuộc Phụ lục I của Công ước CITES đều cấm buôn bán vào mục đích thương mại.
Nhận định sai
CSPL: Khoản 1 Điều III Công ước CITES
Giải thích: Công ước CITES có quy định về quy chế buôn bán mẫu vật của những loại thuộc phụ lục I: Tất cả
các hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I phải phù hợp với những điều khoản của Điều
III. Theo đó, Điều III cho phép các hoạt động buôn bán như xuất, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội nhưng phải tuân
thủ đúng theo quy định của Công ước này đặt ra. Do đó, các mẫu vật thuộc Phụ lục I của Công ước CITES vẫn
có thể được buôn bán vào mục đích thương mại nhưng phải tuân thủ đúng quy định.
41. Các tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường đều phải trả tiền theo nguyên tắc người gây
ô nhiễm phải trả tiền.
Nhận định sai 
CSPL:
Giải thích: Nguyên tắc người gây ô nhiễm đều phải trả tiền là nghĩa vụ mà mọi người phải trả cho việc thực
hiện hành vi đấy và hành vi này là hợp pháp. Như vậy các hành vi khác mà gây ô nhiễm trái pháp luật hay quy
phạm theo luật quy định thì không được xem là hành vi người gây ô nhiễm đều phải trả tiền theo nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền. 
(Đồng ý)
42. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải thăm dò trước khi tiến hành khai thác.
Nhận định sai 
CSPL: Điều 35 Luật khoáng sản 2010
Giải thích: Theo Điều 35 điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản , như vậy có thể thấy không phải
mọi trường hợp nào khi tham gia khai thác khoáng sản điều được thăm dò mà nó cần các điều kiện đủ tiêu
chuẩn mới được tiến hành thăm dò như luật định. 
(Phân vân)
43. Các chất phá hủy tầng ozon có thời hạn cắt giảm và loại bỏ giống nhau theo Nghị định thư Montreal
1987. (phân vâng, khó quá)
Nhận định sai 
CSPL: điểm iii khoản 10 Điều 2 Nghị định thư Montreal 1987
Giải thích: Theo quy định trên, việc kiểm soát các chất sẽ dựa trên sự đánh giá được thực hiện theo Điều 6 của
Nghị định và phù hợp với thủ tục được nêu trong Điều 9 của Công ước, khi này các bên có thể quyết định về cơ
chế, phạm vi và thời hạn của các biện pháp kiểm soát được áp dụng đối với các chất đó. Từ đó cho thấy nếu sự
đánh giá đối với các chất khác nhau thì tùy từng chất sẽ có cơ chế, phạm vi, thời hạn áp dụng biện pháp kiểm
soát khác nhau
NNhung
nhận định sai
vì: nhìn nhận theo 2 góc độ:
-       Xem xét các chất có trong danh mục các chất phá hủy tầng ozon và có quy định về tỷ lệ cắt giảm đó khác
nhau hay không.
-     Các quốc gia được quy định trong phụ lục nghị định 1987 tham gia vào nghị định thư này có giống nhau
hay không. Cụ thể giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Có thể thấy, là không có sự giống nhau giữa các chất qua việc phân tích 2 góc độ trên.

44. Di tích được xếp hạng thì được công nhận vĩnh viễn.
Nhận định sai 
CSPL: Khoản 2 Điều 30 Luật Di sản văn hóa VBHN 2001
Giải thích: Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn
hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có
quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó. Như vậy ta có thể thấy rằng không phải trong mọi
trường hợp di tích được xếp hạng sẽ được công nhận vĩnh viễn, nó phải đủ chỉ tiêu, tiêu chuẩn rõ ràng. 
(Đồng ý)
45. Mọi hoạt động xử lý chất thải nguy hại đều bắt buộc phải có giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 84 Luật BVMT.
Giải thích: Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại chỉ cần có giấy phép môi trường chứ k cần giấy
phép xử lý chất thải nguy hại.
46. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý chuyên ngành đối với tất cả các yếu tố cấu thành
môi trường. (không biết làm) 
Nhận định
CSPL:
Giải thích: 
47. Thời hạn cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ của các chất ODS là giống nhau.
(không chắc)
Nhận định sai.
CSPL: điểm ii khoản 9 Điều 2 Nghị định thư Montreal 1987.
Giải thích: Theo điểm ii khoản 9 Điều 2 Nghị định thư Montreal 1987, Các bên sẽ dựa theo Điều 6 của Nghị
định thư này để xem xét có nên tiếp tục điều chỉnh và cắt giảm sản xuất hoặc tiêu thụ các chất kiểm soát hay
không. Và nếu các bên xem xét là nên cắt giảm và loại bỏ thì các bên sẽ thỏa thuận với nhau về thời hạn điều
chỉnh và cắt giảm. Vậy thời hạn cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ của các chất ODS là
khác nhau.
[không tìm được cspl khúc này] Trong slide có ghi: có nhiều căn cứ để cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản
xuất và tiêu thụ các chất ODS: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ôzôn đối với từng chất ODS, Căn cứ
vào nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất, Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành
viên. Do đó, nên xem xét các căn cứ đó để có thời hạn cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ
của các chất ODS phù hợp. Vậy thời hạn cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ của các chất
ODS là khác nhau.
48. Pháp luật cấm nhập khẩu tất cả các loại máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử
dụng để phá dỡ.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 7 Điều 6 Luật BVMT.
Giải thích: PL chỉ cấm việc nhập khẩu trái phép máy móc, thiết bị  đã qua sử dụng để phá dỡ, nếu hoạt động
này k trái phép thì k bị cấm. Ngoài ra, pl không cấm việc nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử
dụng để phá dỡ. 
49. Pháp luật Việt Nam không công nhận hình thức sở hữu tư nhân đối với các loại tài nguyên thiên
nhiên. (không chắc- thầy giảng như vậy nhưng k tìm ra cspl của sở hữu tư nhân nguồn thủy sản)
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 3 Luật thủy sản.
Giải thích: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật. Đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê thì thuộc
sở hữu tư nhân. 
50. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là di sản văn hóa được công nhận theo Luật Di sản văn hóa Việt
Nam và theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Heritage). (đồng ý)
Nhận định đúng
CSPL: Điều 1, khoản 2 Điều 4 VBHN 10/VPQH 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa; Điều 1 Công ước về bảo
vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới.
Giải thích: Theo quy định tại Điều 1 VBHN 10/VPQH 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa thì 
di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể…Xét thấy tại khoản 2 Điều 4 Luật
này có quy định “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.” Ngoài ra tại Điều 1 Công ước về
bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới cũng ghi nhận di sản văn hóa là các di tích, các quần thể và các
thắng cảnh. 
Như vậy, dựa vào các cơ sở pháp lý trên, có thể thấy vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là di sản văn hóa được
công nhận theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam và theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới (Công ước Heritage).
51. Nghị định thư Kyoto không hội đủ điều kiện có hiệu lực trong trường hợp Mỹ và Nhật Bản không
phê chuẩn.(không biết làm)
Nhận định 
CSPL: Điều 25 Nghị định thư Kyoto.
Giải thích:
52. Các dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường. (không chắc)
Nhận định sai
CSPL: khoản 15 NĐ 08/2022
Giải thích: Các dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc các cơ sở đang hoạt động
mà chưa có xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương theo quy
định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Nên các dự án đầu tư vẫn thuộc
đối tượng phải lập kế hoạch bvmt. 
53. Hoạt động khai thác dầu lửa và khí đốt thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản. (ko chắc)
Nhận định đúng
CSPL: Điều 1 Luật Khoáng sản năm 2010
Giải thích: 
Căn cứ Điều 1 LKS 2010 quy định về phạm vi điều chỉnh như sau “ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi
đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoáng sản là dầu khí; khoáng sản là nước thiên nhiên không phải là nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.”
Dầu hỏa (dầu lửa) hay Kêrôsin là hỗn hợp của các hiđrôcacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Nó thu được từ
chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 150 °C đến 275 °C (các chuỗi cacbon từ C12 đến C15). => Tức là dầu
lửa được điều chế từ dầu mỏ
Dầu khí bao gồm cả dầu thô chưa chế biến và sản phẩm dầu mỏ được tạo thành từ tinh dầu thô => dầu khí được
coi là tên chung cho dầu thô, dầu mỏ
Khí đốt hay còn được gọi là khí gas là một chất có khả năng đốt cháy với cấu tạo gồm hai thành phần chủ yếu
là cacbon và hidro. Dầu mỏ, than, khí đốt.. là những loại khoáng sản năng lượng 
Như vậy, có thể hiểu dầu lửa được điều chế từ dầu khí. Do đó, hoạt động khai thác dầu lửa và khí đốt thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản.
54. Tổ chức, cá nhân bỏ vốn trồng rừng có quyền sở hữu đối với động vật rừng hoang dã sinh sống trong
những khu rừng do mình bỏ vốn gây trồng.
Nhận định sai
CSPL: khoản 9 Điều 2, khoản 4 Điều 74 Luật Lâm Nghiệp 2017
Giải thích: 
Căn cứ Khoản 9 Điều 2 LLN 2017 “Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà
nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển
nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật” có thể hiểu tổ chức, cá nhân bỏ vốn trồng rừng là
chủ rừng.
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 74 LLN 2017 thì chủ rừng có nghĩa vụ phải “bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật
rừng, động vật rừng”. Do đó, tổ chức cá nhân bỏ vốn trồng rừng không có quyền sở hữu đối với động vật hoang
dã sinh sống trong những khu rừng do mình bỏ vốn gây trồng bởi vì quyền sở hữu được hiểu là có quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt với đối tượng đó.
55. Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam được
các bên thỏa thuận giải quyết theo Luật Bảo vệ môi trường. (ko chắc)
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015, khoản 2 Điều 464 BLTTDS năm 2015
Giải thích: Pháp luật Việt Nam không quy định khái niệm tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu
tố nước ngoài. Có thể hiểu tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường là các tranh chấp ngoài hợp đồng, phát
sinh từ những mâu thuẫn, bất đồng về quyền, nghĩa vụ và các lợi ích gắn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường tại Việt Nam. Yếu tố nước ngoài của tranh chấp bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm môi trường được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015 và khoản 2 Điều 464
BLTTDS năm 2015 dựa trên ba tiêu chí: chủ thể, sự kiện pháp lý và đối tượng của quan hệ đó.
Một tranh chấp xảy ra sẽ có nhiều quan hệ được phát sinh như quan hệ về tài sản, về bồi thường thiệt hại cho
CQNN hay cho cá nhân khác nên các bên thỏa thuận giải quyết theo Luật Môi Trường là chưa đủ vì có thể phát
sinh thêm vấn đề được quy định trong hệ thống BLDS, BLTTDS.
(khoản 2 Điều 162 Luật BVMT)
56. Luật Khoáng sản quy định không tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết
quả thăm dò khoáng sản.
Nhận định sai
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 79 Luật Khoáng sản năm 2010
Giải thích: Hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tức là vẫn có thể tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu
vực này nhưng hình thức sẽ do CQNN có thẩm quyền phê duyệt.
57. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
phép.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước 2012 sd bs 2018.
Theo đó thì tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ
không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Câu này mâu thuẫn với LMT 2020 vì Điều 37 đã bị bãi bỏ, để t hỏi cô :)))
(ko chắc, ko ý kiến)
58. Nghị định thư Montreal và Nghị định thư Kyoto đều quy định cắt giảm phát thải khí CFC.
Nhận định SAI.
CSPL: điểm vi khoản 1 Điều 2 Nghị định thư Kyoto; khoản 9 Điều 2 Nghị định thư Montreal
Nghị định thư Montreal chỉ đưa ra quy định về việc kiểm soát lượng khí CFC để các Bên thông qua đánh giá
mà quyết định việc điều chỉnh, cắt giảm sản xuất hoặc tiêu thụ và phạm vi, số lượng, thời hạn,... chứ không quy
định về việc cắt giảm phát thải khí CFC.
Nghị định thư Kyoto có quy định về việc giảm phát thải các khí nhà kính, tuy nhiên theo như vi khoản 1 Điều 2
lại loại trừ những khí nhà kính được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal (bao gồm khí CFC). Ở Phụ lục A
của Nghị định thư Kyoto cũng không quy định về khí CFC.
59. Thay đổi chủ dự án là một trong những trường hợp phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
Nhận định SAI.
CSPL: điểm a khoản 4 Điều 37 LMT 2020, khoản 2 Điều 27 Nghị định 08/2022.
Theo đó, trường hợp mà chủ dự án đầu tư cần có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với
dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác
làm tăng tác động xấu đến môi trường (các thay đổi được liệt kê trong Nghị định 08/2022 không có thay đổi
chủ dự án).
60. Di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu đều được trao đổi, tặng cho ở trong nước.
Nhận định SAI.
CSPL: Điều 43 Luật di sản văn hóa 2001 sd bs 2009.
Có 2 trường hợp:
Thứ nhất, di vật, cổ vật thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải
được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho.
Thứ hai, di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong
nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

BÀI TẬP LUẬT MÔI TRƯỜNG


Bài tập 1: Bằng kiến thức pháp luật môi trường anh/chị hãy giải quyết các tình huống sau:
a. Công ty B có lĩnh vực ngành nghề hoạt động là chuyên khai thác khoáng sản. Trong quá trình hoạt
động, Công ty có hành vi không lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Với hành vi
nêu trên công ty đã bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xử phạt 120.000.000 đồng và
buộc Công ty phải khắc phục hậu quả bằng cách thực hiện lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường
đối với hành vi vi phạm nêu trên. Anh/chị hãy nhận xét các vấn đề liên quan đến việc xử phạt nêu trên là
đúng hay sai? Vì sao? (1.0 điểm)
Việc xử phạt nêu trên là chưa phù hợp. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật bảo vệ môi trường 2020
thì Tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án cải tạo và phục hồi
môi trường theo quy định do đó cần bị xử phạt, tuy nhiên mức phạt tối thiểu cho hành vi này được quy định tại
khoản 2 Điều 38 Nghị định 45/2022 là từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
CSPL: khoản 2 Điều 38 Nghị định 45/2022 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT.
b. Công ty B muốn thuê rừng phòng hộ là rừng trồng để thực hiện sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết
hợp. Hỏi Công ty B có thuộc đối tượng được cho thuê không? Nếu có thì được thuê dưới hình thức nào?
Ai có thẩm quyền quyết định cho thuê? Tại sao? (1.0 điểm)
Luật lâm nghiệp hiện hành không còn quy định về cho thuê rừng phòng hộ, cái bên dưới là dùng luật phát triển
lâm nghiệp 2004.
Công ty B thuộc đối tượng được cho thuê vì công ty B là tổ chức kinh tế, có thể thuê rừng phòng hộ để phát
triển nông lâm ngư nghiệp kết hợp.
Công ty B được thuê dưới hình thức là thuê có trả tiền.
Người có thẩm quyền quyết định cho thuê là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vì công ty
B là tổ chức theo điểm a khoản 1 Điều 28.
c. Giả sử ngày 20/10/2022 Công ty B được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước khoáng
thiên nhiên với công suất 2.000m3/ngày. Hỏi:
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác cho Công ty B? (0,5 điểm)
Thuộc thẩm quyền của Bộ TN và MT.
CSPL: khoản 1 Điều 82 Luật khoáng sản 2010.
- Công ty B có nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hay nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước? Tại sao? (0.5 điểm)
Công ty B có nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vì nước khoáng thiên nhiên là thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật khoáng sản.
CSPL: Điều 1 Luật khoáng sản năm 2010.
Bài tập 2: Doanh nghiệp cung cấp bia, nước giải khát có gas để phục vụ nhu cầu thị trường trong nước. Để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp dự kiến sẽ triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất bia, nước
ngọt có gas với công suất 50 triệu lít sản phẩm/năm. Trong quá trình hoạt động, dự án có phát sinh nước thải,
bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý. Hỏi:
1. Dự án trên có thuộc đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác động môi
trường không? Vì sao?
dự án trên thuộc đối tượng ĐGTĐMT vì theo điểm a khoản 3 Điều 28 LBVMT và theo STT 14 phụ lục II thì
dự án này có công suất lớn là từ 30 triệu lít sản phẩm/năm và dự án có phát sinh nước thải. Do đó, theo Điểm a
khoản 1 Điều 30 LBVMT thì dự án này phải đánh giá TĐMT.
Vì dự án này phải ĐGTĐMT vì dự án này thuộc dự án đầu tư nhóm I được quy định tại khoản 3 Điều 28
LBVMT nên theo khoản 1 Điều 29 thì dự án này phải ĐGSBTĐMT.
2. Chủ thể nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường? Tại sao?
Chủ thể có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là Bộ TN & MT vì đây là dự
án đầu tư nhóm I quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 LBVMT nên Bộ TN & MT là chủ thể có thẩm quyền tổ
chức thẩm định báo cáo ĐGTĐMT theo điểm a khoản 1 Điều 35 LBVMT. 
3. Xác định thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án nêu trên? Tại sao?
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án nêu trên là không quá 45 ngày được
tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ vì đây là dự án đầu tư nhóm I được quy định tại khoản 3 Điều 28
LBVMT.
CSPL: điểm a khoản 6 Điều 34 Luật BVMT 
Bài tập 3: Công ty TNHH A hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa tàu biển. Tháng 4 năm 2022, Công ty TNHH A
có nhu cầu nhập khẩu phế liệu sắt, thép và nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng về Việt
Nam để phá dỡ lấy phế liệu. Theo đó, công ty A muốn nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng về Việt Nam.
Hỏi:
a. Công ty A có được phép thực hiện các hoạt động trên hay không? Tại sao?
- Đối với hoạt động  nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng về Việt Nam để phá dỡ phế liệu
thì Công ty A được phép thực hiện hoạt động trên nếu thỏa điều kiện luật định. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 70
LBVMT quy định tổ chức, cá nhân không được nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng để
phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, mà khoản 2 quy định việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển
đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Như vậy, công ty vẫn có thể được nhập khẩu tàu
biển đã qua sử dụng để phá dỡ lấy phế liệu nhưng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 
- Đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt, thép thì công ty A được phép thực hiện nếu thỏa điều kiện luật định.
Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 71 LBVMT thì tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Như vậy
trong trường hợp trên, nếu công ty A muốn nhập khẩu phế liệu sắt, thép thì phải có mục đích là nhập khẩu
những phế liệu đó làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ
môi trường thì mới được phép. 
CSPL: khoản 1,2 Điều 70, khoản 2 Điều 71 LBVMT 
b. Giả sử được phép nhập khẩu phế liệu sắt, thép thì:
- Công ty A có phải xin giấy phép môi trường không? Tại sao?
Công ty A phải xin giấy phép môi trường. Vì căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 71 quy định có giấy phép môi
trường là một trong những điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường cần phải được đáp ứng đối với tổ chức, cá
nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình. Ngoài ra, căn cứ
khoản 2 Mục I Phụ lục III NĐ 08/2022 thì dự án nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì thuộc dự án
đầu tư nhóm I. Mà căn cứ theo khoản 1 Điều 39 LBVMT thì dự án đầu tư nhóm I là đối tượng phải có giấy
phép môi trường. 
CSPL: điểm b khoản 2 Điều 71, khoản 1 Điều 39 LBVMT; khoản 2 Mục I Phụ lục III NĐ 08/2022z
- Công ty A phải thực hiện những nghĩa vụ gì theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Công ty A phải thực hiện những nghĩa vụ theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là: + Thứ nhất công
ty A phải ký quỹ bảo vệ môi trường vì căn cứ điểm c khoản 2 Điều 137 luật quy định tổ chức, cá nhân có hoạt
động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.thì phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường.
Nhằm bảo đảm các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phục hồi môi trường, xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi
trường phát sinh từ hoạt động (khoản 1 Điều 137 LBVMT). 
CSPL: điểm c khoản 2, khoản 1 Điều 137 LBVMT 
c. Trường hợp trên công ty A có phải tiến hành đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác động
môi trường không? Tại sao?
-Công ty A phải tiến hành đánh giá sơ bộ tác động môi trường 
CSPL: khoản 1 Điều 29 LBVMT + stt 1 phần I phụ lục III. Vì dự án của cty A có nhập khẩu tàu biển đã qua sử
dụng mà theo stt 1 phần I phụ lục III thì đây là hoạt động thuộc điểm a khoản 3 Điều 28. Do đó phải thực hiện
đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
-Công ty A phải tiến hành đánh giá đánh giá tác động môi trường CSPL: điểm a khoản 1 Điều 30 LBVMT. Vì
như đã phân tích thì đây là dự án thuộc điểm a khoản 3 Điều 28 nên phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường. 
d. Nếu phải tiến hành các hoạt động trên, hãy xác định thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM
trong trường hợp này.
Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM trong trường hợp này thuộc về Bộ tài nguyên và môi trường vì dự
án này là dự án thuộc điểm a khoản 3 Điều 28. 
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 35 LBVMT
Bài tập 4: Doanh nghiệp A chuyên cung cấp thịt gia súc, gia cầm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho thị trường
trong nước. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp A dự kiến trong tháng 12 năm 2022 sẽ triển khai dự
án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp với số lượng từ 1.000 đơn vị vật nuôi trở lên. Trong quá
trình hoạt động, dự án có phát sinh chất thải nguy hại.
Hỏi:
1. Dự án trên có thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường không? Vì sao?
 Theo điểm a khoản 3 Điều 28 LBVMT thì đây là dự thuộc đối tượng phải ĐGTĐMT. vì DN A triển
khai dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm với công suất lớn từ 1000 đơn vị vật nuôi trở lên được quy định tại STT
16 Phụ lục II. do đo, theo điểm a khoản 1 Điều 30 LBVMT thì dự án này phải ĐGTĐMT.

2. Chủ thể nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường? Tại sao?
 Theo đó, đây là dự án phải ĐGTĐMT theo điểm a khoản 1 Điều 30 LBVMT, nên theo điểm a khoản 1
Điều 35 LBVMT thì Bộ TN & MT sẽ có thẩm quyền tổ chức thẩm định.
 vì đây là dự án do Bộ TN&MT có thẩm quyền tổ chức thẩm định nên theo điểm a khoản 2 Điều 36 thì
Bộ TN & MT sẽ gửi đến UBND cấp Tỉnh nơi thực hiện dự án đầu tư này. Từ đây có thể thấy, Bộ TN và MT sẽ
phê duyệt kqua thẩm định báo cáo ĐGTĐMT. 

3. Dự án trên có thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường không? Tại sao?
 Dự án này thuộc đối tượng phải có giấy phép MT. Vì: đây là dự án thuộc nhóm I (điểm a khoản 1 Điều
30 LBVMT) và có phát sinh chất thải nguy hại. Do đó, theo khoản 1 Điều 39 LBVMT thì dự án này phải có
giấy phép MT.
Bài tập 5: Tháng 05 năm 2022 doanh nghiệp A có nhu cầu hoạt động sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế với
công suất 72.000 tấn sản phẩm/năm. Nhà máy sản xuất đặt trên địa bàn tỉnh B. Dự án có lưu lượng xả nước thải
trực tiếp là 7.800m3 nước/ngày. Đồng thời, doanh nghiệp A cũng có nhu cầu nhập khẩu giấy phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất.
Hỏi:
1. Dự án sản xuất trên có phải tiến hành hoạt động đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác
động môi trường không? Tại sao?
Doanh nghiệp trên có hoạt động sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế với công suất 72.000 tấn sản phẩm/năm,
theo NĐ 08/2022 doanh nghiệp A có loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, theo Phụ lục II, số
thứ tự 3, cột 3, đây là loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn. Chiếu theo Phụ
lục I, số thứ tự 3, đây là dự án đầu tư được xếp vào nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ
cao.
Do đó, dự án sản xuất trên phải tiến hành hoạt động đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác động
môi trường vì là dự án đầu tư thuộc nhóm I, theo Khoản 1 Điều 29, Khoản 1 Điều 30 LMT thuộc đối tượng
phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác động môi trường
2. Giả sử phải đánh giá tác động môi trường, hãy xác định thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường trong trường hợp trên?
Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp trên thuộc về Bộ TN và
MT  vì đây là dự án đầu tư thuộc nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 LMT, sẽ thuộc thẩm quyền thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường theo khoản 1 Điều 35 LMT
CSPL: Khoản 1 Điều 35
3. Xác định các chủ thể mà chủ dự án cần lấy ý kiến tham vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi
trường.
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng tham vấn như sau:
- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra,
bao gồm: cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt
nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác
động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra; cộng đồng
dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án; cộng
đồng dân cư, cá nhân bị tác động khác, được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường.
4. Doanh nghiệp A có được nhập khẩu phế liệu giấy không. Nếu được nhập khẩu, hãy tư vấn các thủ tục
cần thiết để doanh nghiệp A có thể tiến hành nhập khẩu phế liệu giấy như trên.
Doanh nghiệp A … được nhập khẩu phế liệu giấy vì …
Các thủ tục cần thiết để doanh nghiệp A có thể tiến hành nhập khẩu phế liệu giấy như trên là … vì …
CSPL:
Bài tập 6: Công ty TNHH VT lập dự án khai thác khoáng sản kim loại với công suất 180.000 tấn quặng làm
nguyên liệu đầu vào/năm, xây dựng khu xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động khai thác. Dự án được
dự báo có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như thu hẹp rừng tự nhiên, đồi hoang bị đào phá,
tác động làm thay đổi tính chất vật lý, thành phần hóa học của các nguồn nước xung quanh khu mỏ, gây ô
nhiễm không khí. Hãy giải thích và xác định:
a. Dự án trên có thuộc đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đối tượng phải có giấy phép
môi trường không? Tại sao?
Dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ TN&MT thuộc dự án
đầu tư nhóm 1 theo ô số 10 mục IV phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP. 
Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Luật Khoáng sản 2010 Bộ TN&MT sẽ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nếu
không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác của UBND cấp tỉnh theo khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản
2010. 
Xét thấy, dự án khai thác khoáng sản kim loại không thuộc nhóm cấp giấy phép khai thác khoáng sản của
UBND cấp tỉnh theo khoản 2 Điều 82. Chính vì vậy, giấy phép khai thác khoáng sản của dự án trong tình
huống này sẽ thuộc thẩm quyền cấp phép của thằng Bộ TN&MT. 
Như vậy, Dự án đầu tư trên thuộc nhóm I. 
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 dự án đầu tư thuộc nhóm I tại khoản
3 Điều 28 sẽ phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Dự án trên thuộc nhóm I tại điểm d khoản 3
Điều 28 theo mục IV phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Chính vì thế dự án này sẽ
thuộc đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. 
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 quy định dự án đầu tư nhóm I có phát sinh chất thải sẽ thuộc đối tượng phải cấp
giấy phép môi trường. Xét thấy, dự án khai thác khoáng sản kim loại trên có xả thải ra môi trường. Chính vì
thế, dự án trên thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. 
b. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án
trên? 
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật BVMT 2020 thì Bộ TN&MT sẽ tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc Nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật BVMT 2020.
Xét thấy, dự án thuộc nhóm I tại điểm d khoản 3 Điều 28 theo mục IV phụ lục III được ban hành kèm theo
Nghị định 08/2022/NĐ-CP. 
Như vậy, thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp này sẽ thuộc
về Bộ TN&MT. 
Căn cứ theo khoản 9 Điều 34 Luật BVMT 2020 quy định người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm
quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Xét thấy, cơ quan có thẩm
quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp này là Bộ TN&MT. Như vậy,
Bộ TN&MT đồng thời là cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp trên. 
c. Trường hợp dự án đi vào vận hành khi chưa có giấy phép môi trường; công ty khai báo không đúng
khối lượng, loại chất thải nguy hại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Công ty sẽ bị xử
phạt như thế nào? 
- Đối với vấn đề dự án đã vào vận hành nhưng chưa có giấy phép môi trường sẽ bị xử lý như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 14 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định đối với đối tượng thuộc
trường hợp phải cấp giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT
mà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đền 220.000.000 đồng. 
- Đối với vấn đề công ty khai báo không đúng khối lượng, loại chất thải nguy hại cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định sẽ bị xử lý như sau:

d. Nếu công ty muốn tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại thì công ty phải đáp ứng yêu cầu
gì?
Công ty phải đáp ứng yêu cầu … vì …
CSPL:
e. Những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật môi trường đối với chủ dự án trên?
Những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật môi trường đối với chủ dự án trên là … vì …
CSPL:

 Khi hỏi về nghĩa vụ cơ bản của môi trường ( khi khai thác nước ngầm)
- Có đánh giá sơ bộ t/đ mt theo qđ tại khoản 1 Đ29
- Nghĩa vụ ĐTM theo điều 30 luật BVNT
- Xin giấy phép khai thác tài nguyên ( k/s, nước…)
- Nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
- Có cầu phải có giấy phép xả thải không.
- Phí BVMT đổi với nước thải
Bài tập 1
Doanh nghiệp A triển khai thực hiện dự án khai thác khoáng sản rắn có khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và
đất đá thải) từ 50.000 m3 nguyên khai/năm trở lên tại địa bàn thuộc ranh giới quản lý của tỉnh X và Y. Hỏi:
a. Doanh nghiệp A sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ cơ bản nào về môi trường?
 Dự án khai thác khoáng sản rắn có khối lượng mỏ từ 50000 m3/năm là dự án thuộc nhóm I có nguy cơ tác
động đén môi trường ở mức độ cao quy định tại điểm d khoản 3 điều 28.
CSPL: SST 10 cột 2 phụ lục III Nghị định 08
 Vì là dự án thuộc nhóm I nên dự án vừa phải thực hiện ĐTM và ĐTM sơ bộ
- Xin giấy phép khai thác khoáng sản
- Vì không thuộc trường hợp được miễn cấp giấy phép khai thác khoáng sản đó là:
1. Khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường của hộ gđ, cn
2. Khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường trong phần đất dự án đã được cấp phép
 Phải xin giấy phép khai thác khoáng sản theo luật hình sự 2010
- Thẩm quyền cấp được quy định tại Đ82 luật KS 2010
+ Vi đề bài không nêu rõ nên ta chia làm hai trường hợp
- Nếu thuộc quy mô nhỏ thì thẩm quyền sẽ thuộc về UBND cấp tỉnh
- Nếu thuộc quy mô lớn thì thẩm quyền sẽ thuộc về BTN và MT
+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Đ77 luật KS 2010
 Là một trong những nghĩa vụ, tài chính cơ bản.
- Phải nộp phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.
- Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường.
- Nộp thức tài nguyên.
b. Trong những nghĩa vụ trên, nghĩa vụ nào được xem là tiền phải trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền? Tại sao?
c. . Trong những nghĩa vụ trên, nghĩa vụ được xem là tiền phải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền:
+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Vì đây là khoản tiền mà chủ thể bỏ ra dể mua quyền khai thác khoáng sản. Chủ thể chỉ thực hiện hành vi gây ô
nhiễm môi trường nên không phải là tiền theo nguyên tăc này. Đây là đ/g khai thác tài nguyên, một số quan
điểm cho rằng môi trường là một loại hàng hoá đặc biệt vì môi trường mang tính cộng đồng, ai cũng có thể khai
thác và sử dụng.
Khi các chủ thể khai thác, mua hàng hoá này thì các chủ thể phải trả tiền để mua quyền khai thác sử dụng các
yếu tố môi trường.
+ Phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản
Nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền được biết đến nhiều nhất như là một nguyên tắc dược
áp dụng đẻ phát triển các công cụ kinh tế trong quản lí môi trường. Khi thực thi các công cụ kinh tế này, người
gây ô nhiễm môi trường buộc phải trả tiền cho sự ô nhiễm mà họ gây ra, vì vậy họ sẽ có động lực kinh tế để
điều chỉnh hành vì ô nhiễm
+ Thuế tài nguyên quy định tại Luật thuế 2009 (tiền phải trả cho việc khai thác tài nguyên khoáng sản) => đánh
vào hành vi khai thác tài nguyên.
+ Chi phí phục hồi môi trường: TT38/2015 về cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản: nôp tiền
ký quỹ về cải tạo phục hồi môi trường.
Bài tập 2
Năm 2022, tập đoàn A với vai trò là chủ đầu tư sẽ tiến hành triển khai thực hiện hàng loạt các dự án đầu tư.
Theo đó, trong giai đoạn 1, tập đoàn A tiến hành triển khai dự án xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân có công
suất 6000 MW/năm. Giai đoạn 2, chủ đầu tư tiến hành khởi công xây dựng nhà máy liên hợp gang thép có công
suất 7,5 triệu tấn sản phẩm/năm, dự án có phát sinh nước thải 5.000 m3/ngày đêm. Giai đoạn 3, chủ đầu tư thi
công đường ống cấp nước cho dự án từ hồ chứa nước thượng nguồn sông T. lưu lượng khoảng 55.000 m 3
nước/ngày đêm, dự án có yêu cầu di dân với số lượng dân cần di dời là 50.000 người. Hỏi:
a. Các dự án nêu trên có bắt buộc phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường không? Tại sao?
A. Dự án hạt nhân công suất 6000MW/năm
Dự án hạt nhân là dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao tai khoản 3 Đ28
Luật BVMT 2020.
CSPL: stt 2 cột 2 phụ lục III NĐ08
 Dự án thuộc nhóm I
 Vì là nhóm I nên dự án phải thực hiện ĐTM sơ bộ theo K1 Đ29
o Dự án máy liên hợp gang thép có công suất 7,5 triệu tấn phát sinh ra thải 5000m3/ngày đêm
Dự án này là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại điểm d khoản 3 Đ28
Luật BVMT 2020
CSPL: stt 10 cột 2 phụ lục III NĐ 08
 Dự án thuộc nhóm I
Vì là dự án nhóm I nên dự án sẽ phải thực ĐTM sơ bộ theo K1 Đ29
b. Trong các dự án nêu trên có dự án nào thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)? Tại
sao?
Cả 3 dự án đều phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Vì 3 dự án đều là dự án nhóm I mà theo điểm a K1 Đ30 các dự án thuộc nhóm I là đối tượng phải thực hiện
đánh giá tác động môi trường.
c. Chủ thể nào có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)? Tại sao?
Chủ thể có thẩm quyền.
Theo điều 41, chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường là BTNMT
Mà các dự án trên là cá dự án thuộc nhóm I thuộc quy định tại Đ 39
=> Chủ thể có thẩm quyền là bộ TN và MT.
d. Cho biết chủ đầu tư phải thực hiện những nghĩa vụ nào theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?
Tại sao?
- Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
=> có khai thác gang thép
- Phí bảo vệ môit trường khi khai thác khoáng sản.
- Thuế tài nguyên ( nộp thuế)
- Chi phí phục hồi môi trường
e. Nếu sau khi các dự án đi vào hoạt động làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người dân, nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại có phải là nghĩa vụ phải trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền không? Tại
sao?
. Nếu sau khi các dự án đi vào hoạt động làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người dân, nghĩa vụ bồi
thường thiệt hai do ô nhiễm môi trường không là nghĩa vụ phải trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền.
Bởi vì trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm theo PPP là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, cách xử sự NN bắt buộc họ
phải thi hành. Nghĩa vụ pháp lý không pahir là hành vi mà là sự cần thiết phải xử sự như vậy.
- Trong khị đó bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra xuất phát từ hành vi không hợp pháp làm ô
nhiễm môi trường có lỗi của chủ thể, đây là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả bất lợi đối với các chủ
thể, nhằm buộc bên gây thiệt hại cho chủ thể khác phải khác phục hậu quả bằng cách đền bù những tổn thất về
vật chất và tinh thần mà họ gánh chịu theo quy định của pháp luật.
- Theo quy định tại Đ 602 BLDS 2015 thì TN BTTH do làm ô nhiễm môi trường được xác định: “ Chủ thể
làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ
thể đó không có lỗi.”
- Theo đó, những người có hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, làm
suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, tổn hại đến sức khoẻ tính mạng của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường cho chính hành vi ấy. Đây là khoản tiền bồi thường mà
chủ thể phải chịu nếu hành vi gây ô nhiễm môi trường đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của chủ
thể khác… Không phải là tiền phải trả theo quy định của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

You might also like