You are on page 1of 2

 Bức tranh hiện thực:

- Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới rất quan trọng đối với mọi người, ai cũng sẽ cố gắng bằng
mọi giá làm cho nó được tươm tất, thịnh soạn nhất có thể. Tuy nhiên, vì cái đói đeo bám, vì thuộc
gia đình nghèo đứng bên bờ vực cái chết, cho nên dù có đầy đủ hơn ngày thường thì bữa cơm
cũng hiện lên hết sức thảm hại" mẹt rách "," độc một lùm rau chuối thái rối "," một đĩa muối ","
một niêu cháo loãng lõng bõng ". Ở đây, Kim Lân đã thể hiện tài năng ngôn ngữ của mình với
đầy sức gợi hình và gợi tả. Bữa cơm đơn sơ, tuềnh toàng và sơ sài nói lên sự nghèo đói của một
gia đình ở tầng lớp dưới cùng của xã hội, từ đó vẽ lên hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm
của cả dân tộc mùa xuân 1945. ". Họ đang cố gắng giành giật lại từng chút sự sống từ bàn tay của
tử thần. Và điều cần nhất lúc này không đòi hỏi đến ăn ngon, đủ ăn mà chỉ cần có ăn để được
sống. Niềm vui của bà cụ Tử vì thế cũng chỉ là niềm vui tội nghiệp. Cảnh cơ hàn vẫn ám ảnh, bủa
vây cụ và các con, khiển họ chẳng thể vui trọn vẹn trong ngày đại hỷ của đời người. Bữa cơm
mừng đầu mới như một nét vẽ cuối cùng hoàn tất bức tranh thể thảm của nạn đói năm Ất Dậu.
Đói đến thê lương, thảm khốc. Đối đến nổi người chết thì như ngả ra, người sống cũng dật dờ như
những bóng ma
- Cháo cám dẫu được mẹ già sang trọng gọi là chè khoán nhưng vẫn không sao xua được cảm giác
đắng ngắt, chát xít nơi cổ họng. “hai con mắt thị tối lại”, mặt Tràng “chun lại ngay, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Không khí bữa ăn chùng xuống, bởi “không ai nói câu gì”,
“tránh nhìn mặt nhau” và đeo đuổi theo “nỗi tủi hờn” dâng lên trong tâm trí. Bữa ăn nhà Tràng
quả là thê thảm nhưng dù sao vẫn còn khá hơn nhiều nhà khác trong sự so sánh đầy lạc quan:
“Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”. Chao ôi là khổ! Phải đói đến mức nào thì mới ăn
cám thấy ngon? Cuộc sống khắc nghiệt đày đọa con người, bắt họ phải sống cuộc sống của loài
vật khi ăn thứ thức ăn thường dùng cho gia súc. Hiện thực về cái đói vô cùng khốc liệt và ám ảnh
một lần nữa xuất hiện, đe dọa thứ hạnh phúc bé nhỏ, mong manh vừa mới nhen nhúm. Nỗi xót xa,
buồn tủi thấm trong trang văn của Kim Lân như lan sang người đọc.
 Một đoạn văn ngắn mà đã nói được một cách thấm thía nỗi cơ cực của con người. Qua đây,
người đọc có thể nhận ra thái độ cảm thông và cách tố cáo hiện thực của một nhà nhân đạo chủ
nghĩa.

 Vẻ đẹp tình người:


- Sự tế nhị, hiếu thảo, sẻ chia, thấu hiểu của thị:
 Nàng dâu mới đã được người mẹ chồng đón tiếp bằng bữa cơm ngày đói, bằng món ăn đặc
biệt: chè khoán mà thực chất chính là cháo cám. Thị đón lấy bát cháo cám từ tay người mẹ
chồng đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại, đó là nỗi chua chát rất thực trong tình cảnh
thê thảt. Nhưng chính trong tình cảnh thảm hại đó, cách cư xử của thị lại làm sáng lên bản
chất tốt đẹp của con người. Thị điềm nhiên và vào miệng. Đó là sự ứng xử ý tứ, Thị không
muốn làm mất đi niềm vui của người mẹ già tội nghiệp. Thậm chí cái điềm nhiên như
không của thị còn làm vơi đi nỗi cay cực, chua xót của tất cả mọi người. Đây còn là cách
cư xử của một con người trọng nghĩa tình. Bởi có lẽ thị thấu hiểu và trân trọng những
người trong gia đình này. Họ đã yêu thương đón nhận thị bằng cả tấm lòng. Đó cũng là
biểu hiện của sự chấp nhận, dũng cảm đối mặt với tất cả khó khăn để cùng chia sẻ, cùng
vun đắp, cùng nhau sống và vươn tới những điều tốt đẹp.
 So sánh: nếu những hành động của thị trong hai lần gặp gỡ với chàng là vì miếng ăn, liều
lĩnh bám lấy chàng để được ăn, được sống thì những hành động của thị trong buổi sáng
hôm sau là hành động của yêu thương, của đồng cảm, sẻ chia để cùng vun đắp hạnh phúc
gia đình. Sự khốn khó khiến người ta thành bèo bọt, rẻ rúm nhưng tình yêu thương, khát
vọng hạnh phúc đã khiến con người trở nên tốt đẹp hơn
- Người mẹ chồng đón nàng dâu mới bằng bữa cơm ngày đói:
 Một bữa ăn thảm hại về phương diện vật chất không giấu đi đâu được nhưng có sự ấm áp
niềm vui, niềm hi vọng lan tỏa từ người mẹ đến các con. Trong bữa cơm, bà lão là người
chủ động chuyện trò, tạo ra không khí đầm ấm, vui vẻ cho các con nhất là nàng dâu mới.
Cụ Tứ được miêu tả với hành động “lật đật, lễ mễ, vừa khuấy khuấy vừa cười”, với câu
nói cố tỏ ra vui vẻ “chè khoán đây ngon đáo để cơ”. Cuộc sống khắc nghiệt đày đọa con
người, bắt họ phải sống cuộc sống của loài vật, song nó không dập tắt được phần người,
rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Nồi chè cám nghẹn bứ cổ và đắng chát ấy lại là
món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà cố đổi buồn thành vui, tươi
cười, đon đả cho bữa cơm đỡ phần thê thảm, đó là sự gắng gượng của người mẹ để giữ lấy
niềm vui trong bữa cơm đón nàng dâu mới, là sự gắng gượng của người mẹ giúp các con
vượt qua nỗi tủi hờn chua chát khi nuốt những miếng cám “đắng chát nghẹn bứ trong cổ”.

 Niềm tin: Mặc dù cái đói khát tối sầm đang bủa vây nhưng gia đình họ vẫn tìm cho mình lí do,
niềm tin để vươn lên trên cái đói, cái thảm đảm để mà vui, mà hi vọng.
- Cái đói đã đẩy con người về hàng súc vật. Nhưng con người vẫn là con người, vẫn tìm cách
nương tựa vào nhau mà sống, vẫn khát khao, hi vọng. Bởi vậy, trong đoạn văn miêu tả bữa cơm
ngày đói của Kim Lân, ta vẫn thấy được không khí đầm ấm, đầy ắp tình người của gia đình
Tràng. “Chưa bao giờ trong gia đình này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế”. Bữa cơm thảm
hại về vật chất nhưng ai cũng ăn rất ngon lành, lại nói với nhau những điều rất vui vẻ. Nhân vật
tạo nên không khí đầm ấm đó không ai khác hơn là bà cụ Tứ. Trong bữa ăn “bà lão nói toàn
chuyện vui”, lúc nào cũng “tươi cười, đon đả” như để khỏa lấp tình trạng đen tối của hiện thực
hay cũng là nụ cười hạnh phúc của người mẹ nghèo trước cuộc sống mới của các con. Cụ
không nói về cháo cám như một món ăn dành cho con lợn, con gà, mà cụ nói đến nó như một
sự may mắn của gia đình khi nhiều nhà còn không có cả cám để ăn qua nạn đói. Bà kể chuyện
làm ăn, gia cảnh, toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này, còn động viên các con bằng
những dự tính mà trong hoàn cảnh hiện tại ai cũng biết là viển vông, xa vời nhưng trong cách
nói của bà vẫn đầy náo nức, hi vọng rằng nếu may mắn, cố gắng họ vẫn có thể sống, vẫn có thể
vượt qua đói khát, ấm no, sung túc. Tất cả đều cùng hướng đến một tương lai hạnh phúc và no
đủ hơn.
 Chính ở người mẹ già gần đất xa trời ấy, người ta còn cảm nhận một niềm tin thật mãnh liệt vào
những điều tốt đẹp dù con người đang phải sống trong tận cùng của khổ cực đói khát.
 Chính người mẹ đã truyền cho các con niềm tin sức mạnh “để đối mặt với khốn khổ để vượt lên
cái khốn khổ, cái đói, cái thảm hại để mà vui, mà hi vọng”.
 Tiểu kết:
- " Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống". Kim Lân không chỉ gợi lại
sinh động thảm trạng ngày đói năm nào mà nhà văn còn muốn ca ngợi tình người nồng thắm nơi
những tấm lòng thuần hậu, chất phác. Trong cảnh đói bi thương ấy, họ vẫn không thôi yêu
thương, vẫn nương tựa vào nhau cùng sẻ chia và cùng hi vọng. So với những tác phẩm viết về
người lao động trước Cách mạng như Tắt đèn, Chí Phèo, Lão Hạc, Vợ nhặt mang đến một giá trị
nhân đạo mới mẻ hơn: Nhà văn không chỉ thấy nỗi khổ của con người và vẻ đẹp tâm hồn của họ
mà còn nhìn thấy tương lai và con đường sống tất yếu của họ. Nhà văn có một niềm tin tưởng
mãnh liệt vào khả năng tự vươn dậy của họ. Cho dù đang đứng bên miệng vực của cái đói, cái
chết, cho dù bị dồn đuối đến bước đường cùng thì người lao động Việt Nam vẫn tràn đầy khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc, vẫn vững tin vào tương lai, vào một ngày mai tươi sáng.

You might also like