You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HOÁ HỌC

BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN CH2000

CHƯƠNG 8: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ


MÔ HÌNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG QUÁ
TRÌNH
NGUYỄN CÔNG BẰNG
bang.nguyencong@hust.edu.vn

Phiên bản V1- 15.09.2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT/ Abbreviations ............................................................ 2
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG/Learning objectives .......................................................... 3
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH TOÁN HỌC VÀ MÔ PHỎNG QUÁ
TRÌNH/Principle of mathematical modeling and simulation process........................ 4
8.1 Nguyên lý cơ bản của mô hình toán ..................................................................... 4
8.1.1 Mô hình toán là gì? ........................................................................................ 4
8.1.2 Phân loại mô hình toán .................................................................................. 4
8.1.3 Một số ví dụ ................................................................................................... 5
8.1.4 Hệ thống là gì? ............................................................................................... 5
8.1.5 Nguyên lý cơ bản của mô hình toán .............................................................. 5
8.1.6 Quy trình cơ bản xây dựng mô hình toán ...................................................... 6
8.1.7 Điều kiện đầu và điều kiện biên .................................................................... 7
8.1.8 Mô hình số ..................................................................................................... 7
8.2 Mô phỏng quá trình .............................................................................................. 8
8.2.1 Mô phỏng là gì? ............................................................................................ 8
8.2.2 Vai trò của mô hình toán và mô phỏng ......................................................... 8
TÓM TẮT/ Summary ................................................................................................. 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 9
DANH MỤC CÁC TỪ KHOÁ .................................................................................. 9

1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT/ Abbreviations

2
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG/Learning objectives
Sau khi học xong bài giảng này, sinh viên có thể có:
Kiến thức (theo phân loại tư duy của Bloom)
• Biết vai trò của mô hình toán và mô phỏng trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học.
• Hiểu các nguyên lý xây dựng mô hình toán cho một quá trình hóa học.
• Áp dụng nguyên lý cơ bản thiết lập mô hình toán cho một quá trình đơn giản.
Kỹ năng (theo phân loại kỹ năng của Harow)
• Bắt chước xây dựng mô hình cho một quá trình tương tự.
• Tự xây dựng được mô hình toán cho một quá trình đơn giản.
Thái độ
• Tiếp nhận kiến thức trong bài giảng
• Đáp ứng được yêu cầu của bài giảng

3
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG QUÁ
TRÌNH/ Principle of mathematical modeling and simulation process

8.1 Nguyên lý cơ bản của mô hình toán


Mô hình toán là gì?
• Mô hình toán là đại diện cho một hiện tượng khoa học hoặc một quá trình kỹ
thuật bằng các phương trình toán học [1].
o Mô hình toán mô tả quá trình dẫn nhiệt qua một lớp tường phẳng (Hình 8-
1).

Hình 8- 1: Dẫn nhiệt qua tường phẳng

o Phương trình liên tục và Navier-Stokes mô tả dòng chảy của chất lưu xung
quanh một hạt hình cầu (Hình 8- 2).

Hình 8- 2: Dòng chảy qua hạt

Phân loại mô hình toán


• Mô hình toán được chia làm 3 loại: Mô hình toán lý thuyết; mô hình toán thực
nghiệm; mô hình toán bán thực nghiệm [2].
4
Hình 8- 3: Phân loại mô hình toán

Một số ví dụ
• Ví dụ 8.1: Lập mô hình toán mô tả sự phát triển của tế bào [1].
• Ví dụ 8.2: Lập mô hình toán mô tả chiều cao mực chất lỏng trong bể (Hình 8-
4) theo thời gian cho 2 trường hợp [3].

Hình 8- 4: Sơ đồ của bể chứa cho ví dụ 8.2

Hệ thống là gì?
• Hệ thống là không gian có biên phân biệt nó với môi trường xung quanh. Biên
của hệ thống có thể là thực hoặc tưởng tượng. Thông số của hệ thống là đối
tượng nghiên cứu của mô hình toán và mô phỏng.
• Hệ thống có thể trao đổi vật chất và/ hoặc năng lượng với môi trường.
• Quá trình diễn ra trong hệ thống có thể là ổn định hoặc không ổn định
Nguyên lý cơ bản của mô hình toán [1, 4, 5]
• Nguyên lý bảo toàn khối lượng.
• Nguyên lý bảo toàn năng lượng.
• Nguyên lý bảo toàn động lượng.

5
Quy trình cơ bản xây dựng mô hình toán [6].
• Xác định vấn đề: Xác định hệ, môi
trường, thông số mô tả hệ.
• Mô tả hệ và giả thiết: Nhận diện quá
trình hóa lý; giả thiết hợp lý đơn giản
hóa quá trình.
• Xây dựng mô hình: Áp dụng các
nguyên lý bảo toàn cho quá trình.
• Giải mô hình: Giải mô hình bằng giải
tích; phát triển thuật toán để giải mô
hình bằng máy tính. Biểu kết quả, dữ
liệu số.
• Thẩm định mô hình: So sánh dữ liệu
từ giải mô hình với dữ liệu đo. Nếu
không phù hợp với dữ liệu do phải
quay lại bước “Mô tả và giả thiết”,
hiệu chỉnh lại giả thiết và quá trình hóa
lý.
• Áp dụng mô hình: Mô hình được Hình 8- 5: Sơ đồ quy trình cơ bản xây dựng
thẩm định sẽ áp dụng để dự đoán quá mô hình toán
trình làm việc của hệ, tìm thông số tối
ưu nhằm cải tiến hoặc thiết kế mới hệ.
Ví dụ áp dụng

6
Ví dụ 8.3: Mô tả sự thay đổi đường Ví dụ 8.4: Mô tả sự thay đổi nhiệt
kính của hạt carbon do phản ứng độ của hạt carbon biết nhiệt dung
J
C+O2 = 2CO2 . Biết tốc độ phản riêng của hạt là cp (kg.K), khối lượng
kgC
ứng trên bề mặt ngoài là R C ( ), riêng của hạt là ρ ( kg ), hệ số cấp
m2 .s m3
kg
khối lượng riêng của hạt là ρ ( 3
). nhiệt đối lưu với môi trường là α
m W
→ Áp dụng nguyên lý bảo toàn khối (m2 K).
lượng. → Áp dụng nguyên lý bảo toàn năng
lượng.

Ví dụ 8.5: Thiết lập mô hình toán


mô tả chuyển động của hạt carbon
trong trường trọng lực biết lực cản
môi trường tác dụng lên hạt là Fd =
cd πd2p (vp −v∞ )
(N)
8
→ Áp dụng nguyên lý bảo toàn
động lượng.

Điều kiện đầu và điều kiện biên


Để giải mô hình toán dưới dạng phương trình vi phân thì ta cần biết điều kiện đầu và
điều kiện biên.
• Điều kiện đầu là giá tri của biến số tại thời điểm ban đầu.
• Điều kiện biên là giá trị của biến số hoặc quy luật liên quan đến biến số ở trên
biên.

Mô hình số
• Mô hình số là dạng gần đúng của mô hình toán. Lời giải của mô hình số là
lượng lớn dữ liệu rời rạc gần đúng so với lời giải chính xác.
• Do tính chất phức tạp của hiện tượng vật lý và hóa học xảy, mô hình toán mô
tả quá trình kỹ thuật hóa học thường là hệ thống phương trình vi phân đạo hàm

7
riêng phần, do đó hiếm khi có lời giải chính xác. Do đó, việc chuyển đổi mô
hình toán sang mô hình số và ứng dụng các phần mềm để giải mô hình số là
cần thiết khi nghiên quá trình kỹ thuật hóa học.

Ví dụ 8.6: Quay lại ví dụ 8.2, chuyển phương trình mô tả mức chất lỏng trong bể
sang dạng phương trình số.

8.2 Mô phỏng quá trình


8.2.1 Mô phỏng là gì?
• Mô phỏng là giải mô hình toán của một quá trình và thể hiện trực quan kết quả,
giúp chúng ta có thể "xem" hoặc "truy cập" vào dữ liệu thể đo lường.
• Quá trình mô hình hóa và mô phỏng được chia thành ba giai đoạn cơ bản.
o Giai đoạn 1: phát triển và điều chỉnh mô hình toán học.
o Giai đoạn 2: chuyển mô hình toán đã phát triển sang dạng mô hình số.
o Giai đoạn 3: giải mô hình số và biểu diễn kết quả.
• Các phần mềm ứng dụng trong mô phỏng quá trình: MATLAB®, ASPEN, CFD
ANSYS-Fluent®, hoặc OpenFOAM.
• Mô hình toán kết hợp với các điều kiện đầu và điều kiện biên là yếu tố quyết
định độ tin cậy và khả năng ứng dụng của kết quả mô phỏng.

8.2.2 Vai trò của mô hình toán và mô phỏng quá trình


• Nghiên cứu và phát triển
o Xác định các cơ chế và thông số động học của phản ứng hóa học.
o Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số nhằm kiểm soát và điều khiển quá
trình.
o Hỗ trợ trong việc tính toán mở rộng quy mô.
• Thiết kế và tối ưu hóa
o Tiền thiết kế thiết bị và hệ thống cho năng suất mong muốn với hiệu suất
cao.
o Nghiên cứu sự tương tác của các phần tử khác nhau của quá trình.
o Mô phỏng quy trình khởi động, tắt máy và các tình huống khẩn cấp.
• Vận hành nhà máy
o Khắc phục sự cố điều khiển và xử lý sự cố.
o Hỗ trợ đào tạo nhân lực vận hành hệ thống.
o Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các yêu cầu đối với các dự án mở rộng.
o Tối ưu hóa hoạt động của nhà máy.

8
TÓM TẮT/ Summary
8.1: Nguyên lý cơ bản của mô hình toán
− Nguyên lý bảo toàn khối lượng
− Nguyên lý bảo toàn năng lượng
− Nguyên lý bảo toàn động lượng
8.2: Mô phỏng quá trình
− Giải mô hình toán và biểu diễn kết quả; có thể giải bằng giải tích hoặc máy tính
trên cơ sở mô hình số và ứng dụng phần mềm
− Mô phỏng quá trình có vai trò quan trọng trong tính toán thiết kế tối ưu, điều
khiển và vận hành quy trình sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ricardo Simpson, S.K.S.a., Chemical and Bioprocess Engineering:
Fundamental Concepts for First-Year Students. 2013: Springer-Verlag New
York.
2. Srihari, D.B.K., Modeling and Simulation in chemical engineering.
3. Luyben, W.L., Process Modeling, Simulation, And Control For Chemical
Engineers. 1973: McGraw-Hill. 752.
4. Felder, R.M., R.W. Rousseau, and L.G. Bullard, Elementary principles of
chemical processes. 2016.
5. Kenneth A. Solen, J.N.H., Introduction to Chemical Engineering: Tools for
Today and Tomorrow, 5th Edition. 2011: Wiley
6. Rasmuson, A., et al., Mathematical Modeling in Chemical Engineering. 2014,
Cambridge: Cambridge University Press.

DANH MỤC CÁC TỪ KHOÁ


Tiếng Viêt Tiếng Anh
Mô hình toán Mathematical model
Mô hình số Numerical model
Mô phỏng quá trình Simulation process
Bảo toàn khối lượng Mass conservation
Bảo toàn năng lượng Energy conservation
Bảo toàn động lượng Momentum conservation

You might also like