You are on page 1of 16

Chữa các đề “Đại cáo Bình Ngô”

Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về bản cáo trạng tội ác của giặc Minh
xâm lược trong đoạn trích sau đây
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
….
Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
Từ đó rút ra NX lý giải vì sao đoạn văn trên đc coi là bản cáo trạng
tội ác giặc Minh xâm lược
I. Mở bài
Nguyễn Trãi là 1 nhà văn, nhà thơ lớn của văn học trung đại
VN. Ông từng đc Tô Thế Huy ví là “Sông Giang, sông Hán trong các
sông và sao Ngưu, sao Đẩu trong các sao, đc Nguyễn Mộng Tuân
vinh danh là “kinh bang hoa quốc cổ vô tiền”. Ông đã để lại cho đời
1 gia tài văn chương vô cùng quý giá. “Văn chương của tiên sinh ….
Sáng sủa, mạnh mẽ, dồi dào, không có gì có thể cheo lấp được
(Nguyễn Năng Tĩnh). “Đại cáo bình Ngô” là tác phẩm lớn của Nguyễn
Trãi, đc xem là áng “thiên cổ hùng văn” (bài văn hùng tráng của
muôn đời). Đọc áng văn này, độc giả không khỏi ấn tượng với bản
cáo trạng tội ác giặc Minh xâm lược trong đoạn trích sau đây:
“ Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
….
Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh ra đời: sau năm 1428
- Bố cục
- Vị trí đoạn trích: (đoạn trích trên thuộc phẩn …., nội dung (= bản
cáo trạng tội ác)
Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện
binh của giăc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, chấp nhận rút
quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô“.
“Đại cáo bình Ngô” có ý nghĩa như 1 bản tuyên ngôn độc lập đc công
bố vào tháng Chạp, năm Đinh Mùi (trức đầu nằm 1428). Bài đại cáo
này mang dặc trưng cơ bản của thẻ cáo nói chung, đồng thời có
những sáng tạo riêng của Nguyễn Trãi với kết cấu chặt chẽ 4 phần:
nêu luận đề chính nghĩa, vạch rõ tội ác của kẻ thù, kể lại quá trình
chinh phạt gian khổ và tất thằng của cuộc khởi nghĩa, tuyên bố
chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Đoạn trích trên thuộc
phần 2 của tác phẩm, là bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc minh
xâm lược
2. Cảm nhận đoạn trích
Sau khi mở đầu bài cáo bằng luận đề chính nghĩa, NT đã dựa trên
cơ sở vững chãi đó để vạch trần tội ác của quân xâm lược. Tác giả
vừa đứng trên lập trường dân tộc vừa đứng trên lập trường nhân
bản để tố cáo giặc minh
a. Đứng trên lập trường dân tộc, Nguyễn Trãi vạch trần luận điệu
bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” của giặc Minh, chỉ rõ âm mưu cướp nước
ta của chúng:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong lòng nước dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hại
Bọn gian tà bán nước cầu vinh”
Việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉ là 1 nguyên nhân, 1 nguyên cớ
để giặc Minh “thừa cơ gây họa”. Những từ “nhân”, “thừa cơ” trong
bản dịch đã góp phần lột trần luận điệu giả nhân giả nghĩa của
giặc. “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là 1 cách “mượn gió bẻ măng”. Âm mưu
thôn tính nước ta vốn có sẵn, có từ lâu trong đầu óc của “thiên
triều”. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm
lược, Nguyễn Trãi đã bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá của
địch: “Nước mày nhân việc nhà Hồ trái đạo, mượn cái tiếng thương
dân đánh kẻ có tội, thật ra là làm việc bạo tàn, lấn cuớp đất nước
ta, bóc lột nhân dân ta …. Nhân nghĩa mà như thế ư? (Thư số 8 – Gửi
Phương Chính)
b. Khi vạch rõ tội ác của giặc Minh, NT đứng trên lập trường dân
tộc khi tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của giặc Minh
với nhân dân thì NT đứng trên lập trường nhân bản. Nguyễn Trãi
đứng trên lập trường nhân bản. Tác giả đi sâu tố cáo những chủ
trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh:
- Chúng vơ vét tài nguyên, sản vật quý hiếm: ngọc quý , vàng bạc,
hươu đen….
- Chúng hủy hoại môi trường sống, tàn hại giống côn trùng cây cỏ
- Chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy qua thủ đoạn thuế
khóa, phu phen. Dân ta điêu linh, đói khổ bởi nay bắt đi phu xây
đắp đất, mai lại bắt bỏ cả nghề canh cửi. khắp thôn cùng xóm
- Đặc biệt chúng con hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động
diệt chủng. Đọc “Đại cáo bình Ngô”, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh
người dân vô tội trong tình cảnh bi đát đến cùng cực, không còn
đường sống. Cái chết đợi họ trên rừng, cái chết đợi họ dưới iển,
đúng như lời bài Cáo: “chốn chốn – lưới chăng”, “nơi nơi – cạm
đặt”. Tội ác kẻ thù đc đặc tả trong 2 câu:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Trong bao nhiêu thảm cảnh mà giặc Minh gây ra đối với nhân dân ta
thới bấy giờ còn ghi chép trong sử sách: rút ruột người treo lên cây,
nấu thịt người lấy dầu, phanh thây người phụ nữ có thai, nướng sống
người làm trò chơi, chất thây người làm mồ kỉ niệm,… NT đã khái
quát lại trong 2 hình tượng “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”. Những
hình tường này vừa diễn tả 1 cách rất thực tội ác man rợ kiểu trung
cổ của giặc Minh vừa mang tính khái quát, có ý nghĩa khắc vào bia
căm thù để muôn đời nguyền rủa quân xâm lược
- Đối lập với tình cảnh người dân vô tội là hình ảnh kẻ thù xâm lược:
“Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán
Chính ở đây, NT đã trên cơ sở hiện thực để lột tả bộ mặt thật của
quân xâm lược chúng tàn bạo, man rợ như bầy quỷ sứ. CHúng ko chỉ
tham vàng bạc châu báu, tham chim trả, hươu đen, chúng còn có cái
tham của loài quỷ sứ: “máu mỡ bấy no nê chưa chán”. Âm mưu của
chúng “đủ muôn nghìn kế”. Việc làm của chúng: “dối trời lừa dân”.
Tội ác của chúng “Bân nhân nghĩa nát cả đất trời”
-> Để diễn tả tội ác chất chồng của giặc để diễn tả khối căm hờn
chất chứa của nhân dân ta, NT kết thúc bản cáo trạng bằng câu
văn đầy hình tượng:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”
Lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của giặc),
dùng cái vô cùng (nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự dơ bẩn của
kẻ thù). Câu văn đầy hình tượng đó đã cho ta cảm nhân sâu sắc tội
ác của giặc Minh xâm lược. Nguyễn Trãi đã kết thúc bản cáo trạng
bằng lời tuyên án vô cùng đanh thép:
“Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được?”
3. Đánh giá
- Nghệ thuật: Đv có sự kết hợp chặt chẽ của yếu tố chính luận và
yếu tố văn chương
+ Yếu tố chính luận: kết cấu chặt chẽ, lập luận logic sắc bén, lý lẽ
đanh thép hùng hồn, bằng chứng xác thực tiêu biểu
+ Yếu tố văn chương: câu văn biền ngẫu, nhịp nhàng, đăng đối; ngôn
ngữ giàu sức biểu đạt; giọng văn biến hóa linh hoạt (khi thì căm
phẫn trước tội ác của kẻ thù, khi thì thắm thiết, xót xa trước cảnh
lầm than của nhân dân); hình ảnh sinh động, sử dụng thành công
nhiều thủ pháp NT (so sanh, tương phản, liệt kê…)
4. Nhận xét nâng cao: bản cáo trạng tội ác của giặc Minh xâm lược
(nội dung hoặc nghệ thuật)
- Giới thiệu vấn đề cần nhận xét (phải có từ khóa NX)
- Phân tích ngắn gọn = chỉ ra các biểu hiện của vấn đề cần NX
- Nâng cao: đánh giá vai trò của vấn đề cần NX trọng việc tạo nên
các giá trị của tp, phong cách của nhà văn
Đoạn văn trên đúng là 1 bản cáo trạng đanh thép về tội ác
của giặc Minh xâm lược. Bản cáo trạng ấy đã đứng trên lập trường
nhân bản để kết án, vạch trâng những tội ác cướp nước, hại dân của
quân Minh trong suốt 20 năm xâm lược Đại Việt ta. Bản cáo trạng
này có giá trị và ý nghĩa của 1 bản tuyên ngôn nhân quyền đầy tiến
bộ và nhân văn. Và bản cáo trạng thống thiệt này còn làm sáng ngời
1 tư tưởng xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi:
nhân nghĩa “ưu dân ái quốc”
III. Kết bài
- Nhắc lại tên tác phẩm, tên đoạn trích, từ khóa NX
- Phát biểu cảm nghĩ + câu văn tạo dư âm
“Đại cáo bình Ngô” có sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng chính
trị và cảm hứng nghệ thuật, giữa mục đích chức năng và nghệ thuật
ngôn từ, sự kết hợp đến mức kì diệu mà chưa 1 tác phẩm văn học
chính luận nào đạt tới. Thành công đó thể hiện rõ nhất trong trích
đoạn thứ hai mang giá trị của 1 bản cáo trạng tội ác của giặc Minh
xâm lược. “Đại cáo bình Ngô thật xứng đáng với vinh danh là áng
“thiên cổ hùng văn” không tiền, khoáng hậu

Chữa các nhận xét có thể được hỏi về đoạn


văn thứ hai của “Bình Ngô đại cáo”
1. Bản cáo trạng tội ác giặc Minh
2. Bản tuyên ngôn nhân quyền
Đoạn văn trên mang dáng dấp của 1 bản tuyên ngôn nhân
quyền. Đứng trên lập trường nhân bản, Nguyễn Trãi đã kết án, vạch
trần những tội ác của quân Minh để khẳng định những quyền lợi
chính đáng của nhân dân Đại Việt: được sống, đc tự do, đc bảo vệ
hạnh phúc. Bản tuyên ngôn đã làm cho “BNĐC” nâng lên tầm tư
tưởng nhân văn đầy tiến bộ. Và bản cáo trạng thống thiết này còn
làm ngời sáng 1 tư tưởng xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Trãi: nhân nghĩa “ưu dân ái quốc”
3. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
Đoạn văn trên kết tinh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Đứng trên lập trường nhân bản, Nguyễn Trãi đã kết án, vạch trần
những tội ác của quân Minh để khẳng định những quyền lợi chính
đáng của nhân dân Đại Việt: được sống, đc tự do, đc bảo vệ hạnh
phúc. Tư tưởng nhân nghĩa này đã tạo nên cho “BNĐC” 1 bản cáo
trạng đanh thép và bản tuyên ngôn nhân quyền đầy tính nhân văn.
Nhân nghĩa chính là nội dung xuyên suốt của sáng tạc Nguyễn Trãi,
là cốt lõi làm nên “chất ngọc Ức Trai” ngời sáng muôn đời.
4. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Trãi (lấy đoạn này làm
đánh giá nội dung)
Đoạn văn trên kết tinh tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi.
Đứng trên lập trường nhân bản, Nguyễn Trãi đã cảm thông, thương
xót cho cảnh khốn cùng của nhân dân Đại Việt và căm thù, lên án tội
ác tàn bạo của giặc Minh với nhân dân ta. Tư tưởng nhân đạo này
đã tạo nên cho “BNĐC” 1 bản cáo trạng đanh thép và bản tuyên
ngôn nhân quyền đầy tính nhân văn. Tư tưởng nhân đạo chính là cốt
lõi cho nội dung xuyên suốt của sáng tác Nguyễn Trãi: nhân nghĩa
“ưu dân ái quốc”
5. Nghệ thuật viết văn chính luận mẫu mực của Nguyễn Trãi
Đoạn văn trên đã chứng tỏ nghệ thuật viết văn chính luận mẫu
mực của Nguyễn Trãi. Bởi ngòi bút Nguyễn Trãi đã kết hợp hài hòa
yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Yếu tố chính luận là kết cấu
chặt chẽ, lập luận logic sắc bén, lý lẽ đanh thép hùng hồn, bằng
chứng xác thực tiêu biểu. Yếu tố văn chương là câu văn biền ngẫu,
nhịp nhàng, đăng đối; ngôn ngữ giàu sức biểu đạt; giọng văn biến
hóa linh hoạt (khi thì căm phẫn trước tội ác của kẻ thù, khi thì thắm
thiết, xót xa trước cảnh lầm than của nhân dân); hình ảnh sinh động,
sử dụng thành công nhiều thủ pháp NT (so sánh, tương phản, liệt
kê…). Nghệ thuật viết căn chính luận mẫu mực đã góp phần đưa
“BNĐC” thành áng “thiên cổ hùng văn” và khẳng định vị thế của
Nguyễn Trãi là “người viết văn, thảo hịch hơn hết mọi thời”
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về cách xây dựng hình tượng người anh
hùng áo vải đậm chất nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong đoạn trích:
Ta đây
…..
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt”
I. Mở bài:
(….) Các xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải đậm chất nhân
nghĩa của NT trong đoạn trích dưới đây
II. Thân bài:
1. Giới thiệu chung
(….) Đoạn trích trên thuộc phần 3 của tp, tái hiện lại buổi đầu gian
khổ của cuộc KNLS
2. Phân tích đoạn 3
- Sau khi đưa ra luận đề chính nghĩa và viết nên bản cáo trạng tội
ác đanh thép của giặc Minh, NT tiếp tục tổng kết lại cuộc KNLS.
Ngòi bút của ông bám sát sự thật lịch sử, thăng hoa trong lỗi viết
hào hùng, hấp dẫn của văn chương
- Là người có năng lực hồi tưởng tuyệt vời, NT tái hiện tốt cả diễn
biến giai đoạn đầu của cuộc KN thông qua lời tự thuật của chủ
tướng Lê Lợi. Tái hiện cả giai đoạn đầu của cuộc KN nhg chỉ tập
trung vào 1 con người, 1 hình tượng tiêu biểu, tác giả vừa nói lên
những khó khăn gian khổ, vừa khắc họa đc tình cảm nhân dân, tình
cảm chính nghĩa của nghĩa quân LS
a. Hình tượng Lê Lợi hiện lên qua những lời tự thuật mang đậm tính
tự sự và trữ tình: Dư phấn tích LS, thế thân hoang dã
“Ta đây
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình”
- Lê Lợi là con người bình thường từ nguồn gốc xuất thân (chốn
hoang dã nương mình), đến cách xưng hô khôn nhường (ta). Không
cách gốc tích quý tộc vua chúa cao sang, Lê Lợi chỉ là 1 hào trường
của niềm núi Thanh Hóa. Ông chính là điển hình của mẫu tụ lãnh tụ
từ nhân dân tạo ra
- Nhưng trong sâu thẳm con người bình thường, xuất thân thấp kém
đó lại là những phẩm chất đẹp đẽ, lớn lao của người anh hùng đích
thực. Lê Lợi là người có lòng căm thì giặc sâu sắc (“há đội trời
chung”, “thề không cùng sống”), có lí tưởng hoài bão lớn (“Đau lòng
nhức óc”, “quên ăn vì giận”, “chỉ băn khoăn mỗi nỗi đồ hồi”). Đoạn
văn sử dụng dày đặc các điển cố, điển tích cùng giọng điệu tự
thuật trữ tình như lời dốc ruột dốc gan của người lãnh tụ nghĩa quân.
Ông tự nhận thấy trách nhiệm lớn lao của bản thân trước cảnh vận
nước lâm nguy, con dân khốn khổ mà trăn trở, trằn trọc tìm con
đường cứu nước, cứu dân. Nỗi lòng Lê Lợi rất giống với nỗi lòng Trần
Quốc Tuấn – người anh hùng kháng Nguyên thuở trước: cùng căm
giận trào sôi, cùng nuôi chí lớn, cùng 1 quyết tâm sắt đá. Chính cảm
hứng về truyền thống dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc họa thành
công hình tượng người anh hùng Lê Lợi
- Dưới ngòi bút NT, hình tượng Lê Lợi, hình tượng Lê Lợi có sự khắc
họa hài hòa của con người bình thường và người anh hùng phi thường.
Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, Lê Lợi xứng đáng là
linh hồn, là lãnh tụ của cuộc KNLS bằng cách xây dựng hình tượng
chủ tướng Lê Lợi, tác giả đã phần nào nói lên tình cảm của nhân dân
của cuộc KNLS
b. Mang trong mình hoài bão và bầu nhiệt huyết yêu nước, nhưng
gặp lúc “vừa khi cờ nghĩa dấy lên” – chính lúc quân thù đg mạnh nên
Lê Lợi cùng nghĩa quân phải vượt qua muôn nghìn khó khăn
- Trong buổi đầu chống nước, KNLS thiếu thốn trăm bề: thiếu nhân
tài, thiếu quân, thiếu lương. Phép liệt kê liên tiếp dẫn chứng kết hợp
với lối viết đăng đối của văn biền ngẫu đã chỉ ra biết bao khó khăn
chồng chất dồn lên nghĩa quân LS buổi đầu dấy nghĩa. Về lịch sử,
năm 1418 – 1424 là 6 năm gian nan của KNLS, “ĐCBN” chỉ nhắc đến
2 sự kiện của cuộc KN đồng thời tiêu biểu cho tinh thân lạc quan
của người dân: lạc quan ngay trong hoàn cảnh đen tối, tin tưởng
ngay cả khi tạm thời thất bại
- Để rồi chính trong tân cùng gian khổ, NQLS đã tìm ra dức mạnh
vượt khó đến từ ý chí “khắc phục gian nan” và nhất là nhờ tinh thần
đoàn kết “nhân dân 4 cõi 1 nhà”, nhờ “tướng sĩ 1 lòng phụ tử”:
“ Yếu can vi kì, manh lê chỉ dồ tứ tập
Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm”
Lãnh tụ Lê Lợi đã biết dựa dân, biết phát huy sức mạnh của dân,
đặc biệt là tầng lớp “mạnh lệ”. Chính nhân dân mới biến 1 cuộc khởi
nghĩa địa phương thành 1 cuộc kháng chiến toàn quốc rộng khắp cả
nước. Đây là biểu hiện cao nhất của tính chất nhân dân trong cuộc
KNLS. Và câu văn nổi tiếng trên cũng cho thấy tầm với tư tưởng lớn
lao và tiến bộ của Nguyễn Trãi khi tuyên ngôn về vai trò và sức
mạnh của gười mạnh lệ. Sau này phải kể đến Nguyễn Đình Chiểu
trong văn học mới lại thấy xuất hiện những người dân ấp ở nghĩa sĩ
Cần Giuộc. Trong 1 bản tuyên ngôn trọng đại như “BNĐC”, những
người manh lệ đc nói đến một cách công khai, trịnh trọng như vậy
cũng là chưa thấy xưa này
3. Đánh giá
- Nội dung: phần đầu của bản tổng kết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn –
ghi lại buổi đầu gian khổ -> tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa
này
4. Nhận xét: cách xây dựng hình tượng người anh hùng mang tính
nhân nghĩa của của Nguyễn Trãi
(….) Cảm hứng về lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cảm hứng
đậm sắc thái trữ tình. Sắc thái trữ tình rất phù hợp với bút pháp
khắc họa hình tượng, tâm trạng. Sắc thái trữ tình đã tạo nên trong
đoạn văn nội dung hồi tưởng với những âm hưởng vừa hào hùng, vừa
bi thiết. Cách viết này làm nên sự hấp dẫn, sự phong phú về lối viết
và giọng điệu cho bài Cáo
III. Kết bài
“ĐCBN” có sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng chính trị và cảm hứng
NT, giữa mục đích chức năng và NT ngôn từ, sự kết hợp đến mức kì
diệu

Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích sau:


“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
…..
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức
Từ đó hãy lí giải vì sao “Bình Ngô đại cáo”, đc coi là áng “thiên cổ
hùng văn”
I. Mở bài
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung
- Đoạn trích trên thuộc phần 3 của tác phẩm, tái hiện lại quá trình
phản cô và giành chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
2. Phân tích đoạn
- Giai đoạn thứ 2 của cuộc khởi nghĩa đc tái hiện bằng bức tranh
toàn cảnh đậm chất sử thi, với sự kết hợp giữa bút pháp tự sự và bút
pháp trữ tình. BPNT này đã làm nổi bật lên khí thế hào hùng và sức
mạnh vô song của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, của nhân dân Đại Việt.
- Từ giai đoạn đầu khó khăn, gian khổ sang giai đonạ hai phản công
thắng lợi là 2 câu văn có ý nghĩa như chiếc bản lề chuyển tiếp
“Đen đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Một lần nữa Nguyễn Trãi nhắc lại tuyên ngôn nhân nghĩa đã nếu ở
câu mở đầu bài Cáo: lấy chí nhân (của ta) mà làm thay đổi đi sự
cường bài (của địch), tức làm cho kẻ địch không còn cường bạo nữa
a. Sau khi nhắc lại tuyên ngôn nhân nghĩa là cả 1 đoạn văn dài khắc
họa quá trình phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Điều đáng lưu ý, trên thực tế, từ khi dựng cờ khỏi nghĩa đến khi toàn
thắng, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng nhiều trận. Nhưng ở đây,
Nguyễn Trãi chỉ tập trung nói đến 1 số trện tiêu iểu nhất của từng
giai đoạn
+ Ở giai đoạn mở màn đánh lớn, tác giả nói đến 2 trận đánh ác liệt
xảy ra tại Bồ Đằng và Trà Lân. Quân giặc hoàn toàn bị bất nhờ thua
liền xiểng: quân ta chiến thắng nhanh chóng. Ở đây. Nguyễn Trãi có
cách miêu tả rất ngắn gọn nhưng vẫn làm nổi bật lên đc cái cốt lõi
của 2 trận đánh là sự bất ngờ trong việc dùng quân (“sấm vang
chớp giật, trúc chẻ tro bay”). Do đó giặc thì hoảng sợ, hoang mang,
quân ta thì càng đánh càng mạnh
“Sĩ khí đã hăng
Quân Thanh càng mạnh
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân”
+ Ở giai đoạn 2, quân ta mở chiến dịch Thanh Nghệ để tiến quân ra
Bắc. Nguyễn Trãi nói đến 2 trận có ý nghĩa chiến lực và đã diễn ra
vô cùng ác liệt là trận Ninh Kiều và trận Tốt Động. Giặc thì huy
động tổng lực lượng sống chết cố thủ, ta thì quyết chiến quyết
thắng; do đó, trận chiến trở nên cực kì dữ dội. Bằng cách nói cường
điệu, NT đã khiến người đọc có ấn tượng sâu sắc về sự ác liệt của
trận chiến, sự thất bại nhục nhã của giặc Minh
“Ninh Kiểu máu chay thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tốt động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”
+ Ở giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, NT tập trung bút lực kể về
chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang. Đây là bản hùng ca vang dội
nhất của cuộc kháng chiến trường kid. Lẽ ra sau 1 loạt chiến bại,
Giặc Minh phải rút quân, nhưng trái lại, với bản chất ngoan cố,
chúng lại viện binh hùng hầu chia làm nhiều ngã tiến xuống Đại Việt.
2 tướng giỏi chỉ huy 2 đạo quân mạnh tạo nên thé gọng kìm hòng đè
bẹp quân ta:
“Đinh Mùi tháng chính, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang”
Nhưng ta đã có sự bố phòng cu đáo. 2 gọng kìm của giặc liên tiếp bị
bẻ gãy. Hơi văn hăm hở như có nhịp thở của người viết, mạch văn
dồn đuổi như cố theo kịp bước hành quân thần tốc và những đòn
đánh cấp tập của nghĩa quân
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yến, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong.
Ngày hai tám, Thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vấn
- Để rồi sau những thất bại thăm hại ở Lạng Giang, Lạng Sơn, Xương
Giang, Bình Than, giặc đã phải chấp nhận đầu hàng, rút quân về
nước trong nhục nhã
“Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền ra đến
bể vẫn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã Anh phát cho nghìn cỗ ngựa về đến nước mà
vẫn tim đập chân run”
b. Có thể nói qua bao suy tư, chiêm nghiệp (đoạn 1), sau bao đớn
đau, căm giận (đoạn 2), sau bao lo lắng quyết tâm (đoạn 3.1), đến
đoạn tổng kết quá trình phản công này, tâm trạng tác giả mới thực
sự hả hê, sảng khoái. Cảm hứng anh hùng ca rần rật bốc ca trong
đoạn văn miêu ta chiến thắng thần tốc của nhân dân Đại Việt. Từ
hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, từ nhịp điệu tất
cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca
- Khái niệm “anh hùng ca”: áng văn, khúc nhạc hào hùng viết về
những chiến công
- Biểu hiện:
+ Chiến công của các anh hùng, dân tộc anh hùng
+ Âm hưởng hào hùng, nhịp nhanh, mạnh/ giọng điệu sảng khoái,
hùng tráng, tươi vui; hình ảnh kì vĩ, lớn lao, sánh ngang tâm vũ trụ;
ngôn ngữ động từ, tính từ mạnh, BPTT phóng đại, đối lập
- Bao trùm đoạn văn là những hình tương phong phú, đa dạng, đo
bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên: Chiến thắng của ta “Sấm
vang chớp giật”, “Trúc chẻ tro bay”, “sạch không kình ngạc”, “tan
tác chim muông”, “trút sạch lá khô”, “sụt toang đê vỡ”. Sức mạnh
của ta: “đá núi cũng mòn”, “nước sông phải cản”. Thất bại của địch
“máu chảy thành sông”, “máu trôi đỏ nước”, “thây chất đầy nội”,
“thây chất đầy đường”. Khung cảnh chiến trường: “sắc phong vân
phải đổi”, “ánh nhật nguyệt phai mở”.
- Về mặt ngôn ngữ, trong nguyên văn cũng như bản dịch, các động từ
mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập, dữ dội
(vang, giật, chẻ, bay…”). Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa
(“đầm đìa máu đen, nghẹn nào tiếng khóc”..) tạo thành 2 mảng
trắng, đen đối lập, thể hiện cái thế cái đà chiến thắng của ta cà
cái thế, cái đà thất bài của địch. Câu văn khi dài, khi ngắn, biến
hóa linh hoạt trên cái nền chung là nhạc điệu dồn dập, sảng khoái,
bay bổng. Âm thanh giòn giã, hào hùng, như sóng trào, bão cuốn:
“Ngày mười tám
Ngày hai mươi….
Ngày hai lăm….
Ngày hai tám…..”
Đó thật sự là nhịp của triều dâng, sóng dậy, hết lớp này đến lớp
khác
+ Nhịp mạnh, dồn dập là xuong sống của đoạn văn:
“Gương mài đá/ đá núi cũng mòn,
Voi uống nước/ nước sông phải cạn
Đánh một trận/ sạch không kình ngạc
Đánh hai trận/ tan tác chim muông”
Đó thật sự là nhịp của gió lay lắt, bão giật
-> Sự hòa quyện giữa hình tượng, âm thanh nhạc điệu của những
đoạn văn như trên đã tạo nên một bút pháp anh hùng ca có tác
dụng miêu tả một cách chân thật quá trình tổng phản công thắng lợi
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
c. Xen giữa bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hình ảnh
kẻ thù xâm lược. Mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh nhưng đều giống
nhau ở một điểm: ham chơi sống sợ đến hèn nhát (“nghe hơi mà mất
vía”, “nín thở cầu thoát thân”, “lê gối dâng tờ tạ tội”, “trói tay dể tự
xin hàng”, “ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc”, “về đến nước mà
vẫn tim đập chân run”). Mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh, có bảo
nhiêu thái độ, tâm trạng thì Nguyễ Trãi có bấy nhiêu từ tữ để thể
hiện. Quá trình ở đây, cây út của NT cũng vẫn là vây bút thần. Hình
tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã càng tôn thêm khí thể hào hùng của
cuộc KNLS. ĐỒng thời qua hình tượng kẻ thù hèn nhát và đc tha tội
chết, đc tạo ĐK để sống (đúng là “dĩ chí nhân địch cường bạo”),
Nguyễn Trãi càng làm nổi bật tính chất chính nghĩa, nhân đoạn sáng
ngời của cuộc KNLS
3. Đánh giá
- Bản tổng kết cuộc KNLS: phản công cho tới khi giành thắng lợi vẻ
vang
4. Nhận xét
Đoạn văn xứng đáng đưa “BNĐC” thành một áng “thiên cổ hùng văn”
(áng văn hùng tráng của muôn đời”. Hùng tráng bởi tái hiện lại
những chiến công lừng lẫy trong sự nghiệp chống quân Minh của dân
tộc ta; hùng tráng trong NT viết văn đậm chất anh hùng ca (hình
ảnh kì vĩ, ngôn ngữ mạnh mẽ, nhiệp điệu nhanh khỏe, giọng điệu hào
hùng. Tất cả đã đạt tới trình độ mẫu mực và tầm tư tưởng lớn mà
muôn đời sau còn ngưỡng mộ. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Trãi lên
hàng: nhà văn chính luận kiệt xuất
III. Kết bài

You might also like