You are on page 1of 9

CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC

Mục tiêu:
1. Phân loại các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học
2. Giải thích được giá trị bằng chứng của các thiết kế nghiên cứu
3. Phân tích được các tiêu chuẩn chọn lựa loại nghiên cứu thích hợp.
4. Giải thích được các yêu cầu về tính tin cậy và tính giá trị của kết quả nghiên cứu DTH
trong tình huống cụ thể
Nội dung
1. Các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cơ bản
1.1. Nghiên cứu dịch tễ học
Nghiên cứu dịch tễ học đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của dịch tễ
học và y tế công cộng. Các nghiên cứu dịch tễ học thường là các nghiên cứu quần thể, được
tiến hành nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của dịch tễ học, như xác định sự hiện diện
và phân bố của một tình trạng sức khỏe, các yếu tố nguy cơ hay căn nguyên của sự phân bố
tình trạng sức khỏe đó cũng như việc xác định biện pháp can thiệp có hiệu quả nhằm nâng cao
sức khỏe quần thể.
1.2. Các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cơ bản
Trong nghiên cứu dich tễ học, có 2 dạng thiết kế nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu quan sát
(Observational study) và nghiên cứu thử nghiệm (Experimental study)

Quần thể nghiên cứu

Nghiên cứu quan sát Nghiên cứu thử nghiệm


(Obsevational study) (Experimental study)

Nghiên cứu Nghiên cứu


Thử
Thử Thử
phân tích mô tả nghiệm
nghiệm nghiệm
lâm
cộng thực địa
sàng
đồng

Ngang
Thuần Bệnh-
phân
tập Chứng
tích

Sơ đồ 1: Các nhóm thiết kế nghiên cứu cơ bản


Về thời điểm thu thập các số liệu nghiên cứu, có ba giai đoạn: hồi cứu, nghiên cứu ngang, và
nghiên cứu tiến cứu. Trong một nghiên cứu có thể chỉ một hoặc kết hợp của hai hay nhiều giai
đoạn với nhau.
Nghiên cứu ngang thường có kết hợp với nghiên cứu hồi cứu
Nghiên cứu tiến cứu thường áp dụng khi cần đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi qua các
khoảng thời gian tiến triển bệnh, hay tiến triển của can thiệp cộng đồng. Nghiên cứu tiến cứu
cũng có thể bắt đầu từ một nghiên cứu hồi cứu hoặc nghiên cứu ngang.

NC hồi cứu NC ngang NC tiến cứu

Quá khứ Hiện tại Tương lai

Sơ đồ 2: Mối liên quan thời gian của các nghiên cứu

Trong nghiên cứu lâm sàng, ngoài cách như trên còn có thể chia thành ba nhóm theo mục
đích: nghiên cứu phục vụ chẩn đoán, nghiên cứu can thiệp điều trị và nghiên cứu tiên lượng.
Tổng hợp các nhóm thiết kế nghiên cứu cơ bản trong bảng sau:
Bảng 1. Các thiết kế nghiên cứu và thời gian (+: phù hợp/ -: không phù hợp)
Thiết kế nghiên cứu
Phân tích
Thời gian
Mô tả Ngang Can thiệp
Thuần tập Bệnh-chứng
phân tích

Hồi cứu + + + +/-


Cắt ngang + +
Tiến cứu + + +
2. Nghiên cứu quan sát (Observational study)
Trong nghiên cứu quan sát, nhà nghiên cứu chỉ đơn thuần quan sát những tính chất tự có của
bệnh trạng cũng như của những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trạng (phơi nhiễm), và hoàn toàn
không có một tác động nào trên những tính chất đó. Nghiên cứu quan sát bao gồm các nghiên
cứu được gọi là mô tả hoặc phân tích:
- Một nghiên cứu mô tả được giới hạn trong việc mô tả sự xuất hiện của một bệnh trong quần
thể và thường là bước đầu tiên trong một điều tra dịch tễ học
- Một nghiên cứu phân tích đi xa hơn bằng việc phân tích các mối liên hệ giữa tình trạng sức
khỏe và các biến khác.
2.1. Nghiên cứu mô tả (Descriptive study)
Nghiên cứu này mô tả đơn giản tình trạng sức khỏe của một cộng đồng, dựa trên số liệu thường
nhật, sẵn có hoặc số liệu lấy từ các điều tra đặc biệt thường là bước đầu tiên trong một điều
tra dịch tễ học. Các mô tả không dùng để phân tích các mối quan hệ giữa phơi nhiễm và kết
quả. Chúng thường dựa vào các thống kê tử vong và có thể kiểm tra các loại tử vong theo tuổi,
giới, hoặc dân tộc... trong các khoảng thời gian đặc biệt hoặc ở các vùng lãnh thổ khác nhau.
Ví dụ thống kê mô tả tỷ suất tử vong của mẹ trên 100.000 trẻ sinh ra sống tại Thụy Điển giữa
thế kỷ XVIII (Hình 1). Nghiên cứu này cho thấy tỷ suất tử vong của mẹ tăng mạnh vào những
năm 1860-1875. Từ đó các nhà khoa học đã nghiên cứu sự thay đổi trong các điều kiện sống
của phụ nữ vào những năm 1860-1870 để tìm ra nguyên nhân có thể gây tăng tỷ suất tử vong
của mẹ trong giai đoạn này. Trên thực tế, đó là thời gian mà Thụy Điển ở trong tình trạng rất
nghèo đói và gần một triệu cư dân Thụy Điển phải đi di cư, hầu hết là chuyển sang Hoa Kỳ.

Hình 1: Tỷ suất tử vong bà mẹ tại Thụy Điển từ năm 1750-1975


Nghiên cứu mô tả thường được phân ra làm hai loại nghiên cứu tùy theo thông tin mà người
nghiên cứu muốn thu thập là thông tin của quần thể hay thông tin của cá thể
- Thông tin quần thể: thường được biểu thị là các giá trị trung bình hoặc tỷ lệ đặc trưng cho
quần thể đó. Các số liệu này thường được tìm thấy trong các báo cáo điều tra hoặc báo cáo
định kỳ của cộng đồng đó. Trong trường hợp này người nghiên cứu thường không có thông
tin cụ thể của từng cá thể
- Thông tin cá thể: là thông tin thu được từ từng cá thể cụ thể trong cộng đồng. Để có được
các thông tin này người nghiên cứu phải thiết kế các bộ công cụ và đi thu thập số liệu thông
qua các nghiên cứu cơ bản ban đầu
Một số nghiên cứu mô tả chủ yếu:
o Nghiên cứu sinh thái/Nghiên cứu tương quan (Ecological study/Correlational study)
Nghiên cứu sinh thái sử dụng dữ liệu quần thể để đánh giá mối tương quan của tần suất bệnh
tật chung của quần thể với mức độ phơi nhiễm trung bình trong quần thể. Nghiên cứu này
khác biệt với các nghiên cứu quan sát khác ở chỗ dữ liệu phân tích của nghiên cứu thông
thường dựa vào mức độ phơi nhiễm trung bình và tần suất chung của bệnh tật trong một/một
nhóm các quần thể. Đơn vị quan sát của nghiên cứu này không phải là cá thể mà là nhóm cá
thể hoặc quần thể. Nghiên cứu sinh thái không thể kết luận mối liên quan giữa phơi nhiễm và
bệnh tật nếu như không có các loại dữ kiện khác hỗ trợ mà có vai trò trong việc hình thành
nên các giả thuyết khoa học về mối liên quan này.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu, các nhà điều tra đã sử dụng dữ liệu thương mại để tính toán
tổng mức tiêu thụ thịt của các quốc gia khác nhau. Sau đó, họ tính toán mức tiêu thụ thịt trung
bình/người bằng cách chia tổng mức tiêu thụ thịt quốc gia cho số người ở một quốc gia nhất
định. Có một xu hướng tuyến tính rõ ràng: các quốc gia có mức tiêu thụ thịt thấp nhất có tỷ lệ
ung thư đại tràng thấp nhất và tỷ lệ ung thư đại tràng tăng dần khi lượng tiêu thụ thịt tăng lên.
Mật độ ung thư đại tràng/100 000 phụ nữ

Lượng tiêu thụ thịt bình quân/người/ngày theo thủ đô (grams)

Trên thực tế, mức tiêu thụ thịt của mọi người có thể rất khác nhau ở mỗi quốc gia và mức phơi
nhiễm được tính là mức độ tiêu thụ thịt trung bình của tất cả mọi người. Nếu xét về mức độ
tiêu thụ thịt trung bình thì lượng tiêu thụ thịt trung bình sẽ tương quan với tần suất bệnh trung
bình ở mỗi quốc gia. Hay nói cách khác, nghiên cứu này đưa ra thông tin cho thấy tần suất
ung thư đại tràng tăng lên khi lượng tiêu thụ thịt tăng lên.
Đặc điểm của các nghiên cứu sinh thái là không có thông tin về từng cá thể riêng lẻ, do vậy
nếu dữ liệu được tóm tắt trong một bảng tính sẽ chỉ thấy được sỗ liệu về mức độ hiện thị trung
bình trong nhiều nhóm.
- Ưu điểm:
+ Dữ liệu tổng hợp được sử dụng thường có sẵn, do đó thu thập được nhanh và không tốn kém
+ Hiệu quả cho việc sớm hình thành các giả thiết về các mối quan hệ phơi nhiễm- bệnh tật
+ Có thể so sánh các hiện tượng trên nhiều quần thể và địa điểm khác nhau
+ Một số phơi nhiễm quan trọng chỉ có thể được nghiên cứu dựa trên thông tin tổng hợp của
quần thể (ví dụ như nghiên cứu về ảnh hưởng của việc cấm hút thuốc và tỷ lệ xuất hiện các
cơn đau tim)
- Hạn chế:
+ Để phơi nhiễm có thể gây ảnh hưởng trên một cá thể, thì phơi nhiễm và ảnh hưởng phải xảy
ra ở cùng một người, tuy nhiên nghiên cứu sinh thái không có số liệu của từng cá thể, do vậy
không thể biết được tình trạng có hay không bị phơi nhiễm của từng đối tượng. Ví dụ: Khi
không có thông tin về tình trạng bệnh tật của từng cá thể, không thể liên kết trực tiếp yếu tố
nguy cơ cho bệnh trạng đó. Trong ví dụ về lượng thịt tiêu thụ và ung thư đại tràng ở trên
không chỉ ra được những người ăn nhiều thịt có thực sự là những người bị ung thư đại tràng
hay không. Sai lầm này được coi là “ngụy biện sinh thái”.
+ Không có biện pháp hiệu quả để có thể điều chỉnh các yếu tố phơi nhiễm ảnh hưởng đến
tình trạng bệnh tật. Kết quả là, một mối tương quan rõ ràng hoặc không có mối tương quan
mà một nghiên cứu sinh thái chỉ ra có thể gây hiểu nhầm. Ví dụ: Nghiên cứu sinh thái cho
thấy mối tương quan chặt chẽ giữa trung bình số giờ xem TV/ngày và tỷ lệ bệnh mạch vành
giữa các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là TV là một yếu
tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành. Có thể có một số khác biệt khác giữa các nhóm dân số có
liên quan đến tỷ lệ xem TV cao hơn như: ít tập thể dục hơn, thực phẩm chế biến sẵn nhiều
hơn v.v. Và ngược lại, việc thiếu mối tương quan không nhất thiết có nghĩa là không có sự
liên kết.
+ Nghiên cứu sinh thái có thể gây hiểu lầm khi đánh giá các mối quan hệ phi tuyến tính. Ví
dụ: một nghiên cứu sinh thái về tương quan giữa việc tiêu thụ rượu bình quân đầu người với
tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành (CHD) ở các quốc gia khác nhau. Kết quả cho thấy một mối
tương quan nghịch giữa hai yếu tố nghiên cứu (1):
Lượng tiêu thụ rượu/bia trung bình tại các nước (lít)

Tỷ suất tử vong do bệnh mạch vành/1000 người

(1) Tỷ suất tử vong do các bệnh mạch (2) Số lần uống mỗi ngày
vành ở nam giới độ tuổi 55-64
Adapted from AR Dyer et al. Prev. Med. 1980; 9(1):78-90.

Tuy nhiên, một nghiên cứu thuần tập với dữ liệu về mức tiêu thụ rượu ở từng đối tượng (theo
mức độ cá nhân) cho thấy người uống vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp hơn những người không
uống chút nào, nhưng ở những người uống nhiều rượu/bia thì lại tồn tại một mối tương quan
tuyến tính mạnh về việc tăng mức độ tử vong và tăng sự tiêu thụ rượu/bia (2).
Do vậy có thể thấy kết quả của nghiên cứu sinh thái có thể dẫn đến một kết luận không chính
xác do dựa trên số liệu tổng hợp quần thể.
o Nghiên cứu mô tả các bệnh hiếm bao gồm: 1 ca bệnh hiếm (case report) và chùm bệnh
hiếm (case series)
o Nghiên cứu mô tả một loạt các trường hợp bệnh
Nghiên cứu mô tả

Thông tin quần thể Thông tin cá thể

Bệnh hiếm Bệnh phổ biến

Nghiên cứu 1 ca bệnh 1 chùm


1 loạt bệnh
tương quan hiếm bệnh hiếm

Sơ đồ 3: Các thiết kế nghiên cứu mô tả cơ bản

2.2. Nghiên cứu phân tích (Analytic study)


2.2.1. Nghiên cứu ngang-phân tích (nghiên cứu cắt ngang; cross-sectional study)
Nghiên cứu cắt ngang đo lường tỷ lệ hiện mắc của bệnh và vì vậy thường được gọi là nghiên
cứu hiện mắc. Trong nghiên cứu cắt ngang, các đo lường phơi nhiễm và bệnh được tiến hành
cùng một thời gian. Việc đánh giá các nguyên nhân trong các mối liên hệ quan sát được trong
nghiên cứu cắt ngang không phải là dễ dàng. Câu hỏi cơ bản được đặt ra là liệu phơi nhiễm
có trước hay sau kết quả. Nếu số liệu phơi nhiễm được biết là đại diện cho phơi nhiễm có
trước khi kết quả xảy ra, số liệu từ một nghiên cứu cắt ngang có thể được coi như số liệu từ
một nghiên cứu thuần tập.
Nghiên cứu cắt ngang thường dễ tiến hành và ít tốn kém, hữu ích cho điều tra các phơi nhiễm
là các đặc tính cố định của cá thể, ví dụ như dân tộc hay nhóm máu. Trong các vụ dịch bệnh
bùng nổ đột ngột, một nghiên cứu cắt ngang đo lường một số yếu tố phơi nhiễm có thể là bước
đầu tiên thuận tiện nhất trong điều tra căn nguyên.
Số liệu từ các nghiên cứu cắt ngang rất hữu ích trong đánh giá các nhu cầu chăm sóc y tế của
quần thể. Số liệu từ các điều tra nhắc lại sử dụng các mẫu ngẫu nhiên độc lập với các định
nghĩa chuẩn hóa và các phương pháp điều tra cung cấp các chỉ số hữu ích của các xu hướng.
Mỗi điều tra cần có một mục đích rõ ràng. Các điều tra có giá trị cần có bộ câu hỏi được thiết
kế tốt, một mẫu nghiên cứu phù hợp với kích thước đủ lớn, và một tỷ lệ tham gia cao.
2.2.2. Nghiên cứu bệnh-chứng (case-control study)
Nghiên cứu này cung cấp một phương pháp tương đối đơn giản để điều tra các nguyên nhân
của bệnh tật, đặc biệt là các bệnh hiếm. Nó gồm những người có bệnh (hay một tình trạng sức
khỏe) mà ta quan tâm và một nhóm chứng phù hợp (nhóm so sánh/tham chiếu), gồm những
người không mặc bệnh hoặc không phù hợp với tình trạng sức khỏe quan tâm. Nghiên cứu so
sánh sự xuất hiện của các nguyên nhân có thể trong các trường hợp bệnh và các trường hợp
chứng. Các nhà điểu tra thu thập số liệu về sự xuất hiện bệnh tại một thời điểm và các phơi
nhiễm tại thời điểm trước đó.
Các nghiên cứu bệnh chứng là nghiên cứu dọc, đối lập với nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu
bệnh-chứng vừa có thể là một nghiên cứu hồi cứu khi tất cả các số liệu được thu thập về quá
khứ hoặc tiến cứu khi việc thu thập số liệu tiếp tục tiến triển theo thời gian.
Nghiên cứu bệnh-chứng bắt đầu bằng việc chọn các trường hợp bệnh, các trường hợp này nên
đại diện cho tất cả các trường hợp bệnh trong một nhóm quần thể xác định. Các trường hợp
bệnh được lựa chọn dựa trên tình trạng bệnh chứ không phải tình trạng phơi nhiễm. Các trường
hợp chứng phải là những người không mang bệnh. Yếu tố đặc biệt trong nghiên cứu bệnh-
chứng cần quan tâm là tìm ra một cách hiệu quả về chi phí nhất để xác định và tập hợp các
trường hợp chứng. Điều khó nhất của nghiên cứu này là lựa chọn các trường hợp chứng để
đại diện về tỷ lệ phơi nhiễm cho quần thể từ đó sản sinh ra các ca bệnh. Sự lựa chọn các trường
hợp chứng và bệnh không được ảnh hưởng bởi tình trạng phơi nhiễm, tình trạng phơi nhiễm
phải được xác định theo cách như nhau cho cả nhóm chứng và bệnh.
2.2.3. Nghiên cứu thuần tập (cohort study)
Nghiên cứu thuần tập hay còn gọi là nghiên cứu theo dõi hay nghiên cứu mới mắc, khởi đầu
bằng một nhóm người không mắc bệnh, được chia thành các nhóm nhỏ tùy thuộc vào tình
trạng phơi nhiễm với một nguyên nhân gây bệnh tiềm tàng hay một tình trạng sức khỏe. Các
biến quan tâm được cụ thể hóa và được đo lường, và toàn bộ nhóm thuần tập được theo dõi
để xem xét sự phát triển của các ca bệnh mới (hoặc tình trạng sức khỏe) khác nhau như thế
nào giữa các cá thể có và không phơi nhiễm.
Nghiên cứu thuần tập là nghiên cứu dọc, vừa có thể là thuần tập hồi cứu, vừa có thể là thuần
tập tiến cứu (thuần tập tương lai).
Nghiên cứu thuần tập cung cấp thông tin tốt nhất về nguyên nhân của bệnh và cho phép đo
lường nguy cơ phát triển bệnh trực tiếp. Nghiên cứu này đòi hỏi thời gian theo dõi dài vì bệnh
có thể xảy ra một thời gian dài sau khi phơi nhiễm. Nhiều phơi nhiễm diễn ra rất lâu trên thực
tế và để có thông tin phơi nhiễm chính xác về chúng hầu hết các nghiên cứu thuần tập cần thu
thập số liệu trong những khoảng thời gian dài.
Trong các tình huống phơi nhiễm là cấp tính và đột xuất, thì mối quan hệ nhân-quả đối với
các tác tác động cấp tính có thể rõ ràng, nhưng các nghiên cứu thuần tập cũng được sử dụng
để điều tra các tác động muộn và mạn tính.
Khó khăn của nghiên cứu này là việc đo lường phơi nhiễm hoặc tìm kiếm những số liệu hiện
có về tình trạng phơi nhiễm của các thể. Chi phí của nghiên cứu thuần tập có thể giảm đi bằng
cách sử dụng các thông tin định kỳ về tử vong và bệnh tật.
Do nghiên cứu thuần tập lấy những người khỏe mạnh làm khởi điểm, do vậy có thể xem xét
đánh giá nhiều tình trạng sức khỏe cùng một lúc.
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm
2.3.1. Thử nghiệm lâm sàng (Clinical trials)
Một trong những thử nghiệm lâm sàng quan trọng nhất là thử nghiệm phân bố ngẫu nhiên có
đối chứng (randomized controlled trials). Đây là một thử nghiệm dịch tễ học được thiết kế để
nghiên cứu hiệu quả của một can thiệp. Các đối tượng của một quần thể nghiên cứu được phân
bố ngẫu nhiên vào các nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, sau đó kết quả được đánh giá bằng
cách so sánh tình trạng sức khỏe đầu ra trong các nhóm.
Để đảm bảo các nhóm so sánh là tương đương, các bệnh nhân được phân chia một cách ngẫu
nhiên, nghĩa là được chỉ định một cách tình cờ. Nếu như sự lựa chọn và phân bố ngẫu nhiên
được thực hiện tốt trước đó, nhóm chứng và nhóm điều trị sẽ có thể so sánh được tại thời điểm
bắt đầu điều tra, bất cứ sự khác biệt nào giữa các nhóm đều là sự xuất hiện tình cờ không bị
ảnh hưởng bởi các sai số có ý thức hoặc không ý thức của nhà điều tra.

Bệnh
Can thiệp
điều trị
Không bệnh
Quần Sự ngẫu
thể nhiên
Không điều trị Bệnh
hoặc nhóm đối
Sự loại trừ
chứng hoặc
nhóm an thần Không bệnh

Sơ đồ 4: Thiết kế của một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng


2.3.2. Thử nghiệm thực địa (Field trials)
Các thử nghiệm thực địa, trái với các thử nghiệm lâm sàng, gồm những người khỏe mạnh,
nhưng giả định là có nguy cơ, việc thu thập số liệu được thực hiện tại thực địa, thường là
người sống trong quần thể nói chung. Thử nghiệm thực địa nhằm can thiệp vào một nguy cơ
nhất định để phòng bệnh cấp I (như giáo dục dinh dưỡng nhằm giảm cholesterol trong máu
phòng nhồi máu cơ tim) hoặc phòng bệnh cấp II sau sàng tuyển (như chăm sóc y tế, dùng
thuốc huyết áp để hạn chế tai biến mạch máu não...)
Do các đối tượng không có bệnh và mục đích là để phòng ngừa bệnh có thể xảy ra với tần số
tương đối thấp, nên các thử nghiệm thực địa thường phức tạp về hậu cần với chi phí tốn kém.
Một trong những thử nghiệm thực địa lớn nhất là thử nghiệm vaccine Salk để phòng bệnh bại
liệt, được tiến hành trên một triệu trẻ em.
Thử nghiệm thực địa có thể sử dụng để đánh giá các can thiệp nhằm giảm bớt sự phơi nhiễm
mà không nhất thiết phải đo lường sự xuất hiện bệnh. Các nghiên cứu can thiệp này có thể
được tiến hành ở quy mô nhỏ với chi phí thấp hơn do chúng không liên quan đến việc theo
dõi trong thời gian dài hoặc đo lường sự xuất hiện bệnh.
Thử nghiệm thực địa không phải áp dụng cho tất cả mọi người trong cộng đồng và do tính
chất can thiệp trực tiếp vào đối tượng nghiên cứu trong một thời gian tương đối ngắn nên
nghiên cứu này thường không cần có nhóm chứng. Đánh giá thử nghiệm này thường được
thực hiện bằng so sánh các giá trị đo lường tác động của thử nghiệm trước sau can thiệp trên
cùng nhóm đối tượng. Do vậy thiết kế nghiên cứu cho thử nghiệm này thường là nghiên cứu
ghép cặp.
2.3.3. Thử nghiệm cộng đồng (Community trials)
Là loại nghiên cứu được tiến hành trên cộng đồng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện bệnh tật tại
cộng đồng nên còn gọi là can thiệp phòng bệnh (prophylactic intervention). Trong loại hình
thử nghiệm này, các nhóm can thiệp là các cộng đồng chứ không phải là các cá thể. Thử
nghiệm này đặc biệt thích hợp với những bệnh có nguồn gốc từ điều kiện xã hội, và vì vậy
các can thiệp nhằm vào hành vi của nhóm.
Một hạn chế của nghiên cứu này là nếu chỉ có một số nhỏ cộng đồng tham gia thì việc phân
bố ngẫu nhiên các cộng đồng là không thực tế, cần có phương pháp đảm bảo cho bất kỳ khác
biệt nào xảy ra trong cộng đồng sau khi hoàn thành nghiên cứu đều có thể quy cho sự tác động
của can thiệp chứ không phải do bất kỳ sự khác biệt nào giữa các cộng đồng. Hơn nữa, không
thể tách biệt được các thay đổi chung của xã hội khi các can thiệp được tiến hành. Do vậy, rất
khó có thể cho các kết luận xác định về hiệu quả chung của can thiệp cộng đồng.
Sự khác nhau cơ bản giữa thử nghiệm thực địa và thử nghiệm cộng đồng:
- Thử nghiệm thực địa áp dụng trên các đối tượng khỏe mạnh (chủ yếu là các can thiệp dự
phòng) trong khi thử nghiệm cộng đồng áp dụng trên toàn bộ cộng đồng, không phân biệt
đối tượng khỏe mạnh hay có bệnh
- Thử nghiệm thực địa có thể không sử dụng nhóm chứng nhưng thử nghiệm cộng đồng có
thể sử dụng phương pháp có nhóm đối chứng hoặc không có nhóm đối chứng
- Thử nghiệm thực địa có thể coi là một phương pháp dự phòng cấp I hoặc cấp II, nhưng thử
nghiệm cộng đồng là can thiệp phòng bệnh (dự phòng cấp 0)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dịch tễ học. Giới thiệu về nghiên cứu dịch tễ học. Hà Nội, Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y học.
2011. Tr: 96-101
2. Dịch tễ học. Cách đề cập và các chiến lược thiết kế nghiên cứu dịch tễ học. Trường Đại Y
Hải Phòng. Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y học. 2012. Tr 4-18.
3. Lưu Ngọc Hoạt. Tổng quan về nghiên cứu y học và các bước phát triển đề cương nghiên
cứu. Phương pháp viết đề cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Y học, 2016. Tr 1-16.
4. Phương pháp nghiên cứu trong y sinh học. Các thiết kế nghiên cứu. Trường Đại học Y Hà
Nội. Nhà xuất bản y học, 2019. Tr 70-97
5. Ruth Bonita. Type of study. Basic epidemiology. 2nd edition. World Health Organization.
2006. P; 39-62

You might also like