You are on page 1of 7

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử loài người gắn liền với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi
trường ngày càng trở nên tệ hơn, thế nên bảo vệ môi trường là một điều rất cần thiết
để bảo vệ không khí sạch, là sự nghiệp lớn của toàn nhân loại đòi hỏi có sự chung tay
giúp đỡ của tất cả mọi người với những biện pháp phong phú khác nhau. Đương
nhiên, pháp luật cũng là một sức mạnh hữu ích để quản lí và bảo vệ môi trường. Trong
bối cảnh xây dựng và phát triển đất nước, đi lên xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập
quốc tế thì pháp luật càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Đó là lí do em xin được trình bày về đề tài “Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ
môi trường ở Việt Nam hiện nay”. Do vốn hiểu biết còn hạn chế, em mong thầy cô sẽ
thông cảm và sửa chữa giúp bài em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm
- Môi trường là khái niệm rộng, bao gồm tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội,
những yếu tố xung quanh con người và có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày. Theo khoản 1 Điều 3 luật Bảo vệ môi trường đã định nghĩa “môi trường bao
gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng
đến đời sống sản sinh và sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật”.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
⇒ Pháp luật bảo vệ môi trường là một bộ phận của hệ thống pháp luật của Việt Nam
gồm tất cả những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, có liên
quan đến việc khai thác, quản lý và bảo vệ môi trường, nhằm giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục những hậu quả xấu do
con người gây ra.
2. Đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường
● Trong hệ thống pháp luật của nước ta, pháp luật về bảo vệ môi trường ra muộn
hơn so với những luật khác trong hệ thống pháp luật của nước ta. Khi nước ta
phát hiện về những biết đổi suy thoái cạn kiệt dần của thiên nhiên thì mới bắt
đầu thực hiện công cuộc đổi mới này. Dần dần sự suy thoái này càng trở nên
trầm trọng như: ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn,... thì
vấn đề này mới được đưa ra và thực hiện phổ biến hơn.
● Pháp luật về bảo vệ môi trường từng bước được hoàn thiện và hoàn thiện, ở
mức độ lớn, nó đã được hưởng lợi từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước đã mang lại những ý tưởng mới, tư duy mới cho đất nước.
● Luật bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến những hoạt động quản lý của
Nhà nước về môi trường và nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống pháp luật.
● Có chịu sự điều chỉnh và bị hạn chế của công ước quốc tế về môi trường; đây là
một đặc điểm nổi bật của pháp luật nước ta hiện nay. Pháp luật bảo vệ môi
trường của Việt Nam vừa là đối tượng của pháp luật vừa là đối tượng của các
điều chỉnh quốc tế nên cũng được xây dựng hài hòa từ cả hai phía.
⇒ Suy cho cùng, pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay có thể gọi là khá
hoàn chỉnh và khả thi hơn để mọi người dân noi theo và thực hiện.
3. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường
- Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, luật bảo vệ môi
trường cũng có những vai trò chung và riêng của nó, được thể hiện bằng quyền lực
sức mạnh của Nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường bằng cách quan sát, quản
lý, kiểm tra và xử lý vi phạm mọi hoạt động liên quan đến môi trường và bảo vệ môi
trường:
+, Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, từ đó sẽ được phổ biến rộng rãi, phát triển nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện
hơn ở tất cả mọi nơi trên phạm vi cả nước. Với sức mạnh quyền lực Nhà nước, luật
bảo vệ môi trường yêu cầu tất cả các cá nhân chấp hành đúng những điều đã đề ra
thành văn bản pháp lý, Nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế để bảo vệ pháp luật,
đảm bảo pháp luật sẽ được thi hành và răn đe trừng phạt những trường hợp làm trái
lại.
+, Thứ hai, Luật bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý có liên quan trực tiếp đến các
hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường. Trong bộ Luật bảo vệ môi trường 2014
Điều 3 có nêu rõ “Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả
nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi
trường ở Trung ương và địa phương”. Pháp luật và Nhà nước chính là chủ thể đứng
lên đại diện cho nhân dân bảo vệ môi trường, tạo cơ sở pháp lý cho cá nhân tổ chức
muốn tổ chức hoạt động bảo vệ sức sống xanh
+, Thứ ba, pháp luật là cơ sở cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát và xử lý
những vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường. Trong Điều 10 của Luật bảo vệ môi
trường 2014 có khẳng định “Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi
trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường; xác định khu vực bị ô
nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết; có kế hoạch phòng, chống suy
thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường”. Việc thanh tra giám định
thường xuyên sẽ làm giảm thiểu những tình trạng cố tình bao che, chống phá Nhà
nước trong quá trình thực hiện và thi hành pháp luật.
+, Thứ tư, công tác bảo vệ môi trường có cơ sở pháp lý là pháp luật. Nhờ có pháp
luật tổ chức thực hiện một cách khoa học hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hành vi
gây tổn hại đến môi trường. Bên cạnh đó, ta cũng biểu dương một số những cá nhân tổ
chức đã tình nguyện góp sức tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, thực hiện
đúng nghĩa vụ của một công dân có ý thức trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và
với đất nước
*Vai trò vĩ đại của pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường theo một
khía cạnh khác:
Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là đặc biệt quan trọng. Môi trường bị
tàn phá chủ yếu là do con người tàn phá. Trong quá trình phát triển các yếu tố môi
trường, con người đã làm mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm. Vì vậy, muốn bảo vệ
môi trường trước hết phải tác động đến con người. Với tư cách là một hệ thống các
quy phạm điều chỉnh hành vi của con người, pháp luật sẽ có tác động lớn đến việc bảo
vệ môi trường. Ý nghĩa của pháp luật trong bảo vệ môi trường được thể hiện ở các
khía cạnh sau:
- Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải tuân thủ khi phát triển và sử
dụng các yếu tố môi trường. Môi trường không chỉ là điều kiện sống, mà còn là đối
tượng tác động hàng ngày của con người. Ảnh hưởng của con người đã làm thay đổi
rất nhiều hiện trạng của môi trường, làm suy giảm các yếu tố của nó. Con người có
nguy cơ bị trả thù bởi thiên nhiên. Chính vì lý do này mà việc khai thác có tính định
hướng, có kế hoạch sẽ giúp khắc phục thiệt hại hơn.
- Luật quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp. Nhiều yếu tố của
môi trường có cấu trúc lớn và phức tạp, vì vậy việc bảo vệ chúng đòi hỏi một hệ thống
các tổ chức phù hợp. Luật đã có tác động to lớn trong việc tạo ra một cơ chế hoạt động
hiệu quả cho các tổ chức môi trường. Cụ thể, nhà nước xác lập chức năng, quyền hạn
và nhiệm vụ của các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường thông qua luật pháp. Ví dụ,
nhà nước quy định quyền của tổ chức kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng trong Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng. Do đó, các cán bộ kiểm lâm, hạt trưởng, hạt kiểm lâm, v.v. họ
có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi phá rừng, một yếu tố môi trường
rất quan trọng.
- Vai trò to lớn của pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện ở việc ban hành các
tiêu chuẩn môi trường. Ví dụ: tiêu chuẩn về độ ồn, tiêu chuẩn về nước sạch, tiêu
chuẩn về không khí. Các tiêu chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy
nhiên, do được ban hành bằng các văn bản pháp lí nên chúng trở thành những tiêu
chuẩn pháp lý, tức là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức hướng xã hội phải
tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. Các
tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lý cho việc xác định vi phạm pháp luật môi
trường. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi phạm
luật môi trường.
- Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm tới các vấn đề tranh chấp liên quan
đến bảo vệ môi trường. Trong các quá trình khai thác và xây dựng chắc hẳn sẽ có
những sự cố tranh chấp khác nhau giữa các cá nhân, tổ chức; hoặc song song giữa các
doanh nghiệp với Nhà nước về quá trình khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường. Tất
cả đều sẽ được dựa trên pháp luật để giải quyết ổn thỏa và công bằng
⇒ Như vậy có thể thấy, pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta có những vai trò hết
sức quan trọng thể hiện được sự quan tâm của nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường hơn.
II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.
1. Những thành tựu tiêu biểu
Sau khi đã hoàn chỉnh bộ luật bảo vệ môi trường, Việt Nam ta đã có những chuyển
biến tích cực trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và đạt được
những thành tựu to lớn:
- Đầu tiên, Nhà nước đã và đang xây dựng hoàn thiện bộ máy hệ thống văn bản pháp
luật về bảo vệ môi trường trong vòng 5 năm qua (2005-2010); đó được coi là giai
đoạn thành công nhất trong quá trình xây dựng và điều chỉnh hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bảo vệ môi trường; được đánh dấu đầu tiên bằng việc Quốc hội thông qua
luật bảo vệ môi trường 2005. Đến năm 2008, Quốc hội còn tiếp tục thông qua luật Đa
dạng sinh học, tạo nên một bước ngoặt phát triển vĩ đại trong việc hình thành và phát
triển hành lang pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Thứ hai, Nhà nước đã bổ sung những hệ thống cơ quan pháp lý giám sát, quản lý bảo
vệ môi trường ngày càng nhiều. Sau 5 năm thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm
2005, hệ thống các cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường đã dần được hoạt động ổn
định và lưu loát hơn. Ở từng cấp trung ương, Nhà nước đã thành lập Tổng cục môi
trường thuộc Bộ tài nguyên- môi trường. Ở mỗi địa phương, Thủ tướng chính phủ
cũng quyết định thành lập các chi cục bảo vệ môi trường thuộc Sở tài nguyên môi
trường; nhằm khuyến khích răn đe và sử dụng những biện pháp mạnh tay để quản lý
bảo vệ môi trường.
- Thứ ba, những hoạt động kiểm soát môi trường như: khu công nghiệp, kiểm soát ô
nhiễm không khí,kiểm soát ô nhiễm làng nghề, quản lí chất thải,... đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể
- Thứ tư, từ những biện pháp mạnh từ pháp luật để răn đe những tác hại liên quan tới
môi trường, hoạt động phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường đã được đẩy mạnh
và ngày một tăng. Tính tới nay, đã có 325 cơ sở gây ô nhiễm không còn gây ô nhiễm
quá nặng nề trong tổng số 439 doanh nghiệp, chiếm khoảng 74%; song song cạnh đó
còn lại 114 cơ sở (chiếm khoảng 26%0 đang tiến thành khai thác thực hiện biện pháp
khắc phục những khuyết điểm còn lại.
- Thứ năm, nhờ những nhận thức về tác hại của ô nhiễm môi trường, người dân đã dần
nhận thức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường cho mọi người xung quanh để
góp phần nâng cao nhận thức của mọi người
- Thứ sáu, công tác về kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng
được nâng cao và tăng cường. Theo kiểm tra 9 tháng đầu năm 2010, các Đoàn thanh
tra đã lập được 133 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và
phạt từ 9.666.700 đồng đến 15.269.000 đồng. Hoạt động kiểm tra thường xuyên này
được thực hiện một cách chấp hành và nghiêm túc nhằm đưa việc bảo vệ môi trường
ngày càng trở nên phổ biến và được thực hiện nhiều hơn.
⇒ Bên cạnh việc sử dụng pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường còn có những
thành tựu khoa học, hợp tác quốc tế, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường,... cũng
được áp dụng vào bộ luật này, làm cho pháp luật trở nên phong phú đa dạng hơn và
đang được triển khai mạnh mẽ dưới sự cho phép của Nhà nước và Thủ tướng chính
phủ.
2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường, vãn còn nhiều
những nhược điểm không thể thực hiện nhanh gọn đúng yêu cầu , tiêu biểu là những
hạn chế sau đây:
- Thứ nhất, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều thiếu sót, sơ sài,
chưa hoàn thiện, một số quy định trong bộ luật đã bộc lộ sự bất cập và không phù hợp
với thực tiễn (chưa được rà soát kỹ); chồng chéo và có mâu thuẫn với các đạo luật
chuyên ngành khác liên quan, chưa đáp ứng được các yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Thứ hai, hệ thống tổ chức chuyên môn còn khá khó hiểu và phức tạp nên người dân
khó có thể nắm bắt được ý đồ của Nhà nước, chưa đáp ứng được chất lượng và yêu
cầu của quá trình phân cấp phân lý trong công tác bảo vệ môi trường
- Thứ ba, Nhà nước đầu tư cho bảo vệ môi trường còn ở mức thấp, công tác bảo vệ
còn nhiều bất cập đối với một số khu vực nhất định; xét cho cùng, việc phát triển kinh
tế và hội nhập quốc tế vẫn được Nhà nước đặt lên hàng đầu
- Thứ tư, nhận thức của những cơ quan pháp lý vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến việc
theo dõi xử lý vi phạm không được theo dõi một cách chặt chẽ, mức phạt còn thấp, chỉ
phạt tiền và đưa ra yêu cầu khắc phục,.. những điểm tiêu cực này sẽ là lỗ hổng để bọn
lưu manh thực hiện hành vi trái pháp luật liên quan đến môi trường
- Thứ năm, các quyết định xử lý vi phạm hiện nay chưa được theo dõi chặt chẽ,
nghiêm minh, bên phía phạm tội cũng không ăn năn hối cải về hành vi trái pháp của
mình dẫn đến việc tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp liên quan trực tiếp đến môi
trường và sinh sôi nhiều thêm những tội phạm chặt phá rừng, chiếm cây quý, đổ rác
thải ra môi trường,...
3. Giải pháp của pháp luật trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Qua những biểu hiện tích cực và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường, chúng ta
nên đẩy cao vai trò phát huy của pháp luật hơn; phát huy những thành tựu đáng khen
ngợi và khắc phục những hạn chế còn hiện hữu nhiều trong cuộc sống xung quanh
chúng ta:
● Đầu tiên, ta cần nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của các cơ quan quản lý
Nhà nước trong vấn đề bảo vệ môi trường. Xây dựng những chiến lược cụ thể
để vận động người dân tích cực hưởng ứng tham gia chung tay góp sức bảo vệ
môi trường với slogan “xanh-sạch-đẹp”.
● Thứ hai, đi đôi với việc nâng cao năng lực của các cơ quan cấp trên, song song
phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân hoặc các cá nhân tổ chức
thông qua những buổi tuyên truyền, hoạt động giáo dục, vận động người dân
tham gia tình nguyện, sức sống xanh,... ở các cơ sở của địa phương hoặc tổ
chức đã đề ra.
● Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phát hiện xử lý kịp thời
những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, lấy phương châm phòng ngừa
là chính, nắm bắt rõ được tình hình của khu vực mình giám sát- điều đó cũng là
một trong những biện pháp tối ưu nhất nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi
trường.
● Thứ tư, nâng cao mức phạt cho những hành vi trái phép liên quan đến môi
trường, làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên, áp dụng những biện pháp mạnh
mang tính trừng phạt thích đáng để việc phá hoại môi trường đó không thể tiếp
diễn thêm lần nào nữa, đồng thời cũng có tác dụng răn đe cảnh cáo bọn tôi
phạm đang và có ý định làm tổn hại tới môi trường.
● Cuối cùng, Nhà nước nên tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, thực hiện đầy đủ những cam kết quốc tế hoặc đáp ứng đủ điều kiện
yêu cầu tham gia, song song với việc đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển trong
mọi lĩnh vực hiện nay.
KẾT LUẬN
Qua những góc nhìn khác nhau trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta
hiện nay, qua những mặt tiêu cực, tích cực và những biện pháp răn đe bảo vệ ta
đã thấy được vai trò quan trọng của pháp luật trong bảo vệ môi trường ở Việt
Nam hiện nay. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu tổng thể, đánh giá toàn
diện nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Bảo
vệ môi trường giờ đây là một trong những vấn đề cốt lõi của những cá nhân tổ
chức trong các buổi tình nguyện của Đoàn, các cấp và tiêu biểu là những hội
học sinh sinh viên tình nguyện tuy còn nhỏ tuổi nhưng nhận biết được vai trò
quan trọng lớn lao của môi trường đối với cuộc sống xung quanh chúng ta.
Điều đó thật đáng trân trọng và được nêu gương phát huy. Bảo vệ môi trường là
bảo vệ sự sống của chúng ta, môi trường có trong sạch thì cuộc sống mới phát
triển lâu dài bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình môn lí luận nhà nước và pháp luật- Đại học Luật Hà Nội
2. Giáo trình môn lí luận nhà nước và pháp luật- Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
3. http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=20779
4. Luật bảo vệ môi trường năm 2014
5. https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/luat-29-l-ctn-quoc-hoi-2804-
6. Bảo vệ môi trường năm 2014 và tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi
hành.

You might also like