You are on page 1of 6

KHÔNG GIAN MẪU VÀ BIẾN CỐ

I. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

- Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một hoạt động mà ta không thể biết trước
được kết quả của nó.
- Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử ngẫu nhiên
được, kí hiệu là Ω.
 Chú ý: Trong chương này ta chỉ xét các phép thử mà không gian mẫu gồm hữu hạn phần tử.

Ví dụ: Xúc xắc có 6 mặt đánh số chấm từ 1 chấm đến 6 chấm. Không gian mẫu của 1 lần tung
xúc xắc là Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

II. Biến cố

- Mỗi tập con của không gian mẫu được gọi là một biến cố, kí hiệu là A, B, C, …
- Một kết quả thuộc A được gọi là kết quả làm cho A xảy ra, hoặc kết quả thuận lợi cho
A.
 Lưu ý:
- Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra, kí hiệu là Ω.
- Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra, kí hiệu là ∅.
- Đôi khi ta cần dùng các quy tắc đếm và công thức tổ hợp để xác định số phần tử của
không gian mẫu và số kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố.

VD1: Một nhóm có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng lúc 2 bạn đi làm vệ sinh lớp.

a. Xác định số phần tử của không gian mẫu.


b. Xác định số kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được 1 bạn nam và 1 bạn nữ”.

VD2: Cho tập hợp A gồm các số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng 50. Chọn 1 phần tử trong
tập hợp A.
a. Tìm số phần tử của không gian mẫu.
b. Gọi B là biến cố “Phần tử được chọn chia hết cho 10”. Tính số kết quả thuận lợi cho biến
cố B.
VD3: Trên bàn có 3 quả táo và 4 quả cam. Xác định không gian mẫu của các phép thử sau:

a. Lấy 3 quả cùng lúc ở trên bàn.


b. Lấy 2 quả ở trên bàn sau đó bỏ ra ngoài lấy tiếp 1 quả nữa.

VD4: Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4
viên bi.
a. Tính số phần tử của không gian mẫu.
b. Cho các biến cố:
A: “4 viên bi lấy ra có đúng hai viên bi màu trắng”.
B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ”.
Tính số kết quả thuận lợi của mỗi biến cố trên.

VD5: Bộ bài tây có 52 quân bài. Rút ngẫu nhiên ra 4 quân bài. Tính số kết quả thuận lợi của các
biến cố:
a. A: “Rút ra được tứ quý K”.
b. B: “4 quân bài rút ra có ít nhất một con Át”.
XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

I. Xác suất của biến cố

Giả sử một phép thử có không gian mẫu gồm hữu hạn các kết quả có cùng khả năng xảy ra và
A là một biến cố.

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu là P(A), được xác định bởi công thức:

n(A)
P ( A )=
n ( Ω)

Trong đó: n(A) và n(Ω) lần lượt ki hiệu số phần tử của tập A và không gian mẫu.

Xác suất của mỗi biến cố đo lường khả năng xảy ra của biến cố đó.

 Lưu ý:

- Biển cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất lớn hơn biến cố có khả năng xảy ra
thấp hơn.

- Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng gần 1.

- Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1 .

- Biến cố có khả năng xảy ra càng thấp thì xác suất của nó càng gần 0 .

- Biến cố không thể có xác suất bằng 0 .

II. Biến cố đối

Cho A là một biến cố. Khi đó biến cố "Không xảy ra A ", kí hiệu là A , được gọi là biến cố đối
của A .

A=Ω ¿ ; P ( A ) + P ( A )=1
III. Nguyên lí xác suất bé

Nếu một biến cố có xác suất rất bé thi trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra.

 Cách tính xác suất của 1 biến cố:


- B1: Tìm số phần tử của không gian mẫu
- B2: Tìm số phần tử của biến cố đó
- B3: Áp dụng công thức tính xác suất:

n(A)
P ( A )=
n ( Ω)

VD1: Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5
viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi. Tính xác suất để 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ.

VD2: Bạn Nam có 3 chiếc ảnh giấy. Nam tung lần lượt từng chiếc ảnh lên để rơi trên bàn. Tính
xác suất để sau 3 lần tung thì 3 chiếc ảnh có 2 chiếc sấp, 1 chiếc ngửa.

VD3: Chọn ngẫu nhiên ba số tự nhiên trong các số tự nhiên từ 1 đến 50. Tính xác suất của biến
cố B: “Trong ba số có một số là số chính phương, hai số còn lại chia hết cho 5”.

VD4: Ngân hàng đề thi môn Toán gồm 100 câu hỏi chỉ nằm trong 2 chương I và II. Thầy giáo
chọn 10 câu hỏi để ra đề. Tính xác suất để thầy giáo chọn ít nhất 1 câu trong chương I, biết số
câu hỏi của chương I gấp 3 lần số câu hỏi chương II
Bài tập – XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

Câu 1: Một hộp đựng 4 viên bi đỏ và 5 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi từ hộp đó. Xác
suất để chọn được đúng một viên bi đỏ là bao nhiêu?

Câu 2: Trong một hộp đựng 10 cây viết trong đó có 4 cây viết hư. Lấy ngẫu nhiên 3 cây viết.
Xác suất để chọn được cả 3 cây đều tốt là bao nhiêu?

Câu 3: Có 6 quả cầu được đánh số từ 1 đến 6 và đựng trong một hộp. Lấy ngẫu nhiên 4 quả và
xếp chúng theo thứ tự thành hàng ngang từ trái sáng phải. Xác suất để được tổng các chữ số bằng
10 là bao nhiêu?

Câu 4: Trong 100 vé số có 1 vé trúng 10.000 đồng, 5 vé trúng 5.000 đồng và 10 vé trúng 1.000
đồng. Một người mua ngẫu nhiên 3 vé. Xác suất để người đó trúng thưởng đúng 3.000 đồng là
bao nhiêu

Câu 5: Gieo một đồng tiền cân đối ba lần. a) Vẽ sơ đồ hình cây mô tả các phần tử của không gian
mẫu. b) Tính xác suất của các biến cố: A: "Trong ba lần gieo có hai lần sấp, một lần ngửa"; B:
"Trong ba lần gieo có ít nhất một lần sấp".

Câu 6: Gieo liên tiếp 4 lần một đồng tiền cân đối và đồng chất. Xác suất của biến cố A: “Có ít
nhất một lần mặt ngửa xuất hiện” là bao nhiêu?

Câu 7: Một tổ có 10 nam và 5 nữ. Chọn ngẫu nhiên 4 người. Xác suất để có ít nhất một nữ bằng
bao nhiêu?

Câu 8: Một đội gồm 5 nam và 8 nữ. Lập một nhóm gồm 4 người hát tốp ca, tính xác suất để
trong 4 người được chọn có ít nhất 3 nữ.

Câu 9: Có 3 bó hoa. Bó thứ nhất có 8 hoa hồng, bó thứ hai có 7 bông hoa ly, bó thứ ba có 6 bông
hoa huệ. Chọn ngẫu nhiên 7 hoa từ ba bó hoa trên để cắm vào lọ hoa, tính xác suất để trong 7
hoa được chọn có số hoa hồng bằng số hoa ly.

Câu 10: Có 13 học sinh của một trường THPT đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong đó khối 12
có 8 học sinh nam và 3 học sinh nữ, khối 11 có 2 học sinh nam. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh bất
kỳ để trao thưởng, tính xác suất để 3 học sinh được chọn có cả nam và nữ đồng thời có cả khối
11 và khối 12.
Câu 11: Một hộp đựng 8 quả cầu trắng, 12 quả cầu đen. Lần thứ nhất lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu
trong hộp, lần thứ hai lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu trong các quả cầu còn lại. Tính xác suất để kết
quả của hai lần lấy được 2 quả cầu cùng màu.

Câu 12: Một hộp chứa 12 viên bi kích thước như nhau, trong đó có 5 viên bi màu xanh được
đánh số từ 1 đến 5; có 4 viên bi màu đỏ được đánh số từ 1 đến 4 và 3 viên bi màu vàng được
đánh số từ 1 đến 3. Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi từ hộp, tính xác suất để 2 viên bi được lấy vừa khác
màu vừa khác số.

Câu 13: Cho tập hợp A  0; 1; 2; 3; 4; 5 . Gọi S là tập hợp các số có 3 chữ số khác nhau được
lập thành từ các chữ số của tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ S, tính xác suất để số được chọn có
chữ số cuối gấp đôi chữ số đầu.

Câu 14: Cho tập hợp A  2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 . Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số đôi
một khác nhau được lập thành từ các chữ số của tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ S , tính xác
suất để số được chọn mà trong mỗi số luôn luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ.

You might also like