You are on page 1of 6

QUỲNH ANH – 10T

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THƠ
ĐƯỜNG LUẬT THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI THƠ TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC
1. Giới thiệu
Thơ Đường luật (còn được gọi là thơ luật Đường) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là
thể loại thơ tiêu biểu nhất thời nhà Đường nói riêng và là tinh hoa của thi ca Trung Hoa
nói chung. Trong quá trình giao lưu, xâm nhập văn hóa, thơ Đường luật đã du nhập sang
một số đất nước lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên.. trong đó có Việt Nam.
Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ
cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các
quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần
và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như:
+ Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến
nhất của thể thơ Đường luật.
+ Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ
+ Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ
+ Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 ch
Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người
Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn báo cáo về đặc điểm của thơ Đường luật
(thất ngôn bát cú Đường luật và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật) trên các phương diện: Bố
cục của một bài thơ Đường luật, Đối trong thơ Đường Luật và ngôn ngữ, hình ảnh trong
thơ Đường Luật.
2. Chi tiết các nội dung
a. Bố cục của một bài thơ Đường luật
* Với những bài thơ “Thất ngôn bát cú Đường luật” có cấu trúc rất chặt chẽ, và
có những nét riêng.
– Nếu tìm hiểu thao chiều dọc thì có bố cục, niêm, đối vần.
– Nếu tìm hiểu theo chiều ngang thì có luật (bằng, trắc).
– Bố cục của bài thơ Thất ngôn bát cú có bốn phần: đề, thực, luận, kết. (mỗi
phần có hai câu)
+ Phần đề: Phải làm cho người đọc thấy được “cái thần” của bài thơ và từ trong
đề đã hàm ý các phần tiếp sau.
+ Ví dụ: Phần đề trong bài “Qua đèo ngang” đã giới thiệu phần nào khung cảnh
đèo Ngang buổi xế tà (đã chuẩn bị cho toàn bài)

1
QUỲNH ANH – 10T

+ Phần thực gồm câu 3, 4 đối nhau có nhiệm vụ triển khai ý tứ của đề như tả
cảnh, tả việc hoặc cách nghĩa sự việc cho phần tiếp theo.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
(Hai câu tả cảnh đã ngầm ý luận)
+ Phần luận: Gồm câu 5, 6 cũng đối nhau có nhiệm vụ bình luận, nhận định.
– Thông thường triển khai tứ, ý ở hai câu thực và có khi lộn với hai câu luận, nếu hai
câu thực đã ngầm ý luận.
"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuố
Thương nhà mỏi miệng cái da da.”
– Ở đây tác giả vẫn tiếp tục tả cảnh nhưng ngụ tình theo nghệ thuật thừa ý, chuyển ý
– Phần kết: Gồm câu 7, 8 với chức năng khép bài nhưng thường không khép kín mà
gợi ý có khi gợi ra một ý mới.
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
+ Qua các phần đề, thực, luận kết cấu tứ của bài thơ ngày càng rõ dần theo một trình
tự lô gíc, cảm xúc của tác giả cũng dần được bộc lộ qua kết cấu
– Giữa thực và luận nhiều khi ranh giới cũng không rõ ràng tách bạch. Bởi thế khi
phân tích cũng không tách ra một cách máy móc.
– Còn giữa đề và kết lại có quan hệ mật thiết từ hình thức đến nội dung: Về hình thức
thì hai câu đề và câu kết cũng có hệ thống thanh bằng, thanh trắc trùng nhau.
"Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa.
……………………….
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta"
Về nội dung thì câu đề giới thiệu ý của bài, câu kết vừa khái quát được ý vừa gây
được âm vang và liên tưởng cho người đọc. Câu kết thường bộc lộ chủ đề của bài.
" Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
Với những bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Đây là thể thơ mỗi bài chỉ có bốn
câu (tứ tuyệt), mỗi câu thơ chỉ có bẩy chữ (thất ngôn)

2
QUỲNH ANH – 10T

Tóm lại kết cấu bài thơ Đường rất chặt chẽ từ đề, thực, luận, kết… đều nằm
trong hệ thống chặt chẽ khi phân tích thơ Đường cho nên khi khai thác, phân tích
văn bản tôi thường cắt ngang phân tích từng phần rồi cuối cùng tổng hợp lại.
Ví dụ: Khi phân tích bài thơ "Qua đèo Ngang’’ của Bà Huyện Thanh Quan cần
phân tích theo kết cấu đề, thực luận kết rồi sau đó tổng hợp chốt lại kiến thức cơ
bản vì trong suốt bài thơ tình lồng trong cảnh, cảnh có trong tình ‘‘ngụ cảnh tả
tình’’ để khi phân tích học sinh không bị trùng lặp kiến thức.
b. Đối trong thơ Đường luật
Luật Đối âm (luật bằng trắc)
Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-
6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ
không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã,
nặng.
Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên
nếu chữ thứ 2 trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh sắc thì được gọi là luật trắc. Chữ
thứ 2 và chữ thứ 6 trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời
chữ thứ 4 không được có thanh điệu giống với 2 chữ kia
Ví dụ nếu chữ thứ 2 và thứ 6 đã sử dụng thanh trắc thì chữ thứ 4 bắt buộc phải sử
dụng thanh bằng hoặc ngược lại. Nếu một câu thơ trong bài thơ đường luật không sử
dụng quy tắc này sẽ được gọi là “thất luật”.
Luật Đối ý
Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật
chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải
đối nhau.
Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm
cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động
từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới…
Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5,
6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.
Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng 2 cặp câu 3,4 và 5,6 của thơ Đường Luật phải
đối một cách tuyệt đối, nghĩa là từng chữ câu trên thuộc tự loại nào thì chữ cùng vị trí
trong câu dưới cũng phải đúng tự loại đó .
Nhiều tác giả chú trọng quá nhiều vào hình thức đối của thơ Đường nên gò từng chữ
miễn sao cho đúng luật hiểu theo cái nhìn chật hẹp, nên viết những câu đối thật chặt
chẽ về hình thức mà trống rỗng về nội dung cũng như gượng ép trong cách dùng chữ.

3
QUỲNH ANH – 10T

Ví dụ điển hình: Thu Điếu – Nguyễn Khuyến


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo,
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được.
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Nếu "hơi" đi với làn là danh từ kép thì khác với "sẽ" là trạng từ, còn nếu hơi là
trạng từ để đối thì chữ làn đứng trơ trọi.
Như vậy, ở đây là đấu ý, đối cả câu chứ không phải từng chữ.
c. Ngôn ngữ - hình ảnh trong thơ Đường luật
 Hình ảnh trong thơ Đường luật
Cấu tứ bằng xác lập những quan hệ tương đồng hay đối lập giữa các sự vật hiện
tượng, giữa không gian, thời gian, giữa các trạng thái tình cảm, giữa tình và cảnh:
Tư duy thơ Đường là tư duy quan hệ. Người ta cảm nhận sâu sắc mối quan hệ giữa
các sự vật trong không gian, giữa các hiện tượng và quá trình trong thời gian, giữa các
trạng thái tình cảm, giữa tình và cảnh… Thơ chủ yếu thể hiện các mối quan hệ ấy.
Thế giới nghệ thuật là thế giới của những quan hệ nên chất liệu để xây dựng thế giới
ấy cũng được quan hệ hóa”.
Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Các nhà thơ Đường chủ trương xây dựng lên rất nhiều các mối quan hệ: quan hệ xưa-
nay; mộng – thực; tiên – tục; hữu – vô; vô cùng – hữu hạn; sống-chết; tĩnh-động; tâm
– cảnh; không gian-thời gian; đặc biệt là quan hệ giữa tình và cảnh… Chính vì lẽ đó
đã làm cho tứ thơ mới lạ, đồng thời làm nổi bật sự tương đồng hoặc đối lập giữa ác sự
vật hiện tượng, giữa các trạng thái tình cảm.
Tuy nhiên, qua các mối quan hệ ta còn thấy được sự tương đồng giữa các sự vật, giữa
các trạng thái tình cảm. Trong bài “Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ, cặp hình ảnh thơ
đối nghịch (sóng vọt lên tận lưng trời-mây sa sầm giáp mặt đất là mối quan hệ trong

4
QUỲNH ANH – 10T

không gian: trên-dưới nhưng cho ta thấy được sự nhất quán trong cảm xúc của nhà
thơ, đó là sự tù túng, ngột ngạt đến nghẹt thở.
Mối quan hệ giữa không gian và thời gian:
Thứ hai là mối quan hệ giữa thời gian và không gian. Nếu xét riêng về thời
gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật thì ‘có rất nhiều điều để nói, tuy nhiên ở đây
ta chỉ xét mối quan hệ giữa thời gian và không gian trong thơ Đường. Đó là sự tương
quan qua lại: không gian thơ Đường được thời gian hóa làm cho nó thêm mênh mông,
vời vại; ngước lại, thời gian cũng được không gian hóa (chẳng hạn như, trong thơ, các
dấu tích lịch sử được cảm nhận như cùng tồn tại trong hiện tại, trong không gian.
Phạm Ngũ Lão trong bài “Thuật hoài nhắc tới Vũ Hầu luồng thẹn tai nghe chuyện Vũ
Hầu” như là người cùng thời.
Và như đã nói ở trên, mối quan hệ giữa thời gian và không gian có mục đích nghệ
thuật riêng, đó là tạo nét tương đồng hay đối lập giữa các sự vật hiện tượng, giữa các
trạng thái tình cảm.
 Ngôn ngữ
* Tính đa nghĩa:
Tính đa nghĩa là thuộc tính chung của văn chương và ở một số trường hợp đặc biệt thì
nó được khai thác tối đa cho nên nếu chỉ đọc lướt qua thì chưa thể biết được tác giả
muốn nói gì.
Chẳng hạn như bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ: “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm 1
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm”. “Ngọc lộ” – móc ngọc, hình ảnh ẩn dụ nói về hạt móc
long lanh như hạt ngọc. “Ngọc lộ” đã làm héo hon, điêu tàn cả một rừng phong bao
la. Hình ảnh rừng phong gợi lên một vẻ thu, một sắc thu tiêu điều, buồn bã. Rừng
phong còn là một biểu tượng của mùa thu phương Bắc. Với hình ảnh ẩn dụ và nhân
hoá với 2 cặp từ gợi tả (điêu thương, tiêu sâm), Đỗ Phủ đã làm hiện lên một không
gian núi rừng mang một màu sắc buồn thương tàn tạ, hiu hắt.
*Tính hàm ẩn
Là dung lượng lớn những ý nghĩ, . tình cảm mà người viết không viết ra, nhưng người
đọc có thể tự mình suy ra được (tính hàm ẩn). Nghĩa hàm ẩn là nghĩa không lộ ra ngay
trên câu chữ mà là nghĩa được suy ra , nghĩa tường minh bởi một căn cứ nào đấy. Thơ
giới chung thường dừng ngôn ngữ ẩn dụ, mà ngôn ngữ ẩn dụ trong thơ thường có hệ
quy chiếu khác biệt với ngôn ngữ văn viết, ngôn ngữ trao đổi thường ngày. Nếu trong
văn viết thường dừng ngôn ngữ cụ thể để vẽ thật đầy đủ, thật chi tiết một bức chân
dưng thì ngược lại, thơ đường thường dùng ngôn ngữ ẩn dụ mang nhiều tính ước lệ

5
QUỲNH ANH – 10T

nhưng lại thật cô đọng để vẽ nên những nét phát họa với những điểm chấm phá trừu
tượng nhưng lại mang sức liên tưởng, biểu cảm cao.
Cúc, dòng lệ, con thuyền lẻ loi (cô chu), vườn cũ, dao thước, tiếng chày đập vải vừa
mang tính hiện thực, vừa mang màu sắc ước lệ tượng trưng, rất giàu chất trữ tình.’
Mùa thu trước, Đỗ Phủ ở Vân An, mùa thu này, ông ở Quỳ Châu. Hai mùa thu trôi
qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai đều rơi nước mắt: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật
lại Đã bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng được về quê bằng một chiếc thuyền, nhưng
chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi đất khách quê người: “Cô chu nhật hệ
cố viên tâm”. Nói về nỗi nhớ quê nhà, nỗi buồn li hương thì đó là hai câu thơ tuyệt cú.
3. Ý nghĩa của việc tìm hiểu thơ Đường Luật
- Việc tìm hiểu luật thơ Đường luật giúp người đọc, người học nắm được đặc điểm thể
thơ để có cách tiếp cận văn bản một cách khoa học, dễ dàng hơn
- Hiểu được các đặc điểm về thơ Đường luật còn giúp người tiếp cận văn bản có thể
hiểu được tác dụng của những yếu tố như vần, đối, phối thanh.. Biết được bài thơ gieo
vần gì, đối có ý nghĩa bổ sung hay tương phản nhau, phối thanh đúng chuẩn giúp tạo
sự hài hòa như thế nào..
- Hiểu luật thơ còn giúp người tiếp cận nhận ra được sự phá cách đầy tính sáng tạo ở
những tác giả tài năng.
- Hiểu được luật thơ còn giúp người đọc, người học có thể làm được các bài thơ
Đường luật đúng chuẩn.
-------------------------------------- HẾT ---------------------------------------

PHỤ LỤC: Danh mục tài liệu tham khảo


1. https://hoatieu.vn/hoc-tap/tho-duong-luat-la-gi-khai-niem-tho-duong-luat-216663
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_lu%E1%BA
%ADt
3. http://eduskill.vn/ket-cau-va-bo-cuc-trong-tho-duong/

You might also like