You are on page 1of 6

KHTN 7 – VẬT LÍ CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG GV: PHẠM HỒNG NGUYÊN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN SỐ 2
TRƯỜNG… MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 7
Thời gian: …….. phút
CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm / mỗi câu 0.35 điểm)


Câu 1. Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó?
Chọn câu trả lời sai.
A. Vật phát ra ánh sáng.
B. Vật phải được chiếu sáng.
C. Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng.
D. Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa.
Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời.                                        B. Mặt Trăng.
C. Ngọn nến đang cháy.                              D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong thực tế có tồn tại những tia sáng riêng lẻ.
B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấv một tia sáng riêng lẻ.
C. Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng.
D. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
Câu 4. Chùm ánh sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là chùm tia:
A. song song.
B. hội tụ.
C. phân kì.
D. không song song, hội tụ hay phân kì.
Câu 5. Bóng tối là
A. chỗ không có ánh sáng chiếu tới.
B. một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. vùng tối sau vật cản.
D. phần có màu đen trên màn.
Câu 6. Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau
vật là
A. vùng tối.
B. vùng nửa tối.
C. cả vùng tối lẫn vùng nửa tối.

1
KHTN 7 – VẬT LÍ CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG GV: PHẠM HỒNG NGUYÊN

D. vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau.


Câu 7. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu dưới đây:
Gương soi thường dùng có mặt gương là
A. mặt phẳng.    B. nhẵn bóng 
C. mặt tạo ra ảnh. D. một mặt phẳng, nhẵn bóng.
Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 30°. Góc tạo bởi tia
tới và tia phản xạ là:
A. 30°    B. 45°.    C. 60°.    D. 15°.
Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì tia phản xạ hợp với tia tới
một góc:
A. 30°    B. 45°.    C. 60°.    D. 90°.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm
kính phẳng?
A. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng.
B. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính.
C. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương.
D. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó.
Câu 11. Đối với gương phẳng, vùng quan sát được
A. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.
B. không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.
C. phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương.
D. phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.
Câu 12. Với điều kiện nào thì một mặt phẳng được xem là một gương phẳng?
A. Mặt rất phẳng.
B. Bề mặt nhẵn bóng, phản xạ tốt ánh sáng chiếu tới nó.
C. Bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng chiếu tới nó.
D. Bề mặt sần sùi.
Câu 13. Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có:
A. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua mặt gương
B. Pháp tuyến là đường vuông góc với mặt gương
C. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới
D. Góc phản xạ lớn hơn góc tới
Thực hiện thí nghiệm chứng minh mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới như
hình vẽ sau:

2
KHTN 7 – VẬT LÍ CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG GV: PHẠM HỒNG NGUYÊN

Câu 14. Vị trí số 1 là gì?


A. Một tấm bìa kim loại
B. Một mãnh giấy không bị nhăn màu trắng
C. Một mãnh giấy không bị nhăn màu đen
D. Mặt gương phẳng
Câu 15. Vị trí số 2 là gì?
A. Cảm biến nhiệt độ
B. Dụng cụ đo chiết suất của môi trường
C. Dòng điện 1 chiều
D. Đèn chiếu tia sáng tới mặt gương
Câu 16. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 88°. Hỏi góc tới có giá trị
bao nhiêu?
A. 44°    B. 46°    C. 88°    D. 2°

Câu 17. Phát biểu nào dưới đây là đúng?


A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.
B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.
C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được.
D. Ảnh của vật do gương phẳng tạo ra là một nguồn sáng.
Câu 18. Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt phẳng gương sao cho góc SIN = 20 o thì
góc phản xạ bằng 20o. Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 30o cùng chiều kim đồng
hồ thì góc phản xạ là bao nhiêu?
A. -10o       B. 10o C. 50o       D. 0o

3
KHTN 7 – VẬT LÍ CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG GV: PHẠM HỒNG NGUYÊN

Câu 19. Cho góc tới bằng 30o thì góc phản xạ bằng 30o. giữ nguyên tia tới, quay gương
một góc 60o cùng chiều kim dồng hồ thì góc phản xạ là:
A. -30o B. 30o
C. 60o D. Không có tia phản xạ

Khi quay gương một góc 60o thì tia tới nằm ngay trên mặt phẳng gương do
đó tia tới sẽ truyền thẳng và không có tia phản xạ
Câu 20. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM như hình:
Khi cho gương quay một góc   quanh O thì ảnh của S di chuyển, Đoạn đường
OS’ quay được một góc bằng bao nhiêu?
A. 20o
B. 40o
C. 30o
D. 60o

4
KHTN 7 – VẬT LÍ CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG GV: PHẠM HỒNG NGUYÊN

PHẦN 2: TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm) Cho điểm sáng A đặt trước một gương phẳng M và cách gương M một
đoạn bằng 2cm.
a. Hãy vẽ ảnh của điểm A được tạo bởi gương phẳng M.
b. Khoảng cách từ ảnh của điểm A đến gương phẳng M bằng bao nhiêu?

Khoảng cách từ điểm A’ (ảnh của điểm A) đến gương phẳng M


Vì ảnh đối xứng với vật qua gương nên khoảng cách AM = A’M = 2cm

5
KHTN 7 – VẬT LÍ CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG GV: PHẠM HỒNG NGUYÊN

Câu 2. (2,0 điểm) Chiếu một tia sáng SI hợp với phương nằm ngang một góc 600 như
hình vẽ. Tia phản xạ IR nằm thẳng đứng có chiều truyền từ trên xuống dưới.
a. Vẽ tia phản xạ và xác định vị trí đặt gương.
b. Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia tới.
c. Tính góc phản xạ và góc tới.

************THE END*************

You might also like