You are on page 1of 4

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Điểm xuất phát của triết học Mác trong nghiên cứu xã hội:
Con người hiện thực => để tồn tại, con người cần thực hiện lao động sản xuất =>
để lao động sản xuất cần có 2 mối quan hệ: Quan hệ người – tự nhiên (LLSX) và
Quan hệ người người (QHSX) => Quan hệ người – người dẫn đến Cơ sở hạ tầng
(kinh tế) => Kiến trúc thượng tầng (ctri)

I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó với sự tồn tại và phát triển của xã
hội
a. Khái niệm
- Sản xuất: là hoạt động sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần để thỏa
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
- Tức là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, là sự thống nhất giữa
ba quá trình: SXVC, SX tinh thần và SX con người.
- Là quá trình con người sử dụng công cụ
b. Vai trò
- SXVC là cơ sở của sự sinh tồn xã hội, là hoạt động có tính chất quyết định
đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
- SXVC là tiền đề của mọi hạot động lịch sử của con người; hình thành và
quyết định quan hệ giữa người với người trong các lĩnh vực của đời sống
XH.
- SXVC tạo cơ sở, phương tiện bảo đảm cho hoạt động tinh thần và duy trì,
phát triển phương thức sản xuất tinh thần của XH.
- SXVC là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người, hình thành phát
triển phẩm chất xã hội của con người.
- SXVC là nền tảng và cơ sở cuối cùng để giải thích mọi sự vận động và biến
đổi cho lịch sử - sự tha thế các phương thức sản xuất từ thấp đến cao.

2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
a. LLSX và QHSX – 2 mặt của phương thức sản xuất.
- Muốn sinh tồn, con người phải tiến hành sản xuất VC. Tuy nhiên, có sự khác
nhau rất lớn về cách thức hái lượm và săn bắt ở thời nguyên thủy với
phương thức công nghiệp ở thời hiện đại.
- Định nghĩa: Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá
trình sản xuất VC ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
- Kết cấu: LLSX và QHSX là 2 mặt đối lập của PTSX.
Nhìn vào quan hệ sản xuất để xác định hình thái kinh tế, phương thức sản
xuất.

Lực lượng sản xuất:


- Định nghĩa: LLSX hiển thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong
quá trình sx, là sự thống nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất và người lao động,
tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi giới tự nhiên theo nhu
cầu nhất định của con người.
- Kết cấu: (album)
- Tính chất và trình độ của LLSX:
 T/c: biểu hiện ở tính chất cá nhân hay tính chất xã hội hóa trong việc
sử dụng TLSX.
 Trình độ của LLSX: là sự phát triển của người lđ và công cụ lđ, thể
hiện ở trình độ của công cụ lđ, trình độ của người lao động, trình độ
phân công, hiệp tác sản xuất (tổ chức và quản lí sản xuất)…
- Vai trò của công cụ lđ trong LLSX:
 Công cụ lđ là cầu nối giữa nlđ với đtlđ
 Giwx vai trò quyết định đến nslđ và chất lượng sản phẩm, ngày nay
cclđ đc tien học hóa, tự động hóa và trí tuệ hóa.
 Là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong LLSX, nguyên nhân sâu
xa của mọi biến đổi kinh tế - xã hội trong lịch sử.
- Vai trò của người lđ trong LLSX:
 NLĐ là nhân tố hàng đầu, giữ vai trò quyết định. NLĐ là chủ thể của
quá trình sản xuất; trừ thiên nhiên 1 thì tất cả các TLSX chỉ là sản
phẩm lđ của con người, giá trị và hiệu quả thực tế của các tlsx phụ
thuộc vào việc sử dụng của người lao động.
 Trong quá trình sản xuất, cclđ bị hao hụt đi, con người lđ tạo ra giá trị
lớn hơn giá trị ban đầu.
 Là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất vc, nguồn gốc của sự
phát triển sản xuất.
Quan hệ sản xuất:
- Định nghĩa: QHSX biểu thị mối quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất, bao gồm quan hệ về sở hữu đối với tlsx, về tổ chức, quản lý
sx và về phân phối sản phẩm lđ xh.
- Kết cấu QHSX: (album)

b. Nội dung quy luật QHSX


- Sự quyết định của LLSX với QHSX:
 Mỗi PTSX là sự thống nhất của llsx ở mộtp trình độ phát triển nhất
định và quan hệ sản xuất tương ứng thích hợp.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của llsx là
một trạng thái mà trong đó quan hệ sx là “địa bàn phát triển tất yếu
của lực lượng sx”.; nó cho phép kết hợp tối ưu các yếu tố của llsx để
thúc đẩy llsx phát triển.
Tiêu chí để đánh giá sự phù hợp: thực trạng của nền sản xuất xã hội
(tinh thần, thái độ của nlđ và nslđ)
 LLSX là nội dung, QHSX là hình thức của PTSX, do đó quan hệ sx
mang tính ổn định còn lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi. Sự
biến đổi của lực lượng sx mang tính tát yếu khách quan.
 LLSX phát triển đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến mâu thuẫn với
quan hệ sx hiện có, khi đó quan hệ sx trở thành xiềng xích kìm hãm
llsx pt -> thay thế bằng quan hệ sx mới.
 Trong xã hội có giai cấp thì sự thay thế quan hệ sản xuất này trở bằng
quan hệ sx khác bao giờ cũng diễn ra thông qua đấu tranh giai cấp và
cách mạng xh.
 Khi quan hệ sản xuất mới ra đời sẽ dẫn đến sự hình thành của ptsx
mới, từ đó tạo ra sự vận động, phát triển không ngừng của các phương
thức sản xuất.
- QHSX tác động trở lại LLSX:
 LLSX quyết định quan hệ sx, tuy nhiên quan hệ sản xuất cũng tác
động trở lại đối với LLSX.
Quan hệ sx là quan hệ vc, quan hệ kinh tế, nó quy định mục đích của
nền SX XH
c. ….
d. Sự vận dụng quy luật trên ở VN (cái đã và đang làm)
- Thời kì trước đổi mới (trươvs 1986): sai lầm khi lấy quan hệ sx là yếu tố
quyết định, quan tâm xây dựng quan hệ sx shcn vượt quá xa so với trình độ
của llsx
 Về sh tlsx: công hữu (2 hình thức sở hữu: tập thể và nhà nước)
 Về tổ chức, quản lý sx: tập trung, bao cấp.
 Về phân phối: bằng hiện vật trực tiếp, thông qua chế độ tem phiếu.
- Từ đổi mới đến nay:
 Phát triển LLSX: Người lao động và tlsx
 Điều chỉnh quan hệ sx:
Quna hệ sở hữu: đa dạng hóa các hình thức sở hữu.

You might also like