You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ
---o0o---

BÀI THI CUỐI KỲ


Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ lợi ích kinh tế.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong
đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá
nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Họ tên: Hướng Hưng Thịnh


MSSV: 31221020148
Mã lớp HP: 23D1POL51002419
Lớp: FB003
Thứ: 6 (chiều)
Phòng B2. 207

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023


MỤC LỤC
Lời mở đầu .................................................................................................................................. 1
1. VAI TRÒ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ
LỢI ÍCH KINH TẾ ..................................................................................................................... 2
1.1. Vai trò của lợi ích kinh tế ................................................................................................. 2
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế ......................................................... 3
2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH
KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA. ............................................................................ 4
3. NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HÒA MỐI QUAN HỆ: LỢI ÍCH CÁ NHÂN, LỢI
ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................... 5
Lời mở đầu
Theo C.Mác thì phạm trù lợi ích, ích lợi, có lợi được sử dụng như là cùng nghĩa và có thể thay
thế nhau. Lợi ích không phải là một cái gì trừu tượng và có tính chất chủ quan, mà cơ sở của lợi
ích là nhu cầu khách quan của con người, là của cải, vật chất và dịch vụ nhằm thỏa mãn đời sống
vật chất và tinh thần của mỗi người, mỗi cộng đồng và mỗi tập đoàn xã hội nhất định. Khi nhu
cầu kinh tế của một chủ thể nào đó được đáp ứng, được thỏa mãn thì lúc đó mới xuất hiện lợi ích
kinh tế.
Trên thực tế, lợi ích kinh tế thực chất sẽ là lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích
và động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội và do hệ
thống quan hệ sản xuất quyết định. Về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh bản chất quan hệ của
kinh tế xã hội. Về biểu hiện, lợi ích kinh tế biểu hiện thông qua lợi ích của các chủ thể kinh tế.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của lợi ích kinh tế, đồng
thời làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
thời gian qua

1
1. VAI TRÒ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ
1.1. Vai trò của lợi ích kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được biểu hiện vô cùng phong phú đa dạng và
các hoạt động hướng tới lợi ích nhất định. Có thể khái quát vai trò của lợi ích kinh tế trên một số
khía cạnh chủ yếu sau:
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội
Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nâng
cao phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất của bản thân. Trong nền kinh tế thị
trường, phương thức và mức độ phụ thuộc thỏa mãn nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu
nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu càng tốt. Vì vậy,
mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế
của các giai cấp tầng lớp xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và
phát triển xã hội vừa là biểu hiện sự phát triển
Về khía cạnh kinh tế tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích chính đáng
của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong sự liên hệ với các chủ thể khác trong xã hội.
Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự phát triển
của nền kinh tế. Vì lợi ích của mình người lao động tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay
nghề, cải tiến công cụ lao động; chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản
phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng... Tất cả
những điều đó đều tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và
nâng cao đời sống của người dân.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
Mọi vận động của lịch sử đều xoay quanh vấn đề lợi ích và được ưu tiên là lợi ích kinh tế.
Mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con người trong quan hệ sản xuất xã
hội nên để thực hiện lợi ích mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau thực hiện quyền làm
chủ với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong
lịch sử - động lực quan trọng của xã hội tiến bộ
Tạo điều kiện cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, văn hóa của các
chủ thể xã hội. Mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội. Theo
2
C.Mác: "Cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức mà là các quan hệ
của đời sống vật chất, tức là lợi ích kinh tế của con người"
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu
vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và
dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triền lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ
phát triền của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt.
Quan hệ lợi ích kinh tế vì vậy, càng có điều kiện đề thống nhất với nhau. Như vậy, nhân tố đầu
tiên ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể là lực lượng sản xuất. Chính vì vậy,
phát triển lực lượng sản xuất trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia.
Ví dụ: Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất hay còn gọi là cuộc cách mạng trong lĩnh vực
sản xuất, bắt đầu khoảng 1760 đến khoảng 1840 tại nước Anh với đặc trưng là cơ khí máy móc
(chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng
sản lượng.
- Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí, vai trò
của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó,
không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi, mà nó là sản phẩm của
những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất và
trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, bằng nhiều loại
công cụ, trong đó có các chính sách kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và
tương quan thu nhập thay đổi, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng thay
đổi, tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
- Hội nhập kinh tế quốc tế.
Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập, các quốc gia có thể
gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các
doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa có thể bị ảnh hưởng
bởi cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Đất nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng phải

3
đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ... Điều đó có nghĩa là hội nhập
kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ và nhiều chiều đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.
Ví dụ: Trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia hoạt
động tại nhiều tổ chức quôc tế như ASEAN, WTO, APEC, … để phát triển sự thống nhất của
quan hệ kinh tế Việt Nam và thế giới; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực,
giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được
nâng lên.

2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN
HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt
Nam trong thời gian qua. Dưới đây là một số dẫn chứng cụ thể:
• Chính sách kinh tế: Nhà nước thông qua chính sách kinh tế nhằm đảm bảo các quan hệ lợi
ích kinh tế giữa các đối tác trong và ngoài nước là hài hòa. Ví dụ, chính sách hỗ trợ, khuyến
khích đầu tư để tăng cường quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.
• Thỏa thuận thương mại: Nhà nước ký kết các thỏa thuận thương mại với các đối tác kinh tế
để tăng cường các quan hệ lợi ích kinh tế. Ví dụ, thỏa thuận TPP giúp Việt Nam tăng cường
quan hệ kinh tế với các nước thành viên trong thỏa thuận, đồng thời đưa nền kinh tế Việt
Nam đến với các tiêu chuẩn quốc tế.
• Quản lý đầu tư nước ngoài: Nhà nước có chính sách quản lý đầu tư nước ngoài nhằm đảm
bảo các quan hệ lợi ích kinh tế với các đối tác nước ngoài là hài hòa. Việc quản lý đầu tư
nước ngoài cũng giúp kiểm soát rủi ro, tăng cường an ninh kinh tế, bảo vệ quyền lợi của
người dân và doanh nghiệp Việt Nam.
• Đối ngoại: Nhà nước thông qua các hoạt động đối ngoại nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế
với các quốc gia khác. Việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế cũng giúp tăng cường quan hệ chính
trị và an ninh cho Việt Nam.
Tóm lại, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo các quan hệ lợi ích kinh tế là hài hòa
tại Việt Nam. Nhà nước đã có các chính sách và hoạt động thích hợp để tăng cường quan hệ lợi
ích kinh tế với các đối tác kinh tế trong và ngoài nước.

4
3. NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HÒA MỐI QUAN HỆ: LỢI ÍCH CÁ
NHÂN, LỢI ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Để đảm bảo hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần đưa ra
những biện pháp như sau:
• Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho mọi người về tầm quan trọng của các lợi ích
khác nhau. Điều này giúp cho mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về lợi ích của mỗi cá
nhân, nhóm và xã hội. Chính phủ cần phát triển chính sách và cơ chế pháp lý giúp bảo vệ và
hỗ trợ các lợi ích khác nhau. Ví dụ: đầu tư vào giáo dục và y tế để nâng cao chất lượng cuộc
sống cho tất cả người dân, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm và phát triển
kinh tế.
• Các tổ chức xã hội và các cá nhân có thể tham gia các hoạt động xã hội để hỗ trợ những
người có hoàn cảnh khó khăn và đóng góp vào sự phát triển và hợp tác của xã hội.
• Tìm cách giải quyết các xung đột về quyền lợi và lợi ích giữa các cá nhân, nhóm và xã hội
thông qua các cuộc đàm phán và cải thiện thông tin.
• Tăng cường trách nhiệm và ý thức của các cá nhân và cộng đồng về việc duy trì một môi
trường sống lành mạnh và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên
Những biện pháp trên có thể giúp tạo ra một sự cân bằng hợp lý giữa các lợi ích cá nhân, nhóm
và xã hội ở Việt Nam. Tóm lại, để xử lý hài hòa các mối quan hệ lợi ích kinh tế, chúng ta cần
phải đưa ra các biện pháp hợp lý, bảo vệ các lợi ích cá nhân, nhóm và xã hội, đồng thời đẩy mạnh
công tác giáo dục để tăng cường nhận thức về lợi ích xã hội và quản lý tốt các hoạt động kinh tế.

~ THE END ~
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin (UEH- 2022)
[2] Giáo trình KTCT Mác – Lênin (Bộ GD-ĐT 2021)

You might also like