You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH

⸎⸎⸎⸎⸎

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ BÀI: LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Lệ Huyền

Nhóm: 10

Lớp: Quản trị chiến lược-1-2-22 (N03)


HÀ NỘI, THÁNG 4/2023

THÀNH VIÊN

Stt Họ và tên Mã sinh viên Ghi chú

1 Nguyễn Hương Giang 20010366 Leader

2 Nguyễn Thị Dương 21010114

3 Trần Thị Nga 21010971

4 Nguyễn Yến Nhi 21010915

5 Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 21011333

6 Lê Thị Thảo Quyên 21011715

7 Đỗ Phương Thảo 22011339


MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG KINH DOANH.........................................................4


1.1. Sản phẩm và dịch vụ................................................................................4
1.2. Sản phẩm chính và nguồn cung nguyên liệu..........................................6
2. Phân tích thị trường............................................................................................8
2.1. Tổng quan thị trường...............................................................................8
2.2. Khách hàng.............................................................................................10
3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH..................................................................................................................11
3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh.................................................................11
3.2. Phân tích SWOT.....................................................................................12
4. Chiến lược kinh doanh......................................................................................14
4.1. Chiến lược Marketting...........................................................................14
4.2. Chiến lược nhân sự.................................................................................15
4.3. Chiến lược duy trì và mở rộng..............................................................16
5. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp...................................................................16
5.1. Địa điểm quán.........................................................................................16
5.2. Lịch trình phát triển doanh nghiệp.......................................................17
5.3. Kế hoạch tài chính..................................................................................18
6. Kế hoạch vận hành............................................................................................21
6.1. Sơ đồ bộ phận .........................................................................................21
6.2. Chức năng của từng bộ phận.................................................................22
7. Quản trị rủi ro....................................................................................................23
8. Kết luận..............................................................................................................25
1. GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG KINH DOANH

Thông qua khoảng thời gian nghiên cứu thị trường, thăm dò nhu cầu của
chúng tôi, Trường Đại học Phenikaa là trường có quy mô số lượng sinh viên tăng
nhanh trong những năm sắp tới, quy mô hiện tại khoảng 15.000 sinh viên, và chắc
chắn sẽ tăng nhiều trong những năm tiếp theo. Trường Đại học Phenikaa được xây
dựng nhanh chóng hoàn thiện, mọc lên giữa khu vực xa trung tâm, ít dân cư hơn,
cơ sở hạ tầng chưa phát triển so với các khu vực khác ở Hà Nội, mang đến rất
nhiều nhu cầu về nơi ở, hàng tiêu dùng, thực phẩm và đặc biệt cũng không thể
thiếu đồ ăn vặt, nước uống trong những phút giải lao, sau những giờ học căng
thẳng của các bạn sinh viên. Vì vậy, chúng tôi quyết định lập kế hoạch khởi nghiệp
kinh doanh đồ ăn vặt chất lượng, giá thành hợp lý phục vụ cho sinh viên Phenikaa.

1.1. Sản phẩm và dịch vụ

Chúng tôi kết hợp hài hoà hoạt động kinh doanh của đồ ăn vặt với việc kinh
doanh đồ uống, với thiết kế quán ăn theo phong cách trẻ trung, hiện đại đan xen
với không gian xanh để phù hợp với đối tượng chính là học sinh - sinh viên.

1.1.1. Sản phẩm


Các sản phẩm mà chúng tôi định hướng phục vụ trong mô hình kinh doanh
bao gồm:

Đồ ăn nhanh Đồ uống Đồ khô Bánh

Trà sữa truyền


Xúc xích Bò khô Bánh rán
thống
Cá viên chiên Trà đào Khô gà các loại Bánh gối

Nem chua rán Trà chanh Khô heo các loại Bánh tráng trộn

Sữa tươi trân châu


Phô mai que Bánh tráng nướng
đường đen

Thịt xiên nướng Trà đá Bánh mì các loại

Hoa quả lắc các


Nước lọc
loại

Khoai tây lắc pho Nước ngọt đóng


mai chai các loại

1.1.2. Dịch vụ
 Đối với những đối tượng khách hàng mua đồ trực tiếp tại quán

Đây là dịch vụ kinh doanh cơ bản của các quán ăn hiện nay, và cũng thường
là loại dịch vụ mang lại tỉ trọng doanh thu cao nhất cho một quán ăn. Khách hàng
sẽ trực tiếp đến quán ăn của chúng tôi để lựa chọn đồ ăn và được các nhân viên
phục vụ trực tiếp tại quán, bao gồm từ khâu gọi đồ cho đến lúc thanh toán. Nhiệm
vụ của mọi nhân viên quán là đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất,
khiến khách cảm thấy hài lòng, vui vẻ nhất, từ chất lượng đồ ăn, thái độ tiếp đón
phục vụ đến trải nghiệm không gian, … Do đó việc quan sát và nhận phản hồi của
khách hàng để cải tiến và nâng cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn tại mỗi điểm phục
vụ trực tiếp của nhà hàng, luôn là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi quản lý, chủ
nhà hàng.

 Dịch vụ giao đồ ăn tận nơi


Đây là dịch vụ ngày càng phát triển thời gian gần đây, nhất là từ sau khi
bùng phát dịch bệnh Covid. Dịch vụ này phát triển, cũng là một “điểm sáng” trong
tình hình dịch bệnh đen tối, giúp nhiều nhà hang, quán ăn duy trì, thậm chí tăng
mạnh doanh số bán hàng online nếu biết cách khai thác tốt.

Cách thức: tạo gian hàng trên app đặt đồ ăn GrabFood, Shopeefood,
Baemin..., quán có thể nhận đơn bán mang về, chuẩn bị đồ ăn, sau đó các shipper
của các ứng dụng sẽ giao hàng cho khách, cùng với nhiều khuyến mãi và giảm giá.

 Dịch vụ “Đồ ăn mang về”

Quán sẽ làm đồ ăn và đóng gói cẩn thận với chất lượng bao bì an toàn, kèm
theo giấy ăn cho khách nếu khách có nhu cầu mang về.

1.2. Sản phẩm chính và nguồn cung nguyên liệu

Sản phẩm của chúng tôi tập trung vào những mặt hàng thuộc loại đồ ăn chế
biến nhanh. Các loại đồ ăn, đồ uống được thiết kế vừa phục vụ cho bữa ăn vừa
phục vụ cho khách hàng muốn dùng riêng đồ uống. Thức ăn nhanh vô cùng phong
phú, không giới hạn về thể loại: xúc xích, nem chua rán, các loại chả tôm, mực,...
Đây đều là những thức ăn tự chế biến hoặc có sẵn và chỉ cần sơ chế qua là có thể
sử dụng ngay lập tức, đúng như cái tên gọị “đồ ăn nhanh” phù hợp với giờ giải lao
của sinh viên.

Bảng 5.3.2: Bảng giá nhập nguyên liệu

Tên sản phẩm Giá nhập(VND) Nguồn

Xúc xích CP (gói 10 cái) 52,000/gói Bách hóa xanh

Cá viên chiên gói (160v) 43,000/gói Bách hóa xanh


Bảng 5.3.2: Bảng giá nhập nguyên liệu

Tên sản phẩm Giá nhập(VND) Nguồn

Nem chua rán 165,000/kg Chả cốm sỉ

Phô mai que (vỉ 13c) 45,000/vỉ Chả cốm sỉ

Thịt heo 98,000/kg Bách hóa xanh

Hoa quả các loại 15,000 ~ 40,000/kg Hợp tác xã

Khoai tây cắt đông lạnh 60,000/kg Vinafood


(túi)

Trà Olong túi lọc (25 gói / 39,000/hộp Vinafood


hộp)

Hồng trà Tân Nam Bắc 72,000/hộp Vinafood


(500g)

Bột kem sữa B-one 1kg 75,000/túi Vinafood

Trân châu đen túi 1kg 28,000/túi Vinafood

Bột cacao túi 1kg 180,000/túi Vinafood

Khô bò, khô gà, khô heo 300,000/kg Chả cốm sỉ

Bột mì túi 10kg 20,000/túi Bách hóa xanh

Bánh mì nguyên chiếc 3,500/cái Bánh mì Mai Động

2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

2.1.Tổng quan thị trường


2.1.1. Thị trường ngành
Thị trường ngành mà chúng tôi hướng tới là ngành thực phẩm - đồ uống,
thức ăn nhanh.

Kết quả khảo sát mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường Decision La cho
thấy, bình quân giới trẻ Việt Nam bỏ ra 13.000 tỷ đồng chi cho ăn vặt mỗi tháng.
Còn theo thống kê của Euromonitor, đến cuối năm 2016, Việt Nam có khoảng
149.000 điểm bán dạng ki ốt trên đường phố, tính cả ki ốt trên xe lưu động và ki ốt
cố định tại mặt tiền nhà với doanh thu 46.900 tỷ đồng mỗi năm. Giai đoạn từ năm
2018 đến năm 2022, thị trường đồ ăn vặt tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng với tốc độ
hai con số. Đặc biệt khi các doanh nghiệp Việt Nam đưa văn hóa phương Tây và
mức chi tiêu dành cho đồ ăn vặt tăng lên là cơ hội rộng mở đối với ngành hàng
này.

Điểm qua có thể thấy, thị trường đồ ăn vặt đang được chiếm lĩnh bởi những
"ông lớn" trên thế giới như Lotteria, KFC, Burger King, Starbucks, McDonalds,
Five Star Chicken… Sức nóng của thị trường này không chỉ dừng lại ở các chuỗi
cửa hàng, quán ăn đường phố, mà đã bùng nổ sang hình thức kinh doanh online
thông qua các kênh Facebook cá nhân, Zalo, Tiktok, App đặt đồ, ...

Sự xuất hiện của các sản phẩm đồ ăn vặt ngày càng nhiều là một dấu hiệu tốt
cho thấy người tiêu dùng đã sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các dòng sản phẩm
này, vượt trên cả chi tiêu cho các sản phẩm phục vụ nhu cầu cấp thiết mỗi ngày.
Điều đó đã và đang tạo ra một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất thức ăn nhanh.

2.1.2. Thị trường mục tiêu và khoảng trống


Thị trường đại học Phenikaa và khu dân cư trong bán kính 5km trở lại là thị
trường mục tiêu được hướng tới. Hiện nay, xung quanh khu vực này có khoảng
20.000 người đang sinh sống và làm việc, dự kiến sẽ tăng nhanh trong vài năm tới
do sự phát triển của các dự án bất động sản: chung cư, trường học, khu vui chơi…
và đặc biệt trường Đại học Phenikaa sẽ nganyf càng có nhiều sinh viên theo học.

Thông qua khảo sát thực tế, phân loại thị trường mục tiêu được chia làm 2
nhóm khách hàng chính bao gồm: 

(i) Học sinh, sinh viên - nhóm khách hàng có thu nhập trung bình -
thấp: thường lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp với khả năng chi trả của
mình.

(ii) Người đã đi làm - nhóm khách hàng đa dạng ngành nghề: nhu cầu
đa dạng, quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ.

2.2.Khách hàng
2.2.1. Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu được hướng đến là nhóm đối tượng cư trú, làm việc tại
trường Đại học Phenikaa và khu dân cư trong bán kính 5km. Cụ thể là: học sinh,
sinh viên, các giảng viên… Đây là những đối tượng trong khu vực kinh doanh của
quán có nhu cầu lớn đối với các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt.

2.2.2. Nhu cầu về chất lượng và chi phí


Để tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề xoay quanh chất lượng và chi phí của quán
ăn vặt tổng hợp, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi về tiêu chí lựa chọn đồ ăn vặt đối với
hai đối tượng học sinh - sinh viên và người đã đi làm.

Theo khảo sát dựa trên thói quen của phần lớn số đông thì từ 10 – 30 tuổi là
độ tuổi tiêu thụ đồ ăn vặt nhiều nhất, tuy nhiên trong nhóm này nên được chia
thành 2 nhóm do sở thích khác nhau.

 Nhóm từ 10 – 15: Độ tuổi học sinh, nên bán những sản phẩm có mức giá rẻ,
ít cay, màu sắc bắt mắt.
 Nhóm từ 15 – 20 và sinh viên: Họ có xu hướng đi theo nhóm nên cần
không gian để nói chuyện, thích các món cầu kỳ, đậm đà và đa dạng hương
vị hơn nhưng mức giá vẫn phải hợp lý.

 Đối với đội tượng người đã đi làm: chất lượng món ăn là yếu tố quan trọng
hơn

3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH

3.1.Phân tích đối thủ cạnh tranh


3.1.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Hiện tại, do Trường Đại học Phenikaa vẫn đang trong quá trình phát triển và
tuyển sinh, nên đối thủ cạnh tranh trực tiếp vẫn đang chưa nhiều, một phần là do
diện tích mặt bằng xung quanh trường học có giới hạn (Vướng một đoạn mương
rất dài, và đường tàu chạy qua). Thế nhưng, không phải là không tồn tại đối thủ
cạnh tranh trực tiếp nào, ví dụ như:

- Các hàng quán, quầy - xe bán hàng nhanh ở quanh khu vực trường.

- Các dịch vụ ship đồ ăn trực tuyến.

Tuy nhiên, hai đối thủ này không đem đến sự cạnh tranh quá lớn đối với
quán do hình thức hoạt động cũng như mục đích hướng đến khác nhau và chất
lượng dịch vụ chưa được tốt:

Các quầy, xe bán hàng nhanh: mức độ thường xuyên thấp, không lâu dài.

- Các dịch vụ ship đồ ăn trực tuyến: phát sinh phí vận chuyển, cùng chất
lượng của món ăn sau khi được chuyển đến sẽ thay đổi.
3.1.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đầu tiên đó chính là các hàng quán: phục vụ các món ăn như cơm, bánh mì,
phở, bún … Đây không phải là đồ ăn vặt nên sức cạnh tranh trực tiếp là không lớn.
Thêm vào đó khung giờ bán hàng chủ yếu của các hàng quán này là vào khoảng
thời gian từ sáng đến trưa hoặc tối, nhưng thời gian phục vụ của quán ăn chúng tôi
là mọi khung giờ.

Ngoài ra còn có các loại đồ ăn vặt có thương hiệu như KFC, Bún Bò Huế,
BBQ … vì có thương hiệu sẵn lên được sự tin tưởng của khách hàng. Chính vì thế,
cần thời gian để củng cố và xây dựng thương hiệu cũng như các chính sách hợp lý
để có thể cạnh tranh với các thương hiệu cùng ngành thực phẩm - đồ uống.

3.1.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


Trường Đại học Phenikaa và khu vực bán kính 5km đang có những dự án
xây dựng mới, do đó, tiềm năng về giao lưu, kinh tế tại khu vực sẽ có triển vọng
lớn. Hiện tại, bên khu đô thị Dương Nội đã có một vài quán ăn vặt và đồ uống và
trong tương lai sẽ có thể có thêm nhiều hàng quán nữa.

3.2. Phân tích SWOT


3.2.1. Thế mạnh (Strengths):
Như mọi người đã biết thì chất lượng đồ ăn: sức khoẻ, vệ sinh, khẩu vị và
phong cách ẩm thực là những yếu tố được xây dựng phù hợp với đối tượng học
sinh - sinh viên. Vị trí mà chúng tôi lựa chọn là nơi gần hoặc trong chính khuôn
viên Trường Đại học Phenikaa – đây là một vị trí thuận lợi. Tiếp theo, cửa hàng có
bầu không khí trong lành, không gian thoáng mát, khu chế biến sạch sẽ, gọn gàng,
thực phẩm được chế biến tại chỗ đảm bảo an toàn vệ sinh. Quán có Menu đa dạng,
bao gồm nhiều món ăn vặt với giá cả phù hợp, đáp ứng được những nhu cầu. Tuy
nhiên không thể thiếu là sự hiếu khách, nhiệt tình trong việc phục vụ đồ ăn, thức
uống và giải quyết khiếu nại liên quan đến tương tác giữa người với người giúp
cửa hàng tạo dấu ấn cho chính mình.

3.2.2. Điểm yếu (Weaknesses):


Quán mới thành lâp nên cần có phản hồi tích cực từ khách hàng .Dự án quán
ăn vặt được thực hiện bởi sinh viên nên nguồn vốn ban đầu có giới hạn cùng với đó
là thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh và phục vụ của đội ngũ vận hành quán dẫn
đến lợi nhuận chưa cao, có thể sẽ chưa hòa vốn. Tất cả những điểm yếu trên theo
thời gian quán có thể khắc phục và cải thiện.

3.2.3. Cơ hội (Opportunities):


Với thị phần khách hàng chính là sinh viên trong trường đang gia tăng số
lượng theo từng năm kéo theo nhu cầu về đồ ăn nhanh ngày càng tăng cao. Trong
bán kính 3km quanh khu vực quán ăn chưa có quá nhiều quán ăn phục vụ đồ ăn vặt
vì thế sức cạnh tranh trong giai đoạn hiện tại chưa quá lớn. Vì đây là dự án của
sinh viên hướng đến đối tượng chính là sinh viên nên sẽ dễ dàng được đón nhận và
phát triển lâu dài.

3.2.4. Thách thức (Threats):


Sự cạnh tranh lớn trong ngành F&B nói chung, nếu không có những định
hướng rõ ràng và hướng đi đột phá rất dễ bị phá sản. Ăn uống luôn là một trong số
những nhu cầu thiết yếu nhất của con người nhưng không phải tất cả mọi người
đều là khách hàng tiềm năng của cửa hàng bán đồ ăn vặt.

Luôn phải đảm bảo chất lượng đồ ăn.

– Lợi nhuận không đột phá: với số vốn đầu tư ít thì kinh doanh ăn vặt lời
không cao, ở mức bình dân
– Không ổn định theo thời gian vào thời điểm đi học thì sẽ có nhiều khách,
thời điểm nghỉ hè, nghỉ lễ, cuối tuần sẽ rất ít khách hoặc hầu như không có khách.

– Khó khăn trong việc sắp xếp quản lý thời gian, nhân sự vì vướng lịch học,
sinh hoạt ngoại khóa. Là người làm mọi thứ từ việc tiếp thị, quảng cáo, tìm kiếm
nguyên liệu, quảng bá trên các trang mạng xã hội, nhân viên, tính toán thu chi,…
Không thể thuê quá nhiều nhân viên vì đang bắt đầu kinh doanh với mô hình nhỏ,
nếu quá nhiều nhân viên sẽ rất tốn kém.

Sẽ có rất nhiều đối thủ tiềm ẩn vì đây là loại hình kinh doanh dễ mở.

4. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

4.1.Chiến lược Marketting


4.1.1. Quảng cáo:
Xu hướng hiện nay là các nền tảng online như mạng xã hội, ứng dụng điện
tử, … Vì thế, cách thức quảng bá sản phẩm phổ biến và hiệu quả nhất chính là
thông quan các nền tảng xã hội trên. Cụ thể: đăng tải các bài viết, hình ảnh về sản
phẩm của quán ăn trên các diễn đàn, group của trường và các tài khoản cá nhân
trong trường có nhiều tương tác để tiếp cận nhiều khách hàng và chia sẻ rộng rãi
dịch vụ của quán.

Ngoài các cách thức quảng bá online, chúng tôi còn có sử dụng các cách
thức quảng bá sản phẩm khác như: quảng cáo trên tờ rơi, áp phích trong khuôn
viên trường Đại học Phenikaa và bán kính 5 km quanh khu vực quán; thiết kế và
xây dựng pano quảng cáo hoặc bảng hiệu lớn bắt mắt thu hút khách hàng đến quán.
4.1.2. Khuyến mại và xúc tiến:
Các chương trình, chính sách khuyến mãi, chi ân khách hàng là một trong
những điều vô cùng quan trọng để cửa hàng có một doanh số tiêu thụ ổn định và
phát triển. Quán ăn vặt của chúng tôi là quán ăn hướng đến đối tượng chủ yếu là
học sinh – sinh viên chính vì thế các khuyến mãi và chương trình tri ân cũng mang
xu hướng hiện đại, phù hợp với khách hàng. Một số kế hoạch khuyến mãi cụ thể
của quán ăn chúng tôi bao gồm:

 Khuyến mãi dịp khai trương: mua 3 tặng 1 cùng 1 loại đồ ăn hoặc đồ uống,
giảm 20% cho hóa đơn trên 100k.

 Chương trình xuyên suốt:

- Thứ 3 hàng tuần mua 2 đồ uống tặng 1 đồ uống cùng giá hoặc thấp hơn.

- Giảm giá trong các kỳ thi: có một điểm thi kết thúc học phần từ 8 trở lên
giảm 10% cho hóa đơn từ 50k.

- Kế hoạch khuyến mãi giảm giá sẽ được xem xét thống kê sau 2 tuần để
điều chỉnh cho phù hợp.

4.2.Chiến lược nhân sự


4.2.1. Tuyển dụng chất lượng
Dự án của chúng tôi được xây dựng và phát triển bởi sinh viên. Chính vì thế,
đối tượng ưu tiên tuyển dụng là các sinh viên tìm kiếm việc làm, đã có kinh
nghiệm liên quan đến công việc, có thể làm trên 2 tháng. Để thấu hiểu và đảm bảo
chất lượng của từng nhân viên, chúng tôi xây dựng thời gian phỏng vấn với người
ứng tuyển, sau đó là thời gian thử việc trong thời gian 1 tuần. Trong thời gian thử
việc và làm việc chính thức, chúng tôi sẽ theo dõi và đánh giá quá trình để đưa ra
các nhận xét, thưởng phạt đối với từng nhân viên. Lắng nghe các nhận xét, góp ý
của các nhân viên để đưa ra các thay đổi thích hợp.

4.2.2. Lương - thưởng – chế độ


 Trả theo giờ part time, đăng ký ca làm việc theo tuần:

- Nhân viên phục vụ: 17,000/giờ (lương thử việc) - 22,000/giờ (lương
chính thức

 Trả theo tháng fulltime:

- Nhân viên phục vụ: 3 - 3,5 triệu đồng/tháng

- Pha chế/nấu ăn: 4 - 5 triệu đồng/tháng

- Thu ngân: 3 - 3,5 triệu đồng/tháng

 Nghỉ phép: 1 ngày/tuần,

 Luôn đảm bảo các yếu tố sau:

- Phân công việc và trách nghiệm nhân viên rõ ràng, tránh lẫn lộn,

- Tạo không khí làm việc tốt, đoàn kết, học hỏi giữa các nhân viên,

- Kiểm soát chặt chẽ tránh nhân viên gian lận

4.3. Chiến lược duy trì và mở rộng

Sau khi ổn định doanh số tiêu thụ, quán ăn sẽ tập trung phát triển về đồ ăn
vặt, khâu chuẩn bị nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo số lượng cũng như chất lượng.

Thay đổi không gian quán theo các mùa lễ hội và sự kiện của trường.
Thay đổi menu theo thị hiếu và đóng góp của khách hàng theo thời gian: cập
nhật các món ăn vặt mới, thay đổi công thức sao cho ngon nhất, sáng tạo nhiều
món hơn với cùng các nguyên liệu có sẵn.

5. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

5.1. Địa điểm quán

 Lựa chọn địa điểm ở gần trường có thể là trong trường là nơi có nhiều
sinh viên đi qua lại. Ví dụ như: kí túc xá, khu đất dịch vụ sau trường

 Diện tích khoảng 40m2

 Lựa chọn không gian có nhiều cửa sổ hoặc có thể tự sửa chữa để cải
tạo không gian thoáng đãng hơn.

 Trang trí không gian phù hợp với xu hướng giới trẻ và định hướng ban
đầu.

5.2. Lịch trình phát triển doanh nghiệp


5.2.1. Trước khi khai trương 3 tháng:
 Tiến hành sửa sang cơ sở mặt bằng

 Mua sắm bàn ghế, những thiết bị như quạt, điều hòa và trang trí quán
ăn.

 Tìm kiếm những nguồn cung cấp thực phẩm xem xét về giá cả và chất
lượng phù hợp
 Thiết kế menu sáng tạo, bắt mắt thu hút khách hàng với các thông tin
quan trọng: thông tin món ăn, giá cả, địa chỉ, wifi, fanpage

 Lên kế hoạch chương trình quảng cáo 2 hình thức offline và online.
Trong đó quảng cáo online được chú trọng nhiều hơn.

5.2.2. Trước khi khai trương 1 tháng


 Tuyển dụng nhân viên, đồng phục của nhân viên

 Tạo trang fanpage, gian hàng trên các sàn thương mại điện tử

 Khuyến mãi đặc biệt vào ngày khai chương để thu hút thêm khách
hàng

5.2.3. Tương lai:


 Có thể mở thêm nhiều chi nhánh

 Phát triển thương hiệu gần gũi với khách hàng và nhà đầu tư

 Đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng

5.3. Kế hoạch tài chính


5.3.1. Vốn đầu tư ban đầu: ~ 126,5 triệu VNĐ
Bảng 5.3.1_1: Dự trù kinh phí cơ sở vật chất

STT Khoản mục Chi phí (VND)


1. 7 Bộ bàn ghế 12 triệu
2. Hệ thống bếp 20 triệu
Quầy thu ngân và
3. 15 triệu
Phần mềm quản lý
4. Chi phí marketing 5 triệu
STT Khoản mục Chi phí (VND)
5. Chi phí trang trí quán 10 triệu
Tổng: 62 triệu
5.3.2. Giá thành và lợi nhuận
5.3.2.1. Giá cả dự kiến

Bảng 5.3.2: Giá thành dự kiến cho từng sản phẩm

Loại sản phẩm Tên sản phẩm Giá bán dự kiến (VND)
Đồ ăn nhanh Xúc xích 10,000
Cá viên chiên 2000
Nem chua rán 8000

Phô mai que 10,000


Thịt xiên nướng 8,000

Hoa quả lắc các loại 15,000/g


Khoai tây lắc phô mai 20,000/g

Đồ uống Trà sữa matcha 25,000 (Up size + 7,000)


Trà sữa socola 25,000 (Up size + 7,000)
Hồng trà sữa 25,000 (Up size + 7,000)
Trà sữa Olong đường đen 30,000 (Up size + 8,000)

Trà sữa trân châu nguyên bản 25,000 (Up size + 7,000)
Trà sữa Hokkaido 30,000 (Up size + 7,000)

Sữa tươi trân châu đường đen 30,000 (Up size + 7,000)
Trà nhài 20,000 (Up size + 5,000)

Trà chanh 15,000 (Up size + 3,000)


Trà đá 7,000
Bảng 5.3.2: Giá thành dự kiến cho từng sản phẩm
Loại sản phẩm Tên sản phẩm Giá bán dự kiến (VND)

Nước lọc 6,000/chai


Đồ khô Bò khô 7,000(30g) / 15,000(100g) /
20,000(200g)
Khô gà các loại
Khô heo các loại

Bánh các loại Bánh rán 5,000/cái


Bánh gối 7,000/cái

Bánh tráng trộn 15,000/túi


Bánh tráng nướng 15,000/cái

Bánh mì trứng/xúc xích 12,000/cái


Bánh mì trứng + xúc xích 17,000/cái

Khác Kem cheese (Topping trà sữa) 7.000


Trân châu sợi (Topping trà
sữa)
Trân châu đường đen
(Topping trà sữa)
Thạch cafe (Topping trà sữa)
Đậu đỏ (Topping trà sữa)
Đào miếng (Topping trà sữa)

5.3.2.2. Lợi nhuận dự kiến


Bảng dự trù lợi nhuận

Hạng mục Lợi nhuận dự kiến (VND)

Lợi nhuận theo ngày 5,000,000 ~ 7,000,000 (Tiền thu/ngày) - 2,800,000 ~


3,100,000 (Tiền vốn thực phẩm) = 2,200,000 ~ 3,900,000
(Lãi) ≈ 3,000,000

Doanh thu theo 3,000,000 * 30 = 90,000,000/tháng


tháng

Lợi nhuận sau bù trừ 90,000,000 - 58,000,000 = 32,000,000/tháng


Chi phí phát sinh
hằng tháng (Chi phí
vốn nguyên liệu thực
phẩm đã tính ở mục
lợi nhuận theo ngày)

=> Dự kiến thời gian hoàn vốn là hơn 4 tháng

6. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH, NHÓM ĐỒNG SÁNG LẬP 3 NGƯỜI

6.1. Sơ đồ bộ phận
6.2. Chức năng của từng bộ phận

Căn cứ vào cách thiết kế công việc có thể phân chia nhân viên làm việc như sau:

 Quản lý
- Lãnh đạo đội ngũ nhân viên trong các hoạt động va phương hướng đã đề ra
nhằm đạt được mục tiêu của cửa hàng.

- Kiểm soát chi phí và đạt được mục tiêu doanh số đề ra.

- Thực hiện kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công việc của nhân viên.

- Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, thực hiện chế độ
thưởng phạt cho nhân viên rõ ràng và theo quy định của cửa hàng.

- Chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cửa hàng.

- Hoạch định và tổ chức các chiến lược bán hàng, marketing cho cửa hàng.

- Tuyển chọn nhân viên và hướng dẫn nhân viên làm việc, thái độ ứng xử và
giúp nhân viên hòa nhập với môi trường làm việc trong cửa hàng.

 Nhân viên pha chế

Phục vụ các loại thức uống theo yêu cầu của khách hàng, cần phải có sự
khéo léo, sạch sẽ, và giao tiếp tốt với khách hàng.

 Nhân viên thu ngân

Thực hiện các giao dịch, hoạt động thanh toán khi khách đến mua sắm hoặc
sử dụng dịch vụ tại cửa hàng.

 Nhân viên bảo vệ


Có sức khỏe, đảm bảo an toàn cũng như giữ gìn tài sản của cửa hàng và
khách hàng, thân thiện với khách hàng.

 Nhân viên kế toán

Cân đối sổ sách thu chi cho cửa hàng, phải trung thực, cẩn thận, có kiến thức
và kỹ năng chuyên môn. Hiểu biết các quy định về thuế, một vài điều luật cơ bản
có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

7. QUẢN TRỊ RỦI RO

Rủi ro Giải pháp

Rủi ro về mặt tài chính, doanh số:

Khả năng tiếp cận vốn còn yếu


Tập trung huy động vốn từ gia đình, bạn bè
kém: là sinh viên đại học nên khả
hay những nhà đầu tư ủng hộ tài trợ cho dự
năng kêu gọi vốn sẽ gặp nhiều khó
án. Tiến hành kiểm tra, rà soát dự án.
khăn.

Dòng tiền mất cân đối, thất thoát Quản lý nguồn tiền ra vào chặt chẽ, hợp lý.

Tính toán cụ thể các chi phí quan trọng,


kiểm soát chặt chẽ về mặt tài chính. Tiếp
Doanh thu, lợi nhuận thấp cận và lắng nghe từng feedback của khách
hàng để cải thiện tham gia các buổi học hỏi
lắng nghe từ các cố vấn,

Rủi ro về mặt quản lý và vận hành cơ sở


Quản lý vận hành các khâu không
Quan sát, sắp xếp lại công việc. Nói
trơn tru, nhanh gọn. Thiếu đầu tư
chuyện, trao đổi giữa các nhân viên và
đào tạo nhân viên, xích mích trong
quản lý
nội bộ quán

Rủi ro về sản phẩm, bán hàng

Học hỏi, tìm hiểu những xu hướng đang


được ưa chuộng, để nắm bắt tâm lý khách
hàng.
Không bắt kịp xu hướng, thị hiếu
Chú ý việc giữ nét cá tính, “bản sắc” của
khách
thương hiệu để khách hàng không nhầm
lẫn với các thương hiệu khác trên thị
trường.

Vấn đề an toàn thực phẩm Diện tích khu vực bếp cần đủ rộng để có
không gian phân chia và bài trí các khu
riêng biệt: khu chế biến, khu bảo quản, khu
bày thức ăn,…

Khu vực chế biến cần luôn khô ráo, sạch


sẽ, tránh nấm mốc hay ẩm thấp

Đầy đủ dụng cụ gom rác thải, có nắp đậy,


được vệ sinh thường xuyên

Đảm bảo nguồn nước sạch trong nhà hàng

Nhập các thực phẩm, nguyên liệu có nguồn


gốc, còn hạn sử dụng

8. KẾT LUẬN

Kế hoạch khởi nghiệp quán ăn vặt thú vị và nhiều thách thức đối với những
người sáng lập là sinh viên, kế hoạch của chúng tôi đáp ứng nhu cầu và mong
muốn lớn của các bạn sinh viên trường đại học Phenikaa cũng như khách hàng
thích ăn vặt xung quanh trường, một địa chỉ đáng tin cậy để gặp gỡ và giao lưu với
bạn bè sau những giờ học căng thẳng mà đảm bảo một không gian sạch sẽ gần gũi
với đồ ăn ngon đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

-------------------------HẾT-------------------------

You might also like