You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN

Đề 26: Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư

Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Đạt

MSV:21011306

Lớp: Chính trị Mác - Lênin _1_1_22(N02)

Năm học: 2022-2023

1
Mục lục
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CNH, HĐH..........................................................4

1.1 Khái niệm.........................................................................................................................................4

1.1.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................................................4

1.1.2 Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa..............................................................................4

1.2 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH, HĐH.............................................................5

1.3 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam....................................................................6

1.4 Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.................................................................................6

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0....................................................7

2.1 Cách mạng công nghiệp 4.0............................................................................................................7

2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. . .7

2.2.1 Thuận lợi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0......................................................................7

2.2.2 Khó khăn trong cách mạng công nghiệp 4.0..............................................................................8

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CNH, HĐH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................8

3.1 Thành tựu........................................................................................................................................8

3.1.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp.........................................................................................................8

3.1.2 Trong lĩnh vực sản xuất...............................................................................................................9

3.1.3 Trong lĩnh vực dịch vụ...............................................................................................................10

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH, HĐH CHO ĐẤT NƯỚC.......................................11

KẾT LUẬN..........................................................................................................................................12

2
MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu vì nó đứa cả nề sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất
nước lên trình độ mới. Đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp
hóa có vai trò tạo điều kiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật, công nghiệp hóa có
nội dung, bước đi cụ thể, phù hợp. Đối với Việt Nam khi chính thức bước vào
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa và từ cuối thế kỉ XX đến nay quá trình này được xác định đầy
đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình kinh tế, kĩ thuật – công
nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã
hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp tiên tiến,
hiện đại và văn minh. Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ
mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo”. Nhận thấy sự cấp thiết và thực tế của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề
tài “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp lần thứ tư – thực trạng và giải pháp phát triển” nhằm nâng cao kiến thức
và trình độ hiểu biết để theo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước.

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CNH, HĐH

1.1 Khái niệm

1.1.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Từ cuối thế kỉ XVIII đến nay, trong lịch sử diễn ra nhiều loại công nghiệp
hóa khác nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa. Các loại công nghiệp hóa này xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và
công nghệ là giống nhau. Tuy nhiên lại khác nhau về mục đích, phương thức tiến
hành và về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. Công nghiệp hóa diễn ra ở
các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều
kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau.

Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hóa là quá trình
biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại
về công nghiệp hóa và điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu
ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động với công
nghiệp, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, đựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ra phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hóa và hiện đại hóa
trong quá trình phát triển. Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công
nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh

4
vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin
học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ
hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết
định.

1.1.2 Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất
nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

- Công nghiệp hhóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam
tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH, HĐH
Lý luận thực tiễn cho thấy CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển lực
lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua.

CNH tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo
sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người

Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện
đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa

5
học và công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách
quan, quy luật kinh tế phổ biến và được thực hiện thông qua CNH, HĐH.

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã
hội như Việt Nam, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải
thực hiện thông qua CNh, HĐH. Vì: CNH, HĐH từng bước tăng cường cơ sở vật
chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,
hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng dần trình độ văn minh của xã
hội.

Thực hiện CNH, HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền
kinh tế dựa trên thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển lực
lượng sản xuất, khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong và
ngoài nước, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ nền kinh tế.

Làm cho khối liên minh công dân, nông dân và trí thức ngày càng được
tăng cường; nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc hòng; taọ điều kiện vật chất và
tinh thần để xây đựng nền văn hóa mới và con ngườ mới xã hội chủ nghĩa.

1.3 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Một là tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất –
xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.

6
Hai là thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất- xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội hiện đại. Cụ thể:

+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại

+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả

+ Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất

1.4 Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những
tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao
động, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của
Nhà –nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất,
tạo ra

nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con

người trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt
trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc
phòng, an ninh; bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày

7
càng được cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.

Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp

hóa, hiện đại hóa với lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
để thực hiện xã hội hóa sản xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý nghĩa quan trọng và toàn diện. Vì vậy, Đảng ta xác
định: "Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện
đại ... là nhiệm vụ trung tâm" trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

2.1 Cách mạng công nghiệp 4.0


Cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu Á Thái
Bình Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến sự cải tiến và
ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa
dạng trong cách ngành nghề khác nhau. Đặc trưng của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 là việc đẩy mạnh phát triển công nghệ giúp xóa mờ ranh giới giữa các
yếu tố vật chất, kỹ thuật và sinh học.

Định nghĩa một cách rộng hơn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0
là sử cải tiến công nghệ một cách nhanh chóng thông qua việc tăng cường sử
dụng truyền thông di động và kết nối internet ( internet vạn vật), dữ liệu lớn, trí
tuệ nhân tạo, công nghệ robot, phương tiện tự điều khiển, công nghệ in 3D, nano
và công nghệ sinh học, công nghệ điện toán v.v.

8
2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
Cùng với sự chuyển dịch toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản
trị, cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều thuận lợi và khó khăn trong lĩnh
vực việc làm, với những tác động trực tiếp và gián tiếp đối với các ngành nghề
trong nền kinh tế ( nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) cũng như các nhóm
người lao động bao gồm cả những nhóm người dễ bị tổn thương nhất (thanh
niên, phụ nữ, người trung niên)

2.2.1 Thuận lợi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam đang có thuận lợi vô cùng to lớn để tham gia vào cách mạng
công nghiệp lần thứ 4. Bởi vì Việt Nam đang có một nền tảng hạ tầng và công
nghệ thông tin rất tốt. Chỉ trong vài năm trở lại đây, số lượng người sử dụng
Smart phone tăng lên một cách chóng mặt. Hệ thống wifi miễn phí được phủ
sóng rất nhiều tại các thành phố lớn, cước 3G 4G nằm trong top rẻ nhất thế giới.
Bên cạnh đó sự đầu tư mạnh mẽ vào Internet vào hạ tầng công nghệ của các tập
đoàn lớn như Viettel, FPT, VNPT.. trong 15 – 20 năm qua đã tạo ra “một thị
trường không thể dễ hơn” để làm công nghệ.

2.2.2 Khó khăn trong cách mạng công nghiệp 4.0


Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng
tiếp cận công nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng
chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh, trong đó, áp lực cạnh tranh ngày
càng gay gắt và đứng trước áp lực về nguồn lực đầu tư để chuyển đổi, đổi mới
sáng tạo, đột phá...

9
Cách mạng 4.0 đang vào Việt Nam nhưng vẫn mang nhiều tính đại chúng,
phong trào và truyền thông hơn là hỗ trợ thực sự cho nền kinh tế và chưa đóng
góp giá trị thực tế vào GDP. Bênh cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ 4.0 đối với
người nông dân Việt Nam vẫn còn khó khăn. Do công nghệ này đòi hỏi người
nông dân phải sử dụng phần mềm phải thật linh hoạt. Trong khi bản chất của
nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển nhỏ lẻ và manh mún, sử dụng lao động thủ
công là chính. Đây là một trong những rào cản lớn trong việc đưa công nghệ 4.0
vào nông nghiệp.

Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ ở hầu hết
các lĩnh vực, làm thay đổi phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch vụ, thương
mại… Từ đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt, thể hiện rất rõ giữa các doanh
nghiệp truyền thống và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới. Nếu không
chủ động, doanh nghiệp nội có nguy cơ thua ngay trên sân nhà khi làn sóng đầu
tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực ngày càng mạnh.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CNH, HĐH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Thành tựu

3.1.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp


Việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật là chìa khóa nâng cao năng
suất lao động và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới quy trình điển hình là việc ứng
dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an
toàn vệ sinh thực phẩm. Và ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp làm
tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ. Điện

10
toán đám mây mang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch
vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao
chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi
cần thiết.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kĩ thuật nông nghiệp, ví dụ: sự
phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng,
vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến
năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng
trong mỗi sản phẩm nông nghiệp.

Ngoài ra các hoạt động tiếp cận nông nghiệp 4.0 khác rất đáng khích lệ
như ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất lúa, ngô, rau quả,
bò sữa, lợn giống, thủy sản. Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp Việt không chỉ
dừng ở việc học hỏi từ công nghệ, kĩ thuật quốc tế mà còn là sự tìm tòi, sáng tạo
của người nông dân Việt.

3.1.2 Trong lĩnh vực sản xuất


Việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ có tiềm năng dịch chuyển người
lao động sang những công việc yêu cầu tay nghề cao hơn mang lại năng suất cao
hơn.

Theo báo cáo của ILO “ASEAN in transformation: How technology is


changing jobs and enterprises transformation” (tạm dịch: ASEAN trong quá trình
chuyển đổi: Công nghệ đang thay đổi việc làm và các doanh nghiệp như thế nào)
chỉ ra rằng phần lớn việc làm trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là dệt may, quần
áo và giày dép và ngành điện tử và các thiết bị ngành điện sẽ bị tác động bởi
cách mạng công nghiệp 4.0. Mặc dù công nghệ cao chưa hoàn toàn thâm nhập

11
vào các ngành công nghiệp, cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện
của công nghệ cao trong một số ngành. Thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài
và các công nghệ hỗ trợ đều đóng góp vào tăng trưởng năng suất. Trong những
ngành công nghiệp đó, những thay đổi đáng kể trong trung hạn đến dài hạn
thường xảy ra do có sự đột phá về công nghệ, ví dụ như công nghiệp in 3D,
robot công nghiệp, internet vạn vật , thiết kế đồ họa trên máy tính và máy soi
chiếu cơ thể v.v. Theo đó, khả năng các lĩnh vực như kỹ sư, vận tải và hạ tầng sẽ
có nhu cầu việc làm tăng lên.

3.1.3 Trong lĩnh vực dịch vụ


Cách mạng số có tiềm năng chuyển dịch người lao động sang làm những
công việc lấy khách hàng làm trung tâm.

Sự tiến bộ của công nghệ cũng dẫn đến sự ra đời của “nền kinh tế tạm
thời” trong đó một số lượng lớn các công việc hoạt động trên các nền tảng trực
tuyến đã ra đời (Uber, Grab, thương mại điện tử). Cuối cùng thì, việc ứng dụng
cải tiến công nghệ mới có thể cải thiện an toàn tại nơi làm việc, tăng năng suất,
tiền lương và thúc đẩy nhiều loại nhu cầu, cùng với gia tăng dự kiến về luồng
FDI và việc tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường xuất khẩu lớn bắt nguồn từ
các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do
EU-Việt Nam khi các hiệp định này được phê chuẩn. Năng suất và điều kiện làm
việc được cải thiện có thể dẫn đến giảm giờ làm và tạo ra nhiều dịch vụ và sản
phẩm giải trí hơn. 3.2 Những hạn chế còn tồn tại

12
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã diễn ra một cách ngoạn ngục
và người Việt Nam có thể không lường trước được những vấn đề xã hội và
những tác động đến xã hội như thế nào trong tương lai sắp tới.

An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính. Khi mọi dữ liệu
đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị internet vạn vật dễ bị đe
dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể gây ra thảm họa khi bị đánh cắp
những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược.

Kỹ năng và giáo dục người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên
công nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học
công nghệ, Việt Nam cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp,
hòa nhập vào thời đại. Máy móc tự có những hạn chế, quá phụ thuộc vào các
thiết bị công nghệ, máy móc có thể khiến doanh nghiệp Việt sa vào những thiệt
hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp Việt phải cân nhắc kĩ lưỡng về tài
chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc là rất lớn.

13
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH, HĐH CHO ĐẤT NƯỚC
Đứng trước sự chuyển biến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Việt Nam cần hành động nhanh chóng để có thể bắt kịp thời đại, rút ngắn khoảng
cách với thế giới, cụ thể:

Thứ nhất là đám bảo thể chế không bị tụt lại trong cuộc chạy đua với công
nghệ để mở đường cho các công nghệ và phương thức sản xuất mới ( được các
chuyên gia gọi là nền kinh tế mới – new economy) đi vào cuộc sống.

Thứ hai là phải có cách thức thúc đẩy để đảm bảo kỹ năng không bị tụt lại
so với công nghệ. Nếu không sẽ dẫn tới những bất ổn xã hội do có một nhóm ít
kĩ năng sẽ bị tụt lại phía sau.

Thứ ba là không thể thúc đẩy công nghệ nếu như những vấn đề cơ cấu vẫn
còn tồn đọng và những cơ chế thij trường cơ bản chưa được xác lập.

Thứ tư là học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các
nước đi trước trong cách mạng công nghệ 4.0 là hết quan trọng, giúp Việt Nam
có thể tránh được những vấn đề mà nước đó gặp phải.

14
KẾT LUẬN
Tóm lại nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt
Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn,
và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành các nước công nghiệp hóa theo hướng
hiện đại. Trong trường hợp ngược lại,khoảng cách phát triển với các nước đi
trước sẽ tiếp tục gia tăng.

Do vậy Việt Nam cần thực hiện một chương trình nghị sự kép: một là tiếp
tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường còn tồn
đọng từ giai đoạn tăng trưởng trước đây, hai là nhanh chóng tận dụng những cơ
hội và vượt lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu. Nội dung của kế
hoạch tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần phải
bao gồm những nội dung liên quan đến cả hai nhóm này

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ giáo dục và đào tạo. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin Giáo trình kinh
tế chính trị Mác –Lênin.

https://courses.ut.edu.vn/pluginfile.php/230060/mod_resource/content/1/Ch
%C6%B0%C6%A1ng%206.pdf

International Labour Organization (5/2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt
Nam: Hàm ý đối với thị trường lao động.
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/
documents/publication/wcms_630855.pdf

Đông Nghi (23/02/2019), Việt Nam có nhiều thuận lợi trong cách mạng công
nghiệp 4.0.

https://congnghieptauthuyvietnam.vn/new/viet-nam-co-nhieu-thuan-loi-trong-
cach-mang-cong-nghiep-4-0.html

TS Nguyễn Thắng (24/09/2019), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác
động đến Việt Nam.

http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/cuoccach-mang-cong-
nghiep-lan-thu-tu-va-tac-dong-den-viet-nam-5496

Trần Thị Thanh Bình (30/4/2020), cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách
thức đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
https://www.tapchicongsan.org.vn/nam-2016/-/2018/816338/view_content

16

You might also like