You are on page 1of 14

Trong các tình huống sau đây, trường hợp nào KTV độc lập ít vận dụng khái

niệm trọng yếu


nhất:
A. Xác định cỡ mẫu
B. Xem xét sự cần thiết trong thuyết minh BCTC về các thông tin hay nghiệp vụ quan trọng
C. Xem xét ảnh hưởng về lợi ích kinh tế của KTV độc lập tại đơn vị được kiểm toán đến tính
độc lập của họ
D. Xem xét để đề nghị đơn vị điều chỉnh BCTC các sai sót phát hiện được
ANSWER: A
Phát biểu nào sau đây về tính trọng yếu của thông tin tài chính là sai:
A. Tính trọng yếu của thông tin cần xét trên cả phương diện định tính và định lượng
B. Tính trọng yếu là một khía cạnh của đặc điểm chất lượng căn bản- tính thích hợp của
thông tin tài chính.
C. Thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin
đó có thể làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
D. Tính trọng yếu của thông tin tài chính chỉ quan trọng với người lập BCTC, không
quan trọng đối với kiểm toán viên
ANSWER: D
Theo VSA 320, phát biểu nào sau đây về sai sót trọng yếu là sai:
A. Sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại có thể gây ảnh hưởng tới quyết
định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
B. Kiểm toán viên cần xét đoán về mức trọng yếu trong từng trường hợp cụ thể
C. Kiểm toán viên xét đoán mức trọng yếu nhằm mục đích chỉ ra sai sót trên BCTC của
đơn vị được kiểm toán
D. Kiểm toán viên xét đoán trọng yếu nhằm mục tiêu lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá
bằng chứng kiểm toán sau khi các thủ tục kiểm toán đã hoàn tất.
ANSWER: C
KTV vận dụng khái niệm trọng yếu trong trường hợp nào dưới đây:
A. Đề nghị đơn vị điều chỉnh BCTC dựa trên các sai sót phát hiện
B. Xem xét bằng chứng có phù hợp với CSDL không
C. Xem xét khả năng nhận lời kiểm toán KH
D. Thay đổi nhận sự nhóm kiểm toán
ANSWER: A
Khi xét về bản chất của sai phạm, sai phạm nào dưới đây được xem là quan trọng hơn đối với
KTV:
A. Một khoản thanh toán bất hợp pháp là 5 tr đồng
B. Một bút toán ghi nhận sai khiến khoản nợ phải trả tăng thêm 15 tr đồNg
C. Kế toán ghi nhận khoản nợ phải thu thành người mua ứng trước tiền là 75 tr đ
D. Một nhầm lẫn trong việc ghi nhận không đúng kỳ khiến nợ phải thu thiếu 50 tr đ
ANSWER: A
Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát
hiện các khác biệt của một khoản mục trên BCTC so với khuôn khổ lập và trình bày báo
cáo tài chính đối với khoản mục đó, bao gồm:
A. Sai sót về giá trị
B. Sai sót về phân loại
C. Sai sót về trình bày hoặc thuyết minh
D. Tất cả các sai sót này
ANSWER: D
Để đánh giá ảnh hưởng của các sai sót trong quá trình kiểm toán, KTV cần phân biệt
giữa:
A. Sai sót xét đoán với sai sót trọng yếu
B. Sai sót thực tế, sai sót xét đoán và sai sót dự tính
C. Sai sót dự tính và sai sót có thể bỏ qua
D. Sai sót xét đoán và sai sót dự tính
ANSWER: B
Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Kiểm toán viên phải tổng hợp tất cả các sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm
toán, trừ những sai sót không đáng kể
B. Để giảm sai sót dự tính, kiểm toán viên cần bổ sung thêm thủ tục kiểm tra
C. Sai sót thực tế là các sai sót đã xảy ra và được xác định một cách chắc chắn
D. Kiểm toán viên phải tổng hợp tất cả các sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm
toán.
ANSWER: D
Phát biểu nào sau đây là sai
A. Mức trọng yếu tổng thể thấp hơn mức trọng yếu thực hiện
B. Mức trọng yếu được xác lập trong giai đoạn lập kế hoạch và không được chỉnh sửa
trong quá trình kiểm toán.
D. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của
thông tin cần phải có.
ANSWER: B
Sai sót xét đoán là:
A. Sai sót đã xẩy ra và được xác định một cách chắc chắn
B. ước tính của kiểm toán viên về các sai sót tổng thể
C. chênh lệch phát sinh từ xét đoán của Ban giám đốc về các ước tính mà theo kiểm toán
viên là không hợp lý.
D. sai sót do bất cẩn.
ANSWER: C
Rủi ro mà thông qua bằng chứng kiểm toán, KTV đưa ra kết luận là không có SSTY trên BCTC,
trong khi thực tế thì ngược lại, đó là:
A. Rủi ro kiểm soát
B. Rủi ro phát hiện
C. Rủi ro tiềm tànG
D. Rủi ro chọn mẫu
ANSWER: B
Rủi ro phát hiện sẽ giảm khi:
A. Tăng cường thử nghiệm kiểm soát
B. Giảm số lượng bằng chứng thu thập
C. Mở rộng cỡ mẫu
D. Cả ba đều đúng
ANSWER: C
Rủi ro phát hiện và rủi ro sai sót trọng yếu có:
A. Quan hệ tuyến tính
B. Quan hệ cùng chiều với nhau
C. Quan hệ trái chiều với nhau
D. Không có mối quan hệ với nhau
ANSWER: C
Trường hợp nào sau đây tạo rủi ro tiềm tàng cho khoản mục doanh thu:
A. Ghi sót các hóa đơn vào sổ kế toán
B. Đơn vị mới đưa vào sử dụng một phần mềm vi tính để theo dõi doanh thu
C. Do bị cạnh tranh nên doanh nghiệp chấp nhận đổi lại hàng hoặc trả lại tiền khi khách hàng
yêu cầu
D. Tất cả đều sai
ANSWER: C
Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì
A. Rủi ro kiểm toán ở khoản mục đó sẽ giảm đi
B. Rủi ro phát hiện sẽ thấp
C. Rủi ro phát hiện sẽ cao
D. Rủi ro phát hiện sẽ không bị ảnh hưởng
ANSWER: C
Hãy cho ví dụ về rủi ro tiềm tàng trong các ví dụ sau đây:
A. Thiếu giám sát việc thực hiện chương trình của kiểm toán
B. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nhưng thay đổi nhân sự quá nhiều trong quá trình
vận hành hệ thống đó
C. Các sản phẩm của doanh nghiệp dễ bị cạnh tranh
D. Ghi sót một số hóa đơn bán hàng
ANSWER: C
Điểm khác biệt căn bản giữa RRTT và RRKS với RRPH là:
A. RRTT và RRKS phát sinh do đơn vị được kiểm toán áp dụng sai các chính sách kinh doanh,
còn RRPH do KTV áp dụng sai các thủ tục kiểm toán
B. RRTT và RRKS có thể định lượng được còn RRPH thì không
C. RRTT và RRKS mang tính khách quan còn RRPH chịu ảnh hưởng bởi KTV
D. RRTT và RRKS có thể thay đổi theo ý muốn của KTV trong khi RRPH thì không
ANSWER: C
Để giảm thiểu rủi ro không phát hiện được các sai sót trọng yếu trên BCTC của đơn vị,
kiểm toán viên chủ yếu dựa vào:
A. Thử nghiệm kiểm soát
B. Kiểm tra chi tiết
C. Thủ tục phân tích cơ bản
D. Thử nghiệm cơ bản
ANSWER: B
Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao thì
A. Rủi ro kiểm toán ở khoản mục đó sẽ giảm đi
B. Rủi ro phát hiện sẽ thấp
C. Rủi ro phát hiện sẽ cao
D. Rủi ro phát hiện sẽ không bị ảnh hưởng
ANSWER: B
Tình huống nào sau đây dẫn đến rủi ro tiềm tàng:
A. Kiểm toán viên chọn mẫu không đại diện cho tổng thể, nên đưa ra kết luận rằng khoản
mục không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế có sai sót trọng yếu.
B. Khoản mục được xác định căn cứ trên các ước tính hợp lý thay vì các chứng từ chính
xác.
C. Các quy định về bảo vệ tài sản của đơn vị chỉ mang tính hình thức, không thực sự
được nhân viên tuân thủ
D. Kiểm toán viên thiếu sự giám sát của trợ lý kiểm toán nên không phát hiện được một
số khoản mục sai lệch trọng yếu
ANSWER: B
Tình huống nào sau đây dẫn đến rủi ro kiểm soát:
A. Thư xác nhận các khoản phải thu của kiểm toán viên không phát hiện được các sai sót
trọng yếu
B. Thiếu các thử nghiệm cơ bản cần thiết.
C. Các tài sản hàng tồn kho của doanh nghiệp có giá trị lớn, kích cỡ nhỏ, dễ bị đánh cắp
D. Đơn vị không phát hiện được gian lận của nhân viên kịp thời vì tài khoản tiền gửi
ngân hàng không được chỉnh hợp hàng tháng
ANSWER: D
Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Mục tiêu kiểm toán cụ thể được kiểm toán viên xác định dựa vào từng cơ sở dẫn liệu
B. Cơ sở dẫn liệu được Giám đốc đơn vị khẳng định dựa vào mục tiêu kiểm toán cụ thể
C. Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán không có mối liên hệ với nhau
D. Mục tiêu kiểm toán do Giám đốc đơn vị đặt ra yêu cầu kiểm toán viên thực hiện.
ANSWER: A
Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Mục tiêu kiểm toán cụ thể được kiểm toán viên xác định dựa vào từng cơ sở dẫn liệu
B. Mục tiêu kiểm toán cụ thể là cơ sở để kiểm toán viên thiết lập các thủ tục kiểm toán
phù hợp
C. Mục tiêu kiểm toán cụ thể và cơ sở dẫn liệu tương ứng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.
D. Cơ sở dẫn liệu là khẳng định của kiểm toán viên về các thông tin trình bày trên BCTC
của đơn vị.
ANSWER: D
Cơ sở dẫn liệu không bao gồm:
A. Tính hiện hữu
B. Tính chính xác
C. Tính đúng kỳ
D. Tính trung thực
ANSWER: D
Cơ sở dẫn liệu của số dư tài khoản cuối kỳ gồm:
A. Hiện hữu, quyền& nghĩa vụ, đánh giá & phân bổ, đầy đủ
B. Hiện hữu, quyền& nghĩa vụ, tính chính xác, đầy đủ
C. Đúng kỳ, quyền& nghĩa vụ, đánh giá & phân bổ, đầy đủ
D. Hiện hữu, quyền& nghĩa vụ, đánh giá & phân bổ, đầy đủ, dễ hiểu
ANSWER: A
Cơ sở dẫn liệu của nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ không bao gồm:
A. Hiện hữu & đầy đủ
B. Tính chính xác
C. Phân loại & đúng kỳ
D. Quyền& nghĩa vụ
ANSWER: D
Mục tiêu kiểm toán cụ thể nào sau đây giúp kiểm toán viên xem xét cơ sở dẫn liệu hiện
hữu của khoản mục doanh thu:
A. Các giao dịch bán hàng được ghi nhận thực sự phát sinh trong kỳ
B. Tất cả các giao dịch bán hàng đã thực hiện được ghi nhận đầy đủ
C. Giao dịch bán hàng được ghi nhận đúng kỳ
D. Giao dịch bán hàng được ghi nhận đúng tài khoản liên quan.
ANSWER: A
Mục tiêu kiểm toán viên kiểm tra xem khoản mục phải thu khách hàng trên Bảng cân đối
kế toán có tồn tại vào ngày lập báo cáo tài chính không nhằm xem xét cơ sở dẫn liệu nào
của khoản mục này:
A. Hiện hữu
B. Đầy đủ
C. Tính chính xác
D. Đánh giá và phân bổ
ANSWER: A
Việc kiểm toán viên kiểm tra xem khoản mục phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế
toán có được đo lường theo giá trị có thể thu hồi không; số liệu có được ghi chép thống
nhất giữa sổ chi tiết và tổng hợp không nhằm xem xét cơ sở dẫn liệu nào của khoản mục
này:
A. Hiện hữu
B. Đầy đủ
C. Quyền
D. Đánh giá và phân bổ
ANSWER: D
Ban giám đốc đơn vị khẳng định rằng tài sản trên bảng cân đối kế toán đã được trình bày
theo giá trị phù hợp. Điều khẳng định này liên quan đến có sở dẫn liệu nào:
A. Hiện hữu
B. Quyền và nghĩa vụ
C. Đánh giá và phân bổ
D. Đầy đủ
ANSWER: C
Việc kiểm toán viên kiểm tra xem khoản đi vay bằng ngoại tệ của đơn vị trên bảng cân
đối kế toán đã được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ chưa, và việc tính toán đã đảm bảo chính
xác chưa, nhằm xem xét sự phù hợp với cơ sở dẫn liệu nào:
A. Hiện hữu
B. Quyền và nghĩa vụ
C. Đánh giá và phân bổ
D. Đầy đủ
ANSWER: C
Điều nào dưới đây không thuộc về giai đoạn tiền kế hoạch kiểm toán BCTC
A. Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm của KH
B. Xác định khả năng sẽ phát hành ý kiến chấp nhận toàn phần về BCTC của KH
C. Thu thập thông tin căn bản của KH
D. Hiểu biết lý do KH cần kiểm toán
ANSWER: B
Khi gặp gỡ KTV độc lập tiền nhiệm, KTV độc lập kế tục cần phải:
A. Được khách hàng cho phép chính thức
B. Có đại diện của KH đi cùng
C. Thảo luận về kế hoạch săp tới của KTV tiền nhiệm
D. Thận trọng với các ý kiến của KTV độc lập tiền nhiệm
ANSWER: A
Trong quá trình xem xét chấp nhận khách hàng mới, duy trì khách hàng cũ, kiểm toán
viên không cần phải:
A. Xem xét tính chính trực của ban lãng đạo đơn vị
B. Xem xét năng lực chuyên môn của nhóm kiểm toán
C. Xem xét và đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên
D. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng với khách hàng.
ANSWER: D
Khi khách hàng từ chối không cho tiếp xúc kiểm toán viên tiền nhiệm, kiểm toán viên độc lập kế
tiếp phải:
A. Điều chỉnh kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính
B. Nghi vấn về tính nhất quán trong áp dụng chính sách kế toán
C. Tăng cường kiểm tra chi tiết
D. Cân nhắc về khả năng nhận lời kiểm toán báo cáo tài chính
ANSWER: D
Trong giai đoạn tiền kế hoạch, việc phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm là một thủ tục cần thiết
nhằm:
A. Xem xét việc nó nên sử dụng kết quả công việc của KTV tiền nhiệm hay không
B. Xác định khách hàng có thường xuyên thay đổi KTV hay không
C. Thu thập ý kiến của KTV tiền nhiệm về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
D. Đánh giá về khả năng nhận lời mời kiểm toán
ANSWER: D
Trong quá trình thực hiện các thủ tục ban đầu nhằm xem xét chấp nhận khách hàng mới, duy trì
khách hàng cũ, kiểm toán viên cần đánh giá loại rủi ro nào sau đây:
A. Rủi ro tiềm tàng
B. Rủi ro kiểm soát
C. Rủi ro phát hiện
D. Rủi ro hợp đồng
ANSWER: D
Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Để xem xét tính chính trực của ban lãnh đạo đơn vị, kiểm toán viên có thể trao đổi với kiểm
toán viên tiền nhiệm
B. Nhóm kiểm toán không cần đảm bảo năng lực chuyên môn bởi có thể thuê các chuyên gia bên
ngoài thực hiện cuộc kiểm toán.
C. Kiểm toán viên chỉ chấp nhận hợp đồng kiểm toán khi đã thiết lập tiền đề cuộc kiểm toán và
thống nhất các điều khoản hợp đồng.
D. Việc tiếp xúc kiểm toán viên tiền nhiệm cần được sự chấp thuận của đơn vị.
ANSWER: B
Trường hợp nào sau đây không dẫn đến rủi ro hợp đồng cao, từ chối hợp đồng với khách hàng:
A. Ban lãnh đạo khách hàng thiếu trung thực
B. Kiểm toán viên trước đây đã từng làm kế toán trưởng của khách hàng và đã xây dựng hệ
thống kế toán cho khách hàng
C. Tình hình tài chính của khách hàng rất khó khăn, nhiều khoản nợ đã quá hạn từ lâu chưa được
thanh toán, hàng tồn kho bị lỗi thời cũng nhiều khoản nợ phải thu khó đòi.
D. Hoạt động của khách hàng rất phức tạp, nhiều xử lý kế toán đòi hỏi xét đoán cao, trong khi đó
vị trí kế toán trưởng thay thế thường xuyên.
ANSWER: D
Khi thiết lập tiền đề của cuộc kiểm toán, cần đảm bảo Ban giám độc và Ban quản trị khách hàng
hiểu và thừa nhận trách nhiệm của mình về:
A. Việc lập và trình bày BCTC phù hợp với khuôn khổ (về lập và trình bày BCTC) được áp dụng
B. Hệ thống KSNB đảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC không còn sai sót trọng yếu do gian
lận hay nhầm lẫn
C. Cho phép kiểm toán viên được quyền tiếp cận mọi thông tin có liên quan đến lập và trình bày
BCTC
D. Tất cả các điều này.
ANSWER: D
Việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:
A. Xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể
B. Xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể về các thủ tục đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu, các thủ
tục kiểm toán tiếp theo ở cấp cơ sở dẫn liệu.
C. Xây dựng các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
D. Tất cả các công việc này.
ANSWER: D
Mục đích của xây dựng chiến lược kiểm toán cụ thể không bao gồm:
A. Làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch kiểm toán.
B. Giúp xác định phạm vi, lịch trình và định hướng của cuộc kiểm toán.
C. Xác định và đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu.
D. Giúp xác định nhu cầu và phân bổ nguồn lực phù hợp và hiều quả
ANSWER: C
Xây dựng chiến lược kiểm toán không bao gồm công việc nào sau đây:
A. Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán
B. Xác định mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán
C. Xác định nguồn lực cần thiết cho cuộc kiểm toán
D. Xác định mục tiêu kiểm toán cụ thể phù hợp với cơ sở dẫn liệu.
ANSWER: D
Khi xây dựng chiến lược kiểm toán, kiểm toán viên xem xét đặc điểm nào của cuộc kiểm toán
ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán:
A. Khuôn khổ được sử dụng làm cơ sở cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
B. Các yêu cầu lập báo cáo tài chính theo quy định ngành
C. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của đơn vị kiểm toán.
D. Tất cả
ANSWER: D
Khi xây dựng chiến lược kiểm toán, đặc điểm nào của cuộc kiểm toán ảnh hưởng đến phạm vi
kiểm toán:
A. Khuôn khổ được sử dụng làm cơ sở cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
B. Đồng tiền hạc toán và các trường hợp phải chuyển đổi đồng tiền khi lập BCTC
C. Đặc điểm ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị kiểm toán.
D. Tất cả
ANSWER: D
Áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính nhằm giúp
cho kiểm toán viên độc lập xác định:
A. Những khoản mục trên báo cáo tài chính có rủi ro cao
B. Những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ
C. Những hành vi không tuân thủ pháp luật
D. Những nghiệp vụ không được xét duyệt
ANSWER: A
KTV có thể gặp rủi ro do không phát hiện được sai phạm trọng yếu trong BCTC của đơn vị. Để
giảm rủi ro này, KTV chủ yếu dựa vào:
A. Thử nghiệm cơ bản
B. Thử nghiệm kiểm soát
C. Hệ thống kiểm soát nội bộ
D. Phân tích dựa trên số liệu thống kê 
ANSWER: A
Khi mức rủi ro phát hiện chấp nhận được giảm đi thì KTV phải:
A. Tăng thử nghiệm cơ bản
B. Giảm thử nghiệm cơ bản
C. Tăng thử nghiệm kiểm soát
D. Giảm thử nghiệm kiểm soát 
ANSWER: A
Mục tiêu của việc thực hiện phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là nhận diện
sự tồn tại của:
A. Các nghiệp vụ và sự kiện bất thường
B. Các hành vi không tuân thủ không được phát hiện do KTV nội bộ yếu kém
C. Các nghiệp vụ với những bên liên quan
D. Các nghiệp vụ được ghi chép nhưng không được xét duyệt
ANSWER: A
Thông qua thủ tục phân tích, kiểm toán viên nhận thấy tỷ lệ lãi gộp đã giảm từ 30% năm trước
xuống còn 20% năm nay, trước tiên kiểm toán viên sẽ:
A. Phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh rằng DN không có khả năng tiếp
tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
B. Đánh giá năng lực điều hành của nhà quản lý gây ra sự giảm sút này.
C. Yêu cầu phải khai báo về sự giảm sút này trên báo cáo tài chính
D. Thẩm tra về khả năng xuất hiện sai phạm nào đó trên báo cáo tài chính
ANSWER: D
Công việc nào dưới đây không phải là nội dung cần thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán báo cáo tài chính
A. Thỏa thuận về giá phí kiểm toán với khách hàng
B. Xác định nhu cầu về sử dụng ý kiến chuyên gia
C. Xác định mức trọng yếu
D. Lựa chọn kiểm toán viên độc lập để thực hiện kiểm toán
ANSWER: A
Mục tiêu của thủ tục đánh giá rủi ro không bao gồm:
A. Khẳng định hay phủ nhận sự phù hợp của cơ sở dẫn liệu.
B. Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính
C. Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu
D. Cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
ANSWER: A
Các thủ tục đánh giá rủi ro không bao gồm:
A. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
B. Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
C. Thực hiện thủ tục phân tích nhằm nhận diện đặc điểm của đơn vị được kiểm toán
D. Đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa hay phát hiện các
sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
ANSWER: D
Thủ tục kiểm toán nào sau đây là thử nghiệm kiểm soát:
A. Kiểm tra xem Phiếu đề nghị mua hàng có được lập và xét duyệt hay không
B. So sánh số dư hàng tồn kho hiện hành với số dư năm trước nhằm thấy được xu hướng
biến động để nhận diện bất thường làm cwo sở dự đoán khả năng sai sót.
C. Gửi thư xác nhận nợ phải thu khách hàng của đơn vị được kiểm toán
D. Chứng kiểm đơn vị được kiểm toán thực hiện kiểm kê hàng tồn kho
ANSWER: A
Thủ tục kiểm toán nào sau đây là kiểm tra chi tiết:
A. Kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên độ.
B. Kiểm tra chữ ký người có thẩm quyền duyệt các lệnh bán chịu hàng hóa cho khách
hàng
C. Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ số của ngành.
D. Tìm hiểu quy trình bán hàng của đơn vị được kiểm toán
ANSWER: A

You might also like