You are on page 1of 40

CHUYÊN ĐỀ 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ
CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ
HỌC TIẾNG ANH ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH LUẬT THEO HỌC
TIẾNG ANH 1 & 2

3.1. Cải tiến phương pháp ngữ dịch trong dạy – học tiếng Anh tại Trường
Đại học Luật Hà Nội đáp ứng với yêu cầu hiện nay

3.1.1. Một số vấn đề khi sử dụng phương pháp giảng dạy ngữ-dịch trong
việc dạy-học tiếng Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Trong lịch sử phương pháp giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh, các phương
pháp giảng dạy tiếng Anh phổ biến xuất hiện hơn một thế kỉ qua đó là:
Phương pháp dịch-ngữ pháp (Grammar-Translation Method), Phương pháp
trực tiếp (Direct Method), Phương pháp nghe khẩu ngữ (Audiolingualism,
audiolingual method, mim-mem method), Phương pháp nghe nhìn, còn gọi là
phương pháp cấu trúc toàn cầu (Audiovisual Method/Structural-Global
Method), Phương pháp giảng dạy tiếng theo tình huống, còn gọi là lối tiếp cận
bằng lời (Situational Language Teaching – SLT/ The Oral Approach),
Phương pháp/lối tiếp cận tự nhiên (Natural Method/Natural Approach), và
Phương pháp giao tiếp, còn gọi là giảng dạy tiếng giao tiếp (Communicative
Method/ Communicative Language Teaching (CLT). Trong số những phương
pháp này, Phương pháp dịch ngữ pháp – hay còn được gọi là phương pháp
truyền thống – được sử dụng thường xuyên thông qua kết quả khảo sát từ
nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu trước đây (Linh, 2022; Tran & Dang,
2021; Kieu, 2010) chỉ ra rằng mặc dù phương pháp học và giảng dạy ngữ dịch
này được coi là lỗi thời và kém hiệu quả hiện nay, nhưng nhiều chương trình
giảng dạy tiếng Anh ở nhiều nước trên thế giới vẫn áp dụng phương pháp ngữ
dịch này trong đó có Việt Nam. Kết quả là người học vẫn gặp nhiều khó khăn
khi giao tiếp phải dịch từ ngôn ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó mới
phản hồi sang tiếng Anh các ý tưởng cần trình bày. Quá trình này được gọi là
chuyển di ngôn ngữ như được đề cập trong các nghiên cứu trước đây
(Montrul, 2014); Skehan, 2008; Lê Thị Hoài Thanh, 2020). Nhìn chung,
phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo đường hướng ngữ dịch (Grammar-
Translation method), hay còn gọi là phương pháp dạy truyền thống là phương
pháp dạy và học ngoại ngữ lâu đời nhất thế giới, nó được phát triển từ thế kỷ
16 và dùng để dạy tiếng Latin và tiếng Hy Lạp tại châu Âu. Tại Việt Nam
phương pháp này được sử dụng phổ biến từ những năm 1970 cho đến tận
những năm 1990. Phương pháp Ngữ pháp – Dịch chỉ tập trung phát triển vào
kỹ năng đọc hiểu. Nếu theo phương pháp này, người học phải thuộc lòng từ
vựng và học kỹ ngữ pháp để dịch, phân tích văn bản và viết luận.

Vì vậy, phương pháp Ngữ pháp – Dịch là phương pháp tập trung vào việc đọc
hiểu một ngôn ngữ thay vì sử dụng và giao tiếp với người khác. Khi tiếng
Anh trở nên thịnh hành và được công nhận là ngôn ngữ quốc tế, phương pháp
Ngữ pháp – Dịch vẫn tiếp tục được áp dụng quá trình dạy – học tiếng Anh
hiện nay với một số đặc trưng của phương pháp này đó là:

 Dùng tiếng Việt để giảng dạy tiếng Anh, rất ít chú trọng đến việc sử
dụng tiếng Anh trong lớp học.
 Các từ vựng tiếng Anh được dịch trực tiếp sang tiếng nghĩa tiếng Việt
theo danh sách các từ mới ở mỗi phần bài học tiếng Anh. Người học sẽ
học thuộc lòng danh sách từ vựng và ngữ pháp được giảng dạy bằng
tiếng Việt.
 Sử dụng tiếng Việt để giải thích các điểm ngữ pháp phức tạp trong
tiếng Anh bởi vì phương pháp này đặc biệt chú trọng vào độ chính xác
của việc sử dụng ngữ pháp.
 Giảm thiểu gánh nặng dạy bằng tiếng Anh cho giảng viên. Người học
thụ động trong lớp học tiếng Anh và rất ít tương tác giữa giảng viên và
sinh viên bằng tiếng Anh.
 Chủ yếu tập trung vào phát triển kỹ năng đọc dịch các bài đọc từ tiếng
Anh sang tiếng Việt. Mục tiêu của phương pháp là giúp người học đọc
hiểu cơ bản và dịch ngôn ngữ sang tiếng Việt và ngược lại.
 Phần lớn ngữ cảnh giao tiếp không được quan tâm. Phương pháp này
chủ yếu tập trung vào các dạng bài tập ngữ pháp hoặc nghĩa của từ
vựng tiếng Anh chứ không tập trung phát triển về phát âm, hay giao
tiếp câu bằng tiếng Anh.

Những điểm yếu của phương pháp giảng dạy ngữ dịch này sẽ tác động
không tốt đến người học trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Người học sẽ
phải trải qua việc chuyển di ngôn ngữ Anh – Việt và ngược lại nên quá trình
giao tiếp bằng tiếng Anh sẽ mất thời gian. Nói cách khác, thói quen dịch Việt-
Anh hoặc dịch ngược lại khiến người học không thể giao tiếp tiếng Anh lưu
loát và tự nhiên vì người học phải vừa nghe, vừa dịch để hiểu, và dịch ngược
lại từ Việt sang Anh để trả lời. Bên cạnh đó, thói quen dịch nghĩa liên tục với
lượng kiến thức từ vựng và ngữ pháp chủ yếu là văn viết, sinh viên có thể sẽ
không thể dịch hiểu được một câu nói trong một đoạn hội thoại, và khi người
học cố dịch từ Việt sang Anh để giao tiếp với người khác, lượng kiến thức
trên cũng có thể khiến nội dung câu nói mơ hồ, khó hiểu hoặc thậm chí là sai
hoàn toàn. Kết quả là người nghe cảm thấy khó chịu hoặc bị tổn thương nếu
họ hiểu sai ý của người nói.

Kết quả của khảo sát sinh viên cũng chỉ rõ rằng mặc dù phương pháp
ngữ dịch hiện tại đang được áp dụng trong quá trình học, tập trung vào kiến
thức văn viết tiếng Anh thông qua chỉ dẫn của giảng viên bằng tiếng Việt,
sinh viên cũng không thể viết tốt vì phần lớn nội dung học tiếng Anh hiện tại
liên quan đến các bài thi trắc nghiệm, dịch nghĩa, học thuộc từ vựng và dịch
câu viết. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy dịch nghĩa tiếng Anh không hề
tập trung vào ngữ cảnh câu viết hay luyện tập viết đoạn tiếng Anh về những
chủ đề thực tế trong cuộc sống. Vì phương pháp dạy và học tiếng Anh theo
phương pháp ngữ dịch này không tập trung vào bối cảnh giao tiếp bằng tiếng
Anh, sinh viên chắc chắn sẽ thiếu nhiều kiến thức về cách sử dụng ngôn ngữ
tiếng Anh phù hợp với nhiều ngữ cảnh khác nhau (pragmatics), cũng như
thiếu ý tưởng và thông tin về các chủ đề khác nhau trong nhiều tình huống
giao tiếp bằng tiếng Anh. Từ đó, người học không thể dịch và hiểu được
nhiều câu nói hoặc viết tiếng Anh một cách hiệu quả.

Tóm lại, cách giảng dạy thiên về dịch nghĩa tiếng Anh hiện tại theo kết
quả phân tích từ kết quả thu được từ giảng viên và sinh viên, hai cách dạy và
học phổ biến nhất trong phương pháp ngữ dịch đang được áp dụng bởi các
giảng viên hiện nay đó là phương pháp ghi nhớ và dịch nghĩa tiếng Anh sang
tiếng Việt. Mặc dù phương pháp dịch nghĩa trong giảng dạy tiếng Anh đang
dần trở nên lạc hậu và không còn phù hợp trong thời đại hội nhập toàn cầu vì
người học không thể giao tiếp và sử dụng tiếng Anh tốt, tuy vậy phần lớn
người học Việt Nam đã trở nên quen thuộc và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi
phương pháp này. Từ đó vấn nạn dịch nghĩa tiếng Việt từng từ một khi nói và
viết tiếng Anh trở thành một trong những điểm yếu cố hữu của người học
tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay. Những điều này được ghi nhận bởi những
nghiên cứu trước đây như Celce-Murcia (2001), Tran & Dang, (2021), Kieu,
(2010), và Linh, (2022). Khi nghiên cứu về phương pháp sử dụng ngữ dịch
trong giảng dạy tiếng Anh, một số quốc gia cũng áp dụng phương pháp ngữ
dịch này trong giảng dạy ngôn ngữ (Milawati, 2019; Djauhar, 2021; Benati,
2018).

3.1.2. Trải nghiệm một số phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhằm tạo
ra môi trường học tiếng Anh tích cực ít sử dụng tiếng Việt trong quá trình
học
Nói đến việc học tiếng Anh hiệu quả, người học thường nghĩ đến 4 kỹ
năng chính đó là: Nghe, nói, đọc và viết. Đây là bốn kỹ năng cơ bản mà bất
kỳ ai học tiếng Anh cũng cần phát triển. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng
“gốc của tiếng Anh” chỉ tập trung vào phát triển 4 kỹ năng trên. Trong nghiên
cứu trước đây Vũ Văn Tuấn (2023) đã chỉ rõ rằng người học nên tập trung và
kỹ năng phát triển từ vựng trong bất kỳ ngôn ngữ nào không phải là duy nhất
trong tiếng Anh. Chính vì vậy, để giảm thiểu việc sử dụng tiếng Việt khi phát
triển 5 kỹ năng học tiếng Anh đó là Từ vựng và ngữ pháp, nghe, nói, đọc,
viết, một số phương pháp học tiếng Anh được đề xuất nhằm hạn chế phương
pháp học theo đường hướng ngữ dịch đang được áp dụng trong việc giảng dạy
tại trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay như sau:

3.1.2.1. Một số phương pháp phát triển từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhằm hạn
chế việc sử dụng tiếng Việt trong hoạt động dạy-học từ vựng tiếng Anh

Việc sử dụng tiếng Việt đễ diễn tả ý tưởng hoặc quan điểm trong giờ
học tiếng Anh bắt nguồn từ việc người học thiếu vốn từ vựng cần thiết. Để
nói trôi chảy tiếng Anh, sinh viên cần có vốn từ vựng sâu rộng mặc dù ngữ
pháp có thể là yếu tố thứ yếu nhưng người học chắc chắn không thể bỏ qua
được nền tảng của mọi loại ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đó là
từ vựng. Để học một từ vựng tiếng Anh người học cần phải nắm rõ được 4
yếu tố mà từ vựng chứa đựng đó là cấu trúc, nghĩa, và cách sử dụng. Người
học cần xây dựng một lộ trình phát triển từ vựng tiếng Anh tốt để có thể áp
dụng vào việc học tiếng Anh của mình, và giảm phụ thuộc vào phương pháp
ngữ dịch trong dạy-học tiếng Anh.

a) Xây dựng thói quen học từ vựng tiếng Anh hàng ngày

Người học nên thiết lập một mục tiêu học từ vựng tiếng Anh hàng ngày
cho mình nhưng cần đảm bảo tính thực tế và tạo thành một thói quen hằng
ngày. Người học cần bắt đầu bằng mục tiêu mỗi ngày một từ mới tiếng Anh,
sau đó theo lộ trình tăng dần từ hai đến năm từ mới tiếng Anh mỗi ngày. Điều
quan trọng đó là người học cần phải kiên trì và hình thành thói quen học tiếng
Anh hằng ngày với mục tiêu xem mình có thể dành tối đa bao nhiêu thời gian
cho việc học tiếng Anh. Tất nhiên, người học cũng đừng quên rằng 15 phút
dành cho việc học từ vựng mỗi ngày chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt hơn việc
chỉ dành 30 phút mỗi tuần.

b) Người học cần có một cuốn sổ ghi chép từ vựng tiếng Anh khi gặp từ mới

Để việc thu nạp từ vựng có hiệu quả nhất, người học nên học từ vựng
một cách chọn lọc, bằng việc chọn học những chủ điểm từ vựng phổ biến và
sẽ phải ứng dụng nhiều nhất. Cách học từ vựng sẽ vô cùng đa dạng, nhưng
một cách truyền thống nhưng vẫn hiệu quả cao đấy là ghi chép và ứng dụng
từ vựng tiếng Anh vào trong đời sống hàng ngày. Người học có thể sử dụng
sổ tay hoặc flashcards để ghi chép từ, nghĩa của từ và ví dụ áp dụng, và liên
tục ôn lại để không quên những từ vựng đó. Việc ôn lại sẽ đạt hiệu quả cao
nhất khi người học ứng dụng từ vựng vào bài viết hoặc/và bài nói với chủ đề
tương ứng. Tuỳ thuộc vào khả năng sử dụng từ vựng của người học mà chia
vốn từ thành 2 nhóm, từ vựng chủ động và thụ động. Từ vựng chủ động là
những từ người học hiểu và sử dụng thành thạo và thường xuyên sử dụng
trong đời sống. Nói cách khác, từ vựng chủ động là những từ người học hiểu
và có thể sử dụng trong nói và viết mà không cần đến bất kỳ một tác nhân gợi
nhớ nào. Mặt khác, từ vựng thụ động là những từ người học hiểu nhưng chưa
thể sử dụng. Nói cách khác, nếu không có những tác nhân gợi nhớ từ vựng
thụ động đến từ môi trường ngoài (ví dụ như nghe hoặc nhìn thấy từ vựng)
người học sẽ không thể tái hiện những từ này trong ký ức. Trong quá trình sử
dụng tiếng Anh hay một ngôn ngữ mới nào, vốn từ vựng chủ động và thụ
động của người học có thể liên tục thay đổi, bởi vì người học sẽ liên tục học
những từ mới và có thể quên những từ ít được sử dụng hơn. Cách tốt nhất để
làm chủ vốn từ vựng tiếng Anh cho bản thân đó là sử dụng những từ ngữ
tiếng Anh đã biết và áp dụng chúng vào ngữ cảnh phù hợp. Khi người học
xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh, người học hãy cố gắng làm chủ 3 thành tố
của từ vựng đó là cấu trúc, nghĩa, và cách sử dụng từ vựng tiếng Anh đó.

c. Liên tưởng ngữ cảnh đời thường để ghi nhớ từ vựng tiếng Anh tốt hơn

Một cách giúp ghi nhớ và áp dụng được từ mới tiếng Anh đó là liên
tưởng tới ngữ cảnh sử dụng của chúng. Ví dụ với cụm “plastic surgery”
thường gắn với những hình ảnh sửa sang khuôn mặt hoặc cơ thể để đẹp hơn,
vậy nên khi người học nhớ tới những hình ảnh ứng dụng của cụm từ này là đã
có thể luôn ghi nhớ và sử dụng được cụm này một cách chính xác. Nếu người
học thường xuyên áp dụng việc học từ vựng tiếng Anh qua liên tưởng hình
ảnh, điều này sẽ giúp người học loại bỏ được tư duy chuyển di ngôn ngữ Anh
– Việt, vì khi nghĩ đến hình ảnh người học sẽ tiếp tục nghĩ ra nhiều từ tiếng
Anh khác, thay vì người học dịch sang tiếng Việt rồi chuyển di sang tiếng
Anh.

Việc học từ vựng tiếng Anh sẽ thiếu hiệu quả nếu người học không có
thói quen thường xuyên ôn lại hoặc sử dụng lại những từ đó, dẫn tới việc quên
dần và cuối cùng sẽ không biết tới từ đó nữa. Khi một từ vựng tiếng Anh
được học nhưng không được sử dụng thường xuyên, ký ức về từ này sẽ không
được củng cố trong não bộ. Kết quả là người học không thể nhớ về từ này nếu
không có những tác nhân kích thích như nghe hoặc nhìn thấy từ và đương
nhiên không thể sử dụng từ, hoặc tệ hơn là hoàn toàn quên mất từ đó. Vậy nên
hãy thường xuyên lặp lại việc học từ vựng về để chuyển hóa từ vựng bị động
thành từ vựng chủ động một cách dễ dàng.

3.1.2.1. Một số cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả nhằm hạn chế việc sử
dụng tiếng Việt trong hoạt động dạy-học ngữ pháp tiếng Anh

Nói chung người học cần sự kiên trì và nỗ lực tích cực không ngừng
khi học bất kỳ kỹ năng nào trong tiếng Anh. Khi học ngữ pháp tiếng Anh,
người học cần có chiến lược phù hợp để hiểu và ghi nhớ hiệu quả ngữ pháp
tiếng Anh. Một số cách rèn luyện phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao khi
học ngữ pháp tiếng Anh như sau:

- Tương tự như từ vựng tiếng Anh có nhóm từ vựng chủ động và thụ
động, khi học ngữ pháp, người học cần học ngữ pháp tiếng Anh với nguyên lý
80/20: Nghĩa là để đạt được 80% chất lượng thì người học cần tập trung vào
20% phần ngữ pháp quan trọng và phổ biến nhất trong tiếng Anh.

- Người học tự học ngữ pháp tiếng Anh qua truyện tranh, xem phim,
đọc sách tiếng Anh hoặc song ngữ Anh – Việt: Qua đó người học có thể học
cách viết cũng như sử dụng ngữ pháp trong các câu văn.

- Người học tự nghiên cứu các lỗi sai ngữ pháp tiếng Anh qua các hoạt
động học tập trên lớp, phổ biến như sửa lỗi của giảng viên, sửa lỗi của bạn
cùng lớp: Trong thực tiễn, việc mắc lỗi sai, tự sửa chữa hoặc được sửa chữa
ngữ pháp tiếng Anh sẽ giúp người học nhớ lâu hơn, tránh vi phạm vào những
lần sau.

- Người học tiếng Anh có thể học ngữ pháp tiếng Anh qua các trò chơi:
Hiện nay có nhiều ứng dụng trò chơi giáo dục mang tính chất học mà chơi,
chúng sẽ cung cấp cho người học lời giải thích – đúc kết hoặc các ví dụ sinh
động nhằm giúp người học hiểu về lỗi sai ngữ pháp tiếng Anh của mình một
cách hiệu quả nhất.

- Người học có thể rèn luyện ngữ pháp tiếng Anh qua ứng dụng được
chia sẻ trên trực tuyến phi lợi nhuận hoặc có lợi nhuận của các nhà phát triển
phần mềm giáo dục. Với sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tin
trong thời đại 4.0 thì việc học ngữ pháp tiếng Anh không còn là vấn đề khó
khăn hiện nay. Trong các nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin vào hỗ
trợ dạy-học tiếng Anh được khai thác triệt để và các bài nghiên cứu trước đây
cũng có quan điểm tương đồng như trong nghiên cứu này (Vũ Văn Tuấn,
2022; Bui & Vu, 2018)
3.1.2.3. Phương pháp cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh nhằm hạn chế việc sử
dụng tiếng Việt trong hoạt động dạy-học kỹ năng Nghe tiếng Anh

Kỹ năng nghe là một thử thách đối với người học tiếng Anh và giảng
viên thường phải giải thích rõ ràng chi tiết yêu cầu nghe đối với sinh viên. Để
đảm bảo người học nắm được yêu cầu của hoạt động nghe, giảng viên thường
sử dụng tiếng Việt để hướng dẫn sinh viên cần làm gì. Trong thực tế, kỹ năng
nghe đóng một phần rất quan trọng trong việc học bất kỳ ngôn ngữ nào. Lắng
nghe hiệu quả đảm bảo sự hiểu biết và giúp cải thiện độ chính xác khi nói.
Người học tự trau dồi kỹ năng nghe tiếng Anh ngoài giờ học là một yêu cầu
không thể thiếu để phát triển kỹ năng này. Kết quả trong nghiên cứu này giữa
giảng viên và sinh viên có sự tương đồng khi phần lớn giảng viên và sinh viên
cho rằng kỹ năng nghe nên sử dụng tiếng Việt để làm rõ những yêu cầu của
hoạt động nghe tiếng Anh đề ra.

Có hai hình thức lắng nghe tiếng Anh đó là: lắng nghe tích cực và lắng
nghe thụ động. Lắng nghe tích cực có thể hiểu là việc người học tập trung
lắng nghe để thực sự hiểu ý nghĩa đằng sau một câu tiếng Anh đang được nói.
Nghe thụ động chỉ đơn giản là nghe những gì mà người nói đang nói, nhưng
không thực sự cố gắng hiểu từng từ. Người học cũng có thể cải thiện kỹ năng
nghe tiếng Anh thông qua việc nghe thụ động. Tuy nhiên việc nghe thụ động
không thể giúp người học nắm được từ vựng, thấu hiểu nghĩa các từ một cách
đầy đủ nhất. Đối với nghe tiếng Anh thụ động, người học sẽ không thể hiểu
được và có thể không phát triển được kỹ năng nghe cần thiết cho một yêu cầu
nào đó. Với phương pháp nghe tiếng Anh như vậy, việc xuất hiện tiếng Việt
để làm rõ nội dung đoạn nghe tiếng Anh là không thể tránh khỏi, giúp cho
người học nắm bắt được nội dung thông tin tiếng Anh. Để hạn chế việc sử
dụng tiếng Việt, người học cần phải lắng nghe tiếng Anh tích cực mọi lúc,
ngay cả khi trong tình huống bình thường như thưởng thức âm nhạc hoặc xem
chương trình tiếng Anh trên truyền hình hoặc Internet. Bằng việc thông
thường sử dụng phương pháp nghe tiếng Anh chủ động, người học sẽ giảm
thiểu việc sử dụng tiếng Việt trong phát triển kỹ năng nghe tiếng Anh trong
môi trường học tiếng Anh. Muốn tăng khả năng nghe tiếng Anh tốt hơn,
người học có thể sử dụng Internet hoặc truyền hình có các kênh bằng tiếng
Anh để rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh.

3.1.2.4. Phương pháp cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh nhằm hạn chế việc sử
dụng tiếng Việt trong hoạt động dạy-học kỹ năng Nói tiếng Anh

Kỹ năng nói tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần
được chú trọng và nâng cao vì nó là phương tiện giao tiếp hiệu quả. Tuy
nhiên, kỹ năng này cũng được xem là một trong những khía cạnh khó nhất
của quá trình học tiếng Anh. Nhiều sinh viên cảm thấy khó khăn khi muốn
diễn đạt hoàn chỉnh những suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh, thậm chí họ
còn cảm thấy sợ khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh mặc dù sinh viên học ngôn
ngữ này liên tục trong nhiều năm liền. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, người
học cần phải đảm bảo đáp ứng được 2 tiêu chí cơ bản đó là khả năng nói tiếng
Anh lưu loát, và độ chính xác của lời nói. Hiện tại chương trình đào tạo tiếng
Anh cho đối tượng sinh viên không chuyên ở các cơ sở giáo dục đại học tại
Việt Nam hầu như chưa phân rõ các kỹ năng mà được tích hợp dạy-học trong
cùng một giờ học. Đây có thể là một trở ngại mà người học cũng như giảng
viên lựa chọn việc sử dụng tiếng Việt để trao đổi thông tin một cách đơn giản
nhất. Trong nghiên cứu trước đây của Trương Trần Minh Nhật (2018) cũng
đã chia sẻ vấn đề này. Đặc điểm thứ nhất của hoạt động nói tiếng Anh đó là
trình bày thông tin một cách lưu loát, và đây là mục tiêu chính mà giáo viên
muốn sinh viên của mình đạt được khi giảng dạy kỹ năng nói cho họ. Nên quá
trình giao tiếp bằng tiếng Anh giảng viên hoặc sinh viên sử dụng tiếng Việt để
làm rõ những khúc mắc trong quá trình luyện tập với mục tiêu giúp cho người
học hiểu rõ được yêu cầu đề ra. Với mong muốn người học diễn tả ý tưởng
bằng tiếng Anh một cách lưu loát, giảng viên thường cho phép người học sử
dụng tiếng Việt trong giai đoạn chuẩn bị để giúp sinh viên trả lời bằng tiếng
Anh một cách chặt chẽ, mạch lạc thông qua việc kết hợp các từ và các cụm từ
với nhau, phát âm rõ ràng, sử dụng trọng âm và ngữ điệu khi nói tiếng Anh
một cách chính xác nhất có thể. Đặc điểm thứ hai của yêu cầu giao tiếp bằng
tiếng Anh đó là tính chính xác trong việc vận dụng kiến thức tiếng Anh vào
trong giao tiếp. Thông thường, giảng viên có xu hướng sử dụng tiếng Việt để
làm rõ cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, cách phát âm trong khi nói. Do đó, giảng
viên nên xây dựng mô hình “Môi trường học tiếng Anh tích cực”, trong đó
đòi hỏi giáo viên cần tập trung vào cả yếu tố chính xác và lưu loát của lời nói
trong quá trình giảng dạy kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên. Việc sử dụng
đúng các cấu trúc ngữ pháp trong khi nói tiếng Anh đòi hỏi người học phải để
ý đến độ dài, tính phức tạp của các phát ngôn và cấu trúc hoàn chỉnh của các
mệnh đề trong tiếng Anh. Để đạt được độ chính xác về từ vựng, người học
phải lựa chọn các từ ngữ tiếng Anh phù hợp với ngữ cảnh. Cùng một từ, hay
một cụm từ được sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau thì sẽ mang nghĩa
khác nhau.Vì thế, người học nên biết cách sử dụng từ ngữ và thành ngữ một
cách chính xác để tránh gây hiểu lầm cho người nghe. Với những quan như
vậy, cách tốt nhất để người học và người nghe có điểm chung trong quá trình
dạy-học tiếng Anh đó là sử dụng tiếng Việt để lôi cuốn được toàn bộ sinh
viên trong một lớp học, giờ học tích cực, chủ động tham gia vào lớp học tiếng
Anh. Điều này cũng được phản ánh một cách chi tiết trong nghiên cứu của tác
giả Phạm Trần Thùy Anh (2020). Bên cạnh đó, phát âm chuẩn tiếng Anh
cũng là yếu tố mà người học cần quan tâm đến trong khi luyện tập phát triển
kỹ năng Nói tiếng Anh. Để có thể nói tiếng Anh một cách chính xác, người
học nên nắm rõ các quy tắc về âm vị cũng như cách phát âm của các từ khác
nhau trong tiếng Anh. Ngoài ra, cần phải hiểu rõ các đặc điểm chứa đựng
trong bản chất từ vựng tiếng Anh như trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu. Những
đặc điểm này giúp người học nói tiếng Anh dễ dàng và hiệu quả tránh việc
mơ hồ và sử dụng nhiều thời lượng tiếng Việt trong các lớp học tiếng Anh.
Một số gợi ý giúp người học đạt được sự tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh
thông qua một số hoạt động tự học như:

- Người học có thể tham gia các cuộc trò chuyện trên hệ thống Internet.
Hiện nay Công nghệ đã phát triển rất nhiều để phục vụ đời sống, đặc biệt là
các trang mạng xã hội. Bất cứ nơi nào người học cũng có thể tìm thấy những
người có cùng nhu cầu phát triển tiếng Anh qua các kênh trên Facebook hoặc
Youtube. Ngoài ra các phần mềm giáo dục tương tác như từ điển Anh-Anh có
các hệ thống tương tác trực tiếp, người học có thể truy cập trên nền tảng ứng
dụng nhằm phát huy tính tự chủ trong học tập của sinh viên. Vấn đề này cũng
được nêu rõ trong nghiên cứu trước đây (Uong & Vu, 2022; Vu, 2021; Bui &
Vu, 2018).

- Người học có thể áp dụng phương pháp nói chuyện và ghi âm lại
chính giọng nói của mình, sau đó nghe lại để phát hiện những lỗi sai và điểm
yếu của bản thân để từ đó cải thiện và đạt được kết quả tốt hơn.

- Người học có thể nói chuyện với bạn cùng lớp bằng tiếng Anh. Bằng
việc sử dụng phương pháp này, người học có thể tự sửa lỗi và sửa lỗi cho bạn
mình. Phương pháp giao tiếp này tương tự như khi người học tham gia trò
chuyện trên Internet với người khác. Người học thậm chí có thể lập một nhóm
để chơi trò chơi, hoặc chỉ trò chuyện cùng nhau bằng tiếng Anh mỗi ngày.
Ngoài ra, người học có thể tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh nhằm nâng
cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

3.1.2.5. Phương pháp cải thiện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh nhằm hạn chế
việc sử dụng tiếng Việt trong hoạt động dạy-học kỹ năng Đọc hiểu tiếng Anh

Đọc hiểu tiếng Anh là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết
trong giao tiếp hằng ngày. Khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt có thể giúp người
học diễn giải cũng như thấu hiểu được mọi khía cạnh của văn bản, qua đó
nâng cao được kỹ năng viết cũng như trình độ thông thạo tiếng Anh của mình.
Nói một cách khác, đọc hiểu là khả năng đọc, hiểu và xử lý ý nghĩa của ngôn
ngữ trong văn bản viết. Đọc hiểu bao gồm một số kỹ năng cơ bản đó là: nắm
và tóm tắt được nội dung văn bản, xâu chuỗi các sự kiện, trả lời câu hỏi, phân
tích, rút ra kết luận,… Tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu được thể hiện ở
việc người phát triển được kỹ năng giao tiếp như sử dụng email, tin nhắn, thư
từ và các thông điệp văn bản khác, có thể tránh được việc hiểu lầm và tiếp
nhận thông tin sai. Ngoài ra, đọc hiểu cũng có thể bao gồm một số khía cạnh
khác kết hợp với nhau để phát triển các kỹ năng đọc viết tổng thể, bao gồm
khả năng hiểu, sự trôi chảy trong ứng dụng từ vựng để từ đó phát triển được
khả năng diễn đạt bằng cách viết hoặc nói.

Nhìn chung chiến lược đọc thành ba nhóm: Chiến lược tổng thể, chiến
lược giải quyết vấn đề, và chiến lược hỗ trợ. Các chiến lược tổng thể, còn
được gọi là chiến lược siêu nhận thức, được định nghĩa là các kỹ thuật được
lên kế hoạch cẩn thận, theo kế hoạch cẩn thận, theo đó người học theo dõi
hoặc quản lý việc đọc của họ. Các chiến lược này nhằm mục đích thiết lập
giai đoạn để đọc, ví dụ, có một mục đích trong tâm trí để đọc, xem xét các đặc
điểm văn bản trước khi đọc. Các chiến lược giải quyết vấn đề, còn được gọi là
chiến lược nhận thức, được bản địa hóa và sử dụng khi gặp sự cố hay khi văn
bản trở nên khó đọc, ví dụ, đọc lại và hiển thị thông tin trong văn bản. Chiến
lược hỗ trợ là các công cụ hỗ trợ để hỗ trợ sự hiểu biết như sử dụng các tài
liệu tham khảo bên ngoài và ghi chú. Những chiến lược này cũng được đề cập
trong những nghiên cứu trước đây (Trần Thị Thu Hiền & Trần Thanh
Phương, 2018; Huỳnh Thị Long Hà và cộng sự, 2019).

Có nhiều cách khác nhau để sinh viên có thể cải thiện kỹ năng đọc hiểu
tiếng Anh của mình. Người học có thể luyện tốc độ đọc để cải thiện độ trôi
chảy khi đọc hiểu văn bản tiếng Anh, hoặc ghi chú lại mỗi khi gặp từ vựng
mới. Một số thủ thuật dưới đây giúp sinh viên tự phát triển kỹ năng đọc hiểu
tiếng Anh nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo bậc 3/5 như
sau:
a) Người học cần Đọc thật nhiều tài liệu bằng tiếng Anh

Giảng viên khuyến khích sinh viên tự đọc thật nhiều tài liệu bằng tiếng
Anh, đây chính là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để giúp người học nâng
cao khả năng đọc hiểu tiếng Anh của mình. Có thể người học bắt đầu với
những bài viết đơn giản bằng tiếng Anh về chủ đề mà họ thích như: thời
trang, lịch sử, văn hóa,… hay thậm chí là sách truyện. Khi người học đọc các
chủ đề mình yêu thích nên người học sẽ bị thu hút sự chú ý của mình hơn là
những bài tập đọc hiểu khô khan và dễ gây nhàm chán cho người học. Trải
qua thời gian kiên trì luyện tập đọc tiếng Anh, người học sẽ quen với các chủ
điểm và có vốn từ vựng liên quan và việc sử dụng tiếng Việt trong hoạt động
kỹ năng đọc sẽ được giảm thiểu hoặc không sử dụng đến.

b) Người học cần đặt mục tiêu khi đọc các tài liệu bằng tiếng Anh

Giảng viên hướng dẫn sinh viên đặt mục tiêu trước mỗi bài đọc tiếng
Anh để phát triển vốn từ vựng rộng hơn, hiểu sâu hơn về các văn bản khác
nhau, và cải thiện khả năng tạo mối liên hệ giữa những bài viết mà sinh viên
đọc với quan điểm và ý tưởng của riêng mình. Ví dụ, khi sinh viên đặt mục
tiêu học các từ vựng khác nhau liên quan đến một chủ đề về pháp lý, thì khi
đọc bài viết liên quan tới chủ đề này, sinh viên có thể ghi chú lại ý nghĩa của
những từ vựng mới. Từ những vốn từ vựng được xây dựng hàng ngày, người
học có thể đọc hiểu được những văn bản cùng chủ đề với độ khó nâng cao
hơn. Việc xác định được mục tiêu đọc sẽ giúp người học tiết kiệm được thời
gian khi những gì sinh viên cần chỉ là tìm kiếm các nội dung chính và các từ
khóa, thay vì phải đọc một văn bản từ đầu đến cuối.

c) Người học nên phỏng đoán nội dung chính của văn bản tiếng Anh trước
khi đọc

Người học cần vận dụng kỹ năng đọc lướt (skimming), hoặc đọc quét
(scanning) tiêu đề và nội dung văn bản tiếng Anh để biết được nội dung mình
sẽ đọc là gì? Điều này có thể giúp người học hình thành ý tưởng chính về văn
bản tiếng Anh trước khi bắt đầu đọc. Với thói quen phát triển kỹ năng đọc này
sẽ giúp ích sinh viên rất nhiều trong các bài thi nói riêng và trong ứng dụng
hàng ngày nói chung. Khi đọc các văn bản tiếng Anh, người học có thể áp
dụng một số chiến lược chính để giúp tăng khả năng đọc hiểu của mình. Ví
dụ, khi xem trước một văn bản, người học có thể xác định được đây là loại
văn bản gì (bài báo, truyện, hướng dẫn,…). Người học cũng có thể xác định
các yếu tố chính của các văn bản khác nhau như chủ đề chính, các vấn đề và
giải pháp hoặc các ý tưởng so sánh được trình bày trong văn bản. Ứng dụng
các chiến lược như xác định các đặc điểm, mục đích của văn bản và ghi chú
từ khóa đều có thể giúp người học cải thiện kỹ năng đọc của mình.

d) Người học cần vận dụng kỹ năng đoán nghĩa từ vựng mới khi đọc văn bản
tiếng Anh

Giảng viên hướng dẫn sinh viên kỹ năng đoán từ vựng mới trong khi
đọc tài liệu tiếng Anh. Người học cần đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh và
những từ xung quanh nó trong đoạn văn trước khi sử dụng đến từ điển để tra
nghĩa tiếng Việt tương đương. Một số thuật ngữ trong bài đọc tiếng Anh được
giải thích nghĩa ngay sau đó, bởi vậy người học cần phát triển kỹ năng đoán
nghĩa của từ vựng thông qua ngữ cảnh thay vì sử dụng tiếng Việt để làm rõ
nghĩa của từ vựng tiếng Anh.

e) Người học cần ghi chú và tóm tắt lại những gì người học đọc trong tài liệu
tiếng Anh

Khi đọc, không chỉ là những từ mới mà còn là những mẫu câu thì người
học cần ghi chú lại như một cách hiệu quả để phát triển kỹ năng đọc hiểu
tiếng Anh của mình. Sinh viên có thể dùng bút gạch dưới từ hay câu mình
muốn học, hoặc sử dụng bút đánh dấu hoặc bất cứ cách để giúp mình ghi nhớ
được kiến thức. Trong lúc đọc văn bản tiếng Anh, người học hãy dừng lại và
viết một vài câu trong ghi chú của mình để tóm tắt những gì mình đã đọc. Sử
dụng từ ngữ của riêng mình và viết chúng ra cũng là một cách để kiểm tra
xem mình có hiểu những gì đang đọc hay không.

Tóm lại, kỹ năng đọc trong tiếng Anh là một quá trình của bộ não và
cần có thời gian để phát triển vì tâm trí của người học phải liên hệ được ý
nghĩa của các từ, cụm từ và thành ngữ được biểu thị bằng các ký hiệu, đồng
thời phải hiểu được ngữ pháp và cấu trúc của ngôn ngữ được sử dụng trong
văn bản. Nếu sinh viên phát triển các kỹ năng đọc tiếng Anh thuần thục, nó sẽ
rất có ích cho quá trình học tiếng Anh và giảm sự phụ thuộc vào ngôn ngữ
tiếng Việt để hiểu tiếng Anh.

3.1.2.6. Phương pháp cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh nhằm hạn chế việc sử
dụng tiếng Việt trong hoạt động dạy-học kỹ năng Viết tiếng Anh

Kỹ năng viết trong tiếng Anh không giống như kỹ năng nói. Nó không
phải là khả năng có được một cách tự nhiên mà cần phải được thường xuyên
luyện tập để nâng cao năng lực viết tiếng Anh. Kỹ năng Viết này thực sự là
một trở ngại lớn đối với sinh viên bởi vì chương trình học chưa đủ thời lượng
dành riêng cho kỹ năng Viết tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên tiếng
Anh. Việc sử dụng tiếng Việt để làm rõ những yêu cầu và hướng dẫn sinh
viên về kỹ năng viết tiếng Anh là điều không tránh khỏi đối với giảng viên
giảng dạy tiếng Anh. Những phát hiện này cũng được thấy trong những
nghiên cứu trước đây của Dương Thị Hồng Thắm (2021), Nguyễn Ngân Hà
(2021), và Mai Lan (2023).

Với mục đích giảm việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh,
giảng viên cần hướng dẫn sinh viên tự luyện viết tiếng Anh theo 4 bước như:

Bước 1. Người học nên chọn thể loại bài viết tiếng Anh phù hợp

Giáo viên nên hướng dẫn sinh viên tự viết cả chủ đề theo cảm hứng của
mình miễn là vận dụng được kiến thức tiếng Anh mới học hoặc đã biết để bày
tỏ cảm xúc của mình bằng tiếng Anh. Chẳng hạn, nếu người học đang chuẩn
bị viết một bài viết học thuật tiếng Anh, người học nên tham khảo các bài viết
liên quan, chọn ra bài ưng ý, từ đó học hỏi cách viết của bài đó.

Bước 2. Người học cần đọc kỹ và ghi chú những điều quan trọng trong
bài viết tiếng Anh đó

Sinh viên cần viết lại dàn ý của bài viết bằng việc chọn và đánh dấu các
phần quan trọng, phác thảo ý chính của bài viết tiếng Anh đó. Có thể sinh
viên cảm thấy rằng mình đang sao chép bài của người khác, tuy nhiên đây
mới là bước học hỏi cách viết tiếng Anh, các bước tiếp theo sẽ giúp sinh viên
chỉnh sửa và phát triển bài viết của riêng mình. Sinh viên có thể lặp lại các
bước này bằng cách chọn nhiều văn bản nhưng cùng thể loại, nhằm tạo ra trải
nghiệm và tiếp xúc ngôn ngữ tiếng Anh tốt hơn.

Bước 3. Người học cần tạo thói quen viết đoạn văn tiếng Anh ngắn

Sinh viên cần tận dụng các bài tập và ứng dụng trực tuyến để viết từng
đoạn tiếng Anh ngắn dựa trên việc học hỏi phong cách từ bài có sẵn. Có thể
bước đầu sinh viên nên sử dụng các cấu trúc đơn giản và từ ngữ tiếng Anh
phổ biến trước, sau đó mới đến thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành. Hiện nay
có khá nhiều nền tảng viết trực tuyến như blog, diễn đàn học thuật, thậm chí
là một bài trên tài khoản mạng xã hội của sinh viên. Sinh viên cần cố gắng
duy trì thói quen viết bằng tiếng Anh mỗi ngày, viết từng chút một để sinh
viên quen với việc sử dụng tiếng Anh.

Bước 4. Người học cần chỉnh sửa bài viết tiếng Anh của mình

Kỹ năng viết tiếng Anh thường trải qua giai đoạn như: Chuẩn bị bài
viết – Viết bài – Đọc lại và chỉnh sửa bài viết – Viết lại bài. Một phương pháp
nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh có thể là sinh viên nên giữ lại bản viết tiếng
Anh đó và xem lại nó sau 1-2 tuần. Khi đó, sinh viên sẽ phát hiện được nhiều
lỗi sai và nảy ra thêm ý tưởng mới, cải thiện bài viết của mình. Hoặc phương
pháp nhanh hơn đó là sinh viên có thể nhờ giản viên hoặc những bạn sinh
viên khác có kỹ năng Viết tốt hơn xem giúp, nhận các góp ý của họ để tiến bộ
nhanh hơn về kỹ năng viết tiếng Anh.

Ngoài ra, người học có thể đạt được kỹ năng viết tiếng Anh của mình
tốt hơn thông qua một số biện pháp khác như tham gia vào các câu lạc bộ
tiếng Anh, đọc các sách hướng dẫn viết tiếng Anh, tham gia các diễn đàn chia
sẻ nội dung bài viết của mình, đọc và phân tích các bài văn tiếng Anh mẫu.

Tóm lại, trong bối cảnh học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục ở Việt
Nam hiện nay, khi người học đang tự tìm kiếm cơ hội thực tế để sử dụng
tiếng Anh được học trên lớp học, việc nhà trường và xã hội giúp người học
tìm kiếm cơ hội thực tế đó một cách dễ dàng hơn sẽ giúp người học có nhiều
cơ hội thực hành và sử dụng tiếng Anh hơn, từ đó hiệu quả học tiếng Anh sẽ
cao hơn. Việc sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế sẽ tạo động lực
giúp người học có nhu cầu tự thân trong việc học tiếng Anh. Môi trường học
tiếng Anh lý tưởng đó là người học tự tạo cho mình một “góc học tập” riêng
để luyện tập các kỹ năng tiếng Anh. Khi người học có môi trường học tiếng
Anh tích cực, việc sử dụng tiếng Việt để phát triển các kỹ năng tiếng Anh là
không thiết thực, người học sẽ tự giảm thời lượng sử dụng tiếng Việt để nắm
bắt cơ hội sử dụng tiếng Anh trong môi trường học tiếng Anh tích cực đó.

3.2. Ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm tăng tính hiệu quả của việc
dạy-học tiếng Anh và giảm thời lượng sử dụng tiếng Việt trên lớp học

3.2.1. Áp dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy tiếng Anh nhằm giảm thời
lượng sử dụng tiếng Việt trên lớp học

Giảng dạy tiếng Anh tích hợp với phát triển các kỹ năng tiếng Anh trên
nền tảng công nghệ... là xu hướng giáo dục đang được áp dụng rộng rãi trên
thế giới và Việt Nam. Phương pháp đào tạo tiên tiến này mang lại hiệu quả
tích cực, giúp người học tiếp cận ngôn ngữ và cách học thực tế, ứng dụng
nhiều hơn vào những tình huống giả định thực tế diễn ra ngoài cuộc sống.
Học nói chung và học tiếng Anh nói riêng không chỉ là tiếp thu kiến thức đơn
thuần mà còn trở thành trải nghiệm thú vị, hạn chế áp lực, nhất là thích hợp
đối với xu hướng giáo dục hiện nay lấy người học làm trung tâm. Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến đổi thế giới, và tất yếu giáo dục nói
chung, việc học ngoại ngữ nói riêng cũng chịu sự tác động sâu sắc từ những
biến đổi này. Để bắt kịp với xu hướng chung, trường học, các cơ sở đào tạo
phải thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại để có những thay đổi triệt để trong
phương pháp dạy và học nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Giải pháp
hạn chế việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh có thể ứng dụng AI
(Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence) đang trở thành xu hướng trong
giảng dạy ngoại ngữ nói chung, và dạy-học tiếng Anh nói riêng. Nếu có sự hỗ
trợ của AI, việc học tiếng Anh sẽ trở thành trải nghiệm hứng thú và chủ động,
bởi mỗi sinh viên sẽ có một "giáo viên bản ngữ" luôn đồng hành và trợ giúp
trong việc luyện nghe nói đúng chuẩn, chấm điểm, sửa lỗi và đưa ra bài tập
được cá nhân hóa theo trình độ từng người. AI giúp kiểm soát chất lượng học
tập, rèn luyện của người học qua hệ thống dữ liệu lớn (big data), giúp người
học tra cứu và theo dõi mức độ tiến bộ từng ngày.

Kết quả của phỏng vấn giảng viên và sinh viên về việc giảng dạy và đổi
mới phương pháp dạy tiếng Anh cho sinh viên thông qua việc ứng dụng thành
tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, hầu như giảng viên
và sinh viên nhận định vai trò của AI đã tác động rất rõ nét lên bài giảng của
giảng viên, sự hứng thú học tập của sinh viên khi sự mới mẻ và không gian
học thuật ngày càng được mở rộng không còn giới hạn. Trong bối cảnh mà
các ứng dụng công nghệ ngày càng đậm nét, thành tựu của cuộc cách mạng
công nghệ 4.0 ngày càng len lỏi sâu vào trong mọi hoạt động đào tạo, giảng
dạy của nhà trường, có thể khẳng định, trong tương lai không xa vai trò của
giảng viên ngoại ngữ sẽ cạnh tranh với các “trợ lý ảo AI” trong việc giảng dạy
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng
AI đang xuất hiện như ChatGPT hỗ trợ cho việc học tiếng Anh, bởi vậy người
học nếu khai thác về ứng dụng AI, việc sử dụng tiếng Việt để học tiếng Anh
sẽ dần bị hạn chế bởi vì AI sẽ giúp người học tự phát triển kỹ năng cơ bản của
tiếng Anh. Như vậy, thời đại 4.0 giúp chúng ta lĩnh ngộ được lượng thông tin
rất lớn với tốc độ truyền tải nhanh chóng. Ngoài ra còn có phương pháp học
tập đa dạng và cách thức tìm kiếm, sắp xếp khoa học và tiến bộ hơn. Người
học ngày nay hoàn toàn có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng qua các trang
tìm kiếm chỉ với vài từ khóa cũng như dễ dàng tiếp cận các tài liệu, ngữ liệu
mở phục vụ cho mục đích cụ thể của người quan tâm. Bên cạnh đó, các
phương tiện công nghệ cũng được ứng dụng vào việc dạy và học tiếng Anh
một cách dễ dàng, hứng khởi và hiệu quả hơn. Ngoài các thiết bị cơ bản
truyền thống như máy tính, máy chiếu phục vụ việc giảng dạy tiếng Anh, hiện
tại nhiều cơ sở giáo dục đại học đang dần dần ứng dụng phương pháp dạy
robot, thư viện thông minh, học và hành qua STEM. Việc học sẽ trở nên trực
quan hơn, người học và cả thầy cô cũng dễ dàng để tiếp cận kho tài liệu quý
giá và miễn phí từ các chương trình giáo dục trực tuyến mở bởi vậy nó sẽ tác
động đến thời lượng sử dụng tiếng Việt trong lớp học tiếng Anh.

Ngày nay, chỉ cần một chiếc điện thoại kết nối mạng di động là người
học đã có thể dễ dàng truy cập vào kho nhạc, phim ảnh, tài liệu bằng tiếng
Anh nhanh chóng và miễn phí. Việc học tiếng Anh qua phương pháp nghe,
nhìn như vậy sẽ giúp người học dễ dàng tiếp thu cũng như nhớ lâu hơn. Từ
đó, người học sẽ phải nỗ lực rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh nhằm đáp ứng
được với xu thế của việc học tiếng Anh. Trên hệ thống Internet, có rất nhiều
ứng dụng hoặc các cộng đồng nói tiếng Anh trực tuyến rất thú vị. Trong các
môi trường không gian mạng Internet này người học có thể kết bạn để giao
lưu, luyện nghe, luyện nói bằng tiếng Anh. Thậm chí một số ứng dụng sẽ giúp
bản thân người học chỉnh phát âm tiếng Anh bằng cách thu âm giọng đọc của
mình, phần mềm AI sẽ đánh giá, so sánh và chỉnh sửa những vấn đề chưa
chuẩn để người học tự điều chỉnh lại cách phát âm tiếng Anh mà không cần
đến việc sử dụng tiếng Việt trao đổi thông tin với những người khác trong và
ngoài giờ học tiếng Anh. Trước tác động đa chiều của Cách mạng công
nghiệp 4.0, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và giảng dạy tiếng Anh
nói riêng bằng cách ứng dụng tiềm năng sự phát triển về công nghệ thông tin,
kỹ thuật số, trợ giúp của mạng internet và kết nối trong mạng lưới thông tin
vào dạy học tiếng Anh là một trong những ưu tiên hàng đầu cho việc tạo ra
môi trường học tiếng Anh tích cực, giảm sự phụ thuộc vào tiếng Việt để làm
phương tiện hỗ trợ học tiếng Anh. Tác giả Phạm Thị Nguyệt Minh (2023)
cũng có ý tưởng tương đồng như kết quả của đề tài này về việc vận dụng AI
vào dạy ngoại ngữ.

Từ những kết quả phản ánh của đề tài, nhà trường cần có những nghiên
cứu tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ nói
chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng nhằm thay đổi nhận thức cũng như
cách tiếp cận phù hợp về phương thức giảng dạy tiếng Anh tích cực. Mô hình
giáo dục đại học thời 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết nhà trường
– nhà quản lý – doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào
trường học để nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc
mọi nơi. Cũng từ kết quả khảo sát của đề tài, nhà trường cần có kế hoạch đầu
tư vào hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, phục vụ cho việc giảng dạy tiếng
Anh. Mặc dù tiếng Anh hiện tại chỉ được giảng dạy có 7 tín chỉ, nên thời
lượng tiếng Anh hiện tại là hạn chế so với yêu cầu của chuẩn đầu ra môn học
bậc 3/61. Để sinh viên đạt được mục tiêu này, nhà trường cần đầu tư xây dựng
các phòng học mô hình mô phỏng thực tế ảo ứng dụng sản phẩm của AI giúp
sinh viên tương tác với thực tế ảo bằng tiếng Anh thay vì sử dụng tiếng Việt
để trao đổi với giảng viên và sinh viên khác. Các bài học giáo án điện tử cần
được xây dựng và tương tác trực tuyến. Có thể áp dụng hình thức kiểm tra
đánh giá từng học phần trên nền tảng số với cả 4 kỹ năng học chính của tiếng
Anh, ứng dụng công nghệ 4.0 để xác định mức độ thành thạo tiếng Anh của
sinh viên. Trên thực tế, kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của
sinh viên qua các học phần tiếng Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện
1
https://dt.hlu.edu.vn/Images/Post/files/Phòng%20Đào%20Tạo/Quy%20chế%20CTĐT/QDCDRNN.pdf
nay vẫn chỉ tập trung vào kỹ năng đọc hiểu thông qua dạng bài kiểm tra trắc
nghiệm máy kết hợp với giảng viên dạy trong học phần bởi vậy mà tốn kém
và mất thời gian ngày nay công nghệ có thể giúp biến thế giới thực thành thế
giới ảo, thực hiện nghiên cứu trong môi trường mô phỏng, nhanh mà không
tốn kém với kết quả dường như chính xác với từng sinh viên. Nhà trường
cũng cần nghiên cứu và triển khai một số ứng dụng công nghệ đang được ứng
dụng phổ biến trên thế giới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mục đích của người
học, phục vụ hiệu quả hoạt động dạy và học tiếng Anh nhằm thay đổi phương
pháp dạy và học tiếng Anh hiện tại chủ yếu là phương pháp ngữ dịch, tận
dụng những tiến bộ công nghệ sẵn có để đáp ứng yêu cầu của người học nói
chung, người học ngoại ngữ tiếng Anh không chuyên nói riêng. Nhà trường
hạn chế việc sử dụng tiếng Việt của người học bằng việc liên kết đào tạo các
khóa học tiếng Anh trực tuyến thông qua phần mềm giảng dạy tiếng Anh,
hoặc giảng viên người bản xứ hoặc các nước nói tiếng Anh như là ngôn ngữ
thứ hai. Một giải pháp đơn giản hơn để giải quyết vấn đề sử dụng tiếng Việt
trong lớp học tiếng Anh, nhà trường cần ban hành chính sách chỉ sử dụng
tiếng Anh trong lớp học tiếng Anh. Như vậy người học sẽ phải tập trung và tự
tìm giải pháp hiệu quả để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh và hạn chế tối
đa việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh.

Khi áp dụng những thành tựu của Cách mạng 4.0 vào giảng dạy tiếng
Anh, điều này đòi hỏi giảng viên không ngừng nghiên cứu học hỏi, nâng cao
trình độ, chủ động tích cực làm chủ các ứng dụng để hướng dẫn và quản lý
sinh viên học tiếng Anh hiệu quả. Sự can thiệp của giảng viên vào quá trình
dạy tiếng Anh sẽ ít đi do vậy tần xuất sử dụng tiếng Việt sẽ giảm và tăng thời
lượng tiếp xúc tiếng Anh. Ngoài hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cập nhật
ứng dụng AI trong dạy tiếng Anh, đội ngũ giảng viên cần phát huy khả năng
tự đào tạo các cách thức giảng dạy ảo tiếng Anh trên nền tảng công nghệ, tổ
chức các lớp dạy tiếng Anh trực tuyến, tổ chức mô hình học di động… Như
vậy, yêu cầu đặt ra đối với giảng viên trong thời đại Cách mạng 4.0 là không
chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy tiếng Anh mà
còn khả năng ứng dụng công nghệ để làm cho bài giảng trở nên sinh động, dễ
hiểu và đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể hơn là người học sẽ tiến bộ về năng lực
sử dụng tiếng Anh khi học trong môi trường “Anh ngữ ảo”, nơi không có
hoặc xuất hiện rất ít tiếng Việt trong hoạt động dạy và học tiếng Anh. Bên
cạnh đó, giảng viên cần nghiên cứu tận dụng khai thác nguồn dữ liệu vô tận
trực tuyến phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh, nhằm
nâng cao năng lực sư phạm của chính mình. Với nền tảng AI, giảng viên
giảng viên định hướng, hướng dẫn sinh viên cách thức tiếp cận các phương
pháp học tiếng Anh tiên tiến nhằm đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả của việc
học tiếng Anh đáp ứng được chuẩn đầu ra và yêu cầu của vị trí việc làm sau
khi tốt nghiệp.

Một điều lưu ý khi áp dụng công nghệ vào việc dạy và học tiếng Anh
đó là không nên lạm dụng và xem công nghệ như một công cụ đầy quyền
năng. Công nghệ chỉ hỗ trợ phần nào cho việc dạy và học tiếng Anh như cung
cấp thông tin và tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn. Và cũng không có
công thức chung để đảm bảo sự thành công tuyệt đối khi áp dụng công nghệ
vào các hình thức giảng dạy truyền thống. Có thể hình dung giáo viên là
người giảng dạy chính và công nghệ là một trợ giảng đắc lực của họ trong
môi trường dạy và học tiếng Anh.

3.2.2. Sử dụng chuyển đổi số nhằm hạn chế việc sử dụng tiếng Việt và tăng
thời lượng tự học tiếng Anh cho sinh viên

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần phải cải tiến phương pháp
giảng dạy tiếng Anh, đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy tiếng Anh, và
nâng cao trải nghiệm của sinh viên tham gia vào môi trường học tiếng Anh để
từ đó người học có năng lực sử dụng tiếng Anh tốt, dẫn đến việc hạn chế sử
dụng tiếng Việt trong quá trình đắc thụ ngôn ngữ tiếng Anh. Để giải quyết
được vấn đề trên, giải pháp chuyển đổi số trong giảng dạy tiếng Anh cần được
tính đến vì chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và
hệ thống thông tin trên Internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng
giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Nói một cách khác, chuyển đổi số
giúp tạo ra môi trường học tập tích cực, đa dạng nơi mà mọi thứ kết nối với
nhau một cách thuận tiện và là nguồn mở. Sự kết hợp mới mẻ của công nghệ,
bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập,
đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người. Tuy nhiên, công tác
chuyển đổi số trong giáo dục cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc
đảm bảo truy cập công bằng đến công nghệ, đào tạo và hỗ trợ cho giảng viên
và sinh viên, và đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số.
Người học sẽ phát huy tính tự chủ khi khai thác công nghệ số phục vụ hoạt
động tự học nâng cao trình độ của mình. Như vậy, chuyển đổi số trong dạy và
học tiếng Anh là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện theo hướng giảm
thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng
khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học,
góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Bên cạnh đó, chính nhờ sự
tác động của công nghệ số đã cho thấy chuyển đổi số làm thay đổi tích cực tới
quá trình dạy, học nói chung và việc học tiếng Anh nói riêng.

Một vài ví dụ về chuyển đổi số có thể áp dụng vào việc dạy và học
tiếng Anh nhằm hạn chế việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh hiện
nay như sau:

- Thay đổi phương thức giảng dạy tiếng Anh như ứng dụng mô hình
lớp học đảo ngược (flipped classroom) – là mô hình giảng dạy dựa trên ý
tưởng rằng nội dung bài học hoặc hướng dẫn bài học tiếng Anh không được
thực hiện trên lớp, thay vào đó sinh viên tiếp cận thông tin bài học trước khi
đến lớp thông qua các ứng dụng hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS -
Learning Management System) giúp giải phóng thời gian trong lớp để dành
thời gian cho các hoạt động liên quan đến tư duy bậc cao hơn. Như vậy hạn
chế được việc sử dụng tiếng Việt để trao đổi thông tin liên quan đến bài học
trong giờ học tiếng Anh. Sử dụng Giáo trình điện tử tiếng Anh: Thay thế sách
giáo khoa truyền thống bằng giáo trình điện tử, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng
cập nhật nội dung. Các ứng dụng như Kindle, iBooks, Google Play Books hỗ
trợ đọc sách điện tử trên các thiết bị di động và người học có thể tự học và tra
cứu từ mới sử dụng những tính năng đi kèm với giáo trình điện tử. Việc dạy
và học tiếng Anh có thể sử dụng Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường. Đây là
một ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) vào
giáo dục, giúp người học trải nghiệm môi trường học tập sinh động, tương tác
và gần gũi hơn với thực tế, từ đó người học sẽ hạn chế việc sử dụng tiếng Việt
vào trong các hoạt động học tiếng Anh trên lớp học truyền thống. Như vậy,
chuyển đổi số đã tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho giáo dục nói chung và
giảng dạy tiếng Anh nói riêng, giúp nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng
nhu cầu đa dạng của người học trong thời đại kỹ thuật số.

Nguyên nhân tiếp đến của việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng
Anh bắt nguồn từ vấn đề không đủ thời gian học tiếng Anh trong chương
trình đào tạo nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Bậc 3/6 2.
Vấn đề này có thể được khắc phục thông qua việc giảng viên hướng dẫn sinh
viên tự học tiếng Anh bằng việc khai thác ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc
biệt là khai thác nguồn Internet vào việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng
Anh của mình. Các nguồn mở thông tin hiện nay cho phép người học khai
thác miễn phí, cũng như các trang tạp chí điện tử, các trang thông tin, các
phim ảnh, … đều sử dụng dạng song ngữ hoặc phụ đề tiếng Việt, hoặc tiếng
Anh nên người học sẽ không gặp vấn đề gì khó khăn khi khai thác nguồn
thông tin này.

Có thể nhận định rằng phim ảnh và truyền hình bằng tiếng Anh giúp
những người học tiếng Anh gặt hái được những kết quả học tập vượt ngoài

2
Thông báo về việc học Ngoại ngữ và Chuẩn đầu ra Ngoại ngữ đối với sinh viên hệ đại học chính quy.
https://dt.hlu.edu.vn/Images/Post/files/Phòng%20Đào%20Tạo/Quy%20chế%20CTĐT/TBCDRNN.pdf
mong đợi. Giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên khai thác nguồn tài nguyên
này để giúp người học tìm ra cách học tiếng Anh hiệu quả và đạt được nhiều
tiến bộ, không phụ thuộc nhiều vào sử dụng tiếng Việt để hiểu tiếng Anh.

Phim ảnh và truyền hình bằng tiếng Anh là công cụ học tiếng Anh thú
vị giúp tạo động lực cho người học đạt được những thành công nhất định. Đối
với học ngôn ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng, động lực là một trong
những yếu tố quan trọng xác định thành công khi người học tiếp thu ngôn ngữ
thứ hai. Trong thời đại hiện nay, các bộ phim và chương trình truyền hình
bằng tiếng Anh là một phần không thể thiếu trong quá trình người học muốn
thành công trong việc học tiếng Anh. Có thể kết luận rằng phim ảnh và truyền
hình bằng tiếng Anh được ví như một nguồn truyền cảm hứng cho quá trình
học tiếng Anh của sinh viên trở nên vui nhộn và thú vị hơn. Vì vậy, sẽ rất
tuyệt vời khi đưa điều này vào giảng dạy ở các lớp học tiếng Anh hoặc trong
các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh nhằm tăng thời lượng sinh viên tiếp
cận với môi trường Anh ngữ. Một lợi ích khác của việc người học tiếng Anh
sử dụng phim ảnh, kênh truyền hình bằng ngôn ngữ tiếng Anh đó là phim ảnh
và truyền hình tiếng Anh chứa đựng một nguồn ngôn ngữ đích thực và đa
dạng gắn liền với các cuộc trò chuyện thực tế trong cuộc sống hàng ngày.
Trong quá trình tiếp xúc với phim ảnh và truyền hình bằng tiếng Anh, sinh
viên phát triển kỹ năng nghe, giao tiếp bằng tiếng Anh một cách trôi chảy tự
nhiên. Hiện nay, tiếng Anh được sử tại Việt Nam như là ngôn ngữ nước ngoài
nên người học tiếng Anh không có cơ hội trải nghiệm trong môi trường nói
tiếng Anh, có lẽ chỉ có phim và các kênh truyền hình tiếng Anh mới có thể
cung cấp cho người học đầu vào ngôn ngữ thực tế này. Trong thực tiễn, phim
ảnh và truyền hình bằng tiếng Anh phản ánh ngôn ngữ tiếng Anh vào những
tình huống cụ thể trong cuộc sống đời thường. Tính trực quan của phim ảnh
và truyền hình bằng tiếng Anh làm cho chúng trở thành một công cụ giảng
dạy tiếng Anh rất hữu ích, cho phép người học hiểu thêm về ngôn ngữ đang
học cũng như văn hóa của người bản địa khi được đặt vào một bối cảnh thực
tế trong phim ảnh và truyền hình bằng tiếng Anh. Ví dụ, khi người học tiếp
xúc với tiếng Anh qua phim ảnh và truyền hình bằng tiếng Anh, thông qua
cách thể hiện cảm xúc trên gương mặt của diễn viên, lắng nghe lời thoại, nhìn
vào các hiệu ứng giúp người học hiểu được nội dung, cách sử dụng từ vựng,
ngữ pháp cho phù hợp trong từng bối cảnh. Đây cũng chính là cách tốt nhất
để người học phát triển kỹ năng tư duy tránh việc sử dụng tiếng Việt trong lớp
học tiếng Anh, đôi khi giảng viên dịch nghĩa của từ nhưng lại không phù hợp
với ngữ cảnh của hiện thực trong đời sống.

Khi người học tiếng Anh tiếp xúc với các bộ phim hoặc truyền hình
bằng tiếng Anh, những kênh này có thể mang đến sự đa dạng và linh hoạt cho
các lớp học tiếng Anh bằng cách mở rộng phạm vi kỹ thuật cũng như nguồn
tài nguyên giảng dạy, thậm chí là giúp phát triển cả bốn kỹ năng giao tiếp
bằng tiếng Anh. Ví dụ, toàn bộ phim hoặc các phân đoạn tiếng Anh có thể
được sử dụng để thực hành kỹ năng Nghe và Đọc tiếng Anh. Các đoạn phim
ảnh hay chương trình truyền hình bằng tiếng Anh cũng có thể đóng vai trò là
nền tảng để người học xây dựng cho các hoạt động tiếp theo như: thảo luận,
tranh luận về các vấn đề xã hội, đóng vai, tái cấu trúc hoặc tóm tắt một cuộc
đối thoại bằng tiếng Anh. Đối với các phim dài, đoạn phim ngắn, phim ngắn
và quảng cáo, càng đa dạng các thể loại phim phục vụ cho mục đích học tiếng
Anh, sinh viên sẽ càng nhận được nhiều lợi ích hơn từ nội dung của các bộ
phim đó. Một số thể loại thường thu hút sự quan tâm của sinh viên là: các bộ
phim dài tập, phim ngắn, trích đoạn phim và quảng cáo bằng tiếng Anh. Có
thể nói, sự ra đời của ngành “công nghiệp chuyển động” này đã góp phần tạo
ra cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cũng như những ngoại ngữ khác cho
nhân loại.

Ngày càng có nhiều giáo viên ứng dụng các bộ phim và kênh truyền
hình bằng tiếng Anh để hướng dẫn cho sinh viên của mình luyện tập vì những
lợi ích mà nó mang lại. Nhận định trên cũng thấy xuất hiện trong những
nghiên cứu trước đây của Tăng Thị Hồng Minh, 2017; Nguyễn Thị Vân,
2021; Nguyễn Xuân Hiền, 2022. Trong quá trình khai thác phim ảnh và
truyền hình bằng tiếng Anh, người học dễ dàng tiếp thu kiến thức mới thông
qua những kiến thức liên quan đến chương trình học của mình và sự đam mê
lĩnh vực mà sinh viên đang quan tâm. Có thể nhận xét rằng phim ảnh và
truyền hình bằng tiếng Anh là một trong những công cụ hữu ích giúp người
học tiếp thu được không chỉ các kĩ năng về ngôn ngữ như phát âm, từ vựng
mà còn những kiến thức về văn hóa, xã hội khác. Phương pháp học qua
những phương tiện này có thể được coi như một hình thức bổ trợ cho quá
trình học tiếng Anh. Tuy nhiên, gần đây việc lồng ghép phim ảnh bằng tiếng
Anh vào giáo trình học ngôn ngữ đang dần trở nên khó khăn hơn bởi nội dung
phim không còn phù hợp với lĩnh vực sư phạm để giúp người học cải thiện
năng lực sử dụng tiếng Anh của mình. Mặc dù sự ra đời của Internet kèm theo
vô số nguồn tài nguyên trực tuyến, nhưng dường như không thể giúp cải thiện
vấn đề này. Nếu muốn nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh một cách toàn
diện, người học cần phải đồng thời tiếp thu kiến thức từ những hình thức
truyền thống khác – thông qua sách vở và giáo trình luyện tập. Dù có những
giới hạn về quỹ thời gian, sinh viên hãy cố giành cho mình khoảng thời gian
để tiếp thu các mảng kỹ năng khác để ôn luyện và phân tích những đoạn hội
thoại học được trên phim ảnh hay truyền hình bằng tiếng Anh để xem liệu cấu
trúc ngữ pháp nhân vật trong đó sử dụng là gì và áp dụng nó chính xác nhất.
Vì vậy mà giảng viên thường phải dành nhiều thời gian để tự mình tạo ra
những nguồn tài nguyên tri thức phù hợp cho sinh viên khai thác nâng cao
năng lực sử dụng tiếng Anh trong thực tế, góp phần thu hút tạo động lực cho
người học và góp phần giảm thiểu việc sử dụng tiếng Việt trong quá trình học
tiếng Anh.

3.3. Đề xuất một số biện pháp khách quan nhằm giảm thiểu việc sử dụng
tiếng Việt trong hoạt động dạy-học tiếng Anh với thời lượng học 7 tín chỉ
tiếng Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội
3.3.1. Giảng viên tiếng Anh điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp
với lớp học đa trình độ tiếng Anh

Phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào có ý nghĩa quan trọng trong việc
xếp sinh viên vào các lớp học ngoại ngữ đúng trình độ để đảm bảo cho sinh
viên học tốt và đáp ứng yêu cầu của môn học ngoại ngữ. Tuy vậy, một lớp
học đa trình độ tiếng Anh là một trường hợp rất phổ biến trong giáo dục,
không chỉ ở Việt Nam, mà có thể những lớp học này xuất hiện ở bất kỳ đâu
với các quốc gia đang giảng dạy tiếng Anh như là ngôn ngữ nước ngoài. Đây
là một điều hiển nhiên, khi một lớp học sẽ có những sinh viên có năng khiếu
tiếng Anh, những sinh viên theo đuổi những ước mơ của mình như học cao
hơn, đi làm trong môi trường sử dụng tiếng Anh, những sinh viên không hứng
thú với môn học tiếng Anh, trong môi trường học như vậy, sinh viên có rất
nhiều cách thức tiếp cận bài giảng tiếng Anh khác nhau. Trong những lớp học
này, sự phân loại người học sẽ được làm rõ một cách rõ rệt. Mỗi người sẽ có
cho mình một phương pháp học tiếng Anh khác nhau. Một số người học chủ
yếu từ thị giác, thính giác hoặc xúc giác, v.v... nhưng cách não bộ của người
học hoạt động lại không giống như vậy. Nghĩa là không chỉ tập trung vào một
giác quan duy nhất để tiếp nhận nội dung bài học tiếng Anh. Các loại thông
tin khác nhau trong bài học tiếng Anh sẽ được xử lý trong các khu vực khác
nhau của não. Tuy nhiên, bộ não được liên kết rất chặt chẽ với nhau nên ngay
khi một phương thức như thị giác hoặc thính giác được kích hoạt, những
phương thức khác cũng sẽ được kích hoạt cùng lúc. Bởi vậy, sự xuất hiện của
tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh là điều không tránh khỏi, khi năng lực
tiếng Anh trong môi trường học này không đồng đều. Chính vì vậy, giảng
viên nên thay đổi phương pháp tiếp cận bài giảng tiếng Anh sao cho hiệu quả
nhất để có thể bao quát được toàn bộ sinh viên trong lớp học tiếng Anh đó.

Hiện nay phương pháp học đa giác quan được ứng dụng vào giảng dạy
tiếng Anh rất nhiều bởi vì mọi người thường sử dụng các giác quan của mình
trong cuộc sống, thì tất nhiên chúng ta vẫn có thể vận dụng các giác quan này
vào trong việc học, nhất là trong các tiết học ngoại ngữ như học Anh văn giao
tiếp, v.v... Nếu một người học chủ yếu học từ thị giác hoặc xúc giác, thì người
học đó sẽ bị thu hẹp khoảng cách tiếp nhận thông tin. Nhìn nhận quan điểm
này, người học được đánh giá là một trong những ví dụ của phương pháp tiếp
nhận thông tin bằng phương thức đa giác quan như: thị giác, thính giác và xúc
giác trong một bài học. Một phương pháp gần đây được áp dụng vào học nói
chung và học tiếng Anh nói riêng đó là vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy
(mindmap) vào dạy và học tiếng Anh. Có thể hiểu, sơ đồ tư duy là một
phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não, giúp
người tư duy nắm bắt được vấn đề, nội dung và liên kết được những đối
tượng đơn lẻ lại với nhau. Đây có thể coi là một trong những cách trình bày ý
tưởng, nhưng được người tư duy vận dụng sáng tạo và làm độc đáo lên những
thông tin giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn. Bằng cách dùng giản đồ hay những
keywords (từ khóa chính), và những đường nối, mũi tên… theo các quy tắc
riêng đơn giản, dễ hiểu của riêng người viết, sơ đồ tư duy sẽ giúp người dùng
xây dựng một bức tranh tổng quát, giúp thu nhỏ lại những thông tin dồn về
chung và cô đọng nhất, khiến cho việc tư duy, giải quyết vấn đề hay ghi nhớ
lại những chi tiết của “bức tranh” dễ dàng hơn.

Cách để giảng viên xây dựng một giờ học đa giác quan trong giảng dạy
tiếng Anh nhằm hạn chế việc sử dụng tiếng Việt trong lớp học đa trình độ
tiếng Anh là rất cần thiết. Ví dụ, khi giáo viên trình bày một câu tiếng Anh
với một lớp học, trong đó có ngữ pháp, từ vựng và trật tự từ. Giáo viên sẽ hỏi:
"Trật tự từ trong câu này là gì?" bằng tiếng Anh và sinh viên có nhiệm vụ xác
định chủ ngữ, động từ, và tân ngữ trong câu đó. Để làm cho bài học bao gồm
nhiều giác quan, giảng viên cũng có thể đưa một từ trên giấy cho các sinh
viên rồi yêu cầu họ đứng lên và đặt thành câu hoàn chỉnh. Sau đó, sinh viên
có thể thay đổi vị trí của từ để tạo ra một câu mới. Các phần khác nhau của
câu cũng nên được ký hiệu bằng màu sắc, ví dụ: động từ ứng với màu xanh lá
cây và tính từ ứng với màu đỏ. Nhiều hoạt động đa dạng cũng có thể hỗ trợ
việc học, bởi vì một số sinh viên sẽ phản ứng tốt với những từ được ký hiệu
bằng màu và một số khác sẽ tiếp thu bài học tốt khi tiết học được kết hợp với
sự chuyển động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những sinh viên đó sẽ
luôn tiếp thu thông tin tốt bằng sự di chuyển hay bằng thị giác ở những bài
học khác. Vì quá trình học tập còn có thể nhận thông tin bằng thính giác hoặc
xúc giác. Do đó, trong các tiết học, giảng viên có thể thường xuyên sử dụng
linh hoạt cách tiếp cận đa giác quan thì sẽ tránh được sự nhàm chán từ người
và tiết học sẽ trở nên thú vị, phù hợp với tất cả mọi người. Giảng viên nên bắt
đầu bằng những câu tiếng Anh đơn giản, và thường xuyên khuyến khích sinh
viên sử dụng tiếng Anh trong lớp học để trao đổi thông tin. Bên cạnh đó,
giảng viên có thể kết hợp với Công nghệ thông tin như sử dụng giáo án điện
tử, hoặc kết nối Internet để người học kích hoạt tối đa đa giác quan trong giờ
học tiếng Anh.

Với môi trường giảng dạy tiếng Anh đa trình độ, và thời lượng học
tiếng Anh hạn chế theo học phần, giảng viên cần có kỹ năng hiểu và nắm bắt
nhu cầu ngôn ngữ của sinh viên là vô cùng quan trọng. Việc xây dựng các
mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên trở thành một phần tất yếu trong
chương trình học, kể cả giáo viên đó dạy một lớp trong một số tiết tiếng Anh
trong học phần hoặc là toàn bộ học phần tiếng Anh đó. Để thực hiện điều này,
giáo viên cần thực hiện từng bước nhỏ, xem xét cách tiếp cận nào là phù hợp
và khi không thành công trong lần đầu tiên thì có nên thử lại hay không. Giáo
viên nên sẵn sàng xem những lỗi sai của mình hoặc của sinh viên như một
phần của quá trình này để rút ra bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần đưa
ra phản hồi phù hợp cho sinh viên và ngược lại, sinh viên cũng cần biết những
chỗ thiếu sót, những kiến thức, kỹ năng tiếng Anh nào đang cần được cải
thiện để nhận được những hỗ trợ thiết thực từ giáo viên. Có như vậy, mối
quan hệ giữa thầy và trò mới sẽ trở nên tốt hơn.
3.3.2. Tăng cường hoạt động của các câu lạc bộ tiếng Anh nhằm hạn chế
việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh

Kết quả khảo sát của đề tài bộc lộ rằng môi trường học tiếng Anh của
sinh viên bị hạn chế, điều này dẫn đến việc sinh viên không có năng lực tiếng
Anh tốt để sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong quá trình học. Như vậy, vai trò
của tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh là rất cần thiết để sinh viên vượt qua
được năng lực tiếng Anh yếu kém của mình. Xuất phát từ những lý do trên
giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của câu lạc bộ tiếng Anh là điều rất cần
thiết hiện nay. Câu lạc bộ tiếng Anh là cơ hội để các sinh viên có thể rèn
luyện việc sử dụng tiếng Anh trong một môi trường thoải mái, thân thiện, cởi
mở, vừa để học vừa để gặp gỡ, làm quen với các bạn mới. Hiện tại, hoạt động
của các câu lạc bộ tiếng Anh trong trường được dẫn dắt bởi các sinh viên có
năng lực tiếng Anh tốt và hướng đến xây dựng môi trường sử dụng hoàn toàn
bằng tiếng Anh trong các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh này. Đặc điểm
của một câu lạc bộ Anh ngữ thành công đó là lấy các thành viên làm trung
tâm, có nghĩa là câu lạc bộ tiếng Anh phải khuyến khích các thành viên tham
gia sử dụng tiếng Anh trong khi sinh hoạt câu lạc bộ. Các thành viên của câu
lạc bộ tiếng Anh cần phải chia thành từng nhóm nhỏ để dễ dàng thảo luận các
câu hỏi hoặc tham gia hoạt động khác hướng đến việc xây dựng môi trường
Anh ngữ tích cực, nơi mà các thành viên phải tuân thủ quy tắc không sử dụng
tiếng Việt trong khi giao tiếp. Câu lạc bộ tiếng Anh là nơi các thành viên của
câu lạc bộ thể hiện được năng lực sáng tạo của bản thân cùng với tiếng Anh,
như đóng kịch, làm thơ hay kể chuyện sử dụng tiếng Anh. Hoạt động của câu
lạc bộ tiếng Anh mang lại cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh rất có ích và trở
thành một phần quan trọng trong quá trình rèn luyện Anh ngữ cho sinh viên
trong các hoạt động mô phỏng làm việc thực tế sau này. Mong muốn của
người tham gia khảo sát đó là xây dựng một môi trường Anh ngữ năng động,
tích cực, thu hút được sự tham gia của không những chỉ sinh viên mà còn
giảng viên dẫn dắt các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh nhằm hướng tới
hiệu quả cao nhất của việc giao tiếp bằng tiếng Anh và hạn chế việc sử dụng
tiếng Việt trong môi trường đó.

3.3.3. Thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá trong các học phần tiếng Anh
tiếp cận theo hướng chuẩn đầu ra ngoại ngữ nhằm hạn chế việc sử dụng
tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh

Hiện nay phương pháp kiểm tra đánh giá học phần tiếng Anh nghiêng
về việc truyền thụ kiến thức càng nhiều càng tốt thì kiểm tra đánh giá thường
được sử dụng để so sánh kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học với mục
tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt. Giảng viên tham
gia phỏng vấn bán cấu trúc cho rằng cách đánh giá sinh viên hiện nay chủ yếu
thu thập thông tin và kết luận về mức độ sinh viên ghi nhớ và tái hiện các kiến
thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, về mức độ sinh viên thể hiện kỹ năng đọc
hiểu, nghe hiểu, kỹ năng nói và viết, kỹ năng thuyết trình trong một số chủ
điểm nhất định, được quy định trong nội dung giảng dạy của Đề cương môn
học tiếng Anh học phần 1 và học phần 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá chủ
yếu là các bài kiểm tra định kỳ dưới hình thức viết, và thuyết trình nhóm mới
chỉ tập trung vào việc giảng viên đánh giá sinh viên kỹ năng đọc hiểu là
chính, và các kỹ năng còn lại như Nói, Nghe, và Viết. Chính vì vậy việc kiểm
tra, đánh giá chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích, khích lệ sinh viên trong
học tập ngoại ngữ cũng như chưa đánh giá được trình độ tư duy, khả năng
phát triển trí tuệ, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ của sinh
viên. Ngoài ra, sau mỗi bài kiểm tra/kỳ thi, giảng viên thường chỉ quan tâm
đến điểm số của sinh viên để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không
nghĩ rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinh
nghiệm,… đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở sinh
viên, để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Điểm yếu khác trong kiểm tra, đánh
giá hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà không có sự phản hồi cho sinh viên.
Giảng viên chấm bài kiểm tra giữa kỳ, thường chỉ đánh giá điểm chứ chưa
giải thích được rõ cho sinh viên biết cần phải làm gì để đạt được thành tích tốt
hơn về những vấn đề đó. Tóm lại, việc kiểm tra, đánh giá sinh viên trong học
phần tiếng Anh 1 và 2 mới chỉ dừng lại ở việc chú trọng mục tiêu kiến thức,
phương pháp kiểm tra đánh giá chưa được bao quát và toàn diện nên sinh viên
chưa thật chú trọng vào việc sử dụng tiếng Anh trong quá trình học.

Thực tiễn không có sự đồng bộ giữa kiểm tra, đánh giá hết học phần
với lại hình thức thi chuẩn đầu ra theo quy định. Điều này dẫn đến việc sinh
viên không có áp lực trong quá trình học các học phần vì mục tiêu cũng chỉ là
hướng đến việc phát triển từ vựng và kỹ năng đọc hiểu để thi qua môn. Trong
những năm gần đây, mục tiêu giảng dạy tiếng Anh chuyển sang đào tạo và bồi
dưỡng năng lực ngoại ngữ cho sinh viên bởi vậy việc thi, kiểm tra, đánh giá
kết quả học ngoại ngữ đang đổi mới cả nội dung và phương pháp kiểm tra,
đánh giá. Thay vì chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năng mà sinh viên nắm được
trong quá trình học trên lớp, giảng viên còn phải theo dõi và khích lệ quá trình
hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ của sinh viên; kết hợp chặt chẽ kết
quả đánh giá thường xuyên và định kì của giảng viên về sự thay đổi kiến thức,
về kỹ năng, về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Như vậy, giảng viên thu
thập thông tin và đưa ra nhận định về mức độ sinh viên ghi nhớ, tái hiện và
vận dụng các hiểu biết chung, các kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để
hiểu, phân tích, đánh giá và phản biện các nội dung đọc và nghe, tương tác
nói và viết về các chủ điểm tương tự như nội dung giảng dạy thông qua hoạt
động thuyết trình cặp và nhóm bằng tiếng Anh. Phương pháp kiểm tra, đánh
giá cũng đa dạng, từ đánh giá qua bài kiểm tra đến các hình thức đánh giá phi-
kiểm tra như quan sát, hồ sơ học tập. Nhìn chung, kiểm tra, đánh giá năng lực
ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra Bậc 3 theo tiêu chí khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam đòi hỏi giảng viên chuyển trọng tâm từ kiểm tra trí
nhớ máy móc của sinh viên về các kiến thức ngôn ngữ riêng lẻ như ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp hay các kỹ năng độc lập nghe, nói, đọc, viết sang kiểm tra,
đánh giá năng lực giao tiếp, vận dụng các kiến thức ngôn ngữ trong các tình
huống giao tiếp cụ thể trong cuộc sống và công việc. Như vậy, nội dung học
tập ngoại ngữ sẽ có tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn cao hơn
góp phần hạn chế việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học ngoại ngữ.

Nguyên nhân tại sao sinh viên mong muốn sử dụng tiếng Việt trong giờ
học tiếng Anh hiện tại có thể bắt nguồn từ việc chưa nhận thức đúng về vai
trò và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ hiện nay. Để
giải quyết được vấn đề này, nhà quản trị cần xác định rõ đó là nếu mục đích
kiểm tra, đánh giá chỉ là đo lường kiến thức ngoại ngữ sinh viên thu nhận
được thì sử dụng các phương pháp truyền thống như tự luận, trắc nghiệm.
Nếu mục đích kiểm tra, đánh giá là đo lường năng lực, kỹ năng ngoại ngữ của
sinh viên thì sử dụng phương pháp thực hành. Từ đó sẽ giúp thu hẹp khoảng
cách giữa kiến thức sinh viên học được trong quá trình học với thực tiễn. Đổi
mới kiểm tra, đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới
quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra, đánh giá hướng vào đánh giá
quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở
nên tích cực hơn rất nhiều và chất lượng hoạt động học tập tiếng Anh của sinh
viên cũng được nâng cao hơn nữa. Nói một cách khác đó là thông qua kiểm
tra, đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ sẽ giúp giảng viên điều chỉnh hoạt
động giảng dạy và giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập nhằm đạt được
mục tiêu đề ra của học phần tiếng Anh. Như vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá
phải gắn liền với việc đổi mới các mặt hoạt động khác như đổi mới chương
trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ của giảng viên, và
đổi mới phương pháp học ngoại ngữ của sinh viên. Khi người học xác định
được động lực học tiếng Anh sẽ dẫn đến việc người dạy và người học hạn chế
việc sử dụng tiếng Việt trong quá trình dạy và học tiếng Anh./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dương Thị Hồng Thắm (2022). Nâng cao kĩ năng viết tiếng Anh cho sinh
viên khoa tiếng Anh, Trường Đại học Thương Mại. Tạp chí Ngôn ngữ &
Đời sống, 1(321), 76-81.
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/335958/CTv7
5S12022076.pdf
2. Huỳnh Thị Long Hà, Nguyễn Thị Phương Lan, Nguyễn Phạm Thanh Vân,
& Lê Thị Hồng Phương (2019). Nghiên cứu chiến lược đọc hiểu của sinh
viên tiếng Anh không chuyên tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Huế. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa, 3(3).
https://tapchinnvh.huflis.edu.vn/index.php/tckhnnvh/article/view/123
3. Lê Thị Hoài Thanh (2020). Chuyển di tiêu cực ở cấp độ hình thái học
trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên trường Cao Đẳng Sư phạm
Trung ương Nha Trang. Trong “Hội thảo khoa học quốc gia (UNC):
Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt
Nam”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 478-86.
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/142927
4. Mai Lan. (2023). Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng viết tiếng Anh của
sinh viên không chuyên tiếng Anh tại một trường Đại học của Việt Nam.
Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, 72, 106–123.
https://doi.org/10.56844/tckhnn.72.204
5. Nguyễn Ngân Hà (2021). Cải thiện Năng lực viết bài luận tiếng Anh của
sinh viên thông qua hướng tiếp cận dựa trên tiến trình. Tạp chí Nghiên
cứu nước ngoài 37(5), 45-65.
https://js.vnu.edu.vn/FS/article/view/4671/4251
6. Nguyễn Xuân Hiền (2022). Phương pháp lồng tiếng phim trong dạy phát
âm tiếng Anh.
https://cse.huflit.edu.vn/cse_files/userfiles/files/HNCapKhoa/GPCNTTV
UDCNLan3/PPLTPTDPATA-NXH-156-163.pdf
7. Nguyễn Thị Vân (2021). Phát triển năng lực tự học môn tiếng Anh của
sinh viên Đại học Văn Lang: Thực trạng và Giải pháp. Tạp chí Công
thương, 13, 166 - 171.
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/332337/CV
v146S132021166.pdf
8. Phạm Thị Diệu Linh, Đỗ Thị Thanh Hà, & Nguyễn Hồng Mến (2022).
Phân tích thực trạng dạy và học ngoại ngữ trong thời đại 4.0 tại học viện
chính sách và phát triển và đề xuất một số khuyến nghị. Đặc san Nghiên
cứu Chính sách và Phát triển, 2, 31-39.
http://apd.edu.vn/documents/20884/0/031-039.pdf/7eb1a6a5-55fe-92c6-
2a45-60896e82f222?t=1659584113744
9. Phạm Thị Nguyệt Minh (2023). Dạy học ngoại ngữ trước yêu cầu của
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/bai-bao-khoa-hoc/day-hoc-
ngoai-ngu-truoc-yeu-cau-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html
10. Phạm Trần Thùy Anh (2020). Chiến lược học kỹ năng nói môn tiếng Anh
của sinh viên không chuyên (A1) Đại học Huế. Tạp chí Khoa học Ngôn
ngữ và Văn hóa, 3(4).
https://tapchinnvh.huflis.edu.vn/index.php/tckhnnvh/article/view/185
11. Trần Thị Thu Hiền & Trần Thanh Phương (2018). Sử dụng các chiến lược
đọc hiểu nhằm nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong môn tiếng Anh cho sinh
viên tại học viện nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, 428, 61-65.
https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/download/?
download=1&catid=328&id=5874.
12. Tăng Thị Hồng Minh (2017). Nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh thông qua
các bộ phim có phụ đề. http://ftf.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-
cao-ki-nang-nghe-tieng-anh-thong-qua-cac-bo-phim-co-phu-de-58.html
13. Trương Trần Minh Nhật (2018). Thực trạng kĩ năng nói tiếng Anh và đề
xuất một số hoạt động tự rèn luyện nói tiếng Anh ngoài lớp học cho sinh
viên chuyên ngành kĩ thuật Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, 435, 54-59.
https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/download/?
download=1&catid=343&id=6188.
14. Vũ Văn Tuấn (2022). Chuyển đổi số trong việc dạy và học tại Trường Đại
học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào (SJTTU), 8(1), 174-182.
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/733

Tiếng Anh
Benati, A. (2018). Grammar-Translation Method. In The TESOL
Encyclopedia of English Language Teaching (eds J.I. Liontas, T.
International Association and M. DelliCarpini).
https://doi.org/10.1002/9781118784235.eelt0153
Bui, P. H., & Nguyen, T. T. A. (2014). The Use of Vietnamese in English
Language Classes - Benefits and Drawbacks. International Journal on
Studies in English Language and Literature (IJSELL), 2(12), 24-26.
https://www.arcjournals.org/pdfs/ijsell/v2-i12/4.pdf
Bui, T. K. G., & Vu, V. T. (2018). The Utilization of the Internet Resources
for Enhancing the Self-Study of Vietnamese Students in Improving their
English Competence. The Turkish Online of Design, Art, and
Communication - TOJDC. Special Edition, 186-197.
https://doi.org/10.7456/1080MSE/023
Celce-Murcia, M. (2001). Teaching English as a Second or foreign
Language. 3rd Edition, Heinle & Heinle Publisher, Boston.
Djauhar, R. (2021). The Grammar-Translation Method, The Direct Method,
and The Audio-Lingual Method. Langua – Journal of Linguistics,
Literature, and Language Education, 4(1), 84 - 88.
https://jurnal.stkipkieraha.ac.id/index.php/langua/article/view/139/91
Kieu, H. K. A. (2010). Use of Vietnamese in English Language Teaching in
Vietnam: Attitudes of Vietnamese University Teachers. Journal of
English Language Teaching, 3(2), 119-128.
https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1081650.pdf
Milawati (2019). Grammar Translation Method: Current Practice in EFL
Context. Indonesian Journal of English Language Teaching and Applied
Linguistics, 4(1), 187 – 196.
Montrul, S. (2014). Interlanguage, transfer and fossilization. In Z. Han & E.
Tarone (Eds.), Interlanguage. Forty years later. Studies in Second
Language Acquisition (pp. 75-104). Amsterdam, the Netherlands:
Benjamins. https://doi.org/10.1075/lllt.39.06ch4
Linh, P. (2022). The Effects of Translation as a Pedagogical Tool in Teaching
Non-English Majored Students. VNU Journal of Science: Education
Research, 38(4). https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4617
Skehan, P. (2008). Interlanguage and Language Transfer. In B. Spolsky & F.
M. Hult (Eds.), The Handbook of Educational Linguistics (pp. 411-423).
Blackwell Publishing Ltd. https://doi.org/10.1002/9780470694138.ch29
Tran, V. P., & Dang, N. (2021). The Use of Vietnamese in Learning English
as a Second Language. Tan Trao University Review, 2(1), 55-59.
https://doi.org/10.53901/xndj7au548u
Uong, T. H., & Vu, V. T. (2023). Strategies for developing English speaking
skills of first-year English major students at a higher education
institution. Scientific Journal of Tan Trao University, 9(1), 94-105.
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/873
Vu, V. T. (2021). Comparison of Vietnamese Teachers’ and Learners’
Perceptions of Autonomous Language Learning. Journal of
Contemporary Educational Research 72(3), 174-194.
https://www.sodobna-pedagogika.net/en/articles/03-2021_comparison-
of-vietnamese-teachers-and-learners-perceptions-of-autonomous-
language-learning/
Vu, V. T. (2023). Some measures to improve vocabulary learning strategies
for non-English major students. Scientific journal of Tan Trao
university, 8(4), 53-62. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/774

You might also like