You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM 2023

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN I


BÀI THI MÔN 3: Môn Hóa học
(Đề thi gồm có: 3 trang) (Dành cho thí sinh thi vào chuyên Hóa học)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh: ………………………………………..
Số báo danh: ………………………………………..........

Câu 1: (2 điểm)
1.
a. Trong công nghiệp, xút (natri hiđroxit), khí clo, nước Gia-ven và axit clohiđric đều được sản
xuất từ muối ăn (natri clorua). Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình sản xuất
này.
b. Một trong những ứng dụng của clo trong đời sống là khử trùng nước sinh hoạt tại các nhà máy
xử lý và cấp nước. Hãy giải thích vì sao nước clo có tính khử trùng và vì sao trong quá trình khử
trùng, người ta phải cho một lượng clo dư vào nước sinh hoạt mặc dù clo là một khí rất độc.
c. Một trong những ứng dụng quan trọng của axit clohiđric là dùng để loại bỏ gỉ trên sắt thép trước
khi đem cán, mạ điện…Ở kĩ thuật này, người ta ngâm sắt thép trong dung dịch axit clohiđric nồng
độ khoảng 18%. Thành phần chính của gỉ sắt gồm Fe(OH)2, Fe2O3.nH2O. Viết phương trình của
các phản ứng diễn ra trong quá trình trên.
d. Các phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ nhanh, tốc độ chậm khác nhau. Nhiệt độ càng cao, tốc
độ phản ứng càng lớn. Thực nghiệm cho thấy, với đa số các phản ứng khi tăng nhiệt độ lên 10 ℃
thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nhiệt độ được biểu
diễn qua biểu thức Van’t Hoff:
v2 T2 T1
= γ( 10 )
v1
(Trong đó, v1 và v2 là tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T1 và T2; 𝛾 là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff
(thông thường γ = 2 ÷ 4))
Để hòa tan hết một lá nhôm trong dung dịch axit dư ở nhiệt độ 25 oC cần thời gian là 36 phút. Nếu
thực hiện ở 45 oC thì cần 4 phút. Hỏi nếu thực hiện phản ứng ở 55 oC thì sau bao lâu lá nhôm còn
lại 12,5% so với lượng ban đầu?
2.
a. Cho các phản ứng sau:
o
BaCO3 
t
 A1 + B1
o
Fe(OH)3 
t
 A2 + B 2
o
CuO + H2 
t
 A3 + B2
to
A2 + CO 
 C1 + B1
o
Al + A2  t
 A4 + C1
Tìm công thức của A1, A2, A3, A4, B1, B2, C1
b. Hỗn hợp X gồm (A1, A2, A3, A4). Hòa tan X trong lượng nước dư thu được dung dịch Y và
phần rắn không tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần và còn lại chất
rắn T. Cho T vào dung dịch H2SO4 loãng thấy T tan hết và thu được dung dịch E. Cho E vào dung
dịch KMnO4 thấy dung dịch này mất màu. Tiếp tục sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, phản ứng
tạo ra kết tủa và phần dung dịch G. Đun nóng dung dịch G lại thấy xuất hiện kết tủa xuất hiện.
Hãy cho biết thành phần của Y, Z, T, E, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Trang 1/3
Câu 2: (2 điểm)
1. Đặt hai cốc thủy tinh có khối lượng bằng nhau trên hai đĩa cân của một chiếc cân thăng bằng.
Rót vào hai cốc dung dịch HCl loãng với lượng bằng nhau, cân ở vị trí thăng bằng. Cho 3,12 gam
mẫu Mg vào cốc thứ nhất và 5,28 gam một muối cacbonat trung hòa vào cốc thứ hai. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn (HCl lấy dư) thấy cân vẫn trở lại vị trí thăng bằng. Xác định công thức
của muối cacbonat.
2. Trong bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 (chất xúc tác thích hợp),
áp suất trong bình là p atm. Nung nóng bình lên 450 oC để thực hiện phản ứng tổng hợp SO3. Sau
phản ứng đưa hỗn hợp về nhiệt độ ban đầu thì thu được hỗn hợp khí và hơi Y (tỉ khối của Y so
40
với khí heli là ), áp suất trong bình lúc này là 0,84p atm. Hấp thụ Y vào dung dịch Ba(OH) 2 dư
3
thấy thu được 45,96 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp SO 3.
Câu 3: (2 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm FeCO3 và một oxit sắt. Chia X thành hai phần:
- Phần 1: Cho tác dụng với 50 gam dung dịch HCl vừa đủ thu được 896 ml khí (đktc) và dung
dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 tạo thành 40,92 gam kết tủa Z.
- Phần 2: Có khối lượng 13,92 gam được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi
thu được một oxit sắt duy nhất và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 150 ml dung dịch hỗn
hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,25M; kết thúc phản ứng thu được 5,91 gam kết tủa. Các phản ứng
xảy ra hoàn toàn.
a. Xác định công thức của oxit sắt trong X.
b. Tính C% của các chất trong dung dịch Y.
2. Khí gas chứa chủ yếu thành phần chính là propan (C3H8), butan (C4H10) và một số thành phần
khác. Để tạo mùi cho gas nhà sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng như metanthiol
(CH3SH), có mùi giống tỏi, hành tây. Trong thành phần khí gas, tỉ lệ hoà trộn phổ biến theo thể
tích của propan : butan theo thứ tự là 30 : 70 đến 50 : 50.
a. Em hãy cho biết mục đích việc pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng vào khí gas là gì?
b. Có một bình gas 12 kg. Giả sử trong bình gas đó chỉ chứa propan, butan (thành phần khác
không đáng kể). Một hộ gia đình cần 5992,94 kJ nhiệt mỗi ngày, sau 60 ngày sẽ sử dụng hết bình
gas trên với hiệu suất hấp thụ nhiệt là 60%. Biết nếu một mol C 3H8 cháy sẽ tỏa ra 2220 kJ, một
mol C4H10 cháy sẽ tỏa ra 2874 kJ. Hãy tính phần trăm về thể tích của propan và butan trong bình
gas nói trên.
Câu 4: (2 điểm)
1. Cho sơ đồ sau:

Biết G có công thức phân tử: C2H4O2, E có chứa (C, H, Cl) và %m(Cl) = 55,04%. X, Y, Z là các
hidrocacbon.
a. Hãy tìm công thức cấu tạo của X, Y, Z, T, E, G, H, K.
b. Viết phương trình phản ứng trong sơ đồ trên và phản ứng của K với NaOH.
2. Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hidrocacbon A. Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng
nước vôi trong dư thì khối lượng bình 1 tăng 3,6m gam và bình 2 thu được 20m gam kết tủa.
- Cho toàn bộ phần 2 qua bình chứa dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xong, khối lượng bình
chứa dung dịch brom tăng lên 0,82 gam và thấy có khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí
thoát khỏi bình chứa dung dịch brom, thu được 1,32 gam CO 2 và 0,72 gam H2O.
a. Xác định hidrocacbon A và tính phần trăm theo thể tích các chất trong X.
Trang 2/3
b. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách các chất ra khỏi hỗn hợp X.
Câu 5: (2 điểm)
1. Phản ứng tráng gương là một phản ứng hóa học đặc trưng của các chất có chứa nhóm CH=O
với dung dịch AgNO3/NH3. Phản ứng tạo thành kim loại bạc chính vì thế, phản ứng này có tên
gọi khác là phản ứng tráng bạc. Phương trình phản ứng như sau:

a. Hãy viết phương trình phản ứng của các hợp chất sau: CH3CHO, HCOONH4, HCOOCH3,
glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3.
b. Một tấm kính hình chữ nhật chiều dài 2,4 m, chiều rộng 2,0 m được tráng lên một mặt bởi lớp
bạc có bề dày là 0,1m. Để tráng bạc lên 100 tấm kính trên người ta phải dùng V lít dung dịch
glucozơ 1 M. Biết hiệu suất tráng bạc tính theo glucozơ là 80%, khối lượng riêng của bạc là 10,49
g/cm3, 1m = 10-6 m. Tìm giá trị của V?
2. Cho E (C4H8O4) và F(C3H6O2) là hai chất hữu cơ mạch hở. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản
ứng sau:
(1) E + 2NaOH   X+Y+Z
(2) F + NaOH 
 X+Z
(3) X + HCl 
 T + NaCl
(4) Y + HCl 
 V + NaCl
a. Biết X, Y, Z, T, V là các chất hữu cơ. T có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tìm công
thức cấu tạo của E, F và viết các phản ứng xảy ra.
b. Đun nóng V với H2SO4 đặc, thu được chất chất G có công thức phân tử là C4H4O4. G không
tác dụng với Na, cũng không tác dụng với NaHCO3. Tìm công thức cấu tạo của G và viết phương
trình phản ứng.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na
= 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; Zn = 65; Fe=56; Mg = 24, Ca = 40; Ba = 137; Cu = 64; K =
39; S = 32; Cl = 35,5; Mn = 55; Rb = 85; Ag = 108.

-- Hết --
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 3/3

You might also like