You are on page 1of 54

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ

BÁO CÁO
THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
Đơn vị thực tập
Công Ty TNHH Cơ Khí Chính Xác SÀI GÒN SEIKI
Địa chỉ: 01-L1, KDC Vĩnh Phú 2, P. Vĩnh Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
GVHD: Ths. NGUYỄN TRUNG DŨNG

TT Sinh viên thực hiện MSSV Lớp Khoa

1 Trần Khải Quân 19001295 DHCK15B CN Cơ khí

2 Nguyễn Văn Thịnh 19479701 DHCK15A CN Cơ khí

3 Huỳnh Anh Tú 19440481 DHCK15A CN Cơ khí

TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 8 Năm 2023


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ


CHÍNH XÁC SÀI GÒN SEIKI ......................................................................................... 3
1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................................. 3
2. CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ.............................................................................. 4
3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ .................................................................................... 12
4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XƯỞNG ....................................................................................... 13

PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP ................................................................................ 14


1. QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY ....................................................................................... 14
3. QUY ĐỊNH KIỂM TRA VÀ LÀM NGUỘI .................................................................. 16
4. KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM VẬN HÀNH MÁY Ở CÔNG TY CƠ KHÍ CHÍNH
XÁC SÀI GÒN SEKKI .................................................................................................... 18
4.1 Máy phay 3 trục Moriseiki M300-L ................................................................. 18
4.2 Máy phay CNC Okuma How MILLAC−415V ................................................ 19
4.3 Máy phay Makino V55 ....................................................................................... 21
4.4 Máy phay 5 trục Makino V55-5XA .................................................................. 23
4.7 Máy phay Brother Speedio S500X2 .................................................................. 29
5. CÔNG TY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SAIGON SEKKI CHUYÊN GIA CÔNG NHỮNG
SẢN PHẨM CƠ KHÍ CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC CAO .......................................................... 31

PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP ................... 35
1. NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH MÁY CNC VÀ AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY.
35
1.1 NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH MÁY PHÁY. .................................................... 35
1.2 AN TOÀN LAO ĐỘNG. .................................................................................. 35
2. KẾ HOẠCH BẢO TRÌ MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY SAIGON
SEKKI ............................................................................................................................ 36
2.1 Hàng ngày ............................................................................................................ 36
2.2 Hằng tuần ............................................................................................................ 36
2.3 Hàng tháng .......................................................................................................... 36
2.4 Hàng năm ............................................................................................................ 37
2.5 Kết quả cần đạt được sau mỗi quá trình bảo dưỡng máy CNC ............................... 38

PHẦN IV: QUY TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO .......................................................... 39


Bước 1: Đọc và phân tích bản vẽ ................................................................................... 39
Bước 2: Chuẩn bị phôi ................................................................................................... 40
Bước 3: Gá, định vị khuôn vào máy phay CNC ............................................................. 40
Bước 4: Làm sạch và tháo khuôn ................................................................................... 41
Bước 5: Kiểm tra làm nguội và đóng gói ....................................................................... 41

PHẦN V: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐỐI
VỚI CÔNG TY ................................................................................................................. 43
1. AN TOÀN LAO ĐỘNG. .............................................................................................. 43
1.1 MỘT SỐ QUY ĐỊNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 43
KHI VÀO XƯỞNG .................................................................................................. 43
2. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY. ................................................................................... 45
2.1 NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY. ...................................................... 45
2.2 PHÂN LOẠI BÌNH CHỮA CHÁY: .................................................................. 46

MỤC LỤC ẢNH


Hinh 1. 1 Hình ảnh tại WED công ty ................................................................................... 3
Hinh 1. 2 Địa chỉ xưởng công ty .......................................................................................... 3
Hình 1. 3 Quá trình taro lỗ.................................................................................................... 5
Hình 1. 4 Quá trình nắn lại phôi sau khi gia công ................................................................ 5
Hình 1. 5 Máy kiểm tra kích thước bằng quang học ............................................................ 6
Hình 1. 6 Hiểm tra vị trí lỗ bằng qc ...................................................................................... 6
Hình 1. 7 Dụng cụ đo lỗ trong .............................................................................................. 7
Hình 1. 8 Dụng cụ kiểm tra kích thước ................................................................................ 7
Hình 1. 9 Dụng cụ đo lỗ và kích thước ngoài....................................................................... 8
Hình 1. 10 Hộp đựng dao và khung đựng đầu PT ................................................................ 8
Hình 1. 11 Nơi tháo lắp dao................................................................................................. 9
Hình 1. 12 Dụng cụ để ra vào dao cắt gọt ............................................................................ 9
Hình 1. 13 Mâm cặp và dụng cụ set dao ............................................................................ 10
Hình 1. 14 Dụng cụ setup dao cụ ....................................................................................... 10
Hình 1. 15 Quá trình chạy phôi trên máy ........................................................................... 11
Hình 1. 16 Quá trình chạy dao trên máy ............................................................................ 11
Hình 1. 17 Sơ đồ bố trí nhân sự .......................................................................................... 12
Hình 1. 18 Cách bố trí máy của công ty ............................................................................. 13
Hình 2. 1 Nội quy công ty .................................................................................................. 14
Hình 2. 2 Bản vẽ tiêu chuẩn ............................................................................................... 15
Hình 2. 3 Cách bố trí bản vẽ ............................................................................................... 15
Hình 2. 4 Dấu mộc check bản vẽ ........................................................................................ 16
hình 0.1 ............................................................................................................................... 17
Hình 2. 5 Quy định kiểm tra chất lượng ............................................................................. 17
Hình 2. 6 Máy MORISEIKI M300-L ................................................................................. 18
Hình 2. 7 Máy OKUMA HOWA MILLAC-415V ............................................................. 19
Hình 2. 8 Bên trong và thông số kỹ thuật của máy okuma ................................................ 20
Hình 2. 9 Máy MAKINO V55............................................................................................ 21
Hình 2. 10 Bảng điều khiển và trục chính V55 ............................................................... 22
Hình 2. 11 Máy MAKIN0 V55 5XA 5 trục ........................................................................ 23
Hình 2. 12 Bên trong và bảng điều khiển ........................................................................... 24
Hình 2. 13 Máy MATSURA RA- IF .................................................................................. 25
Hình 2. 14 Bảng điều khiển và trục chính máy matsura RA- IF ........................................ 26
Hình 2. 15 Máy TAIKAN T-V856S ................................................................................... 27
Hình 2. 16 Bảng điều khiển và trục chính .......................................................................... 28
Hình 2. 17 Máy BROTHER S500X2 ................................................................................. 29
Hình 2. 18 Bảng điều khiển ................................................................................................ 30
Hình 2. 19 Sản phẩm sau quá trình tiện và được CNC các lỗ ............................................ 31
Hình 2. 20 Sản phẩm lắp ghép cần độ chính sát cao .......................................................... 31
Hình 2. 21 Sản phẩm được làm nguội và anox đen ............................................................ 32
Hình 2. 22 Sản phẩm được chạy trên máy 5 trục Makino V55 5XA ................................. 32
Hình 2. 23 Sản phẩm cơ khí chính sát được chạy trên máy Taikan T-V856S .................... 33
Hình 2. 24 Sản phẩm có độ bóng bề mặt cao ..................................................................... 33
Hình 2. 25 Sản phẩm chạy trên máy Taikan T-V856S ....................................................... 34
Hinh 3. 1 Dầu tưới nguội .................................................................................................... 37
Hình 3. 2 Bộ phận lọc dầu bị hỏng ..................................................................................... 37
Hình 5. 1 Bình chữa cháy ................................................................................................... 46
hình 5. 2 Bình chữa cháy .................................................................................................... 47
Nhận xét của giảng viên
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang năm 2023 thế giới trải qua nhiều biến động xảy ra như thiên tai, dịch
bệnh. Hầu như mọi điều đang diễn ra một cách chậm lại. Song thế giới vẫn đang phát
triển theo đúng quỹ đạo của nó. Ngành Công nghệ Cơ khí cũng không ngoại lệ, với các
mục tiêu được đặt ra trong thời đại 4.0 ngành Công nghệ Cơ khí đã đạt được các thành
tựu quan trọng. Thách thức mới đồng thời cũng là động lực mới cho ngành công nghiệp
nói chung và ngành Công nghệ Cơ khí thế giới nói riêng nên đã thúc đẩy sự phát triển
trên chính sự khó khăn đó.
Việt Nam là một đất nước trên đà phát triển vì thế ngành Công nghiệp nói chung
và ngành Công nghệ Cơ khí nói riêng là một trong các ngành mũi nhọn phát triển kinh tế.
Những khó khăn mà thế giới đang gặp phải đó chính là thời cơ để Việt Nam đuổi kịp
bước tiến của các nước phát triển hơn, ngành Công nghệ Cơ khí là một trong những
ngành dẫn đầu.
Đảng và Nhà nước đã và đang có những đường lối đúng đắn nhằm phát triển nền
kinh tế đất nước cũng như các ngành kỹ thuật, những bước nhảy vọt trong lĩnh vực tự
động hóa, những bước tiến lớn trong ngành kỹ thuật Cơ khí, những thành tựu đạt được đó
không thể không kể đến sự đồng hành các ngành công nghệ Cơ khí cà Cơ khí Chế tạo.
Mục tiêu của việc thực tập doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng
những kiến thức mà mình đã được học trên giảng đường vào công việc cụ thể. Để từ đó
có thể nắm được các phương pháp thiết kế, xây dựng, cách thức quản lý và tổ chức một
quá trình sản xuất cụ thể phù hợp với qui mô công ty xí nghiệp
Thực tập doanh nghiệp được xem như là một môn học cụ thể đối với sinh viên
chuẩn bị ra trường. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết nhóm em
xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Cơ Khí Trường Đại Học Công
Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là Thầy “Nguyễn Trung Dũng” đã giảng dạy và trang bị
cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập.
Bên cạnh đó, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các cán bộ công
nhân viên Công ty TNHH Cơ Khí Chính Xác SÀI GÒN SEIKI đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập, do chưa có kinh nghiệm nên chúng em có thể
có những sai sót. Nhóm mong quý giảng viên, quý doanh nghiệp góp ý để giúp nhóm
hoàn thành và đạt kết quả tốt.

1
LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực tập không dài và con nhiều thứ về ngành nghề chúng em cần phải
trao dồi về kĩ năng cũng như về kinh nghiệm. Em mong rằng nhà trường sẽ thường xuyên
tổ chức các đợt thực tập cho các em sinh viên khóa sau qua đó góp phần giúp các em làm
quan với sản xuất cơ khí, có cái nhìn tổng quát về ngành nghề.
Ngoài ra, em cũng mong rằng nhà trường thường xuyên liên hệ với các công ty,
đặc biệt là các công ty đúng chuyên ngành cơ khí như Công ty TNHH Cơ khí chính xác
Sài Gòn Sekki để chúng em có thêm môi trường để học tập, nâng cao tay nghề, tích lũy
được nhiều kinh nghiệm và làm quen với công việc trước khi ra trường.
Với bối cảnh đất nước ngày càng phát triển,nhiều doanh nghiệp, cơ sở được hình
thành rất nhiều, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp đòi hỏi tự mỗi doanh nghiệp
phải biết tự hoàn thiện mình, tạo chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Cơ khí chính xác Sài Gòn
Sekki tuy không dài bằng những doanh nghiệp lớn. Nhưng cũng đủ cho thấy sự phát triển
của ngành công nghiệp nước nhà đang có sự tiến lên từng ngày
Lời cuối, em xin chân thành cảm ơn quý công ty Sài Gòn Sekki đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập tại công ty, cũng như cán bộ
công nhân viên đã tận tình chỉ bảo cho chúng em trong công việc. Em cũng xin cảm ơn
các thầy cô giáo trong Khoa Công Nghệ Cơ Khí đã giảng dạy và trang bị cho em những
kiến thức cơ bản. Đặc biệt là Thầy Nguyễn Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn chúng em
trong suốt quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn !

2
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SÀI GÒN SEIKI
1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty Cơ khí chính xác Sài Gòn Sekki có địa chỉ: 01-L1, KDC Vĩnh Phú 2, P. Vĩnh
Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Đại diện pháp luật: Bùi Công Tuấn
Mã số thuế: 0315882891-001
Ngày hoạt động: 18/06/2020 (đã hoạt động được 3 năm)

Hinh 1. 1 Hình ảnh tại WED công ty

Hinh 1. 2 Địa chỉ xưởng công ty

3
+ Với gần 12 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực gia công cơ khí tại Nhật Bản,
bằng niềm đam mê, nhiệt huyết với ngành gia công cơ khí , công ty TNHH Cơ Khí
Chính Xác SÀI GÒN SEIKI được thành lập. Từ những kinh nghiệm, kỹ năng được học
hỏi, trau dồi trong suốt quá trình làm việc tại Nhật, chúng tôi lấy tiêu chí chất lượng
của sản phẩm mang thương hiệu MADE IN JAPAN (đã được thế giới tin dùng) - làm tiêu
chí chất lượng cho những sản phẩm MADE IN VIỆT NAM của mình. Mục tiêu là một
trong những công ty đáng tin cậy về chất lượng, dịch vụ về lĩnh vực gia công cơ khí tại
Việt Nam.
+ SÀI GÒN SEIKI chuyên gia công CNC - cung cấp các linh kiện cơ khí chính xác chất
lượng cao với ngoại quan đẹp theo bản vẽ, yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi đáp ứng
chính xác yêu cầu của khách hàng đến từng vấn đề nhỏ như yêu cầu vát C đến các sản
phẩm có dung sai khó, và hình dạng phức tạp bằng việc đầu tư máy móc theo hướng đa
dạng và hiện đại hóa: 3 trục, 4 trục, 3+2 trục, 5 trục đồng thời...
+ SÀI GÒN SEIKI không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, đầu tư máy móc, thiết bị
hiện đại để không ngừng nâng cao năng suất, mang những sản phẩm chất lượng tốt nhất
đến với quý khách. Chúng tôi nổ lực để phát triển từng ngày và đáp ứng nhiều hơn sự tín
nhiệm của khách hàng.
2. CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Sài Gòn Sekki là một công ty mô hình đang phát triển với với 9 công nhân viên. Mặc dù
mô hình đơn giản nhưng vẫn đầy đủ quy trình và trình độ để tạo nên những sản phẩm chất
lượng nhất đến tay khách hàng.
+ Bộ phận lập trình:
Đây là nơi sẽ kiểm tra bản vẽ, thông số trên bản vẽ mà khách hàng cung cấp. Từ đó lập
quy trình gia công cho sản phẩm. Sau khi quy trình gia công được lập ra thì tiến hành lập
trình trên phần mền (chọn dao, chiến lượt chạy dao sao cho phù hợp, chọn chế độ cắt, lực
cắt, …). Hiện tại công ty đang sử dụng phần mềm MasterCam 2018.
+ Bộ phận gia công: sau khi tiếp nhận phôi, bản vẽ và yêu cầu từ phòng kỹ thuật nhân
viên đứng máy phải chuẩn bị dao cụ theo danh sách dao mà người lập trình đưa ra. Quá
trình chuẩn bị phải kỹ lưỡng và mất thời gian do dộ chính xác cao của chi tiết. Khi đã
chuẩn bị xong nhân viên đứng máy lấy chương trình và trao đổi những gì cần thiết đối với
người lập trình và tiến hành setup chạy sản phẩm.
+ Bộ phận đo lường kiểm tra chất lượng: Nơi đây là nơi kiểm tra chất lượng sản phẩm
xem có đạt yêu cầu về kích thước, dung sai, độ song song, độ vuông góc, độ đồng tâm và
các yêu cầu từ bản vẽ đặt ra.

4
+ Bộ phận làm nguội.
Làm nguội lại các góc cạnh, bề mặt và lỗ theo yêu cầu khách hàng, đóng gói sản phẩm.
Một số hình ảnh làm nguội tại công ty:

Hình 1. 1 Quá trình taro lỗ

Hình 1. 2 Quá trình nắn lại phôi sau khi gia công

5
Một số máy phòng đo lường sử dụng:

Hình 1. 3 Máy kiểm tra kích thước bằng quang học

Hình 1. 4 Hiểm tra vị trí lỗ bằng qc

6
Hình 1. 5 Dụng cụ đo lỗ trong

Hình 1. 6 Dụng cụ kiểm tra kích thước

7
Hình 1. 7 Dụng cụ đo lỗ và kích thước ngoài

Một số dụng để tháo lắp và sử dụng dao cụ:

Hình 1. 8 Hộp đựng dao và khung đựng đầu PT

8
Hình 1. 9 Nơi tháo lắp dao

Hình 1. 10 Dụng cụ để ra vào dao cắt gọt

9
Hình 1. 11 Mâm cặp và dụng cụ set dao

Hình 1. 12 Dụng cụ setup dao cụ


10
Hình 1. 13 Quá trình chạy phôi trên máy

Hình 1. 14 Quá trình chạy dao trên máy


11
3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Hình 1. 15 Sơ đồ bố trí nhân sự

12
4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XƯỞNG

Hình 1. 16 Cách bố trí máy của công ty

13
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
1. QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như an toàn lao động và một môi trường làm việc
lành mạnh. Công ty cơ khí chính xác Sài Gòn Sekki cũng có những quy định chung.
Những quy định này được thống nhất và ban phát cho tất cả những thành viên trong
xưởng cùng thực hiện.

Hình 2. 1 Nội quy công ty

14
2. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BẢN VẼ TẠI CÔNG TY.
- Tại công ty cơ khí chính xác Sài Gòn Sekki, tất cả giao tiếp chung giữa các bộ phận với
nhau là bản vẽ. Các bản vẽ điều theo tiêu chuẩn JIS (Japan Industrial Standard)- Tiêu
chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Đây là bộ các tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể được sử dụng
trong các hoạt động công nghiệp của Nhật Bản. Quy trình tiêu chuẩn hóa được thiết lập
bởi Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản và được ban hành thông qua Liên đoàn tiêu
chuẩn Nhật Bản.
Bản vẽ được áp dụng ti êu chuẩn JIS B (tiêu chuẩn Nhật Bản trong ngành cơ khí).

Hình 2. 2 Bản vẽ tiêu chuẩn

15
Hình 2. 3 Cách bố trí bản vẽ
Hình 2. 4 Dấu mộc check bản vẽ
+ DẤU MỘC
Đây là dấu mộc công nhận chi tiết là chính thức. Thời gian đóng mộc là thời gian
bắt đầu vòng quản lí của chi tiết, kể từ đây chi tiết chính thức được đưa vào chuỗi nguyên
công. Nếu bất kỳ một chi tiết được gia công theo bản vẽ không có dấu mộc này đều xem
là phế phẩm. Trong trường hợp chi tiết có số lượng quá nhiều phải gia công nhiều máy
một lúc hoặc nhiều phân xưởng, bản vẽ có thể không có mộc và sao ra nhiều bản nhưng
phải có xác nhận của cấp trên thì mới được gia công.
3. QUY ĐỊNH KIỂM TRA VÀ LÀM NGUỘI
Nhằm kiểm soát được sản phẩm đang sản xuất và đảm bảo chất lượng đến tay
khách hàng. Những quy định kiểm tra luôn được thực hiện theo đúng quy trình. Về phạm
vi đo kiểm cũng như kiểm tra công đoạn và xuất hàng luôn được làm chính xác và tỷ mỉ.
Luôn có sự kết nối giữa các bộ phận với nhau trong công ty.
Đóng gói là bước cuối cùng trước khi sản phẩm được gửi đến tay khách hàng.
Bảng Quy Định Kiểm Tra được dán nhiều nơi trong xưởng để nhân viên luôn theo dõi và
chấp hành nghiêm chỉnh.

16
2. 5 Quy định kiểm tra chất lượng
hình 0.1
Hình

17
4. KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM VẬN HÀNH MÁY Ở CÔNG TY CƠ KHÍ
CHÍNH XÁC SÀI GÒN SEKKI
4.1 Máy phay 3 trục Moriseiki M300-L

Hình 2. 6 Máy MORISEIKI M300-L


 Thông số kĩ thuật của máy
1. Tên máy: Moriseiki M300-L
2. Số serial: 1075-6931
3. Năm sản suất: 1991
4. Vòng quay: 6000 vòng / phút
5. Sử dụng đầu BT: BT40
6. Số đầu BT: 30 đầu BT
7. Xét dao: Thủ công
8. Kích thước bàn máy: X= 1600 mm. Y= 500 mm.Z= 470 mm
*Nhận xét chung:
- Trung tâm gia công máy Moriseiki M300-L là máy lớn nhất với độ cứng cao, khả năng
cắt nặng và khả năng vận hành cao. Cấu trúc cột cơ sở mạnh mẽ có các xương sườn được
đặt tối ưu để chống lại sự va chạm và xoắn trong quá trình cắt nặng. Cách hộp truyền
thống được sử dụng cho tất cả các trục để cho độ chính xác và độ cứng cao trong thời gian
18
dài. Với việc sử dụng đầu bánh răng tốc độ thay đổi và vòng bi trục chính đường kính lớn,
máy này có thể thực hiện cắt nặng và gia công nhanh với mô-men xoắn lớn từ tốc độ thấp
đến cao. Bàn và hành trình rộng rãi được thiết kế để chịu được tải trọng lớn rất phù hợp
để gia công các phôi lớn, nặng.
4.2 Máy phay CNC Okuma How MILLAC−415V

Hình 2. 7 Máy OKUMA HOWA MILLAC-415V

 Thông số kĩ thuật của máy


1. Tên máy: Okuma Howa MILLAC−415V
2. Số serial: M-415V
3. Năm sản suất: 2000
4. Vòng quay: 8000 vòng / phút
5. Sử dụng đầu BT: BT40
19
6. Số đầu BT: 16 đầu BT
7. Xét dao: Thủ công
8. Hành trình X-Y-Z (mm): 560-410×-410
Một số hình ảnh máy Okuma Howa MILLAC−415V:

Hình 2. 8 Bên trong và thông số kỹ thuật của máy okuma


Nhận xét chung: Máy Okuma Howa MILLAC−415V với kích thước nhỏ gọn, phù hợp
gia công các chi tiết nhỏ. Thực hiện các chương trình với độ chính xác cao. Sản phẩm đẹp
và hoàn thiện.

20
4.3 Máy phay Makino V55

Hình 2. 9 Máy MAKINO V55


 Thông số kĩ thuật của máy
1. Tên máy: Makino V55
2. Số serial: 747
3. Năm sản suất: 1997
4. Vòng quay: 10.000rpm
5. Sử dụng đầu BT: BT40
6. Số đầu BT: 25 đầu BT
7. Xét dao: Thủ công
8. Hành trình X-Y-Z (mm): 560-410×-410

21
*Nhận xét chung
Hiệu suất làm việc vượt trội, mang đến tốc độ gia công nhanh, giúp tiết kiệm thời gian gia
công, từ đó tiết kiệm chi phí gia công và tăng lợi nhuận.Khi gia công rất chính xác và
dung sai chặt chẽ, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với khách hàng, giảm sai
sót. Sử dụng hệ điều hành FANUC rất dễ sử dụng, thông minh.Mẫu mã đẹp, thẩm mỹ cao.
*Một số hình ảnh máy Makino V55:

Hình 2. 10 Bảng điều khiển và trục chính V55

22
4.4 Máy phay 5 trục Makino V55-5XA

Hình 2. 11 Máy MAKIN0 V55 5XA 5 trục


 Thông số kĩ thuật của máy
1. Tên máy: Makino V55 5XA
2. Số serial: 779
3. Năm sản suất: 1999
4. Vòng quay: 20.000rpm
5. Sử dụng đầu BT: BT40
6. Số đầu BT: 25 đầu BT
7. Xét dao: Thủ công
8. Hành trình X-Y-Z (mm): 900-500-450

23
*Một số hình ảnh máy Makino V55 5XA

Hình 2. 12 Bên trong và bảng điều khiển

24
4.5 Máy phay Matsura RA-IF

Hình 2. 13 Máy MATSURA RA- IF


 Thông số kĩ thuật của máy
1. Tên máy: Matsura RA-IF
2. Số serial: 829-9982
3. Năm sản suất: 1995
4. Vòng quay: 8000v/phút
5. Sử dụng đầu BT: BT40
6. Số đầu BT: 20 đầu BT
7. Xét dao: Thủ công
8. Hành trình: 600x400

25
*Một số hình ảnh của máy Matsura RA-IF

Hình 2. 14 Bảng điều khiển và trục chính máy matsura RA- IF

26
4.6 Máy Taikan T-V856S

Hình 2. 15 Máy TAIKAN T-V856S


 Thông số kĩ thuật của máy
1. Tên máy: Taikan T-V856S
2. Số serial: T-V856S
3. Năm sản suất: 2021
4. Vòng quay: 12000v/phút
5. Sử dụng đầu BT: BT40
6. Số đầu BT: 24 đầu BT
7. Xét dao: Thủ công
8. Hành trình X-Y-Z (mm): 800-550-600
*Nhận xét chung: Máy phay Taikan T-V856S thích hợp để gia công nhiều loại và hàng
loạt nhỏ các bộ phận phức tạp như hộp vừa và nhỏ, tấm, đĩa, van, vỏ, khuôn, v.v. Kết cấu
của toàn bộ máy là kiểu cột cố định và cơ cấu trượt chéo. Thân máy bay sử dụng cơ sở ổn
định siêu lớn, cột xương cá nhịp lớn có độ cứng cao và biến dạng cắt tốc độ cao là nhỏ.

27
*Một số hình ảnh máy Taikan T-V856S:

Hình 2. 16 Bảng điều khiển và trục chính

28
4.7 Máy phay Brother Speedio S500X2

Hình 2. 17 Máy BROTHER S500X2


 Thông số kĩ thuật của máy
1. Tên máy: Brother Speedio S500X2
2. Số serial: S500X2
3. Năm sản suất: 2022
4. Vòng quay: 27000RPM
5. Sử dụng đầu BT: MAS-BT30
6. Số đầu BT: 14 đầu BT

29
7. Xét dao: Thủ công
8. Kích thước bàn 1.560mm×2.223mm
*Nhận xét chung: Với sự phát triển vượt trội, máy phay brother speedio S500X2 được
trang bị công nghệ hiện đại nhất. Tốc độ gia công và độ chính xác cao. Sản phẩm làm ra
đảm bảo tiêu chí Chuẩn – Đẹp.
*Một số hình ảnh máy brother S500X2:

Hình 2. 18 Bảng điều khiển

30
5. CÔNG TY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SAIGON SEKKI CHUYÊN GIA CÔNG
NHỮNG SẢN PHẨM CƠ KHÍ CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC CAO
Phát triển và hình thành bên, công ty đã có nguồn khác hàng thân thiết. Cùng với độ uy
tín và chất lượng sản phẩm luôn ở mức cao. Saigon Sekki luôn mang đến cho khác hàng
cảm giác đảm bảo, chính xác từ các sản phẩm mình làm ra.
Những sản phẩm tiêu biểu:

Hình 2. 19 Sản phẩm sau quá trình tiện và được CNC các lỗ

Hình 2. 20 Sản phẩm lắp ghép cần độ chính sát cao

31
Hình 2. 21 Sản phẩm được làm nguội và anox đen

Hình 2. 22 Sản phẩm được chạy trên máy 5 trục Makino V55 5XA

32
Hình 2. 23 Sản phẩm cơ khí chính sát được chạy trên máy Taikan T-V856S

Hình 2. 24 Sản phẩm có độ bóng bề mặt cao

33
Hình 2. 25 Sản phẩm chạy trên máy Taikan T-V856S

34
PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT QUÁ
TRÌNH THỰC TẬP
Qua quá trình thực tập và làm việc tại công ty, chúng em được học hỏi, trao
dồi khá nhiều kiến thức giúp em mở rộng thêm tầm nhìn một cách tổng quan ngành
cơ khí. Để qua đó thấy được tầm quan trọng của ngành cơ khí như thế nào trong
đời sống hiện nay. Chúng em đã được các anh em trong công ty giúp đỡ hỗ trợ hết
mình, hướng dẫn tận tình, giới thiệu từng loại máy và dụng cụ của công ty chỉ
những cái nhỏ nhặt nhất qua đó em thấy được sự tỉ mỉ chính xác trong cơ khí. Bên
cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn trong lúc làm việc nhưng qua quá trình thực tập
rèn luyện, vận dụng kiến thức đã học được từ các anh và học được ở nhà trường
đã giúp chúng em vượt qua những khó khăn, chúng em cảm thấy mình vững vàng
kiến thức ngành cơ khí hơn.
1. NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH MÁY CNC VÀ AN TOÀN KHI VẬN
HÀNH MÁY.
- Hiện nay trong nhà máy, xí nghiệp thì các thiết bị máy móc gia công đặc biệt là máy
CNC, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các nhân viên đứng máy và lập trinh viên phải nắm rõ
kiến thức cơ bản về vật liệu, công nghệ chế tạo máy, gia công, máy cụ, dụng cụ cắt gọt,
đồ gá hướng chạy dao... và các kiến thức cơ bản về lập trình.
- Riêng đối với nhành cơ khí thì luôn làm việc với các máy móc và môi trường phức tạp,
dễ gây nguy hiểm cho người công nhân, chính vì thế trong quá trình làm việc người công
nhân cần vận hành các loại máy theo đúng nguyên tắc án toàn lao động để đảm bảo cho
an toàn bản thân cũng như máy móc, đảm bảo năng xuất lao động.
1.1 NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH MÁY PHÁY.
Các yêu cầu đối với nhân viên đứng máy:
- Đã được đào tạo về an toan lao động.
- Đã được đào tạo về sử dụng thiết bị đo cơ bản phục vụ cho quá trình đo.
- Có kiến thức cơ bản về chuyên nghành cơ khí chế tạo máy, vật liệu, dụng cụ cắt,
đồ gá, đọc bản vẽ, các mã lệnh về lập trình
1.2 AN TOÀN LAO ĐỘNG.
Khi đứng máy nhân viên vận hành máy phải hiểu rõ về an toàn lao động, nhân
viên đứng máy cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn sau:
- Luôn mang giày bảo hộ và kính bảo hộ.
- Biết cách dừng máy trong trường hợp khẩn cấp.
- Giữ gìn khu vực xung quanh ngăn nắp
35
- Chỉ thực hiện tháo lắp chi tiết gia công khi trục chính đã dừng hẳn.
- Tuân thủ các qui định và xử lí an toàn khi vận hành máy.
- Kiểm tra các thông số theo bảng hướng dẫn trên máy.
- Bảo đảm đồ gá và chi tiết gia công được kẹp chặt trước khi khởi động máy.
2. KẾ HOẠCH BẢO TRÌ MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ TẠI CÔNG
TY SAIGON SEKKI
2.1 Hàng ngày
- Quét xưởng, dọn vệ sinh khu vực mình làm việc
- Kiểm tra dầu bôi trơn
- Lau chủi đầu côn trục chính bằng dầu sạch và dầu nhẹ
- Tiến hành làm sạch phôi từ bộ thay dao
- Tiến hành làm sạch và thay thế các phần tử nếu cần
2.2 Hằng tuần
- Tổng vệ sinh xưởng 1 tuần 1 lần vào cuối thứ 7
- Kiểm tra tỷ lệ dầu tưới nguội và bổ sung nếu cần
- Kiểm tra bộ điều chỉnh khí nén
- Nên làm sạch các bề mặt bằng việc lau chùi nhẹ
- Không nên sử dụng các loại dung môi vì chúng sẽ làm bong tróc lớp sơn phủ bên
ngoài của máy
2.3 Hàng tháng
- Cần kiểm tra mức dầu trong hộp máy.
- Tiến hành kiểm tra hiện tượng nứt hỏng của tất cả các ống mềm và đường bôi
trơn.
- Tiếp theo bôi 1 lớp mỡ mỏng bên ngoài các băng dẫn của máy và các dao.
- Tiến hành kiểm tra tổng thể cho các thao tác thích hợp và tra dầu nhẹ nếu cần.
- Tiến hành thay thế dầu làm nguội và làm sạch thùng dầu làm nguội.

36
Hinh 3. 1 Dầu tưới nguội
2.4 Hàng năm
- Cần phải tiến hành thay dầu hộp số, xả dầu từ đáy của hộp số, tháo nắp kiểm tra
dầu trục chính.
- Sau đó đổ thêm dầu cho đến khi dầu bắt đầu nhỏ giọt từ ống tràn dầu ở đáy thùng
chứa.
- Ta cần thay thế lọc khí trên hộp điều khiển 2 năm một lần và kiểm tra lại mức
dầu SMTX qua mắt thăm.
- Tiến hành kiểm tra lọc dầu và làm sạch hết các cặn bẩn ở đáy lọc dầu.

Hình 3. 2 Bộ phận lọc dầu bị hỏng

37
2.5 Kết quả cần đạt được sau mỗi quá trình bảo dưỡng máy CNC
- Trong quá trình thực tập tại công ty thì chúng em cũng đã được trang bị một số kỹ năng
khi vận hành máy Qua đónchúng em cũng học hỏi được quy trình công tác bảo trì máy
móc tại công ty. Quá trình bảo dưỡng cần phải được lên phương án bảo dưỡng liên tục để
hạn chế các rủi ro trong quá trình vận hành.Giúp giảm các chi phí sửa chữa và năng suất
hoạt động
- Hệ thống điều khiển hoạt động ổn định, có thể giảm nhiệt độ phát sinh khi hoạt động từ
đó giúp tăng tuổi thọ của linh kiện cũng như đảm bảo độ chính xác khi điều khiển máy.
- Cơ cấu cơ khí hoạt động êm, giúp giảm ma sát giữa các cơ cấu chuyển động.
- Làm tăng tuổi thọ làm việc của máy và làm giảm đi chi phí sửa chữa.

38
PHẦN IV: QUY TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO

Quy trình thực hiện gia công ốc M6

Đọc và phân tích bản vẽ

Chuẩn bị phôi

Gá, định vị vào máy phay


CNC

Lấy sản phẩm


CNC
Thay đổi và thực hiện lại quy
trình
Làm sạch và tháo khuôn

sạch và tháo khuôn


Kiểm tra làm nguội và đóng
gói

Sơ đồ Quy trình công nghệ gia công ốc M6

Bước 1: Đọc và phân tích bản vẽ


Tiếp nhận bản vẽ từ phòng kỹ thuật sau đó phân tích, chú ý đến các dung sai kích thước
và hình dạng của
chi tiết.

39
Hình 1 Bản vẽ chi tiết ốc M6
Bước 2: Chuẩn bị phôi
Gá phôi vào khuôn, dùng lục giác xiết chặt sao cho đảm bảo những phôi đó không bị xê
dịch so với khuôn đồ gá.

Hình 2 Chuẩn bị phôi vào khuôn


Bước 3: Gá, định vị khuôn vào máy phay CNC
Sau khi cố định phôi vào khuôn đồ gá, chúng ta tiếp tục định vị khuôn vào máy phay
CNC và dùng lục giác cố định chặt khuôn trên bàn máy cuối cùng là nhấn nút Start cho
máy gia công.

40
Hình 3 Định vị khuôn vào máy

Bước 4: Làm sạch và tháo khuôn


Sau 15 phút, chúng ta lấy khuôn ra khổi máy và dùng vòi xịt khí nén để làm sạch dung
dịch làm mát bám trên chi tiết. Tiếp theo là dùng lục giác tháo phôi ra khỏi khuôn.

Bước 5: Kiểm tra làm nguội và đóng gói


Tiến hành đo kiểm dung sai và hình dạng của chi tiết, sau khi đã đảm bảo chất lượng và
đáp ứng được yêu càu bản vẽ. Thì chúng ta tiến hành đếm sản phẩm và đóng gói.

41
Hình 4 Chi tiết Ốc M6 thu được như hình

42
PHẦN V: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CÁCH
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CÔNG TY
1. AN TOÀN LAO ĐỘNG.
- An toàn lao động là những hoạt động, biện pháp giúp đảm bro an toàn trong quá trình
gia công, sản xuất của người lao động.
- An toàn lao động trong ngành cơ khó là hoạt động, biện pháp bảo vệ sự an toàn của
người lao động đang hoạt động trọng nhà máy, xưởng gia công cơ khí trong quá trình thi
công lắp ráp quá trình sản xuất, gia công hoặc trong quá trình thi công lắp ráp ngoài công
trường.
1.1 MỘT SỐ QUY ĐỊNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
KHI VÀO XƯỞNG
+ Không phận sự cấm vận hành máy.
+ Kiểm tra toàn bộ máy trước khi khởi động.
+ Thao tác đúng kỹ thuật và an toàn khi vận hành máy.
+ Ngưng sản xuất khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
+ Không đứng sau lưng, gây cản trở cho người sản xuất.
+ Không đến bộ phận khác khi không có nhiệm vụ.
+ Bảo quản tài sản công ty như tài sản của mình.
+ Không gây gổ, nói xấu đồng nghiệp, gây mất đoàn kết.
+ Sắp xếp hàng hóa theo đúng quy định.
+ Không mang găng tay khi vận hành máy.
+ Mang theo các loại kính an toàn hoặc các thiết bị bảo vệ mắt trong xưởng sản xuất
+ Mặc quần áo theo đồng phục của phân xưởng, không mặc quần áo quá rộng khi vận
hành máy.
+ Tháo tất cả các vật không cần thiết khi làm việc tại xưởng như trang sức, đồng hồ
+ Đối với những lao động tóc dài khi vào phân xưởng nên buộc gọn lại hoặc bảo vệ bằng
mũ lao động của phân xưởng, bọc lưới bảo hộ thích hợp.

43
+ Không sử dụng giày vải, guốc cao hay dép trong xưởng vì chúng không bảo vệ được
đôi chân của chúng ta khi đi vào xưởng, nên mang theo giày bảo hộ theo quy định của
xưởng
+ Không tự ngắt hoặc bật nguồn điện của xưởng, có thể gây chập hoặc cháy nguồn điện
+ Đào tạo cách vận hành máy móc thiết bị mới cho nhân công trong xưởng sản xuất
1.2 MỘT SỐ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XƯỞNG CƠ KHÍ.
- Mặt bằng nhà xưởng sản xuất:
+ Đường đi lại của các phương tiện cơ giới trong mặt bằng phải có chiều rộng
không nhỏ hơn chiều rộng của phương tiện lớn nhất cộng 1,4m cần được kẻ sơn
để phân biệt với khu vực làm việc, để vật tư thiết bị.
+ Nền nhà xưởng phải phẳng không trơn, không sinh bụi, đảm bảo các yêu cầu về
vệ sinh và sản xuất.
+ Ống thả khói hơi nóng, bụi phải cao hơn điểm cao nhất của các công trình xung
quanh trong phạm vi 20m.
+ Những chổ phát sinh bụi hoặc khí độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải
được trang bị hệ thống hút có bộ phận xử lí trước khi thải ra ngoài.
+ Nhà xưởng phải được chiếu sáng đúng tiêu chuẩn vệ sinh quy định cho từng loại
công việc.
+ Thường xuyên vệ sinh phân xưởng (quét dọn bề mặt xưởng), sắp xếp gọn gang
có nhà kho để nguyên vật liệu.
+ Kiểm tra máy móc trước khi vận hành quá trình sản xuất mới.
+ Sau mỗi ngày sản xuất nên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cần thiết, không để máy móc,
thiết bị lao động quá bẩn.
+ Dùng bàn chải để vệ sinh những phần phoi vụn.
+ Không để các vật dễ cháy trong phần xưởng, chú ý nguồn điện nên để những chỗ thuận
tiện và tránh xa những chỗ dễ cháy và nước.
+ Trang bị các biện pháp, thiết bị phòng cháy chữa cháy.

44
+ Sử dụng hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, các vùng nguy hiểm.
- Thiết bị phục vụ sản xuất:
+ Các bộ phận chuyển động của thiết bị sản xuất phải được bao che an toàn, vững chắc,
thuận tiện khi sử dụng và tháo lắp.
+ Có các bộ phận bảo vệ, che chắn máy giúp máy móc bền hơn và dễ vệ sinh hơn.
+ Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được tiến hành kiểm định
và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng.
+ Các thiết bị sử dụng năng lượng điện phải đảm bảo các yêu cầu: phải được cách ly che
chắn, cấm dùng cùng một cầu dao cho hai thiết bị trở lên.
- Hệ thống điện:
+ Đảm bảo hệ thống điện an toàn.
+ Có đủ các thiết bị bảo vệ chống quá tải ngắn mạch, sự cố rò điện.
+ Dây dẫn điện phải đi trên sự cách điện đảm bảo độ cao quy định.
+ Các đường dây đi đến từng thiết bị cố định cần được bố trí ngầm dưới nền nhà và trong
ống bảo vệ.
+ Khi sử dụng hai nguồn điện trở lên để cung cấp điện cho các thiết bị sản xuất phải có
biện pháp loại trừ khả năng đóng hai nguồn điện cùng một lúc.
+ Các cầu dao điện, aptomat phải phù hợp với phụ tải theo đúng kỹ thuật điện, lắp đặt
đúng kỹ thuật, lắp chắc chắn ở vị trí và độ cao thuận lợi cho việc thao tác. Nhiều cầu dao
bố trí gần nhau, phải ghi rõ đối tượng phục vụ của từng thiết bị đóng ngắt.

2. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.


2.1 NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.
An toàn phòng cháy chữa cháy của công ty được thông báo bằng biển hiệu ở cổng vào,
kho chứa,…và mỗi khu vực làm việc đều được trang bị một số bình chữa cháy.
- Các hệ thống báo động cháy (bằng âm thanh và đèn) phải được lắp đặt riêng biệt từ hệ
thống báo động và hệ thống thông báo.
+ Hệ thống báo cháy phải được kiểm tra toàn bộ mỗi 03 tháng 1 lần.
+ Tất cả các ghi chép kiểm tra, bảo dưỡng hay sửa chữa đều phải được lưu giữ lại.
- Đèn khẩn cấp phải được lắp đặt trên tất cả các lối đi lại, lối thoát và ở những vị trí thích
hợp khác.
45
+ Ánh sáng chuẩn của đèn khẩn cấp phải lớn hơn 1 lux.
+ Phải có các giấy tờ kiểm tra hay giấy kiểm định đèn hàng tháng.
+ Yêu cầu đèn chiếu sáng “THOÁT HIỂM” phải có bộ lưu điện bên trong và đèn luôn
luôn chiếu sáng các lối thoát và chiếu soi dọc đường đi.
- Đảm bảo các bảng hướng dẫn thoát hiểm ở các khu vực đều chỉ định dấu hiệu lối thoát
đầy đủ và rõ ràng.
- Bảng báo thoát hiểm phải có hình vẽ, chữ viết bằng tiếng anh, tiếng địa phương và dễ
đọc.
- Phải chỉ định các khu tập trung ở bên ngoài nhà xưởng và các khu vực này không được
gây trở ngại cho các công việc khẩn cấp khác.
- Bảng “CẤM HÚT THUỐC” phải được hiển thị khắp nơi và phải dễ nhìn.
- Vòi và ống nước chữa cháy phải được kiểm định và kiểm tra ít nhất 6 tháng 1 lần, và
chứng minh bằng các thẻ kiểm soát.
2.2 PHÂN LOẠI BÌNH CHỮA CHÁY:
Có 2 loại bình chữa cháy:
- Bình loại khí (có vòi phun to): dập các vật liệu như gỗ, giấy,...

Hình 5. 1 Bình chữa cháy

46
- Bình loại bột: dập hóa chất, ... hạn chế xịt vào các máy móc, thiết bị điện-điện
tử (vì dễ gây hư hỏng máy)

hình 5. 2 Bình chữa cháy

47
KẾT LUẬN
Quá trình thực tập không dài và con nhiều thứ về ngành nghề chúng em cần phải trao dồi
về kĩ năng cũng như về kinh nghiệm. Em mong rằng nhà trường sẽ thường xuyên tổ chức
các đợt thực tập cho các em sinh viên khóa sau qua đó góp phần giúp các em làm quan
với sản xuất cơ khí, có cái nhìn tổng quát về ngành nghề.
Ngoài ra, em cũng mong rằng nhà trường thường xuyên liên hệ với các công ty, đặc biệt
là các công ty đúng chuyên ngành cơ khí như Công ty TNHH Cơ khí chính xác Sài Gòn
Sekki để chúng em có thêm môi trường để học tập, nâng cao tay nghề, tích lũy được
nhiều kinh nghiệm và làm quen với công việc trước khi ra trường.
Với bối cảnh đất nước ngày càng phát triển,nhiều doanh nghiệp, cơ sở được hình thành rất
nhiều, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp đòi hỏi tự mỗi doanh nghiệp phải biết
tự hoàn thiện mình, tạo chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Cơ khí chính xác Sài Gòn Sekki tuy
không dài bằng những doanh nghiệp lớn. Nhưng cũng đủ cho thấy sự phát triển của ngành
công nghiệp nước nhà đang có sự tiến lên từng ngày
Lời cuối, em xin chân thành cảm ơn quý công ty Sài Gòn Sekki đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập tại công ty, cũng như cán bộ công
nhân viên đã tận tình chỉ bảo cho chúng em trong công việc. Em cũng xin cảm ơn các
thầy cô giáo trong Khoa Công Nghệ Cơ Khí đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến
thức cơ bản. Đặc biệt là Thầy Nguyễn Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn chúng em trong
suốt quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn !

48

You might also like