You are on page 1of 483

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH NGÔN NGỮ PHÁP

Hà Nội, tháng 12 năm 2019


MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO...........................................................................................4

1. Mục tiêu đào tạo......................................................................................................4


2. Chuẩn đầu ra.................................................................................................................5
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 154 tín chỉ..............................................................9
4. Đối tượng tuyển sinh.....................................................................................................9
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp....................................................................10
6. Cách thức đánh giá.....................................................................................................11
7. Nội dung chương trình...............................................................................................13
8. Hướng dẫn thực hiện chương trình...........................................................................21
MA TRẬN QUAN HỆ GIỮA MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CTĐT........26
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN....................................................................37
THỰC HÀNH TIẾNG 1A1..............................................................................................37
THỰC HÀNH TIẾNG 1A2..............................................................................................46
THỰC HÀNH TIẾNG 2A2..............................................................................................54
THỰC HÀNH TIẾNG 1B1..............................................................................................62
THỰC HÀNH TIẾNG 2B1..............................................................................................72
THỰC HÀNH TIẾNG 3B1..............................................................................................85
THỰC HÀNH TIẾNG 1B2..............................................................................................95
THỰC HÀNH TIẾNG 2B2............................................................................................105
THỰC HÀNH TIẾNG 3B2............................................................................................117
THỰC HÀNH TIẾNG 1C1............................................................................................124
THỰC HÀNH TIẾNG 2C1............................................................................................133
THỰC HÀNH TIẾNG 3C1............................................................................................142
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.................................151
VĂN HÓA PHÁP NGỮ..................................................................................................160
NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG PHÁP 1..............................................................................171
NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG PHÁP 2..............................................................................177
GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁ.......................................................................................202
PHÂN TÍCH VĂN BẢN.................................................................................................209
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU....................................................................................217

2
NHẬP MÔN BIÊN-PHIÊN DỊCH................................................................................225
THỰC HÀNH DỊCH NÓI 1...........................................................................................234
THỰC HÀNH DỊCH NÓI 2...........................................................................................244
THỰC HÀNH DỊCH NÓI 3...........................................................................................255
THỰC HÀNH DỊCH VIẾT 1.........................................................................................267
THỰC HÀNH DỊCH VIẾT 2.........................................................................................277
THỰC HÀNH DỊCH VIẾT 3.........................................................................................288
KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG.................................................................................................300
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ.............................................307
DỊCH NÓI CÓ VĂN BẢN..............................................................................................314
MÔ PHỎNG DỊCH HỘI THẢO...................................................................................320
LƯỢC DỊCH – DỊCH TỔNG HỢP VĂN BẢN...........................................................325
BIÊN DỊCH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ.................................................................330
BIÊN DỊCH CHUYÊN NGÀNH LUẬT.......................................................................338
KIẾN TẬP VÀ THỰC TẬP THUỘC ĐỊNH HƯỚNG BIÊN-PHIÊN DỊCH..........346
NHẬP MÔN DU LỊCH...................................................................................................349
TIẾNG PHÁP DU LỊCH 1.............................................................................................358
TIẾNG PHÁP DU LỊCH 2.............................................................................................369
MARKETING DU LỊCH...............................................................................................381
ĐỊA LÍ DU LỊCH............................................................................................................391
VĂN HÓA VÀ DU LỊCH...............................................................................................399
DU LỊCH BỀN VỮNG...................................................................................................409
NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH........................................................................416
ĐIỀU HÀNH DU LỊCH..................................................................................................427
GIAO TIẾP TRONG DU LỊCH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN......436
GIAO TIẾP TRONG DU LỊCH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
444
KIẾN TẬP DU LỊCH.....................................................................................................451
THỰC TẬP DU LỊCH....................................................................................................456

3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số … ngày …tháng 12 năm 2019


của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội)

Tên chương trình: Chương trình đào tạo trình độ đại học đại học hệ chính quy

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Pháp

Mã số: 7220203

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo trình độ đại học (CTĐT) hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Pháp của
Trường Đại học Hà Nội đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Pháp với mục tiêu trang bị các kiến thức
về ngôn ngữ, lý thuyết và thực hành chuyên môn trong lĩnh vực tiếng Pháp định hướng biên
phiên dịch hoặc du lịch. Người học có năng lực chuyên môn, có kỹ năng phân tích, tổng hợp,
phản biện, làm việc độc lập hoặc theo nhóm, giao tiếp ứng xử và thực hành nghề nghiệp. Trên
cơ sở được trang bị những tri thức khoa học có hệ thống và hiện đại, rèn luyện sức khoẻ thể
chất, phẩm chất chính trị vững vàng, thái độ và đạo đức phù hợp, người học có khả năng vận
dụng đồng bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ được trang bị để làm việc trong môi trường đa
ngôn ngữ, đa văn hóa; có khả năng thích ứng cao với những thay đổi nhanh chóng của thời
đại khoa học công nghệ và toàn cầu hóa.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành ngôn ngữ Pháp nhằm đào tạo
người học hình thành các năng lực cụ thể như sau:

MT1: Sử dụng thành thạo tiếng Pháp đạt bậc 5 theo KNLNN1 6 bậc dùng cho Việt Nam;

MT 2: Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học và lý thuyết tiếng Pháp để phục vụ việc học
tập và nghiên cứu ngoại ngữ và các công việc chuyên môn.

MT3: Có trình độ Ngoại ngữ 2 đạt bậc 3 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam;

MT4: Vận dụng được các kiến thức toàn diện về ngôn ngữ Pháp, văn hóa, xã hội, văn
học Pháp ngữ và kiến thức nghề nghiệp đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả ở lĩnh vực

1
KNLNN: Khung năng lực ngoại ngữ

4
chuyên môn: Biên phiên dịch hoặc Du lịch;

MT5: Vận dụng được các kiến thức về công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn,
đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ 4.0;

MT6: Phát triển năng lực tự học, tạo tiền đề cho việc học tập, nghiên cứu chuyên sâu ở
bậc học cao hơn về ngành ngôn ngữ Pháp.

MT7: Tích lũy kiến thức nghề nghiệp, xây dựng kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải
quyết vấn đề, phản biện, khả năng thích ứng với môi trường làm việc để trở thành các chuyên
gia trong lĩnh vực Biên phiên dịch và Du lịch, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực
chuyên môn được đào tạo;

MT8: Có thể chất tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp
phù hợp.
2. Chuẩn đầu ra
2.1 Kiến thức

Kiến thức chung

Người học CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp sau khi tốt nghiệp có thể:

KT1: Trình bày được những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo
đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam;

KT2: Vận dụng kiến thức khoa học thể dục thể thao cơ bản để tập luyện và tự rèn luyện
nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, đề phòng chấn thương;

KT3: Xác định đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng-an ninh của Đảng,
Nhà nước trong tình hình mới có liên hệ với điều kiện tác chiến thông thường;

KT4: Sử dụng tốt một ngoại ngữ 2 (là một trong các ngôn ngữ đang đào tạo tại trường
Đại học Hà Nội) đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

KT5: Ứng dụng kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu và
công tác chuyên môn.

Kiến thức cơ sở ngành

Người học CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp sau khi tốt nghiệp có thể:

KT6: Trình bày được kiến thức về văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của
người Việt, ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc và gìn giữ văn hóa truyền
thống Việt Nam; kiến thức văn hóa, văn minh nhân loại;

KT7: Phân biệt các quan điểm, trường phái về bản chất, chức năng, nguồn gốc và sự
phát triển của ngôn ngữ; chỉ ra các vấn đề về lý thuyết tiếng Việt để phục vụ việc học ngoại

5
ngữ và các công việc chuyên môn, nghề nghiệp.

Kiến thức ngành

Người học CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp sau khi tốt nghiệp có thể:

KT8: Vận dụng kiến thức thực hành tiếng để phục vụ cho các hoạt động giao tiếp hàng
ngày cũng như trong chuyên môn;

KT9: Khái quát hóa được kiến thức và lý luận cơ bản về ngôn ngữ học tiếng Pháp; về
đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Pháp ngữ. Vận dụng những kiến thức đó để giao tiếp
thành công trong môi trường đa văn hóa và để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu,
biên-phiên dịch, nghiệp vụ du lịch và các công việc khác liên quan..

 Kiến thức định hướng Biên-Phiên dịch

KT 10a: Trình bày kiến thức về lý thuyết dịch thuật, các kiến thức liên quan về hoạt
động biên dịch và phiên dịch; phân biệt và lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật biên dịch và
phiên dịch;

KT 11a: Vận dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa và các kỹ thuật biên-phiên dịch để
tác nghiệp trong các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế-thương mại, du lịch, môi trường.

 Kiến thức định hướng Du lịch

KT 10b: Trình bày được khái niệm về du lịch, kiến thức về địa lý, văn hóa, lịch sử,
tuyến du lịch, marketing, hướng dẫn hoặc nghiệp vụ văn phòng du lịch.

KT 11b: Vận dụng các kiến thức về ngôn ngữ, du lịch, văn hóa và các kỹ thuật bán tour,
chăm sóc khách hàng hoặc hướng dẫn du lịch để tác nghiệp trong lĩnh vực liên quan.

Thực tập và khoá luận tốt nghiệp

KT 12: Vận dụng các kiến thức được tích lũy trong quá trình học vào công việc thực tiễn
tại các cơ sở tiếp nhận thực tập, đồng thời mở rộng các kiến thức khác trong lĩnh vực như
biên-phiên dịch, du lịch và thương mại, các kiến thức bổ trợ khác của một biên dịch viên,
phiên dịch viên, hướng dẫn viên, trợ lý, thư ký trong các công ty du lịch.

KT 13: Kiến thức thực tiễn để tiến hành và hoàn thành một đề tài nghiên cứu thuộc
nhóm chuyên ngành đào tạo dưới sự định hướng của giảng viên phụ trách; các kiến thức
chuyên môn chuyên sâu và khả năng phân tích, thống kê, đánh giá, tư duy phản biện.

2.2 Kỹ năng

CTĐT ngành ngôn ngữ Pháp đào tạo người học hình thành các kỹ năng sau:

Kỹ năng nghề nghiệp

Người học sử dụng thành thạo tiếng Pháp ở bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt
Nam, cụ thể như sau:

6
KN 1: Vận dụng thành thạo các kỹ thuật nghe để hiểu tốt các nội dung nghe liên quan
đến nhiều lĩnh vực trong đời sống và hoạt động chuyên môn ;

KN 2: Sử dụng thành thạo tiếng Pháp trong các hoạt động giao tiếp xã hội và chuyên
môn; có khả năng thuyết trình độc lập tốt hoặc tiến hành thảo luận, biện luận theo nhóm;

KN 3: Thực hiện thành thạo các kỹ thuật đọc để hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài,
phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay học thuật;

KN 4: Vận dụng thành thạo kỹ năng viết và các phong cách ngôn ngữ viết khác nhau
trong các loại hình văn bản thông thường của đời sống hàng ngày cũng như các văn bản mang
tính chuyên môn;

 Kỹ năng định hướng Biên-Phiên dịch

KN 5a: Phối hợp thuần thục kỹ năng ghi nhớ thông tin thông qua hoạt động nghe và đọc
và kỹ năng truyền tải thông tin thông qua hoạt động nói và viết; hoàn thiện kỹ năng phán
đoán, đánh giá tình huống, lựa chọn ngôn từ, kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm đạt được các
mục đích giao tiếp khác nhau trong các hoạt động nghề nghiệp;

KN 6a: Sử dụng được các kỹ năng biên phiên dịch Pháp-Việt và Việt-Pháp để dịch các
thể loại văn bản khác nhau, phiên dịch, dịch hội nghị ở mức cơ bản; ứng dụng thành tựu của
khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong công tác biên phiên dịch.

 Kỹ năng định hướng du lịch

KN 5b: Sử dụng thành thạo kỹ năng thuyết trình, giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp
và đối tác; xử lý các vấn đề đa văn hóa trong thực tiễn nghề du lịch; hoàn thiện kỹ năng phán
đoán, đánh giá tình huống, lập luận, tư duy, giải quyết vấn đề trong ngành du lịch;

KN 6b: Có ý thức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin để áp dụng vào giải
quyết những vấn đề, sự kiện nảy sinh trong hoạt động du lịch; ứng dụng thành tựu của khoa
học công nghệ để hỗ trợ công tác chuyên môn trong ngành du lịch.

Kỹ năng chuyên môn bổ trợ

KN 7: Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định
phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể để nắm vững quy luật khách quan,
xu thế thời đại và thực tiễn đất nước; hình thành tư duy duy vật biện chứng logic, có hệ thống
khi tiếp cận và xử lý các vấn đề cụ thể; hiểu rõ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng;
thực hiện nghiêm túc để đóng góp cho đất nước và sự nghiệp phát triển chung.

KN 8: Vận dụng những kỹ thuật, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể
thao cộng đồng, an ninh quốc phòng.

KN 9: Sử dụng thành thạo mạng Internet, mạng xã hội và các công cụ tin học như phần
mềm văn phòng Microsoft Office, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn (EView, SPSS...).

7
Kỹ năng mềm

KN 10: Quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
thành thục; trình bày quan điểm và thuyết phục người khác.

KN 11: Thành thạo kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự học, tự đánh giá, tư duy
độc lập và phản biện; thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường làm việc và bối cảnh
kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.

2.3. Thái độ (Năng lực tự chủ và trách nhiệm)

TĐ 1: Có tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân; có lòng nhân ái, khoan
dung, cảm thông, chia sẻ, cởi mở với mọi người; có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc
theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

TĐ 2: Năng động, nhiệt tình, chủ động, say mê sáng tạo trong công việc và trong cuộc
sống; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc; tự tin, hiểu
rõ năng lực bản thân, kiên trì, nhẫn nại, có tinh thần học hỏi cầu tiến; Có năng lực dẫn dắt về
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành Ngôn ngữ Pháp; có sáng kiến trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác
nhau;

TĐ 3: Tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, sẵn
sàng theo đuổi đam mê nghề nghiệp, tôn trọng sự khác biệt văn hóa. Thể hiện được năng lực
tự chủ và ý thức tự chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo. Thể hiện khả
năng tự học để nâng cao trình độ về những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến ngành
Ngôn ngữ Pháp và định hướng được đào tạo.

2.4. Vị trí công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Pháp người học có thể đảm
nhận những công việc như sau:

Nhóm 1 - Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên: làm việc độc lập với tư cách là
biên dịch viên hoặc phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường,
biên tập viên tại các Nhà xuất bản có xuất bản phẩm dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt
hoặc/và ngược lại, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức
Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội;

Nhóm 2 - Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại: làm việc trong văn phòng các công ty
nước ngoài, công ty liên doanh hoặc công ty Việt Nam; phụ trách các công việc liên quan đến
đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài; tham gia đàm
phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch,
chương trình đón tiếp khách quốc tế; xử lý các công việc đòi hỏi năng lực ngôn ngữ tiếng
Pháp;

8
Nhóm 3 - Giáo viên/Nghiên cứu viên: trang bị thêm các chứng chỉ sư phạm cần thiết
hoặc nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ Pháp để làm việc tại các cơ sở đào tạo hoặc viện
ngôn ngữ;

Nhóm 4- Nhân viên ngành du lịch: làm việc tại các đại lý, công ty du lịch – lữ hành
trong và ngoài nước chuyên tổ chức các chương trình du lịch cho du khách nói tiếng Pháp tới
tham quan Việt Nam và ngược lại; có thể đảm nhận các vị trí công tác trong ngành du lịch
như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên kinh doanh, nhân viên điều hành, nhân viên chăm sóc
khách hàng.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 154 tín chỉ

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 43 tín chỉ

3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 102 tín chỉ

3.2.1 Khối kiến thức cơ sở ngành: 10 tín chỉ

- Bắt buộc: 6 tín chỉ

- Tự chọn: 4 tín chỉ

3.2.2 Kiến thức ngành: 62 tín chỉ

Kiến thức tiếng (bắt buộc) 46 tín chỉ

Kiến thức Ngôn ngữ - Văn hóa: 16 tín chỉ

- Bắt buộc: 13 tín chỉ

- Tự chọn: 3 tín chỉ

3.2.3 Kiến thức chuyên ngành: 30 tín chỉ

Định hướng Biên-Phiên dịch: 30 tín chỉ

- Bắt buộc: 24 tín chỉ

- Tự chọn: 6 tín chỉ

Định hướng Du lịch: 30 tín chỉ

- Bắt buộc: 24 tín chỉ

- Tự chọn: 6 tín chỉ

3.3 Kiến tập và Thực tập / Khóa luận tốt nghiệp: 09 tín chỉ

- Kiến tập: 03 tín chỉ

- Thực tập hoặc KLTN: 06 tín chỉ


4. Đối tượng tuyển sinh

9
Thí sinh có đủ các điều kiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy;
tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và của Trường Đại học Hà Nội.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

5.1. Quy trình đào tạo:

Chương trình được thết kế trong thời gian 4 năm gồm 8 học kỳ chính. Thời gian giảng
dạy của từng kỳ học được quy định trong Khung thời gian năm học. Tùy theo năng lực và kế
hoạch học tập của cá nhân, người học có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian đào tạo theo đúng
quy chế đào tạo đại học của Bộ GD&ĐT cũng như của Trường Đại học Hà Nội.

Đầu năm học, Nhà trường và Khoa thông báo Kế hoạch giảng dạy năm học. Trước mỗi
kỳ học, Khoa sẽ thông báo cho người học kế hoạch học tập, lịch trình giảng dạy của từng học
phần, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn, ĐCCT học phần và điều kiện để được
đăng kí học cho từng học phần, thời gian và hình thức kiểm tra và thi hết học phần giúp người
học chủ động đăng ký các học phần phù hợp với khả năng, nhu cầu và kế hoạch học tập của
bản thân.

Thời gian tối đa hoàn thành CTĐT trình độ đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Pháp
gồm thời gian quy định cho chương trình là 4 năm cộng với thời gian tối đa 04 kỳ học. SV
tích lũy đủ số TC trong CTĐT và đáp ứng được các yêu cầu về tốt nghiệp của Trường ĐHHN
sẽ được xét tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Pháp. Hàng năm, Nhà
trường có 2 đợt xét tốt nghiệp là tháng 6 và tháng 12.

5.2 Điều kiện tốt nghiệp:

Người học được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không
đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

b) Tích lũy đủ số học phần và khối lượng 154 tín chỉ của CTĐT trình độ đại học ngành
Ngôn ngữ Pháp;

c) Có thời gian học không quá tổng số thời gian đào tạo chính quy cộng với thời gian tối
đa 04 kỳ học;

d) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,0 trở lên theo thang điểm 4
và không có học phần nào có điểm dưới 5,0 theo thang điểm 10;

đ) Thỏa mãn yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo
Ngôn ngữ Pháp và các điều kiện khác do Hiệu trưởng Nhà trường quy định;

10
e) Có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng-An ninh và hoàn thành học phần Giáo dục Thể
chất;

f) Kết quả rèn luyện toàn khóa đạt loại trung bình trở lên;

g) Có trình độ Ngôn ngữ Pháp đạt bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam;

h) Có trình độ ngoại ngữ 2 tương đương bậc 3 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam;

j) Đáp ứng đủ các điều kiện khác ghi trong Thông báo hàng năm về Kế hoạch tốt nghiệp
cho người học hệ chính quy của Hiệu trưởng Nhà trường.

6. Cách thức đánh giá

Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Trường Đại
học Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-ĐHHN ngày 22 tháng 8 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường ĐHHN và Hướng dẫn 3388/HD-ĐHHN ngày 28 tháng 12 năm 2018
về hướng dẫn tính điểm theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Hà Nội. Theo đó:

Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận (theo thang điểm 10)
của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập
phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

TT Thang điểm 10 Thang điểm chữ

1 Từ 9,0 đến 10 A+

2 Từ 8,5 đến 8,9 A

3 Từ 8,0 đến 8,4 B+

4 Từ 7,0 đến 7,9 B

5 Từ 6,0 đến 6,9 C+

6 Từ 5,5 đến 5,9 C

7 Từ 5,0 đến 5,4 D+

8 Từ 4,0 đến 4,9 D

9 Dưới 4,0 F

Điểm chuyên cần, điểm kiểm tra học phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo
thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân.

Mức điểm chữ của mỗi học phần lại được quy đổi qua điểm số theo thang điểm 4. Điểm
trung bình chung kỳ học, năm học và điểm trung bình chung tích lũy, được làm tròn đến hai
chữ số thập phân.

11
A+ Tương ứng với 4,0

A Tương ứng với 3,7

B+ Tương ứng với 3,5

B Tương ứng với 3,0

C+ Tương ứng với 2,5

C Tương ứng với 2,0

D+ Tương ứng với 1,5

D Tương ứng với 1,0

F Tương ứng với 0

12
7. Nội dung chương trình

Số giờ tín chỉ Học kỳ


Số tín Học phần tiên thực hiện
TT Mã học phần Tên học phần Lý Thực
chỉ Tự học quyết
thuyết hành
I Khối kiến thức giáo dục đại cương 43
Triết học Mác - Lê-nin 1
1 61PML1PML 3 45 0 90
(Philosophy of Marxism-Leninism)
Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin 2
2 61PML1POE 2 30 0 60 61PML1PML
(Political Economics Marxism-Leninism)
Chủ nghĩa xã hội khoa học 3
3 61PML2SCS 2 30 0 60 61PML1POE
(Scientific Socialism)
Tư tưởng Hồ Chí Minh 4
4 61PML3HCM 2 30 0 60 61PML2SCS
(Ho Chi Minh Ideology)
Lịch sử Đảng CSVN 4
5 61PML2HVC 2 30 0 60 61PML2SCS
(History of Vietnam Communist Party)
Pháp luật đại cương 2
6 61PML2GEL 2 30 0 60 61PML1PML
(General Law )
Ứng dụng công nghệ thông tin 1
7 61FIT1CSK 3 15 60 60
(Computer skills)
Ngoại ngữ 2_A1 3
8 61SFL3FL1 3 15 60 60
(Second Foreign Language Skills-A1)
9 61SFL3FL2 Ngoại ngữ 2_A2 4 15 90 75 61SFL3FL1 3

13
(Second Foreign Language Skills-A2)
Ngoại ngữ 2_1B1 4
10 61SFL3FL3 3 15 60 60 61SFL3FL2
(Second Foreign Language Skills-1B1)
Ngoại ngữ 2_2B1 4
11 61SFL3FL4 4 15 90 75 61SFL3FL3
(Second Foreign Language Skills-2B1)
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa 1
12 61FRE1SRS học 2 30 0 60
(Study and Research Skills)
Giáo dục Thể chất*
13 61PED1PED 3 0 90 45
(Physical Education)
Giáo dục Quốc phòng* 2
14 61NDE1NDS 8
(National Defence & Security Education)
II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 102
II.1 Khối kiến thức cơ sở ngành 10
Bắt buộc 6
Dẫn luận ngôn ngữ học
15 61VIP2INL 2 30 0 60 1
(Introduction to Linguistics)
Nhập môn Việt ngữ học
16 61VIP2IVL 2 30 0 60 61VIP2INL 2
(Introductory Vietnamese Linguistics)
Cơ sở văn hóa Việt Nam
17 61VIP2IVC 2 30 0 60 1
(Introduction to Vietnamese Culture)

14
Tự chọn 4
Tiếng Việt trong hành chức 3
18 61VIP2VIU 2 30 0 60
(Vietnamese in Use)
Văn bản tiếng Việt 3
19 61VIP2VTS 2 30 0 60
(Vietnamese Textual Studies)
Lịch sử văn minh thế giới 3
20 61VIP2HWC 2 30 0 60
(History of World Civilization)
Hà Nội học 3
21 61VIP2HAS 2 30 0 60
(Hanoi Studies)
Dụng học Việt ngữ 3
22 61VIP2VIP 2 30 0 60
(Vietnamese Pragmatics)
II.2 Khối kiến thức ngành 62
II.2.1 Khối kiến thức tiếng 46
Thực hành tiếng 1A1 1
23 61FRE11A1 4 15 90 75
(French Language Skills 1A1)
61FRE11A2 Thực hành tiếng 1A2 4 15 90 75 1
24
(French Language Skills 1A2) 61FRE11A1
61FRE12A2 Thực hành tiếng 2A2 4 15 90 75 2
25
(French Language Skills 2A2) 61FRE11A2
61FRE11B1 Thực hành tiếng 1B1 4 15 90 75 2
26
(French Language Skills 1B1) 61FRE12A2
27 61FRE22B1 Thực hành tiếng 2B1 4 15 90 75 61FRE11B1 3

15
(French Language Skills 2B1)
61FRE23B1 Thực hành tiếng 3B1 4 15 90 75 3
28
(French Language Skills 3B1) 61FRE22B1
61FRE21B2 Thực hành tiếng 1B2 4 15 90 75 3
29
(French Language Skills 1B2) 61FRE23B1
61FRE22B2 Thực hành tiếng 2B2 4 15 90 75 4
30
(French Language Skills 2B2) 61FRE21B2
61FRE23B2 Thực hành tiếng 3B2 3 15 60 60 4
31
(French Language Skills 3B2) 61FRE22B2
61FRE31C1 Thực hành tiếng 1C1 4 15 90 75 5
32
(French Language Skills 1C1) 61FRE23B2
61FRE32C1 Thực hành tiếng 2C1 4 15 90 75 6
33
(French Language Skills 2C1) 61FRE31C1
61FRE43C1 Thực hành tiếng 3C1 3 15 60 60 7
34
(French Language Skills 3C1) 61FRE32C1
II.2.2 Khối kiến thức Ngôn ngữ-Văn hóa 16
Bắt buộc 13
61FRE3FFC Văn hóa Pháp ngữ 3 45 0 90 61FRE23B1 5
35
(French and Francophone Cultural Studies)
61FRE3LI1 Ngôn ngữ học tiếng Pháp 1 3 45 0 90 61FRE23B1 5
36
(French Linguistics 1)
37 61FRE3LI2 Ngôn ngữ học tiếng Pháp 2 3 45 0 90 61FRE3LI1 6

16
(French Linguistics 2)
61FRE4LIT Văn học Pháp ngữ 4 60 0 120 7
38
(Francophone Literature) 61FRE23B2
Tự chọn 3
61FRE3INC Giao tiếp liên văn hóa 3 45 0 90 61FRE23B1 4
39
(Intercultural Communication)
61FRE3TAN Phân tích văn bản 3 45 0 90 61FRE23B1 4
40
(Text Analysis)
61FRE3COL Ngôn ngữ học đối chiếu 3 45 0 90 61FRE23B1 6
41
(Contrastive Linguistics)
II.3 Khối kiến thức chuyên ngành 30
II.3.1. Định hướng biên phiên dịch 30
Bắt buộc 24
61FRE3ITI Nhập môn Biên-Phiên dịch 2 30 0 60 61FRE22B2 5
42 (Introductory Translation and
Interpretation)
61FRE3IP1 Thực hành dịch nói 1 4 30 60 90 61FRE22B2 6
43
(Interpreting Practice 1)
61FRE3IP2 Thực hành dịch nói 2 4 30 60 90 61FRE3IP1 7
44
Interpreting Practice 2
61FRE4IP3 Thực hành dịch nói 3 3 15 60 60 61FRE3IP2 8
45
Interpreting Practice 3

17
61FRE3TP1 Thực hành dịch viết 1 4 30 60 90 61FRE22B2 6
46
(Translation Practice 1)
61FRE3TP2 Thực hành dịch viết 2 4 30 60 90 61FRE3TP1 7
47
(Translation Practice 2)
61FRE4TP3 Thực hành dịch viết 3 3 15 60 60 61FRE3TP2 8
48
(Translation Practice 3)
Tự chọn 6 45 90 180
Tự chọn Phiên dịch 6 45 90 180
61FRE2GEC Kinh tế đại cương 2 15 30 60 61FRE3ITI 5
49
(General Economics)
61FRE4LIR Pháp luật đại cương & Quan hệ quốc tế 2 15 30 60 61FRE3ITI 5
50
(General Law & International Relations)
61FRE3SIN Dịch nói có văn bản 2 15 30 60 61FRE3IP1 7
51
(Sight Interpretation)
61FRE4SCI Mô phỏng dịch hội thảo 2 15 30 60 61FRE3IP2 8
52
(Simulation for Conference Interpretation)
Tự chọn Biên dịch 6
61FRE2GEC Kinh tế đại cương 2 15 30 60 61FRE3ITI 5
53
(General Economics)
61FRE4LIR Pháp luật đại cương & Quan hệ quốc tế 2 15 30 60 61FRE3ITI 5
54
(General Law & International Relations)
55 61FRE4ITS Lược dịch - dịch tổng hợp văn bản 2 15 30 60 61FRE3TP1 7

18
(Integrated Translation Skills)
61FRE4TRE Biên dịch chuyên ngành kinh tế 2 15 30 60 61FRE3TP2 8
56
(Translation in Economics)
61FRE4LET Biên dịch chuyên ngành luật 2 15 30 60 61FRE3TP2 8
57
(Legal Translation)
II.3.2 Định hướng Du lịch 30
Bắt buộc 24
61FRE3ITO Nhập môn du lịch 3 15 60 60 61FRE22B2 5
58
Introductory Tourism
61FRE3FT1 Tiếng Pháp du lịch 1 4 30 60 60 61FRE22B2 5
59
French for Tourism 1
61FRE3FT2 Tiếng Pháp du lịch 2 4 30 60 60 61FRE3FT1 6
60
French for Tourism 2
61FRE3TMK Marketing du lịch 3 30 30 60 61FRE3FT1 7
61
Tourism Marketing
61FRE3TOG Địa lí du lịch 3 30 30 60 61FRE3FT1 6
62
Tourism Geography
61FRE4CTO Văn hóa và du lịch 4 30 60 60 61FRE3FT1 7
63
Culture and Tourism
61FRE4SUT Du lịch bền vững 3 30 30 60 61FRE3FT1 8
64
Sustainable Tourism
Tự chọn

19
61FRE4TGS Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 3 30 30 60 61FRE3FT1 7
65
Tour Guiding Skills
61FRE4TOP Điều hành du lịch 3 30 30 60 61FRE3FT1 7
66
Tourism Operation
61FRE4CTG Giao tiếp trong du lịch định hướng nghề 3 30 30 60 61FRE4TGS 8
hướng dẫn viên
67
Communication in Tourism for Tour
Guides
61FRE4CTS Giao tiếp trong du lịch định hướng nghề 3 30 30 60 61FRE4TOP 8
nhân viên văn phòng
68
Communication in Tourism for Tourist
Office Staff
III Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp 9
Kiến tập 6
69 61FRE4PRA 3
Practicum
70 61FRE4GRP Khóa luận tốt nghiệp / Graduation Paper 6 8
Môn thay thế KLTN
71 61FRE4INT Thực tập / Internship 6 8
Tổng (định hướng Biên phiên dịch) 154
Tổng (định hướng Du lịch) 154

20
8. Hướng dẫn thực hiện chương trình

8.1 Điều kiện thực hiện chương trình

8.1.1 Yêu cầu đối với giảng viên

- Giảng viên phải có kỹ năng sư phạm và được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ định kỳ.

- Giảng viên cần tích cực giao lưu trao đổi với các đồng nghiệp, các chuyên gia trong và
ngoài nước để cập nhật, nâng cao kiến thức và tiếp cận với các phương pháp dạy học mới phù
hợp với các điều kiện thực tế tại Việt Nam.

- Giảng viên phải có học vị thạc sỹ trở lên thuộc chuyên ngành ngôn ngữ, lý luận và
giảng dạy tiếng Pháp, quản lý giáo dục, dịch, du lịch, quản trị du lịch, quản trị kinh doanh và
các chuyên ngành tương đương; được hướng dẫn thực hiện chương trình để lên kế hoạch, lịch
trình giảng dạy, xây dựng và lựa chọn giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp chương trình.

- Giảng viên được tham gia các khóa hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ định kỳ hàng năm;

- Giảng viên có khả năng linh hoạt trong áp dụng chương trình, phát hiện, cân nhắc và đề
nghị điều chỉnh ngay những bất cập trong quá trình giảng dạy;

- Có phương pháp dạy học hiệu quả, tạo hứng thú cho người học với phương pháp dạy
học mới, tiên tiến, biết sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp, áp dụng ICT trong giảng dạy,
tạo các hoạt động trong giờ học để tạo hứng thú cho người học.

8.1.2 Yêu cầu đối với người học

- Người học có đam mê cũng như quan tâm tới ngôn ngữ và văn hóa Pháp ngữ, có hứng
thú, yêu thích học tiếng Pháp;

- Người học có thái độ và tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng kỹ năng giao tiếp
phù hợp với người nói tiếng Pháp cả về phương diện ngôn ngữ và phương diện văn hóa;

- Người học luôn có ý thức học hỏi chuyên ngành (dịch/du lịch) để có kiến thức đủ phục
vụ công việc sau khi tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động;

- Người học cần tích cực tham gia các hoạt động liên quan đến các cuộc thi viết, thi nói
tiếng Pháp và tìm hiểu văn hóa Pháp ngữ được tổ chức tại Việt Nam;

- Người học luôn tích cực giao lưu, hợp tác với cộng đồng Pháp ngữ, góp phần thúc đẩy
thêm mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước Pháp ngữ.

8.1.3 Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, học liệu giảng dạy

Lớp học tiếng Pháp có sĩ số tối đa là 30 sinh viên.

Phòng học phải có các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy cần thiết và hiện đại.

21
Người học và người dạy cần có đầy đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách bài tập và sách
tham khảo và các học liệu báo chí, tranh ảnh băng đĩa, video cần thiết cho mỗi giờ học cụ thể
theo đúng chủ điểm, chủ đề, nội dung và mục tiêu chương trình nêu ra.

8.1.4 Yêu cầu đối với công tác quản lý thực hiện chương trình

- Cần quản lý dạy học theo đúng thời lượng, nội dung quy định trong chương trình và
bám sát tài liệu giảng dạy đã được lựa chọn.

- Cần đánh giá phương pháp đã giảng dạy, tài liệu giảng dạy; áp dụng để điều chỉnh,
nâng cao hiệu quả dạy và học.

- Tổ chức và quản lý công tác đánh giá, kiểm tra theo đúng quy định nêu trong phần
kiểm tra, đánh giá.

- Tổ chức nhiều hoạt động với quy mô đa dạng trong quá trình dạy học để phát huy sự
tích cực chủ động, tự tin, nâng cao sự sáng tạo của người học.

- Hình thức và nội dung các hoạt động cần có tính đa dạng, thu hút hứng thú và đam mê
của người học, tạo tính cạnh tranh để cùng phấn đấu, phát triển và nâng cao năng lực.

- Ngoài các tài liệu giảng dạy chính cần kết hợp với các tài liệu, nguồn học liệu mới đa
dạng khác để giúp người học phát triển năng lực theo nhiều hướng tích cực.

- Khuyến khích người dạy sử dụng các thiết bị và ứng dụng dạy học hiện đại giúp người
học dễ tiếp thu kiến thức và phát triển được năng lực cá nhân.

- Các hoạt động đào tạo và dạy học luôn bám theo nội dung chương trình, để giúp người
học đạt được đúng kiến thức ngôn ngữ và thể hiện được các kỹ năng đề ra trong mục tiêu
chương trình và chuẩn đầu ra của chương trình.

- Trong quá trình đào tạo, giờ học trên lớp cần có sự lồng ghép cung cấp không chỉ kiến
thức mang tính lý thuyết về ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ, văn hóa mà còn cung cấp cho người
học các phương pháp học tập hiệu quả.

8.2 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động đào tạo và học tập

8.2.1 Yêu cầu chung về tổ chức hoạt động đào tạo và học tập

- Để có thể triển khai tốt chương trình, cần chú ý các yếu tố hết sức quan trọng và cần
thiết trong suốt quá trình từ xây dựng, thực hiện triển khai chương trình đến đánh giá quá
trình dạy và học để có những điều chỉnh phù hợp như sau:

- Luôn lấy người học-chủ thể của hoạt động đào tạo làm trung tâm trong suốt quá trình
đào tạo;

- Người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ và điều chỉnh hoạt động học tập
của người học;

22
- Trong quá trình thực hiện luôn bám sát mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chương
trình;

- Đánh giá năng lực thực tế của người học để có sự điều chỉnh về nội dung, thời lượng và
phương pháp giảng dạy phù hợp thực tế;

- Luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả, chất lượng với các thiết bị, học liệu
giảng dạy phù hợp;

- Tạo cơ hội cho người học phát triển, củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng - tập trung
vào thực hành ngôn ngữ tiếng Pháp

- Tạo điều kiện cho người học có cơ hội tiếp cận với các thông tin mới về văn hóa, ngôn
ngữ và xã hội Pháp ngữ để nâng cao khả năng giao tiếp tự tin, hiểu biết và phát triển kỹ năng
ngôn ngữ cho người học.

8.2.2 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động đào tạo và học tập

- Chú trọng giảng dạy một cách hệ thống;

- Tăng cường giao tiếp và tương tác tích cực giữa người dạy và người học, giữa người
học với nhau;

- Tổ chức nhiều hoạt động với quy mô đa dạng trong quá trình học để phát huy sự tích
cực chủ động, tự tin, nâng cao sự sáng tạo của người học;

- Hình thức và nội dung các hoạt động cần có tính đa dạng, thu hút hứng thú và đam mê
của người học, tạo tính cạnh tranh để cùng phấn đấu, phát triển và nâng cao năng lực;

8.3 Phương thức kiểm tra, đánh giá

8.3.1 Yêu cầu chung của kiểm tra, đánh giá

Mục đích của công tác kiểm tra, đánh giá là xác định thành tích và kết quả học tập, năng
lực của người học trong suốt quá trình đào tạo. Kết quả kiểm tra, đánh giá một cách chính xác
ở mỗi thời điểm, mỗi cấp độ của người học sẽ là cơ sở để có những điều chỉnh, định hướng về
mục tiêu, nội dung chương trình, thời lượng, phương pháp giảng dạy, tài liệu, giáo trình phù
hợp hơn để triển khai chương trình đào tạo hiệu quả. Do đó, công tác kiểm tra, đánh giá luôn
phải chú trọng tới các yêu cầu sau:

- Luôn bám sát nội dung và mục tiêu của chương trình đào tạo ;

- Hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng;

- Đánh giá cả trình độ các học phần theo mục tiêu đào tạo của chương trình đã đề ra;

- Thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ kiến thức và năng lực của người
học trong cả quá trình học tập.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được lồng ghép trong giờ học hoặc thông qua các

23
nhiệm vụ chuẩn bị và hoàn thành bài tập như: kiểm tra nội dung học ở bài trước, nội dung đã
được giao chuẩn bị ở nhà; thực hiện bài trên lớp; đánh giá thái độ, tinh thần học tập qua mức
độ chuyên cần, tham gia xây dựng bài của người học trong quá trình học tập.

- Kiểm tra đánh giá định kỳ được thực hiện: kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra cuối kỳ.

-  Kết quả của các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ giúp xác định được trình độ đạt được của
người học theo chuẩn ở từng trình độ theo mục tiêu đề ra của chương trình.

-  Hoạt động đánh giá phải được thực hiện theo cả định lượng và định tính. Định lượng là
hình thức chấm điểm còn định tính là nhận xét, xếp loại.

-  Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung, mục tiêu đề ra và bám sát chuẩn đầu ra
của chương trình đào tạo, giúp xác định được chúng ta có đạt được mục tiêu đào tạo hay
không.

8.3.2 Gợi ý hình thức đánh giá:

-Đánh giá thường xuyên bằng cách tính điểm chuyên cần, thái độ, tinh thần học tập, xây
dựng bài trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà với trọng số 10%;

-Đánh giá giữa học phần: tuỳ theo đặc thù từng môn học có thể sử dụng các hình thức
đánh giá khác nhau như làm bài tập lớn, bài tập nhóm, thuyết trình hoặc làm bài kiểm tra...
với trọng số 30% - 40%;

-Đánh giá cuối học phần: tuỳ theo đặc thù từng môn học có thể sử dụng các hình thức
đánh giá khác nhau như thuyết trình, tiểu luận, bài kiểm tra... với trọng số 50% - 60%.

8.4 Phát triển và lựa chọn sử dụng nguồn tài liệu phục vụ đào tạo và học tập

8.4.1 Yêu cầu chung về nguồn tài liệu phục vụ đào tạo và học tập

- Các giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn
giáo viên phải là các tài liệu được các cấp thẩm quyền phê duyệt và sử dụng chính thức ở các
cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm của người học và các
điều kiện đào tạo và học tập tại Việt Nam.

- Nội dung các tài liệu phải bám sát mục tiêu của chương trình, đáp ứng được nhu cầu và
mục đích học tập ban đầu của người học.

- Ngoài ra có thể tham khảo các nguồn học liệu đa dạng khác.

8.4.2 Phát triển và lựa chọn sử dụng các nguồn tài liệu phục vụ đào tạo và học tập

-  Chương trình đào tạo Cử nhân ngôn ngữ Pháp là căn cứ để phát triển hoặc lựa chọn
các tài liệu giảng dạy và học tập, sách hướng dẫn giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo v.v...
phù hợp với nhu cầu và mục đích đào tạo theo quy định chung của chương trình đào tạo. Nội
dung của các giáo trình, tài liệu giảng dạy cần đảm bảo đầy đủ các kiến thức, các kỹ năng

24
theo đúng mục tiêu đề ra của chương trình đào tạo như:

-  Ngôn ngữ chuẩn mực;

-  Cung cấp được các kiến thức cơ bản của ngành học;

-  Giúp người học nâng cao được năng lực, kỹ năng như mô tả ở mục 1;

-  Nội dung và độ khó của tài liệu giảng dạy phù hợp với năng lực của người học;

- Nguồn tài liệu phải được xây dựng có hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp. 

HIỆU TRƯỞNG

(ký tên, đóng dấu)

25
MA TRẬN QUAN HỆ GIỮA MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CTĐT

MỤC CHUẨN ĐẦU RA

TIÊU Vị trí
Kỹ năng
ĐÀO việc làm
Kiến thức Thái độ
TẠO

10 10 11 11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 13 1 2 3 4 5a 6a 5b 6b 7 8 9 10 11 1 2 3 1 2 3 4
a b a b

 
              x x x x x x  x x     x x x x         x   x x x x
MT1  

x
      x                     x             x   x   x   x x   x
MT2  

 
          x x             x   x x           x     X x   x x x x
MT3  

 
                x x x x x  x x x   x x x x x       x x x x   x
MT4  

MT5           x x   x x x x  x x x   x x x x x x   x x X x x x x   x

26
 

 
        x                                 x       x x x x x x
MT6 x

x
                x x x   x x x x         x x   x   x x x x x x
MT7  

 
x x x                                         x   X   x x x x x
MT8  

27
MA TRẬN QUAN HỆ GIỮA CĐR VÀ CÁC HỌC PHẦN TRONG CTĐT

CHUẨN ĐẦU RA
TT Mã học phần Tên học phần

Kiến thức Kỹ năng Thái độ

1 1 1 1
1 1 5 6 5 6 1 1
Chuẩn đầu ra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 0 1 1 1 2 3 4 7 8 9 1 2 3
2 3 a a b b 0 1
a b a b

I Khối kiến thức giáo dục đại cương

1 61PML1PML Triết học Mác - Lê-nin x x x

2 61PML1POE Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin x x x

3 61PML2SCS Chủ nghĩa xã hội khoa học x x x

4 61PML3HCM Tư tưởng Hồ Chí Minh x x x

28
5 61PML2HVC Lịch sử Đảng CSVN x x x

6 61PML1GEL Pháp luật đại cương x x x

7 61INT1CSK Ứng dụng CNTT x x x

8 61SFL3FL1 Ngoại ngữ 2_1A1 x x

9 61SFL3FL2 Ngoại ngữ 2_1A2 x x

10 61SFL3FL3 Ngoại ngữ 2_1B1 x x x x

11 61SFL3FL4 Ngoại ngữ 2_2B1 x x x x x

Phương pháp học tập và


12 61FRE1SRS x x x x x x x x x x x
nghiên cứu khoa học

13 61PED1PED Giáo dục Thể chất* x x x x

14 61PED1NDS Giáo dục Quốc phòng* x x x x

II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

29
II.1 Khối kiến thức cơ sở ngành

Bắt buộc

15 61VIP2IVL Nhập môn Việt ngữ học x x x

16 61VIP2INL Dẫn luận ngôn ngữ học x x x

17 61VIP2IVC Cơ sở văn hóa Việt Nam x x x

Tự chọn

18 61VIP2VIU Tiếng Việt trong hành chức x x x

19 61VIP2VTS Văn bản tiếng Việt x x x

20 61VIP2HWC Lịch sử văn minh thế giới x x x

21 61VIP2HAS Hà Nội học x x x

22 61VIP2VIP Dụng học Việt ngữ x x x

30
II.2 Khối kiến thức ngành

II.2.1 Khối kiến thức tiếng

23 61FRE11A1 Thực hành tiếng 1A1          x     x x x x x x x x x x

24 61FRE11A2 Thực hành tiếng 1A2          x     x x x x x x x x x x

25 61FRE12A2 Thực hành tiếng 2A2          x     x x x x x x x x x x

26 61FRE11B1 Thực hành tiếng 1B1          x     x x x x x x x x x x

27 61FRE22B1 Thực hành tiếng 2B1          x     x x x x x x x x x x

28 61FRE23B1 Thực hành tiếng 3B1          x     x x x x x x x x x x

29 61FRE21B2 Thực hành tiếng 1B2          x     x x x x x x x x x x

30 61FRE22B2 Thực hành tiếng 2B2          x     x x x x x x x x x x

31 61FRE23B2 Thực hành tiếng 3B2          x     x x x x x x x x x x

32 61FRE31C1 Thực hành tiếng 1C1          x     x x x x x x x x x x

33 61FRE32C1 Thực hành tiếng 2C1          x     x x x x x x x x x x

34 61FRE43C1 Thực hành tiếng 3C1          x     x x x x x x x x x x

31
II.2.2 Khối kiến thức Ngôn ngữ-Văn hóa

Bắt buộc

35 61FRE3FFC Văn hóa Pháp ngữ         x x x x x x

36 61FRE3LI1 Ngôn ngữ học tiếng Pháp 1         x x x x x x x x x x x x x x x x x x

37 61FRE3LI2 Ngôn ngữ học tiếng Pháp 2         x x x x x x x x x x x x x x x x x x

38 61FRE4LIT Văn học Pháp ngữ x x x x x x

39 61FRE3INC Giao tiếp liên văn hóa         x x x x x x x x x x x x x x x x x

40 61FRE3TAN Phân tích văn bản         x x x x x x x x x x x x x x x x

41 61FRE3COL Ngôn ngữ học đối chiếu         x x x x x x x x

II.3 Khối kiến thức Chuyên ngành

Định hướng Biên phiên dịch

42 61FRE3ITI Nhập môn Biên-Phiên dịch         x x x x x x x x x x x

32
43 61FRE3IP1 Thực hành dịch nói 1         x x x x x x x x x x x x

44 61FRE3IP2 Thực hành dịch nói 2 x x x x x x x x x x x x x

45 61FRE4IP3 Thực hành dịch nói 3 x x x x x x x x x x x x x x

46 61FRE3TP1 Thực hành dịch viết 1 x x x x x x x x x x x x

47 61FRE3TP2 Thực hành dịch viết 2 x x x x x x x x x x x x x

48 61FRE4TP3 Thực hành dịch viết 3 x x x x x x x x x x x x x x

Tự chọn

Tự chọn phiên dịch

49 61FRE2GEC Kinh tế đại cương             x x x x x x x x x x x x

61FRE4LIR Pháp luật Đại cương & Quan hệ


50             x x x x x x x x x x x x
Quốc tế

51 61FRE3SIN Dịch nói có văn bản           x x x x x x x x x x x x x

52 61FRE4SCI Mô phỏng dịch hội thảo x x x x x x x x x x x x x

Tự chọn Biên dịch

33
53 61FRE2FEC Kinh tế đại cương             x x x x x x x x x x x x

61FRE4LIR Pháp Luật Đại cương & Quan hệ


54             x x x x x x x x x x x x
Quốc tế

61FRE4ITS Lược dịch - dịch tổng hợp văn


55 x x x x x x x x x x x x x
bản

56 61FRE4TRE Biên dịch chuyên ngành kinh tế x x x x x x x x x x x x x

57 61FRE4LET Biên dịch chuyên ngành luật x x x x x x x x x x x x x

Định hướng Du lịch

Bắt buộc

58 61FRE3INT Nhập môn du lịch               x x x x x x x x x

59 61FRE3FT1 Tiếng Pháp du lịch 1               x x x x x x x x x x x x x x

60 61FRE3FT2 Tiếng Pháp du lịch 2               x x x x x x x x x x x x x x

61 61FRE3TMK Marketing du lịch             x x x x x x x x x x x x x x

62 61FRE3TOG Địa lí du lịch x x x x x x x x x x x x x x

63 61FRE4CTO Văn hóa và du lịch x x x x x x x x x x x x x x x

34
64 61FRE4SUT Du lịch bền vững x x x x x x x x x x x x x x

Tự chọn

65 61FRE4TGU Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch            x x x x x x x x x x x x x x x x

66 61FRE4TOP Điều hành du lịch             x x x x x x x x x x x x x x

61FRE4CTG Giao tiếp trong du lịch định


67 x x x x x x x x x x x x x x x
hướng nghề hướng dẫn viên

61FRE4CTS Giao tiếp trong du lịch định

68 hướng nghề nhân viên văn             x x x x x x x x x x x x x x

phòng

III Kiến tập/Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp

69 61FRE4PRA Kiến tập/ Practicum x x x x x x x x x x x x x x x x x x x

Thực tập /
70 61FRE4INT x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
Internship

Khóa luận tốt nghiệp


71 61FRE4GRP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
Graduation Paper

35
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN

THỰC HÀNH TIẾNG 1A1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 1A1

- Tiếng Anh: French Language Skills 1A1

1.2. Mã học phần: 61FRE11A1

1.3. Học phần tiên quyết: Không

1.4. Số tín chỉ: 04

1.5. Số giờ tín chỉ:

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hòa TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 buikhanhlinh1994@gmail
Bùi Khánh Linh ThS Thực hành tiếng
.com

4 Nguyễn Thu Hiền ThS hiennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần 1A1 cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản của tiếng
Pháp, nhằm phát triển các kỹ năng thực hành tiếng về: nghe, nói, đọc và viết ở giai đoạn đầu
bậc 1 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam, giúp người học có thể làm chủ được những
kiến thức cơ bản nhất của tiếng Pháp: làm quen với ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói
riêng, phân biệt tiếng Pháp và các ngôn ngữ thông dụng khác, tự giới thiệu được bản thân, đặt
câu hỏi đơn giản về thông tin cá nhân của người khác, có thể giao tiếp được trong phạm vi lớp
học khi người đối thoại nói chậm, rõ ràng.

Ngoài ra, học phần cũng nhằm luyện tập cho người học về cách phát âm của các nguyên
âm, phụ âm, các cách ghép vần trong tiếp Pháp.

36
4. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn thành học phần 1A1, người học có thể:

MT1: Có thể giao tiếp đơn giản với người bản ngữ với điều kiện người bản ngữ nói
chậm, phát âm rõ ràng, câu hỏi đơn giản.

MT2: Có thể nghe hiểu và nhắc lại các câu đơn, đoạn hội thoại đơn giản.

MT3: Có thể hiểu được được các đoạn văn ngắn xoay quanh các chủ đề đã học.

MT4: Có thể viết chữ, cụm từ, câu đơn giản, đoạn văn đơn giản về chủ đề bản thân, gian
đình, học tập, công việc, sinh hoạt hàng ngày.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KT1: Nhận biết và mô phỏng được kiến thức ngôn ngữ đơn giản sử dụng trong các tình
huống giao tiếp nói và viết Bậc 1 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam

KT2: Phân biệt được các thời động từ hiện tại, đặc điểm của tính từ trong tiếng Pháp.

KT3: Nhận biết, ghi nhớ được các từ và ngữ về các chủ điểm: lễ hội, du lịch, địa lý, khí
hậu, hoạt động giải trí.

KT4: Mô phỏng được cách phát âm chuẩn các từ và ngữ tiếng Pháp đã được học, đồng
thời có thể điều chỉnh âm điệu theo từng trường hợp giao tiếp.

5.2. Kỹ năng

KN1: Nghe: Có thể nhận biết và tổng hợp được thông tin những đoạn hội thoại ngắn, có
cấu trúc đơn giản được diễn đạt chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để thu nhận và xử lý thông
tin, về các chủ đề cá nhân cơ bản, hoạt động sinh hoạt thường ngày.

KN2: Nói: Có thể giải thích, hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ đề rất
quen thuộc như bản thân, gia đình, trường học hoặc nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày; bắt
chước cách phát âm và nhấn trọng âm từ trong tiếng Pháp.

KN3: Đọc: Nhận biết được thông tin các văn bản ngắn, có nội dung đơn giản về các chủ
đề thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.

KN4: Viết: Tạo ra những cụm từ, câu ngắn đơn giản; viết bưu thiếp; điền thông tin cá
nhân vào bảng mẫu đơn giản.

KN5: Tra cứu, khai thác thông tin về học ngoại ngữ; sử dụng các phương tiện truyển
thông khác nhau; quản lý thời gian để việc học đạt hiệu quả.

37
5.3. Thái độ

TĐ1: Thể hiện sự tự tin, niềm đam mê, sự sẵn sàng và khả năng hợp tác với giảng viên
và bạn học.

TĐ 2: Hình thành tình cảm yêu mến ngôn ngữ và văn hóa Pháp.

TĐ 3: Có phẩm chất đạo đức, thực hiện tốt yêu cầu của giáo viên một cách chủ động, tự
giác.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Trong học phần, giảng viên kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau để đạt được
mục tiêu học phần.

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của
dạy giảng viên người học

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm được
nhóm - Gợi ý hướng dẫn lựa chọn phân công;
đề tài; - Chọn, tiếp cận đề tài;
- Giao nhiệm vụ; - Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
- Giám sát hoạt động từng kiến chung của cả nhóm;
nhóm; - Trình bày kết quả thảo luận;
- Đánh giá; - Tiếp thu ý kiến nhận xét của
giảng viên và các bạn.
- Tổng kết.

Phương pháp - Đầu buổi học: cùng sinh - Tìm từ xung quanh chủ đề
Brainstorming viên xác định chủ đề của bài của bài học.
học. - Ghi chép từ vào vở dưới
- Yêu cầu người học tìm các dạng Sơ đồ tư duy.
từ, cụm từ (tiếng Pháp hoặc
tiếng Việt/tiếng Anh) liên
quan tới nội dung của bài
học. Nếu từ của người học là
tiếng Việt/tiếng Anh, giáo
viên trợ giúp để dịch sang
tiếng Pháp.
- Trình bày bảng dưới dạng
Sơ đồ tư duy.
- Lồng ghép các từ khó của
bài học vào phần này.

Phương pháp thuyết Sử dụng tối đa tiếng Pháp Người học được yêu cầu giao
trình trong giờ học để giúp người tiếp nhiều trong lớp thông qua
học có thể làm quen với giao các bài tập giả định tình
tiếp bằng tiếng Pháp. huống, đóng vai, bài tập nhóm

38
Sử dụng máy tính, máy nghe hoặc diễn thuyết cá nhân.
CD cho người học xem Người học làm cái bài tập
video và nghe các bài tập thực hành về từ vựng, ngữ
trong giáo trình hoặc các tài pháp để áp dụng lý thuyết đã
liệu bổ sung. học.
- Đặt câu hỏi, gợi ý giúp
người học trả lời.

Phương pháp hướng dẫn Đặt câu hỏi, gợi ý giúp Ngoài giờ học Lý thuyết và
người học phương pháp người học trả lời. Thực hành trên lớp, người học
tự học, tự làm các dự án - Cho các bài tập thực hành tự thực hành riêng và theo
nhỏ để thực hành giao tiếp, từ vựng, ngữ pháp, nhóm với nhau, thực hiện các
dự án nhỏ để áp dụng các kiến
bài tập nhóm.
thức, kỹ năng đã học
- Gợi ý cho người học thực
hiện các dự án nhỏ để thực
hành ngôn ngữ v.v

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Giáo trình, đĩa CD, sách bổ trợ các kỹ năng.


- Máy tính, loa, máy chiếu, đầu đọc CD, DVD.
- Phòng học tiếng.
8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

11 Đánh giá -Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80% 10%


chuyên cần giờ lên lớp
-Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra bài tập về -Trả lời được tối thiểu 1/2
số câu hỏi; tích cực xây
nhà
dựng bài
-Hoàn thành bài tập về
nhà

52 Đánh giá giữa Bài thi ngữ pháp từ - Hiểu các qui tắc ngữ 30%
học phần vựng pháp
- Vận dụng kiến thức đã
học để hoàn thành bài tập
ngữ pháp, từ vựng

33 Đánh giá kết - Thi 4 kỹ năng: Nghe - Thang điểm 10 cho mỗi 60%
thúc học phần hiểu (15%), Đọc hiểu bài thi.

39
(15%), Nói (15%), - Chấm điểm 4 bài thi
Viết (15%) theo thang điểm mà giáo
- Người học đủ điều viên ra đề chuẩn bị. Tổng
kiện dự thi phải tham hợp điểm các bài thi
dự tối thiểu 80% thời thành một đầu điểm.
gian lên lớp theo quy
định.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Phần 1: Tự giới thiệu 5 30 25

Kỹ năng giao tiếp, xã hội: HL1 [Trg 14-29]


- Tự giới thiệu bản thân
- Hỏi/Đưa thông tin cá nhân HL2 [Trg 04-08]

Ngữ pháp:
- Các tính từ chỉ quốc tịch
- Các động từ để tự giới thiệu
bản thân
- Các mạo từ
- Giống đực và giống cái của
tên các nước

Từ vựng:
- Giới từ
- Từ chỉ tên các ngôn ngữ

40
- Số đếm 0-69

Ngữ âm:
- Bảng chữ cái tiếng Pháp
- Nối âm trong các câu trúc nói

2 Phần 2: Làm quen với người 5 30 25


khác

Kỹ năng giao tiếp, xã hội: HL1 [Trg 14-37]


- Học số đếm
- Hỏi giá HL2 [Trg 09-16]
- Nói về ước mơ và đam mê
của bản thân

Ngữ pháp:
- Các mạo từ
- Giống đực và giống cái của
tên các nước
- Tính từ sở hữu
- Tính từ nghi vấn
- Động từ nhóm 1
- Các động từ nền tảng: être,
avoir, s’appeler…

Từ vựng:
- Số đếm 0-99
- Thời điểm trong một ngày,
các ngày trong một tuần, các
tháng trong 1 năm
- Từ vựng về một số hoạt động
vui chơi giải trí.

Ngữ âm:
- Phân biệt âm [s] và [z]
- Phân biệt các âm câm
- Các động từ kết thúc bằng –er

3 Phần 3: Nói về vị trí và địa 5 30 25 HL1 [Trg 44-55]


điểm

41
Kỹ năng giao tiếp, xã hội:
- Xác định và định vị một địa HL2 [Trg 20-28]
điểm trong thành phố
- Nói về thành phố của mình
- Hỏi/Yêu cầu lời giải thích
- Hỏi thông tin về một nơi ở
- Đặt phòng
- Cám ơn/ Trả lời lại một bức
thư cám ơn
- Chỉ đường
- Chỉ phương tiện giao thông
- Viết bưu thiếp
- Đưa ra cảm nhận về một nơi
chốn
- Nói về các hoạt động, sở
thích cá nhân
- Nói về thời tiết

Ngữ pháp:
- Các mạo từ
- Vì sao / Bởi vì
- Câu hỏi đóng và câu hỏi mở
- Các động từ prendre,
descendre, aller, venir.
- Giới từ với tên nước

Từ vựng:
- Địa điểm trong thành phố
- Từ vựng về nơi ở và cách đặt
phòng.
- Cách định vị một nơi chốn
- Từ liên quan tới thư tín

Ngữ âm:
- Ngữ điệu của câu hỏi
- Nối âm, lược âm

11. Hướng dẫn tự học

42
11.1 Nội dung tự học

Nội dung ngữ pháp trong tài liệu Giáo trình 1: động từ thời hiện tại, giới từ, tính từ chỉ
quốc tịch, tính từ sở hữu, câu hỏi trong tiếng Pháp.

Nội dung thuộc kĩ năng giao tiếp: tự giới thiệu bản thân, thông thuộc tên các nước, quốc
tịch tương ứng, nói, viết, nghe hiểu và đọc hiểu về giấc mơ, sở thích, chỉ đường, kì nghỉ.

Người học luyện phát âm, tập đọc to với Google translate, file nghe trong sách giáo
khoa. Để luyện kĩ năng nghe, người học tự nghe các file nghe ở nhà, sau đó viết lại ra giấy
những gì nghe được. Sau khi viết xong, người học tự kiểm tra lại với đáp án có sẵn ở cuối các
sách.

Người học chủ động tìm xem các video, clip trên Youtube liên quan tới nội dung học
trên lớp.

STT Nội dung Học liệu

1 Giới từ HL6 [Trg 146-149]

2 Tính từ chỉ quốc tịch HL 5 [Trg 11-16]

3 Tính từ sở hữu HL6 [Trg 42-45]

4 Câu hỏi trong tiếng Pháp HL 5 [Trg 18-20]

5 Giới thiệu bản thân HL3 [Trg 6-25]


HL4 [Trg 8-13]

HL5 [Trg 11-17]

6 Giới thiệu về sở thích của bản thân HL4 [Trg 14-19]

7 Chỉ đường HL3 [Trg 34-39]

8 Kể về kì nghỉ của bản thân HL3 [Trg 40-45]

HL8 [Trg 78-83]

11.2. Phương pháp tự học

Người học cần:

Đọc kĩ, nắm vững chuẩn đầu ra của học phần, chủ động, tích cực học tập bám sát mục
tiêu và nội dung học phần.

43
Làm thêm bài tập ngữ pháp trong học liệu tham khảo số 6 theo các chủ đề đã nêu tại
phần nội dung tự học.

Tự làm thêm bài tập về các chủ điểm đã nêu tại gạch đầu dòng thứ hai phần nội dung tự
học trong học liệu 3,4,5, 7, 8. Tự xem phần mục lục của học liệu, tự làm và so sánh đáp án.
Tích cực hỏi người học cùng hoặc giảng viên về những vấn đề người học chưa rõ.

Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ.

Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

Người học có thể tự học và ôn tập kiến thức thông qua ứng dụng Duolingo.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website học tiếng Pháp

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Kizirian, V. M., Daill, E., Berthet, A., Hugot, C. & Waendendries, M. (2012). Alter
Ego + 1. Paris, France: Hachette.

2. Kizirian, V. M., Daill, E., Berthet, A., Hugot, C. & Waendendries, M. (2012). Alter
Ego + 1: Cahier d’activités. Paris, France: Hachette.

12.2 Tài liệu tham khảo

1. Barfety, M. & Beaujoin, P. (2004). Compréhension orale 1. Paris, France: Clé


international.

2. Barfety, M. & Beaujoin, P. (2004). Expression orale 1. Paris, France: Clé


international. Crépieux, G., Mensdorff-Pouilly, L., Sperandio, C. (2015). Vocabulaire
essentiel du français niveau. Paris: Didier.

3. Loiseau, Y. (2015). Grammaire essentielle du français A1-A2. Paris: Didier.

4. Poisson-Quinton, S. (2004). Compréhension écrite 1. Paris, France: Clé international.

5. Poisson-Quinton, S. (2004). Expression écrite 1. Paris, France: Clé international.

44
THỰC HÀNH TIẾNG 1A2

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 1A2

- Tiếng Anh: French Language Skills 1A2

1.2. Mã học phần: 61FRE11A2

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE11A1

1.4. Số tín chỉ: 04

1.5. Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hòa TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh
ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng
Huyền

3 buikhanhlinh1994@gmail.co
Bùi Khánh Linh ThS Thực hành tiếng
m

4 Nguyễn Thu Hiền ThS hiennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Môn Thực hành tiếng 1A2 tiếp nối học phần A1, tiếp tục củng cố các kỹ năng tiếng
(nghe, nói, đọc, viết) cho người học ở cuối Bậc 1, đầu Bậc 2 theo KNLNN 6 bậc dùng cho
Việt Nam. Học phần trang bị cho người học khả năng hiểu và diễn đạt được một số nội dung
liên quan đến đời sống hàng ngày, những gì cụ thể liên quan trực tiếp đến bản thân mình.
Đồng thời, qua hoạt động học tập, người học phát triển các phẩm chất cần thiết như khả năng
tự học, tự tìm hiểu kiến thức, biết chia sẻ thông tin có giá trị và chất lượng.

4. Mục tiêu của học phần

Hoàn thành Thực hành tiếng 1A2, người học có thể:

MT1: Sử dụng các cấu trúc quen thuộc trong đời sống hằng ngày để tự giới thiệu về bản

45
thân, giới thiệu người khác, đặt câu hỏi đơn giản cho người khác về nơi ở, các mối quan hệ,
giới thiệu đồ vật mà mình sở hữu đồng thời đáp lại được các câu hỏi trong cùng các lĩnh vực
trên. Có thể giao tiếp đơn giản với người bản ngữ nói chậm, rõ ràng;

MT2: Có khả năng nghe hiểu các câu đơn giản, hội thoại ngắn về các chủ đề: mua sắm,
sở thích, du lịch, dự định tương lai, gia đình, sự việc trong quá khứ;

MT 3: Có thể đọc hiểu những đoạn văn ngắn, đơn giản như giấy mời, bưu thiếp, thông
báo;

MT4: Có thể viết bưu thiếp, viết thư kể về gia đình, bạn bè, dự định tương lai, chuyện
trong quá khứ.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

KT1: Nhận biết và ghi nhớ những kiến thức ngữ Pháp, từ vựng, ngữ âm ở giai đoạn cuối
Bậc 1 và đầu Bậc 2 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

KT2: Ghi nhớ các kiến thức thuộc kĩ năng giao tiếp và văn hóa liên quan tới gia đình, dự
định, du lịch, sở thích, công việc trong gia đình, các địa điểm trong thành phố.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Có thể sử dụng những lối nói thân mật và thông dụng hàng ngày cũng như những
diễn ngôn rất đơn giản nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.

KN2: Có thể vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp để giao tiếp đơn giản, với điều kiện
người đối thoại sẵn sàng nhắc lại, cấu trúc lại câu, nói chậm hơn khi cần thiết; có thể nói câu
đơn giản, diễn đạt ý mình muốn nói; có thể đặt các câu hỏi đơn giản liên quan tới các chủ đề
quen thuộc gặp trong đời sống hằng ngày và trả lời các câu hỏi đó.

KN3: Có thể nhận biết và tiếp nhận thông tin trong các chủ đề quen thuộc trong cuộc
sống hằng ngày, các cấu trúc câu thông dụng về bản thân, gia đình và môi trường gần gũi với
mình, nhất là khi người khác nói chậm, rõ ràng.

KN4: Có thể nhận biết và hiểu được các từ quen thuộc về cuộc sống hằng ngày, các từ và
cấu trúc ngữ pháp đơn giản.

KN5: Có khả năng vận dụng kiến thức để viết được bưu thiếp, ví dụ: bưu thiếp viết từ
nơi đi nghỉ hè; có thể điền thông tin cá nhân và các biểu mẫu, ví dụ: có thể điền tên, địa chỉ,
quốc tịch vào biểu đăng ký thuê phòng khách sạn.

KN6: Kỹ năng mềm: Có kỹ năng làm việc theo nhóm, tự học, tự tra từ điển và sử dụng

46
công nghệ thông tin để tìm tài liệu, thông tin phục vụ việc học.

5.3. Thái độ

TĐ 1: Có thái độ học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, hồi đáp lại giáo viên, tức
tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp. Hiểu được tầm quan trọng
của học phần.

TĐ 2: Nuôi dưỡng tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp

TĐ 3: Có khả năng hợp tác với người cùng học

TĐ 4: Tích cực tự ôn tập, tự giác thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học.

TĐ 5: Thực hiện nghiêm túc có sáng tạo bài tập được giao.

TĐ 6: Có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ, có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề
nghiệp, trách nhiệm công dân.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
viên người học

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm
nhóm - Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề được phân công;
tài; - Chọn, tiếp cận đề tài;
- Giao nhiệm vụ; - Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
kiến chung của cả nhóm;
- Giám sát hoạt động từng nhóm;
- Trình bày kết quả thảo
- Đánh giá;
luận;
- Tổng kết.
- Tiếp thu ý kiến nhận xét
của giảng viên và các bạn.

Phương pháp - Đầu buổi học: cùng sinh viên - Tìm từ xung quanh chủ
Brainstorming xác định chủ đề của bài học. đề của bài học.
- Yêu cầu người học tìm các từ, - Ghi chép từ vào vở dưới
cụm từ (tiếng Pháp hoặc tiếng dạng Sơ đồ tư duy.
Việt/tiếng Anh) liên quan tới nội
dung của bài học. Nếu từ của
người học là tiếng Việt/tiếng
Anh, giáo viên trợ giúp để dịch
sang tiếng Pháp.
- Trình bày bảng dưới dạng Sơ
đồ tư duy.
- Lồng ghép các từ khó của bài
học vào phần này.

47
Phương pháp thuyết trình Sử dụng tối đa tiếng Pháp trong Người học được yêu cầu
giờ học để giúp người học có thể giao tiếp nhiều trong lớp
làm quen với giao tiếp bằng thông qua các bài tập giả
tiếng Pháp. định tình huống, đóng vai,
Sử dụng máy tính, máy nghe CD bài tập nhóm hoặc diễn
cho người học xem video và thuyết cá nhân.
nghe các bài tập trong giáo trình Người học làm cái bài tập
hoặc các tài liệu bổ sung. thực hành về từ vựng, ngữ
- Đặt câu hỏi, gợi ý giúp người pháp để áp dụng lý thuyết
đã học.
học trả lời.

Phương pháp hướng dẫn Đặt câu hỏi, gợi ý giúp người Ngoài giờ học Lý thuyết
người học phương pháp học trả lời. và Thực hành trên lớp,
tự học, tự làm các dự án - Cho các bài tập thực hành giao người học tự thực hành
nhỏ để thực hành tiếp, từ vựng, ngữ pháp, bài tập riêng và theo nhóm với
nhau, thực hiện các dự án
nhóm.
nhỏ để áp dụng các kiến
- Gợi ý cho người học thực hiện thức, kỹ năng đã học
các dự án nhỏ để thực hành ngôn
ngữ v.v

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, đĩa CD.

- Máy tính có nối mạng, loa, máy chiếu, đài nghe CD.

- Phòng lab có nối mạng đủ cho người học sử dụng.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

T Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số


T

1 Đánh giá -Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80% 10%


chuyên cần giờ lên lớp;
-Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra bài tập về nhà -Trả lời được tối thiểu 1/2
số câu hỏi;
-Mức độ hoàn thành bài
tập về nhà

2 Đánh giá giữa - Bài thi 2 kỹ năng: - Người học trả lời câu hỏi 30%
học phần Nghe hiểu trắc nghiệm hoặc tự luận
sau hai lần nghe

3 Đánh giá kết - Bài thi kĩ năng Đọc - Thang điểm 10 cho mỗi 60%
thúc học phần hiểu bài thi. Người học trả lời
đúng câu hỏi, không chép

48
- Người học đủ điều y nguyên nội dung văn
kiện dự thi phải tham bản.
dự tối thiểu 80% thời - Chấm điểm 2 bài thi theo
gian lên lớp theo quy thang điểm mà giáo viên ra
định. đề chuẩn bị. Tổng hợp
điểm các bài thi thành một
đầu điểm.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.
- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.
- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.
10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Chủ đề 1: Thể thao và truyền 15 90 75 HL1 [Trg 62-65]


hình
- Ngữ pháp: các động từ chỉ
cảm xúc, giống đực và cái của
các nghề nghiệp trong tiếng
Pháp.
- Từ vựng: tên các nghề
nghiệp, các hoạt động thể thao
và văn hoá.
- Văn hóa: các kênh truyền
hình, các hình thức giải trí, văn
hoá tại Pháp.
- Thực hành: trình bày được về
sở thích và nghề nghiệp.

2 Chủ đề 2: Gặp gỡ, hẹn hò HL1 [Trg 66-69]


- Ngữ pháp: giống đực, giống
cái và số nhiều của các tính từ
chỉ phẩm chất.
- Từ vựng: ngoại hình và tính

49
cách của con người.
- Văn hóa: hiểu về sự khác biệt
trong cách suy nghĩ giữa nam
và nữ ở Pháp.
- Thực hành: nói về bản thân,
nói về các sở thích và miêu tả
một người.

3 Chủ đề 3: Gia đình HL1 [Trg 70-73]


Ngữ pháp: Tính từ sở hữu,
động từ dire.
- Từ vựng: các sự kiện trong
gia đình, các bộ phận trên cơ
thể người.
- Văn hóa: làm quen với các
hình thức báo tin về các sự
kiện trong gia đình của người
Pháp.
- Thực hành: kể về gia đình,
hiểu một tờ giấy báo tin, thông
báo một sự kiện gia đình, hỏi
và đưa ra thông tin về ai đó.

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Nội dung ngữ pháp trong tài liệu Giáo trình 1: giống đực và giống cái trong nghề nghiệp
tiếng Pháp, giống đực và giống cái của các tính từ chỉ phẩm chất, tính từ sở hữu.

Nội dung thuộc kĩ năng giao tiếp: tự giới thiệu về sở thích và nghề nghiệp, miêu tả về
một người, kể về gia đình, thông báo về 1 sự kiện trong gia đình, hỏi và đưa ra thông tin về ai
đó.

Người học luyện phát âm, tập đọc to với Google translate, file nghe trong sách giáo
khoa. Để luyện kĩ năng nghe, người học tự nghe các file nghe ở nhà, sau đó viết lại ra giấy
những gì nghe được. Sau khi viết xong, người học tự kiểm tra lại với đáp án có sẵn ở cuối các
sách.

Người học chủ động tìm xem các video, clip trên Youtube liên quan tới nội dung học
trên lớp.

Cụ thể, người học có thể học theo các nội dung sau:

STT Nội dung Học liệu

50
1 Tính từ chỉ phẩm chất HL5 [Trg 14-15]

2 Động từ phản thân HL5 [26-27]

3 Mệnh lệnh thức HL 4 [Trg 36-37]

4 Thời quá khứ HL 5 [Trg 110-111]

Các hoạt động thể thao và văn


5 HL 6 [Trg 140-145]
hoá

6 Ngoại hình HL 6 [Trg 42-45]

7 Bộ phận trong cơ thể con người HL 6 [Trg 34-37]

HL 3 [Trg 12-13]
8 Giới thiệu về gia đình
HL 6 [Trg 14-17]

9 Đại từ nhấn mạnh HL 3 [Trg 34-35]

10 Thông báo về một sự kiện HL 7 [Trg 17-22]

Hỏi và đưa ra thông tin của ai


11 HL 7 [Trg 12-16]
đó

http://monde.bonjourdumonde.com/
Các kênh Youtube, các trang https://www.francaisfacile.com/
12
học tiếng Pháp online https://www.francaisfacile.com/
https://apprendre.tv5monde.com/fr

11.2. Phương pháp tự học

Người học cần:

Đọc kĩ, nắm vững chuẩn đầu ra của học phần, chủ động, tích cực học tập bám sát mục
tiêu và nội dung học phần.

Làm thêm bài tập ngữ pháp trong học liệu tham khảo số 5 theo các chủ đề đã nêu tại
phần nội dung tự học.

Tự làm thêm bài tập về các chủ điểm đã nêu tại gạch đầu dòng thứ hai phần nội dung tự
học trong học liệu 3, 4, 6, 7, 8. Tự xem phần mục lục của học liệu, tự làm và so sánh đáp án.
Tích cực hỏi người học cùng hoặc giảng viên về những vấn đề người học chưa rõ.

Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ.

51
Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website học tiếng Pháp

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Kizirian, V. M., Daill, E., Berthet, A., Hugot, C. & Waendendries, M. (2012). Alter
Ego + 1. Paris, France: Hachette.

2. Kizirian, V. M., Daill, E., Berthet, A., Hugot, C. & Waendendries, M. (2012). Alter
Ego + 1: Cahier d’activités. Paris, France: Hachette.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Barfety, M. & Beaujoin, P. (2004). Compréhension orale 1. Paris, France: Clé


international.

2. Barfety, M. & Beaujoin, P. (2004). Expression orale 1. Paris, France: Clé


international.

3. Grégoire, M. (2005). Grammaire progressive du français. Niveau débutant. Paris:


France: Clé international.

4. Michel, C. (2010). Vocabulaire progressive du français. Paris: France: Clé


international.

5. Poisson-Quinton, S. (2004). Expression écrite 1. Paris, France: Clé international.

52
THỰC HÀNH TIẾNG 2A2

1. Thông tin chung

1.7. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 2A2

- Tiếng Anh: French Language Skills 2A2

1.8. Mã học phần: 61FRE12A2

1.9. Học phần tiên quyết: 61FRE11A2

1.10. Số tín chỉ: 04

1.11. Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.12. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hòa TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 giangbth@hanu.edu.v
Bùi Thị Hà Giang ThS Thực hành tiếng
n

4 Nguyễn Thu Hiền ThS hiennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3. Mô tả nội dung học phần


Học phần củng cố kiến thức đã học ở thực hành tiếng 1A2, đồng thời trang bị thêm cho
người học kiến thức từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu ở giai đoạn cuối Bậc 2 theo KNLNN 6 bậc
dùng cho Việt Nam, tạo tiền đề giúp người học chuyển sang trình độ 1B1. Học phần giúp
người học hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên, liên quan đến nhu cầu
giao tiếp cơ bản trong đời sống sinh hoạt hàng ngày: các thông tin về bản thân, mua bán hàng
ngày, đi khám bệnh, đặt lịch hẹn, đặt nhà hàng, khách sạn.
4. Mục tiêu của học phần
Thực hành tiếng 2A2 cung cấp những kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa giúp người học có
thể:
MT1: Vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp để trao đổi thông tin, giao tiếp trong những

53
chủ đề gần gũi, những tình huống đơn giản thường gặp.
MT2: Áp dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp, hiểu biết văn hóa để hiểu câu độc lập và
những lối nói thông dụng liên quan đến một số lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu (giới thiệu bản
thân và gia đình, mua sắm, môi trường gần kề, công việc).
MT3: Vận dụng kiến thức để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp đơn giản thông qua
những từ, ngữ và cấu trúc được học, ví dụ: viết thư xin nghỉ học, viết thư miêu tả căn nhà kì
nghỉ.
MT4: Vận dụng vốn từ, vốn hiểu biết về văn hóa để đọc hiểu đoạn văn ngắn về các chủ
đề có liên quan mật thiết tới đời sống hàng ngày: công việc, mua sắm, thư viện, các hoạt động
văn hóa.
5. Chuẩn đầu ra
Kết thúc học phần, người học có thể:
5.1. Kiến thức
Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:
KT1: Kĩ năng giao tiếp: Nhận biết và ghi nhớ các cụm từ, cách diễn đạt trong các tình
huống liên quan đến mua sắm, lễ hội, du lịch, đời sống hàng ngày.
KT2: Ngữ pháp: Phân biệt được cái thời động từ hiện tại, quá khứ, tương lai, đặc điểm
của tính từ trong tiếng Pháp.
KT3: Từ vựng: nhận biết, phân biệt và áp dụng được các từ và ngữ về các chủ điểm: lễ
hội, du lịch, địa lý, khí hậu, hoạt động giải trí.
KT4: Ngữ âm: Bắt chước nhanh và dễ dàng cách phát âm chuẩn các từ và ngữ tiếng
Pháp đã được học, đồng thời có thể điều chỉnh âm điệu để thể hiện cảm xúc theo từng trường
hợp giao tiếp.
5.2. Kỹ năng
Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:
KN1: Nghe: Hiểu những ngữ và từ vựng rất thường xuyên được sử dụng có liên quan
trực tiếp đến bản thân người học (ví dụ: bản thân, lễ hội, thời tiết, đặc điểm địa lý, các hoạt
động diễn ra trong quá khứ, các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí).
KN2: Nói: Vận dụng vốn từ vựng, ngữ pháp trình bày về lễ hội, giới thiệu một địa điểm,
trình bày hoạt động trong quá khứ, hiện tại, tương lai, giới thiệu nhân vật nổi tiếng, giới thiệu
chương trình du lịch. Vận dụng sáng tạo vốn từ đã học để gọi điện bằng tiếng Pháp.
KN3: Đọc: Vận dụng kiến thức ngôn ngữ để nhận biết thông tin trong bài viết đơn giản;
tìm ra một thông tin đặc biệt có thể đoán trước trong những tài liệu thường gặp như quảng cáo
đơn giản (không quá nhiều ẩn ý), những tờ rơi giới thiệu chương trình du lịch, các ngày lễ tết,
bảng giờ, và có thể hiểu được những bức thư cá nhân ngắn và đơn giản.

54
KN4: Viết: Vận dụng kiến thức ngôn ngữ để viết những lời nhắc việc hoặc lời nhắn đơn
giản và ngắn gọn, một bức thư cá nhân đưa lời khuyên, giới thiệu địa điểm du lịch, ngày lễ.
KN5: Kỹ năng mềm: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, trau dồi kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin bằng cách tạo bảng từ vựng trên máy tính về các chủ đề đã học.
5.3. Thái độ
TĐ 1: Có thái độ học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, hồi đáp lại giáo viên, tức
tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp. Hiểu được tầm quan trọng
của học phần.
TĐ 2: Nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp
TĐ 3: Thực hiện nghiêm túc có sáng tạo bài tập được giao.
TĐ 4: Có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ để tiếp cận với trình độ 3, có phẩm chất
đạo đức, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm công dân.
6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
viên người học

Diễn giảng Dùng lời nói và các phương tiện Nghe giáo viên giảng về
kỹ thuật thông tin, nghe nhìn để nội dung bài học và ghi
diễn giảng cho người học chép.

Tổng hợp Tổng hợp kiến thức của chủ đề Tổng hợp kiến thức học
bài học và hướng dẫn cho người được và thực hành các kỹ
học cách tiếp nhận kiến thức năng.
tổng hợp một cách phù hợp nhất

Động não Nêu rõ nguyên tắc với người học Ghi lại tất cả các ý tưởng
trước khi bắt đầu phương pháp, về một chủ đề trong một
phân tích và phát triển các kế thời gian ngắn.
hoạch hành động để thực hiện
các ý tưởng.

Đóng vai Chuẩn bị kịch bản, nêu tình Đóng vai một nhân vật có
huống để người đóng vai giải thực trong đời sống hoặc
quyết; tổ chức và kiểm soát hoạt giả định.
động của người học.

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm
nhóm - Giao nhiệm vụ; được phân công;
- Giám sát hoạt động từng nhóm; - Thực hành nói trong
nhóm
- Đánh giá;
- Trình bày kết quả thảo
- Tổng kết. luận trước cả lớp;
- Tiếp thu ý kiến nhận xét

55
của giảng viên và các bạn.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần


- Giáo trình, đĩa CD, sách bổ trợ các kỹ năng.
- Máy tính, loa, máy chiếu, đầu đọc CD, DVD.
- Phòng học tiếng.
8. Phương pháp đánh giá học phần
Học phần này được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá chuyên -Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80% 10%
cần giờ lên lớp;
-Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra bài tập về -Trả lời được tối thiểu 1/2
số câu hỏi;
nhà
-Mức độ hoàn thành bài
tập về nhà

2 Đánh giá giữa học Bài thi ngữ pháp từ - Hiểu các qui tắc ngữ 30%
phần vựng pháp
- Vận dụng kiến thức đã
học để hoàn thành bài tập
ngữ pháp, từ vựng

3 Đánh giá kết thúc - Thi 4 kỹ năng: Nghe - Thang điểm 10 cho mỗi 60%
học phần hiểu (15%), Đọc hiểu bài thi.
(15%), Nói (15%), - Chấm điểm 4 bài thi theo
Viết (15%) thang điểm mà giáo viên ra
- Người học đủ điều đề chuẩn bị. Tổng hợp
kiện dự thi phải tham điểm các bài thi thành một
dự tối thiểu 80% thời đầu điểm.
gian lên lớp theo quy
định.

9. Nhiệm vụ của người học


- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

56
- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Chủ đề 1: Lễ hội 5 30 25 HL1 [Trg 98-101]


- Ngữ pháp: các loại câu hỏi,
động từ phản thân, đại từ nhấn
mạnh
- Từ vựng: tên các ngày lễ, từ
vựng liên quan đến lễ hội
- Văn hóa: các ngày lễ, phong
tục ngày lễ tại Pháp
- Thực hành: hiểu một bảng
hỏi, thực hiện bảng hỏi, nói về
tập quán ngày lễ.

2 Chủ đề 2: Mạng xã hội, diễn HL1 [Trg102-105]


đàn
- Ngữ pháp: quá khứ gần,
tương lai gần, thức mệnh lệnh.
- Từ vựng: từ vựng để thực
hiền hội thoại qua điện thoại,
từ vựng về du lịch.
- Văn hóa: hiểu văn hóa du
lịch, văn hóa đưa lời khuyên.
- Thực hành: gọi và trả lời điện
thoại, đưa lời khuyên.

3 Chủ đề 3: báo lá cải và HL1 [Trg 106-


những nhân vật nổi tiếng 109]
Ngữ pháp: thời quá khứ
- Từ vựng: miêu tả ngoại hình
- Văn hóa: làm quen với các
bài hát tiếng Pháp, các nhân
vật nổi tiếng của Pháp
- Thực hành: kể lại các hoạt
động trong quá khứ, hiểu một
bài giới thiệu tiểu sử, tả người.

57
4 Chủ đề 4: Khí hậu HL1 [Trg 116-
119]
- Ngữ pháp: các cách diễn đạt
thời gian.
- Từ vựng: màu sắc, thời tiết,
cảm giác, cảm xúc.
- Văn hóa: tìm hiểu thành phố
Montreal, khí hậu.
- Thực hành: Nói về các mùa,
khí hậu, cảm giác, tình cảm.
Hiểu thông tin đơn giản về thời
tiết, khí hậu.

5 Chủ đề 5: Lãnh thổ Pháp HL1 [Trg 120-


ngoài hải đảo 123]
- Ngữ pháp: tính từ trong tiếng
Pháp, đại từ “y”
- Từ vựng: từ vựng miêu tả địa
điểm, hoạt động vui chơi
- Văn hóa: các lãnh thổ ngoài
hải đảo của Pháp
- Thực hành: định vị được vị
trí địa lý của một địa điểm,
giới thiệu đặc điểm của một
vùng đất, nói về các hoạt động
ngoài trời

6 Chủ đề 6: Du lịch HL1 [Trg 124-


127]
- Ngữ pháp: tương lai đơn, vị
trí của tính từ.
- Từ vựng: hoạt động thăm
quan, giải trí
- Văn hóa: tìm hiểu Bruxelles,
thủ phủ của liên minh châu Âu.
- Thực hành: Hiểu và soạn thảo
chương trình du lịch, nói về sở
thích, hoạt động văn hóa, viết
thư kể về kì nghỉ.

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Đối với hệ đào tạo tín chỉ, người học cần nêu cao tinh thần tự chủ, chủ động, sáng tạo
trong học tập. Vì vậy, trong học phần này người học hình thành ý thức tự giác, tự chủ, chủ

58
động tìm kiếm, tiếp thu, củng cố kiến thức theo hướng dẫn của giảng viên trong quá trình học.
Ngoài các bài tập trên lớp, người học tự học các nội dung sau:

STT Nội dung Học liệu

1 Các loại câu hỏi HL7 [Trg. 166-174]

2 Động từ phản thân https://www.bonjourdefrance.com/


exercices/contenu/les-verbes-
pronominaux-en-francais.html

3 Đại từ nhấn mạnh HL7 [Trg. 62-66]

4 Đưa lời khuyên. https://www.bonjourdefrance.com/


exercices/16/parler-francais/conseiller-
B1/index.html

5 Thức mệnh lệnh. HL7 [Trg. 134-138]

6 Thời quá khứ đơn HL7 [Trg. 126-130]

7 Từ vựng: miêu tả ngoại hình HL8 [Trg. 29-35]

8 Kể lại các hoạt động trong quá HL4 [Trg. 100-107]


khứ, hiểu một bài giới thiệu tiểu
sử, tả người.

9 Cách diễn đạt thời gian. https://www.bonjourdefrance.com/


exercices/contenu/expressions-de-
temps.html

10 Từ vựng về cảm giác, cảm xúc. HL8 [Trg. 35-41]

11 Từ vựng về thời tiết, HL8 [Trg. 149-155]

12 - Ngữ pháp: tính từ trong tiếng HL7 [Trg. 78-82]


Pháp, đại từ “y”

13 Từ vựng: từ vựng miêu tả địa HL8 [Trg. 65-71]


điểm, hoạt động vui chơi

14 Ngữ pháp: tương lai đơn, HL7 [Trg. 130-134]

15 Vị trí của tính từ. HL7 [Trg. 54-58]

16 - Từ vựng: hoạt động thăm quan, HL7 [Trg. 107-113]


giải trí

17 Nói về sở thích, hoạt động văn HL4 [Trg. 16-19]


hóa,

59
11.2 Phương pháp tự học

Người học cần:

- Chủ động, tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

-Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ.

- Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

- Tích cực thực hành làm bài tập ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu, nói cùng bạn hoặc cùng
người bản xứ, chăm theo dõi đài, báo, tivi

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website liên quan.

12. Học liệu

12.1 Giáo trình

1 Hugot, C., Kizirian, V.-M., Waendendries, M., Berthet, A., Daill, E. (2012). Alter Ego
+ 1. Paris: Hachette.

2. Kizirian, V. M., Daill, E., Berthet, A., Hugot, C. & Waendendries, M. (2012). Alter
Ego + 1: Cahier d’activités. Paris, France: Hachette.

12.2 Tài liệu tham khảo

1. Barfety, M. & Beaujoin, P. (2004). Compréhension orale 1. Paris: Clé international.

2. Barfety, M. & Beaujoin, P. (2004). Expression orale 1. Paris: Clé international.

3. Poisson-Quinton, S. (2004). Compréhension écrite 1. Paris: Clé international.

4. Poisson-Quinton, S. (2004). Expression écrite 1. Paris: Clé international.

5. Loiseau, Y. (2015). Grammaire essentielle du français A1-A2. Paris: Didier.

6. Crépieux, G., Mensdorff-Pouilly, L., Sperandio, C. (2015). Vocabulaire essentiel du


français niveau A1-A2. Paris: Didier.

60
THỰC HÀNH TIẾNG 1B1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 1B1

- Tiếng Anh: French Language Skills 1B1

1.2. Mã học phần: 61FRE11B1

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE12A2

1.4. Số tín chỉ: 4

1.5. Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hòa TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 Nguyễn Văn Toàn TS toannvf@hanue.edu.vn Du lịch

4 Nguyễn Thu Hiền ThS hiennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần này giúp người học phát triển bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết ở
giai đoạn đầu Bậc 3 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Học phần rèn luyện cho người
học có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về
các chủ đề quen thuộc trong công việc, hay trong đời sống gia đình, xã hội; có thể xử ý các
tình huống giao tiếp có tranh cãi, xung đột; có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện,
giấc mơ, hy vọng, có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của bản
thân.

4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần Thực hành tiếng 1B1, người học có khả năng nghe, nói, đọc,
viết ở bậc 3 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể sau khi hoàn thành học phần

61
1B1, người học có thể:

MT1: Vận dụng kiến thức để hiểu được nội dung chính trong nhiều chương trình radio
hay truyền hình về những chủ đề ẩm thực, mua sắm, thói quen sinh hoạt ăn uống, sở thích và
văn hóa giải trí nếu người ta nói một cách tương đối rõ ràng và rành mạch;
MT2: Đọc hiểu được những các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên
quan đến lĩnh vực ẩm thực, lối sống về ăn uống và mua sắm, giải trí;
MT3: Diễn đạt một cách đơn giản để kể thói quen ăn uống, giới thiệu một số món ăn ưa
thích hoặc phổ biến, liệt kê được các nguyên liệu dùng để chế biến một món ăn và so sánh các
thói quen ăn uống của một số nước. Bên cạnh đó, người học có thể tương tác và giao tiếp với
một người bán hàng, một người phục vụ để trao đổi các nội dung liên quan đến số lượng, chất
lượng hàng hóa, thực phẩm;
MT4: Diễn đạt viết và trình bày một thực đơn, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một
đặc sản ẩm thực địa phương/quốc gia và lập một danh sách các đồ cần mua khi đi chợ.
MT5: Phát âm rõ ràng, dễ hiểu mặc dù đôi lúc giọng vẫn chưa tự nhiên và thỉnh thoảng
còn phát âm sai; phân biệt được âm e câm trong một số từ, ngữ và phát âm chính xác âm
mũi / ã /.
MT6: Vận dụng các kiến thức ngữ pháp để có thể nói về số lượng, chất lượng, tần suất.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Kỹ năng giao tiếp: Trình bày được kiến thức về các chương trình tuyên truyền,
thông tin về dinh dưỡng và sức khỏe, một bữa ăn đặc trưng và các thói quen ăn uống của
người Pháp và một số nước pháp ngữ, hiểu về các phương tiện thanh toán và thói quen sử
dụng các phương tiện thanh toán của người Pháp.

KT2: Từ vựng: Nhận biết và vận dụng được từ vựng để nói về các loại thực phẩm, các
loại văn hóa phẩm, các loại hình thương mại, cửa hàng, nơi ở, nhà cửa và từ chỉ tần suất, số
lượng.

KT3: Ngữ pháp: Nhận biết và sử dụng được các cấu trúc với giới từ (de / à), các loại
mạo từ, cấu trúc câu phủ định (ne…pas de) và các cấu trúc câu chỉ số lượng chính xác, đại từ
en.

KT4: Ngữ âm: bắt chước được ngữ điệu phù hợp để trình bày về một thói quen, sở thích
ăn uống và phát âm chính xác âm mũi / ã /, các âm e câm.

5.2. Kỹ năng

62
Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Nghe: Nhận biết và tổng hợp thông tin từ các bài nói ngắn, đơn giản về các chủ đề
ẩm thực, thói quen ăn uống, hiểu được những thông điệp truyền thông liên quan đến văn hóa
ẩm thực.

KN2: Nói: Trình bày đơn giản về sở thích ăn uống, giới thiệu được các món ăn truyền
thống, trao đổi và giao tiếp hiệu quả với những một người bán hàng, một người phục vụ, giới
thiệu nơi ở, các hình thức thuê nhà, cách thức tổ chức nơi ở của Việt Nam và Pháp.

KN3: Đọc: Xác định và hiểu các thông tin chính trong các văn bản như áp-phích truyền
thông về ẩm thực và sức khỏe, các thực đơn, các công thức nấu ăn, các chỉ dẫn ở các trung
tâm thương mại.

KN4: Viết: Biên soạn bài viết về những chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực ăn uống và
giải trí; viết về các thói quen ăn uống và xây dựng một thực đơn cho một sự kiện (thật hoặc
giả tưởng). Viết một đoạn văn giới thiệu về một món ăn ưa thích, nơi ở, các tổ chức, trang trí
nơi ở.

KN5: Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tìm tòi, suy xét; kỹ năng làm việc
nhóm; kỹ năng tự tra cứu, tự học; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm các bài
báo, các chương trình tivi, các kênh radio có nội dung phù hợp với nội dung học phần.

5.3. Thái độ

TĐ1: Có ý thức học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, có tinh thần xây dựng, cầu thị
trong học tập và phát triển tri thức, nhân cách.

TĐ2: Có ý thức về tầm quan trọng của việc ăn uống với sức khỏe và có ý thức về lối
sống lành mạnh trong ăn uống, giải trí.

TĐ3: Chủ động lên kế hoạch học tập và tích cực tham gia các hoạt động trên lớp.

TĐ4: Có tình cảm tích cực, khách quan và bao dung với sự khác biệt liên quan đến các
chủ đề, nội dung đề cập trong học phần như thói quen ăn uống, sự khác biệt về ẩm thực, thói
quen tiêu dùng, giải trí và việc sử dụng các phương tiện thanh toán.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng Dùng lời nói và các phương tiện Nghe giáo viên giảng về
kỹ thuật thông tin, nghe nhìn để nội dung bài học và ghi
diễn giảng cho người học chép.

Tổng hợp Tổng hợp kiến thức của chủ đề bài Tổng hợp kiến thức học
học và hướng dẫn cho người học được và thực hành các kỹ

63
cách tiếp nhận kiến thức tổng hợp năng.
một cách phù hợp nhất

Động não Nêu rõ nguyên tắc với người học Ghi lại tất cả các ý tưởng
trước khi bắt đầu phương pháp, về một chủ đề trong một
phân tích và phát triển các kế thời gian ngắn.
hoạch hành động để thực hiện các
ý tưởng.

Đóng vai Chuẩn bị kịch bản, nêu tình huống Đóng vai một nhân vật có
để người đóng vai giải quyết; tổ thực trong đời sống hoặc
chức và kiểm soát hoạt động của giả định.
người học.

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm
nhóm được phân công;
- Giao nhiệm vụ;
- Thực hành nói trong
- Giám sát hoạt động từng nhóm;
nhóm
- Đánh giá;
- Trình bày kết quả thảo
- Tổng kết. luận trước cả lớp;
- Tiếp thu ý kiến nhận xét
của giảng viên và các bạn.

Trình bày - Yêu cầu người học chuẩn bị một - Chuẩn bị bài exposé và
bài exposé ngắn về một chủ đề, và trình bày trước nhóm, lớp.
trình bày trước nhóm, lớp. Thảo luận, bảo vệ ý kiến
cá nhân.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần


- Giáo trình, đĩa CD, sách bổ trợ các kỹ năng.

- Máy tính, loa, máy chiếu, đầu đọc CD, DVD.

- Phòng học tiếng.

- Internet.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá -Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80% 10%


chuyên cần -Kiểm tra bài cũ giờ lên lớp;
-Trả lời được tối thiểu 1/2
-Kiểm tra bài tập về nhà
số câu hỏi;
-Mức độ hoàn thành bài

64
tập về nhà

2 Đánh giá - Thi kĩ năng đọc hiểu - Thang điểm 10 cho mỗi 30%
giữa học bài thi.
phần

3 Đánh giá - Thi kĩ năng viết (60%) Thang điểm 10: tuân thủ 60%
kết thúc học yêu cầu đề bài, từ vựng,
phần ngữ pháp, kiến thức văn
hóa xã hội

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


ST Lý Thực Tự
Nội dung Học liệu
T thuyết hành học
15 90 75

1 Phần 1: Ẩm thực và thói 8 45 35


quen ăn uống

Kỹ năng giao tiếp, xã HL1 [Trg 136-153]


hội: HL2 [Trg 81-89]
- Hiểu được một thông TL5 [Trg 13-22 ; 51-53]
điệp nhằm nâng cao nhận
thức về ăn uống và sức
khỏe. TL 3 [Trg 60-68]
- Biết được một bữa ăn TL 4 [Trg 88-91]
phổ biến, các thói quen
ăn uống của người Pháp
- Nêu tên các loại thực
phẩm, các nguyên liệu
phổ biến trong chế biến
thức ăn.
- Nói về các sở thích ăn

65
uống.
- Trình bày một thực đơn
cho một sự kiện
- So sánh các thói quen
ăn uống của một số
vùng, một số nước.
- Giới thiệu một món ăn
ưa thích và liệt kê các
nguyên liệu cần thiết để
chế biến.

Ngữ pháp:
- Các giới từ à / de trong
tên gọi các món ăn.
- Các mạo từ chỉ bộ
phận, mạo từ không xác
định, mạo từ xác định.
- Cấu trúc câu phủ định
ne…pas de.

Từ vựng:
- Các từ chỉ lương thực,
thực phẩm.
- Các từ, cấu trúc câu chỉ
tần suất.

Ngữ âm:
- Ngữ điệu cần sử dụng
khi bày về một thói quen
ăn uống.
- Phân biệt âm e câm
trong các từ chỉ số lượng
- Phân biệt sự khác nhau
giữa âm và chữ viết của
các từ de/des – le/les –
ce/ces – te/tes..
- Cách phát âm hai âm
[jɛn]/[jɛ]̃ , [ɔ]̃ /[ ]
- Cách nối âm trong câu
bị động.
- Cách nối âm khi quá
khứ phân từ (participe
passé) hợp giống, số với

66
động từ “avoir”.

2 Phần 2: Các hoạt động 7 45 40


mua sắm

Kỹ năng giao tiếp, xã HL1 [Trg 154-172]


hội: HL2 [Trg 93-101]
- Hiểu nội dung khi một TL4 [Trg 88-91]
ai đó nói về các loại hình
giải trí văn hóa, các quầy
hàng của một cửa hàng.
- Hiểu các biển hiệu, chỉ
dẫn trong một trung tâm
thương mại, trong một
cửa hàng.
- Hiểu các đoạn hội
thoại, tương tác giữa một
người bán hàng và khách
mua hàng.
- Hiểu một danh sách
các thứ cần mua khi đi
chợ.
- Gọi tên được các loại
hình thương mại, các loại
cửa hàng và người bán
hàng.
- Giao tiếp hiệu quả với
người bán hàng : hỏi về
giá cả, chủng loại, số
lượng, tính chất của các
loại thực phẩm, hàng hóa
và các phương thức
thanh toán.

Ngữ pháp:
- Cáu trúc diễn đạt số
lượng chính xác.
- Đại từ en

Từ vựng:
- Từ vựng chỉ về các văn
hóa phẩm, công nghệ.
- Từ vựng về các loại
hình thương mại, thương
nhân.

67
- Từ vựng chỉ số lượng

Ngữ âm:
- Cách phát âm âm mũi
[ã].
- Các cách viết của âm
[ã].

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Học phần 1B1 giúp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ (Nghe – Nói – Đọc – Viết), từ vựng
và ngữ pháp xoay quanh những chủ đề cơ bản, nền tảng, giúp người học có thể dùng ngôn
ngữ để diễn đạt được những điều gần gũi thuộc thế giới xung quanh, trong các hoàn cảnh giao
tiếp hàng ngày. Nội dung cụ thể như sau :

Nội dung ngữ pháp : Đại từ quan hệ, thời quá khứ kép với trợ động từ être, câu trực tiếp,
gián tiếp, cấu trúc câu so sánh, thời quá khứ hoàn thành, trạng từ chỉ cách thức, các từ chỉ thời
gian, cấu trúc câu diễn đạt mệnh lệnh, lời khuyên, thức chủ quan, đại từ quan hệ où, don’t,
câu hỏi đảo chủ ngữ, đại từ không xác định.

Nội dung thuộc kỹ năng giao tiếp, văn hóa : nói về mối quan hệ bạn bè, miêu tả một
người, nói về mối quan hệ hàng xóm, kể về một cuộc gặp gỡ, kể về một trải nghiệm học tập,
một kinh nghiệm nghề nghiệp, đưa ra lời khuyên, cảnh báo, nói về một quốc gia, dân cư của
một nước, diễn đạt cái mình cảm nhận.

Nội dung ngữ âm : phân biệt âm qu’elle, qui elle, qui qui il, qu’il, phân biệt âm /o/ /o-
i/, /wa/, ngữ điệu của câu gián tiếp, phát âm các trạng từ kết thúc bằng /-ment/, ngữ âm ra
lệnh, đưa lời khuyên, nhịp điệu và trọng âm.

Nội dung từ vựng : từ vựng chỉ quan hệ bạn bè, hàng xóm, các cuộc gặp gỡ, từ vựng về
chủ đề học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp, tìm việc, từ vựng để nói về một nước, phong cách
sống.

Các nội dung của học phần được phân bổ và chia theo từng tuần học theo cấu trúc
chương trình và giáo trình Alter Ego 1+. Để tự học và luyện tập, người học theo sự hướng dẫn
và nội dung của môn học trên lớp tìm kiếm các nguồn học liệu bổ sung cho các nội dung đang
học. Cụ thể

STT Nội dung Học liệu

1 Vocabulaire : nourriture HL5 [Trg 60-65]

2 Vocabulaire : vêtements et accessoires HL5 [Trg 26-31]

68
3 Vocabulaire : logement et mobilier HL 5 [Trg 70-80]

4 Vocabulaire : commerces et achat HL5 [Trg 80-85]

5 Articles partitifs HL 4 [Trg 20-22]

6 Pronoms COD HL4 [Trg 45-48]

7 Pronoms COI HL4 [Trg 48-50]

8 Pronoms relatifs HL4 [Trg 55-59]

9 Pronom en HL4 [Trg 51-53]

10 Négation ne…plus; ne…que HL4 [Trg 163-169]

11 Imparfait HL4 [Trg 109-112]

12 Phonétique
- /e/ HL6 [Trg 18-19]
- /k/ và /g/, HL6 [Trg 124-128]
- /e/ và /ε/, HL6 [Trg 30-34]
- [j], [ɥ] et [w]. HL6 [Trg 180-184]

11.2. Phương pháp tự học

Người học cần:

Đọc kĩ, nắm vững chuẩn đầu ra của học phần, chủ động, tích cực học tập bám sát mục
tiêu và nội dung học phần.

Làm thêm bài tập ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm trong học liệu tham khảo số 3-4-5-6 theo
các chủ đề đã nêu tại phần nội dung tự học.

Tích cực hỏi người học cùng hoặc giảng viên về những vấn đề người học chưa rõ.

Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ.

Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

Người học có thể tự học và ôn tập kiến thức thông qua các video có cùng chủ đề trên
Youtube.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 và
11.2 nhằm đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo
thêm các học liệu khác liên quan như các nội dung của học phần trên các sách tham khảo, báo

69
chi, tin tức, website học tiếng Pháp và trên kênh Youtube.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình:

1. Berthet, A., Daill, E., Hugot, C., Véronique, K., Waendendries, M., (2012). Alter
ego+1: Méthode de français / Livre d’élèves. Paris, Pháp, Hachette

2. Berthet, A., Daill, E., Hugot, C., Véronique, K., Waendendries, M., (2012). Alter
ego+1: Méthode de français / Cahier d’activités. Paris, Pháp, Hachette.

12.2. Tài liệu tham khảo:

3. Barfety, M., Beaujoin, P. (2015). Compréhension orale 1 - Niveau A1/A2 - Livre +


CD - 2ème édition Broché. CLE International.

4. Akyuz, A., Bazelle-Shahmaei, B., Bonenfant, J., Gliemann M-F. (2005). Les exercices
de grammaire. Niveau A1. Paris. Pháp. Hachette.

5. Siréjols, E. (2017). Vocabulaire en dialogues. Niveau débutant. Paris. Pháp. CLE


International.

6. Charliac, L., Motron, A-C. (2001). Phonétique progressive du français. Niveau


intermédiaire. Paris, Pháp. CLE International.

70
THỰC HÀNH TIẾNG 2B1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 2B1

- Tiếng Anh: French Language Skills 2B1

1.2. Mã học phần: 61FRE22B1

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE11B1

1.4. Số tín chỉ: 4

1.5 Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hòa TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 Nguyễn Văn Toàn TS toannvf@hanue.edu.vn Du lịch

4 Đặng Hải Ly ThS lydh@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần Thực hành tiếng 2B1 giúp người học phát triển bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe,
nói, đọc, viết ở giai đoạn bậc 3 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Học phần cung cấp
kiến thức từ vựng, ngữ pháp, văn hóa Pháp và văn hóa xã hội nói chung, giúp người học biểu
đạt tư tưởng, suy nghĩ qua các bài văn, bài trình bày; có thể xác định được ý chính trong các
bài nói được trình bày rõ ràng về những chủ đề thường gặp.

4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần Thực hành tiếng 2B1, người học có khả năng nghe, nói, đọc,
viết ở đầu giai đoạn 3 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:

MT1: Nghe hiểu được nội dung chính trong nhiều chương trình radio hay truyền hình
hay những đoạn hội thoại khi đề cập về các mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ xã hội, những

71
phẩm chất của một người, khi kể về những mối quan hệ tình cảm, hay một người kể về một sự
việc đã xảy ra, kể về các trải nghiệm học tập hoặc làm việc, hiểu các đoạn hội thoại phỏng
vấn tuyển dụng khi mà ứng viên nói về quá trình học tập và làm việc của mình. Hiểu về tỷ lệ
phần trăm, số liệu thống kê, hiểu được một bài hát nêu những định kiến và sự khác biệt về văn
hóa; hiểu được các sự kiện được tường thuật trên đài, tivi, nếu người ta nói một cách tương
đối rõ ràng và rành mạch;

MT2: Đọc hiểu những trao đổi trên các diễn đàn và mạng xã hội về các mối quan hệ bạn
bè, tình cảm; Đọc hiểu được những đoạn trích ngắn trên báo chí khi đề cập đến một sự kiện
hay vai trò của một người, hiểu được những bình luận, phản ứng của độc giả về một sự kiện,
hiểu các thông báo tìm người, hiểu một bài báo nói về những trải nghiệm học tập, thực tập tại
một doanh nghiệp, hiểu một thông tin tuyển dụng và những bài báo đưa ra lời khuyên khi tìm
việc làm; hiểu được các đoạn trích một bài báo nói về văn hóa Pháp hoặc người Pháp, hiểu
các bài viết nói về sự khác biệt văn hóa và định kiến, hiểu các bài báo đề cập đến lối sống,
chất lượng cuộc sống của người Pháp ở trong và ngoài nước.

MT3: Diễn đạt nói một cách rõ ràng về các mối quan hệ bạn bè, tình cảm, mối quan hệ
xã hội với hàng xóm, kể về một kỉ niệm, về một mối quan hệ và bối cảnh gặp gỡ. Kể về một
trải nghiệm học tập, thực tập hay trải nghiệm làm việc ở một doanh nghiệp; tương tác trong
một cuộc phỏng vấn xin việc và đưa ra một số lời khuyên khi đi tìm việc. Ngoài ra người học
có thể diễn đạt nói về các nét văn hóa, định kiến và sự khác biệt văn hóa của các dân tộc. Nói
về cảm xúc trước một sự việc, sự kiện. Nói về thành phố nơi mình sống và việc lựa chọn nơi
sinh sống.

MT4: Diễn đạt viết để miêu tả về những thay đổi, về cảm nhận. Viết một đoạn văn kể về
một cuộc gặp gỡ, hay chia sẻ trải nghiệm về học tập, thực tập, làm việc ở trên các diễn đàn.
Soạn thảo sơ yếu lí lịch và thư xin việc. Viết một đoạn văn giới thiệu về văn hóa, con người
của dân tộc mình và chia sẻ trên một diễn đàn mạng. Viết chia sẻ về nơi mình sống và những
lựa chọn cá nhân của mình về nơi ở, nơi học tập và làm việc.

MT5: Phát âm rõ ràng, dễ hiểu. Sử dụng phù hợp ngữ điệu cho câu khuyên nhủ hay
mệnh lệnh.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Ghi nhớ sự khác biệt và tương đồng về các mối quan hệ bạn bè, tình cảm, hàng
xóm, về môi trường làm việc và học tập, về tìm việc và tuyển dụng, về văn hóa, lối sống của
người Pháp ở trong nước và hải ngoại, về chất lượng của sống của người Pháp ở Paris và ở

72
các tỉnh.

KT2: Sử dụng được từ vựng để nói về các mối quan hệ xã hội và tình cảm, các từ thuộc
chủ điểm về học tập và việc làm, các từ để nói về số liệu, tỷ lệ phần trăm, nghệ thuật sống;
một số thuật ngữ liên quan đến việc mô tả các sự kiện, truyền thông.

KT3: Sử dụng được các đại từ quan hệ, các cấu trúc câu dùng để định nghĩa, giải thích,
sử dụng đúng thời của động từ ở quá khứ kép và imparfait, sử dụng được lối nói gián tiếp, các
trạng từ chỉ cách thức, diễn đạt thời gian, cấu trúc câu đưa ra lời khuyên và mệnh lệnh, câu
hỏi đảo chủ ngữ và so sánh nhất, sử dụng một số đại từ nghi vấn, sở hữa và cấu trúc câu nhấn
mạnh c’est….qui; c’est…que; sử dụng thể bị động để diễn đạt các sự kiện.

KT4: Ngữ âm: Hiểu và phân biệt rõ các âm qu’elle, qui elle, qui il, qu’il. Phân biệt được
âm mũi [ ɛ̃ ], âm [ ɑ̃ ] trong các trạng từ chỉ cách thức, biết quy tắc phát âm đúng các chữ viết
tắt, các ký hiệu dùng chữ cái đầu của từ. Sử dụng phù hợp ngữ điệu cho câu khuyên nhủ hay
mệnh lệnh.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Nghe: Nhận biết và khái quát hóa được thông tin trong những đoạn hội thoại khi
đề cập về các mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ xã hội, những phẩm chất của một người, khi
kể về những mối quan hệ tình cảm, hay một người kể về một sự việc đã xảy ra, kể về các trải
nghiệm học tập hoặc làm việc, hiểu các đoạn hội thoại phỏng vấn tuyển dụng khi mà ứng viên
nói về quá trình học tập và làm việc của mình.

KN2: Nói: Vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp để tạo văn bản về các mối quan hệ bạn
bè, tình cảm, mối quan hệ xã hội với hàng xóm, kể về một kỉ niệm, về một mối quan hệ và bối
cảnh gặp gỡ. Kể về một trải nghiệm học tập, thực tập hay trải nghiệm làm việc ở một doanh
nghiệp; tương tác trong một cuộc phỏng vấn xin việc và đưa ra một số lời khuyên khi đi tìm
việc. Ngoài ra người học có thể diễn đạt nói về các nét văn hóa, định kiến và sự khác biệt văn
hóa của các dân tộc. Nói về cảm xúc trước một sự việc, sự kiện. Nói về thành phố nơi mình
sống và việc

KN3: Đọc: Phân tích được thông tin chính trong các văn bản như trao đổi trên các diễn
đàn và mạng xã hội về các mối quan hệ bạn bè, tình cảm; đánh giá được những đoạn trích
ngắn trên báo chí khi đề cập đến một sự kiện hay vai trò của một người, hiểu được những
bình luận, phản ứng của độc giả về một sự kiện, hiểu các thông báo tìm người, hiểu một bài
báo nói về những trải nghiệm học tập, thực tập tại một doanh nghiệp, hiểu một thông tin tuyển
dụng và những bài báo đưa ra lời khuyên khi tìm việc làm; hiểu được các đoạn trích một bài
báo nói về văn hóa Pháp hoặc người Pháp, hiểu các bài viết nói về sự khác biệt văn hóa và
định kiến, hiểu các bài báo đề cập đến lối sống, chất lượng cuộc sống của người Pháp ở trong
và ngoài nước.

73
KN4: Viết: Biên soạn được một đoạn văn kể về một cuộc gặp gỡ, hay chia sẻ trải nghiệm
về học tập, thực tập, làm việc ở trên các diễn đàn. Soạn thảo sơ yếu lí lịch và thư xin việc.
Biên soạn được một đoạn văn giới thiệu về văn hóa, con người của dân tộc mình, chia sẻ về
nơi mình sống và những lựa chọn cá nhân của mình về nơi ở, nơi học tập và làm việc..

KN5: Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tìm tòi, suy xét; kỹ năng làm việc
nhóm; kỹ năng tự tra cứu, tự học; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm các bài
báo, các chương trình tivi, các kênh radio có nội dung phù hợp với các chủ đề về mối quan hệ
xã hội, về thông tin tuyển dụng, về kỹ năng soạn thảo CV sáng tạo.

5.3. Thái độ

TĐ1: Có ý thức học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, có tinh thần xây dựng, cầu thị
trong học tập và phát triển tri thức, nhân cách.

TĐ2: Có ý thức về xây dựng các mối quan hệ xã hội (tình bạn, quan hệ hàng xóm…).

TĐ3: Có tình cảm tích cực, khách quan và bao dung với sự khác biệt liên quan đến văn
hóa, lối sống. Có tình cảm tích cực trong các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng Dùng lời nói và các phương tiện Nghe giáo viên giảng về
kỹ thuật thông tin, nghe nhìn để nội dung bài học và ghi
diễn giảng cho người học chép.

Tổng hợp Tổng hợp kiến thức của chủ đề bài Tổng hợp kiến thức học
học và hướng dẫn cho người học được và thực hành các kỹ
cách tiếp nhận kiến thức tổng hợp năng.
một cách phù hợp nhất

Động não Nêu rõ nguyên tắc với người học Ghi lại tất cả các ý tưởng
trước khi bắt đầu phương pháp, về một chủ đề trong một
phân tích và phát triển các kế thời gian ngắn.
hoạch hành động để thực hiện các
ý tưởng.

Đóng vai Chuẩn bị kịch bản, nêu tình huống Đóng vai một nhân vật có
để người đóng vai giải quyết; tổ thực trong đời sống hoặc
chức và kiểm soát hoạt động của giả định.
người học.

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm
nhóm được phân công;
- Giao nhiệm vụ;
- Thực hành nói trong
- Giám sát hoạt động từng nhóm;
nhóm

74
- Đánh giá; - Trình bày kết quả thảo
luận trước cả lớp;
- Tổng kết.
- Tiếp thu ý kiến nhận xét
của giảng viên và các bạn.

Trình bày - Yêu cầu người học chuẩn bị một - Chuẩn bị bài exposé và
bài exposé ngắn về một chủ đề, và trình bày trước nhóm, lớp.
trình bày trước nhóm, lớp. Thảo luận, bảo vệ ý kiến
cá nhân.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Giáo trình, đĩa CD, sách bổ trợ các kỹ năng.

- Máy tính, loa, máy chiếu, đầu đọc CD, DVD.

- Phòng học tiếng.

- Internet.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh -Tham dự tối thiểu 10%


chuyên cần 80% giờ lên lớp;
- Tích cực tham gia xây
dựng bài trong giờ học -Chủ động tương tác
với giáo viên, đặc biệt
- Kiểm tra bài tập về nhà
trong kỹ năng Nói;
-Hoàn thành bài tập về
nhà

2 Đánh giá Kiểm tra kĩ năng nghe - Thang điểm 10 cho 30%
giữa học mỗi bài thi.
phần

3 Đánh giá - Thi kỹ năng nói - Thang điểm 10 cho 60%


kết thúc mỗi bài thi: tuân thủ
học phần yêu cầu đề bài, ngữ
pháp, từ vựng, ngữ âm.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

75
- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ

STT Nội dung Lý Thực Tự Học liệu


thuyết hành học
15 90 75

1 Phần 1: Mối quan hệ bạn 5 30 25


Kỹ năng giao tiếp, xã HL1 [Trg 16-27]


hội: HL 2 [ Trg 4-18]
- Hiểu được các trao đổi
trên các diễn đàn xã hội
về các mối quan hệ bạn
bè.
- Hiểu một đoạn văn
miêu tả về một người
- Miêu tả mối quan hệ
với một người và tính
cách của một người
(phẩm chất, điểm yếu).
- Hiểu các chia sẻ về một
mối quan hệ tình cảm
nam nữ.
- Kể lại một kỷ niệm về
một cuộc gặp gỡ.

Ngữ pháp:
- Thời quá khứ kép và
quá khứ tiến diễn trong
văn kể
- Một số quá khứ phân từ
của động từ bất quy tắc
- Các từ chỉ thời gian : il
y a , pendant, dans

Từ vựng:
- Các từ liên quan đến
các mối quan hệ tình cảm
và các cuộc gặp gỡ

76
Ngữ âm:
- Phân biệt imparfait với
passé composé
- Phân biệt giữa viết và
âm của âm [ɛ]̃

2 Phần 2: Các chương trình 5 30 25


trao đổi sinh viên và việc
thực tập của sinh viên.

Kỹ năng giao tiếp, xã HL1 [Trg 34-52]


hội: HL2 [Trg 18-33]
- Hiểu một bài báo ngắn
đề cập đến một sự kiện
hay vai trò của một cá
nhân.
- Đưa ra ý kiến cá nhân
về một ý ưởng của cộng
đồng.
- Nói về các mối quan hệ
làng xóm, bạn bè, tình
cảm.
- Tường thuật lại lời của
một ai đó.
- Hiểu một tài liệu nói
hoặc viết về chia sẻ trải
nghiệm trong học tập và
làm việc.
- Hiểu một bài khóa viết
về những việc thực tập
tại doanh nghiệp hay
những trải nghiệm làm
việc ở nước ngoài.
- Hiểu về một thông tin
tuyển dụng và hồ sơ ứng
viên.
- Hiểu một đoạn hội
thoại từ tình huống
phỏng vấn tuyển dụng.
- Hiểu các tài liệu thông
tin tuyển dụng, tìm việc,
sơ yếu lí lịch
- Hiểu những mô tả về
động cơ tìm việc, phẩm
chất cần có của một công

77
việc.
- Hiểu một đoạn phòng
vấn tuyển dụng.

Ngữ pháp:
- Thời quá khứ hoàn
thành
- Các trạng từ chỉ cách
thức kết thúc bằng ment
- Một số trạng từ bất quy
tắc.
- Các từ chỉ thời gian :
depuis, pendant, il y a,
pour
- Một số cấu trúc diễn
đạt lời khuyên, mệnh
lệnh.
- Cách chia động từ ở
thức chủ quan
(subjonctif)

Từ vựng:
- Từ liên quan đến chủ
đề học tập, kinh nghiệm
nghề nghiệp.
- Từ vựng liên quan đến
chủ đề việc làm và doanh
nghiệp, từ vựng mô tả
các năng lực nghề
nghiệp.
- Từ vựng liên quan đến
cấu trúc câu khi viết
email, viết thư xin việc.

Ngữ âm:
- Cách phát âm [ã] trong
các trạng từ chỉ sự thách
thức.
- Các cách viết của âm
[ã], phát âm hay không.

3 Phần 3: Các định kiến về 5 30 25


người Pháp và văn hóa
Pháp của người nước

78
ngoài

Kỹ năng giao tiếp, xã HL1 [Trg 52-70]


hội: HL2 [Trg 33-48]
- Hiểu một bài khóa giới
thiệu về một cuốn sách
hay một đoạn phỏng vấn
tác giả của cuốn sách
trên đài, tivi.
- Xác định những điểm
tương đồng và khác biệt
về văn hóa, xã hội giữa
nước Pháp và đất nước
của bạn.
- Hiểu một đoạn văn bản
hoặc một bài phỏng vấn
liên quan đến sự thay đổi
cuộc sống và điều kiện
sống
- Kể lại một trải nghiệm
cá nhân và cảm giác của
bản thân
- Tìm hiểu về điều kiện
sống.
- Hiểu về sự khác nhau
trong văn hóa, phong tục
của các nước pháp ngữ
- Giải thích được cách
sống và văn hóa lối sống
của các nước khác nhau.
- Hiểu các bài báo nói về
điều kiện sống của người
dân vùng Paris và ở các
tỉnh.
- Hiểu được bảng xếp
hạng về mức sống.
- Giới thiệu về điều kiện
và mức sống.
- Nói về nơi bạn sống và
lý do bạn chọn
- Viết một đoạn văn mô
tả về điều kiện sống của
bạn.

79
Ngữ pháp
- Đại từ quan hệ où và
dont.
- Đại từ chỉ định.
- Câu hỏi đảo chủ ngữ
- Đại từ và trạng từ
không xác định.
- Cấu trúc câu so sánh
nhất.
- Cấu trúc câu ce qui, ce
que, c’est… để nhấn
mạnh.

Từ vựng
- Từ và cụm từ diễn đạt
điều kiện sống, tư duy,
thái độ của người dân
một nước.
- Từ diễn đạt về tỷ lệ
phần trăm
- Một số từ chỉ trật tự
thời gian.
- Các động từ và cấu trúc
câu diễn đạt lối sống.
- Từ vựng liên quan đến
nơi ở (ở tỉnh hay ở thành
phố)
- Một số từ chỉ những
ưu/nhược điểm khi sống
ở một thành phố.

Ngữ âm
- Cách phát âm các tỷ lệ
phần trăm.
- Các viết các âm au,
eau, eu, oeu, ou (où, ou)
- Cách phát âm các từ
không xác định : nhịp
điệu và trọng âm
- Cách phát âm từ plus
trong cấu trúc câu so
sánh nhất.

80
- Các viết và phát âm âm
e (phát âm hoặc âm câm)

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Học phần Thực hành tiếng 2B1 giúp người học có khả năng nghe, nói, đọc, viết ở giai
đoạn 3 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể học phần 2B1 xoay quanh các nội
dung sau :

Nội dung ngữ pháp : Mạo từ chỉ bộ phận khi nói về sự ăn uống, đại từ làm chức năng
bổ ngữ trực tiếp, đại từ bổ ngữ gián tiếp, đại từ quan hệ, đại từ “en”, vị trí của đại từ trong
câu, cấu trúc câu phủ định, thời quá khứ tiếp diễn, cấu trúc câu so sánh.

Nội dung thuộc kỹ năng giao tiếp, văn hóa : diễn đạt tần suất, hiểu và giới thiệu về
một món ăn truyền thống, nói về thói quen ăn uống, viết một công thức nấu ăn, mô tả trang
phục của một người, mô tả một đồ vật, đưa ra lời khuyên, đi mua sắm, đi ăn tối ở nhà hàng,
kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu, nói về nơi ở, ngôi nhà mơ ước.

Nội dung ngữ âm : âm / e / câm trong các từ chỉ số lượng, ngữ điệu diễn đạt sự đánh
giá tích cực hoặc tiêu cực, phân biệt âm /k/ và /g/, phân biệt 3 âm mũi, phân biệt âm /e/ và /ε/,
phâm biệt 3 âm [j], [ɥ] et [w].

Nội dung từ vựng : từ vựng chỉ lương thực, thực phẩm, quần áo, trang phục, kích
thước quần áo, giầy dép, các thuật ngữ liên quan đến mua sắm trên internet, các hàng hóa văn
hóa phẩm và đồ công nghệ, các từ liên quan đến lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, đời sống giải trí
ở đô thị, chỗ ở.
Các nội dung của học phần được phân bổ và chia theo từng tuần học theo cấu trúc
chương trình và giáo trình Alter Ego 2+. Để tự học và luyện tập, người học theo sự hướng dẫn
và nội dung của môn học trên lớp tìm kiếm các nguồn học liệu bổ sung cho các nội dung đang
học. Cụ thể

TT Nội dung Học liệu

1 Termes liés à la rencontre amoureuse HL5 [Trg 33-38]

2 Termes liés aux études HL5 [Trg 87-92]

3 Termes liés à l’expérience HL5 [Trg 38-39]


professionnelle

4 Termes liés à la recherche d’emploi HL5 [Trg 39-43]

5 Termes liés à l’expression du ressenti HL5 [Trg 20-22]

81
6 Termes liés à la rencontre amoureuse HL5 [Trg 92-97]

7 Pronoms relatifs HL4 [Trg 44-49]

8 Discours direct/indirect HL4 [Trg 55-59]

9 Passé composé avec être HL4 [Trg 74-76]

10 Passé composé et imparfait HL4 [Trg 76-80]

11 Plus que parfait HL4 [Trg 82-84]

12 Impératif HL4 [Trg 92-94]

13 Pronoms relatifs où et dont HL4 [Trg 45-46]

14 qu’elle, qui elle, qui qui il, qu’il HL6 [Trg 46-48]

15 /o-i/, /wa/ HL6 [Trg 128-129]

16 Rythme et intonation HL6 [Trg 13-16]

11.2. Phương pháp tự học

Người học cần:

Đọc kĩ, nắm vững chuẩn đầu ra của học phần, chủ động, tích cực học tập bám sát mục
tiêu và nội dung học phần.

Làm thêm bài tập ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm trong học liệu tham khảo số 3-4-5-6 theo
các chủ đề đã nêu tại phần nội dung tự học.

Tích cực hỏi người học cùng hoặc giảng viên về những vấn đề người học chưa rõ.

Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ.

Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

Người học có thể tự học và ôn tập kiến thức thông qua các video có cùng chủ đề trên
Youtube.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website học tiếng Pháp

12. Học liệu

12.1. Giáo trình:

82
1. Berthet, A., Daill, E., Hugot, C., Kizirian, V., M., Waendendries, M. (2012). Alter Ego
+ 2. Paris, France: Hachette.

2. Berthet, A., Daill, E., Hugot, C., Kizirian, V., M., Waendendries, M. (2012). Alter Ego
+ 2. Cahier d'activités. Paris, France: Hachette.

12.2. Tài liệu tham khảo:

1. Barfety, M., Beaujoin, P. (2017). Compréhension orale 2 - Niveau B1 - Livre + CD -


2ème édition Broché. CLE International.

3. Caquineau-Gündüz, M-P., Delatour, Y., Jennepin. D., Lesage-Langot, F., (2005). Les
exercices de grammaire. Niveau B1. Paris. Pháp. Hachette.

4. Siréjols, E. (2017). Vocabulaire en dialogues. Niveau intermédiaire. Paris. Pháp. CLE


International.

5. Charliac, L., Motron, A-C. (2017). Phonétique progressive du français. Niveau


intermédiaire. Paris, Pháp. CLE International.

83
THỰC HÀNH TIẾNG 3B1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 3B1

- Tiếng Anh: French Language Skills 3B1

1.2. Mã học phần: 61FRE23B1

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE22B1

1.4. Số tín chỉ: 04

1.5. Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hòa TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 Lê Việt Hưng ThS hunglv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

4 Nguyễn Thu Hiền ThS hiennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần Thực hành tiếng 3B1 là học phần tiếp nối của học phần Thực hành tiếng 2B1
và là học phần tiền đề cho môn Thực hành tiếng 1B2. Học phần này giúp người học phát triển
bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết ở giai đoạn cuối bậc 3 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt
Nam. Học phần trang bị cho người học khả năng trình bày ý kiến về các chủ đề văn hóa, xã
hội như phim ảnh, sách báo, âm nhạc, truyền thông, có khả năng tham gia đàm thoại và trao
đổi thông tin về các chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Thực hành tiếng 3B1 cung cấp những kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, giúp người
học có thể sử dụng tiếng Pháp để trao đổi những vấn đề xã hội như truyền thông, du lịch, đời
sống hội đoàn, v.v;

84
MT2: Người học hiểu được nội dung chính trong nhiều chương trình radio hay truyền hình
về những chủ đề; hiểu được bài miêu tả những sự kiện, diễn tả tình cảm và mong muốn trong
thư từ cá nhân, các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực
yêu thích, quan tâm của mình quan tâm ở trình độ B1;

MT3: Người học có thể diễn đạt một cách đơn giản để kể những kính nghiệm hay những
sự kiện, những giấc mơ, hy vọng hay kế hoạch; đưa ra một cách ngắn gọn những lý do cho ý
kiến và kế hoạch của mình, kể một câu chuyện hay ý chính một cuốn sách, một bộ phim và bày
tỏ phản ứng của mình; viết thư từ cá nhân để miêu tả kinh nghiệm và cảm nghĩ của mình, miêu
tả một sự kiện, một chuyến đi gần đây (thật hoặc giả tưởng), viết thư từ giao dịch nhằm cung
cấp thông tin cá nhân, trình bày suy nghĩ về những chủ đề văn hóa, âm nhạc, phim ảnh.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Nhận biết cách trình bày và bố cục của một diễn đàn, một tờ báo mạng; phân tích
cách sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng của người Pháp, các kênh truyền được phát
sóng ở Pháp, điện ảnh và âm nhạc Pháp; nghiên cứu các tổ chức tình nguyện hoạt động ở
Pháp.

KT2: Phân biệt và ghi nhớ các đại từ nghi vấn, sở hữu; các thì diễn tả quá khứ câu bị
động; bổ ngữ gián tiếp; các cấu trúc diễn tả một điều ước; các cấu trúc câu chỉ mục đích; các
từ nối để diễn tả nguyên nhân, kết quả; câu điều kiện để đưa ra một giả định ở hiện tại; v.v.

KT3: Ghi nhớ và tổng hợp từ vựng để nói về các phương tiện thông tin đại chúng, điện
ảnh, âm nhạc, sở thích, các dịch vụ lịch, các hoạt động tình nguyện, một chuyến đi.

KT4: Nhận biết ngữ điệu để bày tỏ sự ngạc nhiên, đặt câu hỏi ngắn, bày tỏ sự hứng khởi
hoặc thất vọng, kêu gọi, khuyến khích, nài nỉ; phân biệt các âm mũi, v.v..

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Nghe: Nhận biết và ghi nhớ thông tin từ các bài nói ngắn, đơn giản về các chủ đề
quen thuộc; nhận biết các ý chính của các chương trình điểm tin trên đài phát thanh nếu các
thông tin được diễn đạt rõ ràng và bằng ngôn ngữ đơn giản.

KN2: Nói: Bình luận về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm; giải thích kinh
nghiệm bản thân, tóm tắt sơ lược nội dung của một bộ phim; giải thích những ước mơ, hy
vọng, các sự kiện có thật hoặc giả tưởng; phân tích các tình huống trong khi đi du lịch như đặt
chỗ, nghiên cứu thông tin về địa điểm du lịch tại một công ty tổ chức du lịch, nghiên cứu

85
thông tin về lịch trình, v.v...

KN3: Đọc: Nhận biết các thông tin chính trong các văn bản như thư từ, tờ thông tin, các
công văn ngắn, các bài báo thuật lại một sự kiện, các đoạn văn kể và tả, v.v...; phân tích và
đánh giá một văn bản ngắn hoặc một bài báo với ngôn từ đơn giản và xác định được chủ đề
của bài viết cũng như ý chính của từng đoạn.

KN4: Viết: Vận dụng các kiến thức đã học để viết về những chủ đề quen thuộc trong lĩnh
vực quan tâm; viết về các trải nghiệm, miêu tả tâm tư, tình cảm, thái độ trong một bài viết đơn
giản, có tính liên kết; miêu tả một sự kiện, một chuyến đi gần đây (thật hoặc giả tưởng); kể lại
một câu chuyện; viết thư từ giao dịch, làm quen với văn phong thư hành chính.

KN5: Có kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tìm tòi, suy xét; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tự
tra cứu, tự học; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học; kỹ năng tìm kiếm và
thẩm định thông tin.

5.3. Thái độ

TĐ 1: Có thái độ học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, hồi đáp lại giáo viên, tức
tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp. Nhận biết tầm quan trọng
của học phần.

TĐ 2: Dành thời gian để chuẩn bị bài trước khi đến lớp, cụ thể là đọc trước bài học để có
cái nhìn tổng quát về chủ đề mình sẽ học, chủ động tự tra cứu từ mới hoặc các cấu trúc mới
(nếu có).

TĐ 3: Chủ động tìm đọc thêm những chủ đề tương tự trên các trang web tự học tiếng
Pháp hoặc trong sách, báo để tự kiểm tra lại mức độ hiểu của mình đồng thời nâng cao thêm
kiến thức.

TĐ 4: Nuôi dưỡng tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp

TĐ 5: Có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ để tiếp cận với trình độ 3, có phẩm chất
đạo đức, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm công dân.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng Dùng lời nói và các phương tiện Nghe giáo viên giảng về nội
kỹ thuật thông tin, nghe nhìn để dung bài học và ghi chép.
diễn giảng cho người học

Tổng hợp Tổng hợp kiến thức của chủ đề Tổng hợp kiến thức học
bài học và hướng dẫn cho người được và thực hành các kỹ
học cách tiếp nhận kiến thức tổng năng.
hợp một cách phù hợp nhất

86
Động não Nêu rõ nguyên tắc với người học Ghi lại tất cả các ý tưởng về
trước khi bắt đầu phương pháp, một chủ đề trong một thời
phân tích và phát triển các kế gian ngắn.
hoạch hành động để thực hiện các
ý tưởng.

Đóng vai Chuẩn bị kịch bản, nêu tình huống Đóng vai một nhân vật có
để người đóng vai giải quyết; tổ thực trong đời sống hoặc giả
chức và kiểm soát hoạt động của định.
người học.

Phương pháp thảo - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm được
luận nhóm phân công;
- Giao nhiệm vụ;
- Thực hành nói trong nhóm
- Giám sát hoạt động từng nhóm;
- Trình bày kết quả thảo
- Đánh giá;
luận trước cả lớp;
- Tổng kết.
- Tiếp thu ý kiến nhận xét
của giảng viên và các bạn.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Giáo trình, đĩa CD, sách bổ trợ các kỹ năng.


- Máy tính, loa, máy chiếu, đầu đọc CD, DVD.
- Phòng học tiếng.
8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

Đánh giá -Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80%


chuyên cần giờ lên lớp;
-Kiểm tra bài cũ
-Trả lời được tối thiểu ½ số
1 -Kiểm tra bài tập về nhà 10%
câu hỏi;
-Mức độ hoàn thành bài
tập về nhà

Đánh giá giữa Bài thi ngữ pháp từ - Hiểu các qui tắc ngữ
học phần vựng pháp
- Vận dụng kiến thức đã
2 30%
học để hoàn thành bài tập
ngữ pháp, từ vựng

3 Đánh giá kết - Thi 4 kỹ năng: Nghe - Thang điểm 10 cho mỗi 60%

87
thúc học phần hiểu (15%), Đọc hiểu bài thi.
(15%), Nói (15%), Viết - Chấm điểm 4 bài thi theo
(15%) thang điểm mà giáo viên ra
- Người học đủ điều đề chuẩn bị. Tổng hợp
kiện dự thi phải tham dự điểm các bài thi thành một
tối thiểu 80% thời gian đầu điểm.
lên lớp theo quy định.

9. Nhiệm vụ của người học

-Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Chủ đề 1: Các phương tiện 15 30 25 HL1 [Trg 70-73]


thông tin đại chúng
- Ngữ pháp: các đại từ nghi
vấn, các đại từ sở hữu, cấu trúc
“Si+Imparfait” để gợi ý hoặc
kêu gọi ai làm gì
- Từ vựng: Các từ và các cụm
từ dùng để đưa thông tin về
một sự kiện đã xảy ra. Từ vựng
về blog và mạng xã hội
- Văn hóa: văn hóa sử dụng
mạng xã hội, văn hóa đưa gọi
ý, kêu gọi.
- Thực hành: hiểu và thuật lại
một sự kiện; đề xuất, kêu gọi
tham gia một diễn đàn; bày tỏ
ý kiến, quan điểm trên một
trang diễn đàn, blog.

2 Chủ đề 2: Các phương tiện HL1 [Trg 74-77]


truyền thông “truyền

88
thống” : báo chí, đài phát
thanh, truyền hình
- Ngữ pháp: danh từ hóa; giống
của danh từ; sử dụng cấu trúc
“c’est…qui hoặc c’est…que”
để nhấn mạnh.
- Từ vựng: từ vựng liên quan
đến các phương tiện truyền
thông
- Văn hóa: văn hóa báo chí,
truyền thông
- Thực hành: hiểu và đặt nhan
đề cho một bài báo, trình bày ý
kiến về một chương trình
truyền hình

3 Chủ đề 3: Tin vắn trên báo HL1 [Trg 78-81]


chí và đài phát thanh
- Ngữ pháp: phân biệt cách thì
trong quá khứ, thể bị động, hợp
giống hợp số phân từ quá khứ
với bổ ngữ trực tiếp
- Từ vựng: từ vựng thể hiện sự
tình cờ, trò chơi may rủi, từ
vựng sử dụng để miêu tả người
và hành động khi khai báo mất
trộm
- Văn hóa: làm quen với các
mẩu tin vắn trên báo chí và
truyền thanh
- Thực hành: hiểu một bài báo
tường thuật lại một sự kiện đã
xảy ra, hiểu và thuật lại một tin
vắn, thuật lại một sự kiện đã
chứng kiến

4 Chủ đề 4: Liên hoan phim HL1 [Trg 88-91]


Cannes và phê bình phim
- Ngữ pháp: vị trí của trạn từ
trọng câu chứa động từ ở dạng
phức hợp, vị trí của tính từ đối
với danh từ (ôn tập và nâng
cao)
- Từ vựng: từ vựng về điện ảnh
và các giải thưởng đện ảnh; từ
vựng và cấu trúc câu dùng để

89
đánh giá một bộ phim
- Văn hóa: liên hoan phim
Cannes
- Thực hành: Hiểu và giới thiệu
một bộ phim và đạo diễn; đưa
ra đánh giá của bản thân về
một bộ phim

5 Chủ đề 5: Giải trí : Nhà văn HL1 [Trg 92-95]


hóa thanh niên – Ngôi nhà
chung của mọi người và đời
sống hội đoàn
- Ngữ pháp: đại từ chỉ người
sau giới từ “à” và “de”; các
đại từ bổ ngữ gián tiếp; các đại
từ gián tiếp “y” và “en”
- Từ vựng: từ vựng liên quan
đến các hoạt động giải trí, các
hiệp hội hoạt động trong lĩnh
vực giải trí; vài cấu trúc để kêu
gọi
- Văn hóa: đời sống hội đoàn,
nhà văn hóa thanh niên ở Pháp
- Thực hành: kêu gọi ai đó
tham gia một hoạt động giải trí;
nói về các hoạt động giải trí và
đời sống hội đoàn

6 Chủ đề 6: Các loại hình du HL1 [Trg 96-99]


lịch
- Ngữ pháp: thức gérondif; các
đại từ chỉ địa điểm “y” và
“en”
- Từ vựng: từ vựng dùng để nói
về các dịch vụ du lịch và đặt
chỗ (ăn uống, lưu trú,…)
- Văn hóa: văn hóa du lịch của
người Pháp
- Thực hành: hiểu các loại hình
du lịch khách nhau, lựa chọn
các dịch vụ du lịch, tiến hành
đặt các dịch vụ, hỏi thông tin
lịch trình của một chuyến du
lịch

90
Chủ đề 7: Mong ước và hi HL1 [Trg 108-111]
vọng cho tương lai
- Ngữ pháp: các cấu trúc bày tỏ
ước muốn; thức điều kiện ở thì
hiện tại để đưa ra một gợi ý
- Từ vựng: từ vựng về âm nhạc
và các nhóm nhạc, các diễn
đàn tranh luận trực tuyến; cấu
trúc dùng để bày tỏ ước muốn
- Văn hóa: đời sống âm nhạc
của người Pháp, tranh luận trên
các diễn đàn
- Thực hành: bày tỏ ước muốn,
hi vọng, đưa ra lời chúc, đưa ra
gợi ý

Chủ đề 8: Hoạt động thiện HL1 [Trg 112-115]


nguyện
- Ngữ pháp: các cấu trúc thể
hiện mục đích; thức điều kiện
ở thì hiện tại để nói về một kế
hoạch hoặc một tình huống giả
định không có thực
- Từ vựng: các cấu trúc dùng
để thể hiện mục tiêu, các động
từ để nói về sở thích, chủ đề
quan tâm
- Văn hóa: hoạt động thiện
nguyện
- Thực hành: nói về những chủ
đề, dự án nhân đạo và mối
quan tâm cụ thể với những dự
án đó; thể hiện mục đích và
mục tiêu; tưởng tượng ra một
tình huống giả định, không có
thực

Chủ đề 9: Chuyến phiêu lưu, HL1 [Trg 116-119]


chuyện kể về chuyến đi
- Ngữ pháp: các từ nối dùng để
chỉ nguyên nhân và hậu quả;
các từ nối dùng để chỉ nguyên
nhân tích cực và tiêu cực
- Từ vựng: từ vựng để kể về
một chuyến đi, cấu trúc câu
dùng để trình bày ý kiến, đồng

91
tình hoặc phản đối
- Văn hóa: văn hóa du lịch
phiêu lưu
- Thực hành: giới thiệu và tóm
tắt một cuốn sách, bày tỏ quan
điểm và giải thích lý do cho
lựa chọn của mình; bày tỏ sự
đồng tình hoặc phản đối

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

- Người học ôn tập và tra cứu nội dung ngữ pháp: thức bị động, đại từ y/en, cách thức
diễn đạt mục đích, hợp giống, số thời quá khứ, thức điều kiện.

- Nội dung thuộc kĩ năng giao tiếp: khả năng trình bày ý kiến về các chủ đề văn hóa, xã
hội như phim ảnh, sách báo, âm nhạc, truyền thông, có khả năng tham gia đàm thoại và trao
đổi thông tin về các chủ đề quen thuộc.

- Người học tập đọc theo file nghe trong sách giáo khoa. Để luyện kĩ năng nghe, người
học tự nghe các file nghe ở nhà, sau đó ghi lại ra giấy những gì nghe được theo phương pháp
ghi chép đã được học trên lớp. Sau khi ghi xong, người học tự trả lời các câu hỏi và kiểm tra
lại với đáp án có sẵn ở cuối các sách.

- Người học chủ động tìm xem các video, clip trên Youtube liên quan tới nội dung học
trên lớp.

Cụ thể, người học có thể học theo các nội dung sau:

ST
Nội dung Học liệu
T

HL3 [Trg 90-93]


1 Đại từ y/en
HL3 [Trg 104-105]

2 Cách thức diễn đạt mục đích HL3 [Trg 252-253]

3 Hợp giống, số thời thời quá khứ HL3 [Trg 190-191]

4 Thức điều kiện HL3 [Trg 136-137]

http://monde.bonjourdumonde.com/
Các kênh Youtube, các trang học https://www.francaisfacile.com/
5
tiếng Pháp online https://apprendre.tv5monde.com/fr
http://monde.bonjourdefrance.com/

92
11.2. Phương pháp tự học

Người học cần:

Đọc kĩ, nắm vững chuẩn đầu ra của học phần, chủ động, tích cực học tập bám sát mục
tiêu và nội dung học phần.

Làm thêm bài tập ngữ pháp trong học liệu tham khảo số 3 theo các chủ đề đã nêu tại
phần nội dung tự học.

Tự làm thêm bài tập về các chủ điểm đã nêu tại gạch đầu dòng thứ hai phần nội dung tự
học. Tự xem phần mục lục của học liệu, tự làm và so sánh đáp án. Tích cực hỏi người học
cùng hoặc giảng viên về những vấn đề người học chưa rõ.

Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ để tăng cường việc trình bày, đưa ra luận
điểm cá nhân.

Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website học tiếng Pháp.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Hugot, C., Kizirian, V.-M., Waendendries, M., Berthet, A., Daill, E. (2012). Alter Ego
+ 2. Paris, Pháp: Hachette.

Hugot, C., Kizirian, V.-M., Waendendries, M., Berthet, A., Daill, E. (2012). Alter Ego +
2: Cahier d'activités. Paris, Pháp: Hachette.

12.2. Tài liệu tham khảo

2. Grégoire, M., & Thiévenaz, O. (2003). Grammaire progressive du français : avec 600


exercices: niveau intermédiaire. CLE international.

93
THỰC HÀNH TIẾNG 1B2

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 1B2

- Tiếng Anh: French Language Skills 1B2

1.2. Mã học phần: 61FRE21B2

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE23B1

1.4. Số tín chỉ: 04

1.5. Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.6.Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

ST Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn


T

1 Đặng Thị Việt Hòa TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền Ths huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 Vũ Hà Nguyên Ths nguyenvh@hanu.edu.v Lý thuyết tiếng


n

4 Nguyễn Bảo Châu Ths chaunb@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3. Mô tả nội dung học phần


Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng nâng cao hơn so
với trình độ 3B1, tiếp tục phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở giai đoạn đầu bậc 4
theo KNLNN 6 bậc dành cho Việt Nam, tập trung vào bốn nội dung: giao tiếp, từ vựng, ngữ
pháp, văn hóa về các chủ đề nghệ thuật, môi trường sinh thái, cuộc sống nông thôn và thành
thị, công nghệ, các vấn đề xã hội, văn học và văn hóa đọc. Để phục vụ cho nội dung giao tiếp
trên, người học sẽ được trang bị kiến thức ngữ pháp, vốn từ vựng và nội dung văn hóa liên
quan. Bên cạnh bốn nội dung trên học phần cũng kết hợp thêm các hoạt động bổ trợ hướng
người học đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ, kích thích sự tìm tòi thông tin về các chủ đề
mang tính xã hội và toàn cầu thông qua các hình thức bài tập dự án, áp dụng kỹ thuật Think –
Pair - Share (Suy ngẫm – Làm việc theo cặp – Chia sẻ)

94
4. Mục tiêu của học phần
MT1: Qua học phần này, người học có thể hiểu nội dung chính của một bài văn nói hoặc
viết tương đối phức tạp về một chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng.
MT2: Người học có khả năng phân tích thông tin, hiểu và kể lại được nội dung chính của
các bài báo về các vấn đề thời sự.
MT3: Người học có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ; có thể
viết được một số loại đơn, thư hành chính phổ biến và trình bày quan điểm cá nhân về một
vấn đề, bày tỏ sự phản đối hoặc đồng tình.
5. Chuẩn đầu ra
5.1. Kiến thức
Kết thúc học phần, người học có thể:
KT1: Trình bày các kiến thức ngôn ngữ sử dụng trong các tình huống giao tiếp bằng văn
nói và văn viết ở giai đoạn đầu bậc 4 theo KNLNN 6 bậc dùng cho người Việt Nam.
KT2: Phân biệt các tình huống giao tiếp và các loại hình ngôn ngữ phù hợp với ngữ
cảnh, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
KT3 : Ghi nhớ và tổng hợp từ vựng, ngữ pháp, kiến thức văn hóa, xã hội, chính trị...về
các chủ đề trong nội dung được học. Ghi nhớ và sử dụng khoảng 1000 đơn vị từ.
5.2. Kỹ năng
Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:
KN1 (Nghe): nhận biết và tổng hợp thông tin qua các bài nói về các chủ đề quen thuộc
và không quen thuộc trong cuộc sống khi được diễn đạt rõ ràng, hiểu ý chính các bài nói phức
tạp về nội dung và ngôn ngữ khi được trình bày với ngôn ngữ chuẩn mực.
KN2 (Nói): có thể cho ý kiến về nhiều chủ đề, bảo vệ ý kiến cá nhân, lập luận một cách
mạch lạc, chặt chẽ và phù hợp.
KN3 (Đọc): có thể nhận biết nhanh thông tin nhờ kĩ thuật đọc lướt, đọc nhanh, nắm bắt
chính xác các thông tin dài và phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn, tóm tắt nhiều loại văn bản
thực tế và hư cấu, có lượng từ vựng phong phú để phục vụ quá trình đọc.
KN4 (Viết): có thể biên soạn văn bản miêu tả rõ ràng, chi tiết những chủ đề văn hóa, xã
hội, viết nhận xét về một chủ đề và nêu bật được ý chính và có minh họa phù hợp.
KN5: Người học phát triển kỹ năng hội thoại và kỹ năng thuyết trình, tổng hợp, phân
tích thông tin, kỹ năng nhập vai, kỹ năng giải quyết các tình huống trong giao tiếp, kỹ năng
sắp xếp, kỹ năng lập kế hoạch.

5.3. Thái độ

- TĐ 1: Người học có ý thức tìm hiểu, bổ sung mảng kiến thức văn hóa, đánh giá cao các

95
giá trị văn hóa. Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- TĐ 2: Nuôi dưỡng tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp.

- TĐ 3: Có thái độ chủ động và tích cực khi giao tiếp trong môi trường tiếng Pháp.

- TĐ 4: Tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa do Khoa, Trường và Đại sứ quán tổ
chức.

- TĐ5: Tích cực chia sẻ thông tin về đất nước, văn hóa Pháp với bạn bè và người thân

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp diễn giảng, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp đóng vai được áp dụng xuyên suốt học phần này và được thực hiện thông
qua các hoạt dộng của giảng viên và người học theo mô tả ở bảng dưới đây:

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
viên người học

Diễn giảng Dùng lời nói cùng với các


Nghe giảng viên diễn
phương tiện kỹ thuật thông tin,
giảng về nội dung bài học
nghe nhìn để diễn giảng cho
và ghi chép.
người học.

Tổ chức thực hiện tiến


Đề xuất ý tưởng dự án, quản lý trình thực hiện dự án,
việc chia nhóm, tư vấn, hướng thảo luận, nghiên cứu, tìm
dẫn, kiểm tra, điều chỉnh, đánh kiếm, tổng hợp thông tin,
Dạy học theo dự án giá quá trình và kết quả dự án, báo cáo tiến độ, thuyết
chuẩn bị học liệu, cơ sở vật chất trình kết quả dự án, tự
và các điều kiện khác để thực đánh giá sản phẩm dự án
hiện dự án. của nhóm và của các
nhóm khác.

Thảo luận nhóm Phân chia các nhóm người học, Thảo luận, trình bày ý
đưa ra các chủ đề phù hợp để kiến, trao đổi những hiểu
người học tiến hành thảo luận biết về vấn đề học tập, rèn
nhóm, kiểm soát thời gian, đóng luyện kỹ năng làm việc
vai trò trọng tài cố vấn, tổ chức, nhóm, báo cáo các kết
chỉ đạo việc báo cáo các kết quả quả thảo luận.
thảo luận của các nhóm, tổng kết
và kết luận vấn đề nhằm thực
hiện được mục tiêu dạy học.

Đóng vai Chuẩn bị các tình huống giao Đóng vai một nhân vật có
tiếp phù hợp với trình độ của thực trong đời sống hoặc
sinh viên, đánh giá các phương giả định, sinh viên tìm các
án giải quyết tình huống, hướng phương pháp giải quyết
dẫn sinh viên đi đến kết luận về và quyết định phương án
lý thuyết và thực hành. giải quyết tình huống, so

96
sánh liên hệ với thực tiễn.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Phòng luyện tiếng, máy chiếu, máy tính kết nối internet loa, đài, đĩa CD-VCD, các phần
mềm luyện tiếng và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

11 Đánh giá - Điểm danh - Tham dự đủ 80% tiết lý 10%


chuyên cần - Bài tập về nhà thuyết và thực hành
- Ý thức trong giờ học - Hoàn thành bài tập về
nhà
- Tập trung trong giờ học,
hăng hái phát biểu xây
dựng bài, tích cực trong
các hoạt động theo yêu cầu

22 Đánh giá giữa -Bài thi kiểm tra kỹ - Bài viết có bố cục rõ 30%
học phần năng Viết. ràng, nội dung đầy đủ, ko
- Hình thức : tự luận, sao chép, có quan điểm của
cá nhân.
trắc nghiệm.
- Bắt buộc dự thi.

33 Đánh giá kết - Bài thi kiểm tra kỹ - Đạt điểm số tối thiểu 60%
thúc học phần năng đọc. 5/10.
- Hình thức: tự luận, - Hiệu quả giao tiếp, từ
trắc nghiệm. vựng, ngữ pháp, chính tả
và dấu câu (đối với hình
- Bắt buộc dự thi
thức tự luận)
- Theo thang chấm điểm
của Bộ môn (đối với hình
thức trắc nghiệm);

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo hướng dẫn của giáo
viên.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

97
- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành theo chỉ dẫn của giáo viên: google group,
forum, email, từ điển online.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ

STT Nội dung Lý Thực Tự học Học liệu


thuyết hành
15 90 75

1 Phần 1: Các hướng đi 7.5 45 40


mới

Kỹ năng giao tiếp, xã HL1 [Trg 126-143]


hội:
Nói về sự thay đổi trong HL2 [Trg 92-106]
cuộc sống.
Hiểu văn bản tiểu sử.
Tường thuật cuộc nói
chuyện.
Tường thuật một sự
kiện đặc biệt.
Tưởng tượng một quá
khứ.
Xác định một sự kiện
trong quá khứ.
Thể hiện sự tiếc nuối.

Ngữ pháp:
Từ chỉ thời gian.
Nhóm từ chỉ tương
quan về thời gian.
Đại từ quan hệ.
Tường thuật diễn văn
trong quá khứ.
Điều không xảy ra
trong quá khứ.
Thời passé récent và
futur proche trong
truyện kể thời quá khứ.

98
Nhóm từ chỉ sự tiếc
nuối.

Từ vựng:
Từ chỉ các chương trình
văn hóa nghệ thuật.
Từ về tiểu sử.
Từ chỉ thời gian.
Từ chỉ nghề nghiệp.
Từ chỉ tình cảm và phản
ứng.
Nhóm từ chỉ tình
cảm/cảm xúc, thái
độ/hành động

Ngữ âm:
Nối âm
Ngữ điệu: chán nản hay
quyết tâm.
Ngữ điệu: tiếc nuối hay
hài lòng

2 Phần 2: Giáo dục hành 7.5 45 35 HL1 [Trg 144-160]


động

Kỹ năng giao tiếp, xã HL2 [Trg 107-118]


hội:
Hiểu bản kêu gọi hành
động.
Đưa ra quan điểm, ý
kiến.
Hiểu quá trình diễn ra
một sự kiện.
Nói về những sách báo
mình đọc.
Mượn đồ.
Hiểu/đưa ra những lập
luận để phòng ngừa:
cảnh báo và khuyến
khích.
Thể hiện sự bất bình.
Trách móc.

99
Ngữ pháp:
Diễn đạt sự cần thiết
bằng subjonctif hoặc
infinitif.
Đối lập trong việc sử
dụng
subjonctif/indicatif để
bày tỏ ý kiến.
Diễn đạt quan hệ về
thời gian.
Đại từ kép.
Cấu trúc diễn đạt hệ
quả.
Sử dụng imparfait hoặc
conditionnel để diễn đạt
trách móc.

Từ vựng:
Từ về môi trường và
sinh thái.
Cấu trúc vô nhân xưng
thể hiện sự cần thiết.
Từ liên quan đến sách
báo và đọc sách báo.
Động từ diễn đạt việc
mượn/cho mượn đồ vật.
Nhóm từ trạng ngữ đảm
bảo cấu trúc tổng thể
một bài khóa giải thích.
Động từ diễn đạt hệ
quả.

Ngữ âm:
Phát âm động từ thời
subjonctif.
Đại từ kép.
Ngữ điệu: trách móc
hoặc nổi giận.

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học


Nội dung ngữ pháp trong tài liệu Giáo trình 1: động từ thời hiện tại, giới từ, tính từ chỉ

100
quốc tịch, tính từ sở hữu, câu hỏi trong tiếng Pháp.
Nội dung thuộc kĩ năng giao tiếp: tự giới thiệu bản thân, thông thuộc tên các nước, quốc
tịch tương ứng, nói, viết, nghe hiểu và đọc hiểu về giấc mơ, sở thích, chỉ đường, kì nghỉ.
Người học luyện phát âm, tập đọc to với Google translate, file nghe trong sách giáo
khoa. Để luyện kĩ năng nghe, người học tự nghe các file nghe ở nhà, sau đó viết lại ra giấy
những gì nghe được. Sau khi viết xong, người học tự kiểm tra lại với đáp án có sẵn ở cuối các
sách.
Người học chủ động tìm xem các video, clip trên Youtube liên quan tới nội dung học
trên lớp.
Nội dung ngữ pháp trong tài liệu Giáo trình 1: động từ thời hiện tại, giới từ, tính từ chỉ
quốc tịch,tính từ sở hữu, câu hỏi trong tiếng Pháp.

Nội dung thuộc kĩ năng giao tiếp: tự giới thiệu bản thân, thông thuộc tên các nước, quốc
tịch tương ứng, nói, viết, nghe hiểu và đọc hiểu về giấc mơ, sở thích, chỉ đường, kì nghỉ.

Người học luyện phát âm, tập đọc to với Google translate, file nghe trong sách giáo
khoa. Để luyện kĩ năng nghe, người học tự nghe các file nghe ở nhà, sau đó viết lại ra giấy
những gì nghe được. Sau khi viết xong, người học tự kiểm tra lại với đáp án có sẵn ở cuối các
sách.

Người học chủ động tìm xem các video, clip trên Youtube liên quan tới nội dung học
trên lớp.

Đối với hệ đào tạo tín chỉ, người học cần nêu cao tinh thần tự chủ, chủ động, sáng tạo
trong học tập. Vì vậy, trong học phần này người học hình thành ý thức tự giác, tự chủ, chủ
động tìm kiếm, tiếp thu, củng cố kiến thức theo hướng dẫn của giảng viên trong quá trình học.
Ngoài các bài tập trên lớp, người học tự học các nội dung sau:

Đối với học phần B2, hệ đào tạo tín chỉ, người học cần nêu cao tinh thần tự chủ, chủ
động, sáng tạo trong học tập. Vì vậy, trong học phần này người học hình thành ý thức tự giác,
tự chủ, chủ động tìm kiếm, tiếp thu, củng cố kiến thức theo hướng dẫn của giảng viên trong
quá trình học. Ngoài các bài tập trên lớp, người học tự học các nội dung sau:

STT Nội dung Học liệu

1 Nghe hiểu một tình huống giao HL 4 [Trg 23-34]


tiếp.

2 Đọc để định hướng. HL 4 [Trg 23-34]


Đọc để lấy thông tin

101
3 Viết thư mô tả một sự kiện/chia sẻ HL 4 [Trg 75-77]
kinh nghiệm hoặc bày tỏ tình cảm.
Viết luận. HL 4 [Trg 77-79]
Viết thư độc giả. HL 4 [Trg 80-83]
Viết bài báo. HL 4 [Trg 84-86]

4 Các bước trình bày bài thi nói. HL 4 [Trg 90-93]


Luyện tập. HL 4 [Trg 93-104]

5 Ngữ chỉ thời gian HL5 [Trg 35-37]

6 Thì quá khứ chưa hoàn thành HL 5 [Trg 33-41]

7 Thì quá khứ hoàn thành. HL 5 [Trg 59-60]

8 Thức chủ quan HL 5 [Trg 67-93]

9 Từ vựng về báo chí, truyền hình. HL 5 [Trg 89-101]

10 HL 5 [Trg 53-57]

Thức điều kiện.

11 Lối nói gián tiếp (quá khứ) / Chia HL 5 [Trg 87]


thời động từ hợp thời.

12 HL 5 [Trg 103]

Đại từ kép.

13 Các trang học tiếng Pháp online : https://www.bonjourdefrance.com/,


https://www.lepointdufle.net

11.2 Phương pháp tự học

Người học cần:

- Chủ động, tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.
-Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ.

- Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

102
- Tích cực thực hành làm bài tập ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu, nói cùng bạn hoặc cùng
người bản xứ, chăm theo dõi đài, báo, tivi

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website liên quan.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Hugot, C., Kizirian, V.-M., Waendendries, M., Berthet, A., Daill, E. (2012). Alter Ego
+ 2. Paris: Hachette.

2. Hugot, C., Kizirian, V.-M., Waendendries, M., Berthet, A., Daill, E. (2012). Alter Ego
+ 2: Cahier d'activités. Paris: Hachette.

3. Tập bài giảng do giáo viên biên soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo 

4. Breton, G., Lepage, S., Rousse, M., (2010). Réussir le DELF B1. Les Éditions Didier,
Paris.

5. Barfety, M., Beaujouin, P., (2005). Compréhension orale, niveau 2. Clé international.

103
THỰC HÀNH TIẾNG 2B2

1. Thông tin chung

1.13. Tên học phần

Tiếng Việt: Kỹ năng tiếng 2B2

Tiếng Anh: French Language Skills 2B2

1.14. Mã học phần: 61FRE22B2

1.15. Học phần tiên quyết: 61FRE21B2

1.16. Số tín chỉ: 4

1.17. Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.18. Loại học phần: bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

ST Họ và tên Học vị Vị trí Email Tổ-Bộ môn


T

1 Đặng Thị Việt Trưởng Thực hành


Tiến sĩ hoadtv@hanu.edu.vn
Hòa BM tiếng

2 Phó
Nguyễn Thanh huyennt@hanu.edu.v Thực hành
Thạc sĩ trưởng
Huyền n tiếng
BM

Phạm Trần Giảng trangpth@hanu.edu.v Thực hành


3 Thạc sĩ
Hạnh Trang viên n tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 2B2 là học phần tiếp theo của học phần thực hành tiếng 1B2,
học phần củng cố cho người học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở cấp độ 4 theo KNLNN 6
bậc dùng cho Việt Nam. Học phần trau dồi cho người học vốn từ vựng phong phú về văn hóa,
du lịch, nhà ở và về các hoạt động thường ngày. Người học cũng được trang bị những kỹ năng
để tìm và đọc hiểu các loại hình văn bản khác nhau gắn với các chủ đề nêu trên, từ đó áp dụng
vào làm bài dưới hình thức thảo luận hoặc viết.

4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 2B2, người học có khả năng nghe, nói, đọc,

104
viết ở giai đoạn cuối Bậc 4 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:

MT1: Có khả năng hiểu được ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và
trừu tượng;

MT2: Có khả năng giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ;

MT3: Có khả năng viết được các dạng bài văn một cách rõ ràng, chi tiết với chủ đề văn
hóa, du lịch, nhà ở và về các hoạt động thường ngày.

MT4: Nhận diện tốt mạch lập luận của văn bản một cách chi tiết, xác định được kết cấu
và giải thích được từ vựng trong văn bản đọc có tính chuyên ngành.

5. Chuẩn đầu ra

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

KT1: Khái quát hóa kiến thức ngôn ngữ sử dụng trong các tình huống giao tiếp bằng văn
nói và văn viết ở cấp độ 4 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

KT2: Nhận biết và ghi nhớ các kiến thức hiểu biết chung và kiến thức từ vựng liên quan
tới các chủ đề du lịch, giao thông, lễ hội, nơi ở, cấp độ từ vựng mức độ 4.

KT3: Nhận biết và khái quát hóa các cách thức ngôn ngữ thể hiện quan điểm.

5.2. Kỹ năng

KN1: Nghe: Nhận biết và phân tích được các diễn văn, bài nói dài và theo dõi được các
lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc; hiểu được phần lớn các bản tin trên đài, báo về
các chủ đề được học;
KN2: Đọc: Xác định được thông tin chính, tổng hợp được thông tin trong bài báo và báo
cáo về các vấn đề thời sự, trong đó tác giả thể hiện quan điểm hoặc lập trường cụ thể; hiểu
được một bài văn xuôi đương đại;
KN3: Viết: Biên soạn được các dạng bài luận một cách chi tiết, rõ ràng về nhiều chủ đề
khác nhau, đưa ra những thông tin và lập luận thuyết phục. Viết các báo cáo để truyền tải
thông tin hoặc giải trình các lý lẽ ủng hộ hoặc phản đối một ý kiến đã nêu.
KN4: Nói: Vận dụng vốn từ vựng, ngữ pháp để trình bày, truyền tải thông tin hoặc giải
trình các lý lẽ ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề xã hội mang tính thời sự.
5.3. Thái độ
TĐ 1: Có thái độ học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, hồi đáp lại giáo viên, tham
gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp. Hiểu được tầm quan trọng của học phần.

TĐ 2: Củng cố tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp

TĐ 3: Thực hiện nghiêm túc các hoạt động học tập và làm bài tập trên lớp cũng như ở

105
nhà.

TĐ 4: Có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ, có phẩm chất đạo đức, tác phong học
tập, có trách nhiệm công dân.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
viên người học

Diễn giảng Giảng lý thuyết về từ vựng, ngữ Nghe giảng và ghi chép.
pháp của bài học.

Tổng hợp Tổng hợp kiến thức của chủ đề Tổng hợp kiến thức được
bài học, hướng dẫn cách tiếp cận học và áp dụng vào thực
kiến thức tổng hợp phù hợp. hành nghe, nói, đọc, viết.

Thảo luận nhóm Chia nhóm thảo luận theo chủ Đọc thêm sách về nội
đề, tiếp nhận và phân tích kết dung có liên quan tới chủ
quả thảo luận. đề, tiến hành thảo luận
nhóm để tăng cường kiến
thức thông tin, luyện tập
các kỹ năng tiếng.

Tự đọc, tự nghiên cứu Chọn tài liệu đọc phù hợp theo Đọc và nêu ý kiến bình
chủ điểm, có giải thích bổ sung luận, đặt câu hỏi.
tại lớp.

Đóng vai Đưa ra tình huống, vấn đề để Tham gia vào quá trình
giải quyết, chỉ định vai diễn giải quyết tình huống,
quan sát và đóng góp ý
kiến.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Phòng luyện tiếng đa năng, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu, giáo cụ trực quan.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

T Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng


T số

1 Đánh giá - Điểm danh - Mức độ chuyên cần của người học. 10%
chuyên cần - Thái độ học tập - Chuẩn bị bài đầy đủ theo yêu cầu của
trong lớp học. người dạy.

2 Đánh giá - Bài thi nói - Biết cách trình bày quan điểm cá nhân 30%
giữa học về chủ đề nói đã được đề cập tới trong
phần quá trình học.

106
- Mức độ tương tác với giảng viên trong
quá trình làm bài thi nói.

3 Đánh giá kết - Bài thi nghe - Độ chuẩn xác của nội dung trả lời câu 60%
thúc học hỏi
phần - Theo thang chấm điểm của Bộ môn

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24/8/2016 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành.

- Tham dự đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối kỳ.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học
15 90 75

1 Phần I: Chủ đề du lịch


« Ở Québec »

Nêu dự định/kế hoạch cá nhân, HL1 [Trg 12-14]


nói về tương lai
1. Kiến thức
1.1. Từ vựng
- Từ vựng với chủ đề về cách thức
di chuyển (mode de déplacement)
và các phương tiện giao thông
(moyens de transport).
1.2. Ngữ pháp
- Thì tương lai đơn (futur simple);
- Nhận biết các trường hợp đặc
biệt của thì tương lai đơn.
1.3. Văn hóa xã hội
- Nhân sinh quan, thế giới quan
của người học về các dự định cá

107
nhân trong tương lai;
- Nhận biết cách thức du lịch bằng
xe đạp tại châu Âu nói chung và
tại Pháp (La Loire) nói riêng.
2. Kỹ năng
Trình bày được dự định/kế hoạch
cá nhân trong tương lai thông qua
hình thức thảo luận hoặc viết bài.

Lễ hội/festival du lịch HL1 [Trg 13-16]


1. Kiến thức
1.1. Từ vựng HL2 [Trg 55]
- Từ vựng sử dụng vùng Québec
(vùng nói tiếng Pháp của Canada);
- Từ vựng về lễ hội/festival du
lịch.
1.2. Ngữ pháp
- So sánh hơn/kém;
- So sánh nhất;
- Ngữ điệu vùng Québec.
1.3. Văn hóa xã hội
- Các lễ hội/festival tại Montréal
(Québec);
- Nhận biết các loại hình lễ hội
khác nhau trên thế giới.
2. Kỹ năng
Trình bày được quan điểm cá nhân
dựa trên kỹ năng so sánh các hiện
tượng, sự kiện khác nhau thông
qua hình thức thảo luận hoặc viết
bài.

Hỏi xin ý kiến và đưa ra lời HL1 [Trg 18-21]


khuyên
1. Kiến thức HL2 [Trg 46]
1.1. Từ vựng [Trg 52]
- Từ vựng về các bước chuẩn bị và [Trg 56]
hành lí khi đi du lịch;
- Từ vựng về các địa điểm du lịch.
1.2. Ngữ pháp

108
- Thì điều kiện hiện tại
(conditionnel présent) và giá trị
của thì này trong tiếng Pháp;
- Mệnh lệnh thức dùng để đưa ra
lời khuyên.
1.3. Văn hóa xã hội
- Nhận biết các forum về du lịch.
2. Kỹ năng
Vận dụng được các kiến thức đã
học để áp dụng vào thực tế khi đi
du lịch : hỏi xin ý kiến/đưa ra lời
khuyên thông qua hình thức thảo
luận hoặc viết bài.

Chỉ dẫn HL1 [Trg 19-23]


1. Kiến thức
1.1. Từ vựng HL2 [Trg 59-60]
- Từ vựng về các loại hình du lịch
(type de voyage);
- Từ vựng xoay quanh một chuyến
đi du lịch (thời gian, chi phí, số
lượng khách, phương tiện đi lại,
v.v).
1.2. Ngữ pháp
- Mệnh lệnh thức để đưa ra chỉ
dẫn;
- Vị trí của đại từ trong cấu trúc
câu mệnh lệnh thức.
1.3. Văn hóa xã hội
- Nhận biết các mô hình công ty du
lịch và các lời khuyên khi đi du
lịch thường gặp.
2. Kỹ năng
Biết cách nêu các chỉ dẫn khi đi du
lịch thông qua hình thức thảo luận
hoặc viết bài.

2 Phần II: Chủ đề du lịch HL1 [Trg 26-39]


« Ở Louisiane »

Định hướng trong không gian HL1 [Trg 28-30]


1. Kiến thức

109
1.1. Từ vựng
- Từ vựng về nhà ở (l’habitat) (1);
- Từ vựng chỉ vị trí.
1.2. Ngữ pháp
- Giới từ và phó từ chỉ vị trí
1.3. Văn hóa xã hội
- Nhận biết được các loại hình nhà
ở xã hội dành cho người gặp khó
khăn;
- Nhận biết được loại hình truyền
thông (áp phích) với nội dung
tuyên truyền về các mô hình nhà ở.
2. Kỹ năng
- Biết cách định hướng trong
không gian thông qua hình thức
thảo luận hoặc viết bài;
- Trình bày được quan điểm cá
nhân trong các trường hợp giao
tiếp với chủ đề về nhà ở.

Nêu đặc tính của một địa điểm/nơi HL1 [Trg 29-33]
chốn
1. Kiến thức HL2 [Trg 48-49]
1.1. Từ vựng
- Từ vựng về nhà ở (l’habitat) (2);
- Từ vựng về các loại hình nhà ở
(studio, căn hộ, nhà đất, v.v).
1.2. Ngữ pháp
- Tính từ chỉ tính chất (adjectifs
qualificatifs);
- Vị trí của tính từ chỉ tính chất
trong cụm danh từ/cụm động từ.
1.3. Văn hóa xã hội
- Nhận biết được văn hóa
Louisiane.
2. Kỹ năng
Trình bày được đặc điểm của một
địa điểm/nơi chốn thông qua hình
thức thảo luận hoặc viết bài.

110
Các hoạt động ngày thường HL1 [Trg 34-37]
1. Kiến thức
1.1. Từ vựng
- Từ vựng về các công việc nhà
(tâches ménagères).
1.2. Ngữ pháp
- Cấu trúc phủ định.
1.3. Văn hóa xã hội
- Nhận biết được hình thức nhà ở
chung (collocation).
2. Kỹ năng
Trình bày được các hoạt động
ngày thường, các công việc nhà
trong ngày thông qua hình thức
thảo luận hoặc viết bài.

Đồng ý hoặc phản đối HL1 [Trg 35-37]


1. Kiến thức
1.1. Từ vựng HL2 [Trg 50]
- Từ vựng về các kì nghỉ lễ/nghỉ
phép.
1.2. Ngữ pháp
- Nội động từ và ngoại động từ kết
hợp với đại từ.
1.3. Văn hóa xã hội
- Nghỉ thai sản dành cho các ông
bố tại các nước châu Âu.
2. Kỹ năng
- Trình bày quan điểm về một vấn
đề xã hội thường gặp thông qua
hình thức viết bài hoặc thảo luận.

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

- Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy (mục 10 trong Chương trình
chi tiết). Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học
sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể:

+ Kỹ năng tổng hợp: chuẩn bị trước các vốn từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp đã được học

111
về các mối quan hệ gia đình và bạn bè, về lĩnh vực báo hình và báo viết.

+ Kỹ năng Nghe: Nghe lại các file nghe trong giáo trình ở nhà, tổng hợp các câu hỏi và
thắc mắc sau khi đọc tài liệu phiên âm để thảo luận với giảng viên và nhóm học trong hay
ngoài giờ học, vận dụng kiến thức, mẫu biểu đạt nghe được vào thực hành nói. Tìm bài nghe
từ các nguồn học liệu trực tuyến, tự nghe và rèn luyện kỹ năng ghi chép trong khi nghe.

+ Kỹ năng Nói: Bám sát vào bài đã học trong giáo trình, kiểm tra lại kiến thức từ vựng
và cấu trúc ngữ pháp đã được học và vận dụng vào nói độc thoại hay hùng biện, tự luyện ngữ
âm. Các chủ đề của kỹ năng nói bao gồm trình bày được dự định/kế hoạch cá nhân trong
tương lai, trình bày quan điểm cá nhân dựa trên kỹ năng so sánh các hiện tượng và sự kiện
khác nhau, hỏi xin ý kiến/đưa ra lời khuyên, trình bày các hoạt động trong ngày. Đọc thành
tiếng tài liệu phiên âm khi nghe lại các file nghe đã học trên lớp để rèn luyện phát âm.

+ Kỹ năng Đọc và Viết: Tự đọc các văn bản trong giáo trình có gắn với chủ đề đã học
trên lớp, sau đó chủ động luyện viết, tự luyện cách diễn đạt nhận xét và nêu ý kiến. Tìm đọc
các bài báo tiếng Pháp trên mạng liên quan đến những chủ đề đã học.

TT Nội dung Học liệu

1 Từ vựng với chủ đề về cách thức di HL7 [Trg 156-163]


chuyển (mode de déplacement) và các
phương tiện giao thông (moyens de
transport).

2 Thì tương lai đơn (futur simple) HL5 [Trg 48-49]


HL6 [Trg 89-81]

3 Trình bày được dự định/kế hoạch cá nhân HL3 [Trg 86-91]


trong tương lai. HL4 [Trg 80-87]

4 Từ vựng về lễ hội/festival du lịch. HL7 [Trg 164-179]

5 So sánh hơn/kém, so sánh nhất HL6 [Trg 183-188]


HL8 [Trg 105]

6 Nhận biết các loại hình lễ hội khác nhau HL2 [Trg 59-60]
trên thế giới.

7 Trình bày quan điểm cá nhân dựa trên kỹ HL2 [Trg 50-51]
năng so sánh hiện tượng, sự kiện khác
nhau

8 Từ vựng về các bước chuẩn bị và hành lí HL2 [Trg 46] [Trg 52][Trg 56]

112
khi đi du lịch; về các địa điểm du lịch

9 Thì điều kiện hiện tại (conditionnel HL5 [Trg 66-71]


présent) HL6 [Trg 88-89]

10 Mệnh lệnh thức dùng để đưa ra lời HL6 [Trg 92-94]


khuyên. HL2 [Trg 52-53]

11 Hỏi xin ý kiến/đưa ra lời khuyên HL2 [Trg 52-53]


HL4 [Trg 94-99]

12 Từ vựng xoay quanh một chuyến đi du HL2 [Trg 59-60]


lịch HL7 [Trg 164-179]

13 Vị trí của đại từ trong cấu trúc câu mệnh HL6 [Trg 93-94]
lệnh thức

14 Nhận biết các mô hình công ty du lịch và HL2 [Trg 56]


các lời khuyên khi đi du lịch thường gặp.

15 Nêu các chỉ dẫn khi đi du lịch thông qua HL2 [Trg 52-54]
hình thức thảo luận hoặc viết bài.

16 Từ vựng về nhà ở (l’habitat) HL2 [Trg 48-49]


HL7 [Trg 78-85]

17 Giới từ và phó từ chỉ vị trí HL5 [Trg 108]


HL6 [Tr 121]

18 Nhận biết được các loại hình nhà ở xã hội https://parlons-


dành cho người gặp khó khăn francais.tv5monde.com/Webdocs-
para-aprender-frances/Fichas/
Cultura/p-585-lg2-Les-cites-
HLM.htm

19 Trình bày được quan điểm cá nhân trong HL4 [Trg 76-77]
các trường hợp giao tiếp với chủ đề về
nhà ở.

20 Vị trí của tính từ chỉ tính chất trong cụm HL5 [Trg 28-29]
danh từ/cụm động từ

21 Từ vựng về các công việc nhà. HL7 [Trg 90-91]

22 Cấu trúc phủ định. HL5 [Trg 30-33]


HL6 [Trg 106-111]

113
23 Nhận biết được hình thức nhà ở chung. HL3 [Trg 31]

24 Trình bày được các hoạt động ngày HL4 [Trg 8-11
thường, các công việc nhà

25 Từ vựng về các kì nghỉ lễ/nghỉ phép. HL2 [Trg 50]


HL7 [Trg 58-73]

26 Nội động từ và ngoại động từ kết hợp với HL5 [Trg 126-129]
đại từ. HL6 [Trg 36-43]

27 Trình bày quan điểm về một vấn đề xã HL2 [Trg 104-105]


hội thường gặp thông qua hình thức viết HL4 [Trg 76-79]
bài hoặc thảo luận.

11.2. Phương pháp tự học

- Người học chủ động và tích cực học tập, bám sát mục tiêu và từng nội dung của học
phần: làm bảng từ vựng về từng chủ đề học, làm bản đồ tư duy về các nội dung về ngữ pháp,
từ vựng, văn hóa sau mỗi bài học; làm bài tập bổ sung trong các tài liệu tham khảo.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website liên quan.

- Người học có thể tham khảo các học liệu khác tại các trang web học tiếng Pháp:

+ Từ điển trực tuyến: http://dictionnaire.tv5.org/

+ Français facile (bài tập ngữ pháp): https://www.francaisfacile.com/

+ Đài radio RFI: http://www.rfi.fr/fr/

+ Trang học tiếng Pháp của TV5 Monde: https://apprendre.tv5monde.com/fr

+ Báo điện tử: https://www.1jour1actu.com/ ; https://www.letudiant.fr/ ;


https://www.lesoir.be/ ; https://www.courrierinternational.com/,

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Murielle B. et al. (2012). Agenda 3 – Méthode de français. Hachette, Paris.

2. Emmanuel G. et al (2010). Les clés du nouveau DELF B1. Diffusion Français Langue
Étrangère, Barcelone.

12.2. Tài liệu tham khảo

114
3. Barfety M. (2004), Compréhension orale 3. Clé international, Paris

4. Barfety M. (2004), Expression orale 3. Clé international, Paris.

5. Boularès M. et Frérot J.-L. (2000), Grammaire progressive du français – Niveau


avancé. Clé international, Paris.

6. Jennepin D. et al. (2005), Les 500 Exercices de grammaire B1. Hachette FLE, Paris.

7. Leroy-Miquel C. (1997), Vocabulaire progressif du français – Niveau intermédiaire.


Clé international, Paris.

8. Mimran R. (2004), Compréhension écrite 3. Clé international, Paris.

9. Mimran R. (2004), Expression écrite 3. Clé international, Paris.

115
THỰC HÀNH TIẾNG 3B2

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

Tiếng Việt: Kỹ năng tiếng 3B2

Tiếng Anh: Language Skills 3B2

1.2. Mã học phần: 61FRE23B2

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE22B2

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 75

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 60 60

1.6. Loại học phần: bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hòa TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 Nguyễn Bảo Châu ThS chaunb@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

Phạm Trần Hạnh


4 ThS trangpth@hanu.edu.vn Thực hành tiếng
Trang

3. Mô tả nội dung học phần


Môn Thực hành tiếng 3B2 cung cấp kiến thức giúp phát triển các kĩ năng thực hành tiếng
nghe, nói, đọc, viết ở giai đoạn cuối bậc 4 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Học phần
rèn luyện cho người học khả năng phát hiện, khai thác, kiểm tra các hiện tượng ngữ pháp, tích
cực trau dồi kiến thức ngôn ngữ và hiểu biết văn hóa xã hội nói chung để có thể hiểu các văn
bản tương đối dài, phức tạp, chủ đề đa dạng, diễn đạt nói và viết với khối lượng từ 180-200
từ/ bài.
4. Mục tiêu của học phần
Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 3B2, người học thể hiện khả năng nghe, nói,
đọc, viết ở Bậc 4 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:
MT1: Người học có khả năng vận dụng các kỹ thuật để nắm bắt ý chính của một văn bản

116
phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng;
MT2: Người học có khả năng vận dụng kỹ năng giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên
với người bản ngữ;
MT3: Người học có khả năng thực hành viết được các dạng bài văn nghị luận một cách
rõ ràng, chi tiết với chủ đề liên quan tới đời sống xã hội;
MT4: Người học có khả năng tranh luận, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình về
một vấn đề văn hóa, xã hội mang tính thời sự, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của
các phương án lựa chọn khác nhau.
5. Chuẩn đầu ra
Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:
5.1. Kiến thức
KT1: Vận dụng kiến thức ngôn ngữ sử dụng trong các tình huống giao tiếp bằng văn nói
và văn viết ở cấp độ 4 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể, người học tự khái quát
hóa được tất cả các thời của động từ trong tiếng Pháp, các cách diễn đạt thời gian, các cụm từ
dùng để miêu tả kết quả thăm dò ý kiến.
KT2: Nhận biết và tái sử dụng được từ vựng ở cấp độ 4 thuộc các chủ đề phương tiện
truyền thông đại chúng.
KT3: Nhận biết và phân tích được kết quả của một biểu đồ hiển thị kết quả một cuộc
thăm dò ý kiến.
KT2: Xác định các hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, kiến thức văn hóa xã hội về
các chủ đề trong nội dung được học, phân biệt được sự khác nhau trong cách sử dụng các
phương tiện truyền thông ở Pháp và Việt Nam.
5.2. Kỹ năng
Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KN1: Nghe: Nhận biết được thông tin chính và ghi chép thông tin từ các diễn văn, bài
nói dài và phân biệt được các lập luận phức tạp với các chủ đề du lịch, truyền thông, đời sống
văn hóa;

KN2: Nói: Vận dụng kiến thức đã học để tiến hành trình bày về nhiều chủ đề trong đời
sống xã hội, có lập luận và cấu trúc mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng ngôn
từ trôi chảy, chính xác về các sự việc, sự kiện văn hóa, xã hội trong quá khứ.

KN3: Đọc: Thực hành kỹ năng đọc theo đúng kỹ thuật các bài báo và báo cáo về các vấn
đề thời sự trong đó tác giả thể hiện quan điểm hoặc lập trường cụ thể;

KN4: Viết: Thực hành kỹ năng viết bài chi tiết, rõ ràng về nhiều chủ đề quan tâm khác
nhau, trình bày những thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau; soạn thảo văn bản

117
miêu tả kết quả một cuộc thăm dò ý kiến, miêu tả và bình luận về các phương tiện truyền
thông, cách sử dụng các phương tiện truyền thông tại Pháp và Việt Nam; biên soạn các bức
thư dài kể lại một sự kiện, thay đổi của đất nước, thành phố.

5.3. Thái độ

- TĐ1: Thể hiện thái độ học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, hồi đáp lại giáo viên,
tức tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp. Hiểu được tầm quan
trọng của học phần.

- TĐ2: Thể hiện tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp.

- TĐ3: Thực hiện nghiêm túc có sáng tạo bài tập được giao.

- TĐ4: Tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa do Khoa, Trường và Đại sứ quán tổ
chức.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
viên người học

Diễn giảng Giảng lý thuyết về từ vựng, ngữ Nghe giảng và ghi chép.
pháp của bài học.

Tổng hợp Tổng hợp kiến thức của chủ đề Tổng hợp kiến thức được
bài học, hướng dẫn cách tiếp cận học và áp dụng vào thực
kiến thức tổng hợp phù hợp. hành nghe, nói, đọc, viết.

Thảo luận nhóm Chia nhóm thảo luận theo chủ Đọc thêm sách về nội
đề, tiếp nhận và phân tích kết dung có liên quan tới chủ
quả thảo luận. đề, tiến hành thảo luận
nhóm để tăng cường kiến
thức thông tin, luyện tập
các kỹ năng tiếng.

Tự đọc, tự nghiên cứu Chọn tài liệu đọc phù hợp theo Đọc và nêu ý kiến bình
chủ điểm, có giải thích bổ sung luận, đặt câu hỏi.
tại lớp.

Đóng vai Đưa ra tình huống, vấn đề để Tham gia vào quá trình
giải quyết, chỉ định vai diễn giải quyết tình huống,
quan sát và đóng góp ý
kiến.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Phòng luyện tiếng đa năng, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu, giáo cụ trực quan.

8. Phương pháp đánh giá học phần

118
Học phần này được đánh giá như sau:

T Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng


T số
1 Đánh giá - Điểm danh - Mức độ chuyên cần của người 10%
chuyên cần - Thái độ học tập trong học.
lớp học. - Chuẩn bị bài đầy đủ theo yêu
cầu của người dạy.
2 Đánh giá - Người học làm bài viết - Thang điểm 10. 30%
giữa học bắt buộc trong quá trình - Số lượng bài viết do người
phần học. dạy quy định.
- Người học cần viết đúng chủ
đề và đúng yêu cầu của đề bài.
3 Đánh giá kết - Thi 4 kỹ năng: Nghe - Thang điểm 10 cho mỗi bài 60%
thúc học (15%), Đọc (15%), Nói thi.
phần (15%), Viết (15%) - Chấm điểm 4 bài thi theo
- Người học đủ điều kiện thang điểm mà giáo viên ra đề
dự thi phải tham dự tối chuẩn bị. Tổng hợp điểm các
thiểu 80% thời gian lên bài thi thành một đầu điểm.
lớp theo quy định.

9. Nhiệm vụ của người học


- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24/8/2016 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Hà Nội.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.
- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.
- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành.
- Tham dự đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối kỳ.
10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học
15 60 60
1 Phần I: « Ở Guyane» 8 30 30
1. Kiến thức HL1 [Trg
1.1. Từ vựng 43-62]
- Từ vựng liên quan tới các mối quan hệ gia
đình và bạn bè (relations familiales et

119
amicales).
1.2. Ngữ pháp
- Các thì quá khứ (passé composé,
imparfait, plus-que-parfait);
- Trợ động từ “être” và “avoir”;
- Giới từ chỉ thời điểm và khoảng thời gian
diễn ra sự việc (prépositions qui expriment
le moment et la durée)
1.3. Văn hóa xã hội
- Tìm hiểu về Guyane - một phần lãnh thổ
hải ngoại của Pháp (département d’outre-
mer);
- Tìm hiểu cách tổ chức một buổi vinh danh
nhân vật nổi tiếng.
2. Kỹ năng
Trình bày các sự kiện diễn ra trong quá
khứ: một kỷ niệm của bản thân hay cuộc
sống của người khác...
2 Phần II: « Ở Paris » 7 30 30
Trình bày ý kiến HL1
1. Kiến thức [Trg 63-
1.1. Từ vựng 79]
- Từ vựng liên quan tới lĩnh vực truyền HL2
hình và báo viết. [Trg 6-9,
1.2. Ngữ pháp 14-23]
- Thức Gérondif;
- Các từ/cụm từ chỉ mục đích (expression
du but);
- Các từ/cụm từ chỉ sự đối lập và nhượng
bộ (opposition et concession);
1.3. Văn hóa xã hội
- Tìm hiểu về hình thức nghệ thuật “Đêm
trắng” (Nuit Blanche);
- Tìm hiểu về báo hình và báo viết.
2. Kỹ năng
- Biết cách tổ chức thăm dò ý kiến: áp dụng
kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn;
- Trình bày thông tin, phát biểu ý kiến và
bình luận số liệu.

11. Hướng dẫn tự học

120
11.1 Nội dung tự học

Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn
bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể
như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các bài báo và tài liệu liên quan về các chủ đề tương ứng trước mỗi
bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

T
Nội dung Học liệu
T

1 Từ vựng chủ đề quan hệ gia đình, bạn bè HL 2 [Trg 66- 70]

2 Ngữ pháp: Các thời động từ ở quá khứ HL7[Trg 38-54 ]

3 Giới từ chỉ thời điểm và khoảng thời gian HL7 [Trg 108-114]

4 Kể về cuộc đời, tiểu sử của một nhân vật HL 6 [Trg 29-38]

5 - Từ vựng chủ đề truyền hình và báo chí HL 2 [Trg 6- 23]


- Diễn đạt : bình luận số liệu

6 Ngữ pháp : Gérondif, cách chia và cách sử HL 7 [Trg 80-82]


dụng

7 Diễn đạt : cách diễn đạt sự nhượng bộ và đối HL 7 [Trg 150-154]


lập

8 Diễn đạt : cách diễn đạt mục đích, cách đặt câu HL 7[Trg 154-156]
hỏi

10 Diễn đạt viết : Cách làm và trả lời phỏng vấn HL 2 [Trg 37-39]
điều tra, cách viết một bài báo HL 2 [Trg 77-79]
HL 2 [Trg 61-63]

11 Bài tổ hợp 4 kỹ năng HL 2 [Trg 110-150]

121
12 Tự luyện kĩ năng nghe hiểu https://
apprendre.tv5monde.com

11.2. Phương pháp tự học

- Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy (mục 10 trong Chương trình
chi tiết). Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học
sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể:

+ Kỹ năng Nghe: Nghe lại các file nghe trong giáo trình ở nhà, tổng hợp các câu hỏi và
thắc mắc để thảo luận với giảng viên và nhóm học trong hay ngoài giờ học, vận dụng kiến
thức, mẫu biểu đạt nghe được vào thực hành nói.

+ Kỹ năng Nói: Bám sát vào bài đã học trong giáo trình, kiểm tra lại kiến thức từ vựng
và cấu trúc ngữ pháp đã được học và vận dụng vào nói độc thoại, đối thoại hay hùng biện, tự
luyện ngữ âm.

+ Kỹ năng Đọc và Viết: Tự đọc các văn bản trong giáo trình có gắn với chủ đề đã học
trên lớp, sau đó chủ động luyện viết, tự luyện cách diễn đạt nhận xét và nêu ý kiến

- Người học làm các bài tập theo bốn kĩ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết) với các chủ đề
tương ứng với các chủ đề đã học trên lớp. Các tài liệu luyên nghe, nói, đọc và viết có tại mục
tài liệu tham khảo.

- Người học làm thêm các bài tập trong mục học liệu tự học để củng cố ngữ pháp.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và tài liệu tham khảo nêu trong mục 11.1 nhằm đạt được
mục tiêu của học phần đề ra. Người đọc chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu
khác liên quan như các sách báo, tin tức, websie học tiếng pháp.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Murielle B. et al. (2012). Agenda 3 – Méthode de français. Hachette, Paris.

2. Emmanuel G. et al (2010). Les clés du nouveau DELF B1. Diffusion Français Langue
Étrangère, Barcelone.

12.2. Tài liệu tham khảo

3. Barfety M. (2004), Compréhension orale 3. Clé international, Paris.

1. Barfety M. (2004), Expression orale 3. Clé international, Paris.

4. Mimran R. (2004), Compréhension écrite 3. Clé international, Paris.

5. Mimran R. (2004), Expression écrite 3. Clé international, Paris.

122
6. Boularès M. et Frérot J.-L. (2000), Grammaire progressive du français – Niveau
avancé. Clé international, Paris.

7. Jennepin D. et al. (2005), Les 500 Exercices de grammaire B1. Hachette FLE, Paris.

123
THỰC HÀNH TIẾNG 1C1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

Tiếng Việt: Thực hành tiếng 1C1

Tiếng Anh: French Language Skills 1C1

1.2. Mã học phần: 61FRE31C1

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE23B2

1.4. Số tín chỉ: 4

1.5. Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

1.6. Loại học phần: bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hoà TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 Nguyễn Bảo Châu ThS chaunb@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

4 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenvh@hanu.edu.v Lý thuyết tiếng


n

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng nâng cao hơn so với trình độ
3B2, tiếp tục phát triển các kỹ năng giao tiếp ở giai đoạn đầu bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dành
cho Việt Nam, tập trung vào các nội dung: Nghe, Nói, Đọc, Viết và Từ vựng ngữ pháp. Người
học được nghe các bài hội thoại, thuyết trình, tài liệu phát thanh truyền hình có cấu trúc tương
đối phức tạp, đọc văn bản để tìm dàn ý, viết những bài bình luận rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ về
những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh những điểm quan trọng nổi bật có liên quan, triển khai ý
để viết đoạn và bảo vệ quan điểm của mình với độ dài nhất định, với các ý kiến, lập luận và
các minh chứng cụ thể. Trong phần nói, người học sẽ trình bày một bài thuyết trình một cách
rõ ràng, sắp xếp các ý khoa học, phân tích các lập luận cá nhân và minh hoạ ý kiến đó bằng
các ví dụ liên quan. Tài liệu giảng dạy xoay quanh các chủ đề: môi trường, khoa học công

124
nghệ, giáo dục, thói quen tiêu dùng, học ngoại ngữ, trình độ 5 theo KNLNN 6 bậc.

4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 1C1, người học có khả năng nghe, nói, đọc,
viết ở giai đoạn đầu bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

MT1: Người học có thể nghe hiểu và bước đầu nhận biết được hàm ý của các bản tin
ngắn, ghi chép từ khóa, nắm bắt phần lớn nội dung mặc dù có thể gặp khó khăn để hiểu và ghi
nhớ toàn bộ chi tiết.

MT2: Người học có thể diễn đạt lưu loát, phản xạ ngôn ngữ nhạy bén, không gặp quá
nhiều khó khăn trong việc tìm từ ngữ, sử dụng ngôn ngữ khá hiệu quả nhằm thực hiện một bài
nói trình bày quan điểm về một vấn đề được nhắc tới trong một bức tranh, hoặc một bài báo
ngắn (mô tả hình ảnh, rút ra thông điệp và đặt vấn đề, giải quyết vấn đề).

MT3: Người học có thể đọc độc lập, hiểu chi tiết các văn bản dài khoảng 350 từ để nhận
biết được thông tin quan trọng.

MT4: Người học có thể tổ chức bài viết rõ ràng, chi tiết về các chủ đề đa dạng, biết cách
sử dụng từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết trong khi viết thư hành chính hoặc viết bài
nghị luận về một vấn đề văn hóa, xã hội mang tính thời sự.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KT1: Giải nghĩa và sử dụng các dạng câu có cấu trúc phức hợp, làm chủ toàn bộ các thì
động từ.

KT2: Ghi nhớ các công cụ ngôn ngữ và vốn từ vựng đủ để xoay xở được dù phải do dự
và diễn giải dài về những chủ đề như gia đình, giải trí, những mối quan tâm, công việc, du
lịch và thời sự. Đôi khi có những khiếm khuyết nhỏ nhưng không có những lỗi nghiêm trọng
trong việc sử dụng từ.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Kỹ năng giao tiếp sử dụng tiếng Pháp: Vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp bằng văn
bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức dưới dạng
nói và viết; Áp dụng những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác trong các hoàn cảnh cụ thể
và đa dạng; Đọc hiểu hoặc nghe hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm
vi rộng; Trình bày trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt; thể

125
hiện được khả năng tổ chức văn bản.

KN2: Thiết lập kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra
giải pháp, kiến nghị;

KN3: Kỹ năng làm việc nhóm: Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả. Áp dụng kỹ năng trao
đổi thông tin, phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể. Vận hành và phát triển nhóm (quản lý, phân
công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên...). Làm
việc trong các nhóm khác nhau.

KN4: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Có thể sử dụng thành thạo Word, Excel,
Power Point, Web 2.0…

5.3. Thái độ

- TĐ1: Thể hiện thái độ học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, hồi đáp lại giáo viên,
tức tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp. Hiểu được tầm quan
trọng của học phần.

- TĐ2: Thể hiện tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp.

- TĐ3: Thực hiện nghiêm túc có sáng tạo bài tập được giao.

- TĐ4: Tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa do Khoa, Trường và Đại sứ quán tổ
chức.

- TĐ5: Tích cực chia sẻ thông tin về đất nước, văn hóa Pháp với bạn bè và người thân.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
viên người học

Diễn giảng Dùng lời nói cùng với các Nghe giảng viên diễn
phương tiện kỹ thuật thông tin, giảng về nội dung bài học
nghe nhìn để diễn giảng cho và ghi chép.
người học.

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm
nhóm - Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề được phân công;
tài; - Chọn, tiếp cận đề tài;
- Giao nhiệm vụ; - Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
kiến chung của cả nhóm;
- Giám sát hoạt động từng nhóm;
- Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn;
luận;
- Đánh giá;
- Tiếp thu ý kiến nhận xét
- Tổng kết. của giảng viên và các bạn.

Đóng vai Chuẩn bị các tình huống giao Đóng vai một nhân vật có

126
tiếp phù hợp với trình độ của thực trong đời sống hoặc
sinh viên, đánh giá các phương giả định, sinh viên tìm các
án giải quyết tình huống, hướng phương pháp giải quyết
dẫn sinh viên đi đến kết luận về và quyết định phương án
lý thuyết và thực hành. giải quyết tình huống, so
sánh liên hệ với thực tiễn.

Tự đọc Chọn lọc các chủ điểm có nội Tự đọc và làm theo
dung thông tin cần bổ sung hoặc hướng dẫn cũng như yêu
giải thích thêm trên lớp; đưa cho cầu của giảng viên, lưu
người học tài liệu và hướng dẫn giữ lâu dài tài liệu để tra
quy trình cần phải nắm vững để cứu lại khi cần thiết.
đọc; tạo động cơ và khuyến
khích người học bỏ thời gian và
nỗ lực xử lý thông tin.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Phòng luyện tiếng, máy chiếu, máy tính kết nối internet loa, đài, đĩa CD-VCD, các phần
mềm luyện tiếng và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh - Tham dự đủ 80% tiết lý 10%


chuyên cần - Bài tập về nhà thuyết và thực hành
- Ý thức trong giờ học - Hoàn thành bài tập về
nhà
- Tập trung trong giờ học,
hăng hái phát biểu xây
dựng bài, tích cực trong
các hoạt động theo yêu cầu

2 Đánh giá giữa - Thuyết trình - Bố cục, nội dung trình 30%
học phần bày, hiệu quả giao tiếp,
- Báo cáo nhóm
phát âm, từ vựng, ngữ
pháp (đối với hình thức
thuyết trình)
- Báo cáo nhóm có bố cục
rõ ràng, nội dung đầy đủ,
ko sao chép, có quan điểm
của cá nhân, thể hiện sự
hợp tác chặt chẽ giữa các
thành viên trong nhóm

3 Đánh giá kết -Thi đọc-viết - Theo thang chấm điểm 60%
thúc học phần - Lưu ý: Bài thi Đọc của Khoa và Bộ môn.

127
hiểu và Viết có tích hợp
nội dung Ngữ pháp và
Từ vựng.
- Người học đủ điều
kiện dự thi phải tham dự
tối thiểu 80% thời gian
lên lớp theo quy định.

9. Nhiệm vụ của người học

Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội

Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo hướng dẫn của giáo
viên

Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành theo chỉ dẫn của giáo viên: google group,
forum, email, từ điển online.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ Học liệu

ST Lý Thự Tự
Nội dung thuyết c học
T
hành
15 75
90

1 Kỹ năng nói 2 18 15

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Tài liệu do giáo


mô tả kinh nghiệm: Thể hiện tốt viên tự biên soạn
vai trò của người phỏng vấn và
được phỏng vấn, mở rộng và phát
triển chủ đề được thảo luận một
cách trôi chảy mà không cần tới
bất kỳ sự hỗ trợ nào và có thể xử
lý tốt những phần ngoài chủ đề.

Trình bày thuyết trình về một hình


ảnh (mô tả hình ảnh, rút ra thông
điệp và đặt vấn đề)

Trình bày thuyết trình về một bài

128
báo đã đọc, các bước thực hiện
(tìm ý chính trong bài báo, đánh
giá cá nhân, sắp xếp ý…)

Tìm và sắp xếp ý cho bài thuyết


trình

Thực hành: làm việc nhóm, xác


định vấn đề, ghi chép lại các ý đã
được sắp xếp.
Phát triển một lập luận bằng giải
thích và các minh chứng, ví dụ cụ
thể

Kỹ năng nghe 2 18 15

Nghe và ghi chép từ khóa

Nghe hội thoại giữa những người Tài liệu do giáo


bản ngữ hay những người không viên tự biên soạn
trực tiếp đối thoại để nắm bắt phần
lớn nội dung mặc dù có thể gặp
khó khăn để hiểu toàn bộ các chi
2
tiết nếu người nói không điều
chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp

Nghe đài và xem truyền hình: Có


thể hiểu được nhiều tài liệu phát
thanh, truyền hình, nhận biết được
các chi tiết như thái độ và mối
quan hệ hàm ẩn giữa những người
tham gia giao tiếp

3 Kỹ năng đọc 4 20 15

Đọc lấy thông tin và lập luận: có


thể hiểu tường tận nhiều loại văn
bản dài, phức tạp thường gặp
trong đời sống xã hội, trong môi
trường công việc, xác định được
thái độ hay ẩn ý của tác giả

Đọc tìm thông tin khi đọc lướt


nhanh các văn bản dài và phức tạp
để định vị được các thông tin hữu
ích hoặc xác định dàn ý của bài
đọc

Thực hành đọc: Bài tập ứng dụng


đọc và lập dàn ý tổng hợp các văn

129
bản khác loại có cùng chủ đề.

Kỹ năng viết 4 20 25

Viết thư hành chính (thư xin học, Tài liệu do giáo
thư xin việc): văn phong thư tín, viên tự biên soạn
các quy định trình bày và bố cục theo HL 1, 2
một bức thư

Nhập môn viết bài nghị luận, xác


định vấn đề nêu ra trong một bài
khóa ngắn để từ đó nêu ra vấn đề
cần thảo luận

Các loại dàn bài áp dụng cho bài


văn nghị luận. Áp dụng để lập dàn
4
bài cho các chủ đề cụ thể

Tìm ý, sắp xếp để lập dàn ý chi


tiết

Phát triển ý một đoạn văn nghị


luận: luận điểm, giải thích và
minh chứng

Viết mở bài và kết luận, dùng từ


liên kết để liên kết các đoạn

Thực hành viết bài luận hoàn


chỉnh

Ngữ pháp từ vựng

Từ vựng: các cấp độ ngôn ngữ Tài liệu do giáo


viên tự biên soạn
dựa theo HL 1

Ngữ pháp: Tài liệu do giáo


viên tự biên soạn
- Các thành ngữ cố định diễn đạt
dựa theo HL2
quan hệ nhân quả, mục đích, đối
5
lập và hạn chế, điều kiện, thời
gian
- Các thì động từ thức trực thái:
tiền tương lai, quá khứ kép, quá
khứ tiếp diễn, tiền quá khứ …
- Các cấu trúc câu phức
- Cường độ (hơn nhất, trạng từ,
tiền tố và hậu tố)

130
11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Người học đọc phần Nội dung giảng dạy. Với các kỹ năng được nêu trong phần này cũng
như với các chủ đề giáo viên công bố đầu học phần, người học cần lưu ý chuẩn bị kiến thức
để tham gia tích cực vào buổi học và ôn luyện sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể như
sau:

+ Chủ động đọc trước tài liệu liên quan về các chủ đề tương ứng trước mỗi bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.

+ Thảo luận với bạn học và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá
nhân, lý giải của bản thân.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

TT Nội dung Học liệu

1 Sử dụng các thành ngữ về: HL1:


+ thời gian + [Trg 136-137]
+ nhân quả + [Trg 138-145]
+ đối lập và hạn chế + [Trg 150-153]
+ mục đích + [Trg 154-155]
+ điều kiện + [Trg 156-157]

2 Ôn tập các thời động từ HL1 [Trg 38-55]

3 Sử dụng cấu trúc câu phức HL1 [Trg 118-125]

4 Nghe hiểu một cuộc phỏng vấn HL3 [Trg 12-13, 60-61, 64-65]

5 Viết thư hành chính HL3 [Trg 92-99]

6 Đọc hiểu dạng bài khoá lập luận HL3 [Trg 22-52]

7 Nghe tin thời sự https://savoirs.rfi.fr/en/apprendre-


enseigner/langue-française/
journal-en-francais-facile
https://
information.tv5monde.com/

131
8 Bài tập về các cấp độ ngôn ngữ http://uoh.univ-montp3.fr/
j_ameliore_ma_maitrise_du_franc
ais/M-SENS-sens-proches/co/
module_Sens_proches_6.html
http://www.alloprof.qc.ca/BV/
pages/f1002.aspx

9 Cách chuẩn bị bài nói https://www.youtube.com/watch?


v=aFILL2HG72s
http://
guidemethodologie.cstjean.qc.ca/
index.php/methode-de-travail/l-
expose-oral

10 Tìm hiểu cấu trúc bài nói http://


guidemethodologie.cstjean.qc.ca/
index.php/lire-et-rediger-un-
texte/ecrire-un-texte

11.2. Phương pháp tự học

Với mỗi nội dung đã nêu trong phần nội dung tự học, người học chủ động tìm hiểu tài
liệu, luyện tập các kỹ năng và ôn tập ngữ pháp.

Với kỹ năng nghe nói, người học cần đọc trước tài liệu về chủ đề hàng tuần để cập nhật
kiến thức, chuẩn bị nội dung cho buổi học. Với kỹ năng đọc viết, người học cần nắm bắt kỹ
thuật đọc lấy ý chính, viết theo dạng bài, chủ động tự luyện tập và xin tư vấn của giáo viên
khi gặp khó khăn.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website liên quan.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình: Tài liệu do giảng viên biên soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo:

1. Boulares, M., & Frerot, J.-L. (2019). Grammaire progressive du français - Niveau
avancé - 3ème édition (3e édition). Clé International.

2. Dupleix, D., & Mègre, B. (2007). Production écrite Niveaux B1/B2 du Cadre
européen commun de référence (01 éd.). Didier.

3. Veltcheff, C., & Hilton, S. (2006). Préparation à l’examen du DELF B2. Vanves:
Hachette FLE.

132
4. http://guidemethodologie.cstjean.qc.ca/index.php/methode-de-travail/l-expose-oral

5. https://www.youtube.com/watch?v=aFILL2HG72s

6. https://savoirs.rfi.fr/en/apprendre-enseigner/langue-française/journal-en-francais-facile

7. https://information.tv5monde.com

133
THỰC HÀNH TIẾNG 2C1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 2C1

- Tiếng Anh: Language Skills 2C1

0.2. Mã học phần: 61FRE32C1

0.3. Học phần tiên quyết: 61FRE31C1

0.4. Số tín chỉ: 4

0.5. Số giờ tín chỉ: 105

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 90 75

0.6. Loại học phần: bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hoà TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 Nguyễn Bảo Châu ThS chaunb@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

4 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenvh@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng nâng cao hơn so với trình độ
1C1, tiếp tục phát triển các kỹ năng giao tiếp ở giai đoạn đầu bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dành
cho Việt Nam, tập trung vào các nội dung: nghe, nói, đọc, viết.

Học phần trang bị cho người học các kiến thức để: theo dõi và hiểu được các bài nói,
thuyết trình, tài liệu phát thanh truyền hình có cấu trúc phức tạp và có chứa ẩn ý, trừu tượng;
đọc xử lý văn bản, tổng hợp các loại văn bản có cùng chủ đề; viết tóm tắt các văn bản dài và
khó, trình bày một bài thuyết trình một cách rõ ràng, tổ chức ý khoa học, xây dựng các lập
luận cá nhân và minh hoạ ý kiến đó bằng các ví dụ liên quan.

134
4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 2C1, người học có khả năng nghe, nói, đọc,
viết ở giai đoạn cuối bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

MT1: Người học có thể vận dụng kỹ năng nghe hiểu và nhận biết được hàm ý của 3-4
bản tin ngắn (dạng bản tin phát thanh và truyền hình hoặc đoạn quảng cáo có tổng thời gian
không quá 3 phút) hoặc một bài diễn thuyết, một đoạn thảo luận trên đài báo; ghi chép từ
khóa, nắm bắt hầu hết nội dung được chuyển tải.

MT2: Người học có thể diễn đạt lưu loát, phản xạ ngôn ngữ nhạy bén, thông thạo một
lượng từ vựng lớn bao gồm các cụm từ mang tính thành ngữ và từ ngữ thông tục, do vậy
không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tìm từ ngữ, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả nhằm phục
vụ cho việc thuyết trình, trình bày quan điểm được nêu ra trong một bài báo.

MT3: Người học có thể vận dụng kỹ năng đọc độc lập, lấy thông tin để lập luận: hiểu ý
chính của một văn bản có độ dài từ 300- 500 từ, xác định liên kết logic giữa các ý, tìm dàn ý
của văn bản. Người học đồng thời có thể nắm vững kiến thức về tổng hợp văn bản, đọc hai
văn bản cùng chủ đề và lập dàn ý bài tổng hợp.

MT4: Người học có thể tóm tắt một văn bản dài 300-40 từ, nắm vững các kĩ thuật tóm
tắt văn bản, sau đó tóm tắt tổng hợp hai văn bản, áp dụng thành thục các kĩ thuật tóm tắt tổng
hợp.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KT1: Vận dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật
và chuyên môn.

KT2: Thu thập vốn từ vựng phong phú, sử dụng thông thạo các thành ngữ, cách chơi
chữ.

KT3: Sắp xếp các liên kết lo-gic, sử dụng thủ pháp văn phong đa dạng.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Nghe: Nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng; Nhận diện
được nhiều cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục, phân biệt được những thay đổi về
cách giao tiếp, tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại các chi tiết, đặc biệt khi nghe các giọng địa
phương.

135
KN2: Nói: Trình bày trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn
đạt; Thay đổi ngữ điệu và đặt trọng âm câu chuẩn xác để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế.
Sử dụng chính xác, tự tin và hiệu quả cách phát âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giao
tiếp tuy nhiên đôi khi vẫn phải ngừng câu, chuyển ý và tìm cách diễn đạt khác.

KN3: Đọc: Nhận dạng các loại văn bản khác thể loại và khái quát hoá các ý chính.

KN4: Viết: Trình bày rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp hoặc tóm tắt văn
bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.

KN5: Kỹ năng làm việc nhóm: Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả. Áp dụng kỹ năng trao
đổi thông tin, phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể. Vận hành và phát triển nhóm (quản lý, phân
công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên...). Làm
việc trong các nhóm khác nhau.

KN6: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Sử dụng thành thạo Word, Excel, Web
2.0…

5.3. Thái độ

-TĐ 1: Thể hiện thái độ học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, hồi đáp lại giáo viên,
tức tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp. Hiểu được tầm quan
trọng của học phần.

- TĐ 2: Thể hiện tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp.

- TĐ 3: Thực hiện nghiêm túc có sáng tạo bài tập được giao.

- TĐ 4: Tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa do Khoa, Trường và Đại sứ quán tổ
chức.

- TĐ 5: Tích cực chia sẻ thông tin về đất nước, văn hóa Pháp với bạn bè và người thân.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng Dùng lời nói cùng với các Nghe giảng viên diễn
phương tiện kỹ thuật thông tin, giảng về nội dung bài học
nghe nhìn để diễn giảng cho và ghi chép.
người học.

Dạy học theo dự án Đề xuất ý tưởng dự án, quản lý Tổ chức thực hiện tiến
việc chia nhóm, tư vấn, hướng trình thực hiện dự án,
dẫn, kiểm tra, điều chỉnh, đánh thảo luận, nghiên cứu, tìm
giá quá trình và kết quả dự án, kiếm, tổng hợp thông tin,
chuẩn bị học liệu, cơ sở vật chất báo cáo tiến độ, thuyết
và các điều kiện khác để thực trình kết quả dự án, tự
hiện dự án. đánh giá sản phẩm dự án

136
của nhóm và của các
nhóm khác.

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm
nhóm được phân công;
- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề
tài; - Chọn, tiếp cận đề tài;
- Giao nhiệm vụ; - Trao đổi ý kiến, đưa ra
ý kiến chung của cả
- Giám sát hoạt động từng
nhóm;
nhóm;
- Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn;
luận;
- Đánh giá;
- Tiếp thu ý kiến nhận xét
- Tổng kết. của giảng viên và các bạn.

Tự đọc Chọn lọc các chủ điểm có nội Tự đọc và làm theo
dung thông tin cần bổ sung hoặc hướng dẫn cũng như yêu
giải thích thêm trên lớp; đưa cho cầu của giảng viên, lưu
người học tài liệu và hướng dẫn giữ lâu dài tài liệu để tra
quy trình cần phải nắm vững để cứu lại khi cần thiết.
đọc; tạo động cơ và khuyến
khích người học bỏ thời gian và
nỗ lực xử lý thông tin.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Phòng luyện tiếng, máy chiếu, máy tính kết nối internet loa, đài, đĩa CD-VCD, các phần
mềm luyện tiếng và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

T Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số


T

1 Đánh giá - Điểm danh - Tham dự đủ 80% tiết lý 10%


chuyên cần - Bài tập về nhà thuyết và thực hành
- Ý thức trong giờ học - Hoàn thành bài tập về
nhà
- Tập trung trong giờ học,
hăng hái phát biểu xây
dựng bài, tích cực trong
các hoạt động theo yêu cầu

2 Đánh giá giữa - Bài tập thuyết trình Giáo viên chấm điểm theo 30%
học phần trước lớp tiêu chí: nội dung bài, khả
- Hoàn thành bài tập bắt năng thuyết trình, bài ppt
buộc theo yêu cầu của đi kèm.

137
người dạy
- Tham gia báo cáo/thảo
luận nhóm
- Được nhóm xác nhận
có tham gia

3 Đánh giá cuối - Nghe (20%), Đọc Theo tiêu chí chuẩn đầu ra 60%
học phần (20%), Viết (20%) bậc 5 của Khung năng lực
- Lưu ý: Bài thi Đọc ngoại ngữ 6 bậc của Việt
hiểu và Viết có tích hợp Nam và thang chấm điểm
nội dung Ngữ pháp và cụ thể của Khoa.
Từ vựng.
- Người học đủ điều
kiện dự thi phải tham
dự tối thiểu 80% thời
gian lên lớp theo quy
định.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo hướng dẫn của giáo
viên

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành theo chỉ dẫn của giáo viên: google group,
forum, email, từ điển online.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

1 Kỹ năng nói 4 18 15 Tài liệu do giáo


viên tự biên soạn
Trình bày thuyết trình với theo chủ đề từng
minh hoạ slide (Powerpoint, tuần (môi trường,
Google Slide...) về một chủ giáo dục, kinh tế -
đề xã hội chính trị, y tế,

138
Trình bày tóm tắt nội dung giao thông, nhà ở,
các thông tin chính trong giải trí, điện ảnh,
một bài báo đã chuẩn bị du lịch, kiến trúc,
trước (trình bày rõ ràng các thể thao, khoa học
ý theo một trật tự hợp lý và công nghệ)
có sử dụng liên kết từ phù
hợp)

Trình bày quan điểm về một


chủ đề được nêu ra trong bài
báo (chuẩn bị, sắp xếp các
ý, phát triển lập luận với các
giải thích, minh chứng, ví
dụ cụ thể); vận dụng các kỹ
năng lập luận, thuyết phục,
phản bác các ý kiến khác

Kỹ năng nghe 4 18 15 Tài liệu do giáo


viên tự biên soạn
Nghe 3-4 bản tin ngắn theo chủ đề từng
(dạng bản tin phát thanh và tuần (môi trường,
truyền hình hoặc đoạn giáo dục, kinh tế -
quảng cáo có tổng thời gian chính trị, y tế,
không qúa 3 phút), ghi chép giao thông, nhà ở,
các từ khoá, nắm bắt phần giải trí, điện ảnh,
lớn nội dung mặc dù có thể du lịch, kiến trúc,
gặp khó khăn để hiểu và ghi thể thao, khoa học
nhớ toàn bộ các chi tiết công nghệ), dựa
trên HL 4 và 5.
Nghe một bài hội thoại có
độ dài 3-4 phút (dạng bài
2 phỏng vấn, thảo luận trên
phương tiện phát thanh
truyền hình), để nắm bắt nội
dung chính, nhận biết được
thái độ và mối quan hệ giữa
những người tham gia giao
tiếp

Nghe diễn thuyết của người 2 6 5


bản ngữ có độ dài 3-4 phút
(bài giảng, bài phát biểu, bài
tường thuật…), ghi chép các
từ khoá, nắm bắt các ý
chính và liên kết giữa các ý
này

3 Kỹ năng đọc 4 18 15

Đọc lấy thông tin và lập Tài liệu do giáo

139
luận: hiểu các ý chính của viên tự biên soạn
một văn bản có độ dài 500 theo chủ đề từng
từ, xác định liên kết logic tuần, có tham
giữa các ý, tìm dàn ý của khảo HL 1
văn bản

Đọc tổng hợp văn bản: Tài liệu do giáo


viên tự biên soạn
Nắm vững khái niệm về
theo chủ đề từng
tổng hợp văn bản,
tuần, có tham
đọc hai văn bản (mỗi văn khảo HL1
bản có độ dài 300-400 từ)
cùng chủ đề và lập dàn ý bài
tổng hợp

Kỹ năng viết 4 22 15

Tóm tắt một văn bản dài Tài liệu do giáo


300-400 từ: viên tự biên soạn
dựa trên
- ghi nhớ các quy tắc tóm
tắt (về hình thức và nội HL1 [Trg 10-23;
dung) 41-42; 46-49; 50-
53]
- áp dụng kỹ năng lọc ý
(loại bỏ những từ/câu không HL2 [Trg 14-19;
quan trọng) và cô đọng ý 34-43; 43-53]
(dùng danh từ, mênh đề
phụ)
- rút ngắn một đoạn văn
4 - rút ngắn một văn bản

Tóm tắt tổng hợp hai văn Tài liệu do giáo


bản (mỗi văn bản dài từ viên tự biên soạn
300-400 từ): dựa trên
- ghi nhớ các quy tắc tóm HL2 [Trg 145-
tắt tổng hợp (về hình thức 148]
và nội dung)
- áp dụng các kỹ năng lọc ý,
tổng hợp và cô đọng ý
- thực hành tóm tắt tổng
hợp với độ dài 250-300 từ,
có sử dụng liên kết từ phù
hợp

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn

140
bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể
như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các bài báo và tài liệu liên quan về các chủ đề tương ứng trước mỗi
bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

T
Nội dung Học liệu
T

1 Hướng dẫn làm bài tập thuyết trình và thiết kế Kiến thức giáo viên hướng dẫn
slide thuyết trình (kỹ năng nói) trên lớp

2 Chiến lược đọc hiểu: HL1 [Trg 18-35]


- Tiếp cận tổng thể một văn bản viết
- Đọc chi tiết một văn bản : trường từ vựng, từ nối
liên kết ý
- Ý nghĩa và cách sử dụng dấu câu trong văn bản
viết
- Dàn ý của văn bản nghị luận

3 Kỹ thuật tóm tắt: HL 1 [Trg 43- 53]


- Đọc, phân tích và lập dàn ý của văn bản gốc HL 2 [Trg 68 -86]
- Nguyên tắc viết tóm tắt
- Kỹ thuật tóm tắt

4 Kỹ thuật tổng hợp nhiều văn bản HL2 [Trg 145-148]


- Khái niệm tổng hợp văn bản
- Phân tích các văn bản để lập dàn ý cho bài viết
tổng hợp

5 Luyện tập kỹ năng nghe với các video và làm bài https://
tập từ vựng, ngữ pháp trình độ B2- C1p theo các apprendre.tv5monde.com
chủ đề mang tính thời sự: https://savoirs.rfi.fr
- Toàn cầu hóa; tiến trình toán cầu hóa và ngôn
ngữ pháp

141
- Phát triển bền vững
- Kế hoạch tầm nhìn 2030
- Cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn thế giới;
nạn đói và trẻ em
- Bình đẳng giới
- Công nghệ 4.0
- Mạng xã hội và giới trẻ

11.2. Phương pháp tự học

Kĩ năng nghe: luyện các bài tập nghe, video trên trang https://apprendre.tv5monde.com.
Tích cực nghe thời sự bằng tiếng Pháp trên trang https://savoirs.rfi.fr

Kĩ năng nói: tự học và khái quát kiến thức từ vựng, văn hóa, tự luyện nói đọc thoại, hùng
biện, tham gia diễn kịch hoặc các câu lạc bộ tiếng Pháp. Chủ động thực hành tiếng Pháp với
người bản xứ.

Kĩ năng viết: chủ động luyện viết, chủ động thực hành tư duy phê phán mang tính xây
dựng trước các vấn đề văn hóa, xã hội mang tính thời sự. Chủ động luyện kĩ năng tóm tắt,
tổng hợp nhiều văn bản bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Pháp

Kỹ năng đọc: Tự đọc trước các văn bản trong giáo trình hoàn thành bài tập, tra cứu các
mục thông tin liên quan đến văn hóa, xã hội, thuật ngữ khoa học. Hoàn thành bài tập, tra cứu
các mục thông tin liên quan đến văn hóa, xã hội, thuật ngữ khoa học. Liệt kê trước các câu
hỏi, thắc mắc đối với bài học để thảo luận với giảng viên và nhóm học trong hay ngoài giờ
học.
11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website liên quan.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Tài liệu do giảng viên biên soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Charnet, C et Robin-Nipi, J. (1997). Rédiger un résumé, un compte-rendu, une


synthèse. Paris. Hachette livre.

2. Cotentin-Rey, G. (1997). Le résumé, le compte-rendu, la synthèse. Paris. CLE


international.

142
3. https://apprendre.tv5monde.com

4. https://savoirs.rfi.fr

143
THỰC HÀNH TIẾNG 3C1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành tiếng 3C1

- Tiếng Anh: French Language Skills 3C1

1.2. Mã học phần: 61FRE43C1

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE32C1

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 75

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 60 60

1.6. Loại học phần: bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Thị Việt Hoà TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

2 Nguyễn Thanh Huyền ThS huyennt@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

3 Nguyễn Bảo Châu ThS chaunb@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

4 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenvh@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết, phát triển nâng cao các kỹ năng
thực hành nghe, nói, đọc, viết giúp người học chuẩn bị cho kỳ thi chuẩn năng lực tiếng Pháp
bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dành cho Việt Nam. Học phần trang bị cho người học các kiến thức
để:

- Theo dõi và hiểu được các bài nói, thuyết trình, tài liệu phát thanh truyền hình có cấu
trúc phức tạp và có chứa ẩn ý, trừu tượng.

- Đọc xử lý văn bản dài (trên dưới 1000 từ).

- Viết bài tổng hợp các loại văn bản có cùng chủ đề trích dẫn từ các nguồn khác nhau,
với độ dài ngắn và phương thức trình bày khác nhau.

144
- Trình bày một bài thuyết trình một cách rõ ràng, tổ chức ý khoa học, đưa ra các lập
luận cá nhân và củng cố ý kiến đó bằng các ví dụ minh họa liên quan.

Trong học phần này ngoài việc củng cố khả năng làm chủ các phạm trù ngôn ngữ tiếng
Pháp ở cấp độ nâng cao đã được đề cập đến trong hai học phần trước (1C1 và 2C1) người học
còn được giới thiệu dạng thức thường gặp kỳ thi cấp chứng chỉ chuẩn đầu ra về năng lực
ngoại ngữ chuẩn Bậc 5 theo dạng thức Hanu Test đối với người học ngành tiếng Pháp.

4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 3C1, người học có khả năng nghe, nói, đọc,
viết ở bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

MT1: Người học có thể vận dụng kỹ năng nghe hiểu và xác định được hàm ý của các văn
bản dài từ 5 đến 10 phút với phạm vi rộng về các chủ đề, chủ điểm thường gặp trong đời sống
xã hội, việc làm. Sau đó, trả lời câu hỏi mở, tóm tắt ý chính và đưa ra quan điểm cá nhân về
vấn đề được đề cập.

MT2: Người học có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã
hội, học thuật và chuyên ngành, trình bày về một vấn đề xã hội trong vòng 10-15 phút.

MT3: Người học có thể trình bày một cách rõ ràng, thuyết phục, chặt chẽ, chi tiết dưới cả
dạng viết về các chủ đề phức tạp: có khả năng viết bài luận dài trên 200 từ, viết bài tóm tắt
tổng hợp nhiều văn bản viết.

MT4: Người học có thể ghi nhớ và vận dụng có hiệu quả các kỹ thuật phù hợp để vượt
qua kỳ thi kỳ thi cấp chứng chỉ chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ chuẩn Bậc 5 theo dạng
thức Hanu Test đối với người học ngành tiếng Pháp.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KT1: Trình bày các kiến thức ngôn ngữ sử dụng trong các tình huống giao tiếp bằng văn
nói và văn viết ở giai đoạn cuối bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

KT2: Trình bày được lý thuyết về các kĩ thuật trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để luyện
tập phát triển năng lực ngôn ngữ.

KT3: Phân biệt tiêu chí đánh giá và dạng thức bài thi chuẩn đầu ra C1.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Nghe: có thể ghi nhớ và giải thích nội dung những bài nói dài về những chủ đề

145
phức tạp và trừu tượng; có thể phân biệt và ghi nhớ mọi thông báo, hướng dẫn dù với âm
thanh nhiễu như ở nhà ga, sân bay.

KN2: Nói: có thể vận dụng kỹ năng giao tiếp tự nhiên, xử lý tốt các tình huống; kỹ năng
chuẩn bị và trình bày một bài thuyết trình một cách rõ ràng, lưu loát, có mở rộng và củng cố
quan điểm cá nhân bằng những lập luận và ví dụ minh họa phù hợp.

KN3: Đọc: có thể giải thích nội dung nhiều loại văn bản dài, có kỹ năng nắm bắt và xử lý
thông tin nhạy bén, phân tích được hàm ý của người viết, có thể tóm tắt lại các đoạn văn bản
dài và khó.

KN4: Viết: có kỹ năng trình bày một bài báo, báo cáo hoặc tiểu luận với cấu trúc chặt
chẽ, văn phong tự tin, triển khai ý rõ ràng và lập luận lô-gic.

KN5: Kỹ năng làm việc nhóm: Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả. Áp dụng kỹ năng trao
đổi thông tin, phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể. Vận hành và phát triển nhóm (quản lý, phân
công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên...). Làm
việc trong các nhóm khác nhau.

KN6: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Sử dụng thành thạo Word, Excel, Web
2.0…

5.3. Thái độ

-TĐ 1: Thể hiện thái độ học tập tốt, chủ động lắng nghe giáo viên, hồi đáp lại giáo viên,
tức tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp. Hiểu được tầm quan
trọng của học phần.

- TĐ 2: Thể hiện tình yêu với tiếng Pháp và văn hóa Pháp.

- TĐ 3: Thực hiện nghiêm túc có sáng tạo bài tập được giao.

- TĐ 4: Tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa do Khoa, Trường và Đại sứ quán tổ
chức.

- TĐ 5: Tích cực chia sẻ thông tin về đất nước, văn hóa Pháp với bạn bè và người thân.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
viên người học

Diễn giảng Dùng lời nói cùng với các Nghe giảng viên diễn
phương tiện kỹ thuật thông tin, giảng về nội dung bài học
nghe nhìn để diễn giảng cho và ghi chép.
người học.

Dạy học theo dự án Đề xuất ý tưởng dự án, quản lý Tổ chức thực hiện tiến
việc chia nhóm, tư vấn, hướng trình thực hiện dự án,

146
dẫn, kiểm tra, điều chỉnh, đánh thảo luận, nghiên cứu, tìm
giá quá trình và kết quả dự án, kiếm, tổng hợp thông tin,
chuẩn bị học liệu, cơ sở vật chất báo cáo tiến độ, thuyết
và các điều kiện khác để thực trình kết quả dự án, tự
hiện dự án. đánh giá sản phẩm dự án
của nhóm và của các
nhóm khác.

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm; - Hoạt động theo nhóm
nhóm - Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề được phân công;
tài; - Chọn, tiếp cận đề tài;
- Giao nhiệm vụ; - Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
kiến chung của cả nhóm;
- Giám sát hoạt động từng nhóm;
- Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn;
luận;
- Đánh giá;
- Tiếp thu ý kiến nhận xét
- Tổng kết. của giảng viên và các bạn.

Đóng vai Chuẩn bị các tình huống giao Đóng vai một nhân vật có
tiếp phù hợp với trình độ của thực trong đời sống hoặc
sinh viên, đánh giá các phương giả định, sinh viên tìm các
án giải quyết tình huống, hướng phương pháp giải quyết
dẫn sinh viên đi đến kết luận về và quyết định phương án
lý thuyết và thực hành. giải quyết tình huống, so
sánh liên hệ với thực tiễn.

Tự đọc Chọn lọc các chủ điểm có nội Tự đọc và làm theo
dung thông tin cần bổ sung hoặc hướng dẫn cũng như yêu
giải thích thêm trên lớp; đưa cho cầu của giảng viên, lưu
người học tài liệu và hướng dẫn giữ lâu dài tài liệu để tra
quy trình cần phải nắm vững để cứu lại khi cần thiết.
đọc; tạo động cơ và khuyến
khích người học bỏ thời gian và
nỗ lực xử lý thông tin.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Phòng luyện tiếng, máy chiếu, máy tính kết nối internet loa, đài, đĩa CD-VCD, các phần
mềm luyện tiếng và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần này được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh - Tham dự đủ 80% tiết lý 10%


chuyên cần - Bài tập về nhà thuyết và thực hành
- Ý thức trong giờ học - Hoàn thành bài tập về

147
nhà
- Tập trung trong giờ học,
hăng hái phát biểu xây
dựng bài, tích cực trong
các hoạt động theo yêu cầu

2 Đánh giá giữa - Thực hiện 01 dự án Với dự án: 30%


học phần theo nhóm, chủ đề do Kỹ thuật trình bày dự án
người dạy chỉ định trước nhóm/lớp
trong số 08 chủ đề ở
phần nội dung. Kỹ thuật đặt câu hỏi, tham
gia thảo luận
- Tham gia báo cáo/thảo
luận nhóm Bố cục, nội dung trình bày
bài tập nhóm
- Được nhóm xác nhận
có tham gia trong quá Chất lượng ngôn ngữ của
trình thực hiện dự án báo cáo dự án
- Hoàn thành 2 bài viết Kỹ năng và thái độ làm
bắt buộc dạng tổng hợp việc nhóm
thông tin do người dạy Với bài viết bắt buộc:
yêu cầu trong quá trình
thực hiện dự án. Bố cục, nội dung theo quy
chuẩn của một bài tổng
- Hoàn thành các bài hợp thông tin
tập thực hành trên mạng
do người dạy giao cho Chất lượng ngôn ngữ của
phần tự học bài làm
Nộp bài đúng hạn và theo
định dạng được yêu cầu
Với bài thực hành trên
mạng:
Thực hiện đầy đủ và đúng
nội dung, quy trình bài
thực hành trên mạng
Có tổng kết và tham gia
thảo luận bài trong giờ học
trên lớp

3 Đánh giá kết - Nghe (15%), Nói Theo tiêu chí chuẩn đầu ra 60%
thúc học phần (15%), Đọc (15%), Viết bậc 5 của Khung năng lực
(15%) ngoại ngữ 6 bậc của Việt
- Lưu ý: Bài thi Đọc Nam và thang chấm điểm
hiểu và Viết có tích hợp cụ thể của Khoa.
nội dung Ngữ pháp và
Từ vựng.
- Người học đủ điều
kiện dự thi phải tham
dự tối thiểu 80% thời

148
gian lên lớp theo quy
định.

9. Nhiệm vụ của người học

Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội

Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo hướng dẫn của giáo
viên

Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành theo chỉ dẫn của giáo viên: google group,
forum, email, từ điển online.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự học
thuyết hành

Phần 1: Tổng kết kỹ thuật 5 20 20 Tài liệu do giáo


nghe hiểu và diễn đạt nói viên tự biên soạn
theo 15 chủ đề
Nghe, nắm bắt thông tin (môi trường, dân
chính và tóm tắt 3-4 tin số, giáo dục, việc
ngắn, phỏng vấn điều tra, làm, y tế, giao
đoạn quảng cáo có tổng độ thông vận tải,
dài không quá 3 phút giải trí, thể thao,
du lịch, khoa học
1 công nghệ, toàn
Nghe, nắm bắt thông tin
của bài độc thoại hoặc hội cầu hoá, xoá đói
thoại (phỏng vấn, bài giảng giảm nghèo, phát
hoặc bài diễn thuyết) có độ triển bền vững,
dài từ 4-5 phút, sau đó tóm bản sắc văn hoá,
tắt các ý chính, nêu vấn đề bình đẳng giới)
cần bàn luận và phát biểu ý
kiến riêng của mình về vấn
đề đó.

2 Phần 2: Tổng kết kỹ thuật 5 20 20 Tài liệu do giáo


đọc hiểu và diễn đạt viết viên tự biên soạn
theo 15 chủ đề
Viết bài luận khoảng 350 (môi trường, dân
từ: áp dụng các kỹ thuật lập số, giáo dục, việc

149
dàn ý với bố cục rõ ràng làm, y tế, giao
(mở bài, thân bài với 2-3 ý thông vận tải,
chính, kết luận), phát triển giải trí, thể thao,
ý chính mạch lạc bằng lập du lịch, khoa học
luận logic, minh hoạ bằng công nghệ, toàn
các ví dụ hoặc số liệu, sử cầu hoá, xoá đói
dụng các phương tiện liên giảm nghèo, phát
kết văn bản và thể hiện rõ ý triển bền vững,
kiến cá nhân về chủ đề thảo bản sắc văn hoá,
luận. bình đẳng giới),
có tham khảo
Đọc hiểu và viết bài tóm tắt 3 10 10 dựa trên HL1
tổng hợp thông tin có độ [Trg. 78-95] và
dài khoảng 250-300 từ:
HL2 [Trg. 145-
- ghi nhớ các quy tắc tóm 149]
tắt tổng hợp (synthèse)
- phân biệt tóm tắt một văn
bản (résumé) và tóm tắt
tổng hợp nhiều văn bản
(synthèse)
- chuẩn bị dàn bài của một
bài tóm tắt tổng hợp thông
tin
- viết bài tóm tắt tổng hợp
thông tin từ hai bài báo có
nguồn khác nhau về cùng
chủ đề, độ dài khoảng 300-
400 từ/bài
- Nội dung ngữ pháp và từ
vựng: sử dụng thành ngữ,
các liên kết logic, các cấp
độ ngôn ngữ, từ vựng
chuyên ngành, các cách nói
giảm nhẹ và nhấn mạnh,
các liên kết logic

3 Phần 3: Ôn tập thi đầu ra 5 20 20 Tài liệu do giảng


năng lực tiếng Pháp bậc 5 viên tự biên soạn
dựa trên HL3
Mục 1: Bài thi nghe hiểu [Trg. 20-26]

Mục 2: Bài thi đọc hiểu

Mục 3: Bài thi diễn đạt viết

Mục 4: Bài thi diễn đạt nói

Mục 5: Bài thi ngữ pháp và

150
từ vựng

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Người học đọc phần Nội dung giảng dạy. Với các kỹ năng được nêu trong phần này cũng
như với các chủ đề giáo viên công bố đầu học phần, người học cần lưu ý chuẩn bị kiến thức
để tham gia tích cực vào buổi học và ôn luyện sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể như
sau:

+ Chủ động đọc trước tài liệu liên quan về các chủ đề tương ứng trước mỗi bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.

+ Thảo luận với bạn học và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá
nhân, lý giải của bản thân.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

TT Nội dung Học liệu

1 Đọc và tìm hiểu kỹ năng đọc HL1 [Trg 78-95]


và tổng hợp thông tin HL2 [Trg 145-149]
- Khái niệm về tổng hợp văn
bản
- Phân tích văn bản để lập dàn
ý cho bài viết tổng hợp
Phân biệt tóm tắt một văn bản
(résumé) và tóm tắt tổng hợp
nhiều văn bản (synthèse)

2 Tham khảo định dạng bài thi HL3 [Trg 20-26]


chuẩn năng lực ngoại ngữ
tiếng Pháp

3 Xem vidéo và nghe tin thời sự https://savoirs.rfi.fr/en/apprendre-enseigner/


về các chủ đề: langue-française/journal-en-francais-facile
- Môi trường
- Dân số https://information.tv5monde.com/
- Giáo dục
- Việc làm

151
- Kinh tế - chính trị
- Y tế
- Giao thông
- Giải trí
- Thể thao
- Du lịch
- Kiến trúc

11.2. Phương pháp tự học

Với mỗi nội dung đã nêu trong phần nội dung tự học, người học chủ động tìm hiểu tài
liệu, luyện tập các kỹ năng và ôn tập ngữ pháp.

Với kỹ năng nghe nói, người học cần đọc trước tài liệu về chủ đề hàng tuần để cập nhật
kiến thức, chuẩn bị nội dung cho buổi học. Với kỹ năng đọc viết, người học cần nắm bắt kỹ
thuật đọc lấy ý chính, viết theo dạng bài, chủ động tự luyện tập và xin tư vấn của giáo viên
khi gặp khó khăn.

Người học tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi ý kiến và thống nhất phương
pháp làm việc để hoàn thành bài tập chung hiệu quả nhất.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website liên quan.

12. Học liệu


12.1. Giáo trình: Tài liệu do giảng viên biên soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo:

1. Charnet, C., Robin-Nipi, J. (1997) Rédiger un résumé, un compte-rendu, une synthèse.


Paris. Hachette livre.

2. Cotentin-Rey, G. (1997). Le résumé, le compte-rendu, la synthèse. Paris. CLE


international

Boulares, M., & Frerot, J.-L. (2019).

3. Đại học Hà Nôi. Định dạng bài thi chuẩn năng lực ngoại ngữ tiếng Pháp.

4. https://savoirs.rfi.fr/en/apprendre-enseigner/langue-française/journal-en-francais-facile

5. https://information.tv5monde.com

152
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học

- Tiếng Anh: Study and Research Skills

1.1. Mã học phần: 61FRE1SRS

1.2. Học phần tiên quyết: Không

1.3. Số tín chỉ: 2

1.4. Số giờ tín chỉ: 30

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 0 60

1.5. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Thị Tú Anh ThS anhntt@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

2 Nguyễn Hữu Ngọc Khánh ThS khanhnhn@hanu.edu.vn Dịch

3 Đặng Việt Hoà TS hoadtv@hanu.edu.vn Thực hành tiếng

4 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

5 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenvh@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3. Mô tả nội dung học phần


Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về phương pháp học tập các môn thực hành tiếng và
các học phần định hướng chuyên ngành Dịch, Du lịch. Bên cạnh đó học phần cũng trang bị
cho người học các kĩ năng xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học sinh viên; hướng dẫn
các bước triển khai một bài nghiên cứu khoa học quy mô nhỏ, tiểu luận hay luận văn.

4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể vận dụng các phương pháp học tập và
nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, biết định hướng và vận dụng các phương pháp đó một
cách linh hoạt trong quá trình học tập, nghiên cứu và có sản phẩm nghiên cứu.

153
5. Chuẩn đầu ra

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể :

5.1. Kiến thức

KT1: Trình bày được các phương pháp học tập nói chung và học chuyên ngành nói riêng
ở bậc đại học.
KT2: Mô tả được phương pháp, các bước thực hiện nghiên cứu và cấu trúc một bài
nghiên cứu khoa học sinh viên, tiểu luận, luận văn.

5.2. Kỹ năng

KN1: Vận dụng linh hoạt các phương pháp học tập cho đặc thù của từng môn học.

KN2: Xây dựng được qui trình và cấu trúc một sản phẩm khoa học sinh viên.

KN3: Thực hành được các thao tác tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu.

KN4: Biết cách vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để thực hiện một đề tài
nghiên cứu cụ thể.

5.3. Thái độ

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần trong quá trình học tập và nghiên cứu tại
bậc đại học.

TĐ2: Nuôi dưỡng đam mê tìm tòi phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp, hứng thú
với việc tra cứu tài liệu và nghiên cứu khoa học.

TĐ3: Có ý thức lựa chọn phương pháp học tập phù hợp.

TĐ4: Tôn trọng và thực hiện đầy đủ các qui trình nghiên cứu khoa học khi làm tiểu luận,
khóa luận.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng - Giới thiệu nội dung - Nghe giảng


- Kết nối, hệ thống kiến thức - Ghi nhớ
- Củng cố, Tổng kết, đánh giá - Luyện tập

Tranh luận tự do - Đưa ra vấn đề - Tiếp cận vấn đề


- Đưa ra quan điểm, giới - Tranh luận, thảo luận
thiệu các quan điểm liên quan

154
- Tổng kết

Thảo luận nhóm - Chia nhóm - Tổ chức phân công


nhóm
- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề
- Chọn, tiếp cận đề tài
tài
- Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
- Giao nhiệm vụ. kiến
- Giám sát hoạt động từng chung của cả nhóm
nhóm - Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn luận

Giảng dạy tích cực Tìm cách giúp người học chủ Học theo phương pháp
động trong việc học, khuyến khích chủ động, tích cực.
người học khám phá tiềm năng
của chính mình.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Phòng đa năng, máy tính kết nối mạng Internet, máy chiếu, micro, loa và các giáo cụ trực
quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80% 10%


chuyên cần - Kiểm tra bài cũ, bài về giờ lên lớp;
nhà -Trả lời được tối thiểu 1/2
số câu hỏi;
- Thái độ học tập
- Hoàn thành bài tập về
nhà

2 Đánh giá giữa -Trắc nghiệm - Biết cách trình bày, đặt 30%
học phần câu hỏi thảo luận và trả lời
-Vấn đáp
các câu hỏi liên quan đến
-Báo cáo nhóm nội dung nghiên cứu khoa
học.
- Bài viết có bố cục rõ
ràng, nội dung đầy đủ, ko
sao chép, có quan điểm của
cá nhân.

3 Đánh giá cuối -Thi viết - Độ chuẩn xác của nội 60%
học phần dung trả lời câu hỏi

155
- Bố cục, nội dung bài thi
viết, bài tiểu luận
- Theo thang chấm điểm
của Bộ môn

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24/8/2016 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước mỗi buổi học.

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Học cách sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ việc học tập.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Phương pháp học tập các môn HL 1


thực hành tiếng Pháp - kỹ năng
Nghe - Nói
Giới thiệu chương trình và
mục tiêu
Các kiến thức và kỹ năng cần 4 0 8
thiết
Các bước thực hiện
Phương pháp tự học ở nhà và
các nguồn tài liệu có thể sử
dụng

2 Phương pháp học tập các môn 4 0 8 HL1


thực hành tiếng Pháp – kỹ
năng Đọc - Viết
Các kiến thức cần thiết
Các bước đọc hiểu
Các nguồn tư liệu cần thiết
Cách làm dàn ý
Phương tiện liên kết

156
Cách viết mở, kết bài

3 Phương pháp học các môn 4 0 8 HL1


định hướng Du lịch
Giới thiệu chung chương trình,
mục tiêu, nội dung môn học
Giới thiệu các nghề sinh viên
có thể làm sau khi ra trường
Phương pháp học hiệu quả

4 Phương pháp học các môn 4 0 8 HL1


định hướng Dịch
Giới thiệu chung chương trình,
mục tiêu, nội dung môn học,
khái niệm dịch nói, dịch viết,
các kiến thức, kỹ thuật cần
thiết để học dịch
Phương pháp học hiệu quả

5 Giới thiệu chung về nghiên 4 0 8 HL1


cứu khoa học HL2 [Trg 21-38]
Phát hiện vấn đề nghiên cứu HL3 [Trg 30-43]
Các bước nghiên cứu khoa
học.

6 Phương pháp nghiên cứu khoa 4 0 8 HL1


học HL3 [Trg 53-66]
Cách đặt vấn đề nghiên cứu,
đặt câu hỏi nghiên cứu
Các loại tài liệu cần đọc
Cách thức tìm tài liệu
Cách thức trích dẫn và tạo mục
“danh mục tài liệu tham khảo”.
Một số cách phân tích dữ liệu

7 Ôn tập và thi hết học phần 6 0 12

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

- Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý
chuẩn bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp.
Cụ thể như sau:

157
+ Chủ động tìm hiểu các sách báo và tài liệu liên quan tới các chủ đề tương ứng trước
mỗi bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như sau:

STT Nội dung Hướng dẫn chi tiết Học liệu tự học

1 Phương pháp học tập các - Tự đọc trước nội dung HL 1 HL1
môn thực hành tiếng Pháp [chương I]
- kỹ năng Nghe - Nói - Tra cứu, tìm hiểu trước về kiến thức
Giới thiệu chương trình và và kỹ năng về ngữ âm, về ngữ pháp,
mục tiêu về ngữ pháp, về ngữ dụng học, văn
Các kiến thức và kỹ năng hóa của người đối thoại
cần thiết - Sinh viên tự tổng hợp và vẽ sơ đồ
các bước thực hiện khi luyện tập kỹ
Các bước thực hiện
năng nghe hiểu.
Phương pháp tự học ở nhà
và các nguồn tài liệu có - Thảo luận nhóm để liệt kê các khó
khăn thường gặp khi học nghe và nêu
thể sử dụng
các giải pháp khắc phục.
- Thống kê các nguồn tài liệu nghe
hiểu và lên kế hoạch để luyện tập đều
đặn kỹ năng này.

2 Phương pháp học tập các - - Người học tự đọc nội dung HL1
môn thực hành tiếng Pháp trong Tập bài giảng do giảng viên
– kỹ năng Đọc - Viết biên soạn.
Các kiến thức cần thiết - - Làm bài tập sau bài giảng lý
thuyết trên lớp.
Các bước đọc hiểu
Các nguồn tư liệu cần thiết - - Tự khám phá kiến thức và
xây dựng kỹ năng đọc, viết phù hợp
Cách làm dàn ý cho bản thân.
Phương tiện liên kết - Chủ động sưu tầm và tham khảo
Cách viết mở, kết bài thêm các học liệu khác liên quan trên
mạng Internet.

3 Phương pháp học các môn - Người học đọc phần liên quan đến HL1
định hướng Du lịch định hướng Du lịch trong HL1
Giới thiệu chung chương - Tham khảo các thông tin liên quan
trình, mục tiêu, nội dung đến chương trình đào tạo cử nhân
môn học Ngôn ngữ Pháp, định hướng Du lịch

158
Giới thiệu các nghề sinh - Tham khảo thêm nguồn tài liệu liên
viên có thể làm sau khi ra quan đến các nghề này bằng tiếng
trường Pháp tại trang web onisep.fr
Phương pháp học hiệu quả - Đọc sách, báo và tài liệu tham khảo
để tìm hiểu về các ngành nghề trong
du lịch, đặc biệt là các nghề : hướng
dẫn viên du lịch và nhân viên văn
phòng du lịch.

4 Phương pháp học các môn Người học có thể tự đọc HL1, 4 để HL1, 4
định hướng Dịch tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản
Giới thiệu chung chương nhất về dịch như sau :
trình, mục tiêu, nội dung - Bản chất hoạt động dịch
môn học, khái niệm dịch - Những loại hình dịch
nói, dịch viết, các kiến
thức, kỹ thuật cần thiết để - Khác nhau giữa dịch nói và dịch
học dịch viết
Phương pháp học hiệu quả - Những kỹ thuật chính cần nắm
được khi làm dịch nói và dịch viết
- Làm các bài tập nhóm được giao

5 Giới thiệu chung về - Đọc trước nội dung bài HL3 [Trg.40-
nghiên cứu khoa học - Chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu về nội 43]
Phát hiện vấn đề nghiên dung bài HL5 [Trg.3-11]
cứu
Các bước nghiên cứu khoa
học.

6 Phương pháp nghiên cứu - Đọc nội dung học và tìm hiểu cách
khoa học sử dụng zotero
Các loại tài liệu cần đọc https://www.zotero.org/support/fr/
Cách thức tìm tài liệu quick_start_guide
Cách thức trích dẫn và tạo Cách sử dụng phần mềm Turnitin
mục “danh mục tài liệu https://www.turnitin.com/fr
tham khảo”.
- Phân tích nội dung, phân tích diễn HL2 [Trg.83-
Một số cách phân tích dữ ngôn
liệu 86]
- Tìm hiểu về Focus HL2 [Trg.187-
https://fr.wikihow.com/animer-un- 190]
focus-group
Theo dõi mạng xã hội dành cho
nghiên cứu
https://www.researchgate.net/
- Tạo google thông báo

159
https://support.google.com/websearch/
answer/4815696?hl=fr
Thu thập thông tin phỏng vấn, bảng
hỏi

HL5 [Trg.67-
85]

7 Ôn tập Tự ôn tập, làm đề cương

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Người học cần
phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho bản thân, hướng tới
kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo chuẩn đầu ra.

+ Đọc sách và tài liệu tham khảo.

+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp.

+ Thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

+ Làm đề cương ôn tập.

+ Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

+ Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

Mỗi nội dung có phương pháp học thích hợp riêng :


- Kỹ năng Nghe : Thống kê các nguồn tài liệu nghe hiểu và lên kế hoạch để luyện tập
đều đặn kỹ năng này.

- Nghiên cứu khoa học : Với mỗi chủ đề đã nêu trong phần nội dung tự học, người học
chủ động đọc tài liệu, ghi chép lại nội dung. Sử dụng công cụ theo dõi thông tin như google
alerte hoặc theo dõi các fanpage chuyên về nghiên cứu khoa học ngành ngôn ngữ hoặc ngành
xã hội nhân văn.

- Du lịch : Người học có thể lên các nhóm, diễn đàn sinh của sinh viên khoa tiếng Pháp
để thảo luận về phương pháp học các môn chuyên ngành Du lịch với các sinh viên đã học qua
các môn này. Người học có thể tham khảo giáo trình / tập bài giảng các môn chuyên ngành
trong thư viện Trường

11.3. Học liệu tự học

- Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm

160
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website liên quan.

- Phần môn Du lịch, đọc tham khảo tài liệu của Amica Travel do giáo viên hướng dẫn
trên lớp.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Tập bài giảng do giảng viên biên soạn

2. Seurrat, Aude (dir.). (2014). Écrire un mémoire en sciences de l’information et de la


communication. Récits de cas, démarches et méthodes. Paris : Presses Sorbonne Nouvelle

12.2. Tài liệu tham khảo

3. Bonville, L., Lagacé, M., & Grosjean, S. (2006). Introduction aux méthodes de
recherche en communication. Montréal: G. Morin

4. Vu, Cao Dam. (2002). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội : Nhà xuất bản
khoa học và kĩ thuật.

161
VĂN HÓA PHÁP NGỮ

1. Thông tin chung

1.1. Tên môn học

- Tiếng Việt: Văn hóa Pháp ngữ

- Tiếng Anh: French and Francophone Cultural Studies

1.2. Mã môn học: 61FRE3FFC

1.3. Môn học tiên quyết: 61FRE23B1

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

45 0 90

1.6. Loại môn học: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Trần Văn Công TS congtv@hanu.edu.vn LTT

2 Nguyễn Thị Tú Anh ThS anhntt@hanu.edu.vn LTT

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về những yếu tố quan trọng nhất
trong văn hóa, văn minh nước Pháp và các nước Pháp ngữ: địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa và đời sống của người Pháp. Học phần giới thiệu những xu hướng mới nhất về
xã hội Pháp hiện nay, ưu tiên cách tiếp cận gắn quá khứ với hiện tại, truyền thống với hiện
đại, sự chuyển biến về cách nhận thức và ứng xử và các giá trị cốt lõi của nước Pháp.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Học phần nhằm cung cấp cho người học những thông tin cập nhật về nước Pháp
hiện nay trên mọi bình diện cũng như vị trí của nước Pháp trong cộng đồng Pháp ngữ và trong
Liên minh châu Âu.

MT2: Học phần giúp người học có khả năng nhận xét, đánh giá và phát biểu quan điểm
của mình về các nội dung được học.

MT3: Người học có khả năng so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa nền
văn hóa – văn minh Pháp với các nước Pháp ngữ và Việt Nam.

162
5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

KT1: Trình bày được những kiến thức cơ bản về vị trí, đặc điểm địa lí; quá trình hình
thành và phát triển của nước Pháp và các nước trong cộng đồng Pháp ngữ;

KT2: Mô tả được những đặc điểm của đời sống văn hóa, chính trị, kinh tế... của nước
Pháp.

KT3: Nêu được những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa đời sống ở Pháp và ở Việt
Nam.

5.2. Kỹ năng

KN1: Thực hiện được các thao tác tóm tắt kiến thức cơ bản về địa lí, lịch sử, chính trị,
tôn giáo.

KN2: So sánh, đối chiếu các điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa nước Pháp
với các nước Pháp ngữ và Việt Nam.

KN3: Ứng dụng kĩ năng giao tiếp liên văn hóa dựa trên những kiến thức đã được học.

KN4: Xây dựng kĩ năng chuẩn bị và thuyết trình có ứng dụng công nghệ thông tin.

5.3. Thái độ

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của văn hóa- văn minh trong ngôn ngữ nói chung và
trong học ngoại ngữ nói riêng.

TĐ2: Nuôi dưỡng tình yêu với ngôn ngữ, đất nước, con người Pháp và các nước Pháp
ngữ; phát triển đam mê tìm hiểu các nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng Pháp ngữ.

TĐ3: Nhận thức được sự cần thiết phải tự bổ sung kiến thức văn hóa – xã hội.

TĐ4: Tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa, xã hội giữa các quốc gia.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Dùng lời nói và các phương tiện


Nghe giáo viên giảng về nội
Diễn giảng kỹ thuật thông tin, nghe nhìn để
dung bài học và ghi chép.
diễn giảng cho người học.

Giảng dạy tích cực Tìm cách giúp người học chủ Học theo phương pháp chủ
động trong việc học, khuyến động, tích cực.
khích người học khám phá tiềm

163
năng của chính mình.

Tổng hợp kiến thức của chủ đề


bài học và hướng dẫn cho người Tổng hợp kiến thức học được
Tổng hợp
học cách tiếp nhận kiến thức tổng và thực hành các kỹ năng.
hợp một cách phù hợp nhất.

Chia các nhóm người học, đưa ra


Đọc thêm tài liệu liên quan
các chủ đề phù hợp để người học
đến bài học, tiến hành thảo
Thảo luận nhóm tiến hành thảo luận nhóm, nhận
luận nhóm để hiểu biết sâu
xét kết quả thảo luận của các
hơn về chủ đề được học.
nhóm.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Máy tính nối mạng Internet, máy chiếu, đĩa CD-DVD và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

-Đi học đầy đủ theo quy - Tham dự đủ 80% tiết lý


định. thuyết và thực hành.
-Thái độ học tập, sự tham - Hoàn thành bài tập về
Đánh giá gia trong giờ học. nhà.
1 10%
chuyên cần - Tập trung trong giờ học,
hăng hái phát biểu xây
dựng bài, tích cực trong các
hoạt động nhóm.

Bài thuyết trình bằng tiếng - Trình bày được các


Pháp về một khía cạnh của kiến thức cơ bản về một
đời sống xã hội Việt Nam khía cạnh của đời sống xã
để so sánh với nước Pháp hội Việt Nam và Pháp.
Đánh giá và các nước Pháp ngữ.
Phát biểu quan điểm cá
2 giữa học 30%
nhân về vấn đề.
phần
Biết cách trình bày, đặt câu
hỏi thảo luận và trả lời các
câu hỏi liên quan đến nội
dung thuyết trình.

3 Đánh giá - Bài thi kết thúc học phần Trình bày được các kiến 60%
cuối học - Hình thức: thi trắc nghiệm thức về đất nước, con người
phần và văn hóa nước Pháp và
kết hợp tự luận.
các nước Pháp ngữ.
- Bắt buộc dự thi
Trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm về những nội dung

164
đã học trên lớp.
- Bài viết có bố cục rõ ràng,
nội dung đầy đủ, không sao
chép.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587 /QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị trước mỗi buổi học.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ học tập theo hướng dẫn của giáo
viên.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành
học

1 Repères géographiques: 4 0 8 HL1 [Trg 8-39]


L’hexagone
La population
Les régions
Paris

2 Repères historiques: 4 0 8 HL1 [Trg 40-55]


L’État-Nation
Un pays en révolution
La France moderne

3 Repères politiques: 4 0 8 HL1 [Trg 56-70]


La vie politique
Le rôle de l’État
La loi et l’ordre
La France dans l’Europe et
dans le monde

165
Exposés des groupes

4 Repères économiques: 4 0 8 HL1 [Trg 84-103]


Une économie qui s’exporte
Une puissance agricole
Une industrie innovante
Une industrie de l’art de vivre
Exposés des groupes

5 Repères sociaux: 4 0 8 HL1 [Trg 104-121]


En famille
À l’école
Au travail
Exposés des groupes

6 Repères culturels: 4 0 8 HL1 [Trg 122-147]


Les grands courants artistiques
La culture vivante
Les pratiques culturelles
Exposés des groupes

7 Repères quotidiens: 4 0 8 HL1 [Trg 148-165]


Au jour le jour
Chez soi
À table
Exposés des groupes

8 Consommer : 4 0 8 HL1 [Trg 166-179]


Chez le médecin
Croire
Exposés des groupes

9 La Francophonie dans le 4 0 8 HL2 [Trg 152-180]


monde :
Europe
Afrique
Amerique
Asie

10 La Francophonie au Vietnam : 4 0 8 HL2 [Trg 112-125]

166
Histoire https://www.cap-
Etat des lieux vietnam.com/node/3
Perspective 96.

11 Révision et examen 5 0 10

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Người học cần chủ động tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:

- Đọc sách và tài liệu tham khảo để tăng cường vốn kiến thức liên quan đến nội dung
mỗi bài học trong học phần.

- Tìm các ý chính trong mỗi bài học thuộc học phần.

- Tự làm các bài tập có trong giáo trình, trao đổi với bạn học, giáo viên nếu có những
điều chưa hiểu rõ.

- Làm các bài tập về nhà do giáo viên giao.

Cụ thể, người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

TT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

1 Repères géographiques: - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
L’hexagone trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
La population - Tìm các tài liệu liên quan đến các đặc điểm địa
lý, dân số, các vùng của nước Pháp và thủ đô
Les régions
Paris.
Paris
- Xem các clip trên Youtube:
La géographie de la France
https://www.youtube.com/watch?
v=T3rxLDer5nU
Les régions et départements de france
métropolitaine
https://www.youtube.com/watch?v=ji_VkAi051o
La population de la France: évolutions et
répartition territoriale
https://www.youtube.com/watch?
v=XW6ltWMIxB0
- Tìm sự khác biệt giữa các đặc điểm địa lý của

167
Pháp và Việt Nam
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về sự khác biệt giữa các đặc điểm địa lý của Pháp
và Việt Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

2 Repères historiques: - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
L’État-Nation
- Tìm các tài liệu liên quan đến lịch sử nước Pháp
Un pays en révolution
và sự biến đổi của nước Pháp theo dòng lịch sử,
La France moderne các cuộc cách mạng lớn và nước Pháp hiện đại
ngày nay
- Xem các clip trên Youtube:
L'histoire de France
https://www.youtube.com/watch?
v=oVU7ybbCcQc&t=32s
https://www.youtube.com/watch?
v=2WJKwJvsmkM
https://www.youtube.com/watch?
v=DC6hnJBWwpc
https://www.youtube.com/watch?v=cuicXxGB-Es
- Tìm sự khác biệt giữa lịch sử nước Pháp và Việt
Nam
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về sự khác biệt giữa lịch sử nước Pháp và Việt
Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

3 Repères politiques: - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
La vie politique
- Tìm các tài liệu liên quan đến chính trị nước
Le rôle de l’État
Pháp: thể chế, vai trò của Nhà nước, pháp luật,
La loi et l’ordre quan hệ giữa Pháp và châu Âu và thế giới
La France dans l’Europe et - Xem các clip trên Youtube:
dans le monde
Le système politique français
Exposés des groupes
https://www.youtube.com/watch?
v=NtIepJvHvJw
L’organisation administrative de la France
https://www.youtube.com/watch?v=AiRf-4HtP8Q
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)

168
về sự khác biệt giữa chính trị nước Pháp và Việt
Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

4 Repères économiques: - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
Une économie qui trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
s’exporte - Tìm các tài liệu liên quan đến kinh tế nước Pháp:
các hoạt động sản xuất (công nghiệp, nông
Une puissance agricole
nghiệp, dịch vụ), các điểm mạnh trong nền kinh tế
Une industrie innovante Pháp, vai trò của Pháp trong nền kinh tế thế giới
Une industrie de l’art de - Xem các clip trên Youtube:
vivre
Portrait de l'agriculture française
Exposés des groupes d'aujourd'hui
https://www.youtube.com/watch?v=p4_lW0jIv4I
Les débuts de la révolution industrielle en
France 1
https://www.youtube.com/watch?
v=8aB79LniG0Q
L'industrialisation, l'exode rural et les progrès
sociaux 2
https://www.youtube.com/watch?
v=Gr5FQKv1048
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về sự khác biệt giữa kinh tế nước Pháp và Việt
Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

5 Repères sociaux: - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
En famille
- Tìm các tài liệu liên quan đến xã hội nước Pháp:
À l’école
gia đình, trường học, việc làm
Au travail
- Xem các clip trên Youtube:
Exposés des groupes
Parentalité : l'évolution des familles françaises
23 10 2017
https://www.youtube.com/watch?
v=2xQGXzALYLI
L'éducation traditionnelle jusqu'à nos jours
https://www.youtube.com/watch?
v=M5apMZXliQ0
Les Français et le Travail

169
https://www.youtube.com/watch?
v=zpV5CJVFebs
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về sự khác biệt giữa xã hội nước Pháp và Việt
Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

6 Repères culturels: - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
Les grands courants trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
artistiques - Tìm các tài liệu liên quan đến văn hóa Pháp: Các
trào lưu nghệ thuật, đời sống văn hóa, tinh thần
La culture vivante
của người Pháp, các hoạt động văn hóa
Les pratiques culturelles
- Xem các clip trên Youtube:
Exposés des groupes
C'est un monde - La culture française
https://www.youtube.com/watch?
v=JI38eyPKtic
C'est un monde - Dossier : La culture française
s'exporte
https://www.youtube.com/watch?v=aJ-3taHQBbI
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về sự khác biệt giữa văn hóa Pháp và Việt Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

7 Repères quotidiens: - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Au jour le jour
- Tìm các tài liệu liên quan đến cuộc sống hàng
Chez soi
ngày ở Pháp: thói quen hàng ngày trong gian đình
À table và ngoài xã hội, ẩm thực…
Exposés des groupes - Xem các clip trên Youtube:
La cuisine française avec Guy Martin
https://www.youtube.com/watch?
v=tUFa7KvyHGc
La gastronomie française dans le monde
https://www.youtube.com/watch?
v=xCMoxaU6Kow
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về cuộc sống hàng ngày ở Pháp và Việt Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

170
8 Consommer : - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Chez le médecin
- Tìm các tài liệu liên quan đến tiêu dùng ở Pháp:
Croire
mua sắm, dịch vụ y tế, tín ngưỡng
Exposés des groupes
- Xem các clip trên Youtube:
L'évolution de la façon de consommer des
Français depuis les années 50
https://www.youtube.com/watch?
v=5AlLR1_BDK4
Comment fonctionne notre système de santé ?
https://www.youtube.com/watch?
v=CcoVokM7wE0
Échos du monde - La France des croyances
https://www.youtube.com/watch?
v=QWySDIWjiyE
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về các hoạt động tiêu dùng, dịch vụ ở Pháp và
Việt Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

9 La Francophonie dans le - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
monde : trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Europe - Tìm các tài liệu liên quan đến khối Pháp ngữ và
các nước Pháp ngữ
Afrique
- Xem các clip trên Youtube:
Amerique
La francophonie à travers le monde! 
Asie
https://www.youtube.com/watch?
v=hryBm6r88DM
La langue française dans le monde. Dans quels
pays parle-t-on français ?
https://www.youtube.com/watch?
v=sE6eaxS1ZFY
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về vai trò của tiếng Pháp trên thế giới
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

10 La Francophonie au - Tự xem trước nội dung bài học trên trang web:
Vietnam : https://www.cap-vietnam.com/node/396. Tìm các
ý chính trong tài liệu và ghi chép lại.
Histoire
- Tìm các tài liệu liên quan tiếng Pháp ở Việt

171
Etat des lieux Nam: sự du nhập, sự tiến triển
Perspective - Xem các clip trên Youtube:
Le Vietnam, un pays francophone ? - La
Francophonie
https://www.youtube.com/watch?
v=TQyR6bcELjY&t=634s
NOMADE | Parle-t-on encore français au
Vietnam?
https://www.youtube.com/watch?
v=WnRfBvtGwRo
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học nhóm)
về vai trò của tiếng Pháp ở Việt Nam
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo phân công
của giáo viên

11.2. Phương pháp tự học

-Người học tiếp thu và vận dụng phương pháp tự học từ học phần Phương pháp học tập
và nghiên cứu khoa học, xác định được yêu cầu đối với người học phù hợp với mục tiêu từng
bài.

-Người học cần phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho
bản thân, hướng tới kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo
chuẩn đầu ra.

-Người học căn căn cứ vào nhu cầu cá nhân, tìm hiểu và vận dùng những phương pháp
phù hợp sau:

+ Đọc sách và tài liệu tham khảo.

+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp.

+ Thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

+ Làm đề cương ôn tập.

11.3. Học liệu tự học

-Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 12 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra.

-Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan như các
sách báo, tin tức, website liên quan như: https://www.francophonie.org/, https://www.cap-
vietnam.com/node/396

12. Học liệu

172
12.1. Giáo trình

1. Ross Steele (2004). Civilisation progessive du français, niveau intermédiaire avec


400 activités. CLE Intetnational,

2. Jackson Noutchié Njiké (2003), Civilisation progressive de la Francophonie, CLE


International.

173
NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG PHÁP 1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Ngôn ngữ học tiếng Pháp 1

- Tiếng Anh: French Linguistics 1

1.2. Mã học phần: 61FRE3LI1

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE23B1

1.4. Số tín chỉ: 03

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

45 0 90

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Thị Tú Anh ThS anhntt@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

2 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenvh@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3 Trần Văn Công TS congtv@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần trang bị cho người học kiến thức về ngữ âm tiếng Pháp như cách phát âm, cấu
tạo của âm vị, ngữ điệu và cơ chế nối vần, đọc luyến, ngữ điệu, trọng âm, nguyên tắc phiên
âm để tự chỉnh sửa phát âm của mình theo chuẩn, giúp người học nghe và nói tiếng Pháp tốt
hơn. Học phần cung cấp kiến thức về các quy luật hành chức của từ, quy luật chi phối quá
trình, phương thức, quy tắc cấu tạo từ, mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong hệ thống
ngôn ngữ cũng như trong lời nói, đặc biệt là các vấn đề nghĩa từ vựng và mối quan hệ ngữ
nghĩa trong hệ thống từ vựng tiếng Pháp.

4. Mục tiêu của học phần

Trên cơ sở các kiến thức được cung cấp, học phần này hướng tới việc giúp người học có
khả năng phát âm chuẩn, tiếp nhận và hiểu tốt khi nghe và tự chỉnh sửa những lỗi phát âm của
mình. Người học có nền tảng lý thuyết về từ vựng tiếng Pháp, phương thức, quy tắc cấu tạo từ
để áp dụng tìm hiểu ngữ nghĩa của từ, biết cách phân tích và vận dụng từ vựng tăng vốn từ

174
cho bản thân.

5. Chuẩn đầu ra

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể :

5.1. Kiến thức

KT1: Trình bày được những nét đặc trưng cơ bản của ngữ âm và từ vựng tiếng Pháp.

KT2: Phân biệt được các phuơng thức cấu âm, vị trí cấu âm, nét khu biệt của từng âm vị
trong hệ thống ngữ âm tiếng Pháp.

KT3: Nêu được nguyên tắc phiên âm trong Hệ thống ký hiệu phiên âm quốc tế..

KT4: Trình bày được các phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Pháp.

5.2. Kỹ năng

KN1: Vận dụng được kiến thức để phát âm chuẩn các âm và nói tiếng Pháp với trọng âm
và ngữ điệu đúng.

KN2: Áp dụng được các kiến thức về ngữ điệu câu trong khi nói.

KN3: Xây dựng được vốn từ vựng tiếng Pháp phong phú.

KN4 : Thực hành được các thao tác phân tích từ, cấu trúc và ngữ nghĩa của từ.

5.3. Thái độ

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần trong việc học tiếng Pháp.

- Nuôi dưỡng đam mê tìm hiểu hệ thống âm vị và từ vựng trong quá trình học.

- Có ý thức tự sửa lỗi phát âm, tự xây dựng vốn từ cho bản thân.

- Tôn trọng sự khác biệt giữa các ngôn ngữ.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng - Giới thiệu nội dung - Nghe giảng


- Kết nối, hệ thống kiến thức - Ghi nhớ
- Củng cố, Tổng kết, đánh giá - Luyện tập

Tranh luận tự do - Đưa ra vấn đề - Tiếp cận vấn đề


- Đưa ra quan điểm, giới - Tranh luận, thảo luận
thiệu các quan điểm liên quan
- Tổng kết

175
Thảo luận nhóm - Chia nhóm - Tổ chức phân công
nhóm
- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề
- Chọn, tiếp cận đề tài
tài
- Trao đổi ý kiến, đưa ra
- Giao nhiệm vụ. ý kiến
- Giám sát hoạt động từng chung của cả nhóm
nhóm - Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn luận

Tự nghiên cứu Chuẩn bị tài liệu theo chủ điểm, Tham gia hoạt động đọc
giao nhiệm vụ tự đọc và tổ chức cá nhân các tài liệu được
bình luận về nội dung đã đọc. giao, ghi chép lại các khái
niệm cơ bản và tích cực
tham gia bình luận cùng
cả lớp

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Máy tính kết nối mạng Internet, máy chiếu, loa và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80%


chuyên cần - Kiểm tra bài cũ, bài về giờ lên lớp;
nhà -Trả lời được tối thiểu 1/2 10%
số câu hỏi;
- Thái độ học tập
-Mức độ hoàn thành bài
tập về nhà

2 Đánh giá giữa -Trắc nghiệm - Biết cách trình bày, đặt
học phần câu hỏi thảo luận và trả lời
-Tự luận
các câu hỏi liên quan đến
-Vấn đáp nội dung thuyết trình. 30%
-Báo cáo nhóm - Bài viết có bố cục rõ
ràng, nội dung đầy đủ,
không sao chép, có quan
điểm của cá nhân.
- Với các bài tập nhóm: sự
hợp tác của các thành viên
và kỹ năng giải quyết vấn
đề.

3 Đánh giá cuối -Thi viết - Độ chuẩn xác của nội

176
học phần -Vấn đáp dung trả lời câu hỏi
-Tiểu luận - Bố cục, nội dung bài thi 60%
viết, bài tiểu luận
- Theo thang chấm điểm
của Bộ môn

9. Nhiệm vụ của người học


- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587 /QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị trước mỗi buổi học.
- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.
- Sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ học tập theo hướng dẫn của giáo
viên.
10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Nội dung 1: Ngữ âm – âm vị học 20 0 40 HL1 [Trg 3-62]


Âm vị, âm tố. Cách thức và vị trí
cấu âm các âm nguyên âm và
phụ âm
Các yếu tố siêu đoạn tính: âm
tiết, trọng âm, ngữ điệu
Phân tích ngữ điệu đầu câu, cuối
câu.
Ứng dụng các kiến thức đã học
vào phiên âm từ cấp độ từ đơn lẻ
lên cấp độ câu có kết hợp ngữ
điệu.

2 Nội dung 2: Từ vựng học 20 0 40 HL2


Nhập môn Từ vựng học, một số HL3 [Trg 7-102]
khái niệm cơ bản
Cấu tạo từ
Từ đơn, từ phái sinh, từ ghép
Ngữ nghĩa, mối quan hệ về ngữ
nghĩa, từ đa nghĩa và các biện

177
pháp tu từ hay gặp
Từ vựng chuyên ngành, từ vay
mượn
Ứng dụng kiến thức đã học
vào tổ chức, sắp xếp vốn từ
vựng theo nhóm cấu tạo,
theo trường nghĩa hoặc
theo chuyên ngành.

3 Kiểm tra đánh giá 05 10

11. Hướng dẫn tự học


11.1. Nội dung tự học
Giảng viên hướng dẫn người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi
chủ đề cần lưu ý chuẩn bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc
giờ học trên lớp. Cụ thể như sau:
+ Chủ động tìm hiểu các sách báo và tài liệu liên quan tới các chủ đề tương ứng trước
mỗi bài học.
+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.
+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.
+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như sau:

STT Nội dung Hướng dẫn chi tiết Học liệu

1 Nội dung 1: Ngữ âm – âm - Người học tự đọc nội dung trong Tập HL 1 [Trg
vị học bài giảng HL 1. 1-62]
- Các khái niệm cơ bản âm - Làm thuyết trình theo nhóm.
vị, âm tố. - Làm bài tập sau mỗi bài giảng lý
- Cách thức và vị trí cấu âm thuyết trên lớp.
các âm nguyên âm và phụ - Thực hành phát âm tiếng Pháp thông
âm. qua các bài tập luyện âm trên trang
- Các yếu tố siêu đoạn tính: web :
âm tiết, trọng âm, ngữ điệu. http://phonetique.free.fr/
- Phân tích ngữ điệu đầu - Thực hành phiên âm trên trang web :
câu, cuối câu.
https://easypronunciation.com/fr/
- Ứng dụng french-phonetic-transcription-
converter

178
2 Nội dung 2: Từ vựng học - Người học tự đọc nội dung HL 2. HL 2 [Trg
1-218]
- Nhập môn Từ vựng học, - Đọc tài liệu tham khảo HL 3.
một số khái niệm cơ bản. - Làm thuyết trình theo nhóm.
- Cấu tạo từ : Từ đơn, từ - Làm bài tập sau mỗi bài giảng lý HL 3 [Trg
phái sinh, từ ghép. 1-89]
thuyết trên lớp.
- Ngữ nghĩa, mối quan hệ về
ngữ nghĩa, từ đa nghĩa và
các biện pháp tu từ hay gặp.
- Từ vựng chuyên ngành, từ
vay mượn.
- Ứng dụng

3 Ôn tập Tự ôn tập, làm đề cương

11.2. Phương pháp tự học


Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:
- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Người học cần
phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho bản thân, hướng tới
kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo chuẩn đầu ra.
+ Đọc sách và tài liệu tham khảo.
+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp.
+ Thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.
+ Làm đề cương ôn tập.
+ Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.
+ Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó
11.3. Học liệu tự học
Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan
như các sách báo, tin tức, website liên quan, sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo
được nêu trong mục 12 nhằm đạt được mục tiêu của học phần đề ra.
12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Tập bài giảng Cours de phonétique du français (2002) do giảng viên biên soạn.

2. Polguère, A., (2002). Notions de base en lexicologie. Observatoire de Linguistique


Sens-Texte (OLST).

12.2. Tài liệu tham khảo

3. Duong Cong Minh (2002). Cours de lexicologie du français, Ed. Giao duc.

179
NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG PHÁP 2

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Ngôn ngữ học tiếng Pháp 2

- Tiếng Anh: French Linguistics 2

1.2. Mã học phần: 61FRE3LI2

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3LI1

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

45 0 90

1.6. Loại học phần: bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Thị Tú Anh ThS anhntt@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

2 Vũ Văn Đại TS, GS daiphap@hanu.edu.vn Tổ Dịch

3 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenhv@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

4 Trần Văn Công TS congtv@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo từ, về hình thái chức năng của
những từ loại chính, những phạm trù cơ bản của động từ: thời, thức, và thể động từ trong
tiếng Pháp. Học phần cũng trang bị cho người học kiến thức về cú pháp, thành phần câu, câu
đơn, câu phức, các loại mệnh đề, những quy tắc kết hợp các nhóm từ thành kết cấu có nghĩa
trong tiếng Pháp, mối quan hệ đẳng lập hay phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần này trong
câu đơn và câu phức.

4. Mục tiêu của học phần

Kết thúc học phần, người học nhận biết được các kiến thức về từ pháp và cú pháp tiếng
Pháp, chỉ ra khái niệm, tiêu chí phân loại từ và đặc trưng ngữ pháp của mỗi loại từ, nhận biết
được thành phần câu, phân biệt được câu đơn và câu phức, phân tích được cấu trúc ngữ pháp

180
của câu đơn. Trên cơ sở các kiến thức được cung cấp, người học có thể đối chiếu với các loại
từ, cấu trúc câu và các loại câu trong tiếng Việt, nhằm hiểu sâu hơn mối liên hệ, sự khác biệt
của hai ngôn ngữ.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể :

KT1: Nhận biết những biến đổi về hình thái từ trong tiếng Pháp, trong sự khác biệt với
tiếng Việt; các thành phần cấu trúc câu trong tiếng Pháp;

1) KT2: Nhận biết được đặc trưng ngữ pháp của mỗi loại từ; các tiêu chí nhận dạng từ
loại tiếng Pháp, các thành phần câu chính, so sánh với tiếng Việt;

KT3: Phân loại làm rõ được sự khác biệt giữa các loại từ; định từ, đại từ, động từ những
phạm trù cơ bản của động từ: thời, thức, và thể động từ; câu đơn và câu phức, các loại mệnh
đề phụ, vận dụng kiến thức đối chiếu với tiếng Việt;

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học có thể :

KN1: Nhận diện được bản chất từ loại và chức năng của các yếu tố ngôn ngữ trong diễn
ngôn; nhận diện được các loại câu, các loại mệnh đề trong tiếng Pháp.

KN2: Vận dụng được những kiến thức ngữ pháp và cú pháp đã học vào học phần. Có
khả năng sử dụng chính xác các hình thái từ tiếng Pháp, các cấu trúc cú pháp để biểu đạt
nghĩa trong phát ngôn;

KN3: Vận dụng kiến thức lý thuyết về từ pháp học, cú pháp học để nâng cao năng lực
thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Pháp, thực hiện hiệu quả các hoạt động biên,
phiên dịch;

KN4: Phát hiện và hệ thống hóa những hiện tượng tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ
tiếng Pháp với tiếng Việt, nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng ngôn ngữ.

5.3. Thái độ

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần và vai trò của ngữ pháp và cú pháp trong
việc học tiếng Pháp.

- Bồi dưỡng niềm say mê học tập, nghiên cứu; khám phá kiến thức liên quan đến nội
dung học phần.

- Có ý thức tự hệ thống lại ngữ pháp, tự sửa các lỗi ngữ pháp và cú pháp thường gặp.

- Tôn trọng sự khác biệt của hệ thống ngữ pháp tiếng Pháp.

181
6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng - Giới thiệu nội dung - Nghe giảng


- Kết nối, hệ thống kiến thức - Ghi nhớ
- Củng cố, tổng kết, đánh giá - Luyện tập

Tranh luận tự do - Đưa ra vấn đề - Tiếp cận vấn đề


- Đưa ra quan điểm, giới - Tranh luận, thảo luận
thiệu các quan điểm liên
quan
- Tổng kết

Thảo luận nhóm - Chia nhóm - Tổ chức phân công


nhóm
- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề
- Chọn, tiếp cận đề tài
tài
- Trao đổi ý kiến, đưa ra
- Giao nhiệm vụ. ý kiến
- Giám sát hoạt động từng chung của cả nhóm
nhóm - Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn luận

Tự nghiên cứu Chuẩn bị tài liệu theo chủ điểm, Tham gia hoạt động đọc
giao nhiệm vụ tự đọc và tổ chức cá nhân các tài liệu được
bình luận về nội dung đã đọc. giao, ghi chép lại các khái
niệm cơ bản và tích cực
tham gia bình luận cùng
cả lớp

Giảng dạy tích cực Tìm cách giúp người học chủ Học theo phương pháp
động trong việc học, khuyến khích chủ động, tích cực.
người học khám phá tiềm năng
của chính mình.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Máy chiếu, máy tính kết nối mạng Internet, micro, loa và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80% 10%

182
chuyên cần - Kiểm tra bài cũ, bài về giờ lên lớp;
nhà -Trả lời được tối thiểu 1/2
- Thái độ học tập số câu hỏi;
-Mức độ hoàn thành bài
tập về nhà

2 Đánh giá giữa - Thi Trắc nghiệm - Biết cách trình bày, đặt 30%
học phần câu hỏi thảo luận và trả lời
- Tự luận
các câu hỏi liên quan đến
- Vấn đáp nội dung thuyết trình.
- Báo cáo nhóm - Bài viết có bố cục rõ
ràng, nội dung đầy đủ, ko
sao chép, có quan điểm của
cá nhân.
- Với các bài tập nhóm: sự
hợp tác của các thành viên
và kỹ năng giải quyết vấn
đề.

3 Đánh giá cuối - Thi viết - Độ chuẩn xác của nội 60%
học phần dung trả lời câu hỏi
- Tiểu luận
- Bố cục, nội dung bài thi
viết
- Theo thang chấm điểm
của Bộ môn

9. Nhiệm vụ của người học

Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24/8/2016 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước mỗi buổi học.

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Học cách sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ việc học tập.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Nhập môn Từ pháp học : Đối 4 0 8 HL 2

183
tượng nghiên cứu HL 4
Danh từ : Định nghĩa, chức
năng ; Tiêu chí phân loại ;
Danh từ chung

2 Danh từ : Giống và số danh từ ; 4 0 8 HL 2


Chức năng HL 4

3 Định từ : Định nghĩa, chức 4 0 8 HL 2


năng ngữ nghĩa và ngữ pháp. HL 4
Phân loại

4 Động từ 4 0 8 HL 2
Những phạm trù cơ bản của HL 4
động từ: thời, thức, và thể động
từ, liên hệ với tiếng Việt;

5 Dạng tạo thể (factitif) của động 4 0 8 HL 2


từ. Mối liên hệ với dịch nội HL 4
ngữ

6 Giới thiệu chung 4 0 8


Khái niệm cú pháp học cơ bản
Các thành tố của câu
Ngữ đoạn

7 Cấu trúc câu đơn – 4 0 8 HL 2


Cấu trúc câu phức HL 4
Khái niệm, Tiêu chí phân loại
Mệnh đề phụ bổ ngữ

8 Mệnh đề phụ quan hệ 4 0 8 HL 2


Khái niệm HL 4
Phân loại

9 Mệnh đề phụ trạng ngữ 8 0 16 HL 2


Khái niệm HL 4
Phân loại

10 Thi kết thúc học phần 5 0 10

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

184
- Người học tự tìm hiểu thêm về các khái niệm lí thuyết được trình bày trong Tập bài
giảng và trong học liệu tham khảo, ghi lại những hiện tượng ngôn ngữ chưa hiểu, khó giải
thích, các quy tắc ngữ pháp chưa thể vận dụng thành thạo để đề nghị giáo viên giải thích ở
trên lớp.

- Làm tất cả các bài tập theo yêu cầu trong tập bài giảng đồng thời cố gắng khái quát
hóa quy luật hành chức của các ngôn ngữ.

- Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý
chuẩn bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp.
Cụ thể như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các sách báo và tài liệu liên quan tới các chủ đề tương ứng trước
mỗi bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như sau:

TT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học Học liệu

1 Nhập môn hình Người học tìm hiểu vì sao trong tiếng Pháp HL 2 [Trg 1-5]
thái học : Đối các từ biến đổi về hình thái khi thực hiện các HL 4
tượng nghiên cứu chức năng cú pháp-ngữ nghĩa và phải tìm ra
Danh từ : Định được các nguyên tắc biến đổi hình thái
nghĩa, chức năng ; (flexions) và ngoại lệ. Ví dụ các từ đơn :
Tiêu chí phân maison, table), từ ghép (maisonnette,
tablette), từ không biến hình (pour, et, enfin,
loại ; Danh từ
prochainement...), từ biến hình
chung
(cheval/chevaux, bas/basse...).
Người học nắm được tiêu chí hình thái nhận
diện danh từ tiếng Pháp : là những từ có
các định tố chuyên biệt đứng trước : mạo từ,
từ chỉ định, từ chỉ sở hữu. Trả lời câu hỏi :
tiêu chí nhận diện danh từ trong tiếng Việt là
gì ?

2 Danh từ : Giống Người học tìm hiểu thêm về phạm trù giống HL 2 [Trg 5-
và số danh từ ; danh từ tiếng Pháp : trong ngôn ngữ này 12]
Chức năng giống mang tính võ đoán : un fauteuil / une HL 4
chaise ; un tabouret. Hiện tượng này dẫn
đến hệ quả gì đối với người học tiếng Pháp ?

185
Liên hệ với tiếng Việt.

3 Định từ : Định Người học tìm hiểu sâu hơn về khái niệm HL 2 [Trg 12-
nghĩa, chức năng định từ (déterminants) hay từ hạn định. Đây 16]
ngữ nghĩa và ngữ là những yêu tố giúp cho nội hàm của khái HL 4
pháp. Phân loại niệm do danh từ biểu thị thu hẹp lại và quy
chiếu về một đối tượng cụ thể trong thế giới
khách quan. Ví dụ nhà chỉ một khái niệm
chung. Nhưng trong câu : Bạn có thấy cái
nhà kia không, từ chỉ loại và chỉ định đã quy
chiếu khái niệm về đối tượng cụ thể là cái
nhà mà những người đối thoại đang nói đến.
Người học tìm hiểu các loại từ hạn định
trong tiếng Pháp và sự biến đổi hình thái của
chúng. Làm các bài tập trong tập bài giảng.
Ghi lại những hiện tượng khó hiểu để thảo
luận ở trên lớp.

4 Động từ Người học tìm hiểu sâu hơn về từ loại này HL 2 [Trg 16-
Những phạm trù vốn là nòng cốt của câu : Khái niệm động 21]
cơ bản của động từ ? Tiêu chí nhận diện động từ ? Phân loại HL 4
từ: thời, thức, và động từ tiếng Pháp.
thể động từ, liên Người học đặc biệt chú ý đến các phạm trù
hệ với tiếng Việt; của động từ là thời, thức và thể. Đối với mỗi
thời động từ, tìm hiểu giá trị ngữ nghĩa, ngữ
dụng và sự khác biệt với thời khác. Ví dụ :
J’ai vécu à Paris il y a dix ans. Cette année-là
je vivais à Paris. Người học phải tự tìm hiểu
« valeur » của imparfait và của PC để thấy
được sự khác biệt giữa hai thời này.
Liên quan đến thức, việc tự học cũng nhằm
mục đích tìm hiểu sâu hơn giá trị ngữ nghĩa
ngữ dụng của mỗi thức động từ và sự khác
biệt giữa các thức.
Về thể động từ, người học cần lưu ý thể bị
động và chủ động trong tiếng Pháp và liên hệ
với tiếng Việt về cách thể hiện nghĩa bị động
và chủ động, nhằm tránh các lỗi giao thoa
ngôn ngữ. Ví dụ : Nó được cấp visa vào
Pháp diễn đạt sang tiếng Pháp là Il a été
octroyé le visa d’entrée en France.

5 Dạng tạo thể Đây là một dạng động từ đặc biệt khó sử HL 2 [Trg 21-
(factitif) của động dụng, ít có sách ngữ pháp nhà trường đề cập 24]
từ. Mối liên hệ đến. Người học tìm hiểu quan sát các cấu HL 4
với dịch nội ngữ trúc với động từ faire và tìm ra các cấu trúc
tsương đương trong tiếng Việt. Ví dụ câu
tiếng Việt Chị dâu tôi vừa mổ tim, phải giải

186
nghĩa là Chị dâu tôi bị bệnh tim và phải đi
bệnh viện để các bác sĩ mổ tim. Tiếng Pháp
diễn đạt chính xác hơn và khía quát hơn :
Ma belle-soeur vient de se faire opérer le
coeur.

6 Đọc và nghiên cứu các nội dung liên quan HL3 [Trg 17-
đến các khái niệm : Câu, mệnh đề, đoản ngữ, 36]
Giới thiệu chung
các thành tố của câu, các loại câu đơn và tiêu
Khái niệm cú chí phân loại.
pháp học cơ bản
- Làm các bài tập nhóm được giao, tập trung
Các thành tố của làm các bài tập về phân tích cấu trúc đoản
câu ngữ theo phương pháp tầng lớp.
Ngữ đoạn - Tìm tài liệu và ngữ liệu về câu, thành tố
câu, đoản ngữ trong tiếng Việt, tiến hành so
sánh đối chiếu với những nội dung liên quan.

7 Câu phức Đọc và nghiên cứu các nội dung liên quan HL 3 [Trg 55-
Mệnh đề phụ bổ đến các khái niệm : Câu phức, tiêu chí phân 65; 75-94]
loại, các loại câu phức, mệnh đề phụ bổ ngữ. HL 4 [Trg
ngữ
- Làm các bài tập nhóm được giao, tập trung 242–256]
làm các bài tập về phân biệt các loại câu
phức; mệnh đề phụ bổ ngữ.
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về câu phức, mệnh
đề phụ bổ ngữ, các câu trúc tương đương
trong tiếng Việt, tiến hành so sánh đối chiếu
với những nội dung liên quan.

8 Mệnh đề phụ Đọc và nghiên cứu các nội dung liên quan HL 3 [Trg 66-
quan hệ đến các khái niệm : Mệnh đề phụ quan hệ, 74]
tiêu chí phân loại, các loại đại từ quan hệ. HL 4 [Trg
- Làm các bài tập nhóm được giao, tập trung 242–256]
làm các bài tập về phân biệt các loại mệnh đề
phụ quan hệ.
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về mệnh đề phụ
quan hệ, các câu trúc tương đương trong
tiếng Việt, tiến hành so sánh đối chiếu với
những nội dung liên quan.

9 Mệnh đề phụ - Đọc và nghiên cứu các nội dung liên quan HL 3[Trg 95-
trạng ngữ đến các khái niệm : Mệnh đề phụ trạng ngữ, 108]
- Chỉ thời tiêu chí phân loại HL 4 [Trg
gian, nguyên - Làm các bài tập nhóm được giao, tập trung 242–256]
nhân, hậu quả làm các bài tập về phân biệt các loại mệnh đề
phụ trạng ngữ.
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về mệnh đề phụ
trạng ngữ, các câu trúc tương đương trong

187
tiếng Việt, tiến hành so sánh đối chiếu với
những nội dung liên quan.

10 Ôn tập Tự ôn tập và làm đề cương ôn tập

11.2. Phương pháp tự học

Người học trước hết quan sát, tìm hiểu các khái niệm, cấu trúc, hay các hiện tượng của
ngôn ngữ Pháp, tiếp theo xác định giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của các từ loại, các cấu trúc câu
cũng như các phạm trù hình thái học.

Để hiểu được những nội dung trên cần đọc kỹ phần trình bày giải thích khái niệm, hiện
tượng và các ví dụ trong tập bài giảng. Sau đó làm các bài tập. Cuối cùng tìm đọc các bài
tiếng Pháp nguyên gốc của các tác giả bản ngữ (lấy từ nguồn Internet) để tìm hiểu hoạt động
hành chức của các từ loại và sự biến đổi hình thái của chúng. Đọc và tìm hiểu các cấu trúc câu
tiếng Pháp, tiêu chí phân loại, chức năng của mỗi loại câu.

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

- Làm bài tập sau mỗi bài giảng lý thuyết trên lớp

- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan
như các sách báo, tin tức, website liên quan.

11.3. Học liệu tự học


- Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp

với mục tiêu của học phần.

Phần Hình thái từ : Tập bài giảng Hình thái từ tiếng Pháp (2019) do giảng viên biên
soạn.

Học liệu tham khảo bắt buộc : Cuốn Grammaire expliquée du français của Poison-
Quinton S., Mirman R. et Mahéo-Le Coadic (2002) Paris: Clé International.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình:

1. Riegel M et autres, (1997), La grammaire méthodique du français, PUF collection


“Linguistique nouvelle”, Paris.

2. Tập bài giảng Hình thái từ tiếng Pháp (2019) do giảng viên biên soạn.

188
3. Tập bài giảng Cú pháp tiếng Pháp (2010) do giảng viên biên soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo:

4. Poison-Quinton S., Mirman R. et Mahéo-Le Coadic (2002) Grammaire expliquée du


français. Paris: Clé International.

189
VĂN HỌC PHÁP NGỮ

1. Thông tin chung

1. 1. Tên môn học

- Tiếng Việt: Văn học Pháp ngữ

- Tiếng Anh: Francophone Literature

1.2. Mã môn học: 61FRE4LIT

1.3. Môn học tiên quyết: 61FRE23B2

1.4. Số tín chỉ: 4

1.5. Số giờ tín chỉ:60

Lý thuyết Thực hành Tự học

60 0 120

1.6. Loại môn học: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách môn học

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Trần Văn Công TS congtv@hanu.edu.vn LTT

2 Bùi Khánh Linh ThS buikhanhlinh1994@gmail.co LTT


m

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần giúp cho người học nhận biết kiến thức sâu rộng về tình hình lịch sử, văn hóa,
xã hội Pháp qua các thời kỳ, các trào lưu văn học, các thể loại văn học, các tác giả và tác
phẩm văn học tiêu biểu ở từng thời kỳ. Người học được làm quen với văn học Pháp ngữ ở các
khu vực khác trên thế giới (châu Mỹ, châu Phi, châu Á). Người học cũng được học cách phân
tích tác phẩm, trích đoạn tác phẩm để hiểu sâu về nội dung tư tưởng, giá trị, đặc điểm nghệ
thuật của tác phẩm.

4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học nêu được kiến thức cơ bản và toàn diện về văn học
Pháp và Pháp ngữ qua các thời kỳ lịch sử, nắm bắt được những đặc điểm của mỗi trào lưu, thể
loại văn học, nhớ được các tác giả và tác phẩm tiêu biểu, phân tích được các trích đoạn văn
học tiêu biểu, cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm.

190
5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể :

5.1. Kiến thức:

KT1: Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, các trào lưu văn học, các thể loại văn học ở
Pháp từ thời Trung cổ đến nay;

KT2: Giới thiệu được nền văn học Pháp ngữ;

KT3: Trình bày được cuộc đời, sự nghiệp, phong cách văn học của một số tác giả, nội
dung, ý nghĩa, phong cách nghệ thuật của một số tác phẩm tiêu biểu;

KT4: Làm quen với các công cụ phân tích và đánh giá tác phẩm văn học Pháp ngữ.

5.2. Kỹ năng:

KN1: Thuyết trình giới thiệu các tác phẩm văn học tiêu biểu của Pháp và các nước Pháp
ngữ;

KN2: Nêu được quan điểm cá nhân về tác phẩm văn học được giới thiệu;

KN3: Nhận diện trào lưu văn học của tác phẩm thông qua những đặc điểm của trào lưu
được thể hiện trong tác phẩm;

KN4: Sử dụng các công cụ để phân tích tác phẩm văn học bằng tiếng Pháp;

5.3. Thái độ:

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của việc học Văn học Pháp ngữ;

TĐ2: Tiếp nhận kiến thức và tự giác học tập, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tác
phẩm văn học;

TĐ3: Tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp hoặc làm việc nhóm, tự tin đưa ra ý
kiến cá nhân và chia sẻ thông tin khi thảo luận các vấn đề về tác phẩm văn học;

TĐ4. Có thái độ nhìn nhận khách quan khi tiếp cận các vấn đề văn học.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Dùng lời nói và các phương tiện


Nghe giáo viên giảng về nội
Diễn giảng kỹ thuật thông tin, nghe nhìn để
dung bài học và ghi chép.
diễn giảng cho người học.

191
Tìm cách giúp người học chủ
Tự tin và tin tưởng vào giá trị
động trong việc học, khuyến
Giảng dạy tích cực của chính mình, học theo
khích người học khám phá tiềm
phương pháp chủ động.
năng của chính mình.

Tổng hợp kiến thức của chủ đề


bài học và hướng dẫn cho người Tổng hợp kiến thức học được
Tổng hợp
học cách tiếp nhận kiến thức tổng và thực hành các kỹ năng.
hợp một cách phù hợp nhất.

Chia các nhóm người học, đưa ra Đọc thêm tài liệu liên quan
các chủ đề phù hợp để người học đến bài học, tiến hành thảo
Thảo luận nhóm
tiến hành thảo luận nhóm, nhận luận nhóm để hiểu biết sâu
kết quả thảo luận của các nhóm. hơn về chủ đề được học.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Máy tính nối mạng Internet, máy chiếu, đĩa CD-DVD và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

- Tham dự đủ 80% tiết lý


thuyết và thực hành.
-Đi học đầy đủ theo quy - Hoàn thành bài tập về
Đánh giá định. nhà.
1 10%
chuyên cần -Thái độ học tập, sự tham - Tập trung trong giờ học,
gia trong giờ học. hăng hái phát biểu xây
dựng bài, tích cực trong các
hoạt động nhóm.

Trình bày được các kiến


thức cơ bản về trào lưu, tác
giả, tác phẩm.
Đánh giá
Bài thuyết trình về một tác
2 giữa học Nêu được giá trị tư tưởng, 30%
phẩm văn học Pháp ngữ.
phần thẩm mỹ của tác phầm.
Phát biểu quan điểm cá
nhân về tác phẩm.

- Bài thi kết thúc học phần Trình bày được các kiến
Đánh giá thức về văn học sử.
- Hình thức: thi trắc nghiệm
3 cuối học Phân tích được trích đoạn 60%
kết hợp tự luận.
phần văn học bằng việc trả lời
- Bắt buộc dự thi các câu hỏi.

9. Nhiệm vụ của người học

192
- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị trước mỗi buổi học.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ học tập theo hướng dẫn của giáo
viên.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

Văn học sử thời Trung cổ 4 8 HL1 [Trg 10-


15]
- Lịch sử nước Pháp từ thế kỷ V đến
thế kỉ XV;
- Các cuộc thập tự chinh: Lí do, hậu
quả và ảnh hưởng đối với văn học;
- Xã hội phong kiến Pháp;
- Tư tưởng, giáo dục ở Pháp;
- Nguồn gốc và sự ra đời của tiếng
Pháp;
- Các văn bản đầu tiên được viết
bằng tiếng Pháp;
1
- Các dòng văn học (Anh hùng ca,
Văn học cung đình, Văn học châm
biếm, Thời luận chiến tranh, Kịch,
Thơ trữ tình và Thơ mang tính giáo
dục);
- Tác giả tiêu biểu (Guillaume de
Lorris, Jean de Meung, Franscois
Villon, Froisart);
- Tác phẩm tiêu biểu (Chanson de
Roland, Tristan et Iseut, Roman de
Renard).
- Trích đoạn «Le roman de renart»

4 8 HL1 [Trg 16-


2 Văn học sử thế kỷ XVI
27]

193
- Lịch sử nước Pháp thế kỷ XVI;
- Khái niệm và nguyên nhân nền
Phục hưng;
- Vai trò của vua François 1er trong
nền Phục hưng Pháp;
- Biểu hiện của nền Phục hưng qua
các công trình kiến trúc Pháp TK
XVI;
- Nền giáo dục Phục hưng Pháp;
- Văn học Phục hưng: ảnh hưởng
của các tác giả cổ đại đối với các tác
giả Pháp Thế kỷ XVI; lý tưởng văn
học Phục hưng;
- Các giả tiêu biểu: Rabelais
(Pantagruel, Gargantua), Ronsard
(Odes), Montaigne (Essais).
- Trích đoạn « Odes » của Ronsard.
- Thuyết trình của sinh viên

Văn học sử thế kỷ XVII 4 8 HL1 [Trg 28-


39]
- Lịch sử Pháp thế kỷ XVII;
- Khái niệm Chủ nghĩa kinh điển;
- Các nguyên tắc và đặc điểm của
chủ nghĩa kinh điển;
- Vai trò của Louis XIV trong việc
phát triển văn hoá và văn học Kinh
điển;
- Các thể loại văn học thế kỷ XVII
3 (đặc biệt là Kịch);
- Ba loại kịch ở thế kỷ XVII: Bi
kịch, Bi kịch cổ điển, Hài kịch;
- Tác giả tiêu biểu cho mỗi loại
kịch: Racine, Corneille, Molière;
- Nội dung tóm tắt của một số vở
kịch tiêu biểu: l’Avare, Tartuffe, les
Précieuses ridicules, le Cid.
-Trích đoạn “L’Avare” của Molière.
- Thuyết trình của sinh viên

4 Văn học sử thế kỷ XVIII 4 8 HL1 [Trg 40-


57]
- Lịch sử nước Pháp thế kỷ XVIII;

194
- Khái niệm Thế kỷ Ánh sáng;
- Vai trò của khoa học trong sự phát
triển tư tưởng Ánh sáng;
- Vai trò của các Triết gia trong việc
truyền bá tư tưởng Ánh sáng; Vai
trò tiên phong trong cuộc cách mạng
Pháp;
- Sự nở rộ của văn học triết lý, tiểu
thuyết phong tục, văn học tiền lãng
mạn;
- Nhà văn tiêu biểu cho triết lý Ánh
sáng: Voltaire, Diderot, Rouseau.
- Trích đoạn: “Il faut cultiver notre
jardin” của Voltaire.
- Thuyết trình của sinh viên

5 Văn học sử thế kỷ XIX 4 8 HL1 [Trg 58-


91]
- Lịch sử nước Pháp thế kỷ XIX: sự
bất ổn chính trị xã hội ở Pháp trong
suốt thế kỉ XIX;
- Cách mạng công nghiệp và vai trò
của tầng lớp tư sản Pháp;
- Các phát minh khoa học trong suốt
thế kỷ XIX;
- Sự đa dạng của văn học nghệ thụât
gắn liền với những chuyển biến xã
hội;
- Chủ nghĩa ấn tượng trong hội họa
của Monet, Renoir, Manet;
- Nhà văn tham gia vào đời sống
chính trị;
- Các dòng văn học thế kỷ XIX: chủ
nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện
thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa
tượng trưng;
- Nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho mỗi
dòng văn học: Chateaubriand, Hugo,
Dumas, Balzac, Stendhal, Flaubert,
Maupassant, Zola, Rimbaud,
Beaudelaire, Verlaine;
- Trích đoạn « Le Rouge et le Noir »
của Stendhal.

195
- Thuyết trình của sinh viên

Văn học sử thế kỷ XX 4 8 HL1 [Trg 92-


149]
- Lịch sử nước Pháp thế kỷ XX:
nước Pháp qua các cuộc Đại chiến
thế giới; Nền Cộng hoà đệ ngũ;
- Nước Pháp khôi phục sau chiến
tranh và lối sống tiêu thụ-hưởng thụ
của người Pháp;
- Sự nở rộ của văn chương Pháp với
các giải Nobel văn học trao cho các
nhà văn Pháp: Prudhomme, R.
6 Rolland, A. France, A. Gide, A.
Camus;
- Tính đa dạng của văn học Pháp:
Kế thừa chủ nghĩa tượng trưng; cách
tân tiểu thuyết và tiểu thuyết mới;
chủ nghĩa siêu thực; chủ nghĩa hiện
sinh và thuyết phi lí; thơ mới và
những cách tân trong kịch Pháp
- Trích đoạn « L’Amant » của
Duras.
- Thuyết trình của sinh viên

Văn học đương đại: Sự nở rộ các 4 8 HL 3, 4, 5


hình thức biểu đạt văn chương
-Trích đoạn « Ensemble, c’est tout »
của Anna Gavalda.
7 Văn học Pháp ngữ: Canada, Thụy
Sĩ, Bỉ, châu Phi, Việt Nam…
- Các giải thưởng văn học
-Trích đoạn « L’Amant » của Duras.
- Thuyết trình của sinh viên

Các thủ pháp tu từ trong văn học: 4 8 https://


www.espacefr
- So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách
ancais.com/
hóa, phép đối ngẫu, phúng dụ, ngoa
les-figures-de-
8 dụ, uyển ngữ…
style/
- Phân tích một số trích đoạn văn
xuôi và thơ.
- Thuyết trình của sinh viên.

9 Thơ Pháp 4 8 HL1 [Trg 32-


116]

196
- Các loại hình thơ Pháp
- Đặc trưng của thơ (cấu trúc bài
thơ, vần, điệu, hình ảnh, dấu câu, ý
thơ

Trường từ vựng trong tác phẩm văn 4 8 HL2 [Trg 8 -


học 13]
Trích đoạn: “Une maison
10
monstrueuse” trong L’Assommoir
của Emile Zola.
- Thuyết trình của sinh viên.

Các cấp độ ngôn ngữ trong văn học 4 8 HL2 [Trg 14-
20]
Trích đoạn: “Le prix des boutons »
11 trong La Guerre des boutons cuar
Louis Pergaud.
- Thuyết trình của sinh viên.

Các phương tiện biểu đạt cảm xúc 4 8 HL2 [Trg 25-
trong văn học. 31]
12 Trích đoạn: Bài thơ Sensation trong
tập Poesies của A. Rimbaud.
- Thuyết trình của sinh viên.

Khách quan và chủ quan trong văn 4 8 HL2 [Trg 32-


học. 37]
13 Trích đoạn: La bomde d’Hiroshima
của Albert Camus.
- Thuyết trình của sinh viên.

Phân tích văn học: 4 8


- Truyện ngắn La Parure của Guy de
14
Maupassant
- Trích đoạn truyện tranh.

15 Thi hết học phần 4 8

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học cần chủ động tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:

- Đọc sách và tài liệu tham khảo để tăng cường vốn kiến thức liên quan đến nội dung
mỗi bài học trong học phần.

197
- Tìm các ý chính trong mỗi bài học thuộc học phần.

- Tự làm các bài tập có trong giáo trình, trao đổi với bạn học, giáo viên nếu có những
điều chưa hiểu rõ.

- Làm các bài tập về nhà do giáo viên giao.

Cụ thể, người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

TT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Văn học sử thời Trung cổ - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
- Lịch sử nước Pháp từ thế trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
kỷ V đến thế kỉ XV; - Tìm các tài liệu liên quan đến nước Pháp thời
- Các cuộc thập tự chinh: Trung cổ để đọc và ghi nhớ tình hình xã hội,
Lí do, hậu quả và ảnh kinh tế, văn hóa, chính trị nước Pháp và các
nước châu Âu từ thế kỷ V đến thế kỉ XV
hưởng đối với văn học;
- Xem các clip trên Youtube:
- Xã hội phong kiến Pháp;
- Tư tưởng, giáo dục ở Le Moyen Age - Documentaire histoire France
https://www.youtube.com/watch?
Pháp;
v=FbjxBdPK5Wo&t=498s
- Nguồn gốc và sự ra đời
La vie des Français au Moyen Âge (XIIe - XIIIe
của tiếng Pháp;
1 siècle)
- Các văn bản đầu tiên
được viết bằng tiếng Pháp; https://www.youtube.com/watch?v=QXfr-
5s3exc
- Các dòng văn học (Anh
hùng ca, Văn học cung - Đọc tài liệu về các dòng và các thể loại văn
đình, Văn học châm biếm, học ở Pháp thời Trung cổ
Thời luận chiến tranh, https://www.icours.com/cours/francais/la-
Kịch, Thơ trữ tình và Thơ litterature-francaise/histoire-de-la-litterature-
mang tính giáo dục); francaise-le-moyen-age
- Tác giả tiêu biểu - Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học
(Guillaume de Lorris, Jean nhóm) về đặc điểm của mỗi dòng và mỗi thể
de Meung, Franscois loại văn học ở Pháp thời Trung cổ
Villon, Froisart);

Văn học sử thế kỷ XVI - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
- Lịch sử nước Pháp thế kỷ trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
XVI; - Tìm các tài liệu liên quan đến nước Pháp thế
- Khái niệm và nguyên kỉ XVI để đọc và ghi nhớ tình hình xã hội, kinh
2 tế, văn hóa, chính trị nước Pháp và các nước
nhân nền Phục hưng;
châu Âu trong giai đoạn này.
- Vai trò của vua François
1er trong nền Phục hưng - Xem clip trên Youtube:
Pháp; La Renaissance et les débuts de la Réforme
- Biểu hiện của nền Phục en France au XVIe siècle

198
hưng qua các công trình https://www.youtube.com/watch?
kiến trúc Pháp TK XVI; v=gcLtMKLEP24
- Nền giáo dục Phục hưng - Đọc tài liệu về các dòng và các thể loại văn
Pháp; học ở Pháp thế kỉ XVI
- Văn học Phục hưng: ảnh Histoire de la littérature française - Les
hưởng của các tác giả cổ Temps Modernes (phần Thế kỉ XVI)
đại đối với các tác giả Pháp https://www.icours.com/cours/francais/la-
Thế kỷ XVI; lý tưởng văn litterature-francaise/histoire-de-la-litterature-
học Phục hưng; francaise-les-temps-modernes
- Các giả tiêu biểu: - Tìm hiểu thể loại thơ Ode, Tiểu luận Pháp
Rabelais (Pantagruel,
Gargantua), Ronsard - Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học
(Odes), Montaigne nhóm) về đặc điểm của mỗi dòng và mỗi thể
(Essais). loại văn học ở Pháp thế kỉ XVI
- Trích đoạn « Odes » của - Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
Ronsard. bị thuyết trình.
- Thuyết trình của sinh
viên

3 Văn học sử thế kỷ XVII - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
- Lịch sử Pháp thế kỷ trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
XVII; - Tìm các tài liệu liên quan đến nước Pháp thế
- Khái niệm Chủ nghĩa kỉ XVII để đọc và ghi nhớ tình hình xã hội, kinh
tế, văn hóa, chính trị nước Pháp và các nước
kinh điển;
châu Âu trong giai đoạn này.
- Các nguyên tắc và đặc
điểm của chủ nghĩa kinh - Xem clip trên Youtube:
điển; Politique et littérature en France au XVIIe
- Vai trò của Louis XIV siècle
trong việc phát triển văn https://www.youtube.com/watch?
hoá và văn học Kinh điển; v=YTvMpxU5KK0&t=142s
- Các thể loại văn học thế - Đọc tài liệu về các dòng và các thể loại văn
kỷ XVII (đặc biệt là Kịch); học ở Pháp thế kỉ XVII
- Ba loại kịch ở thế kỷ Histoire de la littérature française - Les
XVII: Bi kịch, Bi kịch cổ Temps Modernes (phần Thế kỉ XVII)
điển, Hài kịch; https://www.icours.com/cours/francais/la-
- Tác giả tiêu biểu cho mỗi litterature-francaise/histoire-de-la-litterature-
loại kịch: Racine, francaise-les-temps-modernes
Corneille, Molière; - Tìm hiểu các thể loại kịch Pháp: bi kịch, hài
- Nội dung tóm tắt của một kịch, bi hài kịch
số vở kịch tiêu biểu: - Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học
l’Avare, Tartuffe, les nhóm) về đặc điểm của mỗi thể loại kịch Pháp
Précieuses ridicules, le Pháp thế kỉ XVII
Cid.
- Đọc trước vở kịch L’Avare của Molière.
- Trích đoạn “L’Avare”

199
của Molière. - Tìm đọc một vở kịch Pháp và chuẩn bị thuyết
- Thuyết trình của sinh trình.
viên

Văn học sử thế kỷ XVIII - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
- Lịch sử nước Pháp thế kỷ trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
XVIII; - Tìm các tài liệu liên quan đến nước Pháp thế
- Khái niệm Thế kỷ Ánh kỉ XVIII để đọc và ghi nhớ tình hình xã hội,
kinh tế, văn hóa, chính trị nước Pháp và các
sáng;
nước châu Âu trong giai đoạn này.
- Vai trò của khoa học
trong sự phát triển tư tưởng - Xem clip trên Youtube:
Ánh sáng; Le siècle des Lumières en France (1680-1800)
- Vai trò của các Triết gia https://www.youtube.com/watch?
trong việc truyền bá tư v=Avzi6UpE7Aw
tưởng Ánh sáng; Vai trò - Đọc tài liệu về các dòng và các thể loại văn
tiên phong trong cuộc cách
học ở Pháp thế kỉ XVIII
mạng Pháp;
4 Histoire de la littérature française - Les
- Sự nở rộ của văn học triết Temps Modernes (phần Thế kỉ XVIII)
lý, tiểu thuyết phong tục,
văn học tiền lãng mạn; https://www.icours.com/cours/francais/la-
litterature-francaise/histoire-de-la-litterature-
- Nhà văn tiêu biểu cho francaise-les-temps-modernes
triết lý Ánh sáng: Voltaire,
Diderot, Rouseau. - Tìm hiểu các tác phẩm văn học Ánh sáng ở
Pháp
- Trích đoạn: “Il faut
cultiver notre jardin” của - Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học
Voltaire. nhóm) về đặc điểm của văn học Ánh sáng ở
Pháp thế kỉ XVIII
- Thuyết trình của sinh
viên - Đọc trước tác phẩm Candide của Voltaire.
- Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
bị thuyết trình.

5 Văn học sử thế kỷ XIX - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
- Lịch sử nước Pháp thế kỷ trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
XIX: sự bất ổn chính trị xã - Tìm các tài liệu liên quan đến nước Pháp thế
hội ở Pháp trong suốt thế kỉ XIX để đọc và ghi nhớ tình hình xã hội, kinh
kỉ XIX; tế, văn hóa, chính trị nước Pháp và các nước
- Cách mạng công nghiệp châu Âu trong giai đoạn này.
và vai trò của tầng lớp tư - Xem clip trên Youtube:
sản Pháp; La vie des Français au XIXe siècle (Histoire
- Các phát minh khoa học quotidien) https://www.youtube.com/watch?
trong suốt thế kỷ XIX; v=DSLfwbtsAJU&t=9s
- Sự đa dạng của văn học - Đọc tài liệu về các dòng và các thể loại văn
nghệ thụât gắn liền với học ở Pháp thế kỉ XIX
những chuyển biến xã hội; Histoire de la littérature française - Le XIXe

200
- Chủ nghĩa ấn tượng trong siècle https://www.icours.com/cours/francais/la-
hội họa của Monet, Renoir, litterature-francaise/histoire-de-la-litterature-
Manet; francaise-le-xixe-siecle
- Nhà văn tham gia vào đời - Tìm hiểu các dòng văn học thế kỷ XIX: chủ
sống chính trị; nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa
- Các dòng văn học thế kỷ tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng
XIX: chủ nghĩa lãng mạn, - Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học
chủ nghĩa hiện thực, chủ nhóm) về đặc điểm của mỗi dòng văn học ở
nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa Pháp thế kỉ XIX
tượng trưng; - Đọc trước tác phẩm « Le Rouge et le Noir »
- Nhà văn, nhà thơ tiêu của Stendhal.
biểu cho mỗi dòng văn - Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
học: Chateaubriand, Hugo, bị thuyết trình.
Dumas, Balzac, Stendhal,
Flaubert, Maupassant,
Zola, Rimbaud,
Beaudelaire, Verlaine;
- Trích đoạn « Le Rouge et
le Noir » của Stendhal.
- Thuyết trình của sinh
viên

6 Văn học sử thế kỷ XX - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
- Lịch sử nước Pháp thế kỷ trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
XX: nước Pháp qua các - Tìm các tài liệu liên quan đến nước Pháp thế
cuộc Đại chiến thế giới; kỉ XX để đọc và ghi nhớ tình hình xã hội, kinh
Nền Cộng hoà đệ ngũ; tế, văn hóa, chính trị nước Pháp và các nước
- Nước Pháp khôi phục sau châu Âu trong giai đoạn này.
chiến tranh và lối sống tiêu - Xem clip trên Youtube:
thụ-hưởng thụ của người L'histoire du vingtième siècle, première
Pháp; partie
- Sự nở rộ của văn chương https://www.youtube.com/watch?v=z94-
Pháp với các giải Nobel mgDMRHk&t=105s
văn học trao cho các nhà
văn Pháp: Prudhomme, R. - Đọc tài liệu về các dòng và các thể loại văn
Rolland, A. France, A. học ở Pháp thế kỉ XX
Gide, A. Camus; Histoire de la littérature française - Le XXe
- Tính đa dạng của văn học siècle
Pháp: Kế thừa chủ nghĩa https://www.icours.com/cours/francais/la-
tượng trưng; cách tân tiểu litterature-francaise/histoire-de-la-litterature-
thuyết và tiểu thuyết mới; francaise-le-xxe-siecle
chủ nghĩa siêu thực; chủ
nghĩa hiện sinh và thuyết - Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học
phi lí; thơ mới và những nhóm) về đặc điểm của mỗi dòng và mỗi thể
cách tân trong kịch Pháp loại văn học ở Pháp thế kỉ XX

201
- Trích đoạn « L’Amant » - Đọc trước tác phẩm L’Amant của Duras.
của Duras. - Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
- Thuyết trình của sinh bị thuyết trình.
viên

Văn học đương đại: Sự nở - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
rộ các hình thức biểu đạt trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
văn chương - Tìm các tài liệu liên quan đến nước Pháp đầu
-Trích đoạn « Ensemble, thế kỉ XXI để đọc và ghi nhớ tình hình xã hội,
c’est tout » của Anna kinh tế, văn hóa, chính trị nước Pháp và các
Gavalda. nước châu Âu trong giai đoạn này
Văn học Pháp ngữ: - Xem clip trên Youtube:
Canada, Thụy Sĩ, Bỉ, châu Quel monde au 21 ème siècle ?
Phi, Việt Nam…
https://www.youtube.com/watch?
- Các giải thưởng văn học v=BK6VdqJIjHE
-Trích đoạn « L’Amant »
- Đọc tài liệu về các dòng và các thể loại văn
của Duras. học ở Pháp đầu thế kỉ XXI
- Thuyết trình của sinh Histoire de la littérature française - Le XXIe
7 viên siècle
https://www.icours.com/cours/francais/la-
litterature-francaise/histoire-de-la-litterature-
francaise-le-xxie-siecle
- Tìm các tài liệu liên quan đến Văn học Pháp
ngữ: Canada, Thụy Sĩ, Bỉ, châu Phi, Việt
Nam…
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học
nhóm) về đặc điểm của mỗi dòng và mỗi thể
loại văn học ở Pháp đầu thế kỉ XXI
- Đọc trước tác phẩm Ensemble, c’est tout của
Anna Gavalda và L’Amant của Duras.
- Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
bị thuyết trình.

8 Các thủ pháp tu từ trong - Tự đọc trước nội dung học liệu trên trang web:
văn học: https://www.espacefrancais.com/les-figures-de-
- So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, style/
nhân cách hóa, phép đối - Tìm các đặc điểm của mỗi thủ pháp tu từ:
ngẫu, phúng dụ, ngoa dụ,
uyển ngữ… https://www.etudes-litteraires.com/bac-
francais/figures-de-style.php
- Phân tích một số trích
đoạn văn xuôi và thơ. - Tự làm các bài tập liên quan đến các thủ pháp
so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, phép
- Thuyết trình của sinh đối ngẫu, phúng dụ, ngoa dụ, uyển ngữ…
viên.
- Thảo luận theo nhóm (nếu sinh viên học

202
nhóm) về đặc điểm của mỗi thủ pháp tu từ
- Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
bị thuyết trình.

Thơ Pháp - Tự đọc trước nội dung HL1. Tìm các ý chính
trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Các loại hình thơ Pháp
- Đặc trưng của thơ (cấu - Đọc tài liệu liên quan đến các loại hình thơ
trúc bài thơ, vần, điệu, hình Pháp như sonnet, calligramme, thơ tự do:
ảnh, dấu câu, ý thơ https://www.poesie-francaise.fr/les-grands-
classiques-de-la-poesie-francaise/
9 - Tìm các tài liệu liên quan đến các đặc trưng
của thơ (cấu trúc bài thơ, vần, điệu, hình ảnh,
dấu câu, ý thơ…)
- Tự phân tích các bài thơ theo các khía cạnh:
chủ đề, nội dung, thủ pháp tu từ, vần điệu, hình
ảnh…
- Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
bị thuyết trình.

Trường từ vựng trong tác - Tự đọc trước nội dung HL2. Tìm các ý chính
phẩm văn học trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Trích đoạn: “Une maison - Đọc tài liệu liên quan đến trường từ vựng
monstrueuse” trong trong văn học:
L’Assommoir của Emile https://www.espacefrancais.com/le-champ-
10
Zola. lexical/
- Thuyết trình của sinh - Đọc tác phẩm L’Assommoir của Emile Zola
viên.
- Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
bị thuyết trình.

Các cấp độ ngôn ngữ trong - Tự đọc trước nội dung HL2. Tìm các ý chính
văn học trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Trích đoạn: “Le prix des - Đọc tài liệu liên quan đến cấp độ ngôn ngữ
boutons » trong La Guerre trong văn học:
des boutons của Louis https://www.etudes-litteraires.com/figures-de-
11 Pergaud. style/niveaux-de-langage.php
- Thuyết trình của sinh - Đọc tác phẩm La Guerre des boutons của
viên. Louis Pergaud.
- Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
bị thuyết trình.

12 Các phương tiện biểu đạt - Tự đọc trước nội dung HL2. Tìm các ý chính
cảm xúc trong văn học. trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Trích đoạn: Bài thơ - Đọc tài liệu liên quan đến các phương tiện
Sensation trong tập Poésies

203
của A. Rimbaud. biểu đạt cảm xúc trong văn học:
- Thuyết trình của sinh https://
viên. collegemarcelpagnol.blogs.laclasse.com/wp-
content/uploads/sites/3505/2020/04/lexique-
sentiments-sensations.pdf
- Đọc tập thơ Poésies của A. Rimbaud. Tự phân
tích các bài thơ theo các khía cạnh: chủ đề, nội
dung, thủ pháp tu từ, vần điệu, hình ảnh…
- Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
bị thuyết trình.

Khách quan và chủ quan - Tự đọc trước nội dung HL2. Tìm các ý chính
trong văn học. trong bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Trích đoạn: La bomde - Đọc tài liệu liên quan đến tính khách quan và
d’Hiroshima của Albert chủ quan trong văn học:
Camus. http://secondaire3saintpaul.weebly.com/
- Thuyết trình của sinh uploads/1/1/6/0/11602508/
viên. _objectivit_subjectivit_sec_3.pdf
13
- Đọc bài viết của Albert Camus trên báo
Humanité ngày 8/8/1945
https://www.humanite.fr/albert-camus-sur-
hiroshima-leditorial-de-combat-du-8-aout-1945-
580990
- Tìm đọc một tác phẩm văn học Pháp và chuẩn
bị thuyết trình.

Phân tích văn học: - Tự đọc trước Truyện ngắn La Parure của Guy
- Truyện ngắn La Parure de Maupassant
của Guy de Maupassant - Tìm hiểu các khía cạnh của truyện ngắn : cấu
trúc, phân đoạn, nội dung tổng thể, nội dung
- Trích đoạn truyện tranh.
mỗi đoạn, các thủ pháp tu từ sử dụng
- Đọc tài liệu
14
La structure de la nouvelle chez Maupassant
https://www.etudier.com/dissertations/La-
Structure-De-La-Nouvelle-Chez/56965503.html
- Đọc truyện tranh và thảo luận theo nhóm (nếu
sinh viên học nhóm) về đặc điểm của truyện
tranh

11.2. Phương pháp tự học

- Người học tiếp thu và vận dụng phương pháp tự học từ học phần Phương pháp học tập và
nghiên cứu khoa học, xác định được yêu cầu đối với người học phù hợp với mục tiêu từng
bài.

204
- Người học cần phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho bản
thân, hướng tới kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo chuẩn
đầu ra.

- Người học căn căn cứ vào nhu cầu cá nhân, tìm hiểu và vận dùng những phương pháp phù
hợp sau:

+ Đọc sách và tài liệu tham khảo.

+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp.

+ Thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

+ Làm đề cương ôn tập.

11.3. Học liệu tự học

- Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 12 nhằm đạt
được mục tiêu của học phần đề ra.

- Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan như các sách
báo, tin tức, website liên quan như https://www.etudes-litteraires.com/

- Các tác phẩm văn học Pháp ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp có tại thư viện Trường.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Nicole Blondeau et al. (2004), Littérature progressive du français. Niveau


intermédiaire, avec 600 activités. CLE International.

2. Florence, B., Eterstein, C. (1996), Littérature et pratique du français 3e. De l’analyse


des textes à l’expression, Hatier.

12.2. Tài liệu tham khảo

3. Jacques Chevrier (1998), Littératures d’Afrique noire de langue française, Nathan


Université.

4. Catherine Pont-Humbert (1998), Littérature du Québec, Nathan Université.

5. Benoit Denis, Jean-Marie Klinkenberg (2005), La littérature belge, Espaces Nord.

205
GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁ

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

Tiếng Việt: Giao tiếp liên văn hóa

Tiếng Anh: Intercultural Communication

1.2. Mã học phần: 61FRE3INC

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE23B1

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

45 0 90

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

ST Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn


T

1 Nguyễn Thị Tú Anh ThS anhntt@hanu.edu.vn Tổ Lý thuyết tiếng

2 Trần Văn Công TS congtv@hanu.edu.vn Tổ Lý thuyết tiếng

3 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenhv@hanu.edu.vn Tổ Lý thuyết tiếng

3. Mô tả nội dung học phần


Học phần giới thiệu cho người học các khái niệm cơ bản về văn hóa, giao thoa, giao tiếp
liên văn hóa, xung đột văn hóa.... Học phần giúp người học nhận biết một số khác biệt cũng
như tương đồng trong văn hóa Việt-Pháp, thông qua một số hoạt động lời nói mang tính phổ
biến như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và một số hoạt động liên quan đến cuộc sống hàng ngày
của người Pháp như các giao tiếp, ứng xử trong xã hội, trong gia đình, trong tổ chức lễ hội.
4. Mục tiêu của học phần
Sau khi kết thúc học phần, người học có thể vận dụng những kiến thức về giao tiếp liên
văn hóa, các hình thức giao tiếp và quy tắc vận hành các hình thức giao tiếp trong các xã hội
khác nhau, đặc biệt là ở Việt Nam và Pháp, ở mọi cấp độ: lời nói, phi lời nói, cận lời nói.
Người học có thể hiểu, phân tích và đánh giá một cách khách quan một số nội dung về văn
hóa, giao tiếp liên văn hóa trong các sách học tiếng, cũng như trong xã hội đương đại Pháp,
chấp nhận sự khác biệt để vươn tới xây dựng một xã hội đa văn hóa trong khi vẫn giữ được

206
bản sắc văn hóa dân tộc mình.
5. Chuẩn đầu ra
Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức


KT1: Trình bày được những nét đặc trưng của văn hóa Việt-Pháp, những kiến thức về
giao tiếp liên văn hoá.
KT2: Nhận biết các hình thức giao tiếp trong xã hội Việt Nam và Pháp.
5.2. Kỹ năng
KN1: Thuyết trình giải thích một cách khách quan một số hiện tượng văn hóa, giao tiếp
liên văn hóa trong xã hội đương đại Pháp.
KN2: Vận dụng các kiến thức về giao tiếp liên văn hoá, thích nghi với các hình thức giao
tiếp của người bản ngữ, với môi trường văn hóa bản ngữ.
KN3 : Phát hiện những hiện tượng tương đồng và khác biệt về giao tiếp giữa hai nền văn
hoá, hướng tới giao tiếp liên văn hoá.
5.3. Thái độ

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần trong việc học tiếng Pháp.

- Nuôi dưỡng đam mê tìm hiểu về giao tiếp liên văn hoá

- Tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của
người học
giảng viên

Diễn giảng - Giới thiệu nội dung - Nghe giảng


- Kết nối, hệ thống kiến thức - Ghi nhớ
- Củng cố, Tổng kết, đánh giá - Luyện tập

Tranh luận tự do - Đưa ra vấn đề - Tiếp cận vấn đề


- Đưa ra quan điểm, giới - Tranh luận, thảo luận
thiệu các quan điểm liên
quan
- Tổng kết

Thảo luận nhóm - Chia nhóm - Tổ chức phân công


nhóm
- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề
- Chọn, tiếp cận đề tài

207
tài
- Giao nhiệm vụ - Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
- Giám sát hoạt động từng kiến chung của cả nhóm
nhóm - Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn luận

Tự nghiên cứu Chuẩn bị tài liệu theo chủ điểm, Tham gia hoạt động đọc
giao nhiệm vụ tự đọc và tổ chức cá nhân các tài liệu được
bình luận về nội dung đã đọc. giao, ghi chép lại các khái
niệm cơ bản và tích cực
tham gia bình luận cùng
cả lớp

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Máy tính có kết nối mạng Internet, Máy chiếu, Phòng Lab, Giáo cụ trực quan .

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80% 10%


chuyên cần - Kiểm tra bài cũ, bài về giờ lên lớp;
nhà -Trả lời được tối thiểu 1/2
số câu hỏi;
- Thái độ học tập
-Mức độ hoàn thành bài
tập về nhà

2 Đánh giá giữa -Trắc nghiệm - Biết cách trình bày, đặt 30%
học phần câu hỏi thảo luận và trả lời
-Tự luận
các câu hỏi liên quan đến
-Vấn đáp nội dung thuyết trình.
-Báo cáo nhóm - Bài viết có bố cục rõ
ràng, nội dung đầy đủ, ko
sao chép, có quan điểm của
cá nhân.
- Với các bài tập nhóm: sự
hợp tác của các thành viên
và kỹ năng giải quyết vấn
đề.

3 Đánh giá cuối -Thi viết - Độ chuẩn xác của nội 60%
học phần dung trả lời câu hỏi
-Vấn đáp
- Bố cục, nội dung bài thi
-Tiểu luận
viết, bài tiểu luận

208
- Theo thang chấm điểm
của Bộ môn

9. Nhiệm vụ của người học

Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24/8/2016 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước mỗi buổi học.

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Học cách sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ việc học tập.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Giới thiệu học phần 8 0 16 HL1


Khái niệm cơ bản www.fpce.up.pt/
ciie/revistaesc/
Văn hóa, giao tiếp liên văn
hóa, xung đột văn hóa, bản sắc ESC35/
văn hóa... ESC35_Chaplier.pd
f

2 Văn hóa và nội dung ẩn dụ qua 4 HL1


hình ảnh tảng băng nổi trên
mặt biển của Stella Ting-
Toomey

3 Nét đặc trưng của văn hóa 4 HL1, HL2


Pháp và văn hóa Việt Nam

4 Cách xưng hô và chọn đặt tên 4 HL1


của người Pháp và người Việt

5 Cách xưng hô trong họ tộc và 4 HL1


ngoài xã hội ở Pháp và ở Việt
Nam

6 Đại từ ngôi thứ nhất số ít và số 4 HL1


nhiều trong tiếng Pháp và tiếng
Việt

209
7 Quy tắc văn hóa, xã hội quy 4 HL1
định việc chọn cách đặt tên

8 Hình thức giao tiếp của người 4 HL1, HL3


Pháp ở mọi cấp độ: lời nói, phi
lời nói và cận lời nói

9 Nội dung liên văn hóa qua văn 4 HL1


bản văn học trong lớp học
ngoại ngữ

10 Thi kết thúc học phần 5 0 10

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn
bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể
như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các sách báo và tài liệu liên quan tới các chủ đề tương ứng trước
mỗi bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như sau:

STT Nội dung Hướng dẫn chi tiết Học liệu


tự học

1 Giới thiệu học phần - Người học tự đọc trước nội dung bài HL 1
học trong HL 1 và HL 2, HL 3.
Khái niệm cơ bản HL 2 [Trg
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho 9-40, 75-84]
Văn hóa, giao tiếp liên văn
hóa, xung đột văn hóa, bản buổi học 2. HL 3
sắc văn hóa... - Làm bài tập về nhà sau buổi học lý
thuyết.

2 Văn hóa và nội dung ẩn dụ - Người học tự đọc trước nội dung bài HL 1
qua hình ảnh tảng băng nổi học trong HL 1 và HL 2, HL 3.
trên mặt biển của Stella - Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho HL 2 [Trg
Ting-Toomey buổi học 3. 49-66]
- Làm bài tập về nhà sau buổi học lý

210
thuyết.

3 Nét đặc trưng của văn hóa - Người học tự đọc các nội dung có HL 1
Pháp và văn hóa Việt Nam liên quan trong HL 1, HL 2, HL 3, sau
đó lập bảng so sánh các chủ điểm
sau : HL 2 [Trg
93-114]
+ Sự khác biệt trong văn hóa Pháp -
Văn hoá Việt Nam ;
+ Sự khác biệt về giá trị quan giữa HL 3
người Pháp và người Việt Nam.
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho
buổi học 4.

4 Cách xưng hô và chọn đặt - Người học tự đọc các nội dung có HL 1
tên của người Pháp và người liên quan trong HL 1 và HL 3, sau đó
Việt lập bảng so sánh về cách xưng hô và
chọn đặt tên của người Pháp và người HL 3
Việt.
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho
buổi học 5.

5 Cách xưng hô trong họ tộc - Người học tự đọc các nội dung có HL 1
và ngoài xã hội ở Pháp và ở liên quan trong HL 1 và HL 3, sau đó
Việt Nam lập bảng so sánh về cách xưng hô
trong họ tộc và ngoài xã hội ở Pháp HL 3
và ở Việt Nam.
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho
buổi học 6.

6 Đại từ ngôi thứ nhất số ít và - Người học tự đọc các nội dung có HL 1
số nhiều trong tiếng Pháp và liên quan trong HL 1 và HL 3, sau đó
tiếng Việt lập bảng so sánh về những tương
đồng và khác biệt đại từ thứ nhất số ít HL 3
và số nhiều trong tiếng Pháp và tiếng
Việt.
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho
buổi học 7.

7 Quy tắc văn hóa, xã hội quy - Người học tự đọc các nội dung có HL 1
định việc chọn cách đặt tên liên quan trong HL 1 và HL 3, sau đó
lập bảng so sánh về quy tắc văn hóa,
xã hội của mỗi nước, quy định việc HL 3
chọn cách đặt tên.
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho
buổi học 8.

8 Hình thức giao tiếp của - Người học tự đọc các nội dung có HL 1

211
người Pháp ở mọi cấp độ: liên quan trong HL 1 và liệt kê các
lời nói, phi lời nói và cận lời hình thức giao tiếp của người Pháp ở
nói các cấp độ.
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho
buổi học 9.

9 Nội dung liên văn hóa qua - Người học tự đọc các nội dung có HL 1
văn bản văn học trong lớp liên quan trong HL 1 và HL 2, sau đó HL 2 [Trg
học ngoại ngữ trình bày những nội dung văn hóa qua 123-128]
các văn bản văn học.

10 Ôn tập Tự làm đề cương ôn tập

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

- Kết hợp lý thuyết với thực hành, vận dụng đối chiếu so sánh tiếng Pháp với tiếng Việt

- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

- Làm bài tập sau mỗi bài giảng lý thuyết trên lớp

- Chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan như các sách báo, tin
tức, website liên quan, sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 12
nhằm đạt được mục tiêu của học phần đề ra.

11.3. Học liệu tự học

Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo trong mục nhằm đạt
được mục tiêu đề ra của học phần. Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo
thêm các học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website liên quan.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Tập bài giảng do giảng viên biên soạn.

2. Collès, L. (2007). Interculturel. Des questions vives pour le temps présent, «Coll.
Discours et Méthodes», E.M.E.

12.2. Tài liệu tham khảo

3. Hữu Ngọc (2006). À la découverte de la culture vietnamienne, Éditions Thế Giới.

212
PHÂN TÍCH VĂN BẢN

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Phân tích văn bản

- Tiếng Anh: Text Analysis

1.2. Mã học phần: 61FRE3TAN

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE23B1

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

45 0 90

1.6. Loại học phần: tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Thị Tú Anh ThS anhnt@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

2 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenvh@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về văn bản, đặc trưng cấu
trúc của văn bản; các loại hình văn bản; các tiêu chí phân loại văn bản; các hình thức phát
triển văn bản theo chủ đề, các phương thức và phương tiện liên kết trong văn bản đảm bảo
tính mạch lạc trong văn bản, vai trò của việc sử dụng các phương thức liên kết trong cấu tạo
văn bản nhằm tạo nên hiệu quả giao tiếp và nghệ thuật của văn bản.

4. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học hiểu được khái niệm về văn bản, nhận biết các đặc
trưng của văn bản, nhận diện các phép liên kết trong văn bản; biết sử dụng các phương thức
và phương tiện liên kết. Ngoài ra người học nhận diện được các loại văn bản; phân tích cấu
tạo, vai trò của các phương thức liên kết câu, đoạn.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể :

213
5.1. Kiến thức

KT1: Nhận biết và giải thích được các khái niệm, đặc trưng của văn bản.

KT2: Nhận biết và phân biệt được các loại hình văn bản và các hình thức phát triển chủ
đề của văn bản.

KT3: Phân biệt được tính liên kết và mạch lạc trong văn bản; phương thức và phương
tiện liên kết; các biểu hiện của tính mạch lạc.

5.2. Kỹ năng

KN1: Nhận diện và phân loại các loại hình văn bản cũng như đặc trưng của chúng.

KN2: Vận dụng các kiến thức về mạch lạc, liên kết để phân tích trong các văn bản cụ
thể.

KN3: Giải thích được các mối quan hệ ngữ nghĩa, chủ đề, nội dung và cấu trúc của văn
bản, sắp xếp tổ chức hợp lý các thông tin trong văn bản.

KN4: Thực hành được các thao tác phân tích văn bản dưới góc độ liên kết và mạch lạc;
các phương thức liên kết câu; các phương tiện liên kết văn bản.

5.3. Thái độ

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần trong việc học ngoại ngữ.

TĐ2: Bồi dưỡng niềm say mê học tập, nghiên cứu; khám phá kiến thức liên quan đến nội
dung học phần;

TĐ3 : Có ý thức trau chuốt trong khi viết; chú ý sử dụng đúng các phương thức liên kết
từ cấp độ câu đến văn bản; đảm bảo tính liên kết và mạch lạc của văn bản.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng - Giới thiệu nội dung - Nghe giảng


- Kết nối, hệ thống kiến thức - Ghi nhớ
- Củng cố, tổng kết, đánh giá - Luyện tập

Tranh luận tự do - Đưa ra vấn đề - Tiếp cận vấn đề


- Đưa ra quan điểm, giới - Tranh luận, thảo luận
thiệu các quan điểm liên
quan
- Tổng kết

Thảo luận nhóm - Chia nhóm - Tổ chức phân công

214
nhóm
- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề
- Chọn, tiếp cận đề tài
tài
- Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
- Giao nhiệm vụ. kiến
- Giám sát hoạt động từng chung của cả nhóm
nhóm - Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn luận

Tự nghiên cứu Chuẩn bị tài liệu theo chủ điểm, Tham gia hoạt động đọc
giao nhiệm vụ tự đọc và tổ chức cá nhân các tài liệu được
bình luận về nội dung đã đọc. giao, ghi chép lại các khái
niệm cơ bản và tích cực
tham gia bình luận cùng
cả lớp

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Máy chiếu, máy tính kết nối mạng Internet, micro, loa và các giáo cụ trực quan khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh - Tham dự đủ 80% tiết lý 10%


chuyên cần - Kiểm tra bài cũ, bài về thuyết và thực hành
nhà - Hoàn thành bài tập về
nhà
- Thái độ học tập
- Tập trung trong giờ học,
tham gia phát biểu xây
dựng bài

2 Đánh giá giữa - Bài kiểm tra cá nhân Trình bày được các bước 30%
học phần phân tích trong phân tích
Hình thức: trắc nghiệm
văn bản; đặc điểm nhận
lí thuyết
diện văn bản và phân tích
- Tham gia báo cáo thảo các phương thức liên kết
luận nhóm trong văn bản; trình bày rõ
ràng, khoa học
- Bài viết có bố cục rõ
ràng, nội dung đầy đủ, ko
sao chép, có quan điểm của
cá nhân.
- Với các bài tập nhóm: sự
hợp tác của các thành viên
và kỹ năng giải quyết vấn

215
đề.

3 Đánh giá cuối -Thi viết kết hợp trắc - Độ chuẩn xác của nội 60%
học phần nghiệm và tự luận dung trả lời câu hỏi
- Tiểu luận - Thực hiện được các thao
tác phân tích văn bản
- Theo thang chấm điểm
của Bộ môn

9. Nhiệm vụ của người học

Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24/8/2016 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước mỗi buổi học.

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Học cách sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ việc học tập.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Chủ đề 1 : Khái niệm chung 8 0 16 HL1 [Trg 6-15]


- Khái niệm văn bản
- Phân biệt văn bản và diễn
ngôn
- Đặc điểm, cấu trúc văn bản

2 Chủ đề 2 : Các phương tiện 4 0 8 HL1 [Trg 16-21]


liên kết văn bản
Khái niệm liên kết, mạch lạc

3 Chủ đề 3 : Tính mạch lạc của 8 0 16 HL1 [Trg 22-30]


văn bản HL4 [Trg 356-373]
- Phép lặp
- Phép thế
- Thời và thức của động từ

4 Chủ đề 4 : Phát triển văn bản 4 0 8 HL1 [Trg 31-40]

216
theo chủ đề HL2 [Trg 604-610]
- Khái niệm đề và thuyết
- Phát triển văn bản theo chủ
đề tuyến tính
- Phát triển văn bản theo chủ
đề không đổi
- Phát triển chủ đề phái sinh

5 Chủ đề 5 : Từ nối 8 0 16 HL1 [Trg 41-54]


- Khái niệm chung, tiêu chí HL2 [Trg 616-623]
phân loại
- Các loại từ nối
- Đặc điểm
- Chức năng

6 Chủ đề 6 : Các loại hình văn 8 0 16 HL1 [Trg 55-68]


bản HL3
- Tiêu chí phân loại
- Văn bản kể chuyện
- Văn bản miêu tả
- Văn bản nghị luận
- Văn bản giải thích

7 Ôn tập và thi hết học phần 5 0 10

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn
bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể
như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các sách báo và tài liệu liên quan tới các chủ đề tương ứng trước
mỗi bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như sau:

217
STT Nội dung Hướng dẫn chi tiết Học liệu tự học

1 Chủ đề 1 : Khái niệm - Đọc và nghiên cứu các nội dung HL1 [Trg 6-15]
chung liên quan đến các khái niệm : Phân
tích văn bản, văn bản, tính nhất
- Khái niệm văn bản
quán của văn bản, đặc điểm và cấu
- Phân biệt văn bản và trúc văn bản
diễn ngôn
- Làm các bài tập nhóm được giao,
- Đặc điểm, cấu trúc văn tập trung làm các bài tập về phân
bản tích cấu trúc văn bản.
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về văn
bản, cấu trúc văn bản trong tiếng
Việt, tiến hành so sánh đối chiếu
với những nội dung liên quan.
- Tổng kết khái quát, củng cố nội
dung toàn bộ bài.

2 Chủ đề 2 : Các phương - Đọc và nghiên cứu các nội dung HL1 [Trg 16-
tiện liên kết văn bản liên quan đến các khái niệm : Các 21]
Khái niệm liên kết, mạch biện pháp liên kết văn bản, mạch
lạc, hồi chỉ, khứ chỉ
lạc
- Làm các bài tập nhóm được giao,
tập trung làm các bài tập về phân
tích các biện pháp liên kết văn bản,
hồi chỉ, khứ chỉ.
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về các
biện pháp liên kết văn bản trong
tiếng Việt, tiến hành so sánh đối
chiếu với những nội dung liên quan
của bài 2.
- Tổng kết khái quát, củng cố nội
dung toàn bộ bài.

3 Chủ đề 3 : Tính mạch lạc - Đọc và nghiên cứu các nội dung HL1 [Trg 22-
của văn bản liên quan đến các khái niệm : tính 30]
mạch lạc của văn bản, các quy tắc,
- Phép lặp HL4 [Trg 356-
phép thế, phép lặp 373]
- Phép thế
- Làm các bài tập nhóm được giao,
- Thời và thức của động từ tập trung làm các bài tập về phân
tích các biện pháp liên kết văn bản,
phép thế đại từ, phép lặp từ vựng,
thời thức của động từ.
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về phép
lặp, phép thế, cách sử dụng thời và
thức của động từ trong tiếng Việt,
tiến hành so sánh đối chiếu với

218
những nội dung liên quan của bài 3.
- Tổng kết khái quát, củng cố nội
dung toàn bộ bài.

4 Chủ đề 4 : Phát triển văn - Đọc và nghiên cứu các nội dung HL1 [Trg 31-
bản theo chủ đề liên quan đến các khái niệm : đề, 40]
thuyết, các hình thức tiến triển theo
- Khái niệm đề và thuyết HL2 [Trg 604-
chủ đề của văn bản : theo chủ đề 610]
- Phát triển văn bản theo tuyến tính, không đổi, phái sinh
chủ đề tuyến tính
- Làm các bài tập nhóm được giao,
- Phát triển văn bản theo tập trung làm các bài tập về phân
chủ đề không đổi tích đề thuyết trong văn bản, phân
- Phát triển chủ đề phái biệt các hình thức tiển triển theo
sinh chủ đề của văn bản.
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về đề,
thuyết, các hình thức tiển triển theo
chủ đề của văn bản trong tiếng
Việt, tiến hành so sánh đối chiếu
với những nội dung liên quan.

5 Chủ đề 5 : Từ nối - Đọc và nghiên cứu các nội dung HL1 [Trg 41-
- Khái niệm chung, tiêu liên quan đến các khái niệm : từ 54]
nối, tiêu chí phân loại, các loại từ
chí phân loại HL2 [Trg 616-
nối, đặc điểm và chức năng 623]
- Các loại từ nối
- Làm các bài tập nhóm được giao,
- Đặc điểm tập trung làm các bài tập về phân
- Chức năng tích vai trò của từ nối, phân loại,
lựa chọn từ nối phù hợp.
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về từ nối,
đặc điểm, tiêu chí phân loại từ nối
trong tiếng Việt, tiến hành so sánh
đối chiếu với những nội dung liên
quan.
- Tổng kết khái quát, củng cố nội
dung toàn bộ bài.

6 Chủ đề 6 : Các loại hình - Đọc và nghiên cứu các nội dung HL1 [Trg 55-
văn bản liên quan đến tiêu chí phân loại văn 68]
bản, các loại hình văn bản, sơ đồ HL3
- Tiêu chí phân loại
mẫu
- Văn bản kể chuyện
- Làm các bài tập nhóm được giao,
- Văn bản miêu tả tập trung làm các bài tập về phân
- Văn bản nghị luận tích văn bản theo sơ đồ mẫu, phân
biệt các loại hình văn bản : văn bản
- Văn bản giải thích kể chuyện, miêu tả, nghị luận...

219
- Tìm tài liệu và ngữ liệu về các
loại hình văn bản và tiêu chí phân
loại trong tiếng Việt, tiến hành so
sánh đối chiếu với những nội dung
liên quan.
- Tổng kết khái quát, củng cố nội
dung bài.

7 Ôn tập Tự ôn tập, làm đề cương

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Người học cần
phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho bản thân, hướng tới
kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo chuẩn đầu ra.

+ Đọc sách và tài liệu tham khảo.

+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp.

+ Thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

+ Làm bài tập sau mỗi bài, làmđề cương ôn tập.

+ Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

+ Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

+ Chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan như các sách báo,
tin tức, website liên quan, sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục
12 nhằm đạt được mục tiêu của học phần đề ra.

11.3. Học liệu tự học

Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo trong mục nhằm đạt
được mục tiêu đề ra của học phần.

Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan
như các sách báo, tin tức, website liên quan.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Tập bài giảng Analyse de texte (2011) do giảng viên biên soạn.

2. Riegel M et autres, (1997), La grammaire méthodique du français, PUF collection


“Linguistique nouvelle”, Paris.

12.2. Tài liệu tham khảo

220
3. Adam, J.-M., (1992), Les textes: types et prototypes – Récit, description,
argumentation et dialogue, Nathan, Paris.

4. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.

221
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Ngôn ngữ học đối chiếu

- Tiếng Anh: Contrastive Linguistics

1.2. Mã học phần: 61FRE3COL

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE23B1

1.4. Số tín chỉ: 03

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

45 0 90

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Thị Tú Anh ThS anhntt@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

2 Vũ Hà Nguyên ThS nguyenvh@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3 Trần Văn Công TS congtv@hanu.edu.vn Lý thuyết tiếng

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học đối chiếu
như lịch sử hình thành và phát triển; phạm vi ứng dụng; cơ sở, nguyên tắc, phương pháp và
các bình diện trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ. Học phần đặc biệt chú trọng nghiên cứu
đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Pháp thông qua những ngữ liệu thực tế như các bản dịch
phim và tác phẩm văn học của Pháp.

4. Mục tiêu của học phần

Người học được trang bị cơ sở lý thuyết và kiến thức văn hoá, ngôn ngữ trong việc
nghiên cứu đối chiếu để nhận biết, hiểu và giải thích được những điểm tương đồng và khác
biệt giữa các ngôn ngữ khác nhau nói chung và giữa tiếng Việt và tiếng Pháp nói riêng. Học
phần cũng giúp người học phát triển tư duy khoa học cơ bản và phương pháp luận phù hợp để
nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ đạt kết quả chuẩn xác và có tính ứng dụng cao, giúp người

222
học áp dụng được các kết quả đối chiếu vào nghề nghiệp sau này, đặc biệt trong lĩnh vực
biên-phiên dịch.

5. Chuẩn đầu ra

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

KT1: Trình bày được cơ sở đối chiếu, phạm vi, nguyên tắc và bình diện đối chiếu;

KT2: Phân biệt được các đặc điểm cơ bản của mỗi loại hình ngôn ngữ;

KT3: Đối chiếu được các bình diện cơ bản giữa tiếng Việt và tiếng Pháp.

5.2. Kỹ năng

KN1: Vận dụng những kiến thức ngôn ngữ đã có để tiến hành đối chiếu;

KN2: Thực hành các thao tác đối chiếu theo đúng những nguyên tắc đã được giới thiệu;

KN3: Áp dụng kết quả đối chiếu trong việc học ngoại ngữ và học chuyên ngành.

5.3. Thái độ

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần trong việc học ngoại ngữ;

TĐ2: Nuôi dưỡng đam mê tìm hiểu sâu các bình diện ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ trong
tương quan với các ngoại ngữ được học;

TĐ3: Có ý thức tự sửa các lỗi về phát âm và cấu trúc câu khi học ngoại ngữ do ảnh
hưởng của chuyển di ngôn ngữ;

TĐ4: Tôn trọng sự khác biệt giữa các hệ thống ngôn ngữ.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
dạy viên người học

Diễn giảng - Giới thiệu nội dung - Nghe giảng


- Kết nối, hệ thống kiến thức - Ghi nhớ
- Củng cố, Tổng kết, đánh - Luyện tập
Giá

Tranh luận tự do - Đưa ra vấn đề - Tiếp cận vấn đề


- Đưa ra quan điểm, giới - Tranh luận, thảo luận
thiệu các quan điểm liên
quan
- Tổng kết

223
Thảo luận nhóm - Chia nhóm - Tổ chức phân công
nhóm
- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề
- Chọn, tiếp cận đề tài
tài
- Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
- Giao nhiệm vụ. kiến
- Giám sát hoạt động từng chung của cả nhóm
nhóm - Trình bày kết quả thảo
- Phát vấn luận

Tự nghiên cứu Chuẩn bị tài liệu theo chủ điểm, Tham gia hoạt động đọc
giao nhiệm vụ tự đọc và tổ chức cá nhân các tài liệu được
bình luận về nội dung đã đọc. giao, ghi chép lại các khái
niệm cơ bản và tích cực
tham gia bình luận cùng
cả lớp

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Máy tính kết nối mạng Internet, máy chiếu và các trang thiết bị khác.

8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh - Mức độ chuyên cần của


chuyên cần người học (tham dự đủ
-Kiểm tra bài cũ
80% tiết lý thuyết).
-Kiểm tra bài tập về nhà 10%
- Chuẩn bị bài đầy đủ theo
- Thái độ học tập yêu cầu của giảng viên.
- Tập trung trong giờ học,
hăng hái phát biểu xây
dựng bài, tích cực trong
các hoạt động nhóm.

2 Đánh giá giữa -Trắc nghiệm - Biết cách trình bày, đặt
học phần câu hỏi thảo luận và trả lời
-Tự luận
các câu hỏi liên quan đến
-Vấn đáp nội dung thuyết trình. 30%
-Báo cáo nhóm - Bài viết, nói, đúng yêu
cầu đề bài (hình thức và
nội dung)
- Với các bài tập nhóm: sự
hợp tác của các thành viên
và kỹ năng giải quyết vấn
đề.

3 Đánh giá cuối -Thi viết Tuân thủ đúng các nguyên

224
học phần -Vấn đáp tắc cơ bản trong nghiên
cứu đối chiếu ngôn ngữ; 60%
-Tiểu luận
các bước tiến hành đối
chiếu; lựa chọn phương
pháp và phạm trù đối chiếu
hợp lý và chuẩn xác; trình
bày rõ ràng, khoa học.
Theo thang chấm điểm của
Bộ môn

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị trước mỗi buổi học.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ học tập theo hướng dẫn của giáo
viên.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Chủ đề 1: Khái quát về ngôn 10 0 20 HL1 [Trg 6-19]


ngữ học đối chiếu HL3
- Khái niệm, lịch sử hình thành
và phát triển, phạm vi ứng
dụng.
- Cơ sở của việc đối chiếu, các
nguyên tắc và phương pháp
nghiên cứu đối chiếu các ngôn
ngữ.
- Các bình diện trong nghiên
cứu đối chiếu.

2 Chủ đề 2: Đối chiếu về ngữ âm 10 0 20 HL1 [Trg 21- 27]


- Đối chiếu các đơn vị ngữ âm HL3
đoạn tính.
- Đối chiếu các đơn vị ngữ âm

225
siêu đoạn tính.
- Đối chiếu tiếng Việt và tiếng
Pháp : hệ thống âm vị, cấu trúc
âm tiết, ngữ điệu…

3 Chủ đề 3: Đối chiếu về từ vựng 10 0 20 HL1 [Trg 39- 44]


- Ba cấp độ đối chiếu từ: hình HL3
thức, ý nghĩa và sự phân bổ.
- Đối chiếu từ vựng của ngôn
ngữ biến hình và ngôn ngữ đơn
lập.
- Đối chiếu tiếng Việt và
tiếng Pháp: hệ thống cấu tạo
từ, các phương thức cấu tạo
từ…
- Tài liệu thực hành: trích
đoạn các bản dịch phim và tác
phẩm văn học Pháp.

4 Chủ đề 4: Đối chiếu về cú pháp 10 0 20 HL1 [Trg 47- 78]


- Đối chiếu các đơn vị, lớp, cấu HL3
trúc, phạm trù ngữ pháp… HL4
- Đối chiếu tiếng Việt và tiếng
Pháp: trật tự từ, đại từ, phạm
trù thời, thể của động từ…
- Tài liệu thực hành: trích
đoạn các bản dịch phim và tác
phẩm văn học Pháp.

5 Thi kết thúc học phần 5 10

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn
bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể
như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các sách báo và tài liệu liên quan tới các chủ đề tương ứng trước
mỗi bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý

226
giải của bản thân.

Người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như sau:

STT Nội dung Hướng dẫn chi tiết Học liệu tự học

1 Chủ đề 1: Khái quát về - Tự đọc trước nội dung học liệu 1 HL 1 [Trg 3-19]
ngôn ngữ học đối chiếu và các tài liệu có liên quan (người
- Khái niệm, lịch sử hình học tự tìm trên mạng Internet).
thành và phát triển, phạm - Tra cứu, tìm hiểu trước các từ
vi ứng dụng. ngữ, khái niệm ngôn ngữ học so
- Cơ sở của việc đối sánh, ngôn ngữ học đối chiếu.
chiếu, các nguyên tắc và - Làm bài tập sau bài giảng lý
phương pháp nghiên cứu thuyết trên lớp.
đối chiếu các ngôn ngữ.
- Các bình diện trong
nghiên cứu đối chiếu.

2 Chủ đề 2: Đối chiếu về - Tự đọc trước nội dung học liệu 1 HL 1 [Trg 21-27]
ngữ âm và các tài liệu có liên quan (người
- Đối chiếu các đơn vị học tự tìm trên mạng Internet).
ngữ âm đoạn tính. - Tra cứu, tìm hiểu trước các nội
- Đối chiếu các đơn vị dung về ngữ âm.
ngữ âm siêu đoạn tính. - Làm thuyết trình theo nhóm : so
- Đối chiếu tiếng Việt và sánh hai hệ thống ngữ âm tiếng
tiếng Pháp: hệ thống âm Pháp và tiếng Việt.
vị, cấu trúc âm tiết, ngữ - Làm bài tập sau bài giảng lý
điệu… thuyết trên lớp.

3 Chủ đề 3: Đối chiếu về - Tự đọc trước nội dung học liệu 1 HL 1 [Trg 33-44]
từ vựng và các tài liệu có liên quan (người
- Ba cấp độ đối chiếu học tự tìm trên mạng Internet).
từ: hình thức, ý nghĩa và - Tra cứu, tìm hiểu trước các nội
sự phân bổ. dung về từ vựng.
- Đối chiếu từ vựng của - Làm thuyết trình theo nhóm : so
ngôn ngữ biến hình và sánh hai hệ thống từ vựng tiếng
ngôn ngữ đơn lập. Pháp và tiếng Việt.
- Đối chiếu tiếng Việt - Làm bài tập sau bài giảng lý
và tiếng Pháp: hệ thống thuyết trên lớp.
cấu tạo từ, các phương
thức cấu tạo từ…
- Tài liệu thực hành:
trích đoạn các bản dịch
phim và tác phẩm văn
học Pháp.

227
4 Chủ đề 4: Đối chiếu về - Tự đọc trước nội dung học liệu 1 HL 1 [Trg 47-78]
cú pháp và các tài liệu có liên quan (người
- Đối chiếu các đơn vị, học tự tìm trên mạng Internet). HL 4
lớp, cấu trúc, phạm trù - Tra cứu, tìm hiểu trước các nội
ngữ pháp… dung về cú pháp.
- Đối chiếu tiếng Việt và - Đọc thêm HL 4.
tiếng Pháp: trật tự từ, đại - Làm thuyết trình theo nhóm : so
từ, phạm trù thời, thể của sánh hai hệ thống cú pháp tiếng
động từ… Pháp và tiếng Việt.
- Tài liệu thực hành: trích - Làm bài tập sau bài giảng lý
đoạn các bản dịch phim thuyết trên lớp.
và tác phẩm văn học
Pháp.

5 Ôn tập Tự làm đề cương ôn tập

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Người học cần
phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho bản thân, hướng tới
kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo chuẩn đầu ra.

+ Đọc sách và tài liệu tham khảo.

+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp.

+ Thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

+ Làm bài tập sau mỗi bài, làm đề cương ôn tập.

+ Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

+ Kết hợp lý thuyết với thực hành, vận dụng đối chiếu so sánh tiếng Pháp với tiếng Việt

+ Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

+ Chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan như các sách báo,
tin tức, website liên quan, sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục
12 nhằm đạt được mục tiêu của học phần đề ra.

11.3. Học liệu tự học

Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp với mục
tiêu của học phần.

Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan
như các sách báo, tin tức, website liên quan.

228
12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Giáo trình Ngôn ngữ học đối chiếu (2012), do giảng viên Duong Cong Minh biên
soạn.

2. Riegel M et autres, (1997), La grammaire méthodique du français, PUF collection


“Linguistique nouvelle”, Paris.

3. Tập tài liệu do giảng viên biên soạn

12.2. Tài liệu tham khảo

4. Vũ Văn Đại, (2007), Nghiên cứu đối chiếu cú pháp tiếng Pháp và tiếng Việt. Danh
ngữ-Động ngữ-Tính ngữ, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

229
NHẬP MÔN BIÊN-PHIÊN DỊCH

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Nhập môn Biên-Phiên dịch

- Tiếng Anh: Introductory Translation and Interpretation

1.2. Mã học phần: 61FRE3ITI

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE22B2

1.4. Số tín chỉ: 2

1.5. Số giờ tín chỉ: 30

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 0 60

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Vũ Văn Đại GS.TS daiphap@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch

2 Kiều Thị Thúy Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần Nhập môn Biên-Phiên dịch trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về
dịch thuật (bản chất, quá trình dịch), một số thủ pháp dịch cơ bản có thể áp dụng cho nhiều
trường hợp và tình huống dịch (dịch nguyên tự, dịch tương đương, dịch chuyển điệu, dịch cải
biên). Môn học cũng giới thiệu các kỹ thuật cơ bản của dịch nói như nghe hiểu định hướng
dịch, phân tích tổng hợp nội dung thông tin diễn ngôn, kỹ thuật ghi nhớ trong dịch nối tiếp, kỹ
thuật tái diễn đạt nội dung thông điệp bằng ngữ đích. Ngoài ra môn học còn giới thiệu một số
phần mềm hỗ trợ cho dịch thuật.

3. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học nhận biết và giải thích được các kiến thức, và kỹ
năng cơ bản về dịch thuật nhằm vận dụng thực hiện các bài tập thực hành dịch viết và dịch
nói trong chương trình đào tạo đại học cũng như trong việc thực hiện các công việc về dịch
sau khi tốt nghiệp.

4. Chuẩn đầu ra

230
5.1. Kiến thức

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể :

KT1: Trình bày được bản chất của hoạt động dịch cũng như Quá trình tri nhận của dịch
thuật;

KT2 : Trình bày được các thủ pháp dịch cơ bản sử dụng trong dịch viết và dịch nói;

KT3: Mô tả được một số phần mềm hỗ trợ cho biên dịch và phiên dịch;

KT4: Giải thích được một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong biên phiên dịch.

5.2. Kỹ năng

Sau khi kết thúc học phần, người học hình thành được các kỹ năng sau :

KN1: Vận dụng được các kiến thức về ngôn ngữ cũng như văn hóa để thực hiện tốt vai
trò trung gian ngôn ngữ-văn hóa của người dịch ;

KN2: Sử dụng một cách phù hợp các thủ pháp dịch cơ bản nhằm truyền đạt trung thành
nội dung thông điệp gốc cho một đối tượng đích cụ thể ;

KN3 : Sử dụng tốt những phần mềm hỗ trợ cho biên dịch và phiên dịch

5.3. Thái độ

Người học ý thức được :

TĐ1: Vai trò trung gian ngôn ngữ và văn hóa của mình ;

TĐ2: Hiệu quả giao tiếp của bản dịch và/hoặc lời dịch ;

TĐ 3: tầm quan trọng của các quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã được học.

5. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của người
Phương pháp giảng dạy
giảng viên học

Phương pháp giảng dạy Trình bày những vấn đề lý Nghe giảng lý thuyết, thảo
tích cực, tập trung vào thuyết; thiết kế bài tập ứng luận nhóm, làm bài tập ứng
người học dụng liên quan đến phần lý dụng, nghiên cứu tài liệu tham
thuyết đã trình bày; nêu câu khảo theo hướng dẫn của giảng
hỏi thảo luận nhằm phát viên
triển tương tác thày-trò

Phương pháp giảng dạy: Thiết kế bài tập xử lý tình Tham gia hoạt động nhóm
thuyết trình, thảo luận huống-vấn đề; bài tập điển trong lớp học; thực hiện các
nhóm cứu; loại bài tập theo yêu cầu của
Sử dụng các thiết bị công giáo viên
nghệ hiện đại hỗ trợ cho
thuyết trình

231
6. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Máy chiếu.

- Phòng học multimedia.

- Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.

7. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá Đi học đầy đủ theo yêu Số buổi lớp học đã 10%
chuyên cần cầu của học phần và khoa, tham gia
tham gia tích cực vào các
hoạt động thảo luận nhóm.

2 Đánh giá giữa Bài tập nhóm dưới dạng - Nộp bài đúng hạn 30%
học phần bài tập lớn. theo quy định
- Tuân thủ hình thức
trình bày theo quy
định
- Nội dung thể hiện
được sự làm chủ kiến
thức và kỹ năng đã
tiếp thu

3 Đánh giá cuối - Thi viết hoặc làm Tiểu - Biết xác định vấn đề 60%
học phần luận theo nhóm do thực hành dịch
- Tham dự đủ 80% tiết lý viết và dịch nói đặt
thuyết và 100% giờ thực ra, và đề xuất cách
giải quyết vấn đề một
hành
cách hợp lý;
- Có ý kiến cá nhân;
- Chất lượng diễn đạt
viết tốt

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

8. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo nội dung và chủ đề

232
giảng viên đã thông báo.

- Nộp bài tập lớn nhóm đúng thời gian quy định ;

- Làm bài tập về nhà nghiêm túc ;

- Sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của giảng viên trong giờ học ;

- Học cách sử dụng thành thạo các thiết bị của phòng học multimedia.

9. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

Bản chất của hoạt động dịch 5 0 8 HL 1

Dịch sư phạm/Dịch nghề nghiệp


1
Quá trình tri nhận của dịch thuật

Các yếu tố ảnh hưởng quyết


định đến hoạt động dịch

Một số thủ pháp dịch cơ bản 5 0 8 HL 1

Dịch nội ngữ


2
Dịch nguyên tự (dịch sát từ)

Dịch tương đương

Một số thủ pháp dịch cơ bản 5 0 8 HL 1


(tiếp)

Dịch chuyển điệu


3
Dịch giải thích

Dịch cải biên

Nhập môn dịch nói 5 0 16

Các loại hình dịch nói (dịch nối


tiếp, dịch nói có văn bản)
4
Quá trình dịch nói : nghe- nắm
bắt nghĩa +phi ngôn từ hóa- tái
diễn đạt nghĩa

233
Kiến thức chuyên ngành trong
dịch nói

Một số kỹ thuật dịch nói 5 0 16 HL 1

Kỹ thuật dịch nối tiếp, dịch nói


có văn bản
5
Kỹ thuật ghi nhớ

Kỹ thuật ghi nhanh

Một số quy tắc đạo đức nghề 5 0 8 HL 2


nghiệp
- Bộ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp của Hiệp hội phiên dịch
hội nghị quốc tế AIIC;
- Bộ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp của Hiệp hội Biên dịch
6 tiếng Pháp của Canada SFT;
- Những vấn đề thực tiễn liên
quan đến việc thực hiện các quy
tắc nghề dịch
- Xử lý các hình thức xung đột
trong hành nghề dịch

10. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Học phần Nhập môn Biên- Phiên dịch nhằm mục đích giới thiệu các phương pháp và kỹ
thuật dịch cơ bản nhất áp dụng trong dịch viết và dịch nói. Vì vậy trước hết người học cần
nghiên cứu kỹ những nội dung trình bày trong tập bài giảng (Vũ Văn Đại, 2019) để tìm hiểu
thêm những vấn đề cơ bản sau :

- Cơ sở phương pháp luận của những phương pháp dịch (hay phương thức dịch) phổ
biến như: dịch trực tiếp (trực dịch), dịch gián tiếp (dịch tương đương nghĩa);

- Các thủ pháp kỹ thuật dịch tương ứng với hai phương pháp nêu trên ;

Sau khi nghiên cứu và nắm được cơ sở phương pháp luận, người học cần làm tất cả các
bài tập trong tập bài giảng. Đây là phần bắt buộc, không thể tách rời với nội dung “lý thuyết”,
nhằm giúp người học:

- Nhận biết được các phương pháp, thủ pháp dịch;

- Tự mình sử dụng một cách phù hợp những phương pháp, thủ pháp dịch đã học.

234
Cuối cùng người học phải tự tìm đọc các tài liệu song ngữ để tự xác định các thủ pháp
dịch đã áp dụng và thực hiện phân tích nhận xét xem những thủ pháp đó có phù hợp không.

Sau đây là hướng dẫn chi tiết:

STT Nội dung Hướng dẫn chi tiết

Nhập môn dịch viết

Bản chất của hoạt Trả lời câu hỏi : Mục đích của dịch là gì ? Là chuyển đổi
động dịch từ ngữ ? Là đảm bảo giao tiếp cho những người sử dụng
khác ngữ ? Là để học ngoại ngữ . Người học dựa vào tập
bài giảng tự lấy ví dụ minh họa.

Dịch sư phạm/Dịch Dịch sư phạm (traduction pédagogique) được định nghĩa


nghề nghiệp là một loại bài tập để rèn luyện sử dụng ngoại ngữ, trong
khi đó dịch chuyên nghiệp (Traduction professionnelle) là
một hoạt động giao tiếp giữa những người khác ngữ
nhằm mục đích truyển đạt trung thành thông điệp nguồn.
Lấy ví dụ minh họa hai phương pháp trên từ nguồn các
tài liệu song ngữ.

1 Quá trình tri nhận của Dịch được coi là một quá trình gồm các bước giải mã
dịch thuật ngôn ngữ, nhận diện nghĩa, tái diễn đạt nghĩa và soát lại
bản dịch. Người học thực hiện các bước này qua một
trường hợp cụ thể. Ví dụ các bước của quá trình dịch câu
sau: Facebook réussit à réunir vingt membres pour sa «
cour suprême ».
Trả lời câu hỏi: Hệ quả của việc coi dịch là một quá trình
là gì ?

Các yếu tố ảnh hưởng Đó là ưu tiên cho nội dung hay hình thức của bản gốc;
quyết định đến hoạt đối tượng mà bản dịch hướng đến; chức năng của bản
động dịch dịch. Tự nhận xét những giải pháp dịch trong các bản
dịch đã công bố để minh họa tính quyết định của các yếu
tố trên

Một số thủ pháp dịch


cơ bản

Dịch nội ngữ Là hình thức dùng các yếu tố của một ngôn ngữ để giải
thích những từ, cụm từ của chính ngôn ngữ đó. Ví dụ:
phó mát là một sản phẩm làm từ sữa lên men. Người học
2 tự dẫn thêm một số ví dụ. Trả lời câu hỏi : Dịch nội ngữ
đóng vai trò gì trong dịch liên ngữ ?

Dịch nguyên tự (dịch Kỹ thuật dịch dựa trên nguyên tắc bản gốc nói như thế
sát từ) nào thì bản dịch nói vậy. Ví dụ, nếu tiếng Việt nói là gửi
trứng cho ác, phải dịch nguyên văn sáng tiếng Pháp là
donner à garder des oeufs au corbeau. Người học dẫn

235
thêm ví dụ để hiểu rõ cơ chế của dịch nguyên văn.

Dịch tương đương Thủ pháp dịch dựa trên sự tương đương về nghĩa. Ví dụ
thay vì dịch ng nguyên văn như trên, dịch tương đương sẽ
là gửi cừu cho sói (donner à garder la brebis au
loup) .Người học dẫn thêm ví dụ để hiểu rõ cơ chế của
dịch tương đương.

Một số thủ pháp dịch


cơ bản (tiếp)

Dịch chuyển điệu Thủ pháp thay đổi cách diễn đạt những vẫn trung thành
với nội dung thông điệp nguồn. Ví dụ: Thủ tướng tiếp
Đội tuyển bóng đá nữ được dịch thành Đội tuyển bóng đá
nữ được Thủ tưởng tiếp. Người học dẫn thêm ví dụ để
hiểu rõ hơn về thủ pháp này.

3 Dịch giải thích Thủ pháp bổ sung thông tin để bản dịch trở nên dễ hiểu
đối với độc giả đích. Ví dụ: Hợp tác Nam-Nam dịch là
Hợp tác giữa các nước đang phát triển. Người học dẫn
thêm ví dụ để hiểu rõ hơn về thủ pháp này.

Dịch cải biên Thủ pháp thay đổi một vài nội dung văn hóa của bản gốc
nhằm làm cho bản dịch phù hợp với văn hóa của độc giả
bản dịch. Ví dụ Phong nhũ phì đồn (Vú to mông nở”
được cải biên là “ Báu vật của đời.” Người học dẫn thêm
ví dụ để hiểu rõ hơn về thủ pháp này.

Nhập môn dịch nói

Các loại hình dịch nói Tự học theo nhóm. Mỗi nhóm có thể gồm 2 SV. Một
(dịch nối tiếp, dịch người trình bày một đoạn bằng tiếng Pháp về chủ đề quy
nói có văn bản) định trong chương trình khung (văn hóa, giáo dục, ngoại
giao, hợp tác kinh tế...), người kia dịch sang tiếng Việt và
lần lượt đổi vai.

Quá trình dịch nói : Tự học theo nhóm. Mỗi nhóm có thể gồm 2 SV. Một
4
nghe- nắm bắt nghĩa người trình bày một đoạn bằng tiếng Pháp về chủ đề quy
+phi ngôn từ hóa- tái định trong chương trình khung, người kia dịch sang tiếng
diễn đạt nghĩa Việt và lần lượt đổi vai.

Kiến thức chuyên Các nhóm sinh viên tự tìm kiếm thông tin trên mạng về
ngành trong dịch nói các chủ đề đang học dịch để chứng minh rằng việc bổ
sung thông tin khi dịch nói là bắt buộc vì nội dung thông
điệp được xây dựng dựa trên yếu tố ngôn ngữ và ngoài
ngôn ngữ.

5 Một số kỹ thuật dịch


nói

Kỹ thuật dịch nối Tự học theo nhóm. Mỗi nhóm có thể gồm 3 SV. Một

236
tiếp, dịch nói có văn người trình bày một đoạn bằng tiếng Pháp về chủ đề quy
bản định trong chương trình khung, người kia dịch sang tiếng
Việt và lần lượt đổi vai.

Kỹ thuật ghi nhớ Tự học theo nhóm. Trước hết học ghi nhớ con số; sau đó
học ghi nhớ tên riêng của người và của các tổ chức quốc
gia, quốc tế.

Kỹ thuật ghi nhanh Nhóm sinh viên học ghi nhanh với các bài nói dài 2 phút,
sau đó tăng dần 3 phút, 4 phút.

Một số quy tắc đạo Tìm hiểu Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Hiệp hội
đức nghề nghiệp phiên dịch hội nghị quốc tế AIIC; Bộ quy tắc đạo đức
nghề nghiệp của Hiệp hội Biên dịch tiếng Pháp của
Canada SFT;
Nghiên cứu sâu những vấn đề thực tiễn liên quan đến việc
thực hiện các quy tắc nghề dịch và phương pháp xử lý các
hình thức xung đột trong hành nghề dịch.
6
Trả lời câu hỏi: Anh/chị rút ra được những điều gì quan
trọng nhất khi tìm hiểu những quy tắc này ? Vì sao ?
Theo anh/chi những vấn đề này có quan trọng đối với
nghề dịch không ? Nếu có thì vì sao ? Tại một hội nghị
có diễn ra nước ngoài vẫn dùng cụm từ “cordillère
annamite” để chỉ dãy Trường sơn của Việt Nam. Anh/chị
xử lí tình huống này như thế nào?

11.2. Phương pháp tự học

Các bước của quá trình tự học như sau:

- Đọc, tìm hiểu các khái niệm “lý thuyết” đã được trình bày một cách đơn giản trong tập
bài giảng; có thể có các khái niệm khó hiểu thì tra cứu từ điển hoặc ghi lại và đề nghị giáo
viên giải thích trong giờ học trực tiếp/trực tuyến;

- Mỗi phương pháp và thủ pháp dịch đều có ưu điểm và những hạn chế riêng. Điều này
đã được phân tích trong tập bài giảng, nhưng người học có thể dựa vào những tình huống dịch
thực tế để đưa ra ý kiến cá nhân của mình và trao đổi với giáo viên và những học viên khác
tại buổi học trực tuyến hoặc trực tiếp trên lớp.

- Thực hiện các bài tập theo yêu cầu.

- Sau khi hoàn thành bài tập, cố gắng khái quát hóa những kết luận của chính mình về
phương pháp luận dịch thuật.

- Đối với Dịch nói, hình thức tự học tốt nhất là học nhóm 3 người. Hai người đóng vai
diễn giả bản ngữ và ngoại ngữ, một người đóng vai phiên dịch và lần lượt đổi vai cho nhau.

11.3. Học liệu tự học

237
- Tập bài giảng “Nhập môn biên phiên dịch”, Vũ Văn Đại, 2019

- Sách tham khảo: Vũ Văn Đại (2004) Kỹ năng dịch: Cơ sở lí thuyết và phương pháp
rèn luyện, Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội.

11. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Vũ Văn Đại (2019) Tập bài giảng Nhập môn biên phiên dịch dành cho sinh viên
ngành ngôn ngữ Pháp, Đại học Hà Nội.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Delisle, Jean (1980) L’analyse du discours comme méthode de traduction. Ottawa :


Les Presses de l’Université d’Ottawa.

2. Guidère, Mathieu (2010) Introduction à la traductologie, 2è édition. Bruxelles : De


Boeck

3. Truffaut L. (2004) Abécédaire de la traduction professionnelle, 3 Volumes.


Bruxelles: Les éditions du Hazard.

4. Vũ Văn Đại (2002) Kỹ năng dịch : cơ sở lí thuyết và phương pháp rèn luyện. Hà Nội :
Nhà Xuất bản Giáo Dục.

5. Vũ Văn Đại (2011) Lí luận và thực tiễn dịch thuật. Hà Nội : Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia.

238
THỰC HÀNH DỊCH NÓI 1

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành dịch nói 1

- Tiếng Anh: Interpreting Practice 1

1.2 Mã học phần: 61FRE3IP1

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE22B2

1.4 Số tín chỉ: 4

1.5 Số giờ tín chỉ: 90

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 60 90

1.6 Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học Email Tổ-Bộ môn


vị

1 Kiều Thị Thuý Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch


kieuttquynh@gmail.com

3. Mô tả nội dung học phần


Thực hành dịch nói 1 là học phần nhập môn thực hành dịch nói trong đó người học được
trang bị các kỹ thuật cơ bản của dịch nói nối tiếp là ghi nhớ và ghi nhanh phục vụ việc nhớ
thông tin trong khi dịch các chủ đề liên quan tới các lĩnh vực cơ bản trong xã hội giúp người
học nâng cao kiến thức xã hội. Bài tập thực hành dịch được người dạy biên soạn hoặc do
chính người học tự chuẩn bị từ tài liệu thực tế thuộc các chủ đề trên, giúp người học thiết lập
kỹ năng dịch nói nối tiếp, biết cách dịch thoát ý, không bám từ, biết sử dụng ngôn ngữ một
cách chính xác. Học phần này cũng giúp người học bắt đầu tạo một tinh thần, thái độ phù hợp
trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
4. Mục tiêu của học phần
MT1: Học phần thực hành dịch nói 1 hướng tới mục tiêu chung là trang bị cho người học
các kiến thức, kỹ năng của dịch nói ở mức độ cơ bản,
MT2: Giúp người học bắt đầu nhận diện và thiết lập tinh thần, thái độ phù hợp khi thực
hành nghề phiên dịch.

239
MT3: Học phần này là tiền đề cho phép người học tiếp tục học tại trình độ cơ bản nâng
cao trong học phần Thực hành dịch nói II.
5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần Thực hành dịch nói I, người học nắm vững được những kiến thức sau:
KT1: Trình bày được ở mức độ cơ bản các kỹ thuật ghi nhớ và kỹ thuật ghi nhanh hỗ trợ
việc nhớ thông tin trong dịch nói,
KT2: Ghi nhớ một số kiến thức cơ bản về các chủ đề của học phần,
KT3: Ghi nhớ một số cấu trúc câu điển hình trong các chủ đề của học phần,
KT4: Ghi nhớ được các tiêu chí để xác minh độ tin cậy của nguồn tài liệu tham khảo.
5.2. Kỹ năng
Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:
KN1: Thực hành được ở mức độ cơ bản các kỹ thuật ghi nhớ và ghi nhanh nhanh,
KN2: Áp dụng được ở mức độ cơ bản các kỹ thuật nói trên trong dịch,
KN3: Thực hiện được công việc tìm và khai thác tài liệu (tài liệu chuyên ngành, từ điển
trực tuyến, bảng từ vựng thuật ngữ trực tuyến) phục vụ cho công việc dịch,
KN4: Xây dựng được bảng từ vựng chuyên ngành ở mức độ cơ bản cho các chủ đề trong
học phần,
KN5: Nhận diện được thế nào là dịch nói, dịch thoát ý, không phụ thuộc vào bản gốc.
Thực hiện được ở mức độ cơ bản việc dịch thoát ý.
KN6: Sử dụng được các thuật ngữ và cấu trúc câu điển hình trong các chủ đề của học
phần,

KN7: Sử dụng được các biện pháp liên kết ý và logic.

KN8: Ngoài ra, người học cũng phát triển được một số kỹ năng mềm khác như: kỹ năng
nói trước đám đông, kỹ năng giao tiếp.

5.3. Thái độ

Người học biết nhận diện, tạo lập các hành vi và ứng xử phù hợp với công việc, cụ thể
là:

TĐ1: Tôn trọng thông tin được trình bày trong bài,

TĐ2: Đúng giờ,

TĐ3: Ứng xử phù hợp hoàn cảnh dịch (trang phục, ngôn ngữ sử dụng v.v..)

TĐ4: Nhận thức được các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức cơ bản và thực hiện

240
đúng.

5. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của
Phương pháp giảng dạy
giảng viên người học

Phương pháp giảng dạy - Giảng viên hướng dẫn kỹ - Đóng vai (thực hành cá
tích cực, lấy người học thuật dịch, đưa yêu cầu cụ thể nhân): người học đóng vai trò
làm trung tâm và rõ ràng cho người học để là phiên dịch trong tất cả các
người học có thể thực hiện phần trình bày trên lớp,
được các kỹ thuật ở mức độ - Thực hành theo nhóm:
cơ bản, người học thực hành dịch kỹ
- Giảng viên tổ chức lớp học thuật dịch hoặc thực hành
dạng hội thảo, hoặc chia dịch theo nhóm từ 2-3 người,
nhóm (2-3 người) và phân - Thảo luận: đối với các bài
công các nhiệm vụ người học tập thực hành kỹ thuật dịch
cần thực hiện, và thực hành dịch của người
- Giảng viên chốt kiến thức học. Người học chuẩn bị bài
chuẩn và chốt các cuộc thảo kỹ và tập trung theo dõi diễn
luận nhóm, đưa ra kết luận tiến trên lớp để có thể tham
cho các bài tập thực hành. gia thảo luận tích cực, đánh
giá bản dịch của những người
học khác theo các tiêu chí đã
được học.

Phương pháp thuyết trình - Giảng viên thuyết trình phần - Chuẩn bị bài trước khi nghe
lý thuyết liên quan tới các kỹ giảng,
thuật cơ bản trong dịch nói.
- Tham gia thảo luận.

6. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Phòng máy,

- Máy tính có nối mạng, loa,

- Sách, tài liệu tham khảo.

7. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

ST Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số


T

1 Đánh giá - Điểm danh, - Đi học đầy đủ, theo 10%


chuyên cần quy định là không được
- Kiểm tra bài tập đã giao.
vắng mặt quá 10% số
giờ lên lớp,

241
- Tham gia tích cực
trong giờ học

2 Đánh giá - Bài kiểm tra thực hành ghi - Hình thức trình bày 30%
giữa học nhanh, ghi nhớ theo đúng quy định,
phần - Bài thực hành dịch được - Chất lượng của việc
giảng viên thực hiện đối với thực hiện kỹ thuật hoặc
từng người học trong suốt chất lượng bản dịch,
học phần, - Tham gia nghiêm túc
- Bài tập làm theo nhóm, và tích cực vào bài tập
nhóm hoặc dự án.
- Thực hiện dự án.

3 Đánh giá - Bài thi thực hành dịch nói: - Chất lượng bản dịch : 60%
cuối học 01 phần dịch Pháp-Việt và độ chính xác của nội
phần 01 phần dịch Việt - Pháp có dung văn bản dịch; sử
tổng cộng độ dài tính bằng dụng đúng thuật ngữ của
số lượng từ khoảng 450 từ, các chủ đề đã học; cách
về một trong các chủ đề đã hành văn và độ chuẩn
được học. Bài thi được thực ngữ pháp.
hiện tại phòng máy. - Theo thang đánh giá
được Bộ môn duyệt.

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

8. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu cho mỗi buổi học trước khi lên lớp theo chủ đề được thông báo.

- Thực hiện tích cực nhiệm vụ được giao, hợp tác tích cực với các thành viên khác khi
làm việc theo nhóm.

- Chuẩn bị và tích cực tham gia thảo luận.

- Hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá theo qui định.

9. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

1 Nhập môn dịch nói: Giới thiệu chung 8 15 23 Xem mục 11

242
về môn dịch nói. Giới thiệu chung về
các kỹ thuật trong dịch nói: ghi nhớ
và ghi nhanh
Phần I: Dân số
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhớ trong dịch, thực
hành kỹ thuật ghi nhớ,
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng, cách tìm kiếm và tra cứu
thuật ngữ,
- Nội dung:
+ Tình hình dân số thế giới nói
chung, cơ cấu dân số, các thời kỳ dân
số,
+ Bùng nổ, già hóa dân số và những
tác động về mặt kinh tế ở những
nước nghèo
+ Chính sách kế hoạch hóa gia đình
ở các nước đang phát triển và chính
sách khuyến khích sinh đẻ ở những
nước giàu.

2 Phần II: Môi trường 7 15 22 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhớ trong dịch, thực
hành kỹ thuật ghi nhớ (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng, cách tìm kiếm và tra cứu
thuật ngữ (tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ
đề.
+ Bản chất của dịch nói, dịch thoát ý
là như thế nào,
+ Sử dụng thuật ngữ, cấu trúc cơ
bản, sử dụng liên kết ý
- Nội dung:
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường: phân
biệt các loại ô nhiễm môi trường
(không khí, nguồn nước, đất, tiếng
ồn v.v…

243
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường đô
thị, nông thôn. Nguyên nhân và hậu
quả đối với cuộc sống con người.
+ Các nỗ lực chống biến đổi khí hậu,
các hội nghị COP.

Phần III: Xoá đói giảm nghèo 8 15 23 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh nhanh hỗ trợ
nhớ trong dịch nói, thực hành kỹ
thuật ghi nhanh,
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng, cách tìm kiếm và tra cứu
thuật ngữ (tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ
đề (tiếp)
+ Bản chất của dịch nói, dịch thoát ý
3 là như thế nào, (tiếp)
+ Sử dụng thuật ngữ, cấu trúc cơ
bản, sử dụng liên kết ý (tiếp)
- Nội dung:
+ Các mục tiêu phát triển bền vững
của LHQ,
+ Tình trạng nghèo đói tại các nước
nghèo và các nước phát triển,
+ Nghèo đói tại các đô thị, nghèo đói
tại các khu vực nông thôn,
+ Nỗ lực xoá đói giảm nghèo của
Việt Nam.

4 Phần IV: Du lịch 7 15 22 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh nhanh hỗ trợ
nhớ trong dịch nói, thực hành kỹ
thuật ghi nhanh (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng, cách tìm kiếm và tra cứu
thuật ngữ, (tiếp)
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ
đề (tiếp),
+ Bản chất của dịch nói, dịch thoát ý

244
là như thế nào (tiếp),
+ Sử dụng thuật ngữ, cấu trúc cơ
bản, sử dụng liên kết ý (tiếp).
- Nội dung:
+ Tình hình ngành du lịch trên thế
giới, các con số thống kê.
+ Du lịch như là công cụ để xoá đói
giảm nghèo, phát triển du lịch tạo thu
nhập cho người dân,
+ Các loại hình du lịch, các loại danh
lam thắng cảnh,
+ Hậu quả môi trường trong phát
triển du lịch.

10. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Các nội dung tự học cho từng chủ đề của học phần Thực hành dịch nói 1 như sau:

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Chủ đề Dân số Người học cần chọn lọc nguồn thông tin
chính thống, đáng tin cậy.
+ Tình hình dân số thế
giới nói chung, cơ cấu dân Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng
số, các thời kỳ dân số, liên quan đến 3 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong
+ Bùng nổ, già hóa dân số chủ đề lớn là Dân số. Người học có thể tham
và những tác động về mặt khảo thông tin trên các loại báo chí (xem
kinh tế ở những nước danh mục các website về báo có thể đọc tại
mục 12.2) và các website :
nghèo
+ Chính sách kế hoạch hóa 1. + Unesco: http://fr.unesco.org
gia đình ở các nước đang 2. Bộ tài nguyên và môi trường:
1 phát triển và chính sách http://www.monre.gov.vn/wps/portal/Trangch
khuyến khích sinh đẻ ở u
những nước giàu. 3. Tổng cục thống kê:
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?
tabid=217
4. Quỹ dân số LHQ:
https://www.unfpa.org/fr
+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ
trước khi tới lớp.

2 Chủ đề Môi trường Người học cần chọn lọc nguồn thông tin
chính thống, đáng tin cậy.

245
+ Vấn đề ô nhiễm môi Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng
trường: phân biệt các loạiliên quan đến 3 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong
ô nhiễm môi trường chủ đề lớn là Môi trường. Người học có thể
(không khí, nguồn nước, tham khảo thông tin trên các loại báo chí
đất, tiếng ồn v.v… (xem danh mục các website về báo có thể đọc
+ Tình trạng ô nhiễm môi tại mục 12.2) và các website như :
trường đô thị, nông thôn. 1. Bộ tài nguyên và môi trường:
Nguyên nhân và hậu quả http://www.monre.gov.vn/wps/portal/Trangch
đối với cuộc sống con u
người. 2. Tổng cục thống kê:
+ Các nỗ lực chống biến http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?
đổi khí hậu, các hội nghị tabid=217
COP 3. Bộ Y tế:
http://moh.gov.vn/government/pages/tongcuc
dskhhgd_v2.aspx
+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ
trước khi tới lớp.

Chủ đề xóa đói giảm Người học cần chọn lọc nguồn thông tin
nghèo chính thống, đáng tin cậy.
+ Các mục tiêu phát triển Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng
bền vững của LHQ, liên quan đến 4 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong
+ Tình trạng nghèo đói tại chủ đề lớn là Xóa đói giảm nghèo. Người học
các nước nghèo và các có thể tham khảo thông tin trên các loại báo
chí (xem danh mục các website về báo có thể
nước phát triển,
đọc tại mục 12.2) và các website như :
+ Nghèo đói tại các đô thị,
nghèo đói tại các khu vực 1. Tổng cục thống kê:
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?
nông thôn,
3 tabid=217
+ Nỗ lực xoá đói giảm
2. Bộ Y tế:
nghèo của Việt Nam
http://moh.gov.vn/government/pages/tongcuc
dskhhgd_v2.asp
3. Quỹ dân số LHQ:
https://www.unfpa.org/fr
4. Liên hợp quốc:
https://www.un.org/fr
+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ
trước khi tới lớp

4 Chủ đề Du lịch Người học cần chọn lọc nguồn thông tin
chính thống, đáng tin cậy.
+ Tình hình ngành du lịch
trên thế giới, các con số Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng
thống kê. liên quan đến 4 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong
+ Du lịch như là công cụ chủ đề lớn là Du lịch. Người học có thể tham
để xoá đói giảm nghèo, khảo thông tin trên các loại báo chí (xem

246
phát triển du lịch tạo thu danh mục các website về báo có thể đọc tại
nhập cho người dân mục 12.2) và các website như :
+ Các loại hình du lịch, 1. Bộ tài nguyên và môi trường:
các loại danh lam thắng http://www.monre.gov.vn/wps/portal/Trangch
cảnh, u
+ Hậu quả môi trường 2. Tổng cục thống kê:
trong phát triển du lịch. http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?
tabid=217
3. Tổng cục du lịch :
http://vietnamtourism.gov.vn/
4. Bộ VHTTDL: https://bvhttdl.gov.vn/
+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ
trước khi tới lớp

11.2. Phương pháp tự học

Học phần thực hành dịch nói 1 đòi hỏi người học cần chuẩn bị kỹ trước mỗi buổi học, vì
vậy thời gian cho việc tự học là không thể thiếu. Để có thể học tốt học phần này, người học
cần đọc trước các tài liệu liên quan đến chủ đề đang học bằng cả hai thứ tiếng để chuẩn bị từ
vựng cũng như kiến thức liên quan đến chủ đề đang dịch.

Người học được giảng viên hướng dẫn cách tự học tại buổi học đầu tiên của học phần.
Cụ thể, người học phải bám sát lịch trình của từng nội dung học để đọc tài liệu phù hợp.
Trước mỗi buổi học, người học được giảng viên yêu cầu đọc trước tài liệu liên quan đến nội
dung của buổi học bằng cả hai thứ tiếng. Việc đọc tài liệu giúp người học nắm được phần nào
kiến thức liên quan đến chủ đề đang học, từ đó có thể chuẩn bị bảng từ vựng liên quan đến
chủ đề, phục vụ cho việc học dịch trên lớp. Người học không chỉ áp dụng phương pháp tự học
này trong học phần DN1 mà còn hình thành và phát triển kỹ năng tự học tập suốt đời.

11.3. Học liệu tự học

Các nguồn tài liệu giấy hoặc trực tuyến. Cụ thể, xem mục 12.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Học phần thực hành dịch nói 1 không có giáo trình chính thức. Bên cạnh các tài liệu
tham khảo cho phần lý thuyết, tài liệu của học phần được cả giảng viên và học viên thu thập
từ các nguồn tài liệu thực tế có trên các websites của các Bộ, Ngành (Việt Nam và các nước
Pháp ngữ), các tổ chức quốc tế và các loại báo, tạp chí chuyên ngành và phổ thông.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Website chính thức của các Bộ, Ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế

247
2. Bộ tài nguyên và môi trường: http://www.monre.gov.vn/wps/portal/Trangchu

3. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

4. Bộ Y tế: http://moh.gov.vn/government/pages/tongcucdskhhgd_v2.aspx

5. Unesco: http://fr.unesco.org

6. Quỹ dân số LHQ: https://www.unfpa.org/fr

7. Tổ chức du lịch thế giới: http://www2.unwto.org/fr

8. Thời báo kinh tế: http://vneconomy.vn

9. Báo nhân dân: http://www.nhandan.com.vn

10. Báo Thanh niên: http://thanhnien.vn

11. Báo le monde http://www.lemonde.fr

12. Báo Le monde diplomatique: http://boutique.monde diplomatique.fr/abonnements/

13. Báo le Figaro: http://www.lefigaro.fr

14. ALESSANDRINI, M- S. (1990). Translating numbers in consecutive interpretation:


an experimental study. The interpreter’s Newsletters 3, pp. 77-80.

15. ATSUKO, S. (1988). Aptitudes of Translators and Interpreters. Meta: Translators'


Journal, vol. 33, n° 1, p. 108-114.

248
THỰC HÀNH DỊCH NÓI 2

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành dịch nói 2

- Tiếng Anh: Interpreting Practice 2

1.2 Mã học phần: 61FRE3IP2

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE3IP1

1.4 Số tín chỉ: 4

1.5 Số giờ tín chỉ: 90

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 60 90

1.6 Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Hữu Ngọc ThS khanhcfit@gmail.com Bộ môn Dịch


Khánh

2 Kiều Thị Thúy Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.v Bộ môn THT


n

3. Mô tả nội dung học phần

Thực hành dịch nói 2 là học phần thực hành dịch nói trong đó người học được trang bị
các kỹ thuật mức độ cơ bản nâng cao của dịch nói nối tiếp có ghi nhanh. Các chủ đề liên quan
tới nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có một số chủ đề mang tính chuyên ngành vừa phải
giúp người học nâng cao kiến thức. Bài tập thực hành dịch được người dạy biên soạn hoặc do
chính người học tự chuẩn bị từ tài liệu thực tế thuộc các chủ đề trên giúp người học hiểu và áp
dụng tốt hơn kỹ năng dịch nói nối tiếp, biết cách dịch tương đối trung thành với bản gốc, bản
dịch thoát ý rõ ràng sáng sủa, sử dụng được tương đối các thuật ngữ thuộc lĩnh vực chuyên
ngành, biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, linh hoạt, thiết lập kỹ năng dịch nói nối
tiếp, biết cách dịch thoát ý, không bám từ, biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác. Học
phần này cũng giúp người học nắm rõ và hình thành được tinh thần, thái độ phù hợp trong
môi trường làm việc chuyên nghiệp.

4. Mục tiêu của học phần

249
MT1: Học phần thực hành dịch nói 2 hướng tới mục tiêu chung là trang bị cho người học
các kiến thức, kỹ năng của dịch nói ở mức độ cơ bản nâng cao.

MT2: Giúp người học nắm rõ và hình thành được tinh thần, thái độ phù hợp khi thực
hành nghề phiên dịch.

MT3: Học phần này là tiền đề cho phép người học tiếp tục học tại trình độ nâng cao
trong học phần Thực hành dịch nói 3.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KT1: Vận dụng được ở mức độ cơ bản nâng cao kỹ thuật ghi nhanh trong dịch nói,

KT2: Áp dụng được các kiến thức về các chủ đề của học phần với mức độ chuyên ngành
vừa phải vào hoạt động phiên dịch,

KT3: Hệ thống hóa về mặt từ vựng các cấu trúc câu điển hình trong các chủ đề của học
phần,

KT4: Áp dụng được các thuật ngữ và sử dụng được nhuần nhuyễn các cấu trúc câu điển
hình trong các chủ đề của học phần trong hoạt động phiên dịch.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hành thành được những kỹ năng sau:

KN1: Có khả năng thực hiện kỹ năng ghi nhanh, phối hợp thành thạo kỹ năng ghi nhớ và
ghi nhant.

KN2: Có khả năng tìm và khai thác tài liệu (tài liệu chuyên ngành, từ điển trực tuyến,
bảng từ vựng thuật ngữ trực tuyến) phục vụ cho công việc dịch,

KN3: Có khả năng xây dựng được bảng từ vựng chuyên ngành ở mức độ cơ bản nâng
cao cho các chủ đề trong học phần,

KN4: Có khả năng áp dụng được các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ, vay mượn, can-ke,
tìm tương đương, chuyển vị, dịch mô tả hay diễn giải, cải biên,

KN5: Thực hiện được ở mức độ cơ bản nâng cao việc dịch thoát ý, không phụ thuộc vào
bản gốc.

KN6: Sử dụng được các thuật ngữ và cấu trúc câu điển hình trong các chủ đề của học
phần,

KN7: Sử dụng được các biện pháp liên kết ý và logic.

KN8: Củng cố một số kỹ năng mềm khác như: kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng

250
giao tiếp.

5.3. Thái độ

Người nắm rõ và phát triển các hành vi và ứng xử phù hợp với công việc, cụ thể là:

TĐ1: Tôn trọng thông tin được trình bày trong bài,

TĐ2: Đúng giờ,

TĐ3: Ứng xử phù hợp hoàn cảnh dịch (trang phục, ngôn ngữ sử dụng v.v..)

TĐ4: Nhận thức được các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức cơ bản nâng cao và
thực hiện đúng.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Hoạt động giảng dạy Hoạt động học tập của người
Phương pháp giảng dạy
của giảng viên học

Phương pháp giảng dạy Giảng viên đóng vai trò Đóng vai (thực hành cá nhân):
lấy người học làm trung là hướng dẫn kỹ thuật người học đóng vai trò là phiên
tâm dịch, đưa yêu cầu cụ thể dịch trong tất cả các phần trình
và rõ ràng cho người học bày trên lớp.
để người học có thể thực Thực hành theo nhóm: người học
hiện được các kỹ thuật ở thực hành dịch kỹ thuật dịch hoặc
mức độ cơ bản nâng cao. thực hành dịch theo nhóm từ 2-3
Giảng viên là người chốt người,
lại kiến thức chuẩn và Thảo luận: đối với các bài tập
chốt các cuộc thảo luận thực hành kỹ thuật dịch và thực
nhóm, đưa ra kết luận hành dịch của người học. Người
cho các bài tập thực hành học chuẩn bị bài kỹ và tập trung
theo dõi diễn tiến trên lớp để có
thể tham gia thảo luận tích cực,
đánh giá bản dịch của những
người học khác theo các tiêu chí
đã được học

Phương pháp thuyết trình Thuyết trình: đối với các Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng
phần lý thuyết liên quan Tham gia thảo luận
tới các kỹ thuật cơ bản
trong dịch nói

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Phòng máy.

- Máy tính, loa.

- Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.

8. Phương pháp đánh giá học phần

251
Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh xem học sinh Tham gia tối thiểu 10%
chuyên cần có đi học đầy đủ không, theo 80% thời lượng giờ
quy định là không được vắng học trên lớp
mặt quá 10% số giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực trên lớp
học

2 Đánh giá giữa 01 bài kiểm tra tính điểm - Hình thức trình 30%
học phần giữa học phần: bài tập thực bày theo đúng quy
hành ghi nhanh, ghi nhớ định.
hoặc bài thực hành dịch - Chất lượng của
được giảng viên thực hiện việc thực hiện kỹ
đối với từng người học trong thuật hoặc chất
suốt học phần. lượng bản dịch

3 Đánh giá cuối 01 bài thi thực hành dịch nói - Theo thang đánh 60%
học phần bao gồm: 01 bài dịch Pháp- giá được Bộ môn
Việt và 01 bài dịch Việt - duyệt.
Pháp có tổng cộng độ dài
tính bằng số lượng từ
khoảng 450 từ, về một trong
các chủ đề đã được học. Bài
thi được thực hiện tại phòng
máy.

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu cho mỗi buổi học trước khi lên lớp theo chủ đề được thông báo

- Thực hiện tích cực nhiệm vụ được giao, hợp tác tích cực với các thành viên khác khi
làm việc theo nhóm.

252
- Chuẩn bị và tích cực tham gia thảo luận.

- Hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá theo qui định.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


ST
Nội dung Học liệu
T Lý Thực Tự học
thuyết hành

Phần I: Quan hệ quốc tế, ngoại 8 15 23 Xem mục


giao, đón tiếp, dự án hợp tác 11
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh trong dịch,
thực hành kỹ thuật ghi nhanh,
+ Phối hợp giữa kỹ thuật ghi nhớ
và ghi nhanh,
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có
thể sử dụng, cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ,
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo
chủ đề,
+ Nắm và áp dụng được các thủ
thuật dịch: dịch chuyển từ, vay
mượn, can-ke, tìm tương đương,
chuyển vị, dịch mô tả hay diễn
1
giải, cải biên,
+ Dịch thoát ý, trôi chảy rõ ràng,
không bị phục thuộc vào bản gốc,
+ Sử dụng các biện pháp liên kết
ý và logic,
+ Sử dụng các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình theo chủ đề.
- Nội dung:
+ Ngoại giao đón tiếp dựa trên cơ
sở thời sự các chuyến thăm (đại
diện Việt Nam đi thăm các quốc
gia khác, đại diện các quốc gia
khác đến thăm Việt Nam),
+ Quan hệ Việt Nam – Asean, EU
và các đối tác khác,
+ Các cấp độ hợp tác giữa Việt
Nam và các quốc gia, tổ chức

253
quốc tế.

Phần II: Hạ tầng cơ sở 7 15 22 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh trong dịch,
thực hành kỹ thuật ghi nhanh
(tiếp),
+ Phối hợp giữa kỹ thuật ghi nhớ
và ghi nhanh (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có
thể sử dụng, cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ (tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo
chủ đề (tiếp),
+ Nắm và áp dụng được các thủ
thuật dịch: dịch chuyển từ, vay
mượn, can-ke, tìm tương đương,
chuyển vị, dịch mô tả hay diễn
giải, cải biên (tiếp),
2
+ Dịch thoát ý, trôi chảy rõ ràng,
không bị phục thuộc vào bản gốc
(tiếp),
+ Sử dụng các biện pháp liên kết
ý và logic (tiếp),
+ Sử dụng các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình theo chủ đề
(tiếp).
- Nội dung:
+ Vai trò hạ tầng cơ sở tại các
nước đang phát triển (ảnh hưởng
của hạ tầng đối với phát triển của
đất nước và cuộc sống người dân,
vai trò đầu tư của nhà nước, nhu
cầu vốn và các hình thức đầu tư).
+ Hiện trạng hạ tầng (các loại
hình hạ tầng hiện có, tình trạng sử
dụng).

3 Phần III: Toàn cầu hóa 8 15 23 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh trong dịch,
thực hành kỹ thuật ghi nhanh

254
(tiếp),
+ Phối hợp giữa kỹ thuật ghi nhớ
và ghi nhanh (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có
thể sử dụng, cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ (tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo
chủ đề (tiếp),
+ Nắm và áp dụng được các thủ
thuật dịch: dịch chuyển từ, vay
mượn, can-ke, tìm tương đương,
chuyển vị, dịch mô tả hay diễn
giải, cải biên (tiếp),
+ Dịch thoát ý, trôi chảy rõ ràng,
không bị phục thuộc vào bản gốc
(tiếp),
+ Sử dụng các biện pháp liên kết
ý và logic (tiếp),
+ Sử dụng các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình theo chủ đề
(tiếp).
- Nội dung:
+Toàn cầu hóa trong lĩnh vực
kinh tế và các lĩnh vực khác.
+ Các quan điểm về toàn cầu hóa
(ủng hộ, phản đối, trung dung).
+ Các xu hướng toàn cầu hóa, hội
nhập thương mại (bảo hộ, mở cửa
kinh tế).
+ Tác động của toàn cầu hóa tới
phát triển của đất nước và đời
sống người dân.

4 Phần IV: Công nghệ thông tin 7 15 22 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh trong dịch,
thực hành kỹ thuật ghi nhanh
(tiếp),
+ Phối hợp giữa kỹ thuật ghi nhớ
và ghi nhanh (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có

255
thể sử dụng, cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ (tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo
chủ đề (tiếp),
+ Nắm và áp dụng được các thủ
thuật dịch: dịch chuyển từ, vay
mượn, can-ke, tìm tương đương,
chuyển vị, dịch mô tả hay diễn
giải, cải biên (tiếp),
+ Dịch thoát ý, trôi chảy rõ ràng,
không bị phục thuộc vào bản gốc
(tiếp),
+ Sử dụng các biện pháp liên kết
ý và logic (tiếp),
+ Sử dụng các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình theo chủ đề
(tiếp).
- Nội dung:
+ Quá trình phát triển công nghệ
thông tin và những loại hình công
nghệ thông tin hiện nay (công
nghệ 4.0),
+ Tác động của công nghệ thông
tin tới phát triển đất nước và đời
sống người dân.
+ Hình thành và phát triển thương
mại điện tử.
+ Hình thành và phát triển các
công ty khởi nghiệp.

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Học phần thực hành dịch nói 2 đòi hỏi người học cần chuẩn bị kỹ trước mỗi buổi học và chủ
động tự luyện tập ở nhà để hiểu và áp dụng được các kỹ thuật mức độ cơ bản nâng cao của dịch nói
nối tiếp có ghi nhanh. Vì vậy thời gian cho việc tự học là không thể thiếu. Để có thể học tốt học phần
này, người học cần chủ động tìm đọc trước các tài liệu liên quan đến chủ đề đang học bằng cả hai
thứ tiếng (xem mục 10 và 12) để chuẩn bị từ vựng cũng như kiến thức liên quan đến chủ đề đang
dịch. Sau mỗi buổi học, người học cũng chủ động tự luyện tập các kỹ thuật dịch có ghi nhanh đã học
trên lớp để thực hành dịch nói trên các tài liệu đã tìm (có thể làm nhóm hoặc làm cá nhân). Cụ thể,
các nội dung tự học cho từng chủ đề của học phần Thực hành dịch nói 2 như sau:

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

256
Chủ đề Quan hệ quốc tế Người học cần chọn lọc nguồn thông tin chính
+ Ngoại giao đón tiếp dựa thống, đáng tin cậy.
trên cơ sở thời sự các Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng liên
chuyến thăm (đại diện quan đến 3 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong chủ đề lớn
Việt Nam đi thăm các là Quan hệ quốc tế. Người học có thể tham khảo
quốc gia khác, đại diện thông tin trên các loại báo chí (xem danh mục các
các quốc gia khác đến website về báo có thể đọc tại mục 12.2) và các
thăm Việt Nam), website :
1 + Quan hệ Việt Nam – 1. Bộ Ngoại giao:
Asean, EU và các đối tác http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/bng_vietna
khác, m/
+ Các cấp độ hợp tác giữa 2. Bộ Thông tin truyền thông:
Việt Nam và các quốc gia, https://www.mic.gov.vn/Pages/trangchu.aspx
tổ chức quốc tế. + Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ trước
khi tới lớp.

Chủ đề Hạ tầng cơ sở Người học cần chọn lọc nguồn thông tin chính
+ Vai trò hạ tầng cơ sở tại thống, đáng tin cậy.
các nước đang phát triển Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng liên
(ảnh hưởng của hạ tầng quan đến 2 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong chủ đề lớn
đối với phát triển của đất là Hạ tầng cơ sở. Người học có thể tham khảo
nước và cuộc sống người thông tin trên các loại báo chí (xem danh mục các
dân, vai trò đầu tư của nhà website về báo có thể đọc tại mục 12.2) và các
2 nước, nhu cầu vốn và các website như :
hình thức đầu tư). 1. Báo le monde: http://www.lemonde.fr
+ Hiện trạng hạ tầng (các 2. Báo le Figaro: http://www.lefigaro.fr
loại hình hạ tầng hiện có,
tình trạng sử dụng). 3. Báo nhân dân: http://www.nhandan.com.vn
Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ trước khi
tới lớp.

3 Chủ đề Toàn cầu hóa Người học cần chọn lọc nguồn thông tin chính
+Toàn cầu hóa trong lĩnh thống, đáng tin cậy.
vực kinh tế và các lĩnh Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng liên
vực khác. quan đến 4 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong chủ đề lớn
+ Các quan điểm về toàn là Toàn cầu hóa. Người học có thể tham khảo
cầu hóa (ủng hộ, phản đối, thông tin trên các loại báo chí (xem danh mục các
website về báo có thể đọc tại mục 12.2) và các
trung dung).
website như :
+ Các xu hướng toàn cầu
hóa, hội nhập thương mại 1. Tổ chức thương mại thế giới WTO:
https://www.wto.org/
(bảo hộ, mở cửa kinh tế).
2. Thời báo kinh tế: http://vneconomy.vn

257
+ Tác động của toàn cầu 3. Báo le monde: http://www.lemonde.fr
hóa tới phát triển của đất + Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ trước
nước và đời sống người khi tới lớp
dân.

Chủ đề Công nghệ thông Người học cần chọn lọc nguồn thông tin chính
tin thống, đáng tin cậy.
+ Quá trình phát triển Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng liên
công nghệ thông tin và quan đến 4 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong chủ đề lớn
những loại hình công là Công nghệ thông tin. Người học có thể tham
nghệ thông tin hiện nay khảo thông tin trên các loại báo chí (xem danh
(công nghệ 4.0), mục các website về báo có thể đọc tại mục 12.2)
4 + Tác động của công nghệ và các website như :
thông tin tới phát triển đất 1. Báo le monde: http://www.lemonde.fr
nước và đời sống người 2. Báo le Figaro: http://www.lefigaro.fr
dân.
3. Báo nhân dân: http://www.nhandan.com.vn
+ Hình thành và phát triển
thương mại điện tử. + Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ trước
khi tới lớp
+ Hình thành và phát triển
các công ty khởi nghiệp.

11.2. Phương pháp tự học

Các bước của quá trình tự học như sau :

- Người học được giảng viên hướng dẫn cách tự học tại buổi học đầu tiên của học phần.
Cụ thể, người học phải bám sát lịch trình của từng nội dung học để đọc tài liệu phù hợp.

- Trước mỗi buổi học, người học được giảng viên yêu cầu đọc trước tài liệu liên quan
đến nội dung của buổi học bằng cả hai thứ tiếng. Việc đọc tài liệu giúp người học nắm được
phần nào kiến thức liên quan đến chủ đề đang học, từ đó có thể chuẩn bị bảng từ vựng liên
quan đến chủ đề, phục vụ cho việc học dịch trên lớp. Cụ thể các chủ đề trong thực hành dịch 2
gồm 4 chủ đề : Quan hệ quốc tế, Hạ tầng cơ sở, Toàn cầu hóa và Công nghệ thông tin.

- Thực hiện các bài tập về nhà theo yêu cầu.

- Tự tìm bài tương tự nội dung trên lớp học để áp dụng các kỹ thuật dịch đã được hướng
dẫn trên lớp. Qua việc tự luyện dịch ở nhà, cần khái quát hóa những kết luận của chính mình
về các phương pháp và kỹ thuật dịch. Các bài luyện dịch có thể tự làm hoặc làm theo nhóm để
trao đổi cùng các bạn học trong lớp.

- Người học không chỉ áp dụng phương pháp tự học này trong học phần Dịch nói 2 mà
còn hình thành và phát triển kỹ năng tự học tập suốt đời.

11.3. Học liệu tự học

Các nguồn tài liệu giấy hoặc trực tuyến. Cụ thể, xem mục 12.

258
12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Học phần thực hành dịch nói 2 không có giáo trình chính thức. Bên cạnh các tài liệu
tham khảo cho phần lý thuyết, tài liệu của học phần được cả giảng viên và học viên thu thập
từ các nguồn tài liệu thực tế có trên các websites của các Bộ, Ngành (Việt Nam và các nước
Pháp ngữ), các tổ chức quốc tế và các loại báo, tạp chí chuyên ngành và phổ thông.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Website chính thức của các Bộ, Ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế

2. Bộ Ngoại giao: http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/bng_vietnam/

3. Bộ Xây dựng: http://www.moc.gov.vn/web/guest/9

4. Bộ Thông tin truyền thông: https://www.mic.gov.vn/Pages/trangchu.aspx

5. Tổ chức thương mại thế giới WTO: https://www.wto.org/

6. Báo và tạp chí trực tuyến:

7. Thời báo kinh tế: http://vneconomy.vn

8. Báo nhân dân: http://www.nhandan.com.vn

9. Báo Thanh niên: http://thanhnien.vn

10. Báo le monde: http://www.lemonde.fr

11. Báo le Figaro: http://www.lefigaro.fr

259
THỰC HÀNH DỊCH NÓI 3

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành dịch nói 3

- Tiếng Anh:Interpreting Practice 3

1.2. Mã học phần: 61FRE4IP3

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3IP2

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 75

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 60 60

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Trần Văn Công TS tran_vancong@yahoo.fr Bộ môn LTT

2 Nguyễn Hữu Ngọc ThS khanhcfit@gmail.com Bộ môn Dịch


Khánh

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần trang bị cho người học các kỹ thuật mức độ cao cấp của dịch nói nối tiếp có
ghi nhanh. Các chủ đề được đề cập mang tính chuyên ngành sâu (kinh tế tài chính, văn hóa,
giáo dục...). Người học được rèn luyện kỹ năng dịch nói nối tiếp, dịch trung thành với nội
dung nguồn, thoát ý rõ ràng, sử dụng khá tốt các thuật ngữ chuyên ngành, sử dụng ngôn ngữ
một cách chính xác, linh hoạt, không dịch bám từ. Học phần này cũng giúp người học nắm rõ
và hình thành được tinh thần, thái độ phù hợp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng của dịch nói ở mức độ cao cấp.

MT2: Cho phép người học có thể dịch được khá trung thành các nội dung liên quan đến
các chuyên ngành sâu.

MT3: Giúp người học nắm rõ và hình thành được tinh thần, thái độ phù hợp khi thực

260
hành nghề phiên dịch.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.4. Kiến thức

KT1: Nhận thức được ở mức độ nâng cao kỹ thuật ghi nhanh trong dịch nói.

KT2: Nhận thức và giải thích được các kiến thức về các chủ đề của môn học với mức độ
chuyên ngành vừa phải.

KT3: Sử dụng nhuần nhuyễn từ vựng và các cấu trúc câu điển hình trong các chủ đề của
môn học.

5.5. Kỹ năng

KN1: Thực hành nâng cao kỹ thuật ghi nhanh, phối hợp thành thạo kỹ năng ghi nhớ và
ghi nhanh.

KN2: Củng cố khả năng tìm và khai thác tài liệu (tài liệu chuyên ngành, từ điển trực
tuyến, bảng từ vựng thuật ngữ trực tuyến) phục vụ cho công việc dịch.

KN3: Xây dựng được bảng từ vựng chuyên ngành ở mức độ cơ bản nâng cao cho các
chủ đề trong môn học.

KN4: Thực hiện được ở mức độ cơ bản nâng cao việc dịch thoát ý.

KN5: Củng cố một số kỹ năng mềm khác như: kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng
giao tiếp.

5.6. Thái độ

TĐ1: Có ý thức về việc tôn trọng thông tin nghe được dịch nói.

TĐ2: Nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề biên-phiên dịch.

TĐ3: Tôn trọng các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức nâng cao và thực hiện đúng.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của
Phương pháp giảng dạy
giảng viên người học

Thuyết trình Hướng dẫn kỹ thuật dịch Nghe và ghi chép.

Học trong phòng máy Cho người học dịch các Nghe, dịch và tự chữa lỗi sau
đoạn diễn văn, ghi âm, cho khi nhận được ý kiến đánh
người học nghe lại, chữa lỗi, giá của giáo viên.
góp ý

Đóng vai (thực hành cá Đưa yêu cầu cụ thể và rõ Đóng vai trò là phiên dịch,

261
nhân và theo nhóm) ràng cho người học để thực hành dịch theo nhóm từ
người học. 2-3 người.
Chia nhóm; Tham gia thảo luận tích cực,
Phân công nhiệm vụ cho đánh giá phần dịch của những
người học khác.
mỗi người học.
Giám sát hoạt động từng
nhóm.
Đánh giá, chốt các cuộc
thảo luận nhóm, đưa ra kết
luận cho các bài tập thực
hành.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần


- Phòng máy,
- Máy tính, loa,
- Sách, tài liệu tham khảo.
8. Phương pháp đánh giá học phần
Học phần được đánh giá như sau :

ST Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số


T

1 Đánh giá -Điểm danh -Tham dự tối thiểu 10%


chuyên cần 80% giờ lên lớp;
1. -Kiểm tra bài cũ
2. -Kiểm tra bài tập -Trả lời được tối
về nhà thiểu 1/2 số câu hỏi;
-Mức độ hoàn thành
bài tập về nhà

2 Đánh giá giữa 01 bài kiểm tra tính 30%


học phần điểm giữa học phần: bài - Hình thức trình
tập thực hành ghi bày theo đúng quy
nhanh, ghi nhớ hoặc bài định.
thực hành dịch được
giảng viên thực hiện đối - Chất lượng của
với từng người học việc thực hiện kỹ
trong suốt môn học. thuật hoặc chất
lượng bản dịch

3 Đánh giá cuối 01 bài thi thực hành - Theo thang đánh 60%
học phần dịch nói bao gồm: 01 giá được Bộ môn
bài dịch Pháp-Việt và duyệt.
01 bài dịch Việt - Pháp
có tổng cộng độ dài tính

262
bằng số lượng từ
khoảng 450 từ, về một
trong các chủ đề đã
được học. Bài thi được
thực hiện tại phòng
máy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại
học Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016
của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Chuẩn bị bài trước mỗi buổi học.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao (bài tập về nhà, bảng từ...).

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ học tập theo hướng dẫn của giáo
viên.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

Phần I: Kinh tế tài chính 4 15 15 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh trong
dịch, thực hành kỹ thuật ghi
nhanh,
+ Phối hợp giữa kỹ thuật ghi
nhớ và ghi nhanh,
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác
1 định các nguồn tài liệu đáng tin
cậy có thể sử dụng, cách tìm
kiếm và tra cứu thuật ngữ,
+ Xây dựng bảng thuật ngữ
theo chủ đề,
+ Nắm và áp dụng được các
thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương
đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên,

263
+ Dịch thoát ý, trôi chảy rõ
ràng, không bị phục thuộc vào
bản gốc,
+ Sử dụng các biện pháp liên
kết ý và logic,
+ Sử dụng các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình theo chủ đề.
- Nội dung:
+ Tăng trưởng kinh tế thế giới,
khu vực và Việt Nam
+ Viện trợ ODA và đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI
+ Tình hình xuất nhập khẩu,
kim ngạch xuất nhập khẩu,
thặng dư thương mại,
+ Tài chính ngân hàng: hệ
thống ngân hàng nhà nước,
ngân hàng thương mại cổ phần,
ngân hàng liên danh..., lãi suất
ngân hàng
+ Tình hình lạm phát, đồng
tiền mất giá, khủng hoảng tài
chính, tiền tệ
+ Chỉ số giá tiêu dùng CPI

2 Phần II: Chống buôn lậu và 4 15 15 Xem mục 11


gian lận thương mại
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh trong
dịch, thực hành kỹ thuật ghi
nhanh (tiếp),
+ Phối hợp giữa kỹ thuật ghi
nhớ và ghi nhanh (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác
định các nguồn tài liệu đáng tin
cậy có thể sử dụng, cách tìm
kiếm và tra cứu thuật ngữ
(tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ
theo chủ đề (tiếp),
+ Nắm và áp dụng được các
thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương

264
đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp),
+ Dịch thoát ý, trôi chảy rõ
ràng, không bị phục thuộc vào
bản gốc (tiếp),
+ Sử dụng các biện pháp liên
kết ý và logic (tiếp),
+ Sử dụng các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình theo chủ đề
(tiếp).
- Nội dung:
+ Tình trạng sản xuất và buôn
bán hàng giả (nơi sản xuất,
trungg chuyển và tiêu thụ)
+ Tác động hàng giả đối với
nền kinh tế và xã hội, biện pháp
chống hàng giả
+ Chống gian lận thương mại
(chống buôn lậu, trốn thuế) và
tác động đến các khu vực kinh
doanh

3 Phần III: Văn hóa  4 15 15 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh trong
dịch, thực hành kỹ thuật ghi
nhanh (tiếp),
+ Phối hợp giữa kỹ thuật ghi
nhớ và ghi nhanh (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác
định các nguồn tài liệu đáng tin
cậy có thể sử dụng, cách tìm
kiếm và tra cứu thuật ngữ
(tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ
theo chủ đề (tiếp),
+ Nắm và áp dụng được các
thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương
đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp),
+ Dịch thoát ý, trôi chảy rõ
ràng, không bị phục thuộc vào

265
bản gốc (tiếp),
+ Sử dụng các biện pháp liên
kết ý và logic (tiếp),
+ Sử dụng các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình theo chủ đề
(tiếp).
- Nội dung:
+ Những khái niệm cơ bản về
văn hóa theo UNESCO (Công
ước về Đa dạng văn hóa, bảo
vệ bản sắc văn hóa, bảo tồn di
sản…).
+ Các loại hình văn hóa
+ Toàn cầu hóa văn hóa (du
nhập văn hóa, ảnh hưởng của
văn hóa ngoại lai).
+ Hợp tác văn hóa giữa Việt
Nam và Pháp, giữa Việt Nam
và các nước trong khu vực

4 Phần IV: Giáo dục  3 15 15 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật ghi nhanh trong
dịch, thực hành kỹ thuật ghi
nhanh (tiếp),
+ Phối hợp giữa kỹ thuật ghi
nhớ và ghi nhanh (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác
định các nguồn tài liệu đáng tin
cậy có thể sử dụng, cách tìm
kiếm và tra cứu thuật ngữ
(tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ
theo chủ đề (tiếp),
+ Nắm và áp dụng được các
thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương
đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp),
+ Dịch thoát ý, trôi chảy rõ
ràng, không bị phục thuộc vào
bản gốc (tiếp),
+ Sử dụng các biện pháp liên

266
kết ý và logic (tiếp),
+ Sử dụng các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình theo chủ đề
(tiếp).
- Nội dung:
+ Hệ thống giáo dục Việt Nam
và Pháp
+ Phổ cập, xóa mù chữ ở các
vùng miền
+ Các vấn đề về cải cách giáo
dục
+ Mục tiêu phát triển ODD về
giáo dục
+ Hợp tác giáo dục (liên kết
đào tạo, du học, du học tại
chỗ…)

11. Hướng dẫn tự học


11.1 Nội dung tự học
Người học cần chủ động tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:
- Đọc sách và tài liệu tham khảo để tăng cường vốn kiến thức liên quan đến nội dung
mỗi bài học trong học phần.
- Tìm các ý chính, ý phụ trong mỗi tài liệu.
- Nghe đài và tập dịch các đoạn phát biểu
- Xem truyền hình và tập dịch các đoạn phát biểu
- Tìm các clip trên Youtube về các bài phát biểu, các cuộc đối thoại, phỏng vấn, trao
đổi, tọa đàm và tập dịch
- Tập dịch qua hình thức đóng vai với các bạn học khác
- Trao đổi với bạn học, giáo viên nếu có những điều chưa hiểu rõ.
- Làm các bài tập về nhà do giáo viên giao.
Cụ thể, người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

TT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Phần I: Kinh tế tài chính - Tìm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Kinh
1 + Tăng trưởng kinh tế thế giới, tế tài chính, chú ý xác định các nguồn tài liệu
khu vực và Việt Nam đáng tin cậy có thể sử dụng

267
+ Viện trợ ODA và đầu tư trực https://www.thesaigontimes.vn/
tiếp nước ngoài FDI https://www.banquemondiale.org/
+ Tình hình xuất nhập khẩu, https://www.youtube.com/
kim ngạch xuất nhập khẩu,
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến tăng
thặng dư thương mại,
trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, các loại ngân
+ Tài chính ngân hàng: hệ hàng, chỉ số giá tiêu dùng
thống ngân hàng nhà nước,
ngân hàng thương mại cổ - Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ đề
phần, ngân hàng liên danh..., - Ôn lại các kỹ thuật dịch nói đã được học
lãi suất ngân hàng trong các học phần Thực hành Dịch nói 1 và

+ Tình hình lạm phát, đồng Thực hành Dịch nói 2: Kỹ thuật ghi nhanh, kết
tiền mất giá, khủng hoảng tài hợp giữa kỹ thuật ghi nhớ và ghi nhanh; áp
dụng được các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
chính, tiền tệ
vay mượn, can-ke, tìm tương đương, chuyển
+ Chỉ số giá tiêu dùng CPI vị, dịch mô tả hay diễn giải, cải biên; dịch thoát
ý, trôi chảy rõ ràng, không bị phục thuộc vào
bản gốc; sử dụng các biện pháp liên kết ý và
logic; sử dụng các thuật ngữ và cấu trúc câu
điển hình theo chủ đề

- Dịch các tài liệu tìm được, áp dụng các kỹ


thuật đã được học trong các học phần trước

2 Phần II: Chống buôn lậu và - Tìm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Chống
gian lận thương mại buôn lậu và gian lận thương mại, chú ý xác

+ Tình trạng sản xuất và buôn định các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể sử
bán hàng giả (nơi sản xuất, dụng
trungg chuyển và tiêu thụ) https://congthuong.vn/

+ Tác động hàng giả đối với https://www.douane.gouv.fr/


nền kinh tế và xã hội, biện https://www.youtube.com/
pháp chống hàng giả
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến sản xuất
+ Chống gian lận thương mại và thương mại, tình trạng buôn lậu và gian lận
(chống buôn lậu, trốn thuế) và thương mại, tác hại của buôn lậu và gian lận
tác động đến các khu vực kinh thương mại đối với nền kinh tế
doanh
- Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ đề

- Ôn lại các kỹ thuật dịch nói đã được học

268
trong các học phần Thực hành Dịch nói 1 và
Thực hành Dịch nói 2: Kỹ thuật ghi nhanh, kết
hợp giữa kỹ thuật ghi nhớ và ghi nhanh; áp
dụng được các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương đương, chuyển
vị, dịch mô tả hay diễn giải, cải biên; dịch thoát
ý, trôi chảy rõ ràng, không bị phục thuộc vào
bản gốc; sử dụng các biện pháp liên kết ý và
logic; sử dụng các thuật ngữ và cấu trúc câu
điển hình theo chủ đề

- Dịch các tài liệu tìm được, áp dụng các kỹ


thuật đã được học trong các học phần trước

3 Phần III: Văn hóa  - Tìm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Văn
hóa, chú ý xác định các nguồn tài liệu đáng tin
+ Những khái niệm cơ bản về
cậy có thể sử dụng
văn hóa theo UNESCO (Công
ước về Đa dạng văn hóa, bảo https://vanhoadoisong.vn/
vệ bản sắc văn hóa, bảo tồn di https://fr.unesco.org/
sản…).
https://www.youtube.com/
+ Các loại hình văn hóa
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến các
+ Toàn cầu hóa văn hóa (du công ước của UNESCO, các di sản thế giới và
nhập văn hóa, ảnh hưởng của Việt Nam, các loại hình văn hóa, trao đổi văn
văn hóa ngoại lai).
hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, ảnh hưởng
+ Hợp tác văn hóa giữa Việt của văn hóa Pháp đến văn hóa Việt Nam
Nam và Pháp, giữa Việt Nam - Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ đề
và các nước trong khu vực
- Ôn lại các kỹ thuật dịch nói đã được học
trong các học phần Thực hành Dịch nói 1 và
Thực hành Dịch nói 2: Kỹ thuật ghi nhanh, kết
hợp giữa kỹ thuật ghi nhớ và ghi nhanh; áp
dụng được các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương đương, chuyển
vị, dịch mô tả hay diễn giải, cải biên; dịch thoát
ý, trôi chảy rõ ràng, không bị phục thuộc vào
bản gốc; sử dụng các biện pháp liên kết ý và
logic; sử dụng các thuật ngữ và cấu trúc câu
điển hình theo chủ đề

269
- Dịch các tài liệu tìm được, áp dụng các kỹ
thuật đã được học trong các học phần trước

Phần IV: Giáo dục  - Tìm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Văn

+ Hệ thống giáo dục Việt Nam hóa, chú ý xác định các nguồn tài liệu đáng tin
cậy có thể sử dụng
và Pháp

+ Phổ cập, xóa mù chữ ở các https://giaoducthoidai.vn/


vùng miền https://fr.unesco.org/

+ Các vấn đề về cải cách giáo https://www.youtube.com/


dục - Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến hệ
+ Mục tiêu phát triển ODD về thống giáo dục Việt Nam và Pháp, chính sách
giáo dục giáo dục của Việt Nam, UNESCO và giáo dục,
cải cách giáo dục ở Việt Nam, hợp tác giáo dục
+ Hợp tác giáo dục (liên kết
đào tạo, du học, du học tại trong bối cảnh toàn cậu hóa
chỗ…) - Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ đề
4
- Ôn lại các kỹ thuật dịch nói đã được học
trong các học phần Thực hành Dịch nói 1 và
Thực hành Dịch nói 2: Kỹ thuật ghi nhanh, kết
hợp giữa kỹ thuật ghi nhớ và ghi nhanh; áp
dụng được các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương đương, chuyển
vị, dịch mô tả hay diễn giải, cải biên; dịch thoát
ý, trôi chảy rõ ràng, không bị phục thuộc vào
bản gốc; sử dụng các biện pháp liên kết ý và
logic; sử dụng các thuật ngữ và cấu trúc câu
điển hình theo chủ đề

- Dịch các tài liệu tìm được, áp dụng các kỹ


thuật đã được học trong các học phần trước

11.2. Phương pháp tự học


Các bước của quá trình tự học như sau :
- Người học được giảng viên hướng dẫn cách tự học tại buổi học đầu tiên của học phần.
Cụ thể, người học phải bám sát lịch trình của từng nội dung học để đọc tài liệu phù hợp.
- Trước mỗi buổi học, người học được giảng viên yêu cầu đọc trước tài liệu liên quan
đến nội dung của buổi học bằng cả hai thứ tiếng. Việc đọc tài liệu giúp người học nắm được
phần nào kiến thức liên quan đến chủ đề đang học, từ đó có thể chuẩn bị bảng từ vựng liên

270
quan đến chủ đề, phục vụ cho việc học dịch trên lớp. Cụ thể các chủ đề trong thực hành dịch 3
gồm 4 chủ đề : Kinh tế tài chính, Chống buôn lậu và gian lận thương mại, Văn hóa, Giáo dục.
- Thực hiện các bài tập về nhà theo yêu cầu.
- Tự tìm bài tương tự nội dung trên lớp học để áp dụng các kỹ thuật dịch đã được hướng
dẫn trên lớp. Qua việc tự luyện dịch ở nhà, cần rút ra kết luận của riêng mình về các phương
pháp và kỹ thuật dịch. Các bài luyện dịch có thể tự làm hoặc làm theo nhóm để trao đổi cùng
các bạn học trong lớp.
- Người học tiếp thu và vận dụng phương pháp tự học từ học phần Phương pháp học tập
và nghiên cứu khoa học, xác định được yêu cầu đối với người học phù hợp với mục tiêu từng
bài.
- Người học cần phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho
bản thân, hướng tới kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo
chuẩn đầu ra.
- Người học có thể áp dụng phương pháp tự học này để phát triển kỹ năng tự học tập
suốt đời.
11.3. Học liệu tự học
- Các nguồn tài liệu giấy hoặc trực tuyến. Cụ thể, xem mục 12. Các tài liệu cần tìm sẽ
thuộc 4 chủ đề sau của dịch 3 : Kinh tế tài chính, Chống buôn lậu và gian lận thương mại,
Văn hóa, Giáo dục.
12. Học liệu:
12.1. Giáo trình:
Tài liệu do giảng viên biên soạn.
12.2. Tài liệu tham khảo:
Website chính thức của các Bộ, Ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi
2. Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn
3. Bộ Công thương: http://www.moit.gov.vn/
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: http://bvhttdl.gov.vn/
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: https://moet.gov.vn
6. Tổ chức thương mại thế giới WTO: https://www.wto.org/
7. UNESCO: https://fr.unesco.org/

Báo và tạp chí trực tuyến:

1. Thời báo kinh tế: http://vneconomy.vn

2. Báo Nhân dân: http://www.nhandan.com.vn

271
3. Báo Thanh niên: http://thanhnien.vn

4. Báo Le Monde: http://www.lemonde.fr

5. Báo Le Figaro: http://www.lefigaro.fr

Sách tham khảo

1. LEDERER M. (1989) Pédagogie raisonnée de l'interprétation (en collaboration avec


D. Seleskovitch), Paris, Didier Erudition

2. PERGNIER M. (1978) Les fondements sociolinguistiques de la traduction. Paris,


Honoré Champion.

272
THỰC HÀNH DỊCH VIẾT 1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành dịch viết 1

- Tiếng Anh: Translation Practice 1

1.2. Mã học phần: 61FRE3TP1

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE22B2

1.4. Số tín chỉ: 4

1.5. Số giờ tín chỉ: 90

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 60 90

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Kiều Thị Thuý Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch


kieuttquynh@gmail.co
m

3. Mô tả nội dung học phần


Thực hành dịch viết 1 là học phần nhập môn thực hành dịch viết, trong đó người học
được trang bị các kỹ thuật cơ bản của dịch viết là đọc tổng thể và phân tích văn bản viết, kỹ
thuật dịch nội ngữ ở mức độ cơ bản và kỹ thuật dịch cơ bản. Các chủ đề liên quan tới các lĩnh
vực cơ bản trong xã hội giúp người học nâng cao kiến thức xã hội. Bài tập thực hành dịch viết
được người dạy biên soạn từ tài liệu thực tế thuộc các chủ đề trên giúp người học hiểu và thiết
lập kỹ năng dịch, biết cách dịch thoát ý, không bám từ, biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính
xác, linh hoạt. Học phần này cũng giúp người học bắt đầu tạo một tinh thần, thái độ phù hợp
trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
4. Mục tiêu của học phần
MT1: Học phần thực hành dịch viết 1 hướng tới mục tiêu chung là trang bị cho người
học các kiến thức, kỹ năng của dịch viết ở mức độ cơ bản,
MT2: Giúp người học bắt đầu nhận diện và thiết lập tinh thần, thái độ phù hợp khi thực

273
hành nghề biên dịch,
MT2: Học phần này là tiền đề cho phép người học tiếp tục học tại trình độ cơ bản nâng
cao trong học phần Thực hành dịch viết 2.
5. Chuẩn đầu ra
5.1. Kiến thức
Kết thúc học phần Thực hành dịch viết 1, người học có thể:
KT1: Hiểu kỹ thuật đọc tổng thể, phân tích văn bản, kỹ thuật dịch nội ngữ,
KT2: Nhận thức được kiến thức cơ bản về các chủ đề đã học trong học phần,
KT3: Thuộc từ vựng, thuật ngữ và sử dụng được các cấu trúc câu điển hình trong các chủ
đề của học phần,
KT4: Nhận thức được các tiêu chí để xác minh độ tin cậy của nguồn tài liệu tham khảo.
5.2. Kỹ năng
Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:
KN1: Thực hành được kỹ thuật đọc tổng thể và phân tích văn bản,
KN2: Thực hành được việc phân tích nội ngữ các văn bản ở mức độ cơ bản,
KN3: Áp dụng được ở mức độ cơ bản các kỹ thuật nói trên trong dịch viết,
KN4: Thực hiện được công việc tìm và khai thác tài liệu (tài liệu chuyên ngành, từ điển
trực tuyến, bảng từ vựng thuật ngữ trực tuyến) phục vụ cho công việc dịch,
KN5: Xây dựng được bảng từ vựng chuyên ngành ở mức độ cơ bản cho các chủ đề trong
học phần,
KN6: Nhận diện được thế nào là dịch viết, dịch thoát ý, không phụ thuộc vào bản gốc,
thực hiện được ở mức độ cơ bản việc dịch thoát ý,

KN7: Sử dụng được các thuật ngữ và cấu trúc câu điển hình trong các chủ đề của học
phần,

KN8: Sử dụng được các biện pháp liên kết ý và logic,

KN9: Người học phát triển được một số kỹ năng mềm khác như: kỹ năng tóm tắt, trần
thuật, tổng hợp văn bản.

5.3. Thái độ

Người học biết nhận diện, tạo lập các hành vi và ứng xử phù hợp với công việc, cụ thể
là:

TĐ1: Tôn trọng thông tin được trình bày trong bài,

TĐ2: Tôn trọng thời hạn trả bản dịch cho khách hàng,

274
TĐ3: Nhận thức được các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức cơ bản và thực hiện
đúng.

6. Phương pháp và hoạt động dạy – học

Phương pháp Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của người
giảng dạy viên học

Phương pháp - Thảo luận: áp dụng đối với các - Người học chuẩn bị bài kỹ và
giảng dạy lấy bài tập thực hành kỹ thuật dịch và tập trung theo dõi diễn tiến trên
người học làm thực hành dịch viết, người dạy đóng lớp để có thể tham gia thảo luận
trung tâm vai trò dẫn dắt thảo luận, tích cực, đánh giá bản dịch của
- Lập dự án: đối với các bài tập những người học khác theo các
dịch viết lớn. Người dạy và người tiêu chí đã được học,
học cùng tham gia thiết lập dự án, - Người học tích cực tham gia
xác định rõ nhiệm vụ và trách thực hiện các nhiệm vụ tìm
nhiệm cụ thể của từng thành viên kiếm, sàng lọc, phân tích và tổng
dự án, hợp thông tin, tích cực trao đổi
- Người dạy hướng dẫn kỹ thuật thông tin trên lớp, hợp tác tích
dịch, đưa yêu cầu cụ thể và rõ ràng cực với những người học khác
cho người học để người học có thể trong các hoạt động theo nhóm
thực hiện được các kỹ thuật ở mức tại lớp.
độ cơ bản, - Người học thực hiện các kỹ
- Người dạy chốt lại kiến thức thuật đã được học cũng như thực
chuẩn và chốt các cuộc thảo luận hiện dịch một cách nghiêm túc,
nhóm, đưa ra kết luận cho các bài giống như trong môi trường đi
làm,
tập thực hành.
- Người học tham gia thực hiện
tất cả mọi nhiệm vụ được giao
trong các dự án.

Phương pháp Thuyết trình: đối với các phần lý -Chú ý lắng nghe, ghi chép, đặt
thuyết trình thuyết liên quan tới các kỹ thuật cơ câu hỏi.
bản trong dịch viết, cách đánh giá
bản dịch.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Phòng máy tính có nối mạng,

- Sách, tài liệu tham khảo.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng
số

1 Đánh giá chuyên - Điểm danh - Đi học đầy đủ, theo 10%

275
cần - Kiểm tra việc thực quy định là không được
hiện bài tập, dự án giao vắng mặt quá 10% số
cho sinh viên. giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực trên
lớp học, thực hiện đầy
đủ bài tập nhóm và dự
án.

2 Đánh giá giữa - 01 bài dịch viết, - Tuân thủ thời hạn nộp 30%
học phần - hoặc 01 bài tập bài,
nhóm, - Hình thức trình bày
- hoặc thực hiện 01 dự theo đúng quy định.
án. - Chất lượng bản dịch.

3 Đánh giá cuối 01 bài thi dịch viết - Theo thang đánh giá 60%
học phần gồm 01 phần Pháp- được Bộ môn duyệt.
Việt và 01 phần Việt-
Pháp có tổng độ dài
khoảng 450-500 từ. Độ
khó của văn bản ở mức
độ cơ bản.

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu cho mỗi buổi học trước khi lên lớp theo chủ đề được thông báo.

- Thực hiện tích cực nhiệm vụ được giao, hợp tác tích cực với các thành viên khác khi
làm việc theo nhóm hoặc khi thực hiện dự án dịch.

- Chuẩn bị và tích cực tham gia thảo luận.

- Hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá theo qui định.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

- Nhập môn dịch viết: Giới thiệu 8 15 23 Xem mục


1
chung về môn dịch viết. Giới thiệu 11

276
chung về các kỹ thuật trong dịch
viết: đọc tổng hợp, phân tích văn
bản, dịch nội ngữ
Phần I: Dân số
- Kỹ thuật dịch viết:
+ Kỹ thuật đọc tổng thể và phân
tích văn bản,
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ
cơ bản,
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có
thể sử dụng, cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ,
- Nội dung:
+ Tình hình dân số thế giới nói
chung, cơ cấu dân số, các thời kỳ
dân số,
+ Bùng nổ, già hóa dân số và
những tác động về mặt kinh tế ở
những nước nghèo
+ Chính sách kế hoạch hóa gia
đình ở các nước đang phát triển và
chính sách khuyến khích sinh đẻ ở
những nước giàu

2 Phần II: Môi trường 7 15 22 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch viết:
+ Kỹ thuật đọc tổng hợp và phân
tích văn bản (tiếp)
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ
cơ bản (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có
thể sử dụng, cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ,
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo
chủ đề.
+ Dịch thoát ý là như thế nào,
- Nội dung:
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường:
phân biệt các loại ô nhiễm môi
trường (không khí, nguồn nước,

277
đất, tiếng ồn v.v…
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường
đô thị, nông thôn. Nguyên nhân và
hậu quả đối với cuộc sống con
người.
+ Các nỗ lực chống biến đổi khí
hậu, các hội nghị COP.

Phần III: Xoá đói giảm nghèo 8 15 23 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch viết:
+ Kỹ thuật đọc tổng hợp và phân
tích văn bản (tiếp)
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ
cơ bản (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có
thể sử dụng, cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ(tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo
chủ đề (tiếp),
+ Dịch thoát ý là như thế nào
3
(tiếp),
+ Sử dụng thuật ngữ, cấu trúc cơ
bản, sử dụng liên kết ý (tiếp)
- Nội dung:
+ Các mục tiêu phát triển bền
vững của LHQ,
+ Tình trạng nghèo đói tại các
nước nghèo và các nước phát
triển,
+ Nghèo đói tại các đô thị, nghèo
đói tại các khu vực nông thôn,
+ Nỗ lực xoá đói giảm nghèo của
Việt Nam.

4 Phần IV: Du lịch 7 15 22 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật đọc tổng hợp và phân
tích văn bản (tiếp)
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ
cơ bản (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định

278
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có
thể sử dụng, cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ,
+ Xây dựng bảng thuật ngữ theo
chủ đề (tiếp),
+ Dịch thoát ý là như thế nào
(tiếp),
+ Sử dụng thuật ngữ, cấu trúc cơ
bản, sử dụng liên kết ý (tiếp)
- Nội dung:
+ Tình hình ngành du lịch trên thế
giới, các con số thống kê.
+ Du lịch như là công cụ để xoá
đói giảm nghèo, phát triển du lịch
tạo thu nhập cho người dân,
+ Các loại hình du lịch, các loại
danh lam thắng cảnh,
+ Hậu quả môi trường trong phát
triển du lịch.

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Các nội dung tự học như sau :

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Chủ đề Dân số Người học cần chọn lọc nguồn thông tin chính
+ Tình hình dân số thế giới thống, đáng tin cậy.
nói chung, cơ cấu dân số, Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng liên
các thời kỳ dân số. quan đến 3 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong chủ đề lớn
+ Bùng nổ, già hóa dân số là Dân số. Người học có thể tham khảo thông tin
và những tác động về mặt trên các loại báo chí (xem danh mục các website
kinh tế ở những nước về báo có thể đọc tại mục 12.2) và các website :
nghèo 1. + Unesco: http://fr.unesco.org
1
+ Chính sách kế hoạch hóa 2. Bộ tài nguyên và môi trường:
gia đình ở các nước đang http://www.monre.gov.vn/wps/portal/Trangchu
phát triển và chính sách 3. Tổng cục thống kê:
khuyến khích sinh đẻ ở http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
những nước giàu
4. Quỹ dân số LHQ:
https://www.unfpa.org/fr
+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ trước
khi tới lớp.

279
+ Người học phân tích câu trúc văn bản, chuẩn bị
phương án dịch và dịch trước bài giảng viên đã
gửi trước

Chủ đề Môi trường - Người học cần chọn lọc nguồn thông tin chính
+ Vấn đề ô nhiễm môi thống, đáng tin cậy.
trường: phân biệt các loại - Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng liên
ô nhiễm môi trường quan đến 3 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong chủ đề lớn
(không khí, nguồn nước, là Môi trường. Người học có thể tham khảo thông
đất, tiếng ồn v.v… tin trên các loại báo chí (xem danh mục các
+ Tình trạng ô nhiễm môi website về báo có thể đọc tại mục 12.2) và các
trường đô thị, nông thôn. website như :
Nguyên nhân và hậu quả 1. Bộ tài nguyên và môi trường:
đối với cuộc sống con http://www.monre.gov.vn/wps/portal/Trangchu
2 người. 2. Tổng cục thống kê:
+ Các nỗ lực chống biến http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
đổi khí hậu, các hội nghị
3. Bộ Y tế:
COP http://moh.gov.vn/government/pages/tongcucdskh
hgd_v2.aspx
- Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ trước
khi tới lớp.
- Người học phân tích câu trúc văn bản, chuẩn bị
phương án dịch và dịch trước bài giảng viên đã
gửi trước

3 Chủ đề xóa đói giảm - Người học cần chọn lọc nguồn thông tin chính
nghèo thống, đáng tin cậy.
+ Các mục tiêu phát triển - Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng liên
bền vững của LHQ, quan đến 4 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong chủ đề lớn
+ Tình trạng nghèo đói tại là Xóa đói giảm nghèo. Người học có thể tham
các nước nghèo và các khảo thông tin trên các loại báo chí (xem danh
mục các website về báo có thể đọc tại mục 12.2)
nước phát triển,
và các website như :
+ Nghèo đói tại các đô thị,
nghèo đói tại các khu vực 1. Tổng cục thống kê:
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
nông thôn,
+ Nỗ lực xoá đói giảm 2. Bộ Y tế:
http://moh.gov.vn/government/pages/tongcucdskh
nghèo của Việt Nam
hgd_v2.asp
3. Quỹ dân số LHQ:
https://www.unfpa.org/fr
4. Liên hợp quốc: https://www.un.org/fr
- Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ trước khi
tới lớp
- Người học phân tích câu trúc văn bản, chuẩn bị

280
phương án dịch và dịch trước bài giảng viên đã
gửi trước

Chủ đề Du lịch - Người học cần chọn lọc nguồn thông tin chính
+ Tình hình ngành du lịch thống, đáng tin cậy.
trên thế giới, các con số - Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ tiếng liên
thống kê. quan đến 4 nhóm tiểu chủ đề nhỏ trong chủ đề lớn
+ Du lịch như là công cụ là Du lịch. Người học có thể tham khảo thông tin
để xoá đói giảm nghèo, trên các loại báo chí (xem danh mục các website
phát triển du lịch tạo thu về báo có thể đọc tại mục 12.2) và các website
như :
nhập cho người dân
+ Các loại hình du lịch, 1. Bộ tài nguyên và môi trường:
các loại danh lam thắng http://www.monre.gov.vn/wps/portal/Trangchu
4 cảnh, 2. Tổng cục thống kê:
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
+ Hậu quả môi trường
trong phát triển du lịch. 3. Tổng cục du lịch :
http://vietnamtourism.gov.vn/
4. Bộ VHTTDL: https://bvhttdl.gov.vn/
- Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ trước khi
tới lớp
- Người học phân tích câu trúc văn bản, chuẩn bị
phương án dịch và dịch trước bài giảng viên đã
gửi trước.

11.2. Phương pháp tự học

Học phần thực hành dịch viết 1 đòi hỏi người học cần chuẩn bị kỹ trước mỗi buổi học, vì
vậy thời gian cho việc tự học là không thể thiếu. Để có thể học tốt học phần này, người học
cần đọc trước các tài liệu liên quan đến chủ đề đang học bằng cả hai thứ tiếng (xem mục 10 và
12) nhằm mục đích chuẩn bị từ vựng cũng như kiến thức liên quan đến chủ đề đang dịch.
Ngoài ra, người học cũng được yêu cầu đọc các tài liệu liên quan đến phương pháp đọc hiểu,
phân tích văn bản, soạn thảo văn bản.

Người học được giảng viên hướng dẫn cách tự học tại buổi học đầu tiên của học phần.
Cụ thể, người học phải bám sát lịch trình của từng nội dung học để đọc tài liệu phù hợp.
Trươc mỗi buổi học, người học được giảng viên yêu cầu đọc trước tài liệu liên quan đến nội
dung của buổi học bằng cả hai thứ tiếng. Việc đọc tài liệu giúp người học nắm được phần nào
kiến thức liên quan đến chủ đề đang học, từ đó có thể chuẩn bị bảng từ vựng liên quan đến
chủ đề, phục vụ cho việc học dịch trên lớp. Người học không chỉ áp dụng phương pháp tự học
này trong học phần thực hành Dịch viết 1 mà còn hình thành và phát triển kỹ năng tự học tập
suốt đời.

11.3. Học liệu tự học

281
Các nguồn tài liệu giấy hoặc trực tuyến. Cụ thể, xem mục 12.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Học phần thực hành dịch viết 1 không có giáo trình chính thức, bên cạnh các tài liệu
tham khảo cho phần lý thuyết, tài liệu của học phần được cả giảng viên và học viên thu thập
từ các nguồn tài liệu thực tế có trên các websites của các Bộ, Ngành (Việt Nam và các nước
Pháp ngữ), các tổ chức quốc tế và các loại báo, tạp chí chuyên ngành và phổ thông.

12.2. Tài liệu tham khảo

Website chính thức của các Bộ, Ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế

1. Bộ tài nguyên và môi trường: http://www.monre.gov.vn/wps/portal/Trangchu

2. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

3. Bộ Y tế: http://moh.gov.vn/government/pages/tongcucdskhhgd_v2.aspx

4. Unesco: http://fr.unesco.org

5. Quỹ dân số LHQ: https://www.unfpa.org/fr

6. Tổ chức du lịch thế giới: http://www2.unwto.org/fr

7. Thời báo kinh tế: http://vneconomy.vn

8. Báo nhân dân: http://www.nhandan.com.vn

9. Báo Thanh niên: http://thanhnien.vn

10. Báo le monde: http://www.lemonde.fr

11. Báo Le monde diplomatique: https://www.monde-diplomatique.fr/

12. Báo le Figaro: http://www.lefigaro.fr

13. ALESSANDRINI, M- S. (1990). Translating numbers in consecutive interpretation:


an experimental study. The interpreter’s Newsletters 3, pp. 77-80.

14. ATSUKO, S. (1988). Aptitudes of Translators and Interpreters. Meta: Translators'


Journal, vol. 33, n 1, p. 108-114.

282
THỰC HÀNH DỊCH VIẾT 2

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành dịch viết 2

- Tiếng Anh: Translation Practice 2

1.2. Mã học phần: 61FRE3TP2

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3TP1

1.4. Số tín chỉ: 4

1.5. Số giờ tín chỉ: 90

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 60 90

1.6.Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Hữu Ngọc Khánh ThS khanhcfit@gmail.com Bộ môn Dịch

2 Kiều Thị Thúy Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.v Bộ môn THT


n

3. Mô tả nội dung học phần

Thực hành dịch viết 2 là học phần mà trong đó người học được trang bị các kỹ thuật ở
mức độ cơ bản nâng cao của dịch viết là đọc nhận thức được chi tiết văn bản viết và phân tích
được văn bản đó, hiểu và áp dụng được các kỹ thuật dịch ở mức độ cơ bản nâng cao. Các chủ
đề liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có một số chủ đề mang tính chuyên ngành
vừa phải giúp người học nâng cao kiến thức. Bài tập thực hành dịch viết được người dạy biên
soạn từ tài liệu thực tế thuộc các chủ đề trên, giúp người học hiểu và áp dụng tốt hơn kỹ năng
dịch, biết cách dịch tương đối trung thành với bản gốc mà không bị bám từ, sử dụng được
tương đối các thuật ngữ thuộc lĩnh vực chuyên ngành, biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính
xác, linh hoạt. Học phần này cũng giúp người học nắm rõ và hình thành được tinh thần, thái
độ phù hợp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

4. Mục tiêu của học phần

283
MT1: Học phần thực hành dịch viết 2 hướng tới mục tiêu chung là trang bị cho người
học các kiến thức, kỹ năng của dịch viết ở mức độ cơ bản nâng cao.

MT2: Giúp người học nắm rõ và hình thành được tinh thần, thái độ phù hợp khi thực
hành nghề biên dịch.

MT3: Học phần này là tiền đề cho phép người học tiếp tục học tại trình độ nâng cao
trong học phần Thực hành dịch viết 3.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần Thực hành dịch viết 2, người học sẽ:

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KT1: Nắm vững và áp dụng được các kỹ thuật đọc tổng thể và đọc đi sâu vào chi tiết,
phân tích văn bản, kỹ thuật dịch nội ngữ.

KT2: Nhận thức được các kiến thức thuộc các chủ đề của học phần với mức độ chuyên
ngành vừa phải.

KT3: Nhận thức được các thuật ngữ và sử dụng được nhuần nhuyễn các cấu trúc câu
điển hình trong các chủ đề của học phần.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Nắm vững được kỹ thuật đọc tổng thể, đọc đi sâu vào chi tiết và phân tích văn bản.

KN2: Thực hành được việc phân tích nội ngữ các văn bản ở mức độ cơ bản nâng cao.

KN3: Áp dụng được ở mức độ cơ bản nâng cao các kỹ thuật nói trên trong dịch viết.

KN4: Nắm và áp dụng được các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả hay diễn giải, cải biên.

KN5: Nắm vững cách tìm và khai thác tài liệu, khai thác được các công cụ dịch trực
tuyến phục vụ cho bản dịch.

KN6: Xây dựng được bảng từ vựng chuyên ngành ở mức độ cơ bản nâng cao cho các
chủ đề trong học phần.

KN7: Thực hiện được ở mức độ cơ bản nâng cao việc dịch thoát ý, không phụ thuộc vào
bản gốc.

KN8: Sử dụng được các thuật ngữ và cấu trúc câu điển hình trong các chủ đề của học
phần.

KN9: Sử dụng được các biện pháp liên kết ý và logic.

284
KN10: Củng cố các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng tóm tắt, tổng hợp văn bản.

5.3. Thái độ

Người học nắm rõ và phát triển các hành vi và ứng xử phù hợp với công việc, cụ thể là:

TĐ1: Tôn trọng thông tin được trình bày trong bài,

TĐ2: Tôn trọng thời hạn trả bản dịch cho khách hàng,

TĐ3: Nhận thức được các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức cơ bản nâng cao và
thực hiện đúng.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập
giảng dạy viên của người học

Phương pháp giảng - Thảo luận: đối với các bài tập - Người học tích cực tham gia
dạy lấy người học thực hành kỹ thuật dịch và thực thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm,
làm trung tâm hành dịch của người học. Người sàng lọc, phân tích và tổng hợp
học chuẩn bị bài kỹ và tập trung thông tin, tích cực trao đổi thông
theo dõi diễn tiến trên lớp để có tin trên lớp, hợp tác tích cực với
thể tham gia thảo luận tích cực, những người học khác trong các
đánh giá bản dịch của những hoạt động theo nhóm tại lớp.
người học khác theo các tiêu chí - Người học thực hiện các kỹ
đã được học. thuật đã được học cũng như thực
- Lập dự án: đối với các bài tập hiện dịch một cách nghiêm túc,
dịch viết lớn. Người dạy và giống như trong môi trường đi
người học cùng tham gia thiết làm.
lập dự án, xác định rõ nhiệm vụ
và trách nhiệm cụ thể của từng
thành viên dự án.
- Giảng viên đóng vai trò là
hướng dẫn kỹ thuật dịch, đưa
yêu cầu cụ thể và rõ ràng cho
người học để người học có thể
thực hiện được các kỹ thuật ở
mức độ cơ bản.
- Giảng viên là người chốt lại
kiến thức chuẩn và chốt các cuộc
thảo luận nhóm, đưa ra kết luận
cho các bài tập thực hành.

Phương pháp Thuyết trình: đối với các phần lý Người học tham gia thực hiện tất
thuyết trình Thuyết trình: đối với các phần lý cả mọi nhiệm vụ được giao trong
thuyết liên quan tới các kỹ thuật các dự án
cơ bản trong dịch viết.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

285
- Phòng máy tính có nối mạng,

- Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh xem người học Do giảng viên thực 10%
chuyên cần có đi học đầy đủ không, hiện theo quy định.
theo quy định là không
được vắng mặt quá 10% số
giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực trên lớp
học

2 Đánh giá giữa 01 bài kiểm tra tính điểm - Tuân thủ thời hạn 30%
học phần giữa học phần: thực hiện nộp bài,
một dự án dịch theo nhóm - Hình thức trình bày
có chấm điểm. theo đúng quy định.
- Chất lượng bản
dịch

3 Đánh giá cuối 01 bài thi: dịch viết gồm 01 - Theo thang đánh 60%
học phần bài Pháp-Việt và 01 bài giá được Bộ môn
Việt-Pháp có tổng độ dài duyệt.
khoảng 450-500 từ. Độ khó
của văn bản ở mức độ cơ
bản.

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu cho mỗi buổi học trước khi lên lớp theo chủ đề được thông báo

- Thực hiện tích cực nhiệm vụ được giao, hợp tác tích cực với các thành viên khác khi
làm việc theo nhóm hoặc khi thực hiện dự án dịch.

- Chuẩn bị và tích cực tham gia thảo luận.

- Hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá theo qui định.

286
10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự
thuyết hành học

Phần I: Quan hệ quốc tế, ngoại giao, 8 15 23 Xem mục 11


đón tiếp, dự án hợp tác
- Kỹ thuật dịch viết:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được
ý và làm chủ liên kết văn bản.
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ cơ
bản nâng cao,
+ Sử dụng các công cụ dịch trực
tuyến để hỗ trợ việc dịch.
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch
chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên.
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ
đề.
1
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin
trong bản gốc.
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với
ngôn ngữ đích, không bị phụ thuộc
vào văn bản gốc.
- Nội dung:
+ Ngoại giao đón tiếp dựa trên cơ sở
thời sự các chuyến thăm (đại diện
Việt Nam đi thăm các quốc gia khác,
đại diện các quốc gia khác đến thăm
Việt Nam),
+ Quan hệ Việt Nam – Asean, EU và
các đối tác khác,
+ Các cấp độ hợp tác giữa Việt Nam
và các quốc gia, tổ chức quốc tế.

Phần II: Hạ tầng cơ sở 7 15 22 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch viết:
2 + Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được
ý và làm chủ liên kết văn bản (tiếp).
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ cơ
bản nâng cao (tiếp),

287
+ Sử dụng các công cụ dịch trực
tuyến để hỗ trợ việc dịch (tiếp).
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch
chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp).
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ
đề (tiếp).
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin
trong bản gốc (tiếp).
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với
ngôn ngữ đích, không bị phụ thuộc
vào văn bản gốc (tiếp).
- Nội dung:
+ Vai trò hạ tầng cơ sở tại các nước
đang phát triển (ảnh hưởng của hạ
tầng đối với phát triển của đất nước
và cuộc sống người dân, vai trò đầu
tư của nhà nước, nhu cầu vốn và các
hình thức đầu tư).
+ Hiện trạng hạ tầng (các loại hình
hạ tầng hiện có, tình trạng sử dụng).

3 Phần III: Toàn cầu hóa 8 15 23 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch viết:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được
ý và làm chủ liên kết văn bản (tiếp).
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ cơ
bản nâng cao (tiếp),
+ Sử dụng các công cụ dịch trực
tuyến để hỗ trợ việc dịch (tiếp).
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch
chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp).
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ
đề (tiếp).
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin
trong bản gốc (tiếp).
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với
ngôn ngữ đích, không bị phụ thuộc
vào văn bản gốc (tiếp).

288
- Nội dung:
+Toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế
và các lĩnh vực khác.
+ Các quan điểm về toàn cầu hóa
(ủng hộ, phản đối, trung dung).
+ Các xu hướng toàn cầu hóa, hội
nhập thương mại (bảo hộ, mở cửa
kinh tế).
+ Tác động của toàn cầu hóa tới phát
triển của đất nước và đời sống người
dân.

4 Phần IV: Công nghệ thông tin 7 15 22 Xem mục 11


- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được
ý và làm chủ liên kết văn bản (tiếp).
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ cơ
bản nâng cao (tiếp),
+ Sử dụng các công cụ dịch trực
tuyến để hỗ trợ việc dịch (tiếp).
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch
chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp).
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ
đề (tiếp).
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin
trong bản gốc (tiếp).
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với
ngôn ngữ đích, không bị phụ thuộc
vào văn bản gốc (tiếp).
- Nội dung:
+ Quá trình phát triển công nghệ
thông tin và những loại hình công
nghệ thông tin hiện nay (công nghệ
4.0),
+ Tác động của công nghệ thông tin
tới phát triển đất nước và đời sống
người dân.
+ Hình thành và phát triển thương
mại điện tử.
+ Hình thành và phát triển các công

289
ty khởi nghiệp.

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Chủ đề Quan hệ quốc tế Người học cần chọn lọc nguồn thông tin
+ Ngoại giao đón tiếp dựa trên cơ chính thống, đáng tin cậy.
sở thời sự các chuyến thăm (đại Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ
diện Việt Nam đi thăm các quốc gia tiếng liên quan đến 3 nhóm tiểu chủ đề
khác, đại diện các quốc gia khác nhỏ trong chủ đề lớn là Quan hệ quốc tế.
đến thăm Việt Nam), Người học có thể tham khảo thông tin
+ Quan hệ Việt Nam – Asean, EU trên các loại báo chí (xem danh mục các
website về báo có thể đọc tại mục 12.2)
và các đối tác khác,
và các website :
+ Các cấp độ hợp tác giữa Việt
Nam và các quốc gia, tổ chức quốc 1. Bộ Ngoại giao:
http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/bn
1 tế.
g_vietnam/
2. Bộ Thông tin truyền thông:
https://www.mic.gov.vn/Pages/trangchu.a
spx

+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ


trước khi tới lớp.
+ Người học phân tích câu trúc văn bản,
chuẩn bị phương án dịch và dịch trước
bài giảng viên đã gửi trước

2 Chủ đề Hạ tầng cơ sở Người học cần chọn lọc nguồn thông tin
+ Vai trò hạ tầng cơ sở tại các nước chính thống, đáng tin cậy.
đang phát triển (ảnh hưởng của hạ Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ
tầng đối với phát triển của đất nước tiếng liên quan đến 2 nhóm tiểu chủ đề
và cuộc sống người dân, vai trò đầu nhỏ trong chủ đề lớn là Hạ tầng cơ sở.
tư của nhà nước, nhu cầu vốn và Người học có thể tham khảo thông tin
các hình thức đầu tư). trên các loại báo chí (xem danh mục các
+ Hiện trạng hạ tầng (các loại hình website về báo có thể đọc tại mục 12.2)
hạ tầng hiện có, tình trạng sử và các website như :
dụng). 1. Báo le monde:
http://www.lemonde.fr
2. Báo le Figaro:
http://www.lefigaro.fr
3. Báo nhân dân:
http://www.nhandan.com.vn

290
+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ
trước khi tới lớp.
+ Người học phân tích câu trúc văn bản,
chuẩn bị phương án dịch và dịch trước
bài giảng viên đã gửi trước

Chủ đề Toàn cầu hóa Người học cần chọn lọc nguồn thông tin
+Toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh chính thống, đáng tin cậy.
tế và các lĩnh vực khác. Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ
+ Các quan điểm về toàn cầu hóa tiếng liên quan đến 4 nhóm tiểu chủ đề
nhỏ trong chủ đề lớn là Toàn cầu hóa.
(ủng hộ, phản đối, trung dung).
Người học có thể tham khảo thông tin
+ Các xu hướng toàn cầu hóa, hội trên các loại báo chí (xem danh mục các
nhập thương mại (bảo hộ, mở cửa website về báo có thể đọc tại mục 12.2)
kinh tế). và các website như :
+ Tác động của toàn cầu hóa tới 1. Tổ chức thương mại thế giới
3 phát triển của đất nước và đời sống WTO: https://www.wto.org/
người dân.
2. Thời báo kinh tế:
http://vneconomy.vn
3. Báo le monde:
http://www.lemonde.fr
+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ
trước khi tới lớp.
+ Người học phân tích câu trúc văn bản,
chuẩn bị phương án dịch và dịch trước
bài giảng viên đã gửi trước

4 Người học cần chọn lọc nguồn thông tin


chính thống, đáng tin cậy.
Chủ đề Công nghệ thông tin
Người học đọc tài liệu trong cả 2 thứ
+ Quá trình phát triển công nghệ
tiếng liên quan đến 4 nhóm tiểu chủ đề
thông tin và những loại hình công
nhỏ trong chủ đề lớn là Công nghệ thông
nghệ thông tin hiện nay (công nghệ
tin. Người học có thể tham khảo thông tin
4.0),
trên các loại báo chí (xem danh mục các
+ Tác động của công nghệ thông tin website về báo có thể đọc tại mục 12.2)
tới phát triển đất nước và đời sống và các website như :
người dân.
1. Báo le monde:
+ Hình thành và phát triển thương http://www.lemonde.fr
mại điện tử.
2. Báo le Figaro:
+ Hình thành và phát triển các công http://www.lefigaro.fr
ty khởi nghiệp.
3. Báo nhân dân:
http://www.nhandan.com.vn
+ Người học lập bảng bằng 2 thứ tiếng từ
trước khi tới lớp.

291
+ Người học phân tích câu trúc văn bản,
chuẩn bị phương án dịch và dịch trước
bài giảng viên đã gửi trước

11.2. Phương pháp tự học

Học phần thực hành dịch viết 2 đòi hỏi người học cần chuẩn bị kỹ trước mỗi buổi học và
chủ động tự luyện tập ở nhà để hiểu và áp dụng được các kỹ thuật mức độ cơ bản nâng cao
của dịch viết là nắm được chi tiết văn bản viết và phân tích được văn bản đó khi dịch. Vì vậy
thời gian cho việc tự học là không thể thiếu. Để có thể học tốt học phần này, người học cần
chủ động tìm đọc trước các tài liệu liên quan đến chủ đề đang học bằng cả hai thứ tiếng (xem
mục 10 và 12) để chuẩn bị từ vựng cũng như kiến thức liên quan đến chủ đề đang dịch. Sau
mỗi buổi học, người học cũng chủ động tự luyện tập các kỹ thuật dịch đã học trên lớp để thực
hành dịch viết trên các tài liệu đã tìm (có thể làm nhóm hoặc làm cá nhân).

Các bước của quá trình tự học như sau :

- Người học được giảng viên hướng dẫn cách tự học tại buổi học đầu tiên của học phần.
Cụ thể, người học phải bám sát lịch trình của từng nội dung học để đọc tài liệu phù hợp.

- Trước mỗi buổi học, người học được giảng viên yêu cầu đọc trước tài liệu liên quan
đến nội dung của buổi học bằng cả hai thứ tiếng. Việc đọc tài liệu giúp người học nắm được
phần nào kiến thức liên quan đến chủ đề đang học, từ đó có thể chuẩn bị bảng từ vựng liên
quan đến chủ đề, phục vụ cho việc học dịch trên lớp. Cụ thể các chủ đề trong thực hành dịch 2
gồm 4 chủ đề : Quan hệ quốc tế, Hạ tầng cơ sở, Toàn cầu hóa và Công nghệ thông tin.

- Thực hiện các bài tập về nhà theo yêu cầu.

- Tự tìm bài tương tự nội dung trên lớp học để áp dụng các kỹ thuật dịch đã được hướng
dẫn trên lớp. Qua việc tự luyện dịch ở nhà, cần khái quát hóa những kết luận của chính mình
về các phương pháp và kỹ thuật dịch. Các bài luyện dịch có thể tự làm hoặc làm theo nhóm để
trao đổi cùng các bạn học trong lớp.

- Người học không chỉ áp dụng phương pháp tự học này trong học phần Dịch viết 2 mà
còn hình thành và phát triển kỹ năng tự học tập suốt đời.

11.3. Học liệu tự học

Các nguồn tài liệu giấy hoặc trực tuyến. Cụ thể, xem mục 12. Các tài liệu cần tìm sẽ
thuộc 4 chủ đề sau của dịch 2: Quan hệ quốc tế, Hạ tầng cơ sở, Toàn cầu hóa và Công nghệ
thông tin.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Học phần thực hành dịch viết 2 không có giáo trình chính thức, bên cạnh các tài liệu

292
tham khảo cho phần lý thuyết, tài liệu của học phần được cả giảng viên và học viên thu thập
từ các nguồn tài liệu thực tế có trên các websites của các Bộ, Ngành (Việt Nam và các nước
Pháp ngữ), các tổ chức quốc tế và các loại báo, tạp chí chuyên ngành và phổ thông.

12.2. Tài liệu tham khảo

Website chính thức của các Bộ, Ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế

1. Bộ Ngoại giao: http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/bng_vietnam/

2. Bộ Xây dựng: http://www.moc.gov.vn/web/guest/9

3. Bộ Thông tin truyền thông: https://www.mic.gov.vn/Pages/trangchu.aspx

4. Tổ chức thương mại thế giới WTO: https://www.wto.org/

5. Báo và tạp chí trực tuyến:

6. Thời báo kinh tế: http://vneconomy.vn

7. Báo nhân dân: http://www.nhandan.com.vn

8. Báo Thanh niên: http://thanhnien.vn

9. Báo le monde: http://www.lemonde.fr

10. Báo le Figaro: http://www.lefigaro.fr

293
THỰC HÀNH DỊCH VIẾT 3

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực hành dịch viết 3

- Tiếng Anh: Translation Practice 3

1.2. Mã học phần: 61FRE4TP3

1.3. 1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3TP2

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 75

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 60 60

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học Email Tổ-Bộ môn


vị

1 Trần Văn Công TS tran_vancong@yahoo.fr Bộ môn LTT

2 Nguyễn Hữu Ngọc ThS khanhcfit@gmail.com Bộ môn Dịch


Khánh

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành dịch viết 3 trang bị cho người học các kỹ thuật dịch viết ở mức độ
nâng cao: nhận thức được các nội dung chi tiết văn bản viết, phân tích văn bản đó, hiểu và áp
dụng các kỹ thuật dịch ở mức độ nâng cao, tái hiện văn phong của văn bàn nguồn trong văn
bản đích. Các chủ đề mang tính chuyên ngành sâu (kinh tế tài chính, văn hóa, giáo dục...).
Người học biết cách dịch trung thành với bản gốc mà không bám từ, sử dụng được các thuật
ngữ thuộc lĩnh vực chuyên ngành, sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, linh hoạt. Học phần
này cũng giúp người học nắm rõ và có tinh thần, thái độ phù hợp trong môi trường làm việc
chuyên nghiệp.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Trang bị cho người học những kiến thức về một số lĩnh vực chuyên ngành cũng

294
như những kỹ thuật để dịch các văn bản trong lĩnh vực đó.

MT2: Giúp người học xử lý được những khó khăn trong dịch tài liệu chuyên ngành, khai
thác hiệu quả các công cụ hỗ trợ trong biên dịch.

MT3: Giúp người học nắm rõ và có tinh thần, thái độ phù hợp khi thực hành nghề biên
dịch.

5. Chuẩn đầu ra

Kết thúc học phần, người học có thể:

5.1. Kiến thức

KT1: Áp dụng được các kỹ thuật đọc tổng thể và đọc đi sâu vào chi tiết, phân tích văn
bản, kỹ thuật dịch nội ngữ.

KT2: Nhận thức được những kiến thức thuộc các chủ đề của môn học với mức độ
chuyên ngành vừa phải.

KT3: Sử dụng được nhuần nhuyễn các thuật ngữ và các cấu trúc câu điển hình trong các
chủ đề của môn học.

KT4: Đánh giá chất lượng bản dịch chuyên ngành.

5.2. Kỹ năng

KN1: Áp dụng kỹ thuật đọc tổng thể, đọc sâu chi tiết và phân tích nội ngữ các văn bản ở
mức độ nâng cao.

KN2: Thực hiện các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm tương đương,
chuyển vị, dịch mô tả hay diễn giải, cải biên.

KN3: Tìm và khai thác tài liệu, khai thác các công cụ dịch trực tuyến phục vụ cho bản
dịch.

KN4: Dịch thoát ý, không phụ thuộc vào bản gốc, sử dụng được các thuật ngữ và cấu
trúc câu điển hình, các biện pháp liên kết ý và logic.

KN5: Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện bản dịch.

5.3. Thái độ

TĐ1: Có ý thức về việc tôn trọng thông tin được trình bày trong văn bản gốc khi dịch tài
liệu.

TĐ2: Nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề biên-phiên dịch.

TĐ3: Tôn trọng các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức nâng cao và thực hiện đúng.

295
6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp Hoạt động học tập


Hoạt động giảng dạy của giảng viên
giảng dạy của người học

Thuyết trình Giảng giải lý thuyết liên quan tới các kỹ Nghe và ghi chép, hỏi lại
thuật dịch viết. giáo viên khi cần thiết.

Thảo luận - Ra bài tập thực hành kỹ thuật dịch - Tích cực tham gia thực
hiện các nhiệm vụ tìm
- Hướng dẫn kỹ thuật dịch, đưa yêu cầu
kiếm, sàng lọc, phân tích
cụ thể và rõ ràng cho người học để
và tổng hợp thông tin, tích
người học có thể thực hiện được các kỹ
cực trao đổi thông tin trên
thuật dịch
lớp, hợp tác tích cực với
- Yêu cầu sinh viên thảo luận những người học khác
- Chốt lại kiến thức chuẩn và chốt các trong các hoạt động theo
cuộc thảo luận nhóm, đưa ra kết luận nhóm tại lớp.
cho các bài tập thực hành - Trình bày kết quả thảo
luận.
- Tiếp thu ý kiến nhận xét
của giảng viên và các bạn.
- Thực hiện các kỹ thuật
đã được học để dịch.

Lập dự án - Chia nhóm; Thực hiện mọi nhiệm vụ


được giao trong dự án.
- Giao nhiệm vụ;
- Giám sát hoạt động từng nhóm;
- Dẫn dắt thảo luận, nêu ý kiến

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Máy tính có kết nối mạng Internet, từ điển đơn ngữ và song ngữ.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá chuyên - Điểm danh - Tham dự tối thiểu 80% 10%
cần 3. - Kiểm tra bài giờ lên lớp;
cũ - Trả lời được tối thiểu
4. - Kiểm tra bài 1/2 số câu hỏi;
tập về nhà - Làm bài tập về nhà

2 Đánh giá giữa học 01 bài kiểm tra tính - Tuân thủ thời hạn nộp 30%
phần điểm giữa học phần: bài,
thực hiện một dự án

296
dịch theo nhóm có - Hình thức trình bày
chấm điểm. theo đúng quy định.
- Chất lượng bản dịch

3 Đánh giá cuối học 01 bài thi: dịch viết - Theo thang đánh giá 60%
phần gồm 01 bài Pháp- được Bộ môn duyệt.
Việt và 01 bài Việt-
Pháp có tổng độ dài
khoảng 450-500 từ.
Độ khó của văn bản
ở mức độ cao.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Chuẩn bị bài trước mỗi buổi học.

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao (bài tập về nhà, bảng từ...).

- Tương tác tốt với các bạn trong lớp.

- Sử dụng các thiết bị, phần mềm và ứng dụng hỗ trợ học tập theo hướng dẫn của giáo
viên.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

Phần I: Kinh tế tài chính 4 15 15 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch viết:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được
ý và làm chủ liên kết văn bản.
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ
nâng cao,
1 + Sử dụng các công cụ dịch trực
tuyến để hỗ trợ việc dịch.
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch
chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên.
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ
đề.

297
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin
trong bản gốc.
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với
ngôn ngữ đích, không bị phụ thuộc
vào văn bản gốc.
- Nội dung:
+ Tăng trưởng kinh tế thế giới, khu
vực và Việt Nam
+ Viện trợ ODA và đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI
+ Tình hình xuất nhập khẩu, kim
ngạch xuất nhập khẩu, thặng dư
thương mại,
+ Tài chính ngân hàng: hệ thống
ngân hàng nhà nước, ngân hàng
thương mại cổ phần, ngân hàng liên
danh..., lãi suất ngân hàng
+ Tình hình lạm phát, đồng tiền mất
giá, khủng hoảng tài chính, tiền tệ
+ Chỉ số giá tiêu dùng CPI

2 Phần II: Chống buôn lậu và gian lận 4 15 15 Xem mục


thương mại 11
- Kỹ thuật dịch viết:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được
ý và làm chủ liên kết văn bản (tiếp).
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ
nâng cao (tiếp),
+ Sử dụng các công cụ dịch trực
tuyến để hỗ trợ việc dịch (tiếp).
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch
chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp).
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ
đề (tiếp).
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin
trong bản gốc (tiếp).
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với
ngôn ngữ đích, không bị phụ thuộc
vào văn bản gốc (tiếp).
- Nội dung:

298
+ Tình trạng sản xuất và buôn bán
hàng giả (nơi sản xuất, trung chuyển
và tiêu thụ)
+ Tác động hàng giả đối với nền
kinh tế và xã hội, biện pháp chống
hàng giả
+ Chống gian lận thương mại (chống
buôn lậu, trốn thuế) và tác động đến
các khu vực kinh doanh

Phần III: Văn hóa  4 15 15 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch viết:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được
ý và làm chủ liên kết văn bản (tiếp).
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ
nâng cao (tiếp),
+ Sử dụng các công cụ dịch trực
tuyến để hỗ trợ việc dịch (tiếp).
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch
chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp).
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ
đề (tiếp).
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin
3 trong bản gốc (tiếp).
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với
ngôn ngữ đích, không bị phụ thuộc
vào văn bản gốc (tiếp).
- Nội dung:
+ Những khái niệm cơ bản về văn
hóa theo UNESCO (Công ước về Đa
dạng văn hóa, bảo vệ bản sắc văn
hóa, bảo tồn di sản…).
+ Các loại hình văn hóa
+ Toàn cầu hóa văn hóa (du nhập
văn hóa, ảnh hưởng của văn hóa
ngoại lai).
+ Hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và
Pháp, giữa Việt Nam và các nước
trong khu vực

4 Phần IV: Giáo dục  3 15 15 Xem mục

299
- Kỹ thuật dịch: 11
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được
ý và làm chủ liên kết văn bản (tiếp).
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ
nâng cao (tiếp),
+ Sử dụng các công cụ dịch trực
tuyến để hỗ trợ việc dịch (tiếp).
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch
chuyển từ, vay mượn, can-ke, tìm
tương đương, chuyển vị, dịch mô tả
hay diễn giải, cải biên (tiếp).
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ
đề (tiếp).
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin
trong bản gốc (tiếp).
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với
ngôn ngữ đích, không bị phụ thuộc
vào văn bản gốc (tiếp).
- Nội dung:
+ Hệ thống giáo dục Việt Nam và
Pháp
+ Phổ cập, xóa mù chữ ở các vùng
miền
+ Các vấn đề về cải cách giáo dục
+ Mục tiêu phát triển ODD về giáo
dục
+ Hợp tác giáo dục (liên kết đào tạo,
du học, du học tại chỗ…)

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

Người học cần chủ động tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:

Đọc sách và tài liệu tham khảo để tăng cường vốn kiến thức liên quan đến nội dung mỗi
bài học trong học phần.

Tìm các ý chính, ý phụ trong mỗi tài liệu.

Trao đổi với bạn học, giáo viên nếu có những điều chưa hiểu rõ.

Làm các bài tập về nhà do giáo viên giao.

Cụ thể, người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như

300
sau:

TT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Phần I: Kinh tế tài chính - Tìm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Kinh tế
tài chính, chú ý xác định các nguồn tài liệu đáng
+ Tăng trưởng kinh tế thế
giới, khu vực và Việt Nam tin cậy có thể sử dụng
+ Viện trợ ODA và đầu https://www.thesaigontimes.vn/
tư trực tiếp nước ngoài https://www.banquemondiale.org/
FDI - Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến tăng
+ Tình hình xuất nhập trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, các loại ngân
khẩu, kim ngạch xuất hàng, chỉ số giá tiêu dùng
nhập khẩu, thặng dư - Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ đề
thương mại,
- Ôn lại các kỹ thuật dịch viết đã được học trong
+ Tài chính ngân hàng: các học phần Thực hành Dịch viết 1 và Thực
hệ thống ngân hàng nhà hành Dịch viết 2.
nước, ngân hàng thương
mại cổ phần, ngân hàng - Rèn luyện các kỹ thuật nâng cao như:
1 liên danh..., lãi suất ngân + Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được ý và làm
hàng chủ liên kết văn bản.
+ Tình hình lạm phát, + Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ nâng cao,
đồng tiền mất giá, khủng
hoảng tài chính, tiền tệ + Sử dụng các công cụ dịch trực tuyến để hỗ trợ
việc dịch.
+ Chỉ số giá tiêu dùng
CPI + Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương đương, chuyển vị,
dịch mô tả hay diễn giải, cải biên.
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ đề.
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin trong bản gốc.
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với ngôn ngữ
đích, không bị phụ thuộc vào văn bản gốc.
- Dịch các tài liệu tìm được, áp dụng các kỹ
thuật đã được học trong các học phần trước

Phần II: Chống buôn lậu - Tìm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Chống
và gian lận thương mại buôn lậu và gian lận thương mại, chú ý xác định
+ Tình trạng sản xuất và các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể sử dụng
buôn bán hàng giả (nơi https://congthuong.vn/
sản xuất, trungg chuyển
https://www.douane.gouv.fr/
2 và tiêu thụ)
https://www.youtube.com/
+ Tác động hàng giả đối
với nền kinh tế và xã hội, - Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến sản xuất
biện pháp chống hàng giả và thương mại, tình trạng buôn lậu và gian lận
thương mại, tác hại của buôn lậu và gian lận
+ Chống gian lận thương
thương mại đối với nền kinh tế
mại (chống buôn lậu, trốn

301
thuế) và tác động đến các - Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ đề
khu vực kinh doanh - Ôn lại các kỹ thuật dịch viết đã được học trong
các học phần Thực hành Dịch viết 1 và Thực
hành Dịch viết 2.
- Rèn luyện các kỹ thuật nâng cao như:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được ý và làm
chủ liên kết văn bản.
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ nâng cao,
+ Sử dụng các công cụ dịch trực tuyến để hỗ trợ
việc dịch.
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương đương, chuyển vị,
dịch mô tả hay diễn giải, cải biên.
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ đề.
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin trong bản gốc.
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với ngôn ngữ
đích, không bị phụ thuộc vào văn bản gốc.
- Dịch các tài liệu tìm được, áp dụng các kỹ
thuật đã được học trong các học phần trước.

Phần III: Văn hóa  - Tìm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Văn
+ Những khái niệm cơ hóa, chú ý xác định các nguồn tài liệu đáng tin
bản về văn hóa theo cậy có thể sử dụng
UNESCO (Công ước về https://vanhoadoisong.vn/
Đa dạng văn hóa, bảo vệ https://fr.unesco.org/
bản sắc văn hóa, bảo tồn
di sản…). https://www.youtube.com/
+ Các loại hình văn hóa - Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến các công
ước của UNESCO, các di sản thế giới và Việt
+ Toàn cầu hóa văn hóa Nam, các loại hình văn hóa, trao đổi văn hóa
(du nhập văn hóa, ảnh trong bối cảnh toàn cầu hóa, ảnh hưởng của văn
hưởng của văn hóa ngoại hóa Pháp đến văn hóa Việt Nam
3 lai).
- Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ đề
+ Hợp tác văn hóa giữa
Việt Nam và Pháp, giữa - Ôn lại các kỹ thuật dịch viết đã được học trong
Việt Nam và các nước các học phần Thực hành Dịch viết 1 và Thực
trong khu vực hành Dịch viết 2.
- Rèn luyện các kỹ thuật nâng cao như:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được ý và làm
chủ liên kết văn bản.
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ nâng cao,
+ Sử dụng các công cụ dịch trực tuyến để hỗ trợ
việc dịch.

302
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương đương, chuyển vị,
dịch mô tả hay diễn giải, cải biên.
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ đề.
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin trong bản gốc.
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với ngôn ngữ
đích, không bị phụ thuộc vào văn bản gốc.
- Dịch các tài liệu tìm được, áp dụng các kỹ
thuật đã được học trong các học phần trước.

Phần IV: Giáo dục  - Tìm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Văn
hóa, chú ý xác định các nguồn tài liệu đáng tin
+ Hệ thống giáo dục Việt
cậy có thể sử dụng
Nam và Pháp
+ Phổ cập, xóa mù chữ ở https://giaoducthoidai.vn/
các vùng miền https://fr.unesco.org/
+ Các vấn đề về cải cách https://www.youtube.com/
giáo dục - Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến hệ thống
+ Mục tiêu phát triển giáo dục Việt Nam và Pháp, chính sách giáo dục
ODD về giáo dục của Việt Nam, UNESCO và giáo dục, cải cách
+ Hợp tác giáo dục (liên giáo dục ở Việt Nam, hợp tác giáo dục trong bối
kết đào tạo, du học, du cảnh toàn cậu hóa
học tại chỗ…) - Xây dựng bảng thuật ngữ theo chủ đề
- Ôn lại các kỹ thuật dịch viết đã được học trong
các học phần Thực hành Dịch viết 1 và Thực
hành Dịch viết 2.
4 - Rèn luyện các kỹ thuật nâng cao như:
+ Kỹ thuật đọc, phân tích, tóm được ý và làm
chủ liên kết văn bản.
+ Kỹ thuật dịch nội ngữ ở mức độ nâng cao,
+ Sử dụng các công cụ dịch trực tuyến để hỗ trợ
việc dịch.
+ Áp dụng các thủ thuật dịch: dịch chuyển từ,
vay mượn, can-ke, tìm tương đương, chuyển vị,
dịch mô tả hay diễn giải, cải biên.
+ Xây dựng bản thuật ngữ theo chủ đề.
+ Dịch đầy đủ nội dung thông tin trong bản gốc.
+ Dịch thoát ý, câu văn phù hợp với ngôn ngữ
đích, không bị phụ thuộc vào văn bản gốc.
- Dịch các tài liệu tìm được, áp dụng các kỹ
thuật đã được học trong các học phần trước.

303
11.2. Phương pháp tự học

Các bước của quá trình tự học như sau :

- Người học tiếp thu và vận dụng phương pháp tự học từ học phần Phương pháp học tập
và nghiên cứu khoa học, xác định được yêu cầu đối với người học phù hợp với mục tiêu từng
bài.

- Người học cần phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho
bản thân, hướng tới kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo
chuẩn đầu ra.

- Người học được giảng viên hướng dẫn cách tự học tại buổi học đầu tiên của học phần.
Cụ thể, người học phải bám sát lịch trình của từng nội dung học để đọc tài liệu phù hợp.

- Trước mỗi buổi học, người học được giảng viên yêu cầu đọc trước tài liệu liên quan
đến nội dung của buổi học bằng cả hai thứ tiếng. Việc đọc tài liệu giúp người học nắm được
phần nào kiến thức liên quan đến chủ đề đang học, từ đó có thể chuẩn bị bảng từ vựng liên
quan đến chủ đề, phục vụ cho việc học dịch trên lớp. Cụ thể các chủ đề trong thực hành dịch 3
gồm 4 chủ đề : Kinh tế tài chính, Chống buôn lậu và gian lận thương mại, Văn hóa, Giáo dục.

- Thực hiện các bài tập về nhà theo yêu cầu.

- Tự tìm bài tương tự nội dung trên lớp học để áp dụng các kỹ thuật dịch đã được hướng
dẫn trên lớp. Qua việc tự luyện dịch ở nhà, cần rút ra kết luận của riêng mình về các phương
pháp và kỹ thuật dịch. Các bài luyện dịch có thể tự làm hoặc làm theo nhóm để trao đổi cùng
các bạn học trong lớp.

- Người học có thể áp dụng phương pháp tự học này để phát triển kỹ năng tự học tập
suốt đời.

11.3. Học liệu tự học

- Các nguồn tài liệu giấy hoặc trực tuyến. Cụ thể, xem mục 12. Các tài liệu cần tìm sẽ
thuộc 4 chủ đề sau của dịch 3 : Kinh tế tài chính, Chống buôn lậu và gian lận thương mại,
Văn hóa, Giáo dục.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Tài liệu do giảng viên biên soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo:

Website chính thức của các Bộ, Ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế

1) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi

2) Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn

304
3) Bộ Công thương: http://www.moit.gov.vn/

4) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: http://bvhttdl.gov.vn/

5) Bộ Giáo dục và Đào tạo: https://moet.gov.vn

6. Tổ chức thương mại thế giới WTO: https://www.wto.org/

5) UNESCO: https://fr.unesco.org/

Báo và tạp chí trực tuyến:

7. Thời báo kinh tế: http://vneconomy.vn

8. Báo Nhân dân: http://www.nhandan.com.vn

9. Báo Thanh niên: http://thanhnien.vn

10. Báo Le Monde: http://www.lemonde.fr

11. Báo Le Figaro: http://www.lefigaro.fr

Sách tham khảo

1) PERGNIER M. (1978) Les fondements sociolinguistiques de la traduction. Paris,


Honoré Champion.

305
KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Kinh tế đại cương

- Tiếng Anh: General Economics

1.2. Mã học phần: 61FRE2GEC

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3ITI

1.4. Số tín chỉ: 2

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 30 45

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Thu Hiền Thạc sĩ hiennt@hanu.edu.vn Bộ môn Du lịch

2 Nguyễn Thanh Huyền Thạc sĩ huyennt@hanu.edu.vn Bộ môn Truyền


thông

3 Nguyễn Hữu Ngọc Thạc sĩ khanhnhn@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch


Khánh

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần Kinh tế học đại cương trang bị cho người học các kiến thức về kinh tế đại
cương, tài chính ngân hàng, các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm cung cấp cho người học các
khái niệm cũng như các thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế để người học có thể theo dõi và hiểu
được các bài có liên quan đến các vấn đề kinh tế nói chung, tiến tới làm quen với dịch các chủ
đề về kinh tế.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Cung cấp kiến thức về kinh tế đại cương, các khái niệm, thuật ngữ, cũng như các
diễn biến, chính sách, thời sự trong lĩnh vực kinh tế để người học có thể sử dụng cách thành
thạo tiếng Pháp chuyên ngành kinh tế;

306
MT2: Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm và phân tích tài liệu
vận dụng vào công tác biên phiên dịch.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

KT1: Ngưởi học hiểu được các kiến thức về kinh tế đại cương, vai trò của Nhà nước
trong điều hành nền kinh tế,

KT2: Người học có thể hiểu được các thành phần kinh tế, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, xuất nhập khẩu và các vấn đề thời sự kinh tế được đề cập đến trong nội dung bài học.

5.2. Kỹ năng

KN1: Người học biết cách đọc và hiểu, khai thác một tài liệu về chủ đề kinh tế, xác định
được các các thuật ngữ kinh tế, lập bảng từ vựng thuật ngữ kinh tế theo chủ đề được học.

KN2: Người học được trau dồi kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết
vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp, tra cứu từ điển, tài liệu; kỹ
năng làm việc nhóm và có thể sử dụng thành thạo Word, Excel, Web 2.0…

5.3. Thái độ

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

TĐ2: Người học thể hiện trách nhiệm và tính nghiêm túc trong tìm kiếm và tra cứu thông
tin, đảm bảo tính chính xác của thông tin mà mình tìm được để có thể chia sẻ với những người
học khác.

TĐ3: Người học xây dựng thái độ làm việc tích cực và hợp tác khi làm việc theo nhóm.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của
Phương pháp giảng dạy
người dạy người học

Phương pháp thuyết trình -Giới thiệu nội dung -Nghe giảng
-Trình bày -Ghi nhớ
-Kết nối, hệ thống kiến thức -Luyện tập
-Củng cố
-Tổng kết, đánh giá, kiểm tra

Phương pháp thảo luận nhóm -Chia nhóm Tổ chức phân công nhóm
-Gợi ý hướng dẫn lựa chọn -Chọn, tiếp cận đề tài
đề tài -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
kiến chung của cả nhóm
-Giao nhiệm vụ.

307
-Giám sát hoạt động từng
nhóm -Trình bày kết quả thảo
-Phát vấn luận
-Đánh giá, tổng kết

Phương pháp nghiên cứu -Nêu trường hợp điển hình -Tiếp cận vấn đề
trường hợp điển hình -Gợi ý, hướng dẫn cách tiếp -Phân tích
cận vấn đề -Tranh luận, tìm hiểu, đưa
-Đánh giá, kết luận giải pháp
-Báo cáo kết quả

Phương pháp dự án - Nêu dự án - Nhận dự án


- Chia nhóm và giao dự án - Thu thập thông tin, xây
- Quy định rõ thời gian chuẩn dựng dự án.
bị, thời gian trình bày dự án - Trình bày kết quả dự án
của mỗi nhóm.
- Tổng kết, đánh giá

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Các thiết bị phục vụ cho nghe nhìn (Đài, Máy chiếu, loa).

- Các thiết bị phục vụ cho việc tra cứu, trao đổi thông tin (máy tính nối mạng).

- Sách giáo trình, tài liệu tham khảo.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá Đi học đầy đủ không Do giảng viên thực 10%


chuyên cần được nghỉ quá 10% số hiện theo quy định.
buổi học

2 Đánh giá giữa - Bài tập tình huống Nộp bài đúng hạn theo 30%
học phần quy định
- Báo cáo, thuyết
trình cá nhân/ nhóm Tuân thủ hình thức
trình bày theo quy định
Điểm đánh giá bộ phận
(Điểm kiểm tra thường Nội dung thể hiện
xuyên, bài tập nhóm, được mức độ hiểu và
điểm tham gia các hoạt vận dụng được các
động trên lớp, .....) bước và các công việc
cần làm (xây dựng
bảng từ vựng, thuật
ngữ theo chủ đề kinh

308
tế)

3 Đánh giá cuối - Thi Viết hoặc tiểu - Độ chuẩn xác của nội 60%
học phần luận dung trả lời câu hỏi
- Bố cục, nội dung bài
thi viết hoặc tiểu luận
- Theo thang chấm
điểm của Bộ môn

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo nội dung và chủ đề
giảng viên đã thông báo.

- Nộp bài tập nhóm đúng thời gian quy định.

- Làm bài tập về nhà đầy đủ (nếu có).

- Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của người dạy trên lớp.

- Chuẩn bị và tích cực tham gia thảo luận.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành

- Hoàn thành các bài kiểm tra theo qui định.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Vai trò của Nhà nước 2 4 10 HL1 - Bài 1


trong nền kinh tế (Ngân HL4 [Trg 5-10]
sách, thuế, CPI, GDP,
GNP, bẫy thu nhập trung HL3 [Trg 57-84]
bình)
Chính sách đổi mới kinh
tế tại Việt Nam

2 Các thành phần kinh tế 2 2 10 HL1 - bài 2


Các lĩnh vực kinh tế HL4 [Trg 11-16]

3 Thị trường lao động 2 4 10 HL1 - bài 3

309
HL4 [Trg 77-88]

4 Tài chính, ngân hàng, 2 6 10 HL1 - bài 4


bảo hiểm HL2 [Trg 223-250]
(Lãi suất, lãi suất thương HL3 [Trg 99-114]
mại, tiền gửi, quan hệ
Ngân hàng nhà nước và
thương mại…)

5 Xuất nhập khẩu; Kinh tế 2 6 10 HL1- bài 5


đối ngoại HL2 [Trg 185-206]
HL3 [Trg 115-142]

6 Các tổ chức quốc tế 2 6 10 HL1- bài 6


(OMC, EU, ASEAN, HL2 [Trg 253-255]
FMI…)
HL3 [Trg 157-166]

7 Ôn tập và thi hết học 3 2


phần

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học cần chủ động tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:

Đọc sách và tài liệu tham khảo để tăng cường vốn kiến thức ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ
liên quan đến chủ đề được học trong học phần.

Chuẩn bị các bài tập giáo viên giao trước buổi học thực hành dịch.

Luyện tập thực hành dịch theo các hướng dẫn trên lớp và vận dụng vào các bài luyện
dịch về nhà.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

1 Vai trò của Nhà nước - Đọc trước HL4 [Trg 5-10] và HL3 [Trg 57-84]
trong nền kinh tế (Ngân - Người học tìm hiểu trước vai trò của Nhà nước trong
sách, thuế, CPI, GDP, nền kinh tế và các khái niệm về về kinh tế vĩ mô.
GNP, bẫy thu nhập trung
bình) - Thảo luận nhóm về một số chính sách đổi mới kinh
tế tiêu biểu tại Việt Nam.
Chính sách đổi mới kinh
tế tại Việt Nam

310
2 Các thành phần kinh tế - Đọc trước HL4 [Trg 11-16]
Các lĩnh vực kinh tế - Thảo luận nhóm để phân biệt và liệt kê các thành
phần kinh tế và các lĩnh vực kinh tế

3 Thị trường lao động - Đọc trước HL4 [Trg 77-88]


- Tìm hiểu khái niệm và các thuật ngữ về thị trường
lao động

4 Tài chính, ngân hàng, - Đọc trước HL2 [Trg 223-250] và HL3 [Trg 99-114]
bảo hiểm - Tìm hiểu các khái niệm và thuật ngữ về tài chính,
(Lãi suất, lãi suất thương ngân hàng, bảo hiểm.
mại, tiền gửi, quan hệ
Ngân hàng nhà nước và
thương mại…)

5 Xuất nhập khẩu; Kinh tế - Đọc trước HL2 [Trg 185-206] và HL3 [Trg 115-
đối ngoại 142]
- Tìm hiểu các khái niệm về xuất nhập khẩu và kinh tế
đối ngoại.
- Tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng hoá và bảo lãnh
tín dụng.

6 Các tổ chức quốc tế - Đọc trước HL2 [Trg 253-255] và HL3 [Trg 157-
(OMC, EU, ASEAN, 166]
FMI…) - Tìm hiểu và chuẩn bị bài giới thiệu về vai trò của
các tổ chức quốc tế

7 Ôn tập và thi hết học - Làm đề cương ôn tập.


phần

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

- Người học cần phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho
bản thân, hướng tới kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo
chuẩn đầu ra.

- Người học căn căn cứ vào nhu cầu cá nhân, tìm hiểu và vận dùng những phương pháp
phù hợp sau:

+ Đọc sách và tài liệu tham khảo.

+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp.

+ Thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

311
+ Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

+ Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

- Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp

với mục tiêu của học phần.

- Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác

liên quan như Sách giáo khoa điện tử “E-book”, học tập điện tử “E-learning”.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Tài liệu giảng dạy: Do giảng viên soạn trên cơ sở tài liệu tham khảo.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. 1. Philippe LE BOLLOCH, Yvon LE FIBLEC, (1992), Économie générale, Betrand-


Lacoste.

2. Guy SCHULDERS (1994), Terminologie économique française, l'Harmattan, 1994.

3. Philippe LE BOLLOCH, Yvon LE FIBLEC, Claude RIBET, (2008) Économie-Droit,


Bertrand-Lacoste.

4. Tài liệu tham khảo trên mạng

1. http://vneconomy.vn/

2. http://www.thesaigontimes.vn/

3. https://www.challenges.fr/

4. http://www.liberation.fr/

5. http://www.lemonde.fr/

312
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Pháp luật đại cương và Quan hệ quốc tế

- Tiếng Anh:General Law & International Relations

1.2 Mã học phần: 61FRE4LIR

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE3ITI

1.4 Số tín chỉ: 2

1.5 Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 30 45

1.6 Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Kiều Thị Thuý Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch


kieuttquynh@gmail.co
m

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần Pháp luật đại cương và Quan hệ quốc tế giới thiệu tới người học kiến thức cơ
bản về Luật đại cương và Quan hệ quốc tế. Cụ thể, người học tìm hiểu các khái niệm cơ bản
trong lĩnh vực Pháp luật như: các ngành luật, tổ chức nhà nước, nghị viện, các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp của Pháp và Việt Nam, các hệ thống tư pháp của 2 nước. Người
học cũng được trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình xây dựng các văn bản pháp luật và
pháp quy.

Ngoài ra, học phần này cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về Quan hệ quốc tế bao
gồm các nội dung cơ bản như khái niệm cơ bản về quan hệ quốc tế; các chủ thể trong quan hệ
quốc tế; chính sách đối ngoại của Việt Nam qua các thời kỳ; công tác lễ tân ngoại giao; các tổ
chức quốc tế, khối mậu dịch tự do tiêu biểu và quan hệ, vai trò của Việt Nam trong các tổ
chức đó; phân tích sự kiện quốc tế, v.v

4. Mục tiêu của học phần

313
MT1: Học phần giúp người học hiểu các khái niệm cơ bản trong chuyên ngành Luật và
Quan hệ quốc tế,

MT2: Giúp người học nắm thông tin về tổ chức hệ thống tư pháp của Pháp và Việt Nam,

MT2: Giúp người học nắm vững thuật ngữ trong các lĩnh vực nêu trên để có thể tiếp cận,
phân tích và thực hiện dịch nói và viết liên quan tới chuyên ngành luật và Quan hệ quốc tế.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Nắm vững được các kiến thức cơ bản về Luật đại cương và Quan hệ quốc tế

KT2: Nhận thức được cách thức tổ chức hệ thống tư pháp của Pháp và Việt Nam.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Người đọc biết cách tiếp cận, phân tích và khai thác tài liệu liên quan tới hai chủ
đề Luật và Quan hệ quốc tế;

KN2: Người học biết cách xác định, tìm kiếm và mở rộng thuật ngữ chuyên ngành trong
hai lĩnh vực này, biết lập bảng thuật ngữ hai thứ tiếng Pháp và Việt.

KN3: Người học phát triển và trau dồi kỹ năng phân tích, tổng hợp tài liệu, tra cứu thuật
ngữ bằng các phương tiện khác nhau (từ điển chuyên ngành, tài liệu trực tuyến của các
website chuyên ngành đáng tin cậy v.v…).

KN4: Thông qua học phần, người học cũng phát triển được các kỹ năng mềm khác như
kỹ năng tự học suốt đời; kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong tìm kiếm, tra
cứu, soạn thảo, trao đổi thông tin; kỹ năng làm việc theo nhóm.

5.3. Thái độ

TĐ1: Người học thể hiện trách nhiệm và tính nghiêm túc trong tìm kiếm và tra cứu thông
tin, đảm bảo tính chính xác của thông tin mà mình tìm được để có thể chia sẻ với những người
học khác;

TĐ2: Người học xây dựng thái độ làm việc tích cực và hợp tác khi làm việc theo nhóm.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
Phương pháp giảng dạy
viên người học

Phương pháp giảng dạy - Tổ chức dự án: hướng dẫn người học -Người học tích cực
tích cực, lấy người học lập nhóm để cùng nhau làm việc theo tham gia thực hiện các

314
làm trung tâm, chú trọng dự án về một chủ đề do người học và nhiệm vụ tìm kiếm, sàng
tương tác. người dạy cùng xác định; lọc, phân tích và tổng
- Người dạy tổng hợp lý thuyết, hướng hợp thông tin,
dẫn, đưa yêu cầu cụ thể và rõ ràng cho
- Người học tích cực trao
người học để người học được định đổi thông tin trên lớp,
hướng trong việc tìm kiếm và tổng hợp tác tích cực với
hợp thông tin; những người học khác
- Người dạy chốt lại kiến thức chuẩn trong các hoạt động theo
và chốt các cuộc thảo luận nhóm, đưa nhóm tại lớp hoặc các
ra kết luận cho các bài tập dự án mà hoạt động thực hiện dự
án.
người học đã thực hiện,
- Semina – thảo luận: chiếm đa số thời - Người học thuyết trình
gian, người dạy hướng dẫn người học theo nhóm về các chủ đề
tham gia chuẩn bị bài kỹ càng để có đã chuẩn bị trong dự án.
thể tham gia thảo luận tích cực về các
khái niệm, kiến thức trong lĩnh vực
Luật và Quan hệ quốc tế.

Phương pháp thuyết trình - Thuyết trình: chiếm tỉ lệ thiểu số - Chú ý theo dõi bài
trong toàn bộ học phần, người dạy chỉ giảng
thực hiện thuyết trình khi giới thiệu - Đặt câu hỏi.
nội dung chủ đề mới.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Máy chiếu, loa, máy tính nối mạng,

- Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng
số

1 Đánh giá - Điểm danh, - Đi học đầy đủ, theo 10%


chuyên cần - Kiểm tra bài tập hoặc quy định là không được
dự án được giao thực vắng mặt quá 10% số
giờ lên lớp.
hiện ở nhà.
- Tham gia tích cực trên
lớp học và trong các
hoạt động nhóm.

2 Đánh giá giữa - Bài tập làm theo nhóm - Nộp bài đúng hạn theo 30%
học phần và thuyết trình tại lớp, quy định,
- Hoặc dự án làm theo - Hình thức trình bày
nhóm, theo đúng quy định,

315
- Hoặc bải kiểm tra viết - Tính chính xác của
làm tại lớp. thông tin trình bày trong
bài,

3 Đánh giá cuối - Bài thi viết : gồm 1 - Nộp bài đúng hạn theo 60%
học phần phần là các câu hỏi trắc quy định,
nghiệm về kiến thức đã - Hình thức trình bày
học và 1 phần đọc hiểu, theo đúng quy định,
trả lời câu hỏi trắc
nghiệm hoặc câu hỏi - Tính chính xác của
mở, thông tin trình bày trong
bài,
- Hoặc bài tiểu luận,
- Theo thang đánh giá
- Hoặc dự án cá nhân. được Bộ môn duyệt.

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu cho mỗi buổi học trước khi lên lớp theo chủ đề được thông báo

- Thực hiện tích cực dự án được giao, hợp tác tích cực với các thành viên khác trong
nhóm dự án.

- Hoàn thành và nộp bài tập nhóm, hoàn thành bài tập về nhà đúng thời gian quy định.
- Chuẩn bị và tích cực tham gia thảo luận.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành.

- Hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá theo qui định.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

1 - Các ngành luật. 1 3 5 Xem mục 11

- Khái niệm Nhà nước 2 4 10 Xem mục 11


pháp quyền, các quyền
2 lập pháp, hành pháp và tư
pháp của Pháp và Việt
Nam.

316
- Hệ thống tư pháp của 3 5 10 Xem mục 11
3
Pháp và Việt Nam

- Quá trình xây dựng các 2 4 10 Xem mục 11


văn bản pháp luật và
4
pháp quy, các loại văn
bản quy phạm pháp luật.

Giới thiệu chung về 1 2 5 Xem mục 11


5
Quan hệ quốc tế

Chính sách đối ngoại của 2 4 10 Xem mục 11


6 Việt Nam trong các thời
kỳ.

Một số kiến thức cơ bản 2 3 5 Xem mục 11


7
về lễ tân ngoại giao

Các tổ chức quốc tế, diễn 2 5 10 Xem mục 11


đàn quốc tế, khối tự do
mậu dịch lớn trên thế
8
giới. Quan hệ và vai trò
của Việt Nam với các thể
chế này.

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học cần thực hiện các nội dung tự học như sau :

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Phần 1 : Luật đại cương - Người học cần đọc toàn bộ các học liệu
dưới đây :
+ Các ngành luật
+ Michel Soignet. 2003. Le francais
+ Khái niệm Nhà nước pháp
juridique. Hachette.
quyền, các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp của + J.-L. Penfornis. 2001. Le francais du droit.
Pháp và Việt Nam Cle international

1 + Hệ thống tư pháp của Pháp + Lê Minh Toàn (chủ biên). 2015. Pháp luật
và Việt Nam đại cương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
+ Quá trình xây dựng các văn - Người học cần tham khảo các website
bản pháp luật và pháp quy, chính thống liệt kê tại mục 12.2 để thực hiện
các loại văn bản quy phạm dự án làm theo nhóm, tìm hiểu hệ thống
pháp luật. tương đương của Việt Nam. Tìm thuật ngữ
tương đương trong 2 thứ tiếng liên quan đến
các nội dung của Phần 1.

317
Phần 2 : Quan hệ quốc tế - Người học cần đọc toàn bộ học liệu dưới
+ Giới thiệu chung về Quan đây :
hệ quốc tế + RIEHL, Laurence, SOIGNET, Michel,
+ Một số kiến thức cơ bản về AMIOT, Marie-Hélène. 2006. Objectif
diplomatie: le français des relations
lễ tân ngoại giao
européennes et internationales, Hachette
2 + Các tổ chức quốc tế, diễn
đàn quốc tế, khối tự do mậu - Người học cần tham khảo các website
dịch lớn trên thế giới. Quan chính thống liệt kê tại mục 12.2 để thực hiện
hệ và vai trò của Việt Nam dự án làm theo nhóm, tìm hiểu hệ thống
tương đương của Việt Nam. Tìm thuật ngữ
với các thể chế này
tương đương trong 2 thứ tiếng liên quan đến
các nội dung của Phần 2.

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

- Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp

với mục tiêu của học phần.

- Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác

liên quan như Sách giáo khoa điện tử “E-book”, học tập điện tử “E-learning”.
12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Tài liệu giảng dạy do giảng viên tập hợp và biên soạn dựa trên cơ sở các tài liệu tham
khảo.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Lê Minh Toàn chủ biên. 2015. Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

2. RIEHL, Laurence, SOIGNET, Michel, AMIOT, Marie-Hélène. 2006. Objectif


diplomatie: le français des relations européennes et internationales, Hachette
3. J.-L. Penfornis. 2001. Le francais du droit. Cle international.
Một số Websites tham khảo

4. http://luatvietnam.vn/gioi-thieu.htmlGiới thiệu tập hợp các văn bản quy phạm pháp
luật của Việt Nam.

318
5. http://moj.gov.vn/Pages/home.aspx: Cổng thông tin điện tử của Bộ tư Pháp Việt Nam.

6. http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc: Cổng thông tin điện tử của Toà Án


nhân dân tối cao Việt Nam.

7. http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-6441: Cổng thông tin điện tử của Việ kiểm sát


nhân dân tối cao Việt Nam.

8. https://www.legifrance.gouv.fr: Cổng thông tin điện tử phổ biến pháp luật của Pháp.

9. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cs_doingoai/ns1402172138577: Chính sách đối


ngoại của Việt Nam qua các thời kỳ.

10. http://www.mofa.gov.vn/vi/Cổng thông tin điện tử của Bộ ngoại giao Việt


Nam.

11. http://www.etudier.com/sujets/les-grands-principes-des-relations-
internationales/0: les grands principes des relations internationales.

319
DỊCH NÓI CÓ VĂN BẢN

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Dịch nói có văn bản

- Tiếng Anh: Sight Translation

1.2. Mã học phần: 61FRE3SIN

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3IP1

1.4. Số tín chỉ: 2

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 30 45

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Kiều Thị Thúy Quỳnh Thạc quynhktt@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch


sỹ kieuttquynh@gmail.com

2 Nguyễn Hữu Ngọc Thạc khanhcfit@gmail.com Bộ môn Dịch


Khánh sỹ

3. Mô tả nội dung học phần

Đối với người làm công việc phiên dịch, thao tác dịch có tài liệu hỗ trợ chiếm một phần
rất lớn trong hoạt động dịch. Tuy nhiên để có thể kết hợp được các kỹ năng phiên dịch với kỹ
năng khai thác tài liệu hỗ trợ tại chỗ, người phiên dịch phải nhận thức được các kỹ thuật đặc
thù như: phân tích nhanh một văn bản, xác định được ý chính, định vị được từ chìa khóa, đọc
và hiểu nhanh nội dung tài liệu cần dịch, kết hợp thành thạo việc thực hành dịch nói với việc
sử dụng tài liệu hỗ trợ (bài trình bày power point trình chiếu trên màn hình, toàn văn bài tham
luận in trên giấy hoặc sử dụng máy tính, tra cứu bảng từ tại chỗ).

Học phần Dịch nói có văn bản cung cấp các kỹ năng nêu trên để người học có thể sử
dụng độc lập hoặc bổ trợ cho Dịch nói.

4. Mục tiêu của học phần

320
MT1: Giúp người học có khả năng đọc nhanh một tài liệu, định vị được từ chìa khóa và
tóm tắt được các ý chính của tài liệu,

MT2: Giúp người học dịch nói nhanh được các ý chính của một tài liệu,

MT2: Giúp người học tránh thói quen dịch bám từ, làm chủ được âm lượng, tốc độ,
giọng nói khi dịch.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được các kiến thức sau:

KT1: Các kỹ thuật đọc lướt lấy ý chính, tóm lược thông tin, dịch nội ngữ,

KT2: Kiến thức về các chủ đề thời sự được đề cập đến trong nội dung bài học.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Đọc và hiểu nhanh nội dung tài liệu cần dịch từ cấp độ câu đến cấp độ đoạn văn và
cấp độ văn bản: định vị nhanh các từ chìa khóa, xác định được các đơn vị nghĩa, tóm lược
thông tin;

KN2: Dịch miệng trôi chảy các ý chính của tài liệu đã qua phân tích (làm chủ được âm
lượng, phát âm, giọng, ngữ điệu);

KN3: Kết hợp thành thạo việc thực hành dịch nói với sử dụng tài liệu hỗ trợ (bài trình
bày power point trình chiếu trên màn hình, toàn văn bài tham luận in trên giấy hoặc sử dụng
máy tính, tra cứu bảng từ tại chỗ).

5.3. Thái độ

TĐ1: Người học tạo lập tinh thần sẵn sàng xử lý một cách linh hoạt các tình huống có
thể xảy ra khi phiên dịch khi có/không có tài liệu hỗ trợ;

TĐ2: Người học xây dựng thái độ làm việc tích cực và hợp tác khi làm việc theo nhóm.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động học tập của


Hoạt động giảng dạy của giảng viên
dạy người học

Phương pháp giảng - Giảng viên hướng dẫn người học - Chủ động tiếp cận bài
dạy tích cực, lấy cách tiếp cận vấn đề thông qua các giảng
người học làm trung hoạt động thảo luận tích cực. - Tích cực tham gia thảo
tâm - Giảng viên hướng dẫn người học luận, làm bài tập theo
thực hiện bài tập nhóm, để người học nhóm và thực hiện bài
chủ động tham gia tích cực vào bài dịch.

321
dịch.

Phương pháp thuyết Thuyết trình giảng lý thuyết (các bước Nghe giảng lý thuyết,
trình tiếp cận nhanh một văn bản, kỹ thuật nghiên cứu bài tập mẫu,
tóm tắt văn bản), bài tập mẫu, thực thực hành.
hành.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Phòng học tiếng (phòng lab).

- Máy chiếu.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh - Đi học đầy đủ, theo quy 10%
chuyên cần - Kiểm tra bài tập định là không được vắng
về nhà, bài tập mặt quá 10% số giờ lên lớp.
nhóm. - Tham gia tích cực trên lớp
học,
- Thực hiện đầy đủ các bài
tập về nhà và bài tập nhóm.

2 Đánh giá giữa - Bài tập nhóm - Nộp bài đúng hạn theo 30%
học phần dưới hình thức bài quy định
tập lớn. - Tuân thủ hình thức trình
bày theo quy định
- Nội dung thể hiện được
mức độ hiểu và vận dụng
được các bước và các công
việc cần làm (tìm ý lớn, xác
định liên kết ý, tìm được từ
liên kết trong ngôn ngữ
đích, làm tóm tắt, dịch)

3 Đánh giá cuối - Bài thi dịch nói - Bài thi thể hiện được các 60%
học phần trên phòng lab, bài bước xử lý văn bản đã được
thi được ghi âm học (tìm được ý chính, tìm
được liên kết ý, tóm tắt văn
bản),
- Bản dịch đảm bảo các tiêu
chí về nội dung, ngôn ngữ
và hình thức trình bày (nói
to, rõ ràng, trôi chảy)

322
Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo nội dung và chủ đề
giảng viên đã thông báo.

- Nộp bài tập nhóm đúng thời gian quy định.

- Làm bài tập về nhà đầy đủ (nếu có).

- Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của người dạy trên lớp.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự
thuyết hành học

Đọc dịch toàn bộ một văn 6 12 20 Xem mục 11


bản (Traduction à vue
intégrale)
- đọc dịch cấp độ câu:
xác định các ngữ đoạn,
đơn vị nghĩa, từ chìa
1
khóa, có giới hạn thời
gian;
- đọc dịch cấp độ đoạn
văn: xác định ý chính, ý
phụ, từ liên kết, có giới
hạn thời gian

Đọc dịch tóm lược 9 18 40 Xem mục 11


(Traduction à vue
contractée)
- đọc dịch cấp độ toàn bài
(bài ngắn): xác định các ý
2 lớn, bố cục ý, xác định ý
phụ, minh họa ý, ví dụ,
liên kết ý, có giới hạn
thời gian
- tóm lược văn bản, có
giới hạn thời gian

323
- đọc dịch phần tóm lược
văn bản, có giới hạn thời
gian

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Tích
cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên đồng thời tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng
phù hợp với kiến thức đó. Cụ thể, nội dung và phương pháp tự học của HP này như sau :

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

- Kỹ năng đọc và tìm ý trong - Người học đọc trước giáo trình ghi lại phần
toàn bộ văn bản để có thể dịch 12.1 từ trang 1 đến trang 15.
toàn bộ một văn bản - Người học tự tang cường đọc tham khảo về
- Kỹ năng đọc caaos độ câu: xác các vấn đề thời sự nổi cộm trên các báo chính
1 định các ngữ đoạn, đơn vị nghĩa, thống bằng cả 2 thứ tiếng Việt và Pháp
từ chìa khóa - Người học lập bảng thuật ngữ trong cả 2
- đọc dịch cấp độ đoạn văn: xác thứ tiếng về chủ đề mình đã đọc để chuẩn bị
định ý chính, ý phụ, từ liên kết, tốt cho quá trình dịch.
có giới hạn thời gian

- Kỹ năng dọc dịch tóm lược - Người học đọc trước giáo trình ghi lại phần
(Traduction à vue contractée) 12.1 từ trang 1 đến trang 70.
- Kỹ năng xác định các ý lớn, bố - Người học tự tăng cường đọc tham khảo về
cục ý, xác định ý phụ, minh họa các vấn đề thời sự nổi cộm trên các báo chính
ý, ví dụ, liên kết ý, có giới hạn thống bằng cả 2 thứ tiếng Việt và Pháp.
2 thời gian - Người học lập bảng thuật ngữ trong cả 2
- tóm lược văn bản, có giới hạn thứ tiếng về chủ đề mình đã đọc để chuẩn bị
thời gian tốt cho quá trình dịch.
- đọc dịch phần tóm lược văn - Người học thực hành làm tóm tắt các văn
bản, có giới hạn thời gian bản trong cả 2 thứ tiếng theo phương pháp đã
được học trên lớp.

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

- Tập bài giảng theo các chủ đề thuộc nội dung bài học.

324
- Chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên quan như Sách giáo khoa
điện tử “E-book”, học tập điện tử “E-learning”.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Ghislaine Cotentin-Rey (1995). Le résumé, le compte rendu, la synthèse. Clé


International

12.2. Tài liệu tham khảo:

1. Training of Interpreters: Some Suggestions on Sight Translation Teaching by


Elif Ersozlu.
https://www.researchgate.net/publication/324779791_Training_of_Interpreters_Some_S
uggestions_on_Sight_Translation_Teaching

2. Curvers, P., Klein, J., Riva, N. & Wuilmart, C. (1986). La traduction à vue
comme exercice préparatoire et complémentaire à l'interprétation de conférence –
https://www.researchgate.net/publication/330579786_La_fluence_discursive_en_interpr
etation_de_conference_Approche_evaluative_par_la_traduction_a_vue

2. Spilka, I. (1966). La traduction à vue: instrument de formation. Meta 11 (2), 42-45.

3. Viaggio, S. (1995). The praise of sight translation (and squeezing the last drop
thereout of. The Interpreters' Newsletter n. 06 - 1995

325
MÔ PHỎNG DỊCH HỘI THẢO

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Mô phỏng dịch hội thảo

- Tiếng Anh: Simulation for Conference Interpretation

1.2. Mã học phần: 61FRE4SCI

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3IP2

1.4. Số tín chỉ: 2

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 30 45

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Kiều Thị Thúy Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch


kieuttquynh@gmail.com

2 Nguyễn Hữu Ngọc ThS khanhcfit@gmail.com Bộ môn Dịch


Khánh

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần Mô phỏng dịch hội thảo giới thiệu và giúp người học thực hành các bước
chuẩn bị và dịch cho một hội thảo mô phỏng theo môi trường làm việc chuyên nghiệp trong
thực tế.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Người học hình dung được các bước, các công việc cần thực hiện để chuẩn bị dịch
cho một sự kiện (hội thảo, nói chuyện chuyên đề, khóa đào tạo, …) cũng như các nguyên tắc
cần tuân thủ để đảm bảo tính chuyên nghiệp khi tác nghiệp.

MT2: Người học nhận thức được các công cụ ngôn ngữ (mẫu câu phổ biến trong xưng
hô, chào hỏi, kính thưa, kính gửi,…) và đặc trưng ngôn ngữ sử dụng cho các sự kiện nói trên.

5. Chuẩn đầu ra

326
5.1. Kiến thức
Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:
KT1: Nhận thức được các bước, các công việc cần thực hiện ở khâu chuẩn bị hội thảo
(tra cứu tài liệu, biên tập và sắp xếp tài liệu, chuẩn bị bảng từ vựng và thuật ngữ), các nguyên
tắc cần tuân thủ khi tác nghiệp;
KT2: Nhận thức được một số tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của nguồn tài liệu, sắp xếp
các nguồn tài liệu theo mức độ từ tài liệu phổ cập đến tài liệu chuyên sâu phục vụ cho chủ đề
cần dịch;
KT3: Biết và sử dụng được các công cụ ngôn ngữ (các mẫu câu phổ biến trong xưng hô,
kính thưa, kính gửi,…) và đặc trưng ngôn ngữ cần dùng khi dịch cho các sự kiện.
5.2. Kỹ năng
Sau khi kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:
KN1: Biết và sử dụng được các kỹ năng tìm tài liệu, đảm bảo tìm và khai thác được tài
liệu đảm bảo độ tin cậy;
KN2: Thực hiện được công việc xây dựng bảng thuật ngữ chuyên ngành, lên danh sách
tên riêng các cá nhân, cơ quan, tổ chức đơn vị có liên quan;
KN3: Thực hành được kỹ năng phối hợp và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật ghi nhớ và
ghi nhanh tùy theo hoàn cảnh công việc;
KN4: Biết cách thích nghi với tình huống dịch có/không có văn bản; thực hành được các
kỹ năng nói trước công chúng và kỹ năng làm việc với ban tổ chức sự kiện.
5.3. Thái độ

TĐ1: Người học ý thức và thực hành được các quy tắc liên quan đến hành vi và thái độ
ứng xử khi nói trước công chúng, khi làm việc với ban tổ chức sự kiện,

TĐ 2: Người học ý thức được về ngoại hình và trang phục khi làm việc.

13. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của
dạy giảng viên người học

Phương giảng dạy tích - Chuẩn bị và hướng dẫn bài tập -Thực hiện bài tập lớn theo
cực, lấy người học làm lớn là bài tập chuẩn bị hội thảo, nhóm tại phòng máy tính và
trung tâm - Mô phỏng tình huống, thị phòng dịch cabine theo đúng
yêu cầu,
phạm và thực hành.
- Tham gia tích cực vào các
tình huống giả định trong bài
tập mô phỏng,
- Chủ động tích cực tham gia
bài học trên lớp

327
7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Phòng học multimedia,

- Phòng dịch cabin,

- Tài liệu tham khảo.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

ST Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số


T

1 Đánh giá - Điểm danh, - Đi học đầy đủ theo yêu 10%


chuyên cần cầu của học phần là không
- Kiểm tra việc thực
hiện bài tập, dự án giao được vắng mặt quá 10% số
giờ lên lớp,
cho sinh viên.
- Tham gia tích cực trên lớp
học, thực hiện đầy đủ bài
tập nhóm hoặc dự án.

2 Đánh giá - Bài tập lớn/ dự án làm - Nộp bài đúng hạn theo 30%
giữa học phần theo nhóm 3-4 người, quy định,
- Hoặc bài thi viết. - Tuân thủ hình thức trình
bày theo quy định,
- Nội dung thể hiện được
mức độ hiểu và vận dụng
được các bước và các công
việc cần làm (tìm tài liệu
đảm bảo độ tin cậy, xây
dựng bảng từ, lập danh sách
các cá nhân cơ quan tổ chức
có liên quan, lên kịch bản
hội thảo)

3 Đánh giá cuối - Bài thi dịch nói (phiên - Đảm bảo dịch đúng nội 60%
học phần dịch cho hội thảo mô dung và hình thức trình bày
phỏng) của hội thảo,
- Nói to, rõ ràng, không
vượt quá thời gian quy
định, thái độ tự tin.

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học

328
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo nội dung và chủ đề
giảng viên đã thông báo.

- Tham gia các hoạt động chuẩn bị và dịch hội thảo mô phỏng.

- Nộp bài tập nhóm đúng thời gian quy định.

- Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của Người dạy trên lớp.

- Sử dụng được các thiết bị trên phòng multimedia và phòng dịch cabin.

- Sử dụng được các công cụ tìm kiếm thông tin qua mạng và xử lý văn bản.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

- Giới thiệu chung về nội 2 0 4 - Tùy theo chủ đề


dung học phần và các được chọn để làm
công việc cần thực hiện, hội thảo mô phỏng:
Học liệu là các tài
- Nhắc lại kỹ thuật tìm và
liệu người học tra
khai thác tài liệu tham
cứu trên mạng theo
khảo, các tiêu chí đánh
chủ đề hội thảo.
1 giá độ tin cậy và phân
loại nguồn tài liệu,
- Nhắc lại kỹ thuật xây
dựng bảng thuật ngữ
chuyên ngành,
- Giới thiệu các bước
chuẩn bị hội thảo

Chuẩn bị hội thảo: 8 14 30 - Tùy theo chủ đề


được chọn để làm
- Dưới sự hướng dẫn của
hội thảo mô phỏng:
người dạy, người học
2 Học liệu là các tài
thực hiện các bước chuẩn
liệu người học tra
bị hội thảo như đã trình
cứu trên mạng theo
bày ở phần 1 theo nhóm
chủ đề hội thảo.
tại phòng multimedia.

Dịch hội thảo 5 16 26


3 - Người học thực hiện
dịch hội thảo mô phỏng
tại phòng dịch cabine.

329
11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Tích
cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên đồng thời tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng
phù hợp với kiến thức đó. Nội dung học phần là mô phỏng một hội thảo về một chủ đề bất kỳ
được giảng viên và người học thống nhất từ đầu học phần, vì vậy phần tự học người người
học là rất quan trọng.

Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

- Mô phỏng một hội - Người học truy cập các website đáng tin cậy bằng cả 2 thứ tiếng
thảo về một chủ đề Việt và Pháp để tìm kiếm thông tin, chuẩn bị tài liệu, thuật ngữ cho
bất kỳ do giảng viên hội thảo.
và người học thống - Người học lập bảng thuật ngữ trong cả 2 thứ tiếng về chủ đề mình
nhất từ đầu học phần. đã đọc để chuẩn bị tốt cho quá trình dịch.
- Chuẩn bị các kỹ - Người học tìm kiếm tất cả các cấu trúc câu dùng để chào hỏi, giới
năng cần có trong thiệu, cảm ơn thường được dùng trong các hội thảo chính thức
việc tổ chức và thực trong cả 2 thứ tiếng Việt và Pháp.
hiện hội thảo.
- Người học thực hiện việc tự học theo nhóm để cùng chuẩn bị nội
- Thực hiện hội thảo dung, thuật ngữ cho cuộc hội thảo cần mô phòng.
và dịch hội thảo.

11.2. Phương pháp tự học


Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:
- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.
- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.
- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.
11.3. Học liệu tự học
- Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu liên quan.
12. Học liệu
12.1. Giáo trình
Học phần này không có giáo trình, người dạy sẽ ấn định một chủ đề hội thảo. Người học
dựa theo chủ đề đó sẽ thực hiện chuẩn bị hội thảo, tìm kiếm, xác định các nguồn tài liệu trực
tuyến đáng tin cậy. Từ đó chuẩn bị, sắp xếp, tổng hợp tài liệu sử dụng trong hội thảo mô
phỏng, thực hiện xây dựng bảng thuật ngữ phục vụ cho việc dịch hội thảo.
12.2. Tài liệu tham khảo

Tất cả các websites đáng tin cậy liên quan đến chủ đề được chọn để làm hội thảo mô
phỏng.

330
LƯỢC DỊCH – DỊCH TỔNG HỢP VĂN BẢN

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần:

- Tiếng Việt: Lược dịch – dịch tổng hợp văn bản

- Tiếng Anh: Integrated Translation Skills

1.2. Mã học phần: 61FRE4ITS

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3TP1

1.4. Số tín chỉ: 2

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 30 45

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

ST Họ và tên Học Email Tổ-Bộ môn


T hàm,
học vị

1 Nguyễn Hữu Ngọc Khánh ThS Khanhcfit@gmail.com BM Dịch

2 Vũ Văn Đại GS. TS daiphap@hanu.edu.vn BM Dịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần Lược dịch – dịch tổng hợp văn bản trang bị cho người học những kiến thức về
việc dịch trong những hoàn cảnh đặc biệt (bản gốc dài, có nội dung dư thừa, thời gian gấp, ...)
khiến người đặt hàng dịch không yêu cầu dịch toàn bộ văn bản mà chỉ cần tóm lược nội dung
chính của văn bản. Môn học cũng giới thiệu và giúp người học thực hành các kỹ thuật cơ bản
của dịch tổng hợp văn bản nhằm tạo ra sản phẩm dịch phù hợp với những chuẩn mực văn hóa
và hệ tư tưởng của xã hội tiếp nhận thông tin như cải biên, nội địa hóa một số thông tin chính
yếu của một văn bản nguồn.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Người học nắm bắt và phân biệt được các nội dung thông tin chính yếu với các
thông tin phụ hoặc dư thừa;

331
MT2: Người học có khả năng biên soạn được một bài viết mới dựa trên các thông tin của
văn bản nguồn phù hợp với văn phong, đặc điểm văn hóa, chuẩn mực tư tưởng chính trị đạo
đức của xã hội tiếp nhận đồng thời thực hiện tốt chức năng giao tiếp với đối tượng độc giả
đích.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể :

KT1: Nhận thức được các thủ pháp dịch, ưu điểm và hạn chế của những thủ pháp đó:
dịch nguyên tự, dịch tương đương, dịch chuyển điệu, dịch giải thích;

KT2: Nhận thức được các hình thức và kỹ thuật cải biên

KT3: Nhận thức được các nguyên tắc và kỹ thuật nội địa hóa

5.2. Kỹ năng

Sau khi kết thúc học phần, người học hình thành được các kỹ năng sau:

KN1: Biết và sử dụng được kỹ năng dịch nội ngữ, tức là có thể phân tích diễn giải văn
bản nguồn trên các bình diện ngôn ngữ văn hóa và chức năng giao tiếp nhằm xác định chính
xác nội dung thông tin cần truyền đạt ;

KN2: Thực hành được kỹ năng chọn thông tin dựa trên tiêu chí thích đáng, phù hợp với
chức năng của văn bẩn đích và đối tượng độc giả mục tiêu;

KN3: Thực hiện được công việc biên soạn văn bản: có thể sản sinh ra một văn bản vừa
trung thành với nội dung thông tin của nguyên bản vừa phù hợp với đặc điểm văn phong của
ngữ đích.

5.3. Thái độ

TĐ1: Người học ý thức được về yêu cầu phải trung thực chính xác trong truyền đạt
thông tin

TĐ2: Người học ý thức và thực hành được công việc để đáp ứng tốt các nhu cầu của
người đặt hàng dịch trong khuôn khổ các quy tắc và chuẩn mực xã hội

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy


Hoạt động học tập của người học
dạy của giảng viên

Phương pháp giảng Trình bày nguyên tắc Thực hiện tất cả các thao tác dịch,
dạy tích cực lấy người phương pháp, hướng dẫn cải biên, nội địa hóa ; bình luận
học làm trung tâm thực hiện, giải thích, gợi ý nhận xét về giải pháp của người
sửa chữa sai sót khác đồng thời đề xuất giải pháp
thay thế được coi là tốt hơn

332
7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Phòng học multimedia

- Máy chiếu.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá Đi học đầy đủ theo yêu Do giảng viên thực hiện 10%
chuyên cần cầu của giảng viên theo quy định.

2 Đánh giá giữa Bài kiểm tra nội địa hóa Đạt điểm số tối thiểu 5/ 30%
học phần văn bản nguồn 10

3 Đánh giá cuối 100% giờ thực hành Bố cục, nội dung bài thi 60%
học phần viết;
- Bắt buộc dự thi
Theo thang điểm của
giảng viên

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp theo nội dung và chủ đề
giảng viên đã thông báo.

- Nộp bài tập nhóm đúng thời gian quy định

- Làm bài tập về nhà đầy đủ (nếu có).

- Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của người dạy trên lớp.

- Sử dụng được các thiết bị của phòng học multimedia.

- Sử dụng công cụ tra cứu (từ điển đơn ngữ, song ngữ, internet) để hiểu sâu văn bản.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự học
thuyết hành

333
Phần 1 15 30 1.Vũ Văn Đại Vấn đề
nội địa hóa thông tin.
Những nguyên tắc nội
Tạp chí KHNN, số
địa hóa thông tin
đặc biệt kỷ niệm 50
năm thành lập khoa
Anh-Pháp-Đức,
Trường Đại học Hà
Nội, 18/11/2017

1) Phân biệt thao tác dịch 5 10


với thao tác cải biên
1
(Différences entre la
traduction et
l’adaptation)

2) Thế nào là nội địa hóa 5 10


thông tin? (Qu’est-ce que
la localisation?)

3) Những nguyên tắc nội 5 10


địa hóa (giải thích, bổ
sung, cải biên, lược bỏ)

Phần 2: Bài tập thực 15 30


hành: Văn bản nguồn
2
thuộc lĩnh vực văn hóa,
giáo dục

Phần 3: Bài tập thực 15 20


hành: Văn bản nguồn
3 thuộc lĩnh vực hành
chính, thông tin kinh tế,
khoa học kỹ thuật

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Tích
cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên đồng thời tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng
phù hợp với kiến thức đó. Nội dung học phần là lược dịch – dịch tổng hợp văn bản về các chủ
đề đã được thống nhất từ trước giữa giảng viên và người học một chủ đề bất kỳ được giảng
viên và người học thống nhất từ đầu học phần, vì vậy phần tự học người người học là rất quan
trọng.

Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

- Lược dịch các văn bản thuộc lĩnh vực - Người học truy cập các website đáng tin
văn hóa, giáo dục cậy bằng cả 2 thứ tiếng Việt và Pháp để tìm

334
- Lược dịch các văn bản thuộc lĩnh vực kiếm thông tin và tài liệu về các 2 mảng chủ
hành chính, thông tin kinh tế, khoa học kỹ đề lớn trong chương trình : văn hóa, giáo
thuật. dục và thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật.
- Người học lập bảng thuật ngữ trong cả 2
thứ tiếng về chủ đề mình đã đọc để chuẩn bị
tốt cho quá trình dịch.

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.

- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

- Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp

với mục tiêu của học phần.

- Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác

liên quan như Sách giáo khoa điện tử “E-book”, học tập điện tử “E-learning”.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Tài liệu giảng dạy do giảng viên biên soạn trên cơ sở sử dụng tài liệu tham khảo từ các
nguồn khác nhau.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu do giáo viên biên soạn.

335
BIÊN DỊCH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Biên dịch chuyên ngành kinh tế

- Tiếng Anh: Translation in Economics

1.2. Mã học phần: 61FRE4TRE

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3TP2

1.4. Số tín chỉ: 2

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 30 45

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Kiều Thị Thuý Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch


kieuttquynh@gmail.com

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần biên dịch chuyên ngành kinh tế cung cấp kiến thức và kỹ năng về dịch thuật
trong lĩnh vực kinh tế, bổ sung cho các môn thực hành dịch viết 1, 2 và 3 vốn chỉ cung cấp
những kiến thức kinh tế, xã hội ở mức độ chung mà chưa đi vào các văn bản chuyên sâu về
chủ đề kinh tế. Cụ thể, học phần này cung cấp cho người học kiến thức về đặc điểm của văn
bản chuyên ngành (tổ chức văn bản, hình thái cú pháp, từ vựng-thuật ngữ và văn phong, về
phương pháp phân tích văn bản chuyên ngành) để qua đó rèn luyện cho người học các kỹ
năng dịch viết và biên soạn các văn bản kỹ thuật thuộc lĩnh vực kinh tế.

4. Mục tiêu của học phần.

MT1: Học phần biên dịch chuyên ngành kinh tế có mục tiêu trang bị cho người học các
kiến thức, kỹ năng dịch viết các tài liệu liên quan tới các lĩnh vực khác nhau trong chuyên
ngành kinh tế.

MT2 : Học phần này cung cấp cho người học từ vựng trong một số lĩnh vực cơ bản thuộc

336
chuyên ngành kinh tế.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Sau khi kết thúc học phần, người học nắm vững được các kiến thức sau:

KT1: Nhận thức được ở mức độ cơ bản các kỹ thuật đọc tổng thể, phân tích văn bản
thuộc các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực kinh tế.

KT2 : Nhận thức và giải thích được từ vựng, thuật ngữ liên quan đến chủ đề kinh tế vĩ
mô nói chung, thương mại quốc tế, tài chính kế toán, bảo hiểm,

KT3: Nhận thức được thông tin về các công cụ hỗ trợ cho việc dịch các tài liệu kinh tế.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được các kỹ năng sau:

KN1: Thực hành được kỹ thuật đọc tổng thể và phân tích văn bản thuộc các chuyên
ngành kinh tế,

KN2: Thực hành phân tích các văn bản chuyên ngành kinh tế với đặc thù riêng về cách
tổ chức văn bản, hình thái cú pháp, từ vựng-thuật ngữ và văn phong.

KN3: Thực hành dịch viết hai chiều (Pháp-Việt và Việt-Pháp) ở mức độ cơ bản các tài
liệu chuyên ngành kinh tế.

KN4: Thực hiện được công việc tìm và khai thác tài liệu chuyên ngành kinh tế, bảng từ
vựng thuật ngữ kinh tế trực tuyến phục vụ cho công việc dịch tài liệu chuyên ngành.

KN5: Xây dựng được bảng từ vựng chuyên ngành cho các chủ đề trong học phần.

KN6: Sử dụng được các thuật ngữ và cấu trúc câu đặc thù trong các văn bản chuyên
ngành kinh tế.

KN7: Ngoài ra, người học cũng phát triển được một số kỹ năng khác như: kỹ năng tóm
tắt, tổng hợp văn bản.

5.3. Thái độ

TĐ1: Người học biết nhận diện, tạo lập các hành vi và ứng xử phù hợp với công việc,

TĐ2: Tôn trọng thông tin được trình bày trong bài,

TĐ4: Nhận thức được các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức cơ bản và thực hiện
đúng.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

337
Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
Phương pháp giảng dạy
viên người học

Phương pháp giảng dạy - Thảo luận: đối với các bài tập - Người học tích cực tham
tích cực lấy người học làm thực hành dịch, người dạy tạo môi gia thực hiện các nhiệm vụ
trung tâm trường thuận lợi để người học có tìm kiếm, sàng lọc, phân tích
thể tích cực tham gia thảo luận, và tổng hợp thông tin, tích
cực trao đổi thông tin trên
- Người dạy hướng dẫn cho người
lớp, hợp tác tích cực với
học cách chuẩn bị bài, cách đánh
những người học khác trong
giá bản dịch của những người học
các hoạt động theo nhóm tại
khác theo các tiêu chí đã được
lớp.
học.
- Người học thực hiện bài
- Lập dự án: đối với các bài tập
dịch một cách nghiêm túc,
dịch viết lớn. Người dạy và người
giống như trong môi trường
học cùng tham gia thiết lập dự án,
đi làm.
xác định rõ nhiệm vụ và trách
nhiệm cụ thể của từng thành viên
dự án.
- Người dạy hướng dẫn kỹ thuật
dịch, đưa yêu cầu cụ thể và rõ
ràng cho người học để người học
có thể thực hiện dịch tài liệu
chuyên ngành kinh tế ở mức độ
cơ bản.
- Người dạy chốt lại kiến thức
chuẩn và chốt các cuộc thảo luận
nhóm, đưa ra kết luận cho các bài
tập thực hành.

Phương pháp thuyết trình - Thuyết trình: người dạy thuyết - Người học tích cực nghe
trình các phần lý thuyết liên quan giảng và tham gia thực hiện
tới đặc thù trong dịch viết chuyên tất cả mọi nhiệm vụ được
ngành kinh tế. giao trong lớp học

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Phòng máy tính có nối mạng,

- Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo

8. Phương pháp đánh giá học phần

Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh, - Đi học đầy đủ, theo quy 10%
chuyên - Kiểm tra bài tập về nhà định là không được vắng
cần mặt quá 10% số giờ lên
hoặc bài tập nhóm

338
lớp.
- Tham gia tích cực trên
lớp học,
- Thực hiện đầy đủ bài tập
về nhà và bài tập nhóm.

2 Đánh giá - Bài thi dịch viết, - Tuân thủ thời hạn nộp 30%
giữa học - Hoặc bài tập làm theo bài.
phần nhóm, - Hình thức trình bày theo
- Hoặc dự án dịch theo đúng quy định.
nhóm. - Chất lượng bản dịch.

3 Đánh giá 01 bài thi dịch viết gồm 1 - Chất lượng bản dịch, 60%
cuối học phần Pháp-Việt và 1 phần - Theo thang đánh giá được
phần Việt-Pháp thuộc một trong Bộ môn duyệt.
số các chủ đề đã được học.

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu cho mỗi buổi học trước khi lên lớp theo chủ đề được thông báo.

- Thực hiện tích cực nhiệm vụ được giao, hợp tác tích cực với các thành viên khác khi
làm việc theo nhóm hoặc khi thực hiện dự án dịch.

- Chuẩn bị và tích cực tham gia thảo luận.

- Hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá theo qui định.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

Phần I: Kinh tế vĩ mô, vai trò của 5 10 20 Xem mục


Nhà nước trong nền kinh tế. 11
1 - Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật đọc tổng thể và phân tích
văn bản chuyên ngành kinh tế,

339
+ Tìm hiểu đặc thù về tổ chức văn
bản, văn phong, từ vựng thuộc lĩnh
vực kinh tế,
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng,
+ Cách tìm kiếm và tra cứu thuật
ngữ kinh tế
- Nội dung:
+ Các khái niệm kinh tế vĩ mô:
GDP, GNP, CPI, bẫy thu nhập trung
bình v.v…
+ Vai trò của Nhà nước trong nền
kinh tế: Ngân sách, thuế v.v…

Phần II: Thương mại quốc tế 5 10 20 Xem mục


11
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật đọc tổng thể và phân tích
văn bản chuyên ngành kinh tế (tiếp),
+ Tìm hiểu đặc thù về tổ chức văn
bản, văn phong, từ vựng thuộc lĩnh
vực kinh tế (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng (tiếp),
2 + Cách tìm kiếm và tra cứu thuật
ngữ kinh tế (tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ chuyên
ngành.
- Nội dung:
+ Thương mại quốc tế: WTO, Các
khu vực tự do mậu dịch trên thế giới;
Rào cản của hoạt động thương mại
(hàng rào thuế quan, hàng rào phi
thuế quan); Rủi ro trong thương mại
quốc tế (đối với các quốc gia, đối với
các doanh nghiệp v.v...)

3 Phần III: Tài chính, ngân hàng, bảo 5 10 20 Xem mục


hiểm. 11
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật phân tích văn bản chuyên
ngành kinh tế (tiếp),

340
+ Cách tìm kiếm tài liệu, xác định
các nguồn tài liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng (tiếp),
+ Cách tìm kiếm và tra cứu thuật
ngữ kinh tế (tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật ngữ chuyên
ngành.
+ Sử dụng thuật ngữ, cấu trúc cơ
bản, sử dụng liên kết ý.
- Nội dung:
+ Tài chính quốc tế, tài chính doanh
nghiệp, thị trường tài chính, tín
dụng, nợ xấu, thanh toán quốc tế...
+ Lãi suất, lãi suất thương mại; lãi
suất tiền gửi
+ Ngân hàng nhà nước và vai trò của
Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng
thương mại v.v.
+ Bảo hiểm

11. Hướng dẫn tự học

Người học chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Tích
cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên để có thể thực hiện tốt phần tự học. Cụ thể những nội
dung cần tự học trong học phần này như sau :

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Phần I: - Người học thực hành lại kỹ thuật đọc


Kinh tế vĩ mô, vai trò của Nhà nước tổng thể và phân tích văn bản chuyên
ngành kinh tế đã được học trên lớp.
trong nền kinh tế.
- Người học xác định tra cứu các trang
web chính thống, ví dụ các website đã
được nêu trong phần học liệu 12.2 hoặc
các tài liệu đáng tin cậy khác để :
+ Tìm hiểu đặc thù về tổ chức văn bản,
1
văn phong, từ vựng thuộc lĩnh vực kinh tế.
+ Xây dựng bảng các thuật ngữ trong lĩnh
vực kinh tế sau : Các khái niệm kinh tế vĩ
mô: GDP, GNP, CPI, bẫy thu nhập trung
bình v.v…; Vai trò của Nhà nước trong
nền kinh tế: Ngân sách, thuế v.v…
- Người học thực hiện dự án dịch đã cùng
nhau lập tại lớp

341
Phần II: - Người học thực hành lại kỹ thuật đọc
tổng thể và phân tích văn bản chuyên
Thương mại quốc tế
ngành kinh tế đã được học trên lớp.
- Người học xác định tra cứu các trang
web chính thống, ví dụ các website đã
được nêu trong phần học liệu 12.2 hoặc
các tài liệu đáng tin cậy khác để :
+ Tìm hiểu đặc thù về tổ chức văn bản,
văn phong, từ vựng thuộc lĩnh vực kinh tế.
2 + Xây dựng bảng các thuật ngữ trong lĩnh
vực kinh tế sau : Thương mại quốc tế:
WTO, Các khu vực tự do mậu dịch trên
thế giới; Rào cản của hoạt động thương
mại (hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế
quan); Rủi ro trong thương mại quốc tế
(đối với các quốc gia, đối với các doanh
nghiệp v.v...)
- Người học thực hiện dự án dịch đã cùng
nhau lập tại lớp

Phần III: - Người học thực hành lại kỹ thuật đọc


tổng thể và phân tích văn bản chuyên
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
ngành kinh tế đã được học trên lớp.
- Người học xác định tra cứu các trang
web chính thống, ví dụ các website đã
được nêu trong phần học liệu 12.2 hoặc
các tài liệu đáng tin cậy khác để :
+ Sử dụng thuật ngữ, cấu trúc cơ bản, sử
dụng liên kết ý.
3 + Xây dựng bảng thuật ngữ chuyên ngành
về : Tài chính quốc tế, tài chính doanh
nghiệp, thị trường tài chính, tín dụng, nợ
xấu, thanh toán quốc tế...; Lãi suất, lãi suất
thương mại; lãi suất tiền gửi; Ngân hàng
nhà nước và vai trò của Ngân hàng nhà
nước, Ngân hàng thương mại và bảo
hiểm.
- Người học thực hiện dự án dịch đã cùng
nhau lập tại lớp

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Học phần này không có giáo trình chính thức. Bên cạnh các tài liệu tham khảo cho phần
lý thuyết, tài liệu của học phần được cả giảng viên và học viên thu thập từ các nguồn tài liệu

342
thực tế có trên các websites của các Bộ, Ngành (Việt Nam và các nước Pháp ngữ), các tổ chức
quốc tế và các loại báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế.

12.2. Tài liệu tham khảo

Website chính thức của các Bộ, Ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế

1. Bộ kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx

2. Bộ công thương: http://www.moit.gov.vn

3. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

4. Bộ kinh tế & tài chính Pháp: https://www.economie.gouv.fr

5. Tổ chức thương mại thế giới: https://www.wto.org/indexfr.htm

6. Ngân hàng thế giới: http://www.banquemondiale.org

7. Quỹ tiền tệ quốc tế: http://www.imf.org/external/french/index.htm

8. Thuật ngữ lĩnh vực kinh tế tiếng Pháp:


https://mioga.finances.gouv.fr/RSP/public/TERMINOLOGIE/Vocabulaire_de_l_economie_et
_des_finances2012.pdf

1. Thời báo kinh tế: http://vneconomy.vn

2. Báo le monde: http://www.lemonde.fr

3. Tạp chí kinh tế Pháp: http://www.revuefrancaisedeconomie.fr

343
BIÊN DỊCH CHUYÊN NGÀNH LUẬT

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Biên dịch chuyên ngành luật

- Tiếng Anh: Legal Translation

1.2. Mã học phần: 61FRE4LET

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3TP2

1.4. Số tín chỉ: 2

1.5. Số giờ tín chỉ: 45

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 30 45

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học Email Tổ-Bộ môn


vị

1 Nguyễn Hữu Ngọc Khánh ThS khanhcfit@gmail.com Bộ môn Dịch

2 Kiều Thị Thúy Quỳnh ThS quynhktt@hanu.edu.vn Bộ môn Dịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần biên dịch chuyên ngành luật cung cấp kiến thức và kỹ năng về dịch thuật trong
lĩnh vực luật, bổ sung cho các môn thực hành dịch viết 1, 2 và 3 vốn chỉ cung cấp những kiến
thức luật ở mức độ chung mà chưa đi vào các văn bản chuyên sâu về chủ đề luật. Cụ thể, học
phần này cung cấp cho người học kiến thức về đặc điểm của văn bản chuyên ngành (tổ chức
văn bản, hình thái cú pháp, từ vựng-thuật ngữ và văn phong, về phương pháp phân tích văn
bản chuyên ngành) để qua đó rèn luyện cho người học các kỹ năng dịch viết và biên soạn các
văn bản kỹ thuật thuộc lĩnh vực luật.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Học phần biên dịch chuyên ngành luật có mục tiêu trang bị cho người học các kiến
thức, kỹ năng dịch viết các tài liệu liên quan tới các lĩnh vực khác nhau trong chuyên ngành
luật.

344
MT2 : Học phần này cung cấp cho người học từ vựng trong một số lĩnh vực cơ bản thuộc
chuyên ngành luật.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần biên dịch chuyên ngành luật, người học nắm vững được các kiến thức
sau:

KT1: Hiểu và nhận thức được ở mức độ cơ bản các kỹ thuật đọc tổng thể, phân tích văn
bản thuộc các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực luật.

KT2: Nhận thức và giải thích được được từ vựng, thuật ngữ liên quan đến các chủ đề về
pháp luật đại cương (Các ngành luật, khái niệm Nhà nước pháp quyền, các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp của Pháp và Việt Nam, các hệ thống tư pháp của 2 nước Pháp và Việt
Nam, kiến thức cơ bản về quá trình làm luật, các loại văn bản quy phạm pháp luật.)

KT3: Nhận thức được thông tin về các công cụ hỗ trợ cho việc dịch các tài liệu pháp lý.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Thực hành được kỹ thuật đọc tổng thể và phân tích văn bản thuộc các chuyên
ngành luật,

KN2: Thực hành phân tích các văn bản chuyên ngành luật với đặc thù riêng về cách tổ
chức văn bản, hình thái cú pháp, từ vựng-thuật ngữ và văn phong,

KN3: Thực hành dịch viết hai chiều (Pháp-Việt và Việt-Pháp) ở mức độ cơ bản các tài
liệu chuyên ngành luật,

KN4: Thực hiện được công việc tìm và khai thác tài liệu chuyên ngành luật, bảng từ
vựng thuật ngữ pháp lý trực tuyến phục vụ cho công việc dịch tài liệu chuyên ngành,

KN5: Xây dựng được bảng từ vựng chuyên ngành cho các chủ đề trong học phần,

KN6: Sử dụng được các thuật ngữ và cấu trúc câu đặc thù trong các văn bản chuyên
ngành luật.

KN7: Ngoài ra, người học cũng phát triển được một số kỹ năng khác như: kỹ năng tóm
tắt, tổng hợp văn bản.

5.3. Thái độ

Người học biết nhận diện, tạo lập các hành vi và ứng xử phù hợp với công việc, cụ thể
là:

TĐ1: Tôn trọng thông tin được trình bày trong bài.

345
TĐ2: Tôn trọng thời hạn trả bản dịch cho khách hàng.

TĐ3: Nhận thức được các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức cơ bản và thực hiện
đúng.

TĐ4: Nhận thức được các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở mức cơ bản và thực hiện
đúng.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của người
giảng dạy viên học

Phương pháp - Thảo luận: đối với các bài tập thực - Người học tích cực tham gia
giảng dạy tích cực hành dịch, người dạy tạo môi trường thực hiện các nhiệm vụ tìm
lấy người học làm thuận lợi để người học có thể tích cực kiếm, sàng lọc, phân tích và
trung tâm tham gia thảo luận, tổng hợp thông tin, tích cực trao
- Người dạy hướng dẫn cho người học đổi thông tin trên lớp, hợp tác
tích cực với những người học
cách chuẩn bị bài, cách đánh giá bản
dịch của những người học khác theo khác trong các hoạt động theo
nhóm tại lớp.
các tiêu chí đã được học.
- Lập dự án: đối với các bài tập dịch - Người học thực hiện bài dịch
viết lớn. Người dạy và người học cùng một cách nghiêm túc, giống như
tham gia thiết lập dự án, xác định rõ trong môi trường đi làm.
nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của
từng thành viên dự án.
- Người dạy hướng dẫn kỹ thuật dịch,
đưa yêu cầu cụ thể và rõ ràng cho
người học để người học có thể thực
hiện dịch tài liệu chuyên ngành kinh tế
ở mức độ cơ bản.
- Người dạy chốt lại kiến thức chuẩn
và chốt các cuộc thảo luận nhóm, đưa
ra kết luận cho các bài tập thực hành.

Phương pháp - Thuyết trình: người dạy thuyết trình - Người học tích cực nghe giảng
thuyết trình các phần lý thuyết liên quan tới đặc và tham gia thực hiện tất cả mọi
thù trong dịch viết chuyên ngành kinh nhiệm vụ được giao trong lớp
tế. học

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Phòng học multimedia

- Máy chiếu

- Tài liệu tham khảo

8. Phương pháp đánh giá học phần

346
Học phần được đánh giá như sau :

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh, - Đi học đầy đủ, theo 10%


chuyên cần quy định là không được
- Kiểm tra bài tập về nhà
vắng mặt quá 10% số
hoặc bài tập nhóm - Tham
giờ lên lớp.
gia tích cực trên lớp học
- Tham gia tích cực
trên lớp học,
- Thực hiện đầy đủ bài
tập về nhà và bài tập
nhóm.

2 Đánh giá - Bài thi dịch viết, - Tuân thủ thời hạn nộp 30%
giữa học - Hoặc bài tập làm theo bài.
phần nhóm, - Hình thức trình bày
- Hoặc dự án dịch theo theo đúng quy định.
nhóm. - Chất lượng bản dịch.

3 Đánh giá 01 bài thi: dịch viết gồm 01 - Chất lượng bản dịch, 60%
cuối học bài Pháp-Việt và 01 bài - Theo thang đánh giá
phần Việt-Pháp thuộc một trong được Bộ môn duyệt.
số các chủ đề thuộc các chủ
đề đã được học.

Lưu ý: Thời lượng kiểm tra đánh giá cuối học phần chiếm 10-15% tổng số giờ của học
phần và sẽ được cụ thể hoá tại lịch trình giảng dạy.
9. Nhiệm vụ của người học
- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.
- Đọc tài liệu cho mỗi buổi học trước khi lên lớp theo chủ đề được thông báo.
- Thực hiện tích cực nhiệm vụ được giao, hợp tác tích cực với các thành viên khác khi
làm việc theo nhóm hoặc khi thực hiện dự án dịch.
- Chuẩn bị và tích cực tham gia thảo luận.

- Hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá theo qui định.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực
Tự học
thuyết hành

347
Các ngành luật, thời sự 5 10 20 Xem mục 11
pháp lý Việt Nam và
Pháp:
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật đọc tổng thể
và phân tích văn bản
chuyên ngành luật,
+ Tìm hiểu đặc thù về tổ
chức văn bản, văn phong,
từ vựng thuộc lĩnh vực
pháp lý,
1 + Cách tìm kiếm tài liệu,
xác định các nguồn tài
liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng,
+ Cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ liên quan
đến luật
- Nội dung: chủ đề liên
quan đến các lĩnh vực
luật công và luật tư, điều
chỉnh quan hệ giữa các
bên trong từng lĩnh vực

2 - Hệ thống tư pháp của 5 10 20 Xem mục 11


Pháp và Việt Nam
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật đọc tổng thể
và phân tích văn bản
chuyên ngành luật (tiếp),
+ Tìm hiểu đặc thù về tổ
chức văn bản, văn phong,
từ vựng thuộc lĩnh vực
luật (tiếp),
+ Cách tìm kiếm tài liệu,
xác định các nguồn tài
liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng (tiếp),
+ Cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ pháp lý
(tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật
ngữ chuyên ngành.
- Nội dung: thời sự về

348
hoạt động của các cơ
quan tòa án.

- Quá trình xây dựng các 5 10 20 Xem mục 11


văn bản pháp luật và
pháp quy, các loại văn
bản quy phạm pháp luật.
- Kỹ thuật dịch:
+ Kỹ thuật đọc tổng thể
và phân tích văn bản
chuyên ngành luật (tiếp),
+ Tìm hiểu đặc thù về tổ
chức văn bản, văn phong,
từ vựng thuộc lĩnh vực
luật (tiếp),
3
+ Cách tìm kiếm tài liệu,
xác định các nguồn tài
liệu đáng tin cậy có thể
sử dụng (tiếp),
+ Cách tìm kiếm và tra
cứu thuật ngữ pháp lý
(tiếp),
+ Xây dựng bảng thuật
ngữ chuyên ngành.
- Nội dung: một số điều
trong các văn bản pháp
luật và pháp quy

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Người học chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần. Tích
cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên để có thể thực hiện tốt phần tự học. Cụ thể những nội
dung cần tự học trong học phần này như sau:

STT Nội dung Học liệu và phương pháp tự học

Phần I: - Người học thực hành lại kỹ thuật đọc


Các ngành luật, thời sự pháp lý Việt tổng thể và phân tích văn bản chuyên
ngành luật đã được học trên lớp.
Nam và Pháp:
1 - Người học xác định tra cứu các trang
web chính thống, ví dụ các website đã
được nêu trong phần học liệu 12.2 hoặc
các tài liệu đáng tin cậy khác để hiểu hơn
về các ngành luật tại Việt Nam và xây

349
dựng bảng thuật ngữ liên quan đế các
ngành luật.
- Người học thực hiện dự án dịch đã cùng
nhau lập tại lớp

Phần II: - Người học thực hành lại kỹ thuật đọc


Hệ thống tư pháp của Pháp và Việt tổng thể và phân tích văn bản chuyên
ngành luật đã được học trên lớp.
Nam
- Người học xác định tra cứu các trang
web chính thống, ví dụ các website đã
được nêu trong phần học liệu 12.2 hoặc
các tài liệu đáng tin cậy khác để :
2
+ Tìm hiểu đặc thù về tổ chức hệ thống
tư pháp của Pháp và Việt Nam.
+ Xây dựng bảng các thuật ngữ liên quan
đến hệ thống tư pháp của Pháp và Việt
Nam.
- Người học thực hiện dự án dịch đã cùng
nhau lập tại lớp

Phần III: - Người học thực hành lại kỹ thuật đọc


Quá trình xây dựng các văn bản pháp tổng thể và phân tích văn bản chuyên
luật và pháp quy, các loại văn bản ngành luật đã được học trên lớp.
quy phạm pháp luật. - Người học xác định tra cứu các trang
web chính thống, ví dụ các website đã
được nêu trong phần học liệu 12.2 hoặc
các tài liệu đáng tin cậy khác để :
3
+ Tìm hiểu về quá trình xây dựng các văn
bản pháp luật và pháp quy.
+ Xây dựng bảng thuật ngữ chuyên ngành
về các loại văn bản pháp luật.
- Người học thực hiện dự án dịch đã cùng
nhau lập tại lớp

11.2. Phương pháp tự học

Các bước của quá trình tự học như sau :

- Người học được giảng viên hướng dẫn cách tự học tại buổi học đầu tiên của học phần.
Cụ thể, người học phải bám sát lịch trình của từng nội dung học để đọc tài liệu phù hợp.

- Trước mỗi buổi học, người học được giảng viên yêu cầu đọc trước tài liệu liên quan
đến nội dung của buổi học bằng cả hai thứ tiếng. Việc đọc tài liệu giúp người học nắm được
phần nào kiến thức liên quan đến chủ đề đang học, từ đó có thể chuẩn bị bảng từ vựng liên
quan đến chủ đề, phục vụ cho việc học dịch trên lớp. Cụ thể các chủ đề trong biên dịch

350
chuyên ngành luật gồm 3 chủ đề : Các ngành luật, thời sự pháp lý tại Việt Nam và Pháp, hệ
thống tư pháp của Pháp và Việt Nam, quá trình xây dựng các văn bản pháp luật và pháp quy.

11.3. Học liệu tự học

Các nguồn trực tuyến. Cụ thể, xem mục 12.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Học phần này không có giáo trình chính thức. Bên cạnh các tài liệu tham khảo cho phần
lý thuyết, tài liệu của học phần được cả giảng viên và học viên thu thập từ các nguồn tài liệu
thực tế có trên các websites của các Bộ, Ngành (Việt Nam và các nước Pháp ngữ), các tổ chức
quốc tế và các loại báo, tạp chí chuyên ngành luật.

12.2. Tài liệu tham khảo

Website chính thức của các Bộ, Ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế

1. http://luatvietnam.vn/gioi-thieu.html:: Giới thiệu tập hợp các văn bản quy phạm pháp
luật của Việt Nam.

2. http://moj.gov.vn/Pages/home.aspxCổng thông tin điện tử của Bộ tư Pháp Việt Nam.

3. http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc:: Cổng thông tin điện tử của Toà


Án nhân dân tối cao Việt Nam.

4. http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-6441: Cổng thông tin điện tử của Viện kiểm sát


nhân dân tối cao Việt Nam.

5. https://www.legifrance.gouv.fr: Cổng thông tin điện tử phổ biến pháp luật của Pháp.

351
KIẾN TẬP VÀ THỰC TẬP
THUỘC ĐỊNH HƯỚNG BIÊN-PHIÊN DỊCH

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Kiến tập (bắt buộc), Thực tập (áp dụng với người học không làm luận văn
tốt nghiệp)

- Tiếng Anh: Internship and Practicum

1.2. Mã học phần: 61FRE4PRA, 61FRE4INT

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE3ITI (Kiến tập) - 61FRE4PRA (Thực tập)

1.4 Số tín chỉ: tổng số 9 tín chỉ (Kiến tập: 3 tín chỉ, thực tập: 6 tín chỉ)

1.5 Số giờ tín chỉ: Kiến tập: 135-270 tiết tín chỉ, Thực tập: 270-540 tiết tín chỉ

1.6 Loại học phần:

- Kiến tập: bắt buộc;

- Thực tập: dành cho người học không làm luận văn tốt nghiệp

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Nguyễn Hữu Ngọc Khánh ThS khanhcfit@gmail.com Bộ môn Dịch

2 Kiều Thị Thúy Quỳnh ThS quynhkieutt@hanu.edu.v Bộ môn THT


n

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc
thực tế tại các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức trước khi ra trường. Người
học có thể vận dụng chính xác các kiến thức, kỹ năng, quy tắc ứng xử, và đạo đức nghề
nghiệp đã học được vào môi trường công việc thực tế;

Người học có thể triển khai các kế hoạch cụ thể cho công việc của mình, gắn
kết các vấn đề lý luận với thực tiễn và tự đánh giá được kết quả thực hiện của họ. Người
học trực tiếp thực hiện các công việc thực tiễn tại cơ sở kiến tập/thực tập; tiến hành đánh giá
về năng lực chuyên môn, khả năng thích nghi với công việc, khả năng giao tiếp với đồng
nghiệp, khách hàng, đối tác ... đồng thời đánh giá mức độ hoàn của họ theo các nhiệm vụ,
mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác, người học có nhiệm vụ phát hiện những vấn đề thực tiễn, xây

352
dựng các chủ đề nghiên cứu.

4. Mục tiêu của học phần

Học phần kiến tập/thực tập dịch viết và/hoặc dịch nói nhằm mục đích đào tạo người học
củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử
đã được học trong môi trường làm việc thực tế; tích lũy thêm và hoàn thiện các kỹ năng
chuyên môn và bổ trợ trong môi trường công việc thực tế; thực hiện các kế hoạch cụ thể triển
khai trong công việc của mình, gắn kết các vấn đề lý luận với thực tiễn và bước đầu tự đánh
giá được kết quả thực hiện của họ; định hướng tốt hơn về việc lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai, qua đó có thể điều chỉnh chiến lược học tập giai đoạn cuối một cách hiệu quả; phân
tích hướng dẫn, góp ý, tư vấn, đánh giá từ người làm công tác chuyên môn thực tế áp dụng
vào bản thân.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được các kiến thức sau:

KT1: Các kỹ thuật dịch viết và dịch nói đã được học;

KT2: Các kiến thức nền về các lĩnh vực khác nhau đã được học;

KT3: Các kiến thức chuyên biệt liên quan đến vị trí thực tập, cơ quan thực tập.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được các kỹ năng sau:

KN1: Kỹ năng xử lý công việc theo yêu cầu;

KN2: Thực hiện dịch viết/dịch nói hai chiều theo yêu cầu của cơ quan thực tập;

KN3: Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ dịch: phần mềm tin học, từ điển điện tử.

5.3. Thái độ

TĐ1: Thực hành các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp đã được học.

TĐ2: Thích ứng với môi trường dịch chuyên ngành, đáp ứng mọi yêu cầu của cơ quan
thực tập liên quan đến công việc thực tập.

6. Nội dung chi tiết học phần

Học phần gồm 4 nội dung sau:

- Phần 1: Chuẩn bị lên kế hoạch thực tập.

- Phần 2: Thực tập tại cơ quan/nơi thực tập: liên hệ với cơ quan/nơi thực tập, liên hệ với
người hướng dẫn thực tập, thảo luận về các việc được yêu cầu thực hiện, tìm hiểu về các quy
định của cơ quan/nơi thực tập, tìm hiểu về điều kiện thực tập, thực hiện các công việc theo

353
yêu cầu dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn thực tập.

- Phần 3: Làm báo cáo thực tập, lấy ý kiến đánh giá của người hướng dẫn thực tập trực
tiếp và của cơ quan/nơi thực tập.

- Phần 4: Nộp báo cáo thực tập cho Khoa quản lý chấm điểm chuyên môn.

7. Tài liệu giảng dạy

Các tài liệu và giấy tờ cần thiết để làm thủ tục và hướng dẫn thực tập do Khoa quản lý
cung cấp.

8. Hình thức tổ chức dạy học

- Người học thực hành tại cơ quan/nơi kiến tập/thực tập dưới sự hướng dẫn của người
hướng dẫn kiến tập/thực tập do cơ quan/nơi kiến tập/thực tập chỉ định.

- Trong thời gian kiến tập/thực tập, người học có thể liên hệ với giảng viên phụ trách để
giải quyết các vấn đề vướng mắc gặp phải về mặt chuyên môn và thủ tục.

- Giảng viên phụ trách có thể liên hệ với người hướng dẫn kiến tập/thực tập trực tiếp để
trao đổi về các vấn đề có liên quan và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực tập của người
học.

- Công việc kiến tập/thực tập sẽ là các công việc liên quan đến phiên dịch, biên dịch và
biên tập.

9.Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần:

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên

- Ý kiến đánh giá nhận xét của người hướng dẫn kiến tập/thực tập trực tiếp.

- Báo cáo kiến tập/thực tập: Hết đợt kiến tập/thực tập, người học phải nộp nhận xét của
người hướng dẫn/phụ trách kiến tập/thực tập tại cơ quan/công ty nơi kiến tập/thực tập (bằng
tiếng Việt – có mẫu kèm theo) và báo cáo thực tập dài 5 – 10 trang (bằng tiếng Pháp) kèm
theo tất cả các tài liệu đã dịch cùng bản gốc.

9.2. Chuyên cần

- Phiếu nhận xét thực tập của cơ quan/nơi kiến tập/thực tập;

- Phiếu nhận xét kiến tập/thực tập của người hướng dẫn kiến tập/thực tập trực tiếp.

Kết quả thi hết học phần:

- Báo cáo kiến tập/thực tập, đánh giá trên nội dung báo cáo và ý kiến nhận xét của
người hướng dẫn kiến tập/thực tập trực tiếp.

9.3. Điểm: từ 0 đến 10; tỷ trọng: 100%.

354
NHẬP MÔN DU LỊCH

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Nhập môn du lịch

- Tiếng Anh: Introductory Tourism

1.2. Mã học phần: 61FRE3ITO

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE22B2

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 75

Lý thuyết Thực hành Tự học

15 60 60

1.6. Loại học phần: bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Phạm Trần Hạnh Trang Ths trangpth@hanu.edu.vn Du lịch

2 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần trang bị cho người học những khái niệm tổng quan về ngành du lịch, cụ thể là:
hệ thống khái quát của một ngành công nghiệp du lịch, khách du lịch, động cơ du lịch, các
loại hình du lịch, các mùa du lịch, các tài nguyên và hạ tầng du lịch. Ngoài ra học phần cũng
cung cấp cho người học các mô hình công ty lữ hành và hoạt động kinh tế du lịch (vận tải,
nhà hang, khách sạn), từ đó người học có thể nhận biết được mối tương quan giữa du lịch và
các lĩnh vực kinh tế khác.

4. Mục tiêu của học phần

Học phần Nhập môn du lịch nhằm đào tạo người học hình thành các năng lực cụ thể như
sau:

MT1: Hiểu biết về hệ thống khái quát của một ngành công nghiệp du lịch, từ đó vận
dụng kiến thức để áp dụng vào thực tế tại Việt Nam;

MT2: Hiểu và vận dụng được các kiến thức về giao thoa văn hóa, về công nghệ thông tin

355
trong công việc chuyên ngành về du lịch, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại và
của các xu hướng du lịch trên thế giới;

MT3: Nhận diện tốt mạch lập luận của văn bản một cách chi tiết, xác định được kết cấu
văn bản; giải thích được từ vựng trong văn bản đọc có tính chuyên ngành về du lịch, từ đó lập
bảng từ ngữ chuyên ngành;

MT4: Độc lập trong nghiên cứu khoa học về chuyên ngành du lịch.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Hiểu được khái niệm cơ bản về hệ thống của ngành công nghiệp du lịch, các loại
hình du lịch, khách du lịch, và các yếu tố khác xoay quanh ngành du lịch;

KT2: Hiểu được cơ cấu và cách thức tổ chức của một doanh nghiệp du lịch;

KT3: Hiểu được các đặc điểm, tính chất của điểm khởi hành du lịch, từ đó nhận diện
được các đối tượng khách du lịch tương ứng;

KT4: Hiểu được các đặc điểm, tính chất của điểm đến du lịch, từ đó nhận diện được loại
hình du lịch tương ứng;

KT5: Hiểu được các ngành nghề thuộc ngành du lịch.

5.2 . Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học có thể:

KN1: Phân biệt được các loại hình du lịch;

KN2: Phân biệt được các nhóm khách du lịch khác nhau;

KN3: Phân biệt được các ngành nghề trong lĩnh vực du lịch;

KN4: Xác định được vị trí của các mắt xích trong ngành công nghiệp du lịch;

KN5: Lựa chọn được mùa du lịch và các hoạt động du lịch phù hợp với yêu cầu của
khách du lịch;

KN6: Giải thích được cơ cấu và cách vận hành của một doanh nghiệp du lịch;

KN7: Giải thích được mối tương quan giữa du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác.

5.3. Thái độ

Kết thúc học phần, người học có thể:

TĐ1: Có khả năng tự ôn tập kiến thức chuyên ngành, tự giác nâng cao các kỹ năng tiếng
ngoài giờ học nhằm phục vụ cho việc nắm bắt kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Pháp;

356
TĐ2: Chủ động sử dụng ngôn ngữ không sợ sai;

TĐ3: Có thái độ phù hợp trong giao tiếp liên văn hóa;

TĐ4: Nhận thức được vị trí, vai trò của học phần.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của giảng Hoạt động học tập của
viên người học

Diễn giảng Giảng lý thuyết chuyên ngành Nghe giảng và ghi chép.
của bài học.

Tổng hợp Tổng hợp kiến thức của chủ đề Tổng hợp kiến thức được
bài học, hướng dẫn cách tiếp cận học, lưu ý trau dồi vốn từ
kiến thức tổng hợp phù hợp. vựng chuyên ngành thông
qua các tài liệu trên lớp.

Thảo luận nhóm Chia nhóm thảo luận theo chủ Đọc thêm sách về nội
đề, tiếp nhận và phân tích kết dung có liên quan tới chủ
quả thảo luận. đề, tiến hành thảo luận
nhóm để tăng cường kiến
thức thông tin và củng cố
các kỹ năng tiếng.

Tự đọc, tự nghiên cứu Chọn tài liệu đọc phù hợp theo Đọc và nêu ý kiến bình
chủ điểm, có giải thích bổ sung luận, đặt câu hỏi.
tại lớp.

Đóng vai Đưa ra tình huống, vấn đề để Tham gia vào quá trình
giải quyết, chỉ định vai diễn giải quyết tình huống,
quan sát và đóng góp ý
kiến.

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

Phòng học đa năng, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu, giáo cụ trực quan.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Phương pháp đánh giá quá trình (formative assessment) được áp dụng với học phần này,
cụ thể như sau:

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá - Điểm danh -Tham dự tối thiểu 80% giờ lên 10%
chuyên - Kiểm tra phần tài lớp;
cần liệu đọc trước ở nhà - Thái độ học tập trên lớp.

357
2 Đánh giá Lập bảng từ vựng - Biết cách trình bày bảng biểu 30%
giữa học (glossary) về các - Biết cách chọn lọc từ ngữ
phần thuật ngữ chuyên chuyên ngành bằng tiếng Pháp
ngành trong quá cho bảng từ vựng
trình đọc các tài liệu
chuyên ngành du - Biết cách tìm và đọc tài liệu
lịch bằng tiếng Việt để tìm ra nghĩa
tương đương của từ chuyên
ngành bằng tiếng Pháp
- Biết cách làm việc nhóm, tuân
thủ thời hạn nộp bài

3 Đánh giá Bài viết bằng tiếng - Bài viết có bố cục rõ ràng, nội 60%
cuối học Pháp thuộc một dung đầy đủ, giải quyết được
phần trong những thể loại vấn đề đặt ra trong đề bài;
sau: - Thông qua bài viết, người học
- Tiểu luận; khẳng định đã hiểu, nhận thức
- Nghiên cứu khoa được và làm chủ những kiến
thức của học phần;
học;
- Bài viết mang giá trị khoa học
- Blog du lịch;
cao, có cơ sở khoa học;
- Nhật kí chuyến đi;
- Bài viết cho thấy khả năng làm
- Bài viết quảng bá chủ ngôn ngữ tiếng Pháp của
du lịch; người học;
- V.v - Bài viết tuân thủ các yêu cầu
về mặt hình thức, không sao
chép từ các nguồn khác nhau,
không bịa đặt thông tin/số liệu.

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24/8/2016 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Hà Nội;

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp;

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành;

- Tuân thủ thời hạn nộp các bài tập kiểm tra đánh giá giữa học phần và cuối học phần.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

358
1 Phần 1: Tổng quan về môn học 3 12 12 HL1 [Trg 3-6]
Giới thiệu tổng quát
- Lí do của môn học;
- Mục tiêu của môn học;
- Cách thức kiểm tra đánh giá của
môn chuyên ngành du lịch;
- Phương pháp học tập và nghiên cứu
cho môn học

2 Phần 2: Hệ thống ngành công 3 12 12 HL1 [Trg 7-25]


nghiệp du lịch

Giới thiệu về sơ đồ của ngành du


lịch
- Khái niệm về du khách;
- Khái niệm về du lịch;
- Các loại hình du lịch và xu hướng
du lịch mới trên thế giới.

Tổng quan về du lịch trên thế giới


- Số liệu thống kê;
- Các loại hình du lịch được ưa
chuộng trên thế giới;
- Du lịch gắn với 17 mục tiêu phát
triển bền vững.

Tổng quan về du lịch Việt Nam


- Số liệu thống kê;
- Các loại hình du lịch được ưa
chuộng tại Việt Nam;
- Du lịch gắn với các mục tiêu phát
triền bền vững.

3 Phần 3: Nguồn cầu trong du lịch 3 12 12 HL1 [Trg 26-


28]

Điểm khởi hành


- Khái niệm về điểm khởi hành;
- Các yếu tố của điểm khởi hành ảnh
hưởng tới mục tiêu/lí do du lịch của
khách du lịch.

Động cơ du lịch

359
- Khái niệm về động cơ du lịch;
- Mối tương quan giữa điểm khởi
hành và động cơ du lịch của khách
du lịch.

Mùa du lịch
- Khái niệm về mùa du lịch;
- Mối tương quan giữa điểm khởi
hành, động cơ du lịch với mùa du
lịch.

4 Phần 4: Nguồn cung trong du lịch 3 12 12 HL1 [Trg 29-


34]

Điểm đến du lịch


- Khái niệm về điểm đến du lịch;
- Các tiêu chí chung để đánh giá,
phân loại một điểm đến du lịch.

Tài nguyên du lịch


- Định nghĩa về tài nguyên du lịch;
- Phân loại 3 nguồn tài nguyên du
lịch.

Cơ sở hạ tầng du lịch
- Thiết bị hạ tầng phục vụ cho du
lịch;
- Cơ sở lưu trú du lịch;
- Giao thông vận tải du lịch.

5 Phần 5: Các nhân tố tham gia vào 3 12 12 HL1 [Trg 35-


ngành công nghiệp du lịch 60]

Công ty lữ hành (TO)


- Định nghĩa TO;
- Cơ cấu tổ chức của một TO;
- Cách thức vận hành của một TO;
- Các sản phẩm du lịch phát triển bởi
TO.

Văn phòng du lịch (TA)


- Định nghĩa TA;
- Cơ cấu tổ chức của một TA;

360
- Cách thức vận hành của một TA;
- Các sản phẩm du lịch phát triển bởi
TA.

Công ty quản lí điểm đến (DMC)


- Định nghĩa DMC;
- Cơ cấu tổ chức của một DMC;
- Cách thức vận hành của một DMC;
- Các sản phẩm du lịch phát triển bởi
DMC.

Các nghề trong du lịch


- Hướng dẫn viên du lịch;
- Nhân viên văn phòng du lịch : điều
hành, CSKH, sales.

11. Hướng dẫn tự học


Đối với hệ đào tạo tín chỉ, người học cần nêu cao tinh thần tự chủ, chủ động, sáng tạo
trong học tập. Vì vậy, trong học phần này người học hình thành ý thức tự giác, tự chủ, chủ
động tìm kiếm, tiếp thu, củng cố kiến thức theo hướng dẫn của giảng viên trong quá trình học.
11.1 Nội dung tự học
Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn
bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể
như sau:
+ Chủ động tìm hiểu các bài báo và tài liệu liên quan về các chủ đề tương ứng trước mỗi
bài học.
+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.
+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.
+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

STT Nội dung Học liệu

1 Giới thiệu chung về môn học HL1 [Trg 3-6]

2 Hệ thống ngành công nghiệp du lịch HL1 [Trg 7-25]

361
Giới thiệu về sơ đồ của ngành du lịch HL 4 [Trg 1-4]
- Các loại hình du lịch và xu hướng du
lịch mới trên thế giới.

Tổng quan về du lịch trên thế giới HL 3


- Số liệu thống kê; http://www2.unwto.org/fr
- Các loại hình du lịch được ưa chuộng https://drive.google.com/file/d/
trên thế giới; 1PERRjboHkEo_v4D5crB1h9Bs0gU
- Du lịch gắn với 17 mục tiêu phát triển Tyx5B/view?usp=sharing
bền vững.

Tổng quan về du lịch Việt Nam HL 3


- Số liệu thống kê; http://www2.unwto.org/fr
- Các loại hình du lịch được ưa chuộng https://drive.google.com/file/d/
tại Việt Nam; 13yhG9sCHQkVwICB4fzTqNUjx26
- Du lịch gắn với các mục tiêu phát triền svfuAV/view?usp=sharing
bền vững.

3 Phần 3: Nguồn cầu trong du lịch HL1 [Trg 26-28]

Điểm khởi hành https://drive.google.com/file/d/


1VOpWxFdPW7rNbSDbF0z__7KsF
Unlg8gy/view?usp=sharing

Động cơ du lịch https://drive.google.com/file/d/


1cgjgoBJYsiJrhf-
jw0CPbQLX_UnZ4He2/view?
usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/
1BJjF1CXQzZeJrNZp4hR-
UaGKj6bQhgPL/view?usp=sharing

4 Phần 4: Nguồn cung trong du lịch HL1 [Trg 29-34]

Điểm đến du lịch HL 4 [Trg 8-11]

Tài nguyên du lịch HL 4 [Trg 5-8]

Cơ sở hạ tầng du lịch https://drive.google.com/file/d/


1N3B6lZ_TeqN6TWP6mBfqIBJXU
cdsELXg/view?usp=sharing

5 Phần 5: Các nhân tố tham gia vào HL1 [Trg 35-60]


ngành công nghiệp du lịch

Công ty lữ hành (TO) https://drive.google.com/file/d/


1gY91IWeUTt-

362
Văn phòng du lịch (TA) 8iUWwBi5L6adCQ_tdwLK6/view?
usp=sharing
Công ty quản lí điểm đến (DMC)
https://drive.google.com/file/d/
1JJiwlN8DqPiZZLM3K9EWlp_tNsv
mRwXX/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/
12O0sm50_6328cOd1TVjBn1H5iTC
cEl_0/view?usp=sharing

11.2. Phương pháp tự học

Với mỗi chủ đề đã nêu trong phần nội dung tự học, người học chủ động đọc tài liệu, ghi
chép lại nội dung và làm glossary (bảng từ vựng) bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Anh
(nếu có khả năng) sau mỗi buổi học.

Thông qua các tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh do giáo viên gửi, người
học chủ động lập bảng tóm tắt hoặc bản đồ tư duy để huy động các kiến thức về du lịch đã
biết.

Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin học liệu như google scholar hoặc theo dõi các trang
web trong mục 11.3 để cập nhật thông tin về du lịch tại Việt Nam và trên thế giới, từ đó tiến
hành so sánh đối chiếu các đặc điểm của ngành du lịch Việt Nam với ngành du lịch của các
nước khác trên thế giới.

Luôn theo dõi các trang tuyển dụng chuyên ngành du lịch, tích cực nhận thực tập có
lương hoặc không lương tại các doanh nghiệp du lịch.

11.3. Học liệu tự học


Người học có thể tham khảo các học liệu khác tại các trang web sau đây:

- Mục tin tức trên trang web của Tổ chức du lịch thế giới:
https://www.unwto.org/fr/news

- Mục tin tức-sự kiện, mục hệ thống văn bản, mục số liệu thống kê, mục tài liệu chuyên
ngành của Tổng cục Du lịch Việt Nam

- Các báo cáo hàng năm của WTO (phần du lịch):


https://www.wto.org/french/res_f/reser_f/wtr_f.htm

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Tài liệu do giảng viên biên soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Charles R-G. & J. R. Brent Ritchie. (2009) Tourism – Principles, Practices,

363
Philosophies. NXB John Wiley & Sons, INC. New Jersey.

2. Tổ chức du lịch thế giới. Báo cáo hàng năm về du lịch, bản điện tử:
http://www2.unwto.org/fr.

3. Luật du lịch Việt Nam, số 09/2017/QH14, Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

364
TIẾNG PHÁP DU LỊCH 1

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Tiếng Pháp du lịch 1

- Tiếng Anh: French for Tourism 1

1.2. Mã học phần: 61FRE3FT1

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE22B2

1.4. Số tín chỉ: 4

1.5. Số giờ tín chỉ: 90

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 60 90

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Bùi Thị Hà Giang Ths giangbth@hanu.edu.vn Truyền thông

2 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần Tiếng Pháp du lịch 1 cung cấp cho người học các kiến thức tiếng Pháp chuyên
ngành du lịch cơ bản. Nội dung môn học được tổ chức theo các hoạt động của các nghề mà
chương trình hướng tới, đặt trong các tình huống giao tiếp nói và viết đơn giản với khách
hàng, nhà cung cấp dịch vụ và đối tác Pháp ngữ.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Học phần Tiếng Pháp du lịch I nhằm trang bị cho sinh viên có cái nhìn tổng quát
về công việc của từng nghề mà chương trình hướng tới: hướng dẫn viên du lịch, tư vấn và bán
tour, nhân viên truyền thông marketing, điều hành du lịch và chăm sóc khách hàng.

MT2: Hoàn thành học phần này, người học có thể làm chủ được những kiến thức và kỹ
năng ngôn ngữ cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) của một số nghề có sử dụng tiếng Pháp trong lĩnh
vực du lịch.

365
5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Xác định được danh mục những kiến thức cần có của từng hoạt động nghề trong du
lịch.

KT2: Thu thập và áp dụng được một lượng từ vựng và cấu trúc câu cơ bản sử dụng trong
một số tình huống tiêu biểu của các ngành nghề mà chương trình hướng tới.

KT3: Định nghĩa được các đặc tính cơ bản và áp dụng để xây dựng một số loại hình văn
bản nói và viết thường gặp trong các tình huống nghề nghiệp của các nghề mà chương trình
hướng tới.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học có thể:

KN1: Tổng hợp: sử dụng một số lượng từ vựng và cấu trúc câu cơ bản trong một số tình
huống tiêu biểu của các ngành nghề mà chương trình hướng tới.

KN2: Nghe hiểu: Vận dụng các kỹ thuật nghe để hiểu được những hội thoại ngắn trong
một số tình huống tiêu biểu của các ngành nghề mà chương trình hướng tới.

KN3: Nói hội thoại: Thực hiện một số đoạn giao tiếp đơn giản và tiêu biểu với khách
hàng và đối tác trong lĩnh vực hoạt động của các nghề mà chương trình hướng tới.

KN4: Nói độc thoại: Thực hiện được những đoạn hoặc bài thuyết trình ngắn về những
chủ đề được đề cập đến trong học phần, hướng tới một đối tượng cụ thể (khách hàng, khách
hàng tiềm năng, đối tác…).

KN5: Đọc hiểu: Nhận ra các thông tin quan trọng trong các tài liệu chuyên ngành du lịch
như ấn phẩm du lịch và chương trình tour. Nhận dạng được yêu cầu của khách hàng trong thư
tín trao đổi với khách.

KN6: Viết: Thực hành viết các ấn phẩm du lịch đơn giản và viết thư trao đổi với khách
hàng và các đối tác du lịch trong những tình huống nghề nghiệp đơn giản. Xây dựng các bảng
thuật ngữ chuyên ngành đơn giản.

KN7: Kỹ năng mềm : Có kỹ năng làm việc theo nhóm, tự học, tra từ điển, sử dụng công
nghệ thông tin để tìm tài liệu phục vụ việc học và làm bài tập.

5.3. Thái độ

Kết thúc học phần, người học có thể:

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của môn học.

366
TĐ2: Có thái độ cầu thị, ham học hỏi, bước đầu yêu thích nghề du lịch.

TĐ3: Có khả năng tự ôn tập, tự giác thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học và có
mong muốn học tiếp để nâng cao khả năng giao tiếp.

TĐ4: Chủ động trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ mới, không sợ mắc lỗi khi nói hoặc
viết.

TĐ5: Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu và nội quy thi cử, hoàn thành bài tập về nhà
đúng hạn.

TĐ6: Tôn trọng bạn học, giảng viên và cán bộ của Trường. Có thái độ đúng mực khi
giao tiếp với người nước ngoài ở trong và ngoài trường

TĐ7: Bước đầu thể hiện được trong những tình huống giả định những quy tắc ứng xử
và đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với công việc, khách hàng và đối tác.

6. Phương pháp và hoạt động dạy học

Học phần sử dụng các phương pháp giao tiếp, lấy người học làm trung tâm, đường
hướng hoạt động, tiếp cận văn bản theo loại hình, học tập theo dự án, thảo luận, tình
huống – vấn đề

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của người
người dạy học

Phương pháp tiếp cận - Giới thiệu văn bản - Đọc hoặc nghe văn bản
văn bản theo thể loại - Đưa ra bộ câu hỏi để hiểu - Trả lời câu hỏi để hiểu nội
cơ bản nội dung giao tiếp dung giao tiếp của văn bản
của văn bản - Trả lời câu hỏi để khu biệt các
- Đưa ra bộ câu hỏi để đặc tính của văn bản, từ đó phân
nghiên cứu đặc tính của thể loại văn bản, so sánh văn bản
loại văn bản với những loại văn bản khác gần
- Đưa ra bộ công cụ để xây giống
dựng các văn bản cùng loại - Nghiên cứu bộ công cụ để xây
- Đưa ra tình huống để người dựng các văn bản cùng loại
học xây dựng văn bản cùng - Xây dựng văn bản cùng loại
loại theo các dữ liệu tình huống mà
người dạy đưa ra

Phương pháp giảng dạy - Nêu dự án - Nhận dự án


theo dự án - Chia nhóm giao dự án - Thu thập thông tin xây dựng
+ Quy định thời gian chuẩn dự án
bị, thời gian hoàn thành, kết - Phân công nhiệm vụ cho các
quả kỳ vọng, thành viên trong nhóm
+ Gợi ý các bước thực hiện, - Phân đoạn dự án, thực hiện

367
phân đoạn dự án từng bước
- Tổng kết đánh giá - Trình bày kết quả dự án

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm - Chọn nhóm


- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn - Chọn đề tài
đề tài - Tiếp cận, phân tích đề tài
- Giao nhiệm vụ. - Trao đổi ý kiến, đưa ra ý kiến
- Giám sát hoạt động từng chung của cả nhóm
nhóm - Trình bày kết quả thảo luận
- Phát vấn
- Đánh giá, tổng kết

Phương pháp đóng vai - Phân công chủ đề, nhiệm - Nhận vai
vụ theo nhóm - Luyện vai được phân và phối
- Quy định thời gian chuẩn hợp hội thoại
bị và thời gian hoàn thành - Thực hiện hội thoại
- Giám sát hoạt động chuẩn
bị
- Đánh giá, tổng kết

Phương pháp tình huống - Nêu tình huống và - Nghiên cứu tình huống
– vấn đề vấn đề cần giải quyết trong (cá nhân hoặc nhóm), nhận diện
tình huống đó vấn đề, xác định các dữ kiện của
- Giúp người học nhận tình huống, các kiến thức và kỹ
diện vấn đề nếu thấy khó năng cần có để giải quyết vấn đề
khăn - Đưa ra giả thuyết về giải
- Điều chỉnh các bước pháp cũng như các bước để giải
giải quyết vấn đề nếu thấy quyết vấn đề
cần thiết - Tự tìm học các kiến thức
- Cung cấp cho người và kỹ năng còn thiếu để giải
học các nguồn tài nguyên quyết vấn đề thông qua các kênh
học tập và hỗ trợ người học khác nhau
nếu cần trong quá trình lĩnh - Trình bày giải pháp
hội các kiến thức và kỹ năng
cần có để giải quyết vấn đề.
- Đánh giá giải pháp
- Đưa ra các giải pháp
khác cho cùng tình huống –
vấn đề để người học tham
khảo
- Chỉ ra các kiến thức
và kỹ năng người học đã lĩnh
hội được thông qua quá trình

368
giải quyết vấn đề và các kiến
thức – kỹ năng còn thiếu.
- Luyện tập các kiến
thức, kỹ năng đã lĩnh hội
được thông qua quá trình
giải quyết vấn đề

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, đĩa CD.

- Máy tính, loa, máy chiếu,

- Phòng học tiếng có nối mạng Internet.

8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí Trọng số


đánh giá

1 Đánh giá chuyên Điểm chuyên cần - Số buổi đi học, 10%


cần trung bình của tất cả - Tinh thần học
các giáo viên dạy học tập trên lớp,
phần
- Hoàn thành các
bài tập được giao.

2 Kiểm tra thường - Bảng thuật 30%


xuyên ngữ chuyên ngành du Tùy từng trường
lịch, có chú giải và hợp, người học có
tương đương tiếng thể hoặc không có
Việt, tiếng Anh đầu điểm. Nếu có
- Bài tập nhóm đầu điểm thì
dạng nói, viết người dạy tự quy
- Bài tập cá định về trọng số
của mỗi đầu điểm
nhân dạng nói, viết
trong đánh giá
- Thiết kế sản giữa học phần
phẩm du lịch đơn
giản và quảng bá cho
sản phẩm đó Đầu điểm giữa kỳ
- Thi viết tại là điểm trung bình
lớp: người học làm cộng của tất cả
01 bài viết tại lớp các đầu điểm
trong thời gian 45-50 được tính.
phút, nội dung đề bài Bài viết, nói, đúng
thuộc một trong yêu cầu đề bài
những chủ điểm đã (hình thức và nội
học trong học phần. dung)
Đánh giá giữa học

369
phần Bài nói đạt các
yêu cầu về ngôn
ngữ và về ý
tưởng, nội dung
(truyền đạt được
nội dung được
yêu cầu)
Với các bài tập
nhóm: sự hợp tác
của các thành viên
và kỹ năng quản
trị dự án nhỏ.
Với các bài tập
dạng tình huống –
vấn đề : tính sáng
tạo của giải pháp
đề ra

3 Đánh giá cuối học Giảng viên phụ trách Tiêu chí đánh giá 60%
phần có thể chọn một trong như bài giữa kỳ
những hình thức sau :
- Thi 4 kỹ năng trong
2 bài: Nghe - Nói
(30%), Đọc – Viết
(30%).
- Bài tập nhóm dạng
tình huống – vấn đề
hoặc dự án.
Lưu ý: Bài thi đọc –
viết có tích hợp nội
dung từ vựng chuyên
ngành.
Điều kiện dự thi :
- Tham dự đủ 80% số
giờ trên lớp
- Có điểm giữa kỳ
trên 5 trên thang
điểm 10.
- Bắt buộc dự thi

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

370
- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối kỳ.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà đầy đủ (nếu có).

- Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của Người dạy trên lớp.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung Số giờ tín chỉ Học liệu

Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Phần 1: Tìm hiểu các dịch vụ du


8 8 12
lịch

- Phân tích các thành tố của chuỗi HL1 [chương I]


cung ứng dịch vụ du lịch (visa, lưu
HL2 [Trg 39-56]
trú, ăn uống, vận tải hành khách,
thăm quan, hoạt động văn hóa và
giải trí)
- Tìm hiểu thông tin từ các nhà
cung ứng dịch vụ du lịch
- Thông tin đến khách hàng về dịch
vụ du lịch

2 Phần 2: Thiết kế và quảng bá sản


8 8 12
phẩm du lịch

- Tìm hiểu những hành trình tour


đơn giản.
- Tìm hiểu về tuyến điểm
- Thiết kế một sản phẩm du lịch
đơn giản
HL1 [chương II]
- Quảng bá tuyến điểm (một đất
nước, một vùng, một địa danh du
lịch)
- Thiết kế in ấn quảng bá công ty
du lịch và sản phẩm của công ty

3 Phần 3: Kinh doanh sản phẩm du 12 12 18


lịch

- Xác định nhu cầu của khách hàng, HL1 [chương III]

371
- Xác định hướng xử lý, cách trả
lời yêu cầu của khách, cách tiếp cận
khách hàng,
- Giao dịch, trao đổi qua email,
điện thoại với khách hàng để thông
tin về sản phẩm và chào bán các
sản phẩm mang tính phổ thông cho
đối tượng khách lẻ, HL3 [Trg 85-105]
- Đặt, thay đổi, hủy đặt dịch vụ,
- Thanh toán dịch vụ du lịch,
- Giải thích cách thanh toán và quy
định hoàn tiền trong trường hợp
hủy đặt dịch vụ,
- Giúp khách chuẩn bị hành lý
trước khi đi tour.

4 Phần 4: Đón tiếp khách hàng vào 6 6 9


những ngày đầu chuyến đi.

- Đón khách tại sân bay và nhà ga:


giải thích chương trình, trò chuyện
để khai thác và phân tích thông tin
khách hàng (nghề nghiệp, tuổi, sở
thích, kinh nghiệm du lịch, …),
- Tiếp khách vãng lai tại quầy bán HL1 [chương IV]
tour của khách sạn, văn phòng du
HL2 [Trg 28-38]
lịch : thông tin về các sản phẩm,
chào bán các sản phẩm dịch vụ,
- Nhận cuộc gọi và email của khách
đến các nhà hàng và cơ sở lưu trú :
thông tin và bán sản phẩm dịch vụ,
- Tiếp đón khách mua tour tại văn
phòng du lịch : giới thiệu văn
phòng, tặng quà, thanh toán.

5 Phần 5: Dịch vụ chăm sóc khách 6 6 9


hàng trong quá trình đi tour và sau
khi kết thúc tour.

- Thiết kế bảng hỏi dành cho khách HL1 [chương IV]


để đánh giá chất lượng dịch vụ, HL2 [Trg 126-132]
- Xử lý kết quả điều tra đánh giá
chất lượng dịch vụ : xử lý các vấn
đề khách không hài lòng,
- Gọi điện hỏi thăm khách trong

372
quá trình đi tour để nhận thức được
vấn đề khiếu nại,
- Nhận và trả lời các cuộc gọi và
email khiếu nại, phàn nàn của
khách hàng,
- Phân tích chiến lược giữ chân
khách hàng,
- Soạn thảo thư nhằm tri ân khách
hàng

11. Hướng dẫn tự học


Đối với hệ đào tạo tín chỉ, người học cần nêu cao tinh thần tự chủ, chủ động, sáng tạo
trong học tập. Vì vậy, trong học phần này người học hình thành ý thức tự giác, tự chủ, chủ
động tìm kiếm, tiếp thu, củng cố kiến thức theo hướng dẫn của giảng viên trong quá trình học.

11.1 Nội dung tự học

- Giảng viên hướng dẫn người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi
chủ đề cần lưu ý chuẩn bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc
giờ học trên lớp. Cụ thể như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các bài báo và tài liệu liên quan về các chủ đề tương ứng trước mỗi
bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Người học đọc lại nội dung đã học trên lớp.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

STT Nội dung Học liệu

1 Phần 1: Tìm hiểu các dịch vụ du lịch

- Phân tích các thành tố của chuỗi cung ứng dịch https://
vụ du lịch (visa, lưu trú, ăn uống, vận tải hành evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/
khách, thăm quan, hoạt động văn hóa và giải trí) trang-chu-ttdt
HL 1 [chương I]

2 Phần 2: Thiết kế và quảng bá sản phẩm du

373
lịch

- Tìm hiểu những hành trình tour đơn giản. https://www.amica-travel.com/


- Tìm hiểu về tuyến điểm HL1 [chương II]
- Thiết kế một sản phẩm du lịch đơn giản

3 Phần 3: Kinh doanh sản phẩm du lịch

- Xác định nhu cầu của khách hàng, HL1 [chương III]
- Xác định hướng xử lý, cách trả lời yêu cầu của
khách, cách tiếp cận khách hàng,

4 Phần 4: Đón tiếp khách hàng vào những ngày HL1 [chương IV]
đầu chuyến đi.

- Đón khách tại sân bay và nhà ga: giải thích


chương trình, trò chuyện để khai thác và phân
tích thông tin khách hàng (nghề nghiệp, tuổi, sở
thích, kinh nghiệm du lịch, …),
- Tiếp khách vãng lai tại quầy bán tour của khách
sạn, văn phòng du lịch : thông tin về các sản
phẩm, chào bán các sản phẩm dịch vụ,

5 Phần 5: Dịch vụ chăm sóc khách hàng trong


quá trình đi tour và sau khi kết thúc tour.

- Thiết kế bảng hỏi dành cho khách để đánh giá


chất lượng dịch vụ,
HL1 [chương V]
- Xử lý kết quả điều tra đánh giá chất lượng dịch
https://www.amica-travel.com/
vụ
- Nhận và trả lời các cuộc gọi và email khiếu nại,
phàn nàn của khách hàng,
- Phân tích chiến lược giữ chân khách hàng,

11.2. Phương pháp tự học

Với mỗi chủ đề đã nêu trong phần nội dung tự học, người học chủ động đọc tài liệu, ghi
chép lại nội dung và làm glossary (bảng từ vựng) bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Anh
sau mỗi buổi học.

11.3. Học liệu tự học

1. Anne-Marie Calmy, Le français du tourisme, Hachette Fle, 2004

2. Người học có thể tham khảo các học liệu khác tại các trang web sau đây:

- Mục tin tức trên trang web của Tổng cục Du lịch Việt Nam:

374
http://vietnamtourism.gov.vn/

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Giáo trình do giảng viên của Khoa kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành đối tác biên
soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. CALMY Anne-Marie, Le français du tourisme, Hachette Fle, 2004

1. GARNIER Anne- Marie, METAYER-BENECH Isabelle, Les


techniques de vente touristique en 33 fiches, DUNOD, 2011

375
TIẾNG PHÁP DU LỊCH 2

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Tiếng Pháp du lịch 2

- Tiếng Anh: French for Tourism 2

1.2 Mã học phần: 61FRE3FT2

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE3FT1

1.4 Số tín chỉ: 4

1.5 Số giờ tín chỉ: 90

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 60 90

1.6 Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

2 Nguyễn Văn Toàn TS Toan.fle@gmail.com Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Tiếp theo học phần Tiếng Pháp du lịch 1, học phần Tiếng Pháp du lịch 2 tiếp tục cung
cấp các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp của các nghề trong du lịch. Cụ thể, học phần phát
triển các kỹ năng nghe hiểu và đọc hiểu chuyên sâu các tài liệu liên quan đến du lịch, thông
qua cách tiếp cận theo loại hình văn bản và các kỹ năng xử lý thường thấy trong hoạt động
nghề nghiệp ngành du lịch, đồng thời luyện các kỹ năng nói và viết trong những tình huống
thông thường và đơn giản. Bên cạnh đó, học phần dạy cách làm bảng thuật ngữ chuyên ngành
du lịch phục vụ các nghề mà chương trình hướng tới.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Học phần Tiếng Pháp du lịch 2 trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng
ngôn ngữ chuyên ngành cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của các ngành mà chương trình
hướng tới, bao gồm nghề hướng dẫn viên du lịch tiếng Pháp và nghề nhân viên văn phòng du
lịch Pháp ngữ.

MT2: Hết học phần, người học có khả năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin dạng nói và

376
viết từ các tài liệu chuyên ngành và các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến một số
chủ đề thông dụng trong hoạt động nghề nghiệp tương lai.

MT3: Hết học phần người học thực hiện được một số tình huống giao tiếp nói và viết
thông dụng, chưa đòi hỏi nghiệp vụ chuyên sâu của các nghề mà chương trình hướng tới.

MT4: Người học có khả năng tìm kiếm và lập các bảng thuật ngữ chuyên ngành thông
dụng và hữu ích cho hoạt động nghề nghiệp tương lai.

5. Chuẩn đầu ra

5.1 Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Trình bày các kiến thức cơ bản về thông tin du lịch nói chung, điểm đến ở Việt
Nam, các đơn vị cung cấp dịch vụ trong chuỗi liên hoàn cung cấp tour du lịch trọn gói, các
sản phẩm du lịch trọn gói và theo yêu cầu của khách, các thông tin thực tế cần cung cấp cho
khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.

KT2: Định nghĩa các từ vựng chuyên ngành cơ bản trong các lĩnh vực thường được đề
cập đến trong hoạt động nghề nghiệp của các ngành nghề mà chương trình hướng tới.

KT3: Vận dụng các cấu trúc và các phương tiện ngôn ngữ thông dụng của các loại hình
văn bản thường gặp trong hoạt động nghề nghiệp của các ngành nghề mà chương trình hướng
tới.

5.2 Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học có thể:

KN1: Tổng hợp: nhận dạng và tổng hợp được các văn bản thường gặp trong hoạt động
nghề nghiệp của các ngành nghề mà chương trình hướng tới.

KN2: Nghe hiểu: vận dụng các kỹ thuật nghe để nhận dạng được các thông tin quan
trọng trong các tài liệu của các cơ quan thông tin đại chúng như đài, ti vi có nội dung hữu ích
đến hoạt động nghề nghiệp của các ngành nghề mà chương trình hướng tới. Ghi chép và tổng
hợp được những thông tin hữu ích phục vụ các hoạt động nghề nghiệp cụ thể trong ngành du
lịch.

KN3: Nói hội thoại: thực hiện một số đoạn giao tiếp đơn giản và tiêu biểu với khách
hàng và các đối tác sau khi tổng hợp thông tin dạng nói và viết từ các tài liệu có sẵn.

KN4: Nói độc thoại: thực hiện những bài thuyết trình ngắn hoặc những đoạn thuyết trình
về các chủ đề được đề cập đến trong môn học, hướng tới một đối tượng cụ thể (khách hàng,
khách hàng tiềm năng, đối tác…).

KN5: Đọc hiểu: khai thác các thông tin hữu ích của các tài liệu chuyên ngành thông dụng

377
trong hoạt động nghề nghiệp ngành du lịch và các bài báo hướng đến độc giả quần chúng
mang thông tin du lịch có độ dài từ 500-1000 từ.

KN6: Viết: thực hành viết các đoạn tổng hợp thông tin ngắn từ các tài liệu có nguồn gốc
và loại hình khác nhau về một chủ đề liên quan đến hoạt động nghề nghiệp du lịch. Xây dựng
các bảng thuật ngữ chuyên ngành (glossaire) chuyên dụng trong các hoạt động nghề nghiệp
của các ngành nghề mà chương trình hướng tới.

KN7: Kỹ năng mềm: Có kỹ năng làm việc theo nhóm, tự học, tự tra từ điển và sử dụng
công nghệ thông tin để tìm tài liệu, thông tin phục vụ việc học.

5.3. Thái độ

Kết thúc học phần, người học có thể:

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của môn học.

TĐ2: Có thái độ cầu thị, ham học hỏi, bước đầu yêu thích nghề du lịch.

TĐ3: Có khả năng tự ôn tập, tự giác thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học và có
mong muốn học tiếp để nâng cao khả năng giao tiếp.

TĐ4: Chủ động trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ mới, không sợ mắc lỗi khi nói hoặc
viết.

TĐ5: Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu và nội quy thi cử, hoàn thành bài tập về nhà
đúng hạn.

TĐ6: Tôn trọng bạn học, giảng viên và cán bộ của Trường. Có thái độ đúng mực khi
giao tiếp với người nước ngoài ở trong và ngoài trường

TĐ7: Bước đầu hiểu và thể hiện được trong những tình huống giả định những quy tắc
ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với công việc, khách hàng và đối tác.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giao tiếp lấy người học làm trung tâm, đường hướng hoạt động, tiếp cận
văn bản theo loại hình, học tập theo dự án, thảo luận, tình huống – vấn đề

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy Hoạt động học tập
của người dạy của người học

Phương pháp tiếp cận - Giới thiệu văn bản - Đọc hoặc nghe văn bản
văn bản theo thể loại - Đưa ra bộ câu hỏi để hiểu - Trả lời câu hỏi để hiểu nội
cơ bản nội dung giao tiếp dung giao tiếp của văn bản
của văn bản - Trả lời câu hỏi để khu biệt các
- Đưa ra bộ câu hỏi để đặc tính của văn bản, từ đó phân
nghiên cứu đặc tính của thể loại văn bản, so sánh văn bản
loại văn bản với những loại văn bản khác gần

378
- Đưa ra bộ công cụ để xây giống
dựng các văn bản cùng loại - Nghiên cứu bộ công cụ để xây
- Đưa ra tình huống để người dựng các văn bản cùng loại
học xây dựng văn bản cùng - Xây dựng văn bản cùng loại
loại theo các dữ liệu tình huống mà
người dạy đưa ra

Phương pháp giảng dạy - Nêu dự án - Nhận dự án


theo dự án - Chia nhóm giao dự - Thu thập thông tin xây dựng
án dự án
- Quy định thời gian - Phân công nhiệm vụ cho các
chuẩn bị, thời gian hoàn thành viên trong nhóm
thành, kết quả kỳ vọng, - Phân đoạn dự án, thực hiện
- Gợi ý các bước thực từng bước
hiện, phân đoạn dự án - Trình bày kết quả dự án
- Tổng kết đánh giá

Phương pháp thảo luận - Chia nhóm - Chọn nhóm


- Gợi ý hướng dẫn lựa chọn - Chọn đề tài
đề tài - Tiếp cận, phân tích đề tài
- Giao nhiệm vụ. - Trao đổi ý kiến, đưa ra ý kiến
- Giám sát hoạt động từng chung của cả nhóm
nhóm - Trình bày kết quả thảo luận
- Phát vấn
- Đánh giá, tổng kết

Phương pháp đóng vai - Phân công chủ đề, nhiệm - Nhận vai
vụ theo nhóm - Luyện vai được phân và phối
- Quy định thời gian chuẩn hợp hội thoại
bị và thời gian hoàn thành - Thực hiện hội thoại
- Giám sát hoạt động
chuẩn bị
- Đánh giá, tổng kết

Phương pháp tình huống - Nêu tình huống và vấn đề - Nghiên cứu tình huống (cá
– vấn đề cần giải quyết trong tình nhân hoặc nhóm), nhận diện vấn
huống đó đề, xác định các dữ kiện của tình
- Giúp người học nhận huống, các kiến thức và kỹ năng
diện vấn đề nếu thấy khó cần có để giải quyết vấn đề
khăn - Đưa ra giả thuyết về giải
- Điều chỉnh các bước giải pháp cũng như các bước để giải

379
quyết vấn đề nếu thấy cần quyết vấn đề
thiết - Tự tìm học các kiến thức và
- Cung cấp cho người học kỹ năng còn thiếu để giải quyết
các nguồn tài nguyên học tập vấn đề thông qua các kênh khác
và hỗ trợ người học nếu cần nhau
trong quá trình lĩnh hội các - Trình bày giải pháp
kiến thức và kỹ năng cần có
để giải quyết vấn đề.
- Đánh giá giải pháp
- Đưa ra các giải pháp khác
cho cùng tình huống – vấn
đề để người học tham khảo
- Chỉ ra các kiến thức và
kỹ năng người học đã lĩnh
hội được thông qua quá trình
giải quyết vấn đề và các kiến
thức – kỹ năng còn thiếu.
- Luyện tập các kiến thức,
kỹ năng đã lĩnh hội được
thông qua quá trình giải
quyết vấn đề

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Bộ giáo trình do giảng viên khoa tự soạn, đĩa CD.

- Máy tính có nối mạng Internet, loa, máy chiếu, đài nghe CD.

- Phòng lab có nối mạng Internet đủ cho người học sử dụng.

8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí Trọng số


đánh giá

1 Đánh giá chuyên Điểm chuyên cần - Số buổi đi học, 10%


cần trung bình của tất cả - Tinh thần học
các giáo viên dạy học tập trên lớp,
phần
- Hoàn thành các
bài tập được giao.

2 - Bảng thuật 30%


ngữ chuyên ngành du Tùy từng trường
lịch, có chú giải vàhợp, người học có
tương đương tiếng thể hoặc không có
Việt, tiếng Anh đầu điểm. Nếu có
- Bài tập nhóm đầu điểm thì

380
dạng nói, viết người dạy tự quy
- Bài tập cá định về trọng số
của mỗi đầu điểm
nhân dạng nói, viết
trong đánh giá
giữa học phần
- Thiết kế sản
phẩm du lịch đơn
giản và quảng bá cho
sản phẩm đó
- Thi viết tại Đầu điểm giữa kỳ
lớp: người học làm là điểm trung bình
01 bài viết tại lớp cộng của tất cả
Đánh giá giữa học trong thời gian 45-50 các đầu điểm
phần phút, nội dung đề bài được tính.
thuộc một trong Bài viết, nói, đúng
những chủ điểm đã yêu cầu đề bài
học trong học phần. (hình thức và nội
- dung)
Bài nói đạt các
yêu cầu về ngôn
ngữ và về ý
tưởng, nội dung
(truyền đạt được
nội dung được
yêu cầu)
Với các bài tập
nhóm: sự hợp tác
của các thành viên
và kỹ năng quản
trị dự án nhỏ.
Với các bài tập
dạng tình huống –
vấn đề : tính sáng
tạo của giải pháp
đề ra

3 Đánh giá cuối học Giảng viên phụ trách Tiêu chí đánh giá 60%
phần có thể chọn một trong như bài giữa kỳ
những hình thức sau :
- Thi 4 kỹ năng trong
2 bài: Nghe - Nói
(30%), Đọc – Viết
(30%).
- Bài tập nhóm dạng
tình huống – vấn đề
hoặc dự án.

381
Lưu ý: Bài thi đọc –
viết có tích hợp nội
dung từ vựng chuyên
ngành.
Điều kiện dự thi :
- Tham dự đủ 80% số
giờ trên lớp
- Có điểm giữa kỳ
trên 5 trên thang
điểm 10.
- Bắt buộc dự thi

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

Phần 1: Cập nhật thông HL1 [chương I]


8 8 16
tin chung về du lịch

- Tổng quan về du lịch


đón khách quốc tế tại Việt
1 Nam
- Các tác động của du lịch
- Thị phần du lịch Pháp
ngữ tại Việt Nam
- Doanh nghiệp lữ hành

Phần 2: Tìm hiểu các đối 4 8 12


2
tác cung cấp dịch vụ

382
HL1 [chương II]
- Dịch vụ lưu trú
HL2 [Trg 27-81] 
- Dịch vụ ăn uống
- Dịch vụ giải trí

Phần 3: Thiết kế và quảng 6 14 20


bá sản phẩm du lịch

- Giới thiệu một sản phẩm HL1 [chương III]


du lịch HL2 [Trg 58-84] 
- Các giai đoạn của quá
trình thiết kế một tour du
3 lịch trọn gói.
- Sáng tạo sản phẩm du
lịch : các điểm nhấn trong
một tour du lịch trọn gói
- Quảng bá sản phẩm du
lịch (thiết kế sẵn và theo
yêu cầu)

Chương 4: Giới thiệu 4 12 16


điểm đến

- Giới thiệu một thành phố HL1 [chương IV]


lớn
- Giới thiệu một vùng
4
- Giới thiệu một tỉnh hay
một huyện có các điểm du
lịch nổi bật
- Giới thiệu một làng hay
thành phố nhỏ có các
điểm du lịch nổi bật

5 Chương 5: Giới thiệu các 4 8 12


thông tin thực tế cho
khách hàng

- Thông tin về phương HL1 [chương V]


thức đặt chỗ, thanh toán, HL2 [Trg 88-108] 
hủy chỗ và bồi thường
- Thông tin chuẩn bị
chuyến đi: visa, hành lý,
vắc xin, thủ tục hải quan,
thủ tục hoàn thuế…
- Thông tin thực tế tại
điểm đến: phong tục tập

383
quán, mua bán, đổi tiền,
điều kiện vệ sinh, an
toàn…

Phần 6: Ôn và thi hết học 4 10 14


6
phần

11. Hướng dẫn tự học

Đối với hệ đào tạo tín chỉ, người học cần nêu cao tinh thần tự chủ, chủ động, sáng tạo
trong học tập. Vì vậy, trong học phần này người học hình thành ý thức tự giác, tự chủ, chủ
động tìm kiếm, tiếp thu, củng cố kiến thức theo hướng dẫn của giảng viên trong quá trình học.

11.1 Nội dung tự học

Người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi chủ đề cần lưu ý chuẩn
bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc giờ học trên lớp. Cụ thể
như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các tài liệu liên quan về các chủ đề tương ứng trước mỗi bài học
trong tập bài giảng hoặc trên môi trường học tập điện tử của trường.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.

+ Luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ, vận dụng các kiến thức chuyên ngành để hoàn thành
các bài tập về nhà, các bài tập lớn được giao.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

STT Nội dung Tự học

1 Chương 1: Cập nhật HL1 [chương I]


thông tin chung về du lịch Đọc và làm tóm tắt các bài khóa trong học liệu
- Tổng quan về du lịch Việt về tác động của du lịch.
Nam Đọc các bài khóa về tình hình phát triển du
- Các tác động của du lịch lịch quốc tế tại Việt Nam, ghi chép thông tin
- Thị phần du lịch Pháp ngữ để lập báo cáo nghiên cứu thị trường du lịch
Pháp ngữ.
tại Việt Nam
Bài tập lớn làm theo nhóm (chọn 1 trong 2
- Doanh nghiệp lữ hành
nhiệm vụ) :
- Tác động của du lịch đến các yếu tố
kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường : lên dàn
bài của bài tập lớn về nghiên cứu các tác động
của du lịch đến một địa danh cụ thể. Đi thực
địa và đọc tài liệu để lấy thông tin. Viết bài và

384
soạn tài liệu trình bày nói trên lớp theo chủ đề
này.
- Thị phần du lịch Pháp ngữ tại Việt
Nam : Nghiên cứu sơ đồ tổ chức một doanh
nghiệp du lịch Pháp ngữ. Đi thực địa đến một
công ty du lịch Pháp ngữ, lấy thông tin, viết
bài và soạn tài liệu trình bày về thị trường
khách Pháp tại Việt Nam và hướng phát triển
thị phần khách Pháp ngữ của một công ty lữ
hành đón khách quốc tế tại Việt Nam trong
thời gian tới.

2 Chương 2: Tìm hiểu các HL1 [chương II]


đối tác cung cấp dịch vụ Nghe bài phỏng vấn trưởng bộ phận bán hàng
- Dịch vụ lưu trú của khách sạn Tamcoc Garden và viết tóm tắt
nội dung phỏng vấn dưới hình thức viết tập thể
- Dịch vụ ăn uống
(sửa bài của các nhóm đã viết trước)
- Dịch vụ vận tải, thương
Dựa vào gợi ý của giáo viên, nghiên cứu loại
mại và giải trí
hình văn bản déroulé technique (chương trình
tour giản lược kèm bảng nhiệm vụ dành cho
HDV) thông qua 3 văn bản đã được học trên
lớp.
Chọn một hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa
trên trang web của một công ty du lịch đón
khách Pháp (ví dụ : https://www.amica-
travel.com/experiences/activites-culturelles) và
xây dựng một hội thoại giữa nhân viên bán
tour và khách trong đó nhân viên bán tour
thuyết phục khách thêm hoạt động này vào
chương trình tour của họ.

3 Chương 3 : Thiết kế và HL1 [chương III]


quảng bá sản phẩm du Viết lời giới thiệu cho một tour du lịch
lịch
Từ một yêu cầu của khách, lên chương trình và
- Giới thiệu một sản phẩm
lựa chọn dịch vụ của một tour du lịch trọn gói,
du lịch lập bảng chương trình giản lược và các dịch vụ
- Các giai đoạn của quá trong tour (tableau synoptique)
trình thiết kế một tour du So sánh hai tour du lịch có cùng hành trình để
lịch trọn gói. tìm ra điểm nhấn.
- Sáng tạo sản phẩm du Viết thư giới thiệu sản phẩm
lịch : các điểm nhấn trong
một tour du lịch trọn gói Bài tập lớn : thiết kế và quảng bá 1 sản phẩm
du lịch (chương trình tour thiết kế sẵn hoặc
- Quảng bá sản phẩm du theo yêu cầu của khách)
lịch (thiết kế sẵn và theo
yêu cầu)

4 Chương 4 : Giới thiệu HL1 [chương IV]

385
điểm đến
- Giới thiệu một thành phố Bổ sung bài thuyết trình có sẵn của một HDV
lớn chuyên nghiệp giới thiệu một thành phố lớn.
Thu âm lại thành bài giới thiệu hoàn chỉnh của
- Giới thiệu một vùng
mình.
- Giới thiệu một tỉnh hay
một huyện có các điểm du So sánh bài giới thiệu về một vùng du lịch trên
trang web của một công ty lữ hành quốc tế và
lịch nổi bật
một bài thuyết trình của HDV về cùng chủ đề
- Giới thiệu một làng hay
thành phố nhỏ có các điểm Làm lại bài thuyết trình giới thiệu một tỉnh hay
một huyện với thông tin có được trên trang
du lịch nổi bật
web của các công ty lữ hành
Bài tập lớn : Giới thiệu điểm đến dạng viết
(brochure hoặc bài báo trên trang web của một
công ty lữ hành) và nói (bài thuyết trình của
HDV)

5 Chương 5 : Giới thiệu các HL1 [chương V]


thông tin thực tế cho Làm hội thoại giữa nhân viên chăm sóc khách
khách hàng hàng hoặc nhân viên tư vấn bán tour với khách
- Thông tin về phương thức để đưa thoogn tin thực tế chuẩn bị chuyến đi
đặt chỗ, thanh toán, hủy Làm các đoạn thuyết trình trong đó HDV đưa
chỗ và bồi thường thông tin thực tế cho khách trong quá trình đi
- Thông tin chuẩn bị tour.
chuyến đi: visa, hành lý, Viết thư trả lời các câu hỏi của khách về thông
vắc xin, thủ tục hải quan, tin thực tế tại điểm đến.
thủ tục hoàn thuế…
- Thông tin thực tế tại điểm
đến: phong tục tập quán,
mua bán, đổi tiền, điều kiện
vệ sinh, an toàn…

11.2. Phương pháp tự học

Với mỗi chủ đề đã nêu trong phần nội dung tự học, người học chủ động đọc tài liệu, ghi
chép lại nội dung và làm glossary (bảng từ vựng) bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Anh
sau mỗi buổi học.

Người học chủ động thực hiện các nhiệm vụ tự học cá nhân hoặc theo nhóm, theo các chỉ
dẫn cụ thể của từng nhiệm vụ.

Người học mở rộng kiến thức bằng cách tìm kiếm thông tin trên các trang web của các
công ty du lịch Pháp ngữ tại Việt Nam và các bài báo về du lịch Việt Nam bằng tiếng Pháp.

11.3. Học liệu tự học

Người học có thể tham khảo các học liệu khác tại các trang web sau đây :

386
- Mục Du lịch trên trang web của báo Le Courrier du Vietnam :
https://lecourrier.vn/tourisme/49.cvn

- Mục tin tức-sự kiện, mục hệ thống văn bản, mục số liệu thống kê, mục tài liệu chuyên
ngành của Tổng cục Du lịch Việt Nam http://vietnamtourism.gov.vn/

387
12. Học liệu

12.1 Giáo trình

Giáo trình do giảng viên của Khoa kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành đối tác biên
soạn

12.2 Tài liệu tham khảo

1. CALMY, Anne-Marie, Le français du tourisme, Hachette Fle, 2004

388
MARKETING DU LỊCH

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Marketing du lịch

- Tiếng Anh: Tourism Marketing

1.2. Mã học phần: 61FRE3TMK

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3FT1

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 60

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 30 75

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

2 Nguyễn Thu Hiền TS hiennt@hanu.edu.vn Du lịch

3 Lê Việt Hưng TS hunglv@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần


Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm marketing cơ bản ứng dụng trong
ngành du lịch tại Việt Nam: định nghĩa marketing du lịch, cung, cầu, nghiên cứu thị trường,
phân tích và nghiên cứu hành vi, nhu cầu của người đi du lịch, phương pháp phân khúc và
định vị thị trường của doanh nghiệp du lịch, chiến lược về sản phẩm du lịch, giá, kênh phân
phối sản phẩm, quảng bá và truyền thông trong lĩnh vực du lịch.
4. Mục tiêu của học phần
MT1: Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng nhận thức được khái niệm
cơ bản về marketing, vai trò của marketing du lịch.
MT2: Người học biết mô tả thị trường, phân chia nó thành những phân khúc khác nhau,
đánh giá nhu cầu, yêu cầu và sự yêu thích của khách hàng trong khuôn khổ thị trường mục
tiêu.

389
MT3: Người học làm quen với việc thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm du lịch theo
nhu cầu của khách hàng, thông qua giá cả truyền đạt cho khách hàng ý tưởng về giá trị của
các sản phẩm du lịch, lựa chọn được phương pháp phân phối hợp lý, quảng bá để giới thiệu
sản phẩm tới người tiêu dùng để họ biết và muốn mua sản phẩm du lịch đó.
5. Chuẩn đầu ra
5.1 Kiến thức
Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:
KT1: Định nghĩa được các khái niệm quan trọng trong marketing du lịch cùng với những
ví dụ, bài học ứng dụng thực tiễn trong ngành kinh doanh du lịch.
KT2: Phân biệt được đặc thù riêng biệt của sản phẩm du lịch so với các sản phẩm khác.
KT3: Nhận biết được hành vi của người mua, tiêu dùng sản phẩm du lịch.
KT4: Nhận biết miền thông tin để thu thập số liệu, phân biệt được các phương pháp điều
tra, phân khúc, định vị thị trường du lịch.
KT5: Áp dụng marketing 4P để lập phương án phát triển sản phẩm du lịch mới.
5.2. Kỹ năng
Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:
KN1: Biết áp dụng những nguyên tắc marketing căn bản vào việc phân tích và giải quyết
các vấn đề thường gặp trong ngành dịch vụ du lịch; vận dụng các bài học điển hình của quốc
tế để giải quyết những vấn đề thực tiễn của du lịch Việt Nam.
KN2: Biết cách xác định các yếu tố của Marketing dịch vụ hỗn hợp (3 yếu tố P mở
rộng).
KN3: phân tích được hành vi, ứng xử, kĩ năng của các đối tượng giao tiếp làm việc trong
các lĩnh vực khác nhau của ngành du lịch, dịch vụ.
KN4: Biết duy trì hoạt động nhóm, phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt với các nhóm khách
hàng, đồng nghiệp, đối tác đa dạng phức tạp.
KN5: Áp dụng linh hoạt kĩ năng giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp, đối tác trong
thực tiễn công việc Marketing du lịch.
5.3. Thái độ
Kết thúc học phần, người học hình thành được những thái độ sau:
TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần,
TĐ2: Chăm chỉ, cầu tiến, có tinh thần học hỏi và có mục tiêu phấn đấu cho bản thân,
TĐ3: Tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp, làm bài tập và chuẩn bị bài đầy đủ
trước khi đến lớp,
TĐ4: Sẵn sàng học tập và thực hành các kiến thức đã học,

390
TĐ5: Có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc, khách hàng, cộng đồng, xã
hội và môi trường.
6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy Hoạt động học tập
dạy của người dạy của người học

Phương pháp thuyết -Giới thiệu nội dung -Nghe giảng


trình -Trình bày -Ghi nhớ
-Kết nối, hệ thống kiến thức -Luyện tập
-Củng cố
-Tổng kết, đánh giá, kiểm tra

Phương Thảo luận -Nêu vấn đề -Tiếp cận vấn đề


pháp -Tổ chức thảo luận -Thảo luận
Xêmina
-Nhận xét, đánh giá, kết luận

Tranh luận -Đưa ra vấn đề -Tiếp cận vấn đề


tự do -Đưa ra quan điểm, giới thiệu các -Tranh luận, thảo luận
quan điểm liên quan - Tổng hợp
-Tổng kết, nhận xét

Xêmina -Đề xuất, gợi ý lựa chọn đề tài -Chọn đề tài


báo cáo -Phân công -Xung phong, được chỉ định
-Hướng dẫn: gợi ý cấu trúc, độ dài, -Nghiên cứu tài liệu
hình thức trình bày -Viết bài thuyết trình
-Tổ chức cho sinh viên thảo luận -Trình bày, bảo vệ bài thuyết
-Nhận xét, đánh giá, tổng kết, kết trình trước lớp
luận

Phương pháp -Chia nhóm -Tổ chức phân công nhóm


thảo luận nhóm -Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề tài -Chọn, tiếp cận đề tài
-Giao nhiệm vụ. -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý kiến
chung của cả nhóm
-Giám sát hoạt động từng nhóm
-Trình bày kết quả thảo luận
-Phát vấn
-Đánh giá, tổng kết

Phương pháp nghiên -Nêu trường hợp điển hình -Tiếp cận vấn đề
cứu trường hợp điển -Gợi ý, hướng dẫn cách tiếp cận -Phân tích
hình vấn đề -Tranh luận, tìm hiểu, đưa giải
-Đánh giá, kết luận pháp

391
-Báo cáo kết quả

Phương pháp - Nêu dự án - Nhận dự án


dự án - Chia nhóm và giao dự án - Thu thập thông tin, xây dựng
- Quy định rõ thời gian chuẩn bị, dự án.
thời gian trình bày dự án của mỗi - Trình bày kết quả dự án
nhóm.
- Tổng kết, đánh giá

Phương pháp -Tạo ra tình huống, nêu vấn đề -Tiếp cận tình huống
giải quyết -Tạo nhu cầu giải quyết tình huống -Phân tích, xử lý
tình huống -Đánh giá, kết luận -Tranh luận, tìm hiểu, đưa giải
pháp
-Báo cáo kết quả

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, đĩa CD.

- Máy tính có nối mạng Internet, loa, máy chiếu, đài nghe CD.

- Phòng lab có nối mạng Internet đủ cho người học sử dụng.

8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng
số

1 Đánh giá Điểm chuyên - Số buổi đi học, 10%


chuyên cần cần trung bình - Tinh thần học tập trên lớp,
của tất cả các
giáo viên dạy - Hoàn thành các bài tập được
học phần giao.

2 Đánh giá giữa - Bài tập tình - Biết cách trình bày, đặt câu hỏi 30%
học phần huống thảo luận và trả lời các câu hỏi
- Báo cáo liên quan đến nội dung thuyết
thuyết trình cá trình.
nhân hoặc - Bài báo cáo có bố cục rõ ràng,
nhóm nội dung đầy đủ, ko sao chép, có
quan điểm của cá nhân.

3 Đánh giá cuối Thi Viết Trắc - Độ chuẩn xác của nội dung trả 60%
học phần nghiệm và tự lời câu hỏi
luận hoặc Tiểu - Bố cục, nội dung bài thi viết, bài
luận tiểu luận
- Theo thang chấm điểm của Bộ

392
môn

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Thực
Lý thuyết Tự học
hành

Bài 1: Khái niệm cơ bản về 4 2 6 HL1 – Bài 1


1 marketing, marketing du
lịch

Bài 2: Hành vi khách hàng 2 2 6 HL1 – Bài 2


trong Du lịch.
- Các yếu tố chính ảnh
hưởng đến hành vi người
2 tiêu dùng;
- Các động cơ đi du lịch;
- Các yếu tố ảnh hưởng tới
quyết định đi du lịch.

Bài 3: Nghiên cứu thị 2 2 4 HL1- Bài 3


trường
- Thu thập thông tin
3 - Nghiên cứu định
tính
- Nghiên cứu định
lượng

Bài 4: Marketing chiến lược 4 4 8 HL1- Bài 4


4 - Phân khúc và định vị thị
trường

393
- Định nghĩa về phân khúc
thị trường;
- Các cơ sở để phân khúc
thị trường;
- Cách xây dựng dữ liệu
cho các phân khúc thị
trường;
- Cách lựa chọn thị trường
mục tiêu;
- Xây dựng định vị sản
phẩm;
- Cách thức để tạo ra sự
khác biệt cho sản phẩm;

Bài 5: Marketing hỗn hợp 2 2 4 HL1- Bài 5


- Chính sách về sản phẩm
dịch vụ du lịch
- Cấu trúc của sản phẩm
5
dịch vụ;
- Xây dựng một sản phẩm
du lịch
- Chính sách khác biệt hóa

Bài 6: Chiến lược giá cho 2 2 4 HL1- Bài 6


sản phẩm du lịch
- Các yếu tố ảnh hưởng tới
6 việc quyết định giá,
- Các chiến lược về giá;
- Các chiến lược điều chỉnh
giá.

Bài 7: Chiến lược phân 2 2 4 HL1- Bài 7


phối sản phẩm du lịch
- Khái niệm về kênh
7
phân phối sản phẩm du lịch
- Lựa chọn và quản lý
kênh phân phối du lịch

8 Bài 8: Truyền thông quảng 2 4 4 HL1- Bài 8



- Khái niệm về quảng bá
hình ảnh và truyền thông

394
trong lĩnh vực du lịch.
- Khái niệm và vai trò của
truyền thông hỗn hợp trong
ngành dịch vụ;
- Các công cụ truyền thông;
bài tập : phân tích tình hình
công ty để lựa chọn kênh
truyền thông phù hợp.
- Nghiên cứu 1 công ty để
đưa ra được các kênh truyền
thông của công ty đó sử
dụng.

Bài 9: Marketing kỹ thuật số2 2 4 HL1- Bài 9


9
(digital marketing)

Bài 10: Bài tập lớn 8 8 HL1- Bài 10


Thiết kế một sản phẩm du lịch
dành cho 1 tập khách hàng và
10 chứng minh lựa chọn của mình
(nghiên cứu thị trường, phân
khúc khách hàng, định vị sản
phẩm, giá, kênh phân phối,
truyền thông…)

11 Ôn tập và thi hết học phần 8 8

11.Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

Giảng viên hướng dẫn người học đọc nội dung trong mục Nội dung giảng dạy. Với mỗi
chủ đề cần lưu ý chuẩn bị kiến thức để tiếp thu bài mới và ôn luyện bài học sau khi kết thúc
giờ học trên lớp. Cụ thể như sau:

+ Chủ động tìm hiểu các kiến thức và tài liệu liên quan về các chủ đề tương ứng trước
mỗi bài học.

+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, các chủ đề thảo luận trên lớp liên quan tới bài học.

+ Tổng hợp lại các kiến thức đã được học trong bài.

+ Thảo luận với bạn và giảng viên về các chủ đề đã học, trình bày quan điểm cá nhân, lý
giải của bản thân.

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

395
STT Nội dung Tự học

Bài 1: Khái niệm cơ bản về Tự đọc trước nội dung HL2 – Chương 1
marketing, marketing du lịch Xây dựng sơ đồ tóm tắt các giai đoạn phát triển của
1 marketing.
Hệ thống lại các khái niệm căn bản về marketing
du lịch

Bài 2: Hành vi khách hàng Tự đọc trước nội dung HL2 –Chương 2
trong Du lịch. Thảo luận nhóm để phân loại các động cơ đi du
- Các yếu tố chính ảnh lịch của các đối tượng khách hàng khác nhau và
hưởng đến hành vi người phân loại các hành vi khách hàng trong du lịch
2 tiêu dùng; Vẽ lại sơ đồ quy trình quyết định mua hàng của
- Các động cơ đi du lịch; người tiêu dùng và lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới
quyết định đi du lịch.

Bài 3: Nghiên cứu thị trường Tìm hiểu trước về các phương thức nghiên cứu thị
trường.
- Thu thập thông tin
3 Thực hiện bài tập nhóm về điều tra nghiên cứu thu
- Nghiên cứu định tính
thập thông tin về một tập khách hàng nào đó.
- Nghiên cứu định lượng

Bài 4: Marketing chiến lược Tự đọc trước nội dung HL2- Chương 6
- Phân khúc và định vị thị Thảo luận nhóm để hệ thống lại các khái niệm về
trường phân khúc và định vị thị trường.
- Định nghĩa về phân khúc Nghiên cứu các mô hình phân tích và xây dựng
thị trường; chiến lược (SWOT, BCG,…) và chuẩn bị bài
- Các cơ sở để phân khúc thị thuyết trình giới thiệu các mô hình đó.
trường;
4 - Cách xây dựng dữ liệu cho
các phân khúc thị trường;
- Cách lựa chọn thị trường
mục tiêu;
- Xây dựng định vị sản
phẩm;
- Cách thức để tạo ra sự khác
biệt cho sản phẩm;

5 Bài 5: Marketing hỗn hợp Nghiên cứu về cấu trúc, các đặc thù của sản phẩm
- Chính sách về sản phẩm du lịch.
dịch vụ du lịch Áp dụng nội dung bài học để xây dựng một sản

396
- Cấu trúc của sản phẩm dịch phẩm du lịch mới.
vụ;
- Xây dựng một sản phẩm du
lịch
- Chính sách khác biệt hóa

Bài 6: Chiến lược giá cho Tự đọc trước nội dung HL2- Chương 7
sản phẩm du lịch Tiếp tục bài tập xây dựng sản phẩm du lịch, xác
- Các yếu tố ảnh hưởng tới định chiến lược giá cho sản phẩm đó.
6 việc quyết định giá,
- Các chiến lược về giá;
- Các chiến lược điều chỉnh
giá.

Bài 7: Chiến lược phân phối Tự đọc trước nội dung HL2- Chương 8
sản phẩm du lịch Tiếp tục bài tập xây dựng sản phẩm du lịch, xác
- Khái niệm về kênh phân định chiến lược phân phối cho sản phẩm đó
7
phối sản phẩm du lịch
- Lựa chọn và quản lý kênh
phân phối du lịch

Bài 8: Truyền thông quảng Tự đọc trước nội dung HL2- Chương 10
bá Tiếp tục bài tập xây dựng sản phẩm, xác định chiến
- Khái niệm về quảng bá lược truyền thông cho sản phẩm đó.
hình ảnh và truyền thông
trong lĩnh vực du lịch.
- Khái niệm và vai trò của
truyền thông hỗn hợp trong
ngành dịch vụ;
8
- Các công cụ truyền thông;
bài tập : phân tích tình hình
công ty để lựa chọn kênh
truyền thông phù hợp.
- Nghiên cứu 1 công ty để
đưa ra được các kênh truyền
thông của công ty đó sử
dụng.

Bài 9: Marketing kỹ thuật số Chủ động tìm hiểu các khái niệm về marketing kỹ
9
(digital marketing) thuật số và các ứng dụng thực tế.

10 Ôn tập và thi hết học phần Làm đề cương ôn tập

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

397
- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

- Người học cần phải nắm vững chuẩn đầu ra của học phần để định hướng học tập cho
bản thân, hướng tới kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, đảm bảo chuẩn đầu ra.

- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học trên moodle.

- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

- Người học căn căn cứ vào nhu cầu cá nhân, tìm hiểu và vận dùng những phương pháp
phù hợp sau:

+ Đọc sách và tài liệu tham khảo.

+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp.

+ Thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

11.3. Học liệu tự học

- Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp

với mục tiêu của học phần.

- Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác

liên quan như Sách giáo khoa điện tử “E-book”, học tập điện tử “E-learning”.

12. Học liệu

12.1 Giáo trình

1. Tập bài giảng do giảng viên biên soạn

12.2 Tài liệu tham khảo

2. Frochot I., Legoherel P. (2014). Marketing du tourisme, 3e Ed, Dunod.

398
ĐỊA LÍ DU LỊCH

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Địa lí du lịch

- Tiếng Anh: Tourism Geography

1.2. Mã học phần: 61FRE3TOG

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3FT1

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5. Số giờ tín chỉ: 60

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 30 75

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Lê Việt Hưng Ths hunglv@hanu.edu.vn Du lịch

2 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng để có khả năng tư duy về
những mối quan hệ qua lại giữa du lịch, phát triển và xã hội, cụ thể là: các công trình du lịch
xét về góc độ không gian và thời gian, các cung đường, địa danh quen thuộc với khách du lịch
nói tiếng Pháp tại Việt Nam, nhận dạng các điểm nổi bật của du lịch Việt Nam, ảnh hưởng
của những đặc điểm địa lý Việt Nam tới xu hướng du lịch của khách nội địa và khách nước
ngoài. Môn học đề cập đến mối tương quan giữa các đặc điểm địa lý và đặc trưng văn hoá của
các vùng miền xét trên góc độ du lịch. Trong môn học này, sinh viên cũng được học kỹ năng
đọc bản đồ và được đi khảo sát một vài tuyến điểm ở miền Bắc.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Hoàn thành học phần Địa lí du lịch, người học nhận biết và phân tích các đặc điểm
địa hình và khí hậu các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam thu hút khách du lịch Pháp
ngữ, phân tích tính khả thi của các lịch trình tiêu biểu dành cho khách Pháp ngữ xét trên góc
độ không gian và thời gian thông qua hiểu biết về hệ thống giao thông nối các điểm đến nổi

399
tiếng và hoạt động của khách tại các tuyến điểm phổ thông

MT2: Người học phân tích các đặc điểm tài nguyên địa lý của Việt Nam nói chung và
của từng vùng miền nói riêng có thể khai thác để thu hút khách Pháp ngữ. Người học đánh giá
được mối liên hệ giữa đặc điểm địa lý và văn hoá vùng miền.

5. Chuẩn đầu ra

5.1 Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KT1: Nhận biết các kiến thức cơ sở của ngành: cơ sở địa lý tự nhiên, cơ sở địa lý kinh tế
- xã hội, công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý).

KT2: Phân tích và cho ví dụ về đặc điểm địa lý và ảnh hưởng của các yếu tố địa lý đến
thói quen du lịch của người Việt Nam và khách du lịch nói tiếng Pháp. Nhận thức được vai trò
quan trọng của địa lý du lịch trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

KT3: Khái quát đặc điểm địa lý và hoạt động của khách gắn với các đặc điểm địa lý tại
các địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khách du lịch nói tiếng Pháp.

KT4: Mô tả hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt
giữa các điểm đến tại miền Bắc.

5.2 Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Phân tích đặc điểm địa lý của Việt Nam trong mối tương quan với sự phát triển
của ngành du lịch.

KN2: Phân loại các vùng du lịch, nghiên cứu về các yếu tố trong tổng thể hệ thống du
lịch.

KN3: Nhận biết và vận dụng tổng hợp tài nguyên du lịch

KN4: Giải thích và đọc bản đồ

KN5: Kỹ năng tổng hợp: vận dụng kiến thức đã học thiết kế một lịch trình đơn giản của
một chương trình du lịch ngắn ngày.

5.3 Thái độ

Kết thúc học phần, người học hình thành được những thái độ sau:

TĐ1: Thái độ học tập

- Học tập nghiêm túc chăm chỉ, cầu tiến, có tinh thần học hỏi và có mục tiêu phấn đấu
1.1.

cho bản thân,

1.2. - Điềm tĩnh, tự chủ khi đưa ra quyết định.

400
TĐ2: Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

1.3. - Tâm huyết, say mê với công việc và nghề nghiệp,

1.4. - Có hành vi ứng xử chuyên nghiệp,

1.5. - Có trách nhiệm với công việc và khách hàng.

TĐ3: Phẩm chất đạo đức xã hội

1.6. - Ý thức phục vụ cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân

- Chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm
1.7.

chỉnh pháp luật của Nhà nước.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của
người dạy người học

Phương pháp thuyết trình -Giới thiệu nội dung -Nghe giảng
-Trình bày -Ghi nhớ
-Kết nối, hệ thống kiến thức -Luyện tập
-Củng cố
-Tổng kết, đánh giá, kiểm tra

Phương Xêmina -Đề xuất, gợi ý lựa chọn đề -Chọn đề tài


pháp tài
báo cáo -Xung phong, gắp thăm,
Xêmina -Phân công được chỉ định
-Hướng dẫn -Nghiên cứu tài liệu
-Gợi ý cấu trúc, độ dài, hình -Viết bài thuyết trình
thức trình bày. -Trình bày, bảo vệ bài thuyết
- Nhận xét, đánh giá, tổng trình trước lớp.
kết, kết luận.

Thảo luận -Nêu vấn đề -Tiếp cận vấn đề


-Tổ chức thảo luận -Thảo luận
-Nhận xét, đánh giá, kết luận

Tranh luận -Đưa ra vấn đề -Tiếp cận vấn đề


tự do -Đưa ra quan điểm, giới thiệu -Tranh luận, thảo luận
các quan điểm liên quan
-Tổng kết

Phương pháp thảo luận -Chia nhóm - Tổchức phân công nhóm
nhóm -Gợi ý hướng dẫn lựa chọn

401
đề tài -Chọn, tiếp cận đề tài
-Giao nhiệm vụ. -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
-Giám sát hoạt động từng kiến chung của cả nhóm
nhóm -Trình bày kết quả thảo luận
-Phát vấn
-Đánh giá
-Tổng kết

Phương pháp nghiên cứu -Tạo ra tình huống, nêu vấn -Tiếp cận tình huống
tình huống đề -Phân tích, xử lý
-Tạo nhu cầu giải quyết tình -Tranh luận, tìm hiểu, đưa
huống giải pháp
-Đánh giá, kết luận -Báo cáo kết quả

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, đĩa CD.

- Máy tính có nối mạng, loa, máy chiếu, đài nghe CD.

- Phòng lab có nối mạng đủ cho người học sử dụng.

8. Phương pháp đánh giá học phần

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

- Số buổi đi học,
- Điểm chuyên cần
- Tinh thần học tập
trung bình của tất cả
1 Đánh giá chuyên cần trên lớp, 10%
các giáo viên dạy học
phần - Hoàn thành các
bài tập được giao.

Bài viết đúng yêu


cầu đề bài (hình
thức và nội dung)
Bài viết đạt các yêu
Đánh giá giữa học cầu về ngôn ngữ
2 Bài tiểu luận, dự án (chính tả, ngữ 30%
phần
pháp) và về ý
tưởng, nội dung
(truyền đạt được
nội dung được yêu
cầu)

Đánh giá cuối học - Thi viết trắc nghiệm Bài làm được chấm
3 60%
phần và tự luận hoặc dự án theo thang điểm

402
thuyết trình quy định theo từng
đề thi.
- Bắt buộc dự thi

9. Nhiệm vụ của người học

- Đi học đúng giờ quy định.

- Tham dự tối thiểu 80% thời gian lên lớp theo quy định {= 80% của (Thời gian của học
phần – thời gian dành cho kiểm tra đánh giá)}.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ.

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


ST
Nội dung Học liệu
T Lý Thực Tự
thuyết hành học

Phần 1 : Địa lý du lịch Việt Nam : HL1 [chương


Tiềm năng và thực trạng phát triển I]
1. Vị trí địa lý
2. Đặc điểm địa hình, khí hậu của
Việt Nam
3. Giới thiệu bản đồ du lịch Việt
1 12 0 5
Nam
4. Tài nguyên du lịch Việt Nam chia
theo vùng miền
5. Ảnh hưởng đặc điểm địa lý, khí
hậu đến các dòng khách
6. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Thi giữa học phần 0 2 0

Phần 2 : Địa lý du lịch các tuyến


10 26 45
điểm du lịch

2 1. Vùng du lịch Bắc Bộ 2 6 10 HL1 [chương

403
- Giới thiệu chung về địa lý du lịch II]
vùng Bắc bộ;
- Các tiểu vùng của vùng du lịch Bắc
Bộ và đặc trưng của các tiểu vùng
này: đặc trưng dân tộc, khí hậu, thời
vụ, mùa màng…
- Các loại tài nguyên du lịch đặc sắc
trong vùng;
- Sản phẩm du lịch chủ đạo của vùng
du lịch Bắc Bộ;
- Các điểm đến tiêu biểu của vùng du
lịch Bắc Bộ; các địa danh chính dành
cho đối tượng là khách du lịch Pháp
ngữ;
- Các tuyến điểm tiêu biểu trong
vùng.

2. Vùng du lịch Bắc trung bộ 2 6 10 HL1 [chương


III]
- Giới thiệu chung về địa lý du lịch
vùng Bắc Trung bộ;
- Các tiểu vùng của vùng du lịch Bắc
Trung bộ và đặc trưng của các tiểu
vùng này: đặc trưng dân tộc, khí hậu,
thời vụ, mùa màng…
- Các loại tài nguyên du lịch đặc sắc
3 trong vùng;
- Sản phẩm du lịch chủ đạo của vùng
du lịch Bắc Trung bộ.
- Các điểm đến tiêu biểu của vùng du
lịch Bắc trung bộ; các địa danh chính
dành cho đối tượng là khách du lịch
Pháp ngữ
- Các tuyến điểm tiêu biểu trong
vùng

4 3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ 2 6 10


- Giới thiệu chung về địa lý du lịch
vùng Nam Trung bộ; HL1 [chương
- Các tiểu vùng của vùng du lịch IV]
Nam trung bộ và đặc trưng của các
tiểu vùng này: đặc trưng dân tộc, khí
hậu, thời vụ, mùa màng…
- Các loại tài nguyên du lịch đặc sắc
trong vùng;

404
- Sản phẩm du lịch chủ đạo của vùng
du lịch Nam Trung Bộ;
- Các điểm đến tiêu biểu của vùng du
lịch Nam Trung Bộ; các địa danh
chính dành cho đối tượng là khách du
lịch Pháp ngữ;
- Các tuyến điểm tiêu biểu trong
vùng.

4. Vùng du lịch Nam Bộ 2 6 10 HL1 [chương


V]
- Giới thiệu chung về địa lý du lịch
vùng Nam bộ;
- Các tiểu vùng của vùng du lịch
Nam Bộ và đặc trưng của các tiểu
vùng này: đặc trưng dân tộc, khí hậu,
thời vụ, mùa màng…
- Các loại tài nguyên du lịch đặc sắc
5 trong vùng;
- Sản phẩm du lịch chủ đạo của vùng
du lịch Nam bộ.
- Các điểm đến tiêu biểu của vùng du
lịch Nam Bộ; các địa danh chính
dành cho đối tượng là khách du lịch
Pháp ngữ
- Các tuyến điểm tiêu biểu trong
vùng

5. Các tuyến điểm du lịch liên vùng HL1 [chương


6 2 2 5
tiêu biểu VI]

Ôn tập và thi hết học phần 4 10

Thi hết học phần 4 2

11. Hướng dẫn tự học


11.1 Nội dung tự học
- Người học ôn tập và tra cứu nội dung trong tập bài giảng : vị trí địa lý, đặc điểm địa
hình, khí hậu, tuyến điểm du lịch.
- Người học rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến về các chủ đề địa lý, du lịch; kĩ năng
thuyết trình.
- Người học chủ động tìm xem các video clip trên Youtube, trong các chuyên trang du
lịch, trên các diễn đàn du lịch, các trang web của các công ty lữ hành liên quan tới nội dung
học trên lớp.

405
Cụ thể, người học có thể học theo các nội dung sau:

TT Nội dung Học liệu

1 Cơ sở địa lý du lịch HL2 [Trg 11]

2 Vùng du lịch Bắc Bộ HL2 [Trg 136]

3 Vùng du lịch Trung Bộ HL2 [Trg 186]

4 Vùng du lịch Nam Bộ HL2 [Trg 122]

http://routardcom/
Các kênh Youtube, các trang học du https://www.easia-travel.com/
6 lịch bằng tiếng Pháp, trang của các
công ty lữ hành https://www.amica-travel.com/
http://www.tourmag.com/

11.2. Phương pháp tự học

Người học cần:

Đọc kĩ, nắm vững chuẩn đầu ra của học phần, chủ động, tích cực học tập bám sát mục
tiêu và nội dung học phần.

Người học tự tìm tòi và nghe, đọc các tài liệu liên quan đến địa lý du lịch và thói quen du
lịch của khách Pháp ngữ khi đến du lịch tại Việt Nam. Tích cực hỏi người học cùng hoặc
giảng viên về những vấn đề người học chưa rõ.

Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ để tăng cường việc trình bày, đưa ra luận
điểm cá nhân.

Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website du lịch bằng tiếng Pháp.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Tập bài giảng do giảng viên biên soạn

12.2. Tài liệu tham khảo

406
1. Hoerner, J. M., &Lotterie, C. (1993). Introduction au géotourisme.
Presses univ. de Perpignan.

2. Nguyễn Minh Tuệ (2003). Giáo trình Địa lý du lịch Việt Nam, NXB
Giáo dục Việt Nam.

1. Lê Thanh Long (2009). Giáo trình địa lý du lịch, ĐH Kinh tế quốc dân
Hà Nội.

407
VĂN HÓA VÀ DU LỊCH

1. Thông tin chung

1.1. Tên học phần

- Tiếng Việt: Văn hóa và Du lịch

- Tiếng Anh: Culture and Tourism

1.2. Mã học phần: 61FRE4CTO

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3FT1

1.4. Số tín chỉ: 4

1.5. Số giờ tín chỉ: 90

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 60 90

1.6. Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

2 Nguyễn Văn Toàn TS toan.fle@gmail.com Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần nhằm giúp người học khám phá văn hóa của một vùng, một đất nước và rộng
ra là lối sống của dân cư ở vùng hay đất nước đó. Học phần gợi mở cho người học về những
mối quan hệ qua lại giữa du lịch và văn hóa, cụ thể là các kiến thức về lịch sử, văn hóa, di
tích, di sản có thể thu hút khách du lịch tại một điểm đến. Học phần cũng giúp người học tìm
hiểu giao thoa và tiếp biến văn hóa trong lĩnh vực du lịch.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Học phần hướng dẫn người học các bước tiếp cận để khám phá văn hóa của một
vùng hay một đất nước đi từ việc hiểu được khái niệm văn hóa, các thành tố của văn hóa, tiến
trình lịch sử hình thành nên các đặc điểm và bản sắc dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng đến đặc
điểm văn hóa của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.

MT2: Học phần cung cấp cho người học vốn hiểu biết cơ bản nhất về văn hóa Việt Nam
thông qua lịch sử, văn hóa, di sản, dân tộc, truyền thống... và giúp người học hiểu được tầm
quan trọng của những yếu tố đó đối với ngành kinh doanh du lịch (từ khâu thiết kế tới bán và

408
giới thiệu sản phẩm du lịch).

MT3: Học phần giúp người học vốn hiểu biết cơ bản về tiếp biến, giao thoa văn hóa,
xung đột do khác biệt về văn hóa, để từ đó giải thích được sự phát triển của bản sắc văn hóa,
phân tích được những yếu tố liên văn hóa để từ đó thiết kế được những sản phẩm du lịch vừa
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền vừa phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm
năng, đồng thời chuẩn bị cách ứng xử phù hợp trong môi trường làm việc đa văn hóa.

MT4: Học phần tạo hứng thú cho người học tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Việt
Nam, phục vụ cho các ngành nghề du lịch trong những học phần tiếp theo.

5. Chuẩn đầu ra

5.1 Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Định nghĩa được khái niệm cơ bản về văn hóa, thành tố cấu thành nên văn hóa, bản
sắc dân tộc, đặc điểm của văn hóa Việt Nam, phân biệt được những khác biệt cơ bản trong
văn hóa Đông Tây và phân tích được ảnh hưởng của những khác biệt này trong lĩnh vực du
lịch.

KT2: Định nghĩa được khái niệm di sản, và phân tích được những thách thức trong các
vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản. Phân biệt được các loại di sản.

KT3: Chỉ ra được những nét đặc trưng văn hóa các vùng miền và lấy ví dụ về các sản
phẩm du lịch tương ứng với các đặc trưng văn hóa này.

5.2 Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học có thể:

KN1: Vận dụng những kiến thức về văn hóa và di sản để giải thích bằng tiếng Pháp
những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam cho khách du lịch.

KN2: Vận dụng những kiến thức về các thành tố của văn hóa và di sản để giới thiệu bằng
tiếng Pháp những nét đặc trưng của văn hóa vùng miền có thể thu hút khách du lịch trong
khuôn khổ một sản phẩm du lịch văn hóa cụ thể.

KN3: Phát hiện và hệ thống hóa những hiện tượng tương đồng và khác biệt giữa văn hóa
Đông – Tây, khai thác một số tương đồng và khác biệt này trong những tình huống giao tiếp
viết và nói với khách du lịch Pháp ngữ và trong quá trình thiết kế một sản phẩm du lịch văn
hóa đơn giản.

KN4: Lý giải ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến văn hóa thông qua một số hiện tượng
tiếp biến văn hóa của người dân bản địa tại những điểm đến thu hút khách du lịch Pháp ngữ,
từ đó đưa ra những kiến nghị về phát triển du lịch bền vững nhằm bảo tồn và phát huy văn
hóa của điểm đến.

409
KN5: Thực hành phân loại di sản, khảo sát và tổng hợp các mối đe dọa với một di sản cụ
thể và đưa ra giải pháp để bảo tồn di sản đó.

KN6: Khai thác các giá trị văn hóa trong kinh doanh du lịch để thiết kế một sản phẩm du
lịch văn hóa đơn giản.

KN7: Làm việc độc lập và làm việc phối hợp nhóm để tiến hành nghiên cứu, điều tra,
khảo sát, phân tích, khái quát các hiện tượng văn hóa, ngôn ngữ và diễn giải bằng sản phẩm
cụ thể (bài tập viết, bài tập ppt, video…). Khai thác hiệu quả các tiện ích công nghệ thông tin
vào môn học cũng như cho công việc sau này. Trình bày ppt cũng như thuyết trình một cách
hiệu quả về một vấn đề trước đông người; tương tác, tạo sự ủng hộ, đồng tình của khán giả.

KN8: Tổ chức, tập hợp một nhóm cá nhân cùng tham gia nghiên cứu, làm việc, vận
hành, quản lý…phát triển kỹ năng lãnh đạo, phân công nhiệm vụ, kỹ năng phát triển và chịu
trách nhiệm của nhóm. Đánh giá chính xác năng lực, phẩm chất của bản thân và các thành
viên khác thông qua hoạt động người dạy yêu cầu người học cho điểm các nhóm, đồng thời tự
đánh giá và cho điểm bản thân. Quản lý thời gian một cách hiệu quả.

5.3 Thái độ

Kết thúc học phần, người học hình thành được những thái độ sau:

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

TĐ3: Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn.

TĐ4: Tham gia tích cực, và mang tính xây dựng vào các hoạt động trên lớp.

TĐ5: Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và người dạy, tinh thần làm việc nhóm tích
cực.

TĐ6: Tôn trọng bạn học, người dạy và cán bộ của Trường.

TĐ7: Có thái độ đúng mực khi giao tiếp với người nước ngoài ở trong và ngoài trường.

TĐ8: Tôn trọng sự đa dạng văn hóa, lối sống của người học trong nước và quốc tế.

TĐ9: Hình thành thái độ tôn trọng sự khác biệt văn hóa của khách du lịch, đồng thời giải
quyết các xung đột văn hóa với thái độ khéo léo, hòa nhã, tích cực.

TĐ10: Hình thành thái độ tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giao tiếp lấy người học làm trung tâm: nghiên cứu trường hợp điển hình,
học tập theo dự án, thảo luận, tình huống – vấn đề….

410
Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy Hoạt động học tập
dạy của người dạy của người học

Phương pháp giảng dạy - Nêu dự án - Nhận dự án


theo dự án - Chia nhóm giao dự án - Thu thập thông tin xây dựng
- Quy định thời gian chuẩn dự án
bị, thời gian hoàn thành, kết - Phân công nhiệm vụ cho các
quả kỳ vọng thành viên trong nhóm
- Gợi ý các bước thực hiện, - Phân đoạn dự án, thực hiện
phân đoạn dự án từng bước
- Tổng kết đánh giá - Trình bày kết quả dự án

Phương pháp - Chia nhóm - Chọn nhóm


thảo luận - Gợi ý hướng dẫn lựa chọn -Chọn đề tài
đề tài - Tiếp cận, phân tích đề tài
- Giao nhiệm vụ. -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý kiến
- Giám sát hoạt động từng chung của cả nhóm
nhóm -Trình bày kết quả thảo luận
- Phát vấn
- Đánh giá, tổng kết

Phương pháp đóng vai - Phân công chủ đề, nhiệm - Nhận vai
vụ theo nhóm - Luyện vai được phân và phối
- Quy định thời gian chuẩn hợp hội thoại
bị và thời gian hoàn thành - Thực hiện hội thoại
- Giám sát hoạt động
chuẩn bị
- Đánh giá, tổng kết

Phương pháp tình - Nêu tình huống và vấn đề - Nghiên cứu tình huống (cá
huống – vấn đề cần giải quyết trong tình nhân hoặc nhóm), nhận diện vấn
huống đó đề, xác định các dữ kiện của tình
- Giúp người học nhận huống, các kiến thức và kỹ năng
diện vấn đề nếu thấy khó cần có để giải quyết vấn đề
khan - Đưa ra giả thuyết về giải
- Điều chỉnh các bước giải pháp cũng như các bước để giải
quyết vấn đề nếu thấy cần quyết vấn đề
thiết - Tự tìm học các kiến thức và
- Cung cấp cho người học kỹ năng còn thiếu để giải quyết
các nguồn tài nguyên học tập vấn đề thông qua các kênh khác
và hỗ trợ người học nếu cần nhau
trong quá trình lĩnh hội các - Trình bày giải pháp
kiến thức và kỹ năng cần có

411
để giải quyết vấn đề.
- Đánh giá giải pháp
- Đưa ra các giải pháp khác
cho cùng tình huống – vấn
đề để người học tham khảo
- Chỉ ra các kiến thức và
kỹ năng người học đã lĩnh
hội được thông qua quá trình
giải quyết vấn đề và các kiến
thức – kỹ năng còn thiếu.
- Luyện tập các kiến thức,
kỹ năng đã lĩnh hội được
thông qua quá trình giải
quyết vấn đề

Phương pháp thuyết - Giới thiệu nội dung - Nghe giảng


trình - Trình bày - Ghi nhớ
- Kết nối, hệ thống kiến - Luyện tập
thức
- Củng cố
- Tổng kết, đánh giá, điều
tra

Phương pháp nghiên - Nêu trường hợp điển hình - Tiếp cận vấn đề
cứu trường hợp điển - Gợi ý, hướng dẫn cách - Phân tích trường hợp
hình tiếp cận vấn đề - Tranh luận, tìm hiểu, đưa giải
- Đánh giá, kết luận pháp
- Báo cáo kết quả

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, sách tham khảo, đĩa DVD

- Máy tính, loa, máy chiếu

- Phòng máy tính có nối mạng Internet.

8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

11 Đánh giá Đánh giá trên thang - Số buổi đi học (tối thiểu 10%
chuyên cần điểm 10 của giáo viên 80% số buổi học)
bộ môn - Tinh thần học tập trên
lớp,

412
- Hoàn thành các bài tập
được giao.

22 Đánh giá giữa Bài tập thuyết trình Làm chủ vấn đề cần trình 30%
học phần Bài tập nhóm dạng bày
nói hoặc viết Trả lời mạch lạc câu hỏi
đặt ra
Mức độ áp dụng kiến thức
và kỹ năng được học
trong bài tập / dự án
Tính sáng tạo
Chất lượng ngôn ngữ
(tiếng Pháp)
Mức độ tham gia của các
thành viên trong nhóm

33 Đánh giá cuối - Bài tập dạng trắc Bài làm được chấm theo 60%
học phần nghiệm và tự luận. thang điểm quy định theo
từng đề thi.
- Bài tiểu luận

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối kỳ.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.
- Làm bài tập về nhà đầy đủ (nếu có).

- Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của người dạy trên lớp.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự
thuyết hành học

Phần 1: Những vấn đề chung HL1 [chương I]


- Khái niệm văn hóa HL2 [tr.25-69,
tr.97-121, tr.70-
1 - Các thành tố của Văn hóa 8 16 15
89, tr.693-721]
Việt Nam:
- Tóm tắt tiến trình lịch sử của
văn hóa Việt Nam:

413
- Những đặc điểm của văn
hóa Việt Nam:
+ Bản sắc dân tộc Việt Nam
+Tiếp biến văn hóa Đông-Tây

Phần 2: Văn hóa và du lịch HL1 [chương II]


- Khái niệm văn hóa trong du
lịch và du lịch văn hóa
- Những đặc trưng cơ bản của
văn hóa trong du lịch Việt Nam
2 - Vai trò của văn hóa trong du 6 10 15
lịch
- Khai thác các giá trị văn hóa
trong kinh doanh du lịch
- Ảnh hưởng của du lịch đến
văn hóa

3 Phần 3: Sản phẩm du lịch văn 7 13 15 HL1 [chương III]


hóa đặc trưng theo vùng miền
(Phong tục tập quán, lễ hội, tín
ngưỡng tôn giáo, dân tộc, ẩm HL3 [Trg 33-222]
thực…)
- Vùng Trung Du và miền núi
Bắc Bộ
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
và duyên hải Đông Bắc
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ
- Vùng Tây Nguyên
- Vùng Đông Nam Bộ
- Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long

4 Phần 4: Di sản văn hóa Việt 7 9 15 HL1 [chương IV]


Nam
- Định nghĩa di sản
- Các loại hình di sản
- Di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể
- Vai trò của di sản trong các
sản phẩm du lịch

414
- Các nguy cơ bị xâm hại của
di sản và các biện pháp bảo vệ

Ôn thi 2 2 0

Thi hết học phần 0 10 0

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Phương pháp tự học

Người học cần chủ động tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:

- Tích cực và chủ động đọc sách và tài liệu tham khảo để tăng cường vốn kiến thức
ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ liên quan đến chủ đề được học trong học phần.

- Chuẩn bị các bài tập cá nhân hay bài tập nhóm giáo viên giao trước buổi học cụ thể
cho từng nội dung theo chương trình.

- Ghi chép và chuẩn bị các câu hỏi, thắc mắc, những khó khăn gặp phải khi tự học và
chủ động trao đổi với giáo viên và các bạn để được giải đáp, hướng dẫn.

- Làm việc nhóm và luyện tập trình bày kết quả hoạt động nhóm theo các hướng dẫn
trên lớp và vận dụng vào các thuyết trình khi trình bày kết quả làm việc nhóm.

11.2 Nội dung tự học

Cụ thể người học cần tiến hành hoạt động tự học theo các nội dung của học phần như
sau:

T Nội dung Hướng dẫn chi tiết Học liệu


T

1 Khái niệm văn hóa- Người học đọc trước giáo HL2 – Chương 1
Các thành tố của trình và sách tham khảo phần https://www.amica-
Văn hóa Việt Nam kiến thức có liên quan để nắm travel.com/vietnam/guide/
được khái niệm và bản chất culture
của văn hoá, đồng thời liên hệ
lý thuyết với quá trình học
thực tiễn, tìm ra mối liên hệ
của văn hóa và các biểu hiện
của văn hóa;
- Tìm hiểu, ghi chép tổng hợp
các thành tố của văn hóa Việt
Nam

2 Tóm tắt lịch sử - Đọc trước, tra từ điểm và lập HL2 – Chương 6 :
văn hóa Việt Nam bảng tóm tắt về lịch sử văn
hóa Việt Nam qua các thời kỳ
(hoạt động cá nhân). https://core.ac.uk/download/

415
pdf /39894876.pdf
- Tập trình bày lại các mốc https://www.amica-
quan trọng của lịch sử Việt travel.com/vietnam/
Nam (bài tập nhóm 2 hoặc 3) guide/histoire

3 Những đặc điểm - Lập nhóm tiến hành tìm hiểu HL2 – Chương 3 và 4
văn hóa Việt Nam những đặc điểm nổi bật của
văn hóa Việt Nam, xây dựng
bài thuyết trình nhóm. http://www.cis.org.vn/
article/
- Chia sẻ với các nhóm khác 781/nhung-dac-trung-co-
và tổng hợp lại nội dung ban-cua-van-hoa-viet-nam-
- Trình bày lại nội dung đã phan-1.html
tìm hiểu bằng tiếng Pháp
(dưới dạng bài thuyết trình
nhóm)

4 Tiếp biến văn hóa Đọc trước, lấy ví dụ cụ thể HL2 – Chương 6
Đông-Tây một số biểu hiện của tiếp biến
văn hóa.
http://
Xây dựng bảng tóm tắt so tapchikhxh.vass.gov.vn
sánh về các chủ điểm sau : /lich-su-tiep-bien-van-hoa-o-
+ Sự khác biệt trong văn hóa viet-nam-n50198.html
Đông Tây - Văn hoá Việt
Nam - Văn hoá Pháp;
+ Sự khác biệt về giá trị nhân
sinh quan giữa người Việt
Nam và người phương Tây.

5 Văn hóa và du lịch - Đọc và tóm tắt bằng văn bản https://www.oecd.org/
(đặc trưng, vai trò tài liệu về Du lịch và văn hóa. fr/cfe/tourisme/42040218.pd
của văn hóa trong Ảnh hưởng của văn hóa đến f
du lịch và ảnh du lịch (HL1) (bài tập cá
hưởng của du lịch nhân) https://read.oecd-
đến văn hóa) ilibrary.org/industry-and-
services/l-impact-de-la-
- Lập nhóm để tìm hiểu và liệt culture-sur-le-
kê những ảnh hưởng của du tourisme_9789264060340-
lịch đến văn hóa fr#page5

6 Sản phẩm du lịch - Đọc trước, chuẩn bị theo https://galatravel.vn/kham-


văn hóa theo từng nhóm (2-3 sv) Tìm hiểu và pha-net-dac-trung-cua-7-
vùng giới thiệu một số sản phẩm du vung-du-lich-viet-nam.htm
lịch đặc trưng của từng vùng
miền Việt Nam (HL1)

7 Di sản văn hóa - Đọc trước và Tìm hiểu khái https://ich.unesco.org/fr/qu-


Việt Nam niệm di sản (ghi chú để chuẩn est-ce-que-le-patrimoine-
bị cho thảo luận trên lớp) culturel-immateriel-00003

416
- Khái niệm - Xác định các loại hình di sản
- Các loại hình di theo Unesco http://thegioidisan.vn/vi/cac-
sản - Xây dựng dự án nhóm : Tìm di-tich-quoc-gia-dac-biet-o-
hiểu và trình bày về một số di viet-nam.html
sản của Việt Nam

8 - Vai trò của di sản - Bám sát vào bài học trong https://nhandan.com.vn/
trong các sản HL1 + đọc thêm để xác định vanhoa/item/32293902
phẩm du lịch vai trò của di sản trong các -khai-thac-gia-tri-di-san-
sản phẩm du lịch van-hoa-trong-phat-trien-du-
- Tra cứu và lược dịch bài báo lich.html
về di sản và du lich (bài tập cá
nhân)

9 - Các nguy cơ bị - Đọc trước, tra cứu va tìm https://www.lecourrier.vn/


xâm hại di sản hiểu và trả lời câu hỏi tại sao developper-le-tourisme-et-
di sản bị xâm hai do hoạt conserver-le-patrimoine-de-
động du lịch grands-enjeux/520889.html

10 Ôn tập - Người học làm đề cương ôn


tập chuẩn bị thi hết học phần
theo hướng dẫn của giảng
viên.

11.3 Học liệu tự học

- Các tài liệu tham khảo trong danh mục,

- Các sách về văn hóa Việt Nam bằng tiếng Pháp

- Website của các công ty du lịch Pháp ngữ tại Việt nam và các trang web có tài liệu,

bằng tiếng Pháp về du lịch khác, được giảng viên gợi ý theo từng bài học,

- Chuyên mục du lịch và văn hóa Việt Nam của các phương tiện thông tin đại chúng
bằng tiếng Pháp (báo, đài, ti vi…)

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Giáo trình do giảng viên của Khoa kết hợp cùng các chuyên gia du lịch và các doanh
nghiệp đối tác biên soạn

12.2. Tài liệu tham khảo

2. Trần Ngọc Thêm (2003). Recherche sur l’identité de la culture


vietnammienne. Hanoi, Vietnam ; Editions The Gioi

417
3. Huu Ngoc (2009). À la découverte de la culture vietnamienne. Hanoi,
Vietnam: Editions The Gioi

418
DU LỊCH BỀN VỮNG

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Du lịch bền vững

- Tiếng Anh: Sustanaible Tourism

1.2 Mã học phần: 61FRE4SUT

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE3ITO

1.4 Số tín chỉ: 3

1.5 Số giờ tín chỉ: 60

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 30 60

1.6 Loại học phần: Bắt buộc

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Lê Việt Hưng Ths hunglv@hanu.edu.vn Dịch

2 Nguyễn Văn Toàn TS toan.fle@gmail.com Du lịch

3 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về khái niệm du lịch bền vững: tạo sự cân
bằng giữa văn hóa xã hội và hệ sinh thái kết hợp với việc phát triển kinh tế và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội của điểm du lịch. Bằng cách so sánh du lịch đại trà và du
lịch bền vững, người học sẽ nhận thức được lợi ích lâu dài của du lịch bền vững và có trách
nhiệm, để từ đó tập phân tích và vận dụng các chính sách, dự án phát triển du lịch theo
nguyên tắc phát triển bền vững và có trách nhiệm.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Hoàn thành học phần Du lịch bền vững, người học nhận biết được khái niệm du
lịch bền vững và các vấn đề liên quan, gắn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo trật tự xã
hội, giữ gìn với phát huy bản sắc văn hoá tại điểm đến.

MT2: Người học nhận biết khái niệm du lịch vì người nghèo – các kênh đem lại lợi ích
cho người nghèo; thảo luận các khái niệm du lịch cộng đồng: các nguyên tắc và phương pháp

419
quy hoạch; thảo luận khái niệm du lịch sinh thái: nguyên tắc, phân loại khu chức năng và
quản lý khách du lịch, phát triển kinh doanh du lịch bền vững.

MT3: Người học vận dụng được những kĩ năng và thái độ cho các hoạt động nghề
nghiệp mang tính bền vững.

5. Chuẩn đầu ra

5.1 Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Tổng hợp các kiến thức cơ sở của ngành: du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, du
lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững trong phạm vi ngành du
lịch Việt Nam.

KT2: Phân tích mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát huy các
giá trị văn hóa xã hội tại điểm du lịch.

KT3: Vận dụng những kiến thức và công cụ về phát triển bền vững để triển khai các hoạt
động mang tính bền vững tại điểm đến .

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học làm chủ những kỹ năng sau:

KN1: Kỹ năng quan sát, ghi chú, đề xuất cho những thay đổi về vấn đề phát triển bền
vững ở các tuyến điểm du lịch

KN2: Kỹ năng giao tiếp, kết nối khách du lịch, chính quyền địa phương và người dân
bản địa tại điểm đến.

KN3: Kỹ năng làm việc nhóm.

5.2 Thái độ

Kết thúc học phần, người học thể hiện được những thái độ sau:

TĐ1: Thái độ học tập nghiêm túc chăm chỉ, cầu tiến, có tinh thần học hỏi và có mục tiêu
phấn đấu cho bản thân; Điềm tĩnh, tự chủ khi đưa ra quyết định.

TĐ2: Tâm huyết, say mê với công việc và nghề nghiệp; có hành vi ứng xử chuyên
nghiệp; có trách nhiệm với công việc và khách hàng.

TĐ3: Ý thức phục vụ cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân. Chấp
hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp
luật của Nhà nước.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy của Hoạt động học tập của

420
người dạy người học

Phương pháp thuyết trình -Giới thiệu nội dung -Nghe giảng
-Trình bày -Ghi nhớ
-Kết nối, hệ thống kiến thức -Luyện tập
-Củng cố
-Tổng kết, đánh giá, kiểm
tra

Phương Xêmina báo cáo -Đề xuất, gợi ý lựa chọn đề -Chọn đề tài
pháp tài -Xung phong, gắp thăm,
Xêmina -Phân công được chỉ định
-Hướng dẫn -Nghiên cứu tài liệu
-Gợi ý cấu trúc, độ dài, hình -Viết bài thuyết trình
thức trình bày. -Trình bày, bảo vệ bài
- Nhận xét, đánh giá, tổng thuyết trình trước lớp.
kết, kết luận.

Thảo luận -Nêu vấn đề -Tiếp cận vấn đề


-Tổ chức thảo luận -Thảo luận
-Nhận xét, đánh giá, kết
luận

Tranh luận tự do -Đưa ra vấn đề -Tiếp cận vấn đề


-Đưa ra quan điểm, giới -Tranh luận, thảo luận
thiệu các quan điểm liên
quan
-Tổng kết

Phương pháp thảo luận -Chia nhóm - Tổchức phân công nhóm
nhóm -Gợi ý hướng dẫn lựa chọn -Chọn, tiếp cận đề tài
đề tài -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
-Giao nhiệm vụ. kiến chung của cả nhóm
-Giám sát hoạt động từng -Trình bày kết quả thảo luận
nhóm
-Phát vấn
-Đánh giá
-Tổng kết

Phương pháp nghiên cứu -Tạo ra tình huống, nêu vấn -Tiếp cận tình huống
tình huống đề -Phân tích, xử lý
-Tạo nhu cầu giải quyết tình

421
huống -Tranh luận, tìm hiểu, đưa
giải pháp
-Đánh giá, kết luận
-Báo cáo kết quả

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình,

- Máy tính có nối mạng, loa, máy chiếu,

- Phòng lab có nối mạng đủ cho người học sử dụng.

8. Phương pháp đánh giá học phần

TT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

Đánh giá chuyên - Số buổi đi học,


cần Điểm chuyên cần trung - Tinh thần học tập trên
11 bình của tất cả các giáo lớp, 10%
viên dạy học phần - Hoàn thành các bài tập
được giao.

Đánh giá giữa Bài viết đúng yêu cầu đề


học phần bài (hình thức và nội
dung)
22 Bài tiểu luận, dự án Bài viết đạt các yêu cầu 30%
về ngôn ngữ (chính tả,
ngữ pháp) và về ý tưởng,
nội dung (truyền đạt được
nội dung được yêu cầu)

Đánh giá cuối - Thi viết Trắc nghiệm Bài làm được chấm theo
học phần và tự luận hoặc bài tiểu thang điểm quy định theo
33 luận, dự án từng đề thi. 60%
- Bắt buộc dự thi

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/ QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Đi học đúng giờ quy định.

- Tham dự tối thiểu 80% thời gian lên lớp theo quy định {= 80% của (Thời gian của học
phần – thời gian dành cho kiểm tra đánh giá)}.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ.

422
- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự
thuyết hành học

Phần 1: Các vấn đề liên quen HL1 [chương


đến du lịch bền vững và phát I]
triển du lịch bền vững
1. Khái niệm phát triển bền vững,
du lịch bền vững, phát triển du
lịch bền vững, du lịch cộng đồng,
du lịch sinh thái
2. Ý nghĩa của việc phát triển du
lịch bền vững
3. Các thành phần của du lịch bền
vững
1 12 0 10
4. Bộ tiêu chuẩn phát triển du
lịch bền vững
5. Các nguyên tắc cơ bản của
phát triển bền vững trong mối
quan hệ với bảo vệ các nguồn tài
nguyên môi trường
6. Nguồn tài chính cho kinh
doanh du lịch bền vững
7. Nguyên tắc hành nghề hướng
dẫn viên du lịch cộng đồng, du
lịch sinh thái

Phần 2: Phát triển du lịch bền HL1 [chương


vững ở các vùng sinh thái đặc II]
biệt
1. Khái niệm vùng sinh thái đặc
biệt/nhạy cảm
2 4 0 10
2. Du lịch bền vững ở vùng biển
3. Du lịch bền vững ở vùng núi
4. Du lịch bền vững ở vùng sinh
thái hoang sơ

423
3 Thi giữa học phần 0 2 0

Phần 3: Định hướng và các HL1 [chương


công cụ tăng cường phát triển III]
du lịch bền vững
4 4 0 10
1. Định hướng du lịch bền vững
2. Các công cụ tăng cường

Phần 4: Chuẩn bị và thuyết HL1 [chương


trình bài tập lớn IV]
1. Nội dung bài tập lớn:
- Phân tích các yếu tố du lịch bền
vững trong một chương trình du
lịch cộng đồng.
- Phân tích, thực hành hướng dẫn
5 viên du lịch bền vững trong 4 24 20
những tình huống cụ thể
- Phân tích các yếu tố du lịch bền
vững khu du lịch sinh thái
- Đánh giá, đưa ra đề xuất đối với
doanh nghiệp hoặc cơ quan quản
lý du lịch (Sở Văn hoá, thể thao
và du lịch của 1 tỉnh)

Ôn tập và thi hết học phần 6 4 10

11. Hướng dẫn tự học


11.1 Nội dung tự học
- Người học ôn tập và tra cứu nội dung trong tập bài giảng : du lịch bền vững, phát triển
kinh tế, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa tại điểm đến.
- Người học rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến về các chủ đề phát triển bền vững, du lịch
bền vững; kĩ năng thuyết trình.
- Người học chủ động tìm xem các video clip trên Youtube, trong các chuyên trang du
lịch, trên các diễn đàn du lịch, các trang web của các công ty lữ hành liên quan tới nội dung
học trên lớp.
Cụ thể, người học có thể học theo các nội dung sau:

TT Nội dung Học liệu

1 La pensée éthique HL1 [Trg 19-51]

424
2 Traduire l'éthique dans les faits HL2 [Trg 53-91]

https://www.tourisme-durable.org
Các kênh Youtube, các trang học du https://www.vietnamoriginal.com/
3 lịch bằng tiếng Pháp, trang của các
công ty lữ hành https://www.amica-travel.com/
http://www.tourmag.com/

11.2. Phương pháp tự học

Người học cần:

Đọc kĩ, nắm vững chuẩn đầu ra của học phần, chủ động, tích cực học tập bám sát mục
tiêu và nội dung học phần nhất là các khái niệm khác nhau liên quan đến chủ để du lịch bền
vững.

Người học tự tìm tòi và nghe, đọc các tài liệu liên quan đến du lịch bền vững và phát
triển du lịch bền vững tại Việt Nam. Tích cực hỏi người học cùng hoặc giảng viên về những
vấn đề người học chưa rõ.

Tích cực tiếp nhận kiến thức theo nhiều hướng gồm từ giảng viên, người học cùng,
người học khóa trước, diễn đàn về học ngoại ngữ để tăng cường việc trình bày, đưa ra luận
điểm cá nhân.

Tự khám phá kiến thức mới và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

Người học sử dụng Giáo trình và các tài liệu tham khảo được nêu trong mục 11.1 nhằm
đạt được mục tiêu của học phần đề ra. Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các
học liệu khác liên quan như các sách báo, tin tức, website du lịch bằng tiếng Pháp.

12. Học liệu

12.1 Giáo trình

1. Tập bài giảng do giảng viên biên soạn

12.2 Tài liệu tham khảo

1. Schéou, B. (2009). Du tourisme durable au tourisme équitable: Quelle éthique pour le


tourisme de demain?. De Boeck Supérieur.

1. Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu (2001). Du lịch bền vững. Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.

2. Trần Đức Thanh (1999). Nhập môn khoa học du lịch. Nhà xuất bản Đại học quốc gia.

425
NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

- Tiếng Anh: Tour Guide Training

1.2 Mã học phần: 61FRE4TGS

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE3FT1

1.4 Số tín chỉ: 3

1.5 Số giờ tín chỉ: 60

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 30 60

1.6 Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Hải Ly ThS lydh@hanu.edu.vn Du lịch

2 Lê Việt Hưng ThS hunglv@hanu.edu.vn Dịch

3 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ hướng
dẫn du lịch của một hướng dẫn viên. Nội dung chủ yếu của học phần là: giới thiệu khái niệm,
phân loại hướng dẫn viên du lịch; chú trọng khu biệt trình tự công việc từ khi đón đoàn khách
du lịch đến khi tiễn đoàn và các công việc trước và sau chuyến đi của từng loại hình hướng
dẫn viên khác nhau như: hướng dẫn viên du lịch địa phương, hướng dẫn viên du lịch suốt
tuyến, thuyết minh viên tại điểm, hướng dẫn viên khách lẻ, v.v. Ngoài ra, học phần còn giới
thiệu cho người học các phương pháp hướng dẫn tham quan du lịch – một trong những kỹ
năng không thể thiếu của một hướng dẫn viên du lịch. Cuối cùng, học phần hướng dẫn người
học kỹ năng xử lý các tình huống thường gặp phải trong các hoạt động hướng dẫn du lịch theo
các quy chuẩn hiện hành.

4. Mục tiêu của học phần

426
MT1: Học phần Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch có mục tiêu định hướng người học theo
nghề Hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Pháp, phục vụ du khách Pháp ngữ tới Việt Nam.

MT2: Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có của một
hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp để sinh viên có thể trở thành hướng dẫn viên tiếng
Pháp trong các công ty du lịch ở Việt Nam.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Định nghĩa được khái niệm về hướng dẫn du lịch, đồng thời xác định được các
phẩm chất và năng lực của một hướng dẫn viên du lịch, xác định được các yếu tố tác động tới
hoạt động hướng dẫn du lịch.

KT2: Tổng hợp được các công việc cần làm của từng loại hình hướng dẫn viên du lịch.

KT3: Áp dụng được các phương pháp hướng dẫn tham quan vào công việc hướng dẫn du
lịch và đánh giá hiệu quả của từng phương pháp.

KT4: Liệt kê được các sự cố du lịch phổ biến, trình bày cách xử lý của từng sự cố và
đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học:

KN1: Có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng thực hành nghề hướng dẫn du lịch,
giám sát và điều hành công việc đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất.

KN2: Có khả năng nắm bắt tâm lý khách du lịch, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách
du lịch.

KN3: Có tư duy logic, xác định vấn đề ưu tiên, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác
nhau để đánh giá hiện tượng/ sự việc một cách toàn diện nhất và tìm được giải pháp tối ưu và
phù hợp.

KN4: Có khả năng thuyết minh, hướng dẫn du lịch bằng tiếng Pháp sao cho thu hút được
sự chú ý của khách du lịch, tạo sự ủng hộ, đồng tình của khách du lịch.

KN5: Biết duy trì hoạt động nhóm, phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt với các nhóm khách
hàng, đồng nghiệp và đối tác.

KN6: Biết áp dụng linh hoạt các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp và các
đối tác trong khi thực hành nghề hướng dẫn du lịch.

5.3. Thái độ

427
Kết thúc học phần, người học:

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần

TĐ2: Tham gia tích cực và đóng góp mang tính xây dựng vào các hoạt động trên lớp.

TĐ3: Luôn cầu tiến, ham học hỏi và có mục tiêu phấn đấu cho bản thân.

TĐ4: Điềm tĩnh, tự chủ khi đưa ra quyết định.

TĐ5: Có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với công việc và nghề nghiệp, yêu quê hương,
đất nước, muốn truyền đạt tình yêu đó cho mọi du khách trong và ngoài nước

TĐ6: Chu đáo, lắng nghe và thấu hiểu khi phục vụ khách hàng

TĐ7: Có hành vi, tác phong và ứng xử chuyên nghiệp trong công tác hướng dẫn du lịch.

TĐ8: Có thái độ tương tác chuẩn mực với khách du lịch và bày tỏ sự quan tâm đến
những gì khách nói tới.

TĐ9: Chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của người Hoạt động học tập của người
dạy dạy học

Thuyết trình -Giới thiệu nội dung -Nghe giảng


-Trình bày -Ghi nhớ
-Kết nối, hệ thống kiến thức -Luyện tập
-Củng cố
-Tổng kết, đánh giá, kiểm tra

Xêmina Thảo luận -Nêu vấn đề -Tiếp cận vấn đề


-Tổ chức thảo luận -Thảo luận
-Nhận xét, đánh giá, kết luận

Tranh -Đưa ra vấn đề -Tiếp cận vấn đề


luận -Đưa ra quan điểm, giới thiệu các -Tranh luận, thảo luận
tự do quan điểm liên quan - Tổng hợp
-Tổng kết, nhận xét

Xêmina -Đề xuất, gợi ý lựa chọn đề tài -Chọn đề tài


báo cáo -Phân công -Xung phong, được chỉ định
-Hướng dẫn: gợi ý cấu trúc, độ dài, -Nghiên cứu tài liệu
hình thức trình bày -Viết bài thuyết trình

428
-Tổ chức cho sinh viên thảo luận -Trình bày, bảo vệ bài thuyết
-Nhận xét, đánh giá, tổng kết, kết trình trước lớp
luận

Thảo luận nhóm -Chia nhóm Tổ chức phân công nhóm


-Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề tài -Chọn, tiếp cận đề tài
-Giao nhiệm vụ. -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý kiến
chung của cả nhóm
-Giám sát hoạt động từng nhóm
-Trình bày kết quả thảo luận
-Phát vấn
-Đánh giá, tổng kết

Nghiên cứu trường -Nêu trường hợp điển hình -Tiếp cận vấn đề
hợp điển hình -Gợi ý, hướng dẫn cách tiếp cận -Phân tích trường hợp
vấn đề -Tranh luận, tìm hiểu, đưa giải
-Đánh giá, kết luận pháp
-Báo cáo kết quả

Giải quyết tình -Tạo ra tình huống, nêu vấn đề -Tiếp cận tình huống
huống -Tạo nhu cầu giải quyết tình huống -Phân tích, xử lý
-Đánh giá, kết luận -Tranh luận, tìm hiểu, đưa giải
pháp
-Báo cáo kết quả

Đóng vai - Nêu chủ đề - Nhận nhóm, nhận vai


- Chia nhóm và giao tình huống, - Chuẩn bị nội dung
yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. - Trình bày nội dung phù hợp
- Quy định rõ thời gian chuẩn bị, với vai diễn
thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Tổng kết, đánh giá

Dự án - Nêu dự án - Nhận dự án.


- Chia nhóm và giao dự án - Thu thập thông tin, xây dựng
- Quy định rõ thời gian chuẩn bị, dự án.
thời gian trình bày dự án của mỗi - Trình bày kết quả dự án.
nhóm.
- Tổng kết, đánh giá

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác.

- Phòng học có trang bị máy chiếu, máy tính, loa.

429
8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

11 Điểm chuyên Đi học đầy đủ theo Theo yêu cầu của bộ 10%
cần yêu cầu của Nhà môn
trường, tham gia tích
cực trong các giờ học
trên lớp, hoàn thành
đầy đủ các nhiệm vụ
được giao.

22 Điểm đánh giá Bài thuyết trình tại Theo thang chấm điểm 20%
bộ phận lớp. của bộ môn (thông tin
chính xác, trình bày rõ
ràng, mạch lạc, phát
âm rõ ràng, sự dung
ngôn ngữ lưu loát, trình
bày cuốn hút, có tương
tác với người nghe)

33 Điểm thi kết Thi tự luận về các Độ linh hoạt trong kỹ 30%
thúc học phần tình huống cần xử lý năng xử lý tình huống
trong quá trình dẫn đối với hướng dẫn viên
đoàn du lịch. du lịch.

Thực hiện một buổi Kỹ năng xử lý tình 40%


đi hướng dẫn du lịch huống, kỹ năng tương
thực tế dưới sự giám tác với khách du lịch,
sát của giáo viên phụ kỹ năng hướng dẫn du
trách học phần và lịch và nội dung trình
hướng dẫn viên Pháp bày.
ngữ chuyên nghiệp

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối kỳ.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà đầy đủ (nếu có).

- Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của Người dạy trên lớp.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

430
Số giờ tín chỉ
STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự
thuyết hành học

30 30 60

Chương 1: Giới thiệu chung HL1, 2, 4, 7


6 6 10
về hướng dẫn viên du lịch

1.Định nghĩa nghề hướng dẫn


du lịch.

2. Phân loại hướng dẫn viên du


lịch

3. Những kiến thức hướng dẫn


viên cần chuẩn bị
3.1. Ngôn ngữ
3.2. Kiến thức văn hoá, lịch sử,
đời sống, xã hội
3.3. Kiến thức pháp luật
3.4. Kiến thức tâm lý học, cảm
mỹ quan học.
3.5. Các kiến thức khác
1
4. Phẩm chất cần có của hướng
dẫn viên du lịch

5. Những yếu tố tác động đến


hoạt động hướng dẫn du lịch.
5.1. Hình thức của chuyến du
lịch
5.2. Thời gian của chuyến đi.
5.3. Cơ cấu khách du lịch
5.4. Phương tiện vận chuyển
khách du lịch.
5.5. Các yếu tố tác động khác

6. Luyện tập :
6.1. Nghiên cứu trường hợp
điển hình
6.2. Các bài tập tình huống

2 Chương 2: Trình tự công việc 6 6 10 HL1, 2, 4

431
của một hướng dẫn viên du
lịch

1. Chuẩn bị trước khi đón khách


du lịch

2. Đón tiếp khách du lịch


2.1. Đón khách
2.2. Check-in khách sạn.
2.3. Giới thiệu và thương lượng
với khách về lịch trình du lịch.
2.4. Hướng dẫn, thuyết minh tại
điểm đến
2.5. Các nghiệp vụ khác

3. Công tác tiễn khách du lịch


3.1. Chuẩn bị trước khi tiễn
khách.
3.2. Check-out khách sạn.
3.3. Đưa tiễn đoàn

4. Tổng kết công việc sau khi


kết thúc một chương trình du
lịch

5. Luyện tập :
5.1. Thực hành giới thiệu khi
đón khách và chào tạm biệt
khách trước khi kết thúc hành
trình
5.2. Thực hành hướng dẫn du
lịch trên xe bus khi di chuyển từ
sân bay về khách sạn

3 Chương 3: Tham quan du 8 8 10 HL1, 4, 5, 6


lịch và phương pháp hướng
dẫn tham quan du lịch.

1. Khái niệm về tham quan du


lịch

2. Chuẩn bị nội dung thuyết


trình về địa điểm tham quan.

3. Phương pháp thuyết trình về


địa điểm tham quan.

432
3.1. Các phương pháp chung
3.2. Hướng dẫn tham quan trên
phương tiện di chuyển
3.3. Hướng dẫn tham quan trên
mặt đất, tại địa điểm tham quan
du lịch
3.4. Hướng dẫn tham quan khi
đi bộ
3.5. Hướng dẫn tham quan theo
chuyên đề

4. Luyện tập
4.1. Bài tập tình huống: Xác
định các phương pháp thuyết
trình phù hợp với tình huống
4.2. Thuyết trình về một địa
điểm du lịch (thực hành trên
lớp)

4 Chương 4: Xử lý tình huống HL1, 3


trong hoạt động hướng dẫn 6 6 20
du lịch.

1. Biện pháp xử lý và phòng


tránh các sự cố nghiệp vụ
1.1 Tình huống nhỡ tàu/xe/máy
bay, v.v
1.2. Tình huống khách tới mà
không có hướng dẫn đón đoàn
1.3. Tình huống đón sai đoàn
khách
1.4. Các tình huống khác

2. Biện pháp xử lý và phòng


tránh các sự cố cá nhân của
khách hàng .
2.1. Tình huống khách mất giấy
tờ cá nhân
2.2. Tình huống khách mất tài
sản cá nhân
2.3. Tình huống khách đi lạc
2.4. Các tình huống khác

3. Nghiệp vụ sơ cứu an toàn cơ

433
bản

4. Luyện tập :
Phân nhóm diễn tập xử lý các
tình huống sự cố xảy ra trong
hành trình du lịch

5 Ôn và thi kết thúc học phần 4 4 10

11. Hướng dẫn tự học

11.1. Nội dung tự học

STT Kỹ năng Nội dung Hướng dẫn chi tiết Học liệu tự học

1 Tự trau Tự nâng - Đọc các bài viết của tác giả Nguyễn HL5 [Trg 371-
dồi kiến cao, trau dồi Hữu Ngọc về văn hoá Việt Nam. 517] & [Trg 817-
thức kiến thức về - Ghi chép lại các yếu tố đặc trưng 1085]
văn hoá của văn hoá Việt Nam để tiện tra cứu
khi cần.
- Sưu tầm các câu chuyện, sự tích thú
vị để làm chất liệu thuyết minh

Tự nâng - Đọc các bài viết của tác giả Nguyễn HL5 [Trg 519-
cao, trau dồi Hữu Ngọc về lịch sử Việt Nam. 673]
kiến thức về - Ghi chép và tổng hợp lại các dấu
lịch sử mốc và các sự kiện lịch sử nổi bật
của Việt Nam.

Tự nâng - Đọc các bài viết của tác giả Nguyễn HL5 [Trg 33-222]
cao, trau dồi Hữu Ngọc về địa lý Việt Nam.
kiến thức về - Ghi chép và tổng hợp lại các đặc
địa lý điểm địa lý của Việt Nam theo vùng
miền.

2 Xử lý Trang bị sẵn Đọc và phân loại các tình huống phát Toàn bộ HL3
tình hướng giải sinh và cách giải quyết phù hợp.
huống quyết các
phát tình huống
sinh phát sinh
thường gặp

434
3 Thuyết Thuyết - Đọc tài liệu và rút ra ưu việt của Toàn bộ HL6 và
minh minh bằng phương pháp thuyết minh kể chuyện HL8
phương so với phương pháp thuyết minh
pháp truyền thống.
storytelling - Đọc tài liệu và liệt kê các bước của
phương pháp thuyết minh kể chuyện
- Đọc tài liệu và rút ra các quy tắc
vàng để sáng tạo ra câu chuyện

4 Kỹ năng Nắm bắt - Đọc tài liệu để hiểu các từ vựng HL9 [Trg15-91]
giao tiếp được tâm lý liên quan tới nghành dịch vụ.
với khách hàng - Đọc tài liệu và rút ra được ý nghĩa
khách của các nghề liên quan tới dịch vụ.
hàng
- Đọc tài liệu để nắm được nghệ
thuật giao tiếp

11.2. Phương pháp tự học

Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:

- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.

- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các kênh tiếp nhận khác.

- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.

11.3. Học liệu tự học

- Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp với
mục tiêu của học phần.

- Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác liên
quan.

12. Học liệu

12.1. Giáo trình

Tập bài giảng do giảng viên sự soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Đinh Trung Kiên (2003). Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.

2. Nguyễn Cường Hiền (2001). 101 tình huống đối với hướng dẫn viên du lịch. NXBvăn
hoá dân tộc.

435
3. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam: Hướng dẫn du lịch (2015). NXB Bộ văn hoá thể
thao và du lịch, Tổng cục du lịch.

4. Hữu Ngọc (2009), À la découverte de la culture vietnamienne, NXB Thế Giới

5. Sébastien Durand (2011), Storytelling : réenchantez votre communication, NXB


Dunod, Cộng hoà Pháp.

6. Béatrice Dogor Di Nuzzo (2009), L'accueil : un métier. Application au tourisme et à


l'hôtellerie, NXB EMS, Cộng hoà Pháp.

436
ĐIỀU HÀNH DU LỊCH

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Điều hành du lịch

- Tiếng Anh: Tourism Operation

1.2. Mã học phần: 61FRE4TOP

1.3. Học phần tiên quyết: 61FRE3FT1

1.4. Số tín chỉ: 3

1.5 Số giờ tín chỉ: 60

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 30 60

1.6. Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đặng Hải Ly Ths lydh@hanu.edu.vn Du lịch

2 Nguyễn Thu Hiền Ths hiennt@hanu.edu.vn Du lịch

3 Đỗ Quỳnh Hương Ts huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ tổ chức
và điều hành một tour du lịch. Nội dung chủ yếu của học phần là: giới thiệu khái niệm về các
dịch vụ lữ hành; giới thiệu mỗi quan hệ của doanh nghiệp lữ hành với hệ thống phân phối sản
phẩm du lịch; giới thiệu cách lên kế hoạch và điều hành một tour du lịch như: điều chỉnh
chương trình du lịch, đặt các dịch vụ, tính giá sơ lược cho hành trình du lịch, v.v. Ngoài ra,
học phần còn giới thiệu cho người học kỹ năng xử lý các tình huống thường gặp phải trong
hoạt động điều hành du lịch, kỹ năng thương thuyết với các bên cung cấp dịch vụ, kỹ năng
giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Học phần Điều hành du lịch có mục tiêu định hướng người học làm việc trong các
vị trí điều hành, giám sát du lịch cho khách Pháp ngữ trong một công ty du lịch.

437
MT2: Học phần trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có của một
người điều hành tour du lịch chuyên nghiệp để có thể làm việc trong bộ phận Điều hành của
các công ty du lịch ở Việt Nam.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Định nghĩa được khái niệm về kinh doanh các dịch vụ du lịch và kinh doanh lữ
hành. Tổng hợp được các loại hình kinh doanh lữ hành hiện có.

KT2: Xác định được hệ thống phân phối sản phẩm trong kinh doanh lữ hành, đồng thời
mô tả được mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và các nhà phân phối sản phẩm du lịch.

KT3: Định nghĩa được khái niệm về điều hành tour du lịch và vai trò của bộ phận
Điều hành du lịch, đồng thời tổng hợp được các công việc cần làm của một người điều hành
tour du lịch..

KT4: Liệt kê được các sự cố phổ biến trong điều hành tour và trình bày cách xử lý của
từng sự cố và đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học:

KN1: Có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng thực hành nghề điều hành tour du
lịch, giám sát và điều hành công việc đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất.

KN2: Có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng và các nhà cung cấp, tạo dựng mối quan
hệ tốt đẹp với khách hàng và các đối tác cung cấp dịch vụ.

KN3: Có khả năng tư vấn cho khách hàng để đưa ra được phương án tối ưu nhất.

KN4: Có tư duy logic, xác định vấn đề ưu tiên, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác
nhau để đánh giá hiện tượng/ sự việc một cách toàn diện nhất và tìm được giải pháp tối ưu
nhất.

KN5: Biết duy trì hoạt động nhóm, phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt với đồng nghiệp, đối
tác và khách hàng.

KN6: Biết áp dụng linh hoạt các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp và các
đối tác trong quá trình điều hành tour du lịch.

KN7: Biết cách sử dụng hệ thống thống tin và đặt giữ chỗ trực tuyến: hệ thống thông tin
và giữ chỗ, xử lý thông tin liên lạc về giữ chỗ. Biết cách tính giá sơ lược và xử lý các chi phí
phát sinh trong hành trình du lịch

5.3. Thái độ

438
Kết thúc học phần, người học:

TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

TĐ2: Tham gia tích cực và đóng góp mang tính xây dựng vào các hoạt động trên lớp.

TĐ3: Luôn cầu tiến, ham học hỏi và có mục tiêu phấn đấu cho bản thân.

TĐ4: Điềm tĩnh, tự chủ khi đưa ra quyết định.

TĐ5: Có hành vi ứng xử chuyên nghiệp, linh hoạt trong giao tiếp với khách hàng, với
đồng nghiệp và các đối tác du lịch tại điểm đến.

TĐ6: Lắng nghe để thấu hiểu yêu cầu của khách, lắng nghe các phản hồi của khách để
can thiệp kịp thời.

TĐ7: Có thái độ tương tác chuẩn mực với khách du lịch và bày tỏ sự quan tâm đến
những gì khách nói tới.

TĐ8: Có khả năng chịu được áp lực công việc.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy của người Hoạt động học tập của
dạy dạy người học

Thuyết trình -Giới thiệu nội dung -Nghe giảng


-Trình bày -Ghi nhớ
-Kết nối, hệ thống kiến thức -Luyện tập
-Củng cố
-Tổng kết, đánh giá, kiểm tra

Xêmin Thảo luận - Nêu vấn đề -Tiếp cận vấn đề


a -Tổ chức thảo luận -Thảo luận
-Nhận xét, đánh giá, kết luận

Tranh luận -Đưa ra vấn đề -Tiếp cận vấn đề


tự do -Đưa ra quan điểm, giới thiệu các -Tranh luận, thảo luận
quan điểm liên quan - Tổng hợp
-Tổng kết, nhận xét

Xêmina -Đề xuất, gợi ý lựa chọn đề tài -Chọn đề tài


báo cáo -Phân công -Xung phong, được chỉ định
-Hướng dẫn: gợi ý cấu trúc, độ dài, -Nghiên cứu tài liệu
hình thức trình bày -Viết bài thuyết trình
-Tổ chức cho sinh viên thảo luận -Trình bày, bảo vệ bài
thuyết trình trước lớp

439
-Nhận xét, đánh giá, tổng kết, kết
luận

Thảo luận nhóm -Chia nhóm -Tổ chức phân công nhóm
-Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề tài -Chọn, tiếp cận đề tài
-Giao nhiệm vụ. -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
kiến chung của cả nhóm
-Giám sát hoạt động từng nhóm
-Phát vấn
-Đánh giá, tổng kết
-Trình bày kết quả thảo
luận

Nghiên cứu trường -Nêu trường hợp điển hình -Tiếp cận vấn đề
hợp điển hình -Gợi ý, hướng dẫn cách tiếp cận -Phân tích trường hợp
vấn đề -Tranh luận, tìm hiểu, đưa
-Đánh giá, kết luận giải pháp
-Báo cáo kết quả

Giải quyết tình huống -Tạo ra tình huống, nêu vấn đề -Tiếp cận tình huống
-Tạo nhu cầu giải quyết tình huống -Phân tích, xử lý
-Đánh giá, kết luận -Tranh luận, tìm hiểu, đưa
giải pháp
-Báo cáo kết quả

Đóng vai - Nêu chủ đề - Nhận nhóm, nhận vai


- Chia nhóm và giao tình huống, - Chuẩn bị nội dung
yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. - Trình bày nội dung phù
- Quy định rõ thời gian chuẩn bị, hợp với vai diễn
thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Tổng kết, đánh giá

Dự án - Nêu dự án - Nhận dự án.


- Chia nhóm và giao dự án - Thu thập thông tin, xây
dựng dự án.
- Quy định rõ thời gian chuẩn bị,
thời gian trình bày dự án của mỗi - Trình bày kết quả dự án.
nhóm.
- Tổng kết, đánh giá

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, đĩa sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác.

- Phòng học có trang bị máy chiếu, máy tính, loa.

440
8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Điểm chuyên Đi học đầy đủ theo Theo yêu cầu của bộ môn 10%
cần yêu cầu của Nhà
trường, tham gia tích
cực trong các giờ học
trên lớp, hoàn thành
đầy đủ các nhiệm vụ
được giao.

2 Điểm đánh giá Thi trắc nghiệm về Bài tập trắc nghiệm được 30%
bộ phận các khái niệm của tính theo thang điểm của
hoạt động điều hành bộ môn
du lịch.

3 Đánh giá cuối Thi tự luận về các Độ linh hoạt trong kỹ năng 60%
học phần tình huống mà người xử lý tình huống, phân tích
làm điều hành du lịch yêu cầu và phản hồi của
cần xử lý. khách, tính các chi phí
phát sinh, kỹ năng phối
hợp với các bộ phận, cơ
quan chức năng để giải
quyết yêu cầu của khách...

Thi tự luận về trình Tuân thủ đúng quy trình


tự điều hành một tour điều hành một tour du lịch,
du lịch xử lý thông tin khách hàng
để điều chình chương trình
du lịch, v.v.

9. Nhiệm vụ của người học

-Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối kỳ.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà đầy đủ (nếu có).

- Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của người dạy trên lớp.

441
10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


Học liệu
Lý Thực Tự
TT Nội dung
thuyết hành học

30 30 60

Chương 1: Khái quát chung HL1, 7


về kinh doanh các dịch vụ du 6 6 10
lịch và kinh doanh lữ hành

1. Các hình thức kinh doanh


dịch vụ du lịch
1.1. Doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ lưu trú.
1.2. Doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ vận chuyển.
1.3. Doanh nghiệp kinh doanh
1
dịch vụ ăn uống.
1.4. Doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ vui chơi giải trí.
1.5. Doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ hướng dẫn du lịch.

2. Kinh doanh lữ hành


2.1. Công ty du lịch
2.2. Đại lý du lịch
2.3. Văn phòng du lịch

3. Luyện tập
Các bài tập cho phép phân biệt
sự khác nhau giữa các loại hình
kinh doanh lữ hành

Chương 2: Quan hệ giữa doanh HL1, 7


nghiệp lữ hành và các nhà cung 6 6 10
cấp sản phẩm

1. Chuỗi phân phối sản phẩm


2
trong du lịch

2. Mối quan hệ giữa các doanh


nghiệp lữ hành với các nhà cung
cấp

442
3. Luyện tập
Lên một chương trình tour để
thể hiện mỗi quan hệ giữa
doanh nghiệp lữ hành và các
nhà cung cấp trong chuỗi sản
phẩm du lịch

3 Chương 3: Điều hành tour du HL1, 2, 3, 4, 5,


8 8 20
lịch 6

1. Các nội dung cơ bản của


nghiệp vụ điều hành tour du lịch
1.1. Cơ cấu tổ chức của bộ phần
điều hành tour
1.2. Vai trò của bộ phận điều
hành tour
1.3. Quy trình điều hành
chương trình du lịch
1.4. Những lưu ý khi điều hành
tour du lịch

2. Sự phối hợp giữa bộ phận


điều hành và các bộ phận khác.

3. Điều hành một số tour mẫu


3.1. Lên kế hoạch triển khai đặt
dịch vụ.
3.2. Tổ chức điều hành trong
điều hành khách Inbound
3.3. Kiểm tra quá trình thực
hiện
3.4. Đối chiếu, kiểm tra hoá
đơn chứng từ và hỗ trợ việc thu
cộng nợ.
3.5. Báo cáo và quyết toán

4 Chương 4 : Xử lý tình huống 6 6 10


trong hoạt động điều hành du HL1, 2, 3, 4, 5
lịch

1. Biện pháp xử lý và phòng


tránh các sự cố nghiệp vụ
thường gặp

2. Biện pháp xử lý và phòng

443
tránh các sự cố phát sinh khác

3. Luyện tập
Các bài tập tình huống thực tế
trong quá trình điều hành tour
du lịch.

5 Ôn thi và thi kết thúc học


4 4 10
phần

11. Hướng dẫn tự học

STT Kỹ năng Nội dung Hướng dẫn chi tiết Học liệu tự học

1 Xử lý Trang bị sẵn Đọc tài liệu và phân loại các tình Toàn bộ HL3
tình hướng giải huống phát sinh và cách giải quyết
huống quyết các phù hợp.
tình huống
phát sinh
liên quan tới
quan hệ với
khách hàng
và các đối
tác

2 Hiểu và Nắm bắt Đọc tài liệu để nắm bắt được suy Toàn bộ HL4 và
phân được suy nghĩa của khách hàng trong các tình HL5
tích tâm nghĩ của huống đa dạng.
lý khách khách hàng
hàng

3 Kỹ năng Tiếp nhận - Đọc tài liệu để hiểu được các hình HL 3 [Trg 7-54]
giao tiếp khách hàng thức tiếp nhận khách hàng.
với - Nắm được các thủ tục cần triển khai
khách sau khi đã tiếp nhận khách.
hàng
Hiểu được - Nắm được nghệ thuật giao tiếp HL 6 [Trg 61-92]
nguyện - Kỹ thuật trả lời câu hỏi của khách HL 3 [Trg 55-70]
vọng của hàng
khách hàng

Đề xuất sản - Phân tích điểm mạnh và điểm cần HL 3 [Trg 71-
phẩm du cải thiện của một sản phẩm du lịch 102]
lịch - Kỹ năng thuyết phục khách hàng

Theo dõi - Theo dõi phản hồi của khách HL 3 [Trg 119-
đơn hàng 124]
- Giải quyết khiếu nại

444
12. Học liệu

12.1. Giáo trình

1. Tập bài giảng do giảng viên sự soạn.

12.2. Tài liệu tham khảo

1. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam: Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành (2015). NXB
Bộ văn hoá thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch.

2. Catherine Glondu-Seloi (2016), Gestion de la Relation Client, Le Génie, Cộng Hoà


Pháp.

3. Alexandre Dubarry (2013), L’enchantement du client, Zen Business, Cộng Hoà Pháp.

4. Stéphanie Nkoghe (2008), La psychologie du tourisme, L’Hamartan, Cộng Hoà Pháp

5. Béatrice Dogor Di Nuzzo (2009), L’accueil : un métier – Application au tourisme et à


l’hôtellerie, EMS, Cộng Hoà Pháp

6. Collection Parcours (2015), Les métiers du Tourisme, Onisep, Cộng Hoà Pháp

445
GIAO TIẾP TRONG DU LỊCH
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Giao tiếp trong du lịch định hướng nghề hướng dẫn viên

- Tiếng Anh: Communication in Tourism for Tour Guides

1.2 Mã học phần: 61FRE4CTG

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE4TGS

1.4 Số tín chỉ: 3

1.5 Số giờ tín chỉ: 60

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 30 60

1.6 Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

2 Đặng Hải Ly Ths Lylydang.hanu@gmail.con Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học các kỹ năng giao tiếp với khách hàng và các nhà cung
cấp dịch vụ để thực hiện hành trình du lịch và chương trình tham quan sao cho phù hợp với
từng đối tượng khách hàng và hoàn cảnh. Môn học cũng dạy cách thuyết minh tại điểm du
lịch và trên đường đi.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Tiếp theo học phần “Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”, học phần trang bị cho người
học các kỹ năng giao tiếp trong các tình huống thường gặp khi hành nghề hướng dẫn viên du
lịch.

MT2: Sau khi kết thúc học phần, người học có thể làm chủ được những tình huống giao
tiếp cơ bản – chủ yếu là giao tiếp nói - trong quá trình đón tiếp, dẫn và tiễn đoàn.

5. Chuẩn đầu ra

446
5.1 Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Tổng hợp những kiến thức cơ bản phục vụ việc hành nghề HDV du lịch tiếng
Pháp: kiến thức chung về đất nước – văn hóa – con người Việt Nam, các sản phẩm du lịch
phổ biến của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam, điểm đến ở Việt Nam, các đơn
vị cung cấp dịch vụ, các thông tin thực tế cần cung cấp cho khách du lịch nước ngoài đến Việt
Nam,
KT2: Vận dụng vốn từ vựng chuyên ngành cơ bản trong các lĩnh vực thường được đề
cập đến trong các giao tiếp với khách du lịch. Sử dụng thành thạo các cấu trúc và các phương
tiện ngôn ngữ thông dụng của các loại hình giao tiếp thường gặp trong hoạt động nghề nghiệp
của HDVDLTP.
5.2. Kỹ năng
Kết thúc học phần, người học có thể:
KN1: Tổng hợp: nhận dạng và tổng hợp được các văn bản thường gặp trong hoạt động
nghề nghiệp của HDV du lịch tiếng Pháp.
KN2: Nghe hiểu: tiếp nhận và xử lý thông tin của các các trao đổi, yêu cầu của khách
hàng, đồng nghiệp và đối tác. Tổng hợp các thông tin hữu ích của các tài liệu từ các cơ quan
thông tin đại chúng như đài, ti vi phục vụ hoạt động nghề nghiệp HDV du lịch tiếng Pháp.
KN3: Nói hội thoại: thực hiện một số đoạn giao tiếp tiêu biểu với khách hàng, đồng
nghiệp và các đối tác.
KN4: Nói độc thoại: tổ chức, sắp xếp ý cho các bài thuyết minh tại điểm và trên xe phù
hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau, thực hiện các bài thuyết trình có độ dài từ 10-15
phút về các chủ đề thường gặp trong quá trình thuyết minh tại điểm và trên xe, thay đổi các
bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn để thích ứng với những thay đổi của tình huống giao tiếp (đối
tượng khách hàng, các thay đổi trong chương trình và tại điểm đến…).
KN5: Đọc: Ghi chép và tổng hợp các thông tin hữu ích từ các tài liệu chuyên ngành
thông dụng, các tài liệu hướng đến độc giả quần chúng mang thông tin du lịch và có độ dài
khoảng 1000 từ phục vụ hoạt động nghề HDV du lịch tiếng Pháp.
KN6: Viết: thực hành viết báo cáo hướng dẫn sau chuyến đi và bản miễn trừ khiếu nại
KN7: Kỹ năng mềm: có kỹ năng làm việc theo nhóm, tự học, tự tra từ điển và sử dụng
công nghệ thông tin để tìm tài liệu, thông tin phục vụ việc học.
5.3. Thái độ
Kết thúc học phần, người học:
TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của môn học.
TĐ2: Có thái độ cầu thị, ham học hỏi, bước đầu yêu thích nghề hướng dẫn viên du lịch.

447
TĐ3: Có khả năng tự ôn tập, tự giác thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học và có
mong muốn học tiếp để nâng cao khả năng giao tiếp.
TĐ4: Chủ động trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ mới, không sợ mắc lỗi khi nói hoặc
viết.
TĐ5: Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu và nội quy thi cử, hoàn thành bài tập về nhà
đúng hạn.
TĐ6: Tôn trọng bạn học, giảng viên và cán bộ của Trường. Có thái độ đúng mực khi
giao tiếp với người nước ngoài ở trong và ngoài trường

TĐ7: Bước đầu hiểu và thể hiện được trong những tình huống giả định những quy tắc
ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với công việc, khách hàng và đối tác.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giao tiếp lấy người học làm trung tâm, đường hướng hoạt động, tiếp cận
văn bản theo loại hình, học tập theo dự án, thảo luận, tình huống – vấn đề

Phương pháp giảng dạy Hoạt động giảng dạy Hoạt động học tập
của người dạy của người học

Phương pháp tiếp cận - Giới thiệu văn bản - Đọc hoặc nghe văn bản
văn bản theo thể loại - Đưa ra bộ câu hỏi để hiểu - Trả lời câu hỏi để hiểu nội
cơ bản nội dung giao tiếp dung giao tiếp của văn bản
của văn bản - Trả lời câu hỏi để khu biệt các
- Đưa ra bộ câu hỏi để đặc tính của văn bản, từ đó phân
nghiên cứu đặc tính của thể loại văn bản, so sánh văn bản
loại văn bản với những loại văn bản khác gần
giống
- Đưa ra bộ công cụ để xây
dựng các văn bản cùng loại - Nghiên cứu bộ công cụ để xây
- Đưa ra tình huống để dựng các văn bản cùng loại
người học xây dựng văn bản - Xây dựng văn bản cùng loại
cùng loại theo các dữ liệu tình huống mà
người dạy đưa ra

Phương pháp giảng dạy -Nêu dự án - Nhận dự án


theo dự án -Chia nhóm giao dự án - Thu thập thông tin xây dựng
dự án
-Quy định thời gian chuẩn
bị, thời gian hoàn thành, kết - Phân công nhiệm vụ cho các
quả kỳ vọng, thành viên trong nhóm
-Gợi ý các bước thực hiện, - Phân đoạn dự án, thực hiện
phân đoạn dự án từng bước
-Tổng kết đánh giá - Trình bày kết quả dự án

Phương pháp thảo luận -Chia nhóm - Chọn nhóm

448
-Gợi ý hướng dẫn lựa chọn -Chọn đề tài
đề tài - Tiếp cận, phân tích đề tài
-Giao nhiệm vụ. -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý kiến
chung của cả nhóm
-Giám sát hoạt động từng
nhóm -Trình bày kết quả thảo luận
-Phát vấn
-Đánh giá, tổng kết

Phương pháp đóng vai -Phân công chủ đề, nhiệm -Nhận vai
vụ theo nhóm -Luyện vai được phân và phối
-Quy định thời gian chuẩn bị hợp hội thoại
và thời gian hoàn thành -Thực hiện hội thoại
-Giám sát hoạt động chuẩn
bị
-Đánh giá, tổng kết

Phương pháp tình huống -Nêu tình huống và vấn đề -Nghiên cứu tình huống (cá
– vấn đề cần giải quyết trong tình nhân hoặc nhóm), nhận diện vấn
huống đó đề, xác định các dữ kiện của tình
-Giúp người học nhận diện huống, các kiến thức và kỹ năng
cần có để giải quyết vấn đề
vấn đề nếu thấy khó khăn
-Điều chỉnh các bước giải -Đưa ra giả thuyết về giải pháp
quyết vấn đề nếu thấy cần cũng như các bước để giải quyết
vấn đề
thiết
-Cung cấp cho người học -Tự tìm học các kiến thức và kỹ
các nguồn tài nguyên học tập năng còn thiếu để giải quyết vấn
và hỗ trợ người học nếu cần đề thông qua các kênh khác nhau
trong quá trình lĩnh hội các -Trình bày giải pháp
kiến thức và kỹ năng cần có
để giải quyết vấn đề.
-Đánh giá giải pháp
-Đưa ra các giải pháp khác
cho cùng tình huống – vấn
đề để người học tham khảo
-Chỉ ra các kiến thức và kỹ
năng người học đã lĩnh hội
được thông qua quá trình
giải quyết vấn đề và các kiến
thức – kỹ năng còn thiếu.
-Luyện tập các kiến thức, kỹ
năng đã lĩnh hội được thông
qua quá trình giải quyết vấn
đề

449
7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, đĩa CD.

- Máy tính, loa, máy chiếu,

- Phòng học tiếng có nối mạng Internet.

8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí Trọng số


đánh giá

1 Đánh giá chuyên Điểm chuyên cần - Số buổi đi học, 10%


cần trung bình của tất cả - Tinh thần học
các giáo viên dạy học tập trên lớp,
phần
- Hoàn thành các
bài tập được giao.

2 Đánh giá giữa học Bảng thuật ngữ Tùy từng trường 30%
phần chuyên ngành du lịch hợp, người học có
sử dụng cho HDV, có thể hoặc không có
chú giải và tương đầu điểm. Nếu có
đương tiếng Việt, đầu điểm thì
tiếng Anh người dạy tự quy
Bài tập nhóm dạng định về trọng số
của mỗi đầu điểm
nói, viết
trong đánh giá
Bài tập cá nhân dạng giữa học phần
nói, viết
Bài tập đóng vai thực
hiện các tình huống
giao tiếp giả định của
HDV với khách du
lịch nói tiếng Pháp.

Đầu điểm giữa kỳ


là điểm trung bình
cộng của tất cả
các đầu điểm
được tính.
Bài viết, nói,
đúng yêu cầu đề
bài (hình thức và
nội dung)
Bài nói đạt các
yêu cầu về ngôn
ngữ và về ý
tưởng, nội dung

450
(truyền đạt được
nội dung được
yêu cầu)
Với các bài tập
nhóm: sự hợp tác
của các thành viên
và kỹ năng quản
trị dự án nhỏ.
Với các bài tập
dạng tình huống –
vấn đề : tính sáng
tạo của giải pháp
đề ra

3 Đánh giá cuối học Giảng viên phụ trách Tiêu chí đánh giá 60%
phần có thể chọn một như bài giữa kỳ
trong những hình
thức sau :
- Thi 2 kỹ năng nói
và viết
- Bài tập nhóm dạng
tình huống – vấn đề
hoặc dự án.
- Đi thực tế (thuyết
trình và hội thoại với
khách)
Điều kiện dự thi :
- Tham dự đủ 80%
số giờ trên lớp
- Có điểm giữa kỳ
trên 5 trên thang
điểm 10.
- Bắt buộc dự thi

9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

451
- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự
thuyết hành học

1 Phần 1: Trao đổi dạng hội thoại 5 5 10

- Trao đổi với khách hàng (đón


tiếp, nói chuyện phiếm, giúp khách
hàng giao tiếp với người dân bản
địa và các nhà cung cấp dịch vụ,
giải quyết khiếu nại…) HL1 [chương
I]
- Trao đổi với các cộng sự (điều
hành và nhân viên bán tour…) và
đối tác (vận chuyển, cơ sở lưu trú,
dịch vụ ăn uống…)

Phần 2: Thuyết minh tại điểm và 19 19 38


2
trên đường đi

- HDV là ai, có thể nói gì và nói


như thế nào ?
- Mục đích của các bài thuyết
trình của HDV
- Tác động của ngoại cảnh đến
các bài thuyết minh của HDV HL1 [chương
- Chủ đề của các bài thuyết minh II]
của HDV
- Quy trình chuẩn bị, trình bày và
sửa một bài thuyết minh
- Dàn ý của các bài thuyết minh
tiêu biểu

Phần 3: Giao tiếp viết nghề 2 2 4


HDVDL
3
- Báo cáo kết thúc đoàn HL1 [chương
- Bản miễn trừ khiếu nại III]

Phần 4: Ôn và thi hết học phần 4 4 8

11. Hướng dẫn tự học

11.1 Nội dung tự học

452
- Người học đọc và nghe lại nội dung đã học trên lớp.

- Người học thực hiện các bài tập cá nhân và nhóm được giao sau mỗi buổi học, thông
qua đó luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

- Người học hệ thống hóa kiến thức theo chủ đề : tuyến điểm, văn hóa, đời sống thường
ngày, thông tin thực tế… bằng cách ghi chép từ tài liệu bằng tiếng Việt hay tiếng Pháp, sau đó
áp dụng đặc tính của từng loại thuyết trình đã học trên lớp để xây dựng bộ các bài thuyết trình
cho riêng mình.

- Người học tưởng tượng ra các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dẫn tour để xây
dựng các văn bản nói hoặc viết thích hợp với từng tình huống.

- Người học ghi nhớ từ vựng chuyên ngành đã học trên lớp bằng cách lập bảng từ vựng
chuyên ngành bao gồm thuật ngữ tiếng Pháp, giải thích thuật ngữ bằng tiếng Pháp, tương
đương trong tiếng Việt và tiếng Anh. Chia bảng thuật ngữ thành chủ đề cho dễ nhớ.

11.2. Phương pháp tự học

Người học cần:

- Lên thời gian biểu hợp lý cho việc tự học, tránh hoàn thành bài vào giờ phút cuối

- Kết hợp học một mình và học nhóm

- Kết hợp học lý thuyết và thực hành

- Luôn đối chiếu bài làm và yêu cầu đề ra

- Sử dụng công nghệ thông tin để luyện nói, sửa lỗi viết, tra từ điển, tra cứu thông tin…

- Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức

11.3 Học liệu tự học

- Các tài liệu tham khảo trong danh mục

- Website của các công ty du lịch Pháp ngữ tại Việt nam : https://www.amica
travel.com/, https://www.asiatica-travel.fr/, https://guideduvietnam.com/, https://horizon-
vietnamvoyage.com/...

- Chuyên mục Du lịch của báo Le Courrier du Vietnam tại địa chỉ
https://lecourrier.vn/tourisme/49.cvn

- Các bài thuyết trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng Anh trên các trang :
https://sunghiephoc.com/200-bai-thuyet-minh-ve-cac-dia-diem-du-lich/

12. Học liệu

12.1 Giáo trình

1. Giáo trình do giảng viên của Khoa kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành đối tác và

453
các hướng dẫn viên tiếng Pháp chuyên nghiệp biên soạn.

454
GIAO TIẾP TRONG DU LỊCH
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Giao tiếp trong du lịch định hướng nghề nhân viên văn phòng

- Tiếng Anh: Communication in Tourism for Tourist Office Staff

1.2 Mã học phần: 61FRE4CTS

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE4TOP

1.4 Số tín chỉ: 3

1.5 Số giờ tín chỉ: 60

Lý thuyết Thực hành Tự học

30 30 60

1.6 Loại học phần: Tự chọn

2. Thông tin về giảng viên

Giảng viên phụ trách học phần:

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

2 Nguyễn Thu Hiền Ths hiennt@hanu.edu.vn Du lịch

phuongnga.nguyen22@gmail.c Du lịch
3 Nguyễn Phương Nga TS
om

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần này cung cấp các kỹ năng để giao tiếp hiệu quả trong 03 nghề chính trong văn
phòng du lịch: nhân viên tư vấn và bán tour, nhân viên điều hành du lịch và nhân viên chăm
sóc khách hàng. Với nghề tư vấn và bán tour, học phần này cung cấp các kỹ năng giao tiếp
cần thiết trong các quy trình bán tour trực tiếp với khách hàng (B2C) và bán tour thông qua
một hay nhiều trung gian (B2B).

Đối với nghề điều hành tour, học phần cung cấp cho sinh viên các kỹ năng giao tiếp để
đưa chương trình và các tài liệu cần thiết cho hướng dẫn viên hoặc trực tiếp cho khách, xử lý
các vấn đề phát sinh khi khách đi du lịch, thay đổi dịch vụ nếu có sự cố xảy ra.

Đối với nghề chăm sóc khách hàng, học phần trang bị các kiến thức để người học thu

455
nhận phản hồi của khách, kiểm tra lại phản hồi, đưa ra các đề xuất đền bù, xử lý các tình
huống xảy ra với khách trong quá trình thực hiện dịch vụ.

4. Mục tiêu của học phần

MT1: Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng làm chủ các tình huống
ngôn ngữ để hiểu và đáp ứng những yêu cầu của khách, thiết kế tour theo yêu cầu,

MT2: Cung cấp thông tin đầy đủ cho khách về các chuyến đi, thuyết phục và bán các sản
phẩm du lịch, đưa ra các lời khuyên hữu ích cho khách hàng.

MT3: Người học có thể giao tiếp với khách hàng, trao đổi, đưa ra giải pháp cho các vấn
đề phát sinh trong quá trình khách đi du lịch.

MT4: Người học biết cách thu thập phản hồi của khách, kiểm tra lại phản hồi, đưa ra các
đề xuất, giải pháp chăm sóc khách hàng, mục đích là làm thế nào cho khách hài lòng nhất có
thể.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:

KT1: Phân biệt được các loại hình văn bản và cấu trúc ngôn ngữ nói và viết phù hợp
trong giao tiếp với khách hàng trong các tình huống cụ thể;

KT2: Hiểu biết về nhu cầu của khách hàng;

KT3: Hệ thống được các lý lẽ, luận điểm để thuyết phục khách hàng.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:

KN1: Tiếp nhận và phân tích được đặc điểm yêu cầu của từng khách hàng và đưa ra các
giải pháp dựa trên các kiến thức về sản phẩm về điểm đến (tours tuyến vùng, đất nước…) bao
gồm các loại dịch vụ: khách sạn, nhà hàng, tham quan, hướng dẫn viên, phương tiện giao
thông…

KN2: Có tư duy logic, xác định vấn đề ưu tiên, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác
nhau để đánh giá tình huống, vấn đề một cách toàn diện để tìm ra giải pháp tối ưu.

KN3: Có khả năng xử lý các tình huống phát sinh nhanh gọn, hợp tình hợp lý.

KN4: Có khả năng làm việc nhóm, tự học, tự tra từ điển và sử dụng công nghệ thông tin
để tìm tài liệu, thông tin phục vụ việc học.

5.3. Thái độ

Kết thúc học phần, người học hình thành được những thái độ sau:

456
TĐ1: Hiểu được mối quan hệ của học phần với các học phần đã học;

TĐ2: Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và công việc, trung thực, tích cực hoàn
thành mọi nhiệm vụ trên lớp cũng như về nhà;

TĐ3: Rèn luyện đức tính kiên trì, chịu khó, nhanh nhẹn, cẩn thận, làm việc khoa học và
chịu được áp lực.

TĐ4: rèn luyện thái độ chuẩn mực, biết lắng nghe, thấu hiểu và bày tỏ sự quan tâm, chia
sẻ với khách hàng.

6. Phương pháp và hoạt động dạy-học

Phương pháp giảng Hoạt động giảng dạy Hoạt động học tập của
dạy của người dạy người học

Phương pháp thuyết -Giới thiệu nội dung -Nghe giảng


trình -Trình bày -Ghi nhớ
-Kết nối, hệ thống kiến thức -Luyện tập
-Củng cố
-Tổng kết, đánh giá, kiểm tra

Phương pháp thảo luận -Chia nhóm Tổ chức phân công nhóm
nhóm -Gợi ý hướng dẫn lựa chọn đề tài -Chọn, tiếp cận đề tài
-Giao nhiệm vụ. -Trao đổi ý kiến, đưa ra ý
kiến chung của cả nhóm
-Giám sát hoạt động từng nhóm
-Trình bày kết quả thảo luận
-Phát vấn
-Đánh giá, tổng kết

Phương pháp nghiên -Nêu trường hợp điển hình -Tiếp cận vấn đề
cứu trường hợp điển -Gợi ý, hướng dẫn cách tiếp cận -Phân tích
hình vấn đề -Tranh luận, tìm hiểu, đưa
-Đánh giá, kết luận giải pháp
-Báo cáo kết quả

Phương pháp đóng vai - Nêu chủ đề - Nhận nhóm, nhận vai
- Chia nhóm và giao tình huống, - Chuẩn bị nội dung
yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. - Trình bày nội dung phù
- Quy định rõ thời gian chuẩn bị, hợp với vai diễn
thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Tổng kết, đánh giá

Phương pháp dự án - Nêu dự án - Nhận dự án


- Thu thập thông tin, xây

457
- Chia nhóm và giao dự án dựng dự án.
- Quy định rõ thời gian chuẩn bị, - Trình bày kết quả dự án
thời gian trình bày dự án của mỗi
nhóm.
- Tổng kết, đánh giá

Phương pháp giải quyết -Tạo ra tình huống, nêu vấn đề -Tiếp cận tình huống
tình huống -Tạo nhu cầu giải quyết tình -Phân tích, xử lý
huống -Tranh luận, tìm hiểu, đưa
-Đánh giá, kết luận giải pháp
-Báo cáo kết quả

7. Trang thiết bị phục vụ học phần

- Sách giáo trình, đĩa CD.

- Máy tính có nối mạng, loa, máy chiếu, đài nghe CD.

- Phòng lab có nối mạng đủ cho người học sử dụng.

8. Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

1 Đánh giá Điểm chuyên cần trung - Số buổi đi học, 10%


chuyên cần bình của tất cả các giáo - Tinh thần học tập
viên dạy học phần trên lớp,
- Hoàn thành các bài
tập được giao.

2 Đánh giá giữa Thi viết hoặc vấn đáp Bài viết, nói đúng yêu 30%
học phần nội dung đề bài thuộc cầu đề bài (hình thức
một trong những chủ và nội dung)
điểm đã học trong học Bài viết, nói đạt các
phần. yêu cầu về ngôn ngữ
(chính tả, ngữ pháp)
và về ý tưởng, nội
dung (truyền đạt được
nội dung được yêu
cầu)

3 Đánh giá cuối Thi trắc nghiệm, tự - Độ chuẩn xác của 60%
học phần luận và/ hoặc vấn đáp. nội dung trả lời câu
hỏi
- Bố cục, nội dung bài
thi viết, nói
- Theo thang chấm
điểm của Bộ môn

458
9. Nhiệm vụ của người học

- Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác sinh viên Trường Đại học
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/ QĐ-ĐHHN ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.

- Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.

- Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.

10. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý Thực Tự học
thuyết hành

1 Phân biệt các tình HL1- Bài 1-3


huống giao tiếp đặc HL2 [Trg 58-69]
thù trong các nghề 2 2 4
sales, Điều hành, HL2 [Trg 80-99]
chăm sóc khách hàng;

2 Bán tour trưc tiếp với


khách hàng (B2C)
Giao tiếp với khách
để hiểu nhu cầu của 4 8 12
khách Tư vấn, thuyết
phục khách hàng mua
sản phẩm

3 Bán tour qua các TO


(có thể qua một hay
nhiều trung gian)
(B2B):
Nhận yêu cầu từ các 4 4 8
hãng du lịch trung
gian --> tiến hành
thiết kế tour dựa trên
yêu cầu.

4 Điều hành tour: 4 4 8 HL1-bài 4


- Sau khi khách mua HL2 [Trg 119- 122]
tour (trước khi khách
đến Việt Nam), liên
hệ (giao dịch) với đối
tác để đặt dịch vụ tour

459
du lịch cho khách
hàng.
- Xử lý các vấn đề
phát sinh khi khách
đến Việt Nam.
- Đưa chương trình và
các tài liệu cần thiết
cho hướng dẫn viên
hoặc trực tiếp cho
khách.
- Thay đổi dịch vụ
nếu có sự cố xảy ra.

5 Chăm sóc khách HL1- Bài 5


hàng: HL2 [Trg 123]
- Giúp khách chuẩn bị
hành lý và trả lời các
thắc mắc trước khi đi
tour của khách
- Gọi điện cho khách
để hỏi về sự hài lòng
(sử dụng tiếng Pháp).
- Kiểm tra lại phản
hồi của khách bằng
cách hỏi lại hướng
dẫn viên. Nếu phản
hồi của khách không
tốt thì có thể đưa ra
các đề xuất đền bù
(tặng thêm các dịch 8 8 12
vụ khác, v.v). Mục
đích là làm thế nào
cho khách hài lòng
nhất có thể.Trong
trường hợp không có
hướng dẫn viên thì
cung cấp số diện thoại
liên lạc trong tình
huống khẩn cấp cho
khách để kịp thời xử
lý các biến cố.
- Xử lý các loại đơn,
phân tích các văn bản,
thư từ, v.v. (xin các
văn bản trao đổi giữa
khách hàng và chuyên
viên du lịch).

460
Ôn tập 3 3

Kiểm tra và Thi 9

11. Hướng dẫn tự học


11.1. Nội dung tự học
- Hướng dẫn người học đọc nội dung trong Tập bài giảng
- Hướng dẫn người học tìm hiểu thêm các nội dung khác ở mục 12.2 (Tài liệu tham
khảo)
- Người học hình dung trước giờ học một số tình huống phát sinh trong quá trình tư vấn
bán tour cho khách hàng, hoặc chăm sóc khách hàng để có thể chủ động đề cập, thảo luận đến
trong quá trình học trên lớp
- Khuyến khích người học tìm hiểu về nét văn hóa, tâm lý, phong cách của các đối tượng
khách đến từ các vùng đất, lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp
11.2. Phương pháp tự học
- Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học:
Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.
- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học.
- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.
- Đối với những giả định về tình huống gặp phải, học viên có thể làm việc nhóm để cùng
nhau tìm giải pháp, rồi sau đó đóng vai, ghi âm, ghi hình phần giải quyết tình huống.
- Xem phim phiên bản gốc tiếng Pháp (không dịch, không phụ đề hoặc lồng tiếng Việt)
các tình huống giao tiếp trong công việc, trong đó có giao tiếp bằng ngôn ngữ và/hoặc phi
ngôn ngữ.
11.3. Học liệu tự học
- Hướng dẫn người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp
với mục tiêu của học phần.
- Hướng dẫn người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác
liên quan như Sách giáo khoa điện tử “E-book”, học tập điện tử “E-learning”.
- Các bộ phim phiên bản gốc bằng tiếng Pháp (DVD hoặc tải phim trên Internet) đề cập
đến các tình huống giao tiếp trong công việc
12. Học liệu
12.1. Giáo trình
Tập bài giảng do các giảng viên của Khoa tiếng Pháp kết hợp với các doanh nghiệp đối
tác biên soạn

461
12.2. Tài liệu tham khảo
Catherine Glondu-Seloi (2016), Gestion de la Relation Client, 2e Edition, Le Génie
editeur.

462
KIẾN TẬP DU LỊCH

1. Thông tin chung

1.1 Tên môn học

- Tiếng Việt: Kiến tập du lịch

- Tiếng Anh: Internship of French of Tourism

1.2 Mã môn học: 61FRE4IN1

1.3 Môn học tiên quyết: 61FRE3ITO

1.4 Số tín chỉ: 3

1.5 Số giờ tín chỉ: 135

1.6 Loại môn học: Bắt buộc 

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

2 Nguyễn Văn Toàn TS Toan.fle@gmail.com Du lịch

3 Nguyễn Thu Hiền Ths hiennt@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần


Học phần cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực
tế tại các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức trước khi ra trường.
Người học có thể quan sát vận hành của doanh nghiệp du lịch nơi thực tập, nhiệm vụ và
quy trình làm việc của một hay vài vị trí công việc cụ thể, áp dụng các kiến thức và kỹ năng
ngôn ngữ và chuyên môn để thực hiện những nhiệm vụ đơn giản, mang tính chất hỗ trợ nhân
viên phụ trách kiến tập. Người học cũng có thể được nhân viên phụ trách thực tập đào tạo các
kỹ năng nghề phục vụ hoạt động nghề nghiệp sau này.
Người học có thể kiến tập hướng dẫn viên du lịch, làm trợ lý cho các vị trí như : bán
tour, chăm sóc khách hàng, nhân viên marketing trong các văn phòng du lịch, thuyết minh
viên trong các bảo tàng, nhân viên lễ tân khách sạn, nhà hàng, trợ lý nhân viên hướng dẫn du
lịch tại các khu du lịch hay các văn phòng thông tin du lịch. Ưu tiên kiến tập bằng tiếng Pháp,
tuy nhiên trong trường hợp khó khăn, người học có thể kiến tập bằng tiếng Việt.
4. Mục tiêu của học phần

MT1: Học phần nhằm đào tạo người học củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng,
quy tắc đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử đã được học trong môi trường làm việc thực

463
tế.

MT2: Học phần giúp người học tích lũy thêm và hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn và
bổ trợ trong môi trường công việc thực tế.

MT3: Thông qua học phần này, người học sẽ thực hiện các kế hoạch cụ thể triển khai
trong công việc của mình, gắn kết các vấn đề lý luận với thực tiễn và bước đầu tự đánh giá
được kết quả thực hiện của họ.

MT4: Học phần giúp người học định hướng tốt hơn về việc lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai, qua đó có thể điều chỉnh chiến lược học tập giai đoạn cuối một cách hiệu quả.

MT5: Trong quá trình kiến tập, người học sẽ nhận được những phân tích, hướng dẫn,
góp ý, tư vấn, đánh giá từ người làm công tác chuyên môn thực tế để áp dụng vào nghề
nghiệp tương lai và quá trình phát triển bản thân.

5. Chuẩn đầu ra

5.1 Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Quan sát và nhận dạng được mô hình hoạt động của doanh nghiệp.

KT2: Liên hệ kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành với thực tế: so sánh lý thuyết với
thực tế, lấy thực tế để minh họa lý thuyết, phát hiện những vận động của thực tế so với những
gì được học.

KT3: Tham gia xây dựng, thực hiện và hoàn thành một công việc thực tế đơn giản bằng
các kiến thức, kỹ năng đã tích lũy trong quá trình học.

KT4: Bước đầu vận dụng chính xác các kiến thức nền, các kiến thức chuyên ngành liên
quan đến vị trí, cơ quan, lĩnh vực thực tập.

KT5: Nhận dạng các kiến thức cần thiết cho công việc chuyên môn trong tương lai để từ
đó hoạch định lại những kiến thức đã học, đồng thời lên kế hoạch tự học, tự hoàn thiện kiến
thức trong tương lai.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học có thể:

KN1: Chủ động thực hiện và hoàn thành những công việc được giao; bước đầu thể hiện
các kỹ năng đã học vào công việc thực tế;

KN2: Bước đầu xác định các kỹ năng chuyên môn, bổ trợ cần tiếp tục tích lũy và trau
dồi;

KN3: Quan sát thực tế để từ đó rèn luyện các phương pháp, kỹ năng học và tự học, nhằm
thích nghi với môi trường công việc thực tế, xử lý được các vấn đề phát sinh trong quá trình

464
làm việc;

KN4: Vận dụng được các kiến thức về công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn,
đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ 4.0.

5.3. Thái độ

Kết thúc học phần, người học có thể:

TĐ1: Xác định được các đặc thù của ngành du lịch, của vị trí mà mình đang kiến tập để
từ đó lựa chọn chuyên ngành và nghề nghiệp, vị trí phù hợp trong tương lai.

TĐ2: Nhận thức được vị trí, vai trò của học phần Kiến tập;

TĐ3: Thể hiện sự tự tin, niềm đam mê, sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập, sự sẵn
sàng hợp tác với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác.

TĐ4: Thể hiện sự trung thực và đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề mình theo đuổi,
nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức, có
thái đúng mực với những sai lầm của mình.

TĐ5: Chủ động thực hiện các yêu cầu công việc; có thái độ làm việc cầu thị, ham học
hỏi; chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân.

TĐ6: Thích ứng với môi trường dịch vụ, đáp ứng mọi yêu cầu của cơ quan thực tập liên
quan đến công việc thực tập.

6. Nội dung chi tiết học phần và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ


STT Nội dung Học liệu
Lý thuyết Thực Tự học/
hành kiến tập

Phần 1 : Chuẩn bị


lên kế hoạch kiến
tập
Người học liên hệ với
các cơ quan có tuyển
dụng kiến tập/ thực
tập sinh để ứng cử
7
vào các vị trí kiến tập.
Giáo viên phụ trách
kiến tập liên hệ với
các doanh nghiệp đối
tác để giới thiệu các
vị trí này cho người
học
1
Hướng dẫn cách viết 4 4 8 Học liệu do giảng

465
CV, thư ứng tuyển, viên của Khoa kết
cách trả lời phỏng vấn hợp với đại diện
tuyển kiến tập, thái độ doanh nghiệp đối
cần có của kiến tập tác biên soạn.
sinh

Người học gửi hồ sơ Hồ sơ theo yêu cầu


và qua vòng xét tuyển của nhà tuyển dụng

Người học điền Phiếu


đăng ký thực tập
trong đó có kế hoạch
kiến tập rõ ràng và
xác nhận của cơ quan
tiếp nhận và nộp cho
giáo viên phụ trách
kiến tập.

2 Phần 2 : Kiến tập tại


135
cơ quan nơi kiến tập

3 Phần 3: Làm báo


cáo kiến tập
Người học lấy ý kiến
đánh giá của người
hướng dẫn kiến tập
20
trực tiếp và của đơn vị
kiến tập theo mẫu của
Bộ môn.
Người học viết báo
cáo kiến tập

4 Phần 4: Đánh giá


kiến tập
Người học nộp báo
cáo kiến tập và đánh
giá kiến tập cho giáo
viên phụ trách kiến
tập chấm điểm
chuyên môn theo tiêu 12 12 10
chí đánh giá của học
phần.
Trên lớp, người học
báo cáo kiến tập và
thảo luận theo nhóm
để rút kinh nghiệm
lẫn nhau.

466
16 16 180

7. Phương pháp và hoạt động dạy- học

- Người học tự tìm cơ sở kiến tập hoặc được giáo viên hướng dẫn kiến tập giới thiệu đến
cơ sở kiến tập. Người học có thể được yêu cầu nộp hồ sơ và qua vòng phỏng vấn xét tuyển
kiến tập.

- Sau khi được nhận, người học tiến hành kiến tập dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của người
hướng dẫn kiến tập, do cơ sở kiến tập chỉ định.

- Trong thời gian kiến tập, người học có thể liên hệ với cố vấn học tập, giảng viên phụ
trách ... để giải quyết các vấn đề vướng mắc gặp phải về mặt chuyên môn và thủ tục.

- Cố vấn học tập, giảng viên phụ trách liên hệ với người hướng dẫn kiến tập trực tiếp để
trao đổi về các vấn đề có liên quan và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực tập của người
học.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Việc đánh giá học phần thực hiện theo các quy định tại Điều 26 Quy chế đào tạo đại học
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, kèm theo QĐ số 1766/QĐ/ĐHHN ngày 22/8/2017, cụ thể
như sau:

Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

Đánh giá của cơ Đánh giá thái độ tích Các tiêu chí đánh giá chi tiết 30%
quan tiếp nhận kiến cực, kết quả, mức độ trong phụ lục kèm theo
tập hoàn thành, khả năng
thích nghi và giao tiếp
tại nơi kiến tập.

Báo cáo kiến tập Sau đợt kiến tập, sinh Các tiêu chí đánh giá chi tiết 70%
viên viết báo cáo kiến trong phụ lục kèm theo
tập.
Trên lớp, sinh viên
báo cáo kiến tập theo
nhóm và thảo luận để
rút kinh nghiệm, liên
hệ kinh nghiệm thực tế
và kiến thức được học
trên lớp.

9. Các tài liệu phục vụ kiến tập

Các tài liệu và giấy tờ cần thiết để làm thủ tục và hướng dẫn thực tập do Khoa quản lý
cung cấp:

- Phụ lục 1: Mẫu phiếu đăng ký kiến tập

467
- Phụ lục 2: Mẫu phiếu đánh giá kiến tập

- Phụ lục 3: Quy định về nội dung báo cáo kiến tập

- Phụ lục 4: Mẫu bìa báo cáo kiến tập

468
THỰC TẬP DU LỊCH

1. Thông tin chung

1.1 Tên học phần

- Tiếng Việt: Thực tập

- Tiếng Anh: Practicum of French of Tourism

1.2 Mã học phần: 61FRE4IN2

1.3 Học phần tiên quyết: 61FRE4IN1

1.4 Số tín chỉ: 6

1.5 Số giờ tín chỉ: 270-540

1.6 Loại môn học: áp dụng cho người học không làm luận văn tốt nghiệp

2. Thông tin về giảng viên

STT Họ và tên Học vị Email Tổ-Bộ môn

1 Đỗ Quỳnh Hương TS huongdq@hanu.edu.vn Du lịch

2 Nguyễn Văn Toàn TS Toan.fle@gmail.com Du lịch

3 Nguyễn Thu Hiền Ths hiennt@hanu.edu.vn Du lịch

3. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực
tế tại các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức trước khi ra trường.

Ở học phần này, người học có thể vận dụng chính xác các kiến thức, kỹ năng, quy tắc
ứng xử, và đạo đức nghề nghiệp đã học được vào môi trường công việc thực tế; Người học có
thể triển khai các kế hoạch cụ thể cho công việc của mình, gắn kết các vấn đề lý luận với thực
tiễn và tự đánh giá được kết quả thực hiện. Người học trực tiếp thực hiện các công việc thực
tiễn tại cơ sở thực tập; tiến hành đánh giá về năng lực chuyên môn, khả năng thích nghi với
công việc, khả năng giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác... đồng thời đánh giá mức
độ hoàn thành công việc theo các nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác, người học có nhiệm
vụ phát hiện những vấn đề thực tiễn và đưa ra các giải pháp có lợi cho doanh nghiệp hoặc xây
dựng các chủ đề nghiên cứu.

Người học có thể thực tập tại các vị trí thuộc các nghề nghiệp mà chương trình hướng tới
(hướng dẫn viên tiếng Pháp và nhân viên văn phòng du lịch), trong các doanh nghiệp dịch vụ
lữ hành, lưu trú, ăn uống phục vụ khách nói tiếng Pháp, hay trong các cơ quan nhà nước thuộc
lĩnh vực quảng bá, thông tin du lịch đến khách hàng nói tiếng Pháp.

469
4. Mục tiêu của học phần

MT1 : Học phần nhằm đào tạo người học củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng,
quy tắc đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử đã được học trong môi trường làm việc thực
tế.

MT2 : Học phần giúp người học tích lũy thêm và hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn và
bổ trợ trong môi trường công việc thực tế.

MT3 : Thông qua học phần này, người học sẽ thực hiện các kế hoạch cụ thể triển khai
trong công việc của mình, gắn kết các vấn đề lý luận với thực tiễn và bước đầu tự đánh giá
được kết quả thực hiện của họ.

MT4 : Học phần giúp người học định hướng tốt hơn về việc lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai, qua đó có thể điều chỉnh chiến lược học tập giai đoạn cuối một cách hiệu quả.

MT5 : Trong quá trình thực tập, người học sẽ nhận được những phân tích, hướng dẫn,
góp ý, tư vấn, đánh giá từ người làm công tác chuyên môn thực tế để áp dụng vào nghề
nghiệp tương lai và quá trình phát triển bản thân.

5. Chuẩn đầu ra

5.1. Kiến thức

Kết thúc học phần, người học có thể:

KT1: Tham gia xây dựng, thực hiện và hoàn thành một công việc thực tế bằng các kiến
thức, kỹ năng đã tích lũy trong quá trình học.

KT2: Vận dụng chính xác các kiến thức nền, các kiến thức chuyên ngành liên quan đến
vị trí, cơ quan, lĩnh vực thực tập.

KT3: Nhận dạng các kiến thức cần thiết cho công việc chuyên môn trong tương lai để từ
đó hoạch định lại những kiến thức đã học, đồng thời lên kế hoạch tự học, tự hoàn thiện kiến
thức trong tương lai.

5.2. Kỹ năng

Kết thúc học phần, người học có thể:

KN1: Chủ động thực hiện và hoàn thành những công việc được giao; thể hiện đầy đủ các
kỹ năng đã học vào công việc thực tế;

KN2: Xác định một cách rõ ràng và toàn diện về các kỹ năng chuyên môn, bổ trợ cần
tiếp tục tích lũy và trau dồi;

KN3: Quan sát thực tế để từ đó rèn luyện các phương pháp, kỹ năng học và tự học, nhằm
thích nghi với môi trường công việc thực tế, xử lý được các vấn đề phát sinh trong quá trình
làm việc;

470
KN4: Hình thành nhóm, điều khiển, phân công hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ
năng tương tác trong nội bộ nhóm và với các nhóm khác;

KN5: Vận dụng được các kiến thức về công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn,
đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ 4.0.

5.3. Thái độ

Kết thúc học phần, người học có thể:

TĐ1: Nhận thức được vị trí, vai trò của học phần Thực tập;

TĐ2: Thể hiện sự tự tin, niềm đam mê, sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập, sự sẵn
sàng hợp tác với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác.

TĐ3: Thể hiện sự trung thực và đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề mình theo đuổi,
nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của
mình, có thái đúng mực với những sai lầm của mình.

TĐ4: Chủ động thực hiện các yêu cầu công việc; có thái độ làm việc thuần thục, chuyên
nghiệp; chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân.

TĐ5: Thích ứng với môi trường dịch vụ, phục vụ khách quốc tế, đáp ứng mọi yêu cầu
của cơ quan thực tập liên quan đến công việc thực tập.

6. Nội dung chi tiết và kế hoạch giảng dạy

Số giờ tín chỉ

Lý Thực Tự
STT Nội dung Học liệu
thuyết hành
học/Thực
tập

1 Phần 1: Chuẩn bị
lên kế hoạch thực
tập
Người học liên hệ với
các cơ quan có tuyển
dụng thực tập sinh để
ứng cử vào các vị trí
thực tập. 7

Giáo viên phụ trách


thực tập liên hệ với
các doanh nghiệp đối
tác để giới thiệu các
vị trí này cho người
học

471
Hướng dẫn cách viết Học liệu do giảng
CV, thư ứng tuyển,
viên của Khoa kết
cách trả lời phỏng vấn
tuyển thực tập, thái độ 4 4 8 hợp với đại diện
cần có của thực tập doanh nghiệp đối
sinh
tác biên soạn.

Người học gửi hồ sơ Hồ sơ theo yêu cầu


và qua vòng xét tuyển
của nhà tuyển dụng

Người học điền Phiếu


đăng ký thực tập
trong đó có kế hoạch
thực tập rõ ràng và
xác nhận của cơ quan
tiếp nhận và nộp cho
giáo viên phụ trách
thực tập

2 Phần 2 : Thực tập


tại cơ quan nhận 270
thực tập

3 Phần 3: Làm báo


cáo thực tập
Người học lấy ý kiến
đánh giá của người 40
hướng dẫn thực tập
trực tiếp và của đơn vị
thực tập theo mẫu của
Bộ môn.

4 Phần 4: Đánh giá


thực tập
Người học nộp báo
cáo thực tập và đánh
giá thực tập cho giáo
viên phụ trách thực
tập chấm điểm
chuyên môn theo tiêu 12 12 10
chí đánh giá của học
phần.
Trên lớp, người học
báo cáo thực tập và
thảo luận theo nhóm
để rút kinh nghiệm
lẫn nhau.

472
16 16 335

7. Phương pháp và hoạt động dạy- học

- Người học tự tìm cơ sở thực tập hoặc được giáo viên hướng dẫn thực tập giới thiệu đến
cơ sở thực tập. Người học có thể được yêu cầu nộp hồ sơ và qua vòng phỏng vấn xét tuyển
thực tập

- Sau khi được nhận, người học tiến hành thực tập dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của người
hướng dẫn thực tập, do cơ sở thực tập chỉ định.

- Trong thời gian thực tập, người học có thể liên hệ với cố vấn học tập, giảng viên phụ
trách ... để giải quyết các vấn đề vướng mắc gặp phải về mặt chuyên môn và thủ tục.

- Cố vấn học tập, giảng viên phụ trách liên hệ với người hướng dẫn thực tập trực tiếp để
trao đổi về các vấn đề có liên quan và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực tập của người
học.

8. Phương pháp đánh giá học phần

Việc đánh giá học phần thực hiện theo các quy định tại Điều 26 Quy chế đào tạo đại học
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, kèm theo QĐ số 1766/QĐ/ĐHHN ngày 22/8/2017, cụ thể
như sau:

Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng số

Đánh giá của cơ Đánh giá thái độ tích Các tiêu chí đánh giá 30%
quan tiếp nhận kiến cực, kết quả, mức độ chi tiết trong phụ lục
tập/ thực tập hoàn thành, khả năng kèm theo
thích nghi và giao tiếp
tại nơi thực tập.

Báo cáo kiến tập/ Sau đợt thực tập, sinh Các tiêu chí đánh giá 70%
thực tập viên viết báo cáo thực chi tiết trong phụ lục
tập. kèm theo
Trên lớp, sinh viên
báo cáo kiến tập theo
nhóm và thảo luận để
rút kinh nghiệm, liên
hệ kinh nghiệm thực tế
và kiến thức được học
trên lớp.

9. Phụ lục: Các tài liệu phục vụ kiến tập/ thực tập

- Phụ lục 1: Mẫu phiếu đăng ký kiến tập/ thực tập

473
- Phụ lục 2: Mẫu phiếu đánh giá kiến tập/ thực tập

- Phụ lục 3: Quy định về nội dung báo cáo kiến tập/ thực tập

- Phụ lục 4 : Mẫu bìa báo cáo kiến tập/ thực tập

474
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Khoa tiếng Pháp

Bộ môn Du lịch

PHIẾU ĐĂNG KÝ KIẾN TẬP/ THỰC TẬP

Năm học …

Họ và tên: ……………………………………………………………………………….

Ngày sinh: ………………………………………………………………………

Lớp: ………………………………. Mã số SV: …………………………………

SĐT: …………………………………… Email: ………………………………...

Đơn vị tiếp nhận thực tập: ……………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………….…………………

Website: …………………………………………………………….………………

Người hướng dẫn thực tập: ………………………………………..………………

Chuyên môn/Chức vụ: ………………………Số thẻ hành nghề (với HDV) ………

SĐT: …………………………………… Email: ……………….………………

Thời gian thực tập: từ … / …. / 201… đến … / …. / 201…

◻ Toàn thời gian ◻ Bán thời gian

Lưu ý:

+ Từ tháng 12/2019 đến giữa tháng 6/2020: chỉ được thực tập bán thời gian

+ Từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 8/2020: có thể thực tập toàn thời gian

Kế hoạch thực tập chi tiết:

Từ….. đến…….. Thời gian kiến tập/ thực tập Công việc đảm nhiệm Các kiến thức và kỹ
(/ tuần hoặc tháng) năng mong muốn
học được

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm….

Thực tập sinh Chứng nhận của cơ quan tiếp nhận Người hướng dẫn

(đóng dấu)

475
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Khoa tiếng Pháp

Bộ môn Du lịch

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN TẬP/ THỰC TẬP

Họ và tên thực tập sinh: …………………………………………………………………...

Ngày sinh: …………………………… Mã số SV: ………………………………………

Thời gian kiến tập/ thực tập: từ … / …. / 201… đến … / …. / 201…

Người hướng dẫn kiến tập/ thực tập: …………………………………………….………

Chuyên môn/Chức vụ: …………………………………………………………………..

SĐT: …………………………………… Email: ……………….…………………..

Cơ quan tiếp nhận kiến tập/ thực tập: ……………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………….…………………………….

Website: …………………………………………………….……………………………

Bộ môn Du lịch (Khoa tiếng Pháp - Trường Đại học Hà Nội) trân trọng cảm ơn Quý
Bà/Quý Ông đã cho phép sinh viên của chúng tôi được kiến tập/ thực tập tại đơn vị.

Nhằm đánh giá một cách chính xác và khách quan thời gian kiến tập/ Thực tập của sinh
viên, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà tuyển
dụng, chúng tôi mong Quý vị trả lời phiếu đánh giá sau đây. Quý vị cũng có thể liên hệ với
Bộ môn qua email: huongdq@hanu.edu.vn (Bà Đỗ Quỳnh Hương - Trưởng Bộ môn).

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý vị!

Xuất Rất Tốt Trung Yếu


sắc tốt bình

Hiệu quả công việc

Chuyên cần, kỷ luật giờ làm việc

Số lượng công việc thực hiện (tổng số giờ tối


thiểu : 135 giờ cho cả đợt kiến tập/ thực tập)

Chất lượng công việc thực hiện

Hoàn thành công việc theo thời hạn

Đáp ứng yêu cầu của cơ quan và/hoặc khách

476
hàng

Năng lực chuyên môn

Kiến thức chung

Kiến thức chuyên môn

Năng lực giao tiếp (tiếng Việt)

Năng lực ngoại ngữ (tiếng Pháp)

Trình độ CNTT

Kỹ năng, thái độ làm việc

Lập kế hoạch và quản lí thời gian

Khả năng phân tích, đánh giá, xử lí tình


huống

Nghiêm túc, tôn trọng quy định của cơ quan

Chủ động, sáng tạo trong công việc

Khả năng hoà nhập, thích ứng, linh hoạt

Tinh thần trách nhiệm

Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi

Quan hệ với đồng nghiệp

Trao đổi, giao tiếp với đồng nghiệp

Tinh thần làm việc nhóm

Lắng nghe, học hỏi từ đồng nghiệp

Điểm mạnh của thực tập sinh: …………………………………………………………..

.…………………………..……………………………………………………………….

Điểm cần hoàn thiện: …………………………………………………………..………..

.…………………………………………..……………………………………………….

Lĩnh vực thực tập sinh cần trau dồi thêm: ………………………………………………

……………………………..……………………………………………………………….

Góp ý của Quý vị cho chương trình đào tạo của định hướng Du lịch, ngành Cử nhân
Ngôn ngữ Pháp : .……………………………………………………………………………….

477
Chứng nhận của cơ quan tiếp nhận Người hướng dẫn

(đóng dấu)

478
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Khoa tiếng Pháp

Bộ môn Du lịch

NỘI DUNG BÁO CÁO KIẾN TẬP/ THỰC TẬP

1) Trang bìa

2) Mục lục

Bao gồm mục lục các phần chính cũng như các phụ lục đi kèm

3) Giới thiệu chung về đơn vị thực tập (tối đa 3 trang)

● Lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh

● Lĩnh vực hoạt động, quy mô (tổng thu nhập, số lượng nhân viên)

● Sản phẩm chính, phân khúc thị trường, cạnh tranh

● Sơ đồ tổ chức

4) Kế hoạch thực tập (tối đa 1 trang )

● Giới thiệu ngắn gọn về bộ phận nơi sinh viên kiến tập/ thực tập

● Thời gian kiến tập/ thực tập

● Định hướng kiến tập/ thực tập

● Nhiệm vụ chính cần thực hiện

5) Các nhiệm vụ chính đã thực hiện (tối đa 3 trang)

● Liệt kê và tóm tắt các nhiệm vụ, công việc đã hoàn thành trong thời gian kiến tập/ thực
tập.

● Với mỗi nhiệm vụ, nêu các hoạt động đã thực hiện và kết quả

● Nêu ví dụ trong phần phụ lục (xem ở phía dưới)

6) Những điều đã sinh viên đã đạt được qua kì thực tập (tối đa 3 trang)

● Về kiến thức: mô tả ngắn gọn những kiến thức sinh viên đã đạt được

● Về kĩ năng: mô tả những kĩ năng và năng lực làm việc mà sinh viên đã đạt được,
những kĩ năng nào học tại trường đã giúp ích cho công việc…

● Về thái độ làm việc: những thái độ, hành vi, giá trị mà sinh viên đánh giá là quan
trọng, giúp ích cho việc phát triển sự nghiệp trong tương lai

479
● Nhiệm vụ thách thức nhất: mô tả nhiệm vụ khó khăn, thách thức nhất mà sinh viên đã
được giao trong thời gian kiến tập/ thực tập, sinh viên hoàn thành như thế nào và đã vượt qua
thách thức như thế nào…

7) Liên hệ với những kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học (tối đa 1 trang)

● Sinh viên chọn kiến thức/kỹ năng/thái độ đã học trong 1 môn học bất kì để phân tích,
so sánh giữa lý thuyết và thực tế

8) Tóm tắt về kì thực tập (tối đa 1 trang)

● Bao gồm những điểm tích cực và chưa tích cực, những bài học đạt được và định
hướng nghề nghiệp trong tương lai

9) Phụ lục

● Bao gồm các tài liệu bổ sung cho báo cáo, ví dụ: phiếu đánh giá kiến tập/ thực tập, ví
dụ về các nhiệm vụ đã thực hiện…

● Sinh viên cần hoàn thành đầy đủ các nội dung báo cáo theo quy định, không được bỏ
qua bất cứ nội dung nào vì tất cả đều quan trọng, góp phần vào việc đánh giá môn học

● Những thông tin trong báo cáo phải dựa trên những quan sát, học hỏi và trải nghiệm
mà cá nhân sinh viên đạt được và đúc kết trong quá trình thực tập. Gian dối hoặc sao chép nội
dung mà không nêu rõ nguồn thông tin sẽ không được chấp nhận, sinh viên sẽ bị trượt trong
học phần kiến tập/ thực tập. KHÔNG ĐƯỢC đưa những thông tin bí mật của cơ quan vào báo
cáo.

● Sinh viên hoàn thành và nộp Báo cáo thực tập: bản cứng nộp tại Văn phòng khoa tiếng
Pháp và bản mềm nộp qua email của giảng viên phụ trách theo thời hạn quy định. Bộ môn
không chấp nhận bất kì báo cáo nào nộp sau thời hạn quy định.

● Phiếu đánh giá kiến tập/ thực tập cần phải có chữ kí của người hướng dẫn và đóng dấu
của cơ quan nhận kiến tập/ thực tập. Thiếu 1 trong 2 thông tin trên, báo cáo không được chấp
nhận.

● Báo cáo kiến tập/ thực tập BẮT BUỘC phải được trình bày như sau:

o Cỡ chữ = 12

o Phông chữ = Times New Roman

o Cách dòng 1.5 pts

o Lề trái: 3 cm, lề phải, lề trên, lề dưới: 2,5 cm

o Đánh số trang: không đánh số trang bìa và mục lục, đánh số phân biệt giữa nội dung
chính và phụ lục

480
o Tối đa 20 trang, không kể trang bìa, mục lục và phụ lục

● Lưu ý về BÌA:

o Làm theo mẫu dưới đây

o In trên nền trắng + bìa mica, dập ghim và dán gáy thành quyển

481
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

KHOA TIẾNG PHÁP

Bộ môn Du lịch

BÁO CÁO KIẾN TẬP/ THỰC TẬP

Tại Công ty …

Vị trí: bán tour / marketing / chăm sóc khách hàng / hướng dẫn viên

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN VĂN A

Lớp 1P17

Giảng viên phụ trách:

Cô Trần Thị B

Năm học

482

You might also like