You are on page 1of 75

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH


NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
Nhóm 6
Hồ Tấn Tùng
Nguyễn Thị Hương Quỳnh
Nguyễn Thị Mỹ Hảo
Hoàng Thị Mỷ Linh

TP.HCM, ngày 22 tháng 05 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi đến quý thầy cô đang giảng dạy và làm việc tại trường
Đại học Tài Chính - Marketing, thầy cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng lời
chúc sức khỏe.
Trong quá trình học tập, với sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô trường
Đại học Tài Chính - Marketing, tôi đã có được những kiến thức thực tiễn về
phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp tôi hoàn thành đề tài
phân tích báo cáo tài chính và định giá doanh nghiệp và từ đó có thêm nhiều
kinh nghiệm cho bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng
dẫn – PGS. TS. Phạm Tiến Đạt đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian hoàn
thành đề tài.
Một lần nữa, tôi xin chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào và luôn thành
công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH SÁCH NHÓM VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

MỨC Ghi
STT MSHV HỌ VÀ TÊN ĐÓNG chú
GÓP

1 5221906T003 Nguyễn Thị Mỹ Hảo 25%

2 5221906T005 Hoàng Thị Mỷ Linh 25%

3 5221906T015 Nguyễn Thị Hương Quỳnh 25%

Nhóm
4 5221906T018 Hồ Tấn Tùng 25%
trưởng
DANH MỤC VIẾT TẮT

ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản


ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
PM Tỷ số lợi nhuận biên
BEP Tỷ số sinh lời cơ sở
EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
BVPS Giá trị sổ sách của một cổ phiếu
P/E Chỉ số giá thị trường trên thu nhập
P/B Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu Đồ 2.1: Tình Hình Doanh Thu Thuần Của Công Ty Năm 2019-2021
Bảng 2. 2: Chi Phí Của Công Ty Từ Năm 2019 Đến 2021
Bảng 2.3: Giá Vốn Hàng Bán Của Một Số Doanh Nghiệp Trong Ngành Thép
Biểu Đồ 2.4: Tình Hình Lnst Của Công Ty Năm 2019 Đến Năm 2021
Biểu Đồ 2.5: Tình Hình Tài Sản Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Biểu Đồ 2.6: Cơ Cấu Tài Sản Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Biểu Đồ 2.7: Tình Hình Tsnh Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Biểu Đồ 2.8: Cơ Cấu Tài Sản Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Biểu Đồ 2.9: Tình Hình Tsnh Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Biểu Đồ 2. 10: Tình Hình Tsdh Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Biểu Đồ 2.11: Cơ Cấu Tsdh Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Biểu Đồ 2.12: Tình Hình Nguồn Vốn Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Biểu Đồ 2.13: Tình Hình Nợ Phải Trả Của Công Ty Năm 2019 -2021
Biểu Đồ 2.14: Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Công Ty Năm 2019 - 2021
Bảng 2.15: Bảng Kê Biến Động Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Công Ty
Năm 2019 - 2021
Bảng 2. 16: Bảng Phân Tích Biến Động Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Công Ty
Năm 2019 - 2020
Bảng 2. 17: Bảng Phân Tích Biến Động Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Công Ty
Trong Năm 2020 – 2021
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam không ngừng thúc đẩy mở cửa với các
quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới và đã từng bước đạt được những
thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, chính trị, ... Đặc biệt trong kỷ nguyên số
như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội
cũng như thách thức, mà ở đó sự đào thải luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải
xem xét thận trọng trong từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh
tranh của mình.
Đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, năm
2021 là một năm đầy biến động. Dịch bệnh Covid – 19 diễn ra phức tạp khiến
hoạt động tài chính của các doanh nghiệp đứng trước những thử thách hơn bao
giờ hết. Song hành với sự cạnh tranh khốc liệt cùng với yếu tố dịch bệnh, hàng
loạt doanh nghiệp không huy động được vốn, thiếu nguồn nhân lực, ... và có
nguy cơ đóng cửa. Trong hoàn cảnh đó, là một doanh nghiệp lớn – Công ty cổ
phần (CTCP) Tập đoàn Hoa Sen cũng không thể tránh khỏi những khó khăn,
biến động. Nhưng một câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để Hoa Sen vẫn
duy trì được thị phần cũng như lợi nhuận không hề sụt giảm khi đứng trước
bài toán hóc búa trên?
Để đánh giá một cách khách quan hơn về tình hình tài chính của CTCP Tập
đoàn Hoa Sen, phân tích báo cáo tài chính và định giá doanh nghiệp sẽ là câu
trả lời rõ ràng nhất cho chúng ta về những thắc mắc đó. Không những vậy,
phân tích báo cáo tài chính và định giá doanh nghiệp còn giúp ta làm rõ được
những mặt mạnh trong công tác tài chính đồng thời phát hiện những mặt hạn
chế nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó
ta có thể đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp. Nắm bắt được
tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề phân tích báo cáo tài chính và định
giá trong doanh nghiệp cũng như ấn tượng trước những kết quả hoạt động kinh
doanh của Hoa Sen, tôi đã chọn: “Phân tích báo cáo tài chính và định giá
doanh nghiệp của CTCP tập đoàn Hoa Sen” làm đề tài khóa phân tích của
mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp cụ thể bằng những kiến thức đã học.
Mục tiêu cụ thể: Phân tích báo cáo tài chính và định giá doanh nghiệp từ đó
đưa ra những nguyên nhân về sự biến động tài chính trong 3 năm 2019 - 2021
của CTCP Tập đoàn Hoa Sen. Sau đó nhìn nhận những ưu điểm - hạn chế của
doanh nghiệp nhằm đưa ra một số biện pháp giúp nâng cao tình hình tài chính
của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính, xu hướng phát triển của Hoa Sen -
một doanh nghiệp đa ngành với ngành nghề chủ yếu là sản xuất và kinh doanh
thép.
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Hoa Sen
trong 3 năm 2019-2021 thông qua các báo cáo và chỉ tiêu tài chính của công ty
trong giai đoạn này. Qua đó đánh giá tổng thể về hiệu quả hoạt động sản xuất
– kinh doanh của công ty.
4. Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh theo chiều dọc và
theo chiều ngang, phương pháp tỷ lệ, phương pháp tiếp cân thu nhập để định
giá Doanh nghiệp kết hợp với những kiến thức thực tế đã học và các tài liệu
tham khảo.
Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần:
Chương 1. Giới thiệu khái quát về CTCP Tập đoàn Hoa Sen
Chương 2. Phân tích báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Hoa Sen
Chương 3. Định giá CTCP Tập Đoàn Hòa Phát
CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
1.1. Khái quát về Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
1.1.1. Giới thiệu sơ lược

 Tên doanh nghiệp: CTCP Tập đoàn Hoa Sen

 Tên giao dịch bằng tiếng Anh: HOA SEN GROUP JOINT
STOCK COMPANY

 Vốn điều lệ: 4.446.252.130.000 đồng (Bằng chữ: Bốn nghìn bốn
trăm bốn mươi sáu tỷ hai trăm năm hai triệu một trăm ba mươi
ngàn đồng)

 Mã cổ phiếu: HSG

 Thời gian thành lập: 08/08/2001

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3700381324

 Địa chỉ trụ sở chính: Số 9, Đại lộ Thống Nhất, Khu công nghiệp
Sóng Thần II, Phường Dĩ An, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình
Dương, Việt Nam

 Số điện thoại: (028) 3997 5569

 Số fax: 028 3847 9882

 Website: https://www.hoasengroup.vn/

 Logo:

Hình 1.1. Logo của CTCP Tập đoàn Hoa Sen


(Nguồn hoasen.com.vn)

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển


Ngày 08/8/2001, Công ty Cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hoa Sen, được thành lập với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, bao gồm 22
nhân viên và 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ trực thuộc.
Năm 2002 – 2003, tăng số lượng chi nhánh lên 34, tập trung chủ yếu tại các
khu vực: Miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
Ngày 08/8/2004, khánh thành trụ sở Tập đoàn Hoa Sen tại số 09 Đại lộ Thống
nhất, KCN Sóng Thần 2, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Đồng thời, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ màu I, công suất
thiết kế 45.000 tấn/năm.
Năm 2005, số lượng chi nhánh tăng lên 56, đồng thời đưa vào hoạt động các
dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I, dây chuyền mạ màu II và dây chuyền mạ
công nghệ NOF.
Tháng 11/2006, thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với số vốn điều lệ
320 tỷ đồng.
Tháng 12/2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hoa Sen và tiến hành nhận sáp nhập 3 công ty, gồm Công ty Cổ phần
Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Hoa Sen, Công ty Cổ phần Cơ khí và
Xây dựng Hoa Sen.
Ngày 5/12/2008, cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen được niêm yết tại Sở Giao
dịch Chứng khoán TP. HCM với mã chứng khoán HSG.
Năm 2009, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 570 tỷ đồng lên 1.008 tỷ đồng.
Năm 2010, hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và
nâng tổng số chi nhánh tăng lên 106.
Năm 2012, công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
Tháng 3/2013, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mỏng (công nghệ
NOF) với công suất thiết kế 120.000 tấn/năm thuộc giai đoạn 2 dự án Nhà
máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ.
Ngày 8/01/2014, đưa vào hoạt động các dây chuyền thuộc giai đoạn 2 dự án
Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, nâng tổng công suất thiết kế các dây chuyền
hiện tại của Tập đoàn lên gần 1 triệu tấn cán nguội và 1.2 triệu tấn tôn mạ mỗi
năm.
Năm 2015, tổng số chi nhánh tăng lên 190 và vốn điều lệ của Tập đoàn tăng
từ 1.008 tỷ đồng lên 1.310 tỷ đồng.
Năm 2016, được vinh danh “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt
Nam 2016”, khẳng định khả năng quản trị xuất sắc, minh bạch, chiến lược rõ
ràng và tầm nhìn tốt của Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cùng nỗ lực của toàn
thể CBCNV Hoa Sen trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đón nhận huân
chương Lao động Hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Năm 2017, Tập đoàn lần thứ hai vinh dự nhận được giải thưởng “Công ty
được quản lý tốt nhất Châu Á” do tạp chí tài chính Euromoney bình chọn.
Cũng trong năm 2017, hệ thống ERP được triển khai, đánh dấu bước tiến lớn
của Tập đoàn trong việc nâng cao hiệu quả quản trị. Cuối năm 2017, Tập đoàn
được vinh danh trong Top 3 – Mid Cap Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động
Quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2017 (IR Awards 2017).
Năm 2018, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 3.850 tỷ đồng,
đồng thời chính thức triển khai tái cấu trúc HTPP trên toàn quốc theo mô hình
Chi nhánh Tỉnh.
Năm 2019, Tập đoàn hoàn thành công tác tái cấu trúc HTPP theo mô hình Chi
nhánh Tỉnh. Cuối năm 2019, Tập đoàn được vinh danh trong top 100 Doanh
nghiệp phát triển bền vững năm 2019.
Năm 2020, tiếp tục đạt Thương hiệu Quốc gia cho cả 3 nhóm sản phẩm: Tôn
Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen, Ống thép Hoa Sen (lần thứ 5 liên tiếp), khẳng
định vị thế và uy tín của Hoa Sen – thương hiệu dẫn đầu trên thương trường.
Tháng 03/2021, tiếp tục thiết lập kỷ lục xuất khẩu mới với sản lượng 121.000
tấn, doanh thu xuất khẩu vượt mốc 100 triệu USD/tháng. Tập đoàn Hoa Sen
đang dẫn đầu và chiếm gần 1/2 sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành với
kênh xuất khẩu rộng khắp đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 25/4/2021, sản phẩm Tôn Hoa Sen và Ống thép Hoa Sen vinh dự nhận
Giải thưởng Vàng Chất lượng Quốc gia 2019-2020. Đây là giải thưởng cao
nhất về chất lượng sản phẩm hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ trao tặng
nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội
nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong 6 tháng cuối năm 2021, Tập đoàn Hoa Sen liên tiếp đón nhận các
giải thưởng cao quý như:
Top 1 "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2020 của ngành Vật liệu xây
dựng do Hiệp hội Thép Việt Nam xét chọn đề xuất và được Bộ Công Thương
phê duyệt.
“Top 50 Doanh nghiệp đại chúng uy tín và hiệu quả 2021” do Forbes Việt
Nam bình chọn, nằm trong những đại diện doanh nghiệp đã nỗ lực vượt trội để
vươn lên trước những thách thức của dịch bệnh, thể hiện tiềm năng tăng
trưởng và mức độ phát triển bền vững.
Hệ thống Siêu thị vật liệu xây dựng & Nội thất Hoa Sen Home của Tập đoàn
Hoa Sen được vinh danh “Đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, nội thất tiêu
biểu” trong Chương trình bình chọn Bất động sản tiêu biểu Việt Nam 2021 do
Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức.
“Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021” do Forbes Việt Nam thực hiện,
khẳng định vị thế, uy tín thương hiệu của Tập đoàn Hoa Sen trong bối cảnh
nền kinh tế nói chung và ngành tôn thép nói riêng trong năm 2021 gặp nhiều
khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen
Tôn Hoa Sen: Tôn lạnh; Hoa Sen Gold; Tôn lạnh màu; Tôn kẽm; Tôn kẽm
màu; Tôn vân gỗ.
Thép dày mạ: Xà gồ C; xà gồ Z; cán sóng đổ sàn; cắt tấm (phẳng).
Ống kẽm Hoa Sen: Ống kẽm mạ; ống kẽm nhúng nóng.
Ống nhựa Hoa Sen: Ống nhựa UPVC; ống nhựa HDPE; ống nhựa PP-R; ống
nhựa PP-R 2 lớp chống tia UV…
1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn
Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực
ASEAN trong lĩnh vực vật liệu xây dựng bằng chiến lược phát triển bền vững,
trong đó tập trung vào các sản phẩm truyền thống: tôn, thép, nhựa trên cơ sở
xây dựng và phát triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi; quy trình sản xuất kinh
doanh khép kín, hệ thống phân phối- bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi
thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và
văn hóa doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang
lại giá trị gia tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội.
Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm mang lại thương hiệu Hoa Sen với chất
lượng quốc tế và giá hợp lý, đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển cộng đồng.
1.2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động Kinh doanh của
Tập Đoàn Hoa Sen
Năm 2020, đại bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu tạo ra những tác động
chưa từng có tiền lệ đối với tình hình kinh tế - xã hội ở các quốc gia trên thế
giới. Giá thép nguyên liệu biến động khó lường. Các doanh nghiệp đối mặt với
các biện pháp phòng vệ thương mại từ các thị trường xuất khẩu. Thị trường
nội địa cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, bằng chiến lược kinh doanh
linh hoạt và đúng đắn, kết thúc NĐTC 2019-2020 (từ ngày 01/10/2019 đến
30/9/2020), HSG vẫn đạt được kết quả kinh doanh bứt phá ngoạn mục: Sản
lượng đạt 1,622,682 tấn, vượt 8% kế hoạch, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ
năm trước; doanh thu đạt 27,531 tỷ đồng, hoàn thành 98% kế hoạch; lợi nhuận
sau thuế đạt 1,153 tỷ đồng, thực hiện 288% kế hoạch và tăng trưởng 219% so
cùng kỳ.
Trong 9 quý vừa qua (1/1/2019 - 31/3/2021), HSG tăng trưởng mạnh về cả
doanh thu và lợi nhuận gộp. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kép bình quân theo
quý (CAGR theo quý) của doanh thu là 5,8% và của lợi nhuận gộp là 12,1%.
Hơn nữa, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này cũng duy trì ở mức cao,
dao động 15-18% trong 6 quý liên tiếp.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2020, HSG tiếp tục
tăng trưởng thị phần tôn mạ và củng cố vị thế dẫn đầu thị trường với thị phần
34%; thị phần ống thép của HSG đứng vị trí thứ hai với thị phần 17%. Đồng
thời, HSG đã khẳng định vị trí top 3 nhà sản xuất và kinh doanh ống nhựa
hàng đầu Việt Nam, sản lượng ống nhựa Hoa Sen liên tục tăng trưởng.
Lý giải về kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng trong thời gian qua, đại diện
Hoa Sen chia sẻ: Ngoài yếu tố thị trường thép diễn biến thuận lợi thì nội tại
doanh nghiệp cũng có bước tiến rõ rệt giúp duy trì lợi nhuận tăng trưởng liên
tục. Mặc dù giá thép cuộn cán nóng (HRC) – nguyên liệu đầu vào của tập
đoàn liên tục tăng trong thời gian qua nhưng biên lợi nhuận gộp vẫn tiếp tục
duy trì ở mức cao, dao động từ 15% - 18% trong 6 quý liên tiếp. Kết quả này
xuất phát từ sức mạnh của hệ thống phân phối hơn 536 chi nhánh - cửa hàng
trên toàn quốc. Hệ thống phân phối giúp HSG đảm bảo sản lượng đầu ra,
mang về dòng tiền mặt dồi dào và ổn định, rút ngắn vòng quay hàng tồn kho
và tối đa hóa lợi nhuận của HSG. Đồng thời, hệ thống sản xuất 10 nhà máy đặt
gần các cảng biển lớn với lợi thế về logistics đã hỗ trợ rất tốt cho HSG và tiết
giảm đáng kể chi phí vận chuyển.
Ngoài ra, việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế đã mang đến cho HSG càng nhiều cơ hội tiếp cận với các thị
trường đặc biệt khó tính. Trong các năm trước, kênh xuất khẩu chỉ chiếm
khoảng 34 - 37% cơ cấu sản lượng tiêu thụ thành phẩm của tập đoàn. Tuy
nhiên, niên độ 2019 - 2020, kênh xuất khẩu tăng trưởng mạnh mà chiếm tỷ
trọng 43% với 644.000 tấn. Năm qua, bên cạnh thị trường truyền thống thì tập
đoàn đã mở rộng ra các thị trường tiềm năng như châu Mỹ, châu Âu để tận
dụng hiệu quả các điều kiện thuận lợi của CPTPP và EVFTA. Sản lượng xuất
khẩu 4 tháng đầu năm của Hoa Sen đạt 416.000 tấn bao gồm tôn mạ 397.000
tấn, ống thép 19.121 tấn. Tỷ trọng xuất khẩu trên sản lượng bán hàng 52,5%
trong 4 tháng đầu năm, vượt qua sản lượng tiêu thụ nội địa.
NĐTC 2020-2021, HSG đặt mục tiêu sản lượng 1,800,000 tấn, tăng 11%;
doanh thu 33,000 tỷ đồng, tăng 20%; và lợi nhuận sau thuế 1,500 tỷ đồng, tăng
30% so cùng kỳ.

Bên cạnh việc đẩy mạnh bán hàng, công tác quản lý chi phí cũng góp phần
không nhỏ vào kết quả kinh doanh của HSG. Theo đó, doanh nghiệp này ghi
nhận tốc độ giảm chi phí tài chính đáng kể, với mức 117 tỷ đồng ở quý 2 niên
độ tài chính 2020 - 2021, giảm hơn 40% so với quý 2 niên độ tài chính 2018 -
2019. Nguyên nhân là HSG đã giảm gần 4.200 tỷ đồng các khoản vay ngân
hàng. Hệ thống ERP tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc tối ưu hóa toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, chi phí quản lý tiếp tục giảm xuống hơn
50 tỷ đồng một quý suốt thời gian qua. Theo báo cáo của HSG, tỷ lệ tổng chi
phí hoạt động/doanh thu liên tục kéo giảm từ 13,8% về 8,4% vào cuối quý 2
niên độ tài chính 2020 - 2021. "Nền tảng tốt từ hệ thống phân phối, hệ thống
sản xuất và sau giai đoạn tái cơ cấu toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
quản lý hệ thống bằng ERP, quản lý tốt các khoản chi phí, hàng tồn kho, giảm
nợ vay ngân hàng mới là chìa khóa then chốt giúp HSG tăng trưởng bền
vững", đại diện doanh nghiệp này khẳng định.
Cũng theo công bố, lũy kế 7 tháng niên độ tài chính 2020 - 2021 (từ
1/10/2020 đến 30/4/2021) sản lượng tiêu thụ HSG ước đạt hơn 1,2 triệu tấn,
hoàn thành 72% kế hoạch. Doanh thu ước đạt 24.496 tỷ đồng, tăng trưởng
68% so với cùng kỳ, hoàn thành 74% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ước đạt
2.208 tỷ đồng, tăng trưởng 368% so với cùng kỳ, hoàn thành 147% kế hoạch.
Như vậy, 7 tháng của niên độ tài chính 2020 - 2021, lợi nhuận sau thuế của
HSG đã đạt gần gấp đôi lợi nhuận sau thuế của cả niên độ tài chính 2019 -
2020.
Cổ phiếu của Hoa Sen cũng vào top tăng trưởng nóng. Hệ số EPS trượt của 4
quý gần nhất liên tục gia tăng và đạt mức 5.485 đồng một cổ phiếu vào cuối
quý 2 niên độ tài chính 2020 - 2021. Hệ số ROE trượt 4 quý gần nhất đạt mức
35%. Nếu lấy giá 44.500 đồng một cổ phiếu vào phiên cuối ngày 3/6/2021 thì
hệ số PE của HSG là 8,1 lần vẫn thấp hơn trung bình ngành và trung bình toàn
thị trường. Điều này phần nào cho thấy dư địa tăng trưởng của HSG vẫn còn
khá lớn.
Với tầm nhìn trở thành Tập đoàn sản xuất tôn, ống thép, ống nhựa và phân
phối vật liệu xây dựng, nội thất hàng đầu Việt Nam và khu vực ASEAN, HSG
đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn tiếp theo:
Duy trì ổn định và phát huy các lợi thế cạnh tranh cốt lõi của HSG để phát
triển thị trường kinh doanh nội địa và xuất khẩu hiệu quả, giữ vững và nâng
tầm vị thế thương hiệu Hoa Sen trên thương trường.
Phát triển chuỗi Siêu thị phân phối Vật liệu xây dựng & Nội thất Hoa Sen
Home, trong đó tập trung vào các giải pháp: Mở mới và nâng cấp các Cửa
hàng hiện có thành Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng & Nội thất Hoa Sen
Home; Hợp tác với các nhà cung cấp để đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh
trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cơ bản và vật liệu xây dựng hoàn thiện.
Triển khai Dự án công nghệ thông tin & ERP giai đoạn II, góp phần tối ưu hóa
các quy trình hoạt động của Tập đoàn, tiết giảm chi phí vận hành, tiết giảm các
công đoạn trung gian và góp phần tinh giảm bộ máy hoạt động.
HSG đưa ra kế hoạch trong 3-5 năm tới sẽ nâng số lượng Siêu thị Vật liệu xây
dựng & Nội thất Hoa Sen Home lên 1,200 siêu thị trên toàn quốc, hướng đến
mục tiêu: Sản lượng 3 triệu tấn – Doanh thu 3 tỷ USD – Lợi nhuận sau thuế
3,000 tỷ đồng.
Chính chiến lược khác biệt đã tạo nên một thương hiệu Hoa Sen dẫn đầu.
Trong niên độ vừa qua, HSG liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng uy tín như:
Lần thứ 5 liên tiếp Hoa Sen được vinh danh Chương trình Thương hiệu Quốc
gia cho cả 3 nhóm sản phẩm: Tôn Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen và Ống thép
Hoa Sen; Giải vàng Chất lượng Quốc gia 2020 cho sản phẩm Tôn Hoa Sen và
Ống thép Hoa Sen; Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2019; Top
50 thương hiệu Việt Nam dẫn đầu năm 2020; Vị trí thứ 18 trong Top 500
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2020; Nhiều năm liền Hoa Sen
được vinh doanh trong Top 1,000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam;
… Tất cả là minh chứng rõ ràng nhất cho quá trình xây dựng thành công
thương hiệu của HSG, đồng thời khẳng định vị thế của Hoa Sen trên thị
trường.

CHƯƠNG II.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN HOA SEN
2.1. Khái niệm, phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp và định
giá doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm, phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính
hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực
trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh
nghiệp, trên cơ sơ đó giúp cho nhà phân tích đưa ra các quyết định tài chính có
liên quan tới lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó.” (Theo Lê Thị Xuân, Giáo
trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, 2016) [1].
Phân tích tài chính doanh nghiệp thường tập trung vào các số liệu được cung
cấp trong các báo cáo tài chính, kết hợp với thông tin bổ sung từ các nguồn
khác nhau để làm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, chỉ ra
những thay đổi và chuyển biến theo xu hướng, tính toán những nhân tố,
nguyên nhân của sự thay đổi, phát hiện quy luật của các hoạt động, làm cơ sở
cho các quyết định hiện tại và những dự báo trong tương lai.
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin tài chính của doanh
nghiệp. Vì vậy, với mỗi đối tượng khác nhau thì phân tích tài chính sẽ trả lời
các vấn đề chuyên môn khác nhau:
Đối với nhà quản lý: Là người trực tiếp quản lý, hiểu rõ nhất tài chính doanh
nghiệp mình nên họ có nhiều thông tin phục vụ phân tích. Phân tích tài chính
doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm các mục tiêu: [2]
- Đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn vừa qua, thực hiện cân bằng tài
chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh
nghiệp, …
- Hướng các quyết định theo chiều phù hợp với tình hình thực tế của doanh
nghiệp.
- Là công cụ để kiểm tra, dự đoán, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh
nghiệp.
Đối với nhà đầu tư: Đây là những người giao vốn mình cho doanh nghiệp
quản lý. Thu nhập của họ là tiền lời được chia và thặng dư của lợi nhuận thu
được của vốn đầu tư, hai yếu tố này chịu ảnh hưởng lớn từ lợi nhuận thu được
của doanh nghiệp. Câu hỏi đòi hỏi cần làm rõ là: Tiền lời bình quân cổ phiếu
của doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu? Cũng cần thấy rằng: Các nhà đầu tư không
hài lòng trước món lời tính toán kế toán và cho rằng món lời này có quan hệ
rất xa với số tiền thực sự. Vì vậy, các nhà đầu tư cần dựa vào những nhà phân
tích tài chính nghiên cứu các thông tin kinh tế tài chính, có những cuộc tiếp
xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọng và đánh giá các
cổ phiếu trên thị trường. Tóm lại, phân tích tài chính đối với nhà đầu tư nhằm
đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân
tích rủi ro trong kinh doanh, …
Đối với người cho vay: Là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm
bảo nhu cầu sản xuất – kinh doanh, vì vậy khi cho vay, họ cần phải chắc chắn
về khả năng hoàn trả khoản vay. Như vậy, đối với người cho vay phân tích tài
chính là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp: Có những doanh nghiệp,
người hưởng lương bên cạnh việc được nhận tiền lương thì còn có một số cổ
phần nhất định. Cả hai khoản này đều phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, phân tích tài chính sẽ giúp họ định hướng
được việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào công hoạt
động kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp mình.
Từ những vấn đề trên, cho thấy: Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ
hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh – yếu
của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng
đến tình hình hoạt động, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được
những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
2.1.1.2. Phương pháp phân tích
Để phân tích tài chính doanh nghiệp, ta có thể sử dụng một hay nhiều các
phương pháp khác nhau trong hệ thống phương pháp phân tích tài chính.
Những phương pháp thường được sử dụng là: Phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp Dupont.
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được các nhà phân tích sử dụng phổ biến. Việc sử dụng
phương pháp này nhằm các mục đích:
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách
so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch.
- Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết
quả kỳ này với kỳ trước.
- Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của doanh nghiệp bằng cách so sánh
giữa kết quả của một phần với kết quả trung bình của tổng thể hoặc so sánh
giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng quy mô hoạt
động, trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
Trong bài phân tích này, sử dụng 2 phương pháp so sánh là phân tích theo
chiều dọc và phân tích theo chiều ngang:
- Phân tích theo chiều dọc: Nhằm xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu
trong tổng thể, qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu.
- Phân tích theo chiều ngang: So sánh về số tuyệt đối và số tương đối trên
cùng một hàng để thấy được sự biến động của chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này giúp ta định rõ được nền tảng, những mối quan hệ kết cấu và
các xu thế quan trọng thông qua việc làm rõ nguyên nhân dẫn đến độ lệch
trong các số tỷ lệ đã tính toán.
Trong phân tích tài chính, sự cẩn trọng toán học cần được tính đến. Ví dụ, một
tỷ lệ nhỏ hơn 1, khi tăng lên một lượng bằng nhau ở cả hai đại lượng trong tỷ
lệ thì tỷ lệ đó tăng lên và ngược lại. Còn nếu tỷ lệ bằng 1 thì khi tử số và mẫu
cùng tăng lên một lượng, nghĩa là tỷ số đó vẫn không đổi. Nếu tử số và mẫu số
thay đổi với một lượng không bằng nhau thì tỷ lệ tăng lên, giảm đi hay không
đổi tùy thuộc vào hướng và lượng thay đổi. Do đó, khi dùng tỷ lệ trong phân
tích tài chính, để thấy được xu hướng biến động của tỷ lệ thực sự phản ánh
một kết quả tốt hơn hay kém hơn, ta cần phải hiểu biết các yếu tố tham gia cấu
thành tỷ lệ và những giả định thay đổi của các yếu tố này đến số tỷ lệ. Bởi lẽ,
một số tỷ lệ chỉ phản ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố mà không thấy được độ
lớn của mỗi yếu tố. Vì vậy có những biến đổi có vẻ thể hiện xu hướng tốt
nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược.
Mặt khác, một tỷ lệ nói chung khó có thể đánh giá là tốt hay xấu, thuận lợi hay
không, nhưng nếu so sánh nó với các số tỷ lệ trước đây của cùng một doanh
nghiệp, hay với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, so sánh với một chuẩn
mực đã định trước hoặc so sánh với tỷ lệ của ngành mà doanh nghiệp đang
hoạt động thì ta có thể rút ra được nhiều kết luận quan trọng,
Phương pháp Dupont
Bản chất của phương pháp là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành tích của
chuỗi các tỷ số có liên hệ với nhau. Với phương pháp này, ta có thể tìm được
những nhân tố và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt hoặc xấu trong mỗi hoạt
động của doanh nghiệp.
Theo phương pháp này, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có thể được
viết như sau:
Lợi nhuận sau thuế (LNST ) LNST Doanh thuthuần
ROA = = x
Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổngtài sản bìnhquân

Có thể thấy ROA chịu ảnh hưởng bởi ROS và hiệu suất sử dụng tài sản của
doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao ROA thì cần nghiên cứu và xem xét có
những biện pháp nào nâng cao khả năng đó.
LNST
ROE =
Tổng vốn chủ sở hữu( VCSH )bình quân
LNST Doanh thu thuần Tổngtài sản bìnhquân
= x x
Doanh thu thuần Tổngtài sản bình quân Tổng VCSH bìnhquân

Chỉ tiêu ROS, hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ trọng tổng tài sản bình quân trên
VCSH bình quân có tác động đến ROE. Qua việc phân tích mối quan hệ trên,
doanh nghiệp sẽ tìm được những biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của quá
trình sử dụng VCSH để nâng cao khả năng sinh lời của 1 đồng VCSH mà
doanh nghiệp sử dụng.

2.1.2. Khái niệm , phương pháp định giá doanh nghiệp


2.1.2.1. Khái niệm
Nhắc đến những khái niệm cơ bản trong đầu tư, không thể không nhắc tới khái
niệm “giá trị doanh nghiệp”. Làm sao để định giá cho doanh nghiệp khi mà
bạn chưa hề có cái nhìn rõ ràng và cụ thể về nó. Giá trị doanh nghiệp có thể
xác định bằng các khoản thu; các nguồn vốn đầu tư trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá
trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp; mà là giá trị của tất cả các tài sản sử
dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là lại
lợi ích cho các chủ sở hữu và các bên liên quan. Giá trị mà một doanh nghiệp
có thể đem lại cho các nhà đầu tư được xem xét trên 2 giá trị:
+ Giá trị thanh lý là tất cả số tiền có được khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt
động kinh doanh; bán tất cả các tài sản của nó
+ Giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương
lai. Bắt đầu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua lượng thông tin trên, ta có thể hiểu được đơn giản rằng: “Định giá
doanh nghiệp là việc xác định giá trị doanh nghiệp”.
2.1.2.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp
Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm:
cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu
nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương
pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu
thập để thẩm định giá doanh nghiệp.
Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông
qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá về
các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài
chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh
nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ
thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và
phương pháp giá giao dịch.
Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua
việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm
thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để
xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của
doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết
khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.
Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá
trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết
khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm
thẩm định giá. Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy
dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì thẩm định viên có thể không dự báo
dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt
động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ
tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương
đương tiền
2.2. Phân tích tình hình tài chính của CTCP tập đoàn Hoa Sen
2.2.1 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Tập
đoàn Hoa Sen
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện rõ
nhất trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh. Phân tích bảng báo cáo tài chính
này, ta sẽ thấy được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chỉ
tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Về tình hình doanh thu:
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng, phản ánh quy mô của quá trình hoạt
động kinh doanh. Đây là nguồn thu để doanh nghiệp trang trải các khoản chi
phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và tạo điều kiện cho quá trình đầu tư.
Qua đó có thể nắm bắt được khả năng tiêu thụ của các sản phẩm trên thị
trường, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm mà công ty cung cấp.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu thuần của Hoa Sen:
ĐVT: Tỷ đồng
60,000,000

50,000,000

40,000,000

30,000,000

20,000,000

10,000,000

-
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Biểu đồ 2.1: TÌNH HÌNH DOANH THU THUẦN CỦA CÔNG TY NĂM
2019-2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Qua biểu đồ trên ta thấy, doanh thu thuần của công ty năm 2020 giảm so với
năm 2019 và năm 2021 có xu hướng tăng lên so với năm 2020. Có được kết
quả này là do:
Thứ nhất, trong bối cảnh Covid – 19 diễn biến phức tạp trong năm 2019 –
2020 với tình hình kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề qua đó ảnh hưởng đến nhiều
doanh nghiệp trong nước. Ngành thép, giá thép và nguyên vật liệu cũng bị ảnh
hưởng, cùng với đó, tác động của chính sách bảo hộ sản xuất nội địa, phòng vệ
thương mại tại các thị trường xuất khẩu tiếp tục gia tăng làm ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp. Như biểu đồ 2.1 ta có thể
thấy doanh thu thuần của tập đoàn Hoan Sen năm 2019 là 28,034 tỷ đồng và
năm 2020 là 27,530 tỷ đồng, có sự sụt giảm.
Thứ hai, Tính tới cuối NĐTC 2019 – 2020, Tập đoàn Hoa Sen phát huy và
cũng cố lợi thế cạnh tranh của hệ thống ngành tôn thép với lợi thế có 536 chi
nhánh/cửa hàng của hệ thống phân phối bán lẻ. Ngoài ra các sản phẩm của tập
đoàn Hoa Sen được xuất khẩu qua 85 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau
trên thế giới. Lần đầu tiên, Tập đoàn Hoa Sen đã khai thác hiệu quả các điều
kiện thuận lợi của của Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt
Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP).
Thứ ba, ngày 18/8 vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số
1974/QĐ-BCT phê duyệt danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm
2020. Danh sách được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của
các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công
Thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh
doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà
nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế, lĩnh vực môi trường. Danh sách
phê duyệt gồm 315 doanh nghiệp (tương đương với 323 lượt doanh nghiệp)
theo 26 ngành hàng. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen được vinh danh là
Top 1 “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 của ngành Vật liệu xây
dựng do Hiệp hội Thép Việt Nam xét chọn đề xuất và được Bộ Công Thương
phê duyệt.
Thứ tư, trong những năm vừa qua, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp được
Tổng Cục Hải quan cấp thẻ doanh nghiệp ưu tiên hải quan để hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Từ biểu đồ trên, ta cũng rút ta được: Năm 2020 mặc dù sự kiện dịch Covid –
19 diễn ra doanh thu sụt giảm so với năm 2019 nhưng nhìn chung thì sụt giảm
không đáng kể lắm. Đây chính là tính chu kỳ của doanh nghiệp sản xuất. Có
thể nói, công ty đã hoạt động thực sự hiệu quả khi duy trì mức doanh thu tăng
trưởng liên tục trong giai đoạn giãn cách do dịch bệnh. Vào năm 2021 doanh
thu thuần tăng lên cũng nhờ vào việc Hoa Sen đã ký hợp đồng xuất khẩu với
khách hàng, mở thêm nhiều chi nhánh, cửa hàng ở nhiều tỉnh thành rộng khắp
vùng miền từ đó doanh thu tăng lên đáng kể. Tuy nhiên cần phải nói thêm, với
doanh nghiệp sản xuất thép và tôn, vào các tháng mùa mưa thì nhu cầu thép từ
các hoạt động xây dựng sẽ yếu hơn, thêm vào đó chi phí sản xuất cũng tăng
hơn so với các tháng còn lại.
Về tình hình chi phí:
Chi phí là các hao phí về nguồn lực phát sinh trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu
và lợi nhuận. Chi phí có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng khác nhau.
Trong đó, chi phí mà công ty phải chịu trong quá trình sản xuất kinh doanh là:
Chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp, chi phí bán hàng, ...
Ta có bảng theo dõi tình hình các loại chi phí của công ty như sau:
Bảng 2. 1: CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2019 ĐẾN 2021
ĐVT: Tỷ đồng

Năm Năm Năm


Chỉ tiêu
2019 2020 2021

22,9. 39,85
Gía vốn hàng bán 24,836
3 3

Chi phí tài chính 803 645 552

Chi phí bán hàng 1,749 2,221 3,344


Chi phí quản lý doanh nghiệp 471 460 426

Chi phí thuế thu nhập doanh


102 259 702
nghiệp hiện hành

Chi phí (lợi ích) thuế thu nhập


(13) (37) (100)
doanh nghiệp hoãn lại

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)


Giá vốn hàng bán: là chí phí thể hiện trực tiếp nhất giá hàng hóa bán ra của
một doanh nghiệp bao gồm các chi phí: Nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp
sử dụng để mà tạo ra hàng hóa, nó không bao gồm các chi phí gián tiếp tạo ra
hàng hóa như là chi phí tiếp thị, bán hàng hay là phân phối sản phẩm. Nguyên
tắc của giá vốn hàng bán được sử dụng để tính lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi
nhuận gộp. Điều này cho thấy rằng khi giá vốn tăng cao thì tỷ suất lợi nhuận
sẽ thấp xuống và ngược lại.
Như vậy, qua bảng trên ta thấy rằng giá vốn hàng bán có sự chênh lệch qua
các năm, sụt giảm ở năm 2020 và tăng lên so với năm 2021. Có thể giải thích
rằng, khi doanh thu tăng do bán được nhiều hàng hơn thì chi phí nguyên –
nhiên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra hàng hóa, chi phí
hoạt động trực tiếp cũng tăng theo. Mặc khác, kể từ cuối năm 2020, giá
nguyên vật liệu sản xuất tôn thép diễn biến phức tạp, việc gia tăng giá vốn
hàng bán là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp
cùng ngành, giá vốn hàng bán của Hoa Sen vẫn tăng nhẹ hơn:
Bảng 2.2: GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
TRONG NGÀNH THÉP
ĐVT: Tỷ đồng,%

CÔ N NĂ NĂ Năm Năm
NG Ă M M 2020/2019 2021/2020
Tư Tư
ơn ơn
g g
M Tu đối Tu đối
20 20 202 yệt (% yệt (%
TY 19 20 1 đối ) đối )

24, 22, (1, - 16,


Hoa 83 90 39,8 933 0.0 95 0.7
Sen 6 3 53 ) 778 0 401

52, 71, 37,


Hòa 47 21 108, 18, 0.3 35 0.5
Phát 3 4 571 741 572 7 246

Na 11, 10, (1, - 13,


m 83 69 23,9 142 0.0 21 1.2
Kim 5 3 04 ) 965 1 355

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của 3 công ty)
Trong mối tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận gộp cũng có thể thấy
những biến động ngược chiều theo hướng doanh thu giảm, nhưng giá vốn
hàng bán vẫn tăng. Đây cũng là những động thái thường diễn ra trong các giai
đoạn thị trường khi các yếu tố đầu vào và đầu ra biến động về giá cả, khiến
doanh nghiệp được hưởng lợi (hoặc bị thiệt hại).
Chi phí tài chính: Chi phí này qua các năm giảm rỏ rệt và đáng kể, điều này
cho thấy rằng Hoa Sen đang thực hiện kiểm soát các khoản chi rất tốt, cắt
giảm được các khoản chi tiêu gây ra sự lãng phí cho doanh nghiệp giúp hạn
chế tối đa các khoản chi phí. Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể,
hoạch định các khoản mục chi phí từ những khoản chi nhỏ nhất, ngăn chặn tối
đa việc thất thoát của doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng có xu hướng tăng từ năm 2019 đến năm
2020 và qua năm 2021 lại có xu hướng tăng mạnh. Có thể nói việc duy trì hoạt
động và thị phần trong bối cảnh giãn cách liên tiếp nhiều tháng ở các thành
phố lớn cũng gây áp lực tăng mạnh chi phí của hầu hết các doanh nghiệp nói
chung và ngành tôn thép nói riêng, trong đó có Hoa Sen.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Trái ngược với chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp lại có xu hướng giảm vào năm 2020 và giảm mạnh vào năm
2021. Nguyên nhân là do năm 2020 đại dịch covid – 19 ảnh hưởng đến toàn
cầu, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống nên sẽ cắt giảm các chi phí từ đó
chi phí của doanh nghiệp giảm. Còn vào năm 2021 Hoa Sen thực hiện công
tác rà soát và loại bỏ những chi phí quản lý không cần thiết cũng như giải
quyết được những “lỗ hỏng” trong khâu quản lý doanh nghiệp của mình, từ
những nhận định trên đó là nguyên nhân dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp
của Hoa Sen giảm xuống.
Về tình hình LNST:
LNST là khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí,
dựa vào LNST ta có thể biết được tình hình hoạt động của công ty đang lãi
hay lỗ.
ĐVT: Tỷ đồng

4,500

4,000

3,500

3,000

2,500

2,000

1,500

1,000

500

0
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Biểu đồ 2. 2: TÌNH HÌNH LNST CỦA CÔNG TY NĂM 2019 ĐẾN NĂM
2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Biểu đồ trên cho thấy, LNST của công ty đều tăng qua các năm, tăng trưởng
mạnh nhất là vào năm 2021. Ta nhận thấy rằng năm 2021 là năm thách thức
lớn đối với tất cả các doanh nghiệp khi trải qua 2 làn sóng đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh doanh của Hoa Sen đều tăng trưởng mạnh mẽ, cao
nhất trong lịch sử 20 năm thành lập và phát triển. Nhờ phát huy tối đa lợi thế
về logistics của hệ thống nhà máy, lợi thế cạnh tranh của hệ thống chi nhánh -
cửa hàng phân phối trải dài trên toàn quốc và đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu ở
tất cả các thị trường đã đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của Hoa Sen
trong niên độ tài chính năm 2020 - 2021. Dù thị trường nội địa bị ảnh hưởng
ngắn hạn bởi đại dịch Covid-19 nhưng Hoa Sen vẫn duy trì được sản lượng
bán hàng ổn định hàng tháng.
Nắm bắt sự thay đổi hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt
sau đại dịch Covid-19 bùng phát, Hoa Sen chủ động nâng cấp phương thức,
mô hình kinh doanh bằng việc phát triển Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng
& Nội thất Hoa Sen Home, chủ động đổi mới phương thức bán hàng, đẩy
mạnh bán hàng trên kênh online qua trang website thương mại điện tử và ứng
dụng bán hàng trực tuyến Hoa Sen Home.
Tóm lại, qua những phân tích về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận
trong 3 năm từ năm 2019 đến năm 2021, nhìn chung ta có thể đánh giá được
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Tập đoàn Hoa Sen đã có
sự phát triển tương đối tốt.
2.2.2. Thực trạng tài sản – nguồn vốn của CTCP Tập đoàn Hoa Sen
Để nhận định, đánh giá toàn diện và toàn cảnh bức tranh tài chính công ty tại
thời điểm lập báo cáo, ta sẽ đi sâu vào phân tích Bảng cân đối kế toán của
công ty với 2 khoản mục là Tài sản và Nguồn vốn.
2.2.2.1. Đánh giá tình hình tài sản
Trong quá trình hoat động sản xuất kinh doanh, kết cấu tài sản luôn có sự biến
động tăng – giảm qua các năm, đánh giá tình hình tài sản ta có thể thấy được
hiệu quả sử dụng tài sản cũng như quy mô hoạt động của công ty.
Đây là biểu đồ thể hiện quy mô tài sản của Hoa Sen trong 3 năm từ năm 2019
đến năm 2021.
ĐVT: Tỷ đồng
20,000

18,000

16,000

14,000

12,000

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Biểu đồ 2.3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhìn chung, ta thấy giá trị tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng qua các năm,
cụ thể: Qua năm 2020, tổng tài sản có sự gia tăng đáng kể, trong khi TSNH
tăng rất nhanh còn TSDH thì giảm xuống.

Biểu đồ 2.4: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Qua 3 năm 2019 đến năm 2021, nhận thấy rằng từ năm 2019 đến năm 2020 thì
TSDH chiếm tỷ trọng cao hơn TSNH nhưng qua năm 2020 đến năm 2021 thì
TSNH lại chiếm tỷ trọng cao hơn và có ưu thế hơn TSDH do năm 2020 vừa
kiểm soát được đại dịch Covid -19 tất cả các doanh nghiệp từng bước tham gia
lại vào thị trường trong đó có Hoa Sen, lúc này Hoa Sen cần một khoản vốn để
lưu động, sử dụng và luân chuyển hồi vốn cho chu kỳ kinh doanh của mình
được thể hiện dưới các hình thức như: Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn
hạn khác. Những tài sản ngắn hạn này có tính thanh khoản cao nên Hoa Sen
sớm nhanh chóng thu hồi được các khoản tiền. Mặt khác, tuy có sự chênh lệch
trong cơ cấu tài sản nhưng có thể nói, đây vẫn là cơ cấu tài sản phù hợp và
điển hình của ngành sản xuất công nghiệp. Cụ thể như sau:
Xét nhóm TSNH
ĐVT: Tỷ đồng
14,000
12,349
12,000

10,000

8,000

6,000 5,524
4,548 4,535
4,000

2,024
2,000 1,339 1,250
1,104 899
289 76 575 493
1 28
0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

Biểu đồ 2.5: TÌNH HÌNH TSNH CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, trong cơ cấu TSNH của Hoa Sen thì Hàng tồn
kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là 2 khoản mục Các khoản
phải thu ngắn hạn và TSNH khác.
Về Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho có xu hướng tăng dần qua các năm.
Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn tăng vì không bán được do nhu cầu mua giảm
sút thì doanh thu của Hoa Sen trong giai đoạn này phải có sự sụt giảm. Dựa
vào số liệu phân tích tình hình doanh thu, ta lại thấy chỉ tiêu này tăng liên tục
qua các năm. Vậy nguyên nhân dẫn đến lượng hàng tồn kho của công ty tăng
mạnh là:
Gia tăng hàng tồn kho để tích trữ nguồn nguyên liệu, phòng bị khi giá đang lên
quá cao là chiến lược kinh doanh hợp lý của các doanh nghiệp. Theo Hiệp hội
Thép Việt Nam, lượng tồn kho ở quý 1 và 2 là mức tồn kho bình thường để
gối đầu tiêu thụ các tháng tiếp theo. Đợt cao điểm thi công các công trình xây
dựng thường diễn ra vào các tháng cuối năm nên lượng hàng tồn kho vào quý
1 khá thấp. Ngược lại, giai đoạn giữa năm từ quý 2 trở đi là mùa mưa nên hoạt
động xây dựng bị chậm lại, tồn kho thép vì vậy mà lên cao hơn bình thường.
Riêng quý 3, hoạt động kinh tế gặp nhiều trắc trở vì dịch Covid -19 tái bùng
phát nên tiêu thụ thép càng xuống thấp, góp phần làm cho tồn kho thêm cao
vào năm 2020 và kéo theo năm 2021.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, giá thép cuộn cán nóng (HRC) và giá thép thành
phẩm tăng mạnh trong nhiều tháng đã làm giá trị hàng tồn kho tăng lên đáng
kể. Hoa Sen cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép khác như
Nam Kim, Hoà Phát, … đã sử dụng chiến lược kinh doanh là gia tăng hàng tồn
kho để tích trữ nguồn nguyên liệu, phòng khi giá tăng lên quá cao.
Theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), 6 tháng đầu năm 2020, Việt
Nam xuất khẩu 626.246 tấn tôn mạ, trong đó riêng Tập đoàn Hoa Sen xuất
khẩu 257.377 tấn, chiếm 41,1% sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành.
Tháng 7/2020, Hoa Sen tiếp tục xuất khẩu hơn 80.000 tấn tôn mạ, tăng 66% so
với tháng trước. Kể từ khi Hoa Sen xuất khẩu những lô hàng tôn mạ đầu tiên
vào năm 2008, đây là mức sản lượng xuất khẩu tôn mạ trong vòng 1 tháng cao
kỷ lục của doanh nghiệp này và cả lĩnh vực xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam.
Việc sản xuất hàng hóa nhiều cũng khiến hàng tồn kho của Hoa sen tăng lên.
Về các khoản phải thu ngắn hạn: Trong thời gian qua, Hoa Sen đã đẩy mạnh
mô hình sử dụng vốn để sản xuẩ các mặt hàng kinh doanh. Các khoản thu này
là một phần vốn lưu động của công ty vào các năm 2019 đến năm 2021 mặc
dù có đại dịch covid – 19 xuất hiện nhưng các khoản này phát sinh khi mà Hoa
Sen cho các bên liên quan nợ tiền và thanh toán trong khoảng thời gian này
điều này làm tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp.
Về tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là khoản phản ánh khả năng
thanh toán cũng như tính chủ động của Công ty trong hoạt động kinh doanh.
Biểu đồ 2.5 cho ta thấy tình hình tiền và các khoản tương đương tiền của công
ty giai đoạn này có sự biến động lớn từ năm 2019 đến năm 2020, điều này cho
thấy Hoa Sen hoạt động kinh doanh tốt, khả năng thanh toán hóa đơn nhanh
trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Về năm 2020 đến năm 2021 có sự giảm
nhẹ nhwung không đáng kể.
Về TSNH khác: Đây là mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu TSNH. Khoản
mục này có sự biến động qua các năm, đặc biệt ở cuối năm 2021 tăng rất mạnh
so với năm 2020. Nguyên nhân đến từ việc gia tăng của chi phí trả trước ngắn
hạn và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Xét nhóm TSDH:
ĐVT: Tỷ đồng

4,500

4,000

3,500

3,000

2,500

2,000

1,500

1,000

500

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước

Biểu đồ 2. 6: TÌNH HÌNH TSDH CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2021


(Nguồn: Tự tổng hợp)
Để phân tích rõ hơn, ta có biểu đồ cơ cấu TSDH:
100%
101 268
209
90%

80%

70%

60%

50%
1,379 4,294
1,455
40%

30%

20%

10%

0%
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước

ĐVT: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.7: CƠ CẤU TSDH CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể nhận ra rằng trong cơ cấu TSDH, chiếm phần
lớn tỷ trọng chính là TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn.
Về TSCĐ: TSCĐ là yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của công
ty, việc đánh giá cơ cấu TSCĐ đóng vai trò quan trọng, cung cấp những thông
tin về công tác đầu tư dài hạn cũng như tình hình năng lực sản xuất kinh
doanh. Biểu đồ 2.6 thể hiện, TSCĐ có xu hướng biến đổi nhưng nhìn chung có
thể đánh giá rằng TSCĐ tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ Hoa Sen
ngày càng chú trọng đầu tư mua mới máy móc, thiết bị hiện đại, làm cho
TSCĐ tăng cao. Bên cạnh đó, ở biểu đồ 2.7 ta lại thấy tuy TSDH chiếm tỷ
trọng lớn nhất nhưng năm 2020 lại giảm xuống. Lý do là công ty tại thời điểm
đó đang đối mặt với tình trạng diễn biến của đại dịch covid - 19
Về đầu tư tài chính dài hạn: Là những hình thức dùng vốn để đầu tư trong một
khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích sinh lời. Đầu tư ngắn hạn thường sẽ
nằm trong khoảng thời gian từ 1 đến 12 tháng. Dựa vào biểu đồ 2.7 ta nhận
thấy rằng đầu tư tài chính ngắn hạn có sự thay đổi lên xuống nhưng nhìn
chung là không đáng kể.
Về bất động sản đầu tư: Từ năm 2019 đến 2021 tập đoàn Hoa Sen không có
bất động sản đầu tư.
Tóm lại, qua những phân tích trên ta thấy, tài sản của công ty không ngừng
tăng theo thời gian, điều này chứng tỏ công ty không ngừng đầu tư nâng cao
cơ sở vật chất hạ tầng, mở rộng đầu tư và sản xuất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý
về các khoản mục Hàng tồn kho và đặc biệt là trích lập dự phòng về hai khoản
này một cách hợp lý để tránh cơ cấu tài sản gặp rủi ro khi hàng tồn kho giảm
giá hoặc các khoản nợ khó đòi.
2.2.2.2. Đánh giá tình hình nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tiên được hình thành từ nguồn VCSH, sau
đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ cũng như các nguồn vốn khác. Vì
vậy, bên cạnh việc phân tích tình hình tài sản, ta cần phải xem xét đến tình
hình nguồn vốn của doanh nghiệp để đánh giá được khả năng tự chủ tài chính
của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
ĐVT: Tỷ đồng

5,000

4,500

4,000

3,500

3,000

2,500

2,000

1,500

1,000

500

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Thuế phải nộp cho nhà nước
Biểu đồ 2. 8: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2019 -
2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Trong năm 2019 đến năm 2021 nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng.
Về nợ phải trả (gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn): Nợ phải trả trong năm 2019
đến năm 2021 đều tăng, các mức nợ bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn có số
tổng tăng theo các năm lần lượt là 11.757 tỷ đồng, 11.165 tỷ đồng và 15.786
tỷ đồng. Phần nợ này chủ yếu bắt nguồn từ nợ ngắn hạn, cụ thể là khoản mục
Phải trả người bán ngắn hạn và khoản mục Vay và nợ vay tài chính ngắn hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
ĐVT: Tỷ đồng
8,000

7,000

6,000

5,000

4,000

3,000

2,000

1,000

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Thuế phải nộp cho nhà nước
Phải trả cho người lao động Chi phí phải trả ngắn hạn Phải trả ngắn hạn khác
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Biểu đồ 2.9: TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY NĂM 2019 -
2021
(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC)
Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn cũng có sự biến động đáng lớm. Khoản
mục này tăng mạnh qua các năm. Nguyên nhân là trong thời gian này giá
thành nguyên vật liệu có dấu hiệu tăng cao, công ty sử dụng chiến lược gia
tăng hàng tồn kho, tiến hành nhập nguyên liệu và sản xuất phục vụ cho các
tháng cao điểm cuối năm. Mặc khác, ngoài việc chứng tỏ công ty có những
chính sách mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì sự tăng thêm này còn
thể hiện việc chính sách tín dụng của một số nhà cung cấp đã được thắt chặt
hơn do gặp khó khăn về tài chính, nhất là đang trong giai đoạn dịch bệnh diễn
biến phức tạp.
Về VCSH: Bên cạnh việc tăng nợ vay để đầu tư ngắn hạn, VCSH cũng tăng
theo để tạo sự cân bằng về tái trúc vốn và đa phần phần vốn chủ này đến từ
khoảng lợi nhuận mà công ty đem lại. Việc VCSH tăng chứng tỏ hoạt động
kinh doanh của công ty có hiệu quả tích cực.
ĐVT: Tỷ đồng

16,000
14,372
14,000

12,000
10,832
10,000
8,767 8,991

8,000
6,591
6,000 5,468

4,000
2,990
2,174
2,000 1,414

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.10: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: VCSH tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn
nợ phải trả. Sự chênh lệch khá ít thể hiện công ty chịu rất ít sức ép về trả lãi
vay nhưng công ty cũng cần có những chính sách tài chính thích hợp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận để đảm bảo hơn về
mặt tự chủ tài chính.
Qua những số liệu phân tích trên, có thể nói mặc dù có mốc nợ phải trả rất cao
nhưng Hoa Sen vẫn được kiểm soát ở mức an toàn, điều này sẽ giúp Công ty
tạo sức bật mạnh trong tương lai gần.
2.2.2.3. Phân tích việc tạo vốn và sử dụng nguồn vốn kinh doanh
Để phân tích việc tạo vốn và sử dụng vốn, ta lập bảng kê và bảng phân tích về
sự biến động của 2 chỉ tiêu này. Qua đó ta sẽ biết được vốn được hình thành từ
đâu và vốn huy động được sử dụng vào việc gì.

Bảng 2. 3: BẢNG KÊ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN


CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2021
54
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Bảng 2. 4: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2020
ĐVT: Tỷ đồng

TỶ
SỐ
SỬ DỤNG VỐN TRỌN
TIỀN
G

Tiền 259 1%

Các khoản tương đương tiền 26,598 11%

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 440 2%

Phải thu ngắn hạn của khách hàng 729 4%

Phải thu ngắn hạn khác 7 1%

55
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -10,291 -46%

Hàng tồn kho 977 43%

Chi phí trả trước ngắn hạn 42 1%

Đầu tư tài chính dài hạn 10 1%

Phải trả người bán ngắn hạn 1,317 44%

Người mua trả tiền trước ngắn hạn 107 3%

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 189 2%

Phải trả người lao động 13 1%

Chi phí phải trả ngắn hạn 356 2%

Phải trả ngắn hạn khác 169 1%

Vốn góp của chủ sở hữu 212 1%

Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 212 1%

Cổ phiếu quỹ -812 -4%

LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ


792 30%
trước

LNST chưa phân phối kỳ này 140 6,3%

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 933 40%

2
TỔNG CỘNG 100%
2,399

56
(Nguồn: Rút ra từ bảng 2.3)

BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN SỐ TIỀN TỶ TRỌNG


Trả trước cho người bán ngắn hạn 35 1%
Thuế GTGT được khấu trừ 240 8%
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 6.7 0%
Phải thu dài hạn khác 43 1%
Tài sản cố định hữu hình 924 31%
Tài sản cố định thuê tài chính 102 3%
Tài sản cố định vô hình 21 1%
Tài sản dài hạn khác 55 2%
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 682 23%
Quỹ khen thưởng phúc lợi 2 0%
Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 824 28%
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 20 1%
Lợi ích cổ đông không kiểm soát 1 0%
TỔNG CỘNG 2,956 100%

Qua bảng 2.4 ta thấy:


Trong năm 2019 đến năm 2020 tổng số vốn huy động được là 22,399
tỷ đồng, được sắp xếp theo thứ tự: Huy động từ các nguồn bên ngoài doanh
nghiệp, huy động các nguồn nội sinh, sắp xếp lại vốn kinh doanh

Cũng trong năm 2019 – 2020 , tổng số vốn được sử dụng là 22,399 tỷ đồng,
trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là dự trữ hàng tồn kho (43% tương đương
977 tỷ đồng)
Có thể nhận thấy rằng, số vốn công ty sử dụng chủ yếu là để dự trữ hàng tồn
kho, đây là một chiến lược kinh doanh rất đặc trưng của các doanh nghiệp thép
hiện nay, tuy nhiên để đủ vốn tài trợ cho các khoản sử dụng vốn trên, Hoa Sen

57
đã chiếm dụng vốn, huy động nguồn từ bên ngoài nhiều hơn là vốn tự có của
doanh nghiệp. Điều này là một thách thức lớn đối với Hoa Sen đòi hỏi doanh
nghiệp phải giải quyết được lượng hàng tồn cũng như đảm bảo khả năng thanh
toán.
Bảng 2. 5: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2020 - 2021
ĐVT: Tỷ đồng

SỐ TỶ
SỬ DỤNG VỐN
TIỀN TRỌNG

Phải thu ngắn hạn của khách hàng 2.546 2%

Hàng tồn kho 6.825 15%

Thuế GTGT được khấu trừ 351 1%

Thuế và các khoản khác phải thu Nhà


4.7 0%
nước

Tài sản dài hạn khác 92 0%

Phải trả người bán ngắn hạn 2.839 6%

Người mua trả tiền trước ngắn hạn 59 0%

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 73 0%

Phải trả người lao động 4 0%

Phải trả ngắn hạn khác 3.141 2%

Quỹ khen thưởng phúc lợi 32 0%

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 11.831 63%

Vốn góp của chủ sở hữu 489 3%

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 55 0%

58
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.679 3%

LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối


3.096 3%
kỳ trước

LNST chưa phân phối kỳ này 583 2%

Lợi ích cổ đông không kiểm soát 9 0%

1785.65
TỔNG CỘNG 100%
7

SỐ TỶ
BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
TIỀN TRỌNG

Tiền và các khoản tương đương tiền 81 4%

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 488 22%

Trả trước cho người bán ngắn hạn 31 1%

Phải thu ngắn hạn khác 12 1%

Chi phí trả trước ngắn hạn 4 0%

Phải thu dài hạn khác 4 0%

Tài sản cố định hữu hình 819 37%

Tài sản cố định vô hình 1 0%

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 10 0%

Chi phí phải trả ngắn hạn 182 8%

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 588 26%

TỔNG CỘNG 2220 100%

(Nguồn: Rút ra từ bảng 2.3)

59
Qua bảng 2.5 ta thấy:
Ở năm 2020 - 2021, tổng số vốn huy động được là 1785.657 tỷ đồng, được sắp
xếp theo thứ tự khai thác sau: Huy động các nguồn nội sinh huy động từ các
nguồn bên ngoài doanh nghiệp , sắp xếp lại vốn kinh doanh .
Tham khảo thêm trong BCTC của công ty Hoa Sen, trong 9 quý vừa qua
(1/1/2019 - 31/3/2021), HSG tăng trưởng mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận

gộp. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kép bình quân theo quý (CAGR theo quý)
của doanh thu là 5,8% và của lợi nhuận gộp là 12,1%. Hơn nữa, biên lợi nhuận
gộp của doanh nghiệp này cũng duy trì ở mức cao, dao động 15-18% trong 6
quý liên tiếp. Hoa Sen không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc tế đã mang đến cho doanh nghiệp càng nhiều cơ hội tiếp
cận với các thị trường đặc biệt khó tính. Trong các năm trước, kênh xuất khẩu
chỉ chiếm khoảng 34 - 37% cơ cấu sản lượng tiêu thụ thành phẩm của tập đoàn

2.2.2.4. Phân tích cân bằng tài chính


Phân tích cân bằng tài chính qua vốn lưu động (VLĐ) ròng ta sẽ biết
được mức độ tài trợ của nguồn vốn dài hạn cho các TSNH hay biết được
doanh nghiệp có đủ TSNH để thanh toán cho nợ ngắn hạn hay không.
ĐVT: Tỷ đồng

60
Biểu đồ 2. 11: TÌNH HÌNH VLĐ RÒNG CỦA CÔNG TY NĂM 2019 -
2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)

61
20,000

15,000

10,000

5,000

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

-5,000

Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Vốn lưu động ròng

Qua biểu đồ trên ta thấy VLĐ ròng trong năm 2019 âm còn lại năm 2020 và năm
2021 đều là số dương, chứng tỏ công ty đang sử dụng chính sách tiền tệ bảo thủ, tức
là TSDH trong cả 3 năm đều được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn hay có thể hiểu
một phần nguồn vốn dài hạn của công ty được dùng để tài trợ cho TSNH. Chính
sách này tuy có ưu điểm là khả năng thanh toán cao nhưng cũng tốn rất nhiều chi
phí sử dụng vốn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp. Do vậy công ty cần có những
quyết định hợp lý để giải quyết vấn đề này.
Ta xét nhu cầu VLĐ của công ty:
ĐVT: Tỷ đồng

62
16,000

14,000

12,000

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

-2,000

Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho TSNH Khác


Nợ ngắn hạn (trừ nợ vay ngắn hạn) Nhu cầu VLĐ ròng

Bảng 2. 6: NHU CẦU VLĐ RÒNG CỦA CÔNG TY NĂM 2019 - 2021
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhu cầu VLĐ ròng của công ty trong năm 2019 mang dấu âm nhưng năm 2020 đến
năm 2021 đều mang dấu dương chứng tỏ công ty có sự thiếu hụt về VLĐ. ở năm
2021 tuy hàng tồn kho tăng đáng kể nhưng tốc độ tăng vẫn không bằng nợ ngắn hạn
(trừ nợ vay ngắn hạn), các khoản phải thu ngắn hạn tăng, nhu cầu VLĐ ròng lại

63
tăng vì tất cả các tài sản kinh doanh đều tăng trong khi nợ phải trả (trừ nợ vay) chỉ
tăng nhẹ.
Ta thấy VLĐ ròng của công ty luôn nhỏ hơn nhu cầu VLĐ ròng, phản ánh công ty
phải luôn chủ động vay các khoản ngắn hạn để bù đắp số vốn cần thiết. Tuy ở năm
2020 khoảng cách này được rút ngắn và cải thiện hơn nhưng độ cân bằng tài chính
vẫn chưa ở mức an toàn, do đó trong thời gian tới Hoa Sen cần có những biện pháp
để tiếp tục tăng nguồn VLĐ và giảm các chi phí về hàng tồn kho.
2.2.3 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính của CTCP Tập
Đoàn Hoa Sen
Như đã phân tích ở trên, dựa vào VLĐ ròng thì ta thấy sức khỏe tài chính ngắn hạn
của công ty rất tốt. Để tìm hiểu kĩ hơn, ta có biểu đồ dưới đây:
ĐVT: Lần

Hình 2.2: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty năm 2022 và quý
đầu năm 2023
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Trong năm 2021hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đạt 1,32 lần cao hơn so với các
năm trước, có nghĩa là với 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,32 đồng TSNH đảm bảo. Kết

64
quả này cho thấy khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty luôn ở mức tốt.
Sự gia tăng này chủ yếu đến từ biến động của TSNH.
Khả năng thanh toán nhanh
Qua 3 năm liên tiếp năm, hệ số này của Công ty lần lượt là: 0,75; 0,68; 0,71. Dựa
vào kết quả trên, ta thấy cả 3 năm hệ số đều lớn hơn 0,5 có nghĩa là tình hình tài
chính của Công ty đủ khả năng để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Tuy
nhiên, ở năm 2020 hệ số này lại thấp nhất so với các quý còn lại. Có thể nói đây là
tình hình chung của cả ngành thép khi mà doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng bởi
dịch Covid 19 số lượng hàng tồn kho lớn dẫn đến hệ số thanh toán nhanh. Để nâng
cao hệ số thanh toán nhanh, trong giai đoạn tới công ty cần điều chỉnh lại chính
sách quản lý hàng tồn kho để tránh trường hợp bị gây sức ép từ phía các chủ nợ và
đảm bảo khả năng tự chủ tài chính tốt hơn.
Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu này của công ty khá thấp và có xu hướng giảm theo thời gian. Năm 2021 là
0,24 lần, giảm 0.04 so với năm 2019 là 0.28 lần. Tức là 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được
đảm bảo bằng 0.24 đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Theo biểu đồ trên
chỉ số này của Công ty có xu hướng giảm dần điều này cho thấy công ty luôn tận
dụng cơ hội để đầu tư sinh lời bằng vốn tiền mặt, không để tiền nhàn rỗi. Nhưng
nếu hệ số quá thấp thì công ty sẽ không đảm bảo được khả năng tài chính, không
thể đáp ứng nhu cầu thanh toán khi phát sinh và sẽ gặp rủi ro thanh toán.
2.2.3.1Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Bảng 1 : hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty 3 năm

Năm Năm Năm


Chỉ tiêu
2019 2020 2021

3 3 38,
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
3,000 3,500 700

65
14 14 175,
Tổng tài sản (tỷ đồng)
0,000 0,000 000

Tổng tài sản bình quân (tỷ 14 14 161,


đồng) 5,000 5,000 020

Hiệu suất sử dụng tổng tài


0,22 0,23 0,24
sản (Lần)

(Nguồn: Tự tổng hợp)


Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác của
doanh nghiệp (bao gồm doan thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập
khác) với tổng tài sản bình quân. Ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty
đạt giá trị cao nhất là 0,24 lần vào năm 2021, tức 1 đồng tài sản được đầu tư sẽ thu
về được 0,24 đồng doanh thu. Hệ số này tăng chứng tỏ công ty đã có những biện
pháp nâng cao sức sản xuất của tổng tài sản, từ đó làm tăng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Bảng 2 : hiệu suất sử dụng tscđ của công ty 3 năm

Năm Năm Năm


Chỉ tiêu
2019 2020 2021

3 33 3
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
,000 ,500 5,000

71 72 7
TSCĐ (tỷ đồng)
,500 ,000 2,100

0 70 7
TSCĐ bình quân (tỷ đồng)
,500 ,800 1,200

Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) 0,46 0,47 0,5

(Nguồn: Tự tổng hợp)

66
Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty tăng dần qua 3 năm lần
lượt là 0,46 lần, 0,47 lần và 0,5 lần. Ở năm 2021, hiệu suất sử dụng TSCĐ đạt giá
trị cao nhất: 1 đồng TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,5
đồng doanh thu thuần. Hệ số này tăng dần phản ánh sức sản xuất của TSCĐ ngày
càng tăng, công ty chú trọng đầu tư vào TSCĐ.
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Để đánh giá công tác quản lý khoản phải thu, ta xét 2 chỉ tiêu: Vòng quay các
khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.
Bảng 3: vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty năm
(Nguồn: Tự tổng hợp)

Năm Năm Năm


Chỉ tiêu
2019 2020 2021

3,00 3 3
Doanh thu thuần (VNĐ)
0 3,500 5,000

12,0 1 1
Các khoản phải thu (VNĐ)
00 1,000 0,800

Các khoản phải thu bình quân ,80 8


(VNĐ) 0 8,000 ,500

Hệ số thu hồi nợ (vòng) 4,2 4,18 4,11

Thời gian thu hồi nợ trung bình


(ngày) 21 21 22

Dựa vào bảng trên, ta có biểu đồ sau:

67
Biểu đồ 2: vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty 3
năm
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Xét vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển khoản
phải thu bình quân trong kỳ. Từ bảng phân tích và biểu đồ trên, ta thấy số vòng
quay các khoản phải thu của Công ty trong 3 năm gần đây có biến động tăng. Nếu
trong năm 2019, vòng quay đạt 4,2 vòng thì sang năm 2021, vòng quay tăng thành
4,18 vòng. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, tốc độ thu hồi nợ của công ty chậm
do ảnh hưởng dịch Covid 2019. Nhưng đến năm 2021, số vòng quay các khoản phải
thu giảm manh còn 4.1 vòng. Kết quả này thể hiện rằng, trong thời gian giãn cách
xã hội ở nhiều địa phương, công ty đã thực hiện chính sách bán chịu, kéo dài thời
hạn với những khách hàng quen thuộc cũng như tìm kiếm thêm khách hàng mới
làm cho các khoản phải thu lại tăng mạnh hơn doanh thu.
Xét kỳ thu tiền bình quân: Thời gian thu nợ trung bình càng nhỏ thì tốc độ thu hồi
nợ càng tăng nhanh. Tuy nhiên, theo số liệu đã thống kê thì thời gian thu nợ trung
bình của Công ty ngày càng lớn, từ con số 21 ngày vào năm 2020 đã tăng lên thành
22 ngày vào năm 2021. Mặc dù có xu hướng tăng nhưng con số chênh lệch không
nhiều, chứng tỏ công ty vẫn đang chú ý khắc phục vấn đề, không ngừng nâng cao

68
hiệu quả công tác quản lý, theo dõi thu hồi công nợ nhằm tăng hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho bình quân
Bảng 2: vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho bình quân
của công ty 3 năm

Năm Năm Năm


Chỉ tiêu
2019 2020 2021

3, 23 26
Gía vốn hàng bán (VNĐ)
000 ,600 ,800

27 39 46
Hàng tồn kho (VNĐ)
,700 ,800 ,000

7, 33 39
Hàng tồn kho bình quân (VNĐ)
100 ,400 ,700

Vòng quay hàng tồn kho (vòng)


0.85 0.70 0.67

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho bình


quân (ngày) 107 126 133

Ta có biểu đồ:

69
Biểu đồ 2: vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho bình quân
của công ty 3 năm
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Xét hệ số lưu kho (vòng quay hàng tồn kho): Chỉ tiêu này khá quan trọng đối với
Công ty. Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy hệ số lưu kho giai đoạn này có xu hướng giảm
dần. Ở năm 2019, hệ số lưu kho là 0,85 vòng, năm 2020 giảm xuống còn 0,7 và đến
năm 2021 chỉ còn 0,67 vòng. Nguyên nhân là do mặc dù giá vốn hàng bán tăng
nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho ngày càng lớn hơn, khiến cho số vòng quay
giảm đi. Con số giảm đi cho thấy tốc độ quay vòng hàng tồn kho của Công ty ngày
một chậm, việc quản trị hàng tồn kho cần Công ty theo dõi, giám sát nhiều hơn.
Xét thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình: Ngược với hệ số lưu kho, thời
gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, ta lại thấy
chỉ tiêu này tăng dần qua các quý. Vào năm 2019, thời gian luân chuyển đạt 107
ngày, đến năm 2021 tăng lên 133 có nghĩa là để hàng tồn kho quay được 1 vòng
mất 133 ngày. Việc thời gian luân chuyển liên tục tăng chứng tỏ nguồn vốn bị chôn
vùi trong hàng tồn kho lớn. Nếu công tác quản lý không tốt thì lượng hàng hóa của
công ty sẽ bị ứ đọng nhiều.
2.2.3.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản

70
Để đánh giá khả năng sinh lợi của công ty, ta sẽ phân tích các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh
lời trên doanh thu (ROS), Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và Tỷ
suất sinh lời trên VCSH bình quân (ROE).
Ta có biểu đồ sau:

Hình 2.3: các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của công ty 3 năm
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Ta có thể nhận xét rằng: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của công ty không
những đều có giá trị dương mà còn là con số rất cao. Trong đó, khả năng sinh lợi
của công ty đạt hiệu quả cao nhất ở năm 2021, cụ thể:
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Bảng 2. 11: TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY 3 QUÝ
ĐẦU NĂM 2021

Chỉ tiêu N Nă Nă Chênh lệch Chênh lệch


ă m m 2019-2020 2020-2021
m 20 20 T Tư T Tư

71
u u
ơn
yệ yệ ơn
g
t t g
20 20 21 đố
đ đ đối
19 i
ối ối

2.
4. 39, 6
LNST (tỷ 7.0 9.7 7 6,2
66 13 0
đồng) 05 46 4 0%
1 % 4
1

3. 3.
Doanh thu 25 31. 35. 12, 10,
9 5
thuần (tỷ .7 17 11 64 12
4 5
đồng) 78 7 9 % %
2 4

-
5,
22, 27, 23, 0, -
2
ROS (%)   47 75 51 9 3,5
8
% % % 9 6%
%
%

(Nguồn: Tự tổng hợp)


Để hiểu rõ hơn, dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ suất sinh lời trên doanh thu:

72
Hình 2.4: tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty trong 3 năm
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) phản ánh mối quan hệ giữa LNST với
doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao, công ty
hoạt động có hiệu quả. Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ suất này có sự trồi sụt qua các
quý, cụ thể: Ở năm 2019, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 22,47%, cho ta biết cứ
100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,2247 đồng lợi nhuận. Ở năm 2020, tỷ suất này tăng
lên thành 27,75%. Ở năm 2021, tuy giữ ở mức khá tốt là 26,76% nhưng ROS đã có
dấu hiệu giảm so với quý 2. Nguyên nhân là do yếu tố dịch bệnh, ảnh hưởng của giá
vốn hàng bán và chi phí tài chính làm cho tốc độ lợi nhuận và doanh thu tăng
trưởng chậm hơn quý trước. Mặc dù tình hình lợi nhuận trên doanh thu trong nămn
2021 có phần giảm sút, nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao, chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của công ty vẫn đang rất tốt.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA)
Bảng: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân của công ty 3 năm

Chỉ tiêu Nă Nă Nă Chênh lệch Chênh lệch


m m m 2019-2020 2020-2021
20 20 20 T T T T

73
ư
u u
ươ ơ
y y
ng n
ệt ệt
19 20 21 đố g
đ đ
i đ
ối ối
ối

2. 39
6 6,
LNST (tỷ 4.6 7.0 9.7 7 ,1
0 20
đồng) 61 05 46 4 3
4 %
1 %

2 1
14
13 13 15 0. 4. 9,
Tổng tài sản (tỷ ,9
1.5 8.9 9.8 8 8 28
đồng) 9
11 81 09 2 3 %
%
8 5

1 1
Tổng tài sản 13 14 2. 9, 3. 9,
bình quân (tỷ   5.2 7.5 2 08 5 19
đồng) 46 28 8 % 5 %
2 8

1, 27 -, -
5.1 6.6
4 ,5 1 2,
ROA (%)   8 1
3 5 8 74
% %
% % % %

(Nguồn: Tự tổng hợp)

74
Ta có biểu đồ dưới đây:

Hình: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân của công ty 3 năm
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) phản ánh mối quan hệ giữa
LNST với tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp. Nhìn chung chỉ tiêu này cũng
có xu hướng tăng vào năm 2020 và giảm vào năm 2019. Vào 2019, ROA = 5,18%
tức là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 0,518 đồng lợi nhuận. Vào 2020 và 2021, tỷ số
ROA lần lượt là 6,61% và 6,43%. Điều này cho thấy so với2019, 2020, 2021 tốc độ
tài sản cũng như LNST đã tăng lên đáng kể.

Tỷ suất sinh lời trên VCSH bình quân (ROE)


Bảng : tỷ suất sinh lời trên vcsh bình quân của công ty 3 năm

Chỉ tiêu N N N Chênh lệch Chênh lệch


ă ă ă 2019-2020 2020-2021
m m m T T T T
20 20 u ươ u ươ
2 20 21 y ng yệ ng
0 ệt đố t đố
75
đ đ
i i
1 ối ối
94
2. 39
. 7. 9. 6 6,
LNST (tỷ 7 ,1
6 00 74 0 20
đồng) 4 3
6 5 6 4 %
1 %
1

5 1
7. 11 13
9 66 73 0.
Tổng tài sản (tỷ 7 ,7 ,9
. .2 .9 3
đồng) 6 2 8
2 22 84 4
2 % %
2 3

5. 7. 11
Tổng tài sản 62 68 8,
6 9 ,6
bình quân (tỷ   .7 .3 98
3 8 9
đồng) 21 53 %
2 7 %

-
11 14 3, 27 -
0,
.1 .2 0 ,6 4,
ROA (%)   7
7 6 9 7 91
0
% % % % %
%

(Nguồn: Tự tổng hợp)


Để làm rõ hơn, ta có biểu đồ:

76
Hình tỷ suất sinh lời trên vcsh bình quân của công ty 3 năm
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH bình quân (ROE) phản ánh mối quan hệ giữa LNST
với VCSH bình quân của doanh nghiệp. Tương tự ROS và ROA, ROE cũng có xu
hướng tăng cao ở năm 2021. Tuy nhiên trong 2021, tốc độ của VCSH tăng mạnh
hơn LNST, điều này khiến ROE ở 2021 có phần thấp hơn.
Để thấy được tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp có thực sự phản ánh việc quản lý tốt
tài sản cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh và những tác động khiến các hệ số
này tăng trưởng, ta có phương pháp phân tích tài chính Dupont.
Bảng 2. 14: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU ROA VÀ ROE CỦA CÔNG TY 3 NĂM
THEO PHƯƠNG PHÁP DUPONT

Năm Năm Năm


Chỉ tiêu
2019 2020 2021

22,47 27,75 26,76


ROS (%)
% % %

Hiệu suất sử dụng tổng tài


0,23 0,24 0,24
sản (lần)

77
Tỷ lệ tổng tài sản bình
quân trên VCSH bình quân 2,16 2,16 2,11
(lần)

5,18 6,61 6,43


ROA (%)
% % %

11,17 14,26 13,56


ROE (%)
% % %

(Nguồn: Tự tổng hợp)


Dựa vào bảng số liệu, rõ ràng ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và hiệu suất
sử dụng tổng tài sản. Giai đoạn 2019 – 2020, ROA có dấu hiệu tăng vì ở giai đoạn
này LNST đạt tốc độ tăng trưởng mạnh. Qua giai đoạn tiếp theo, ROA giảm trong
khi hiệu suất sử dụng tổng tài sản không biến động. Vậy nguyên nhân của sự sụt
giảm này là do tốc độ tăng trưởng của doanh thu và đặc biệt là LNST bị chững hơn
so với giai đoạn trước.
Mặc khác, ROE chịu ảnh hưởng của ROA và tỷ lệ tổng tài sản bình quân trên
VCSH bình quân. Vì vậy, việc ROA và tỷ lệ tổng tài sản bình quân trên VCSH bình
quân giảm ở 2021 dẫn đến việc ROE ở quý 3 giảm chỉ còn 13,56% trong khi ở 2019
là 14,26%.
Ta nhận thấy, tỷ lệ tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân chỉ giảm 0,05% so
với 2019 và 2020 cho thấy sự biến động không đáng kể. Chính vì đó, để có thể gia
tăng ROE, công ty cần có những biện pháp gia tăng ROA và có những chính sách
quản lý tốt hàng tồn kho khi lượng hàng tồn tăng cao như thời điểm hiện tại để
giảm bớt chi phí vào khoản này nhằm gia tăng tổng tài sản.
2.3 Đánh giá tình hình tài chính của CTCP tập đoàn Hoa Sen
Sau khi phân tích tình hình tài chính của CTCP (CTCP) tập đoàn Hòa Phát trong 3
quý đầu năm 2021, ta thấy đây là tuy đây một giai đoạn hết sức khó khăn đối với

78
nền kinh tế nhưng công ty đã vượt qua một cách rất ngoạn mục, thu được nhiều
thành tựu đáng kể. Tuy nhiên công ty vẫn còn có một số tồn tại cần khắc phục và
cải thiện. Dưới đây là những đánh giá rút ra được trong quá trình phân tích tình
hình của công ty:
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là 2 năm gần đây, nền kinh tế thế giới và trong đó
có cả Việt Nam chịu rất nhiều biến động bởi dịch bệnh. Trước tình hình đó, với nền
sản xuất công nghiệp ổn định, Hoa Sen đã vững vàng vượt qua và đạt những kết
quả sau:
Trong quý đầu năm 2023, doanh thu của công ty đạt hơn 105.800 tỷ đồng và LNST
là 27.100 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 60% và tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm
ngoái. Tính đến quý 3, công ty đã hoàn thành 88% kế hoạch về doanh thu và vượt
45% kế hoạch về lợi nhuận.
Theo công bố của Hoa Sen, lũy kế 4 tháng 2023, công ty đạt sản lượng thép thô 6,1
triệu tấn, tăng 50% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 6,3
triệu tấn, tăng 43%. Trong đó, thép xây dựng là 2,8 triệu tấn, tăng 12%. Thép cuộn
cán nóng (HRC) đạt gần 2 triệu tấn. Tôn Hòa Phát ghi nhận 273.000 tấn, gấp 2,6
lần so với cùng kỳ. Sản phẩm ống thép là 498.000 tấn, giảm 12% so với 9 tháng
2022.
Sản lượng xuất khẩu là 176.000 tấn tôn mạ kẽm và mạ lạnh. Tỷ trọng hàng xuất
khẩu đóng góp 64% tổng sản lượng tôn đã bán ra trong 9 tháng.
Hoa Sen hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam
Á. Tại Việt Nam, Tôn Hoa Sen là doanh nghiệp sản xuất tôn đầu tiên và duy nhất tự
chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và hiện nằm trong Top 5 về thị phần tại
Việt Nam với khoảng 6,5%.
Tài sản và nguồn vốn của Hòa Phát liên tục tăng qua các năm. Trong đó, công ty
đang triển khai dự án Dung Quất 2 dự kiến có tổng đầu tư là 85.000 tỷ đồng.

79
Qua việc phân tích các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty, ta có thể
kết luận rằng công ty đạt mức an toàn trong thanh toán ngắn hạn và thanh toán
nhanh.
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
Hàng tồn kho là vấn đề cần chú ý đối với công ty, khoản mục này luôn chiếm tỷ
trọng rất cao trong giá trị tổng tài sản. Tuy hàng tồn kho tăng nằm trong chiến lược
của công ty nhưng lượng hàng tồn nhiều sẽ kéo theo chi phí quản lý hàng tồn kho
tăng cao. Nếu công ty không làm tốt công tác quản lý thì đây sẽ là một trong những
nguyên nhân là giảm doanh thu và lợi nhuận.
Các khoản phải thu trong giai đoạn này cũng tăng đáng kể, đặc biệt là các khoản
phải thu ngắn hạn.
VLĐ ròng luôn nhỏ hơn nhu cầu VLĐ, chúng tỏ công ty vẫn chịu sức ép từ việc
thanh toán các khoản nợ. Ở cả 3 quý ta đều thấy nợ phải trả của công ty luôn lớn
hơn VCSH, thể hiện công ty phải đối mặt với các khoản nợ và lãi vay đến hạn

80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
3.1. Định giá doanh nghiệp theo cách tiếp cận thu nhập
Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu khả năng sinh lời

Chênh lệch tuyệt đối


Năm Năm Năm
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2021/2020 2022/2021

Tỷ số lợi
nhuận
biên (PM) 11,41 16,81 18,21 1,47 1,60

Tỷ số sinh
lời cơ sở
(BEP) 1,29 4,19 8,85 3,25 6,86

Tỷ suất
thu hồi tài
sản
(ROA) 6,81 19,13 49,52 2,81 7,27

Tỷ suất
thu hồi
VCSH
(ROE) 1,88 6,59 19,44 3,51 10,34

81
- Tỷ suất lợi nhuận biên (PM): đây là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh
nghiệp. Tỷ số này càng cao thì khả năng sinh lợi trên doanh thu càng cao và ngược
lại. Bảng số liệu cho thấy rằng tỷ suất sinh lợi đang tăng dần qua từng năm. Năm
2020 tăng 1,47% so với năm 2020, tiếp tục tăng thêm 1,6% ở năm 2022,. Nguyên
nhân dẫn đến sự gia tăng tỷ số này là do sự tăng trưởng doanh thu ở mức cao hơn
lợi nhuận ròng, sức ép từ việc giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá vốn hàng bán
cũng tăng theo, dẫn đến doanh thu tăng. Bên cạnh đó, công ty tập trung đầu tư vào
nhận diện thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tỷ suất sinh lời cơ sở (BEP): chỉ số này đánh giá hiệu quả của công ty trong việc
tạo ra thu nhập so với tài sản của công ty. Năm 2021, BEP đã tăng 3,25% so với
năm 2020, tăng từ 4,19% tăng lên 8,85%. BEP tăng dần qua các năm cho thấy hiệu
quả của khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty.
- Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA): chỉ số này đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả tài
sản của công ty. Tỷ số này của công ty trong 3 năm gần đây đang cải thiện theo
chiều hướng tích cực, ROA trong năm 2021 đã tăng 2,81% so với năm 2020. Lợi
nhuận ròng tăng đều qua các năm, đồng thời tổng tài sản của công ty cũng tăng, dẫn
đến tỉ lệ tăng trưởng ROA không biến động quá nhiều.
- Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE): tỷ số ROE tăng dần qua các năm, ROE
năm 2021 đã tăng 3,51% so với năm 2020, tăng từ 6,59% lên 19,44%. Qua đó cho
thấy công ty đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tạo ra lợi nhuận khả quan.

Bảng 3.2. Bảng tỷ số giá thị trường

Chênh lệch tuyệt


Chỉ
đối
số
Chỉ Năm Năm Năm ngà 2021/2 2022/2
tiêu 2019 2020 2021 nh 020 021

82
Thu
nhập
trên
mỗi
CP
(EPS)
(đồng/ 876,9 2.636, 9.173,
CP) 8 89 15 3,01 3,48

BVPS
cơ bản
(đồng/ 12.92 14.83 21.94
CP) 0,55 4,05 9,73 1,15 1,48

Tỷ số
P/E 8,91 8,40 4,08 0,94 0,49

Tỷ số
P/B 0,60 1,49 1,70 2,48 1,14

- Thu nhập trên trên mỗi cổ phiếu (EPS): EPS đã tăng từ 2.632,89 đồng/CP năm
2020 lên 9.173,15 đồng/CP năm 2021. EPS tăng dần qua các năm cho thấy công ty
đang kinh doanh hiệu quả. Cổ phiếu công ty đang được các nhà đầu tư đánh giá khả
năng sinh lời tốt.
- Tỷ số P/E: Năm 2021, tỷ số P/E giảm 1,48 lần so với năm 2020, giảm từ 8,40
xuống 4,,08 lần
- Tỷ số P/B: Năm 2021, tỷ số P/B tăng 0,21 lần so với năm 2020, tăng từ 1,74 lần
lên 1,94 lần. Năm 2022, tỷ số P/B đã tăng thêm 0,08 lần, lên 2,03 lần. Tỷ số P/B
qua các năm đều cao hơn chỉ số của ngành là 1,24 lần. Qua đó cho thấy tình hình

83
kinh doanh của công ty đang rất tốt và nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho
giá trị sổ sách của công ty.
- Phương pháp: Chiết khấu dòng tiền
Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến của doanh
nghiệp (dòng tiền còn lại sau khi trừ thuế và chi phí hoạt động nhưng trước khi
thanh toán nợ vay) theo chi phí sử dụng vốn bình quân (chi phí sử dụng các nguồn
tài trợ của doanh nghiệp được tính bình quân gia quyền theo tỷ trọng giá trị thị
trường của từng yếu tố).
- Chi phí vốn bình quân gia quyền WACC:
WACC = Rd x F d x (1 – t) + Re x F e
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng năm 2022 là 12% (theo trang VN Index) nên
Rm= 14%.

Lãi suất phi rủi ro (dựa trên lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 3 đến năm 5 tính
đến năm 2022) là 4,7% nên R f = 4,7%.
β L là hệ số đo lường mức độ rủi ro. β L = 0,16 ( nguồn http://s.cafef.vn/)

Chi phí sử dụng VCSH: Re = R f + β L * ( Rm- R f )


Re = 4,7% + 0,16 * (14% - 4,7%) = 6,19%

Vay NH + Vay DH 6.009,00+133,00


Fd = = = 36,07%
Nguồn vốn 17.025,00
VCSH 10.832,00
Fe = = = 63,62%
Nguồn vốn 17.025,00

Thuế suất thuế TNDN: t = 20%


Rd = 8,5%

WACC = 8,5%*36,07%*(1-20%) + 6,19%*63,62%= 6,3%


Xác định FCFF dự kiến năm 2023:
Tỷ lệ tái đầu tư = 1- tỷ lệ chi trả cổ tức = 1- 30% = 70%
Tốc độ tăng trưởng = tỷ lệ tái đầu tư * tỷ suất sinh lời trên vốn

84
= 70% * 49,52 % = 34,66%
Ước tính dòng tiền của công ty năm 2023
EBIT = 4.915,00 + 2.3267 = 7241 triệu đồng
EBIT kỳ vọng 2023 * (1-t) = 7241 *(1+34,66%) * (1-20%) = 7800,58 triệu đồng
Tái đầu tư kỳ vọng năm 2023: 7800,58 * 70% = 5460,40 triệu đồng
FCFF dự kiến 2023 = EBIT - Tái đầu tư kỳ vọng năm 2022 = 7241 – 5460,4 =
1780,6 triệu đồng
Giá trị của công ty là:

FCFF 1780,6
VF = = = 1675, 07 triệu đồng
1+ WACC 6,3 %+1

3.2. Định giá doanh nghiệp theo cách tiếp cận thị trường
Định nghĩa: Phương pháp P/E (hay giá trị thị trường trên thu nhập) là tỷ số để xác
định giá trị của một doanh nghiệp, dựa vào mối tương quan giữa giá trị thị trường
của của cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế của công ty. Bản chất phương pháp này là
so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành trên thị trường để
tìm ra giá trị phù hợp nhất.
3.2.1. Phương pháp tỷ số bình quân
Phương pháp tỉ số bình quân ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần
thẩm định giá thông qua tỉ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp cần so
sánh.
Bảng 3.6 Các công ty cùng ngành với HSG

Đóng Vốn hóa thị


ST Mã
cửa trường P/E P/B
T CK
(VND) (triệu đồng)

1 HSG 15,600 9,658.59 -8.29 B0.89

85
2 HPG 21,800 127,343.81 180.49 1.31

3 DIG 20,800 12,501.97 72.54 1.59

4 CEO 25,500 6,690.84 24.03 1.75

5 DIG 14,200 8,692.95 7.19 0.61

TRUNG BÌNH 55,192 1,23

Nguồn: finance.vietstock.vn, nhóm tổng hợp theo giá đóng cửa ngày 22/05/2023
- Tính theo tỷ số P/E
Giá trị VCSH TLG = Lợi nhuận sau thuế 2021 x P/E bình quân
= 4313 x 55,192
= 238.043 triệu đồng
- Tính theo tỷ số P/B
Tại ngày 30/09/2021 (theo BCTC của công ty) thì Vốn chủ sở hữu HSG là 10.832
triệu đồng. TSCĐVH năm 2021 là 6662 triệu đồng
Giá trị VCSH TLG = (VCSH 2021 – Giá trị sổ sách của TSCĐVH) x P/B bình quân
= (10832 – 6662) x 1,13
= 5129 triệu đồng
Trong 2 cách trên, CTCP Tập đoàn Hoa Sen sẽ chọn phương án có kết quả lớn hơn,
giá trị VCSH tính theo tỷ số P/E với giá trị là: 238.043 triệu đồng
3.2.2. Phương pháp giá giao dịch
- Giá đóng cửa cổ phiếu HSG ngày 22/05/2023 là 15,600 đồng
- Số cổ phiếu: 9,658.59 cổ phiếu (theo BCTC)
Giá trị VCSH TLG = 15.600 x 9,658.59
= 150.674.004 triệu đồng
Vậy giá trị VCSH tính theo phương pháp giá trị giao dịch là: 150.674.004 triệu
đồng

86
87

You might also like