You are on page 1of 7

Phiếu học tập

MỘT SỐ GỢI Ý VỀ LÍ LẼ, DẪN CHỨNG CHO BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ
MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Đề 1. Tại sao chúng ta phải trồng, chăm sóc cây xanh
Gợi ý
1. Trồng, chăm sóc cây xanh là hoạt động gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trên
Trái Đất, giữ cho môi trường xung quanh chúng ta luôn có xanh cây lá.
2. Chúng ta cần trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh vì
2.1. Cây xanh có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người
a.Vai trò của cây xanh đối với con người đầu tiên là cung cấp oxy giúp cho quá trình
hô hấp ở con người diễn ra, từ đó, sự sống mới được duy trì.Cây xanh từ xưa đến nay
luôn được coi là "lá phổi" của Trái đất. Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn
ôxy cho chúng ta thở. Trung bình cứ một cây xanh có thể cung cấp đủ lượng ôxy cho 4
người. Không những thế, cây xanh còn làm sạch không khí. Cây hấp thu tất cả các mùi và
khí ô nhiễm (như nitơ oxit, amoniac, lưu huỳnh điôxit và ozon) và lọc các hạt này ra khỏi
không khí bằng cách giữ chúng trên lá và vỏ cây, giúp không khí xung quanh trở nên trong
lành hơn. Nhờ vậy, chúng ta được hít thở khí sạch và sẽ khỏe mạnh, sống lâu.
b. Cung cấp thực phẩm, dược liệu, thuốc cho con người, gỗ để làm nhà cửa, xây dựng
các công trình, vật dụng
Ngoài việc cung cấp cây ăn trái cho con người, cây xanh còn cung cấp gỗ để làm giấy, làm
nhà cửa, các công trình xây dựng. Cây xanh còn cung cấp cả thức ăn cho chim và các loài
động vật. Chính các loài động vật, thực phẩm chính là nguồn thực phẩm cho con người.
c. Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước
Một vai trò rất quan trọng của cây xanh đó chính là bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước và
từ đó, bảo vệ con người:
- Khi trời mưa, tán lá cây giữ lại một phần nước trước khi rơi xuống mặt đất, rễ cây giúp
làm giảm tốc độ của dòng nước, giảm xói mòn. Qua đó, giúp con người tránh được lũ lụt –
một thiên tai diễn ra thường xuyên tại Việt Nam, thiệt hại rất lớn về người và của
- Khi nước mưa rơi xuống rừng cây, sẽ được giữ lại một phần và thấm xuống các lớp đất tạo
thành dòng chảy ngầm chảy vào các vùng trũng tạo thành suối, sống. Đây là nguồn nước
cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, bảo vệ nguồn nước ngầm giúp con người tránh được hạn hán là vai trò rất quan
trọng của cây xanh đối với thiên nhiên, với con người.
Mặt khác, cây xanh có thể làm chậm tiến trình bốc hơi nước, từ đó làm tăng độ ẩm không
khí lên.
d. Cây xanh bảo vệ động vật, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái
- Cây xanh, các cánh rừng không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động vật mà còn
là ngôi nhà của các loài chim, thú, côn trùng… Nhờ có cây xanh, các loài vật trong tự nhiên
mới được bảo vệ, duy trì. Nhờ thế hệ sinh thái trên Trái Đất mới được cân bằng.
e. Cây xanh mang lại bóng mát, ngăn tia cực tím, mang lại cảnh quan tươi đẹp
- Rất nhiều nghiên cứu, thí nghiệm cho thấy rằng nhiệt độ ở những nơi có nhiều cây xanh
sẽ mát hơn khoảng 10°C so với nhưng nơi ít cây xanh. Ngoài ra khi đứng dưới bóng cây, cơ
thể sẽ cảm thấy mắt hơn do không phải tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời.
- Bảo vệ con người khỏi tia cực tím tránh bị ung thư. Cây xanh có tác dụng tỏa ra bóng mát
giúp che chắn bớt thứ ánh sáng gắt do mặt trời chiếu thẳng xuống người đi đường, từ đó hạn
chế bớt ảnh hưởng của tia cực tím lên làn da của chúng ta.
- Cây cối cũng tạo ra những cảnh quan tươi đẹp với các vườn hoa, vườn cây, cánh rừng. Cây
xanh làm môi trường sống trở nên hiền hòa, thân thiện, trong lành. Trong ngôi nhà, ngoài
sân vườn có bóng cây bao phủ sẽ làm tinh thần ta bình yên, sức khỏe tốt hơn và yêu cuộc
sống này hơn.
2. 2.Cây xanh đang bị khai thác quá mức, bị tàn phá, nhiều cánh rừng đã trở thành
đất trống, đồi trọc.
- Trên thế giới: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2015 cho
biết, Trái đất hiện có hơn 3.000 tỉ cây xanh nhưng số lượng cây bị đốn hạ đang ở mức đáng
báo động. Khoảng 15 tỉ cây bị đốn hạ mỗi năm nhưng chỉ có 5 tỉ cây được trồng lại. Số
lượng cây đã giảm 46% kể từ khi xuất hiện nền văn minh loài người.Với tốc độ rừng xanh
bị tàn phá như hiện nay, nhiều người cho rằng, khoảng 200 năm nữa toàn bộ cây xanh trên
Trái đất sẽ bị chặt hạ.
- Còn ở Việt Nam:
+ Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Việt Nam là một
trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tại bão lũ do nạn chặt phá rừng
bừa bãi.Tổng cục Lâm nghiệp đã thống kê rằng: Trung bình mỗi năm diện tích rừng ở nước
ta giảm 2.430ha. Trong 4 năm từ năm 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới
7.283ha. Viện Điều tra và quy hoạch rừng đã nhận định, lý do chính khiến diện tích rừng tự
nhiên tại nước ta bị giảm sút là do việc khai thác rừng và sử dụng gỗ tự nhiên bất hợp pháp.
3. Em sẽ có hành động trồng và bảo vệ cáy xanh như thế nào?
- Trồng cây xanh xung quanh không gian sinh sống của mình, ở vườn nhà, tham gia các dự
án trồng cây.
- Không hái hoa, bẻ cành, làm hư hại cây cối
- Nhặt rác, vệ sinh môi trường quanh gốc cây để cây phát triển tốt nhất.
Đề 2: Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt?
1. Nước ngọt là nguồn nước mà con người chúng ta dùng để ăn uống, sinh hoạt sản xuất.
Nước ngọt có trong tự nhiên phần lớn là ở các ao hồ, sông suối, ở Bắc Cực, Nam Cực và
trên dãy Hi- ma- lay- a. Một số lượng đáng kể khác chính là nước ngầm trong lòng đất. Và
cả nước chứa tại các kiến trúc nhân tạo do con người tạo ra, như kênh đào, hào rãnh, hồ
chứa nước nhân tạo.
- Bảo vệ nguồn nước chính là hành động sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm, giảm lãng phí nước
trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bảo vệ nguồn nước cũng chính là giữ cho nguồn nước
sạch, không bị ô nhiễm, bị làm bẩn.
2. Cần bảo vệ nguồn nước vì:
2.1. Vai trò quan trọng của nước ngọt đối với cuộc sống con người.
a. Đầu tiên, nước đảm bảo cho sự sống của con người. Nước là thành phần chủ yếu trong
cơ thể con người, chiếm 70% cơ thể.. Con người cần được cung cấp mỗi ngày khoảng 2 lít
nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá các chất trong cơ thể con người.
Nếu không có nước thì con người sẽ bị chết.
b. Bên cạnh đó, nước ngọt chính là nguồn tài nguyên đảm bảo sự sống cho các loài động
vật, thực vật. Chỉ có đủ nước ngọt thì nuôi trồng mới đảm bảo, nhờ thế con người mới có
đủ nguồn thực phẩm.Nhờ thế, mới đảm bảo sự sống trên Trái Đất.
c. Nước ngọt cũng cần cho quá trình sản xuất thuốc men, quần áo, đồ dùng… Nước ngọt
cũng sử dụng trong công trình xây dựng, giúp duy trì cuộc sống của con người.
….
2. 2. Nước ngọt trên Trái Đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận, không bao giờ
hết. Nước ngọt chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 3% lượng nước trên bề mặt Trái Đất, còn
lại là 97% nước mặn. Và trong khoảng 3% đó thì chỉ có khoảng 1/3 số nước ngọt mà con
người có thể sử dụng được. Hơn thế, nước ngọt lại phân bố không đồng đều, hầu hết bị đóng
băng ở Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi- ma- lay a.
2.3. Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay đang có
khoảng hai tỉ người sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm
môi trường, gia tăng dân số ngày càng cao khiến cho lượng nước ngọt hiện có khó có thể
đáp ứng được nhu cầu mỗi con người trong tương lai. Minh chứng do các nhà khoa học tính
toán thì đến năm 2050 sẽ có khoảng 70% dân số thế giới đối mặt với nạn thiếu nước, không
có nước sạch. (tham khảo thêm bài “Khan hiếm nước ngọt” ở SGK).
Như vậy những lý do trên đây có thể hiểu được rằng nước ngọt là nguồn tài nguyên
quan trọng và quý giá đối với con người. Và nguồn tài nguyên này đang dần bị cạn kiệt.
4. Để có thể đảm bảo được nguồn nước ngọt được bảo vệ thì cần có ý thức của mọi
người dân cùng với sự thúc đẩy của cơ quan nhà nước. Giải pháp cụ thể để bảo vệ
nguồn nước ngọt là:
- Các doanh nghiệp cần có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường;
- Nhà nước có những chính sách hạn chế sử dụng chất hoá học trong nông nghiệp;
- Thực hiện chặt việc nghiêm cấm các hành vi xả rác, chất thải ra khu vực nước ở sông, hồ,
ao;
- Mỗi học sinh có thể tích cực các hoạt động bảo vệ nguồn nước:
+Tuyên truyền việc tiết kiệm nước đến với mọi người qua vẽ tranh, tham gia hoạt động
tuyên truyền ở địa phương;
+ Cùng chung tay làm sạch các ao, hồ, sông suối;
+ Trong cuộc sống hằng ngày, sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt, sản xuất.
Đề 3: Vì sao không được để Trái Đất nóng lên?
1. Hiện tượng Trái Đất nóng lên
- Hiện tượng Trái Đất nóng lên hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của
không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần
đây.
- Biểu hiện của hiện tượng
+Thời tiết đang ngày càng trở nên khắc nghiệt
+Nước biển tăng cao và đang dần ấm lên
+Hiện tượng băng tan ở hai cực
+Nhiệt độ liên tục thay đổi
+Nồng độ Carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên
2. Lí do không được để Trái Đất nóng lên
Khi Trái Đất nóng lên sẽ gây hại cho cuộc sống con người cũng như môi trường tự
nhiên
a. Ảnh hưởng nặng nề tới con người
- Sự nóng lên toàn cầu sẽ tác động đến việc cung cấp nước và thực phẩm cũng như các
điều kiện y tế của chúng ta. Thay đổi về lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản như
nông nghiệp, sản xuất điện vv… Tăng nhiệt độ của nước biển sẽ cản trở các hoạt động nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản.Từ đó, thiếu hụt thực phẩm giá cả trở nên đắt đỏ, cuộc sống của
con người sẽ khó khăn hơn.Nhiều người sẽ chết vì suy dinh dưỡng vì sản xuất lương thực
sẽ giảm do hạn hán và lũ lụt thường xuyên.
- Các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên vì các côn trùng truyền bệnh sẽ thích nghi với ẩm
ướt, điều kiện nóng. Các dịch bệnh, các loại vi rút, vi khuẩn đáng sợ sẽ xuất hiện khiến loài
người phải chịu tổn thất cả về sức lực lẫn kinh tế.
- Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến đời sống của con người, đặc biệt là trong
sinh hoạt và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Theo dự đoán, số lượng bệnh nhân hen
suyễn và các bệnh về phổi dự kiến sẽ tăng đến 10% tại các đô thị lớn.
b. Làm các loài động vật tuyệt chủng
- Biến đổi khí hậu sẽ làm mất môi trường sống cho nhiều loài động vật như gấu Bắc cực và
ếch nhiệt đới. Quan trọng hơn, bất kỳ sự thay đổi trong mô hình khí hậu nghiêm trọng sẽ
ảnh hưởng đến các mô hình di cư của các loài chim khác nhau. Các mô hình bất thường của
lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến động vật và con người như nhau.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về (IPCC), việc tăng nhiệt độ toàn cầu bằng 1,5-2,5 độ sẽ làm
cho 20-30 phần trăm của các loài dễ bị tuyệt chủng, trong khi tăng khoảng 3,5 độ sẽ làm cho
40-70 phần trăm loài dễ bị tuyệt chủng.
c. Làm khí hậu khắc nghiệt, tăng thảm họa thiên nhiên
Đối với lượng mưa: nó sẽ tăng ở các vùng xích đạo, vùng cực và các vùng cận cực và giảm
ở các vùng á nhiệt đới. Điều này sẽ gây ra hạn hán ở một số vùng, trong khi lũ lụt ở các
vùng khác.
Đối với nhiệt độ của nước biển: Trái đất càng nóng, nhiệt độ của nước biển càng tăng dẫn
đến các thiên tai như bão, cuồng phong…
Nói chung, hành tinh sẽ chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc trưng bởi lũ lụt và hạn
hán, các đợt nắng nóng và các đợt lạnh, và các cơn bão khắc nghiệt như bão và lốc xoáy.
d. Thay đổi mực nước biển toàn cầu
Hơn một thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng lên từ 4-8 inch và vào năm 2100, nó sẽ dâng
lên khoảng 35 inch. Đó là hậu quả của việc nóng lên toàn cầu khiến cho các lớp băng tan
chảy, nước đổ dồn về đại dương. Một sự gia tăng như thế sẽ làm cho nhiều vùng thấp,
như vùng bờ biển Vịnh Hoa Kỳ và Bangladesh, cũng như các đảo, như Lakswadweep,
sẽ chìm dưới nước. Nếu toàn bộ các dải băng Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu
dự kiến sẽ tăng 10,5 mét. Việt Nam cũng là vùng thấp, hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh
cũng bị triều cường, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và sản xuất.
3. Cần làm gì để làm chậm lại, giảm quá trình nóng lên của Trái Đất?
- Trồng nhiều cây xanh, khai thác cây xanh hợp lí, bảo vệ các cánh rừng
- Hạn chế sử dụng túi nylon, sử dụng các bao bì có thể tái chế. Việc đốt cháy nhiều loại rác
thải làm tăng mức độ carbon dioxide trong khí quyển. Đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng
nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm có thể tái
sử dụng thay vì vứt bỏ.
- Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời, thủy
triều.
- Là học sinh, em có thể có những việc làm để góp phần hạn chế Trái Đất nóng lên:
+ Tắt điện khi không sử dụng giúp không chỉ tiết kiệm điện mà còn giảm lượng nhiệt ra môi
trường. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thay các bóng đèn bằng bóng đèn led.
+Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ:
+ Sử dụng xe đạp, xe bus công cộng, đi bộ để đến trường, đi lại.
Đề 4: Vì sao phải tiết kiệm năng lượng?
1.Năng lượng là gì?
- Năng lượng là nguồn sức mạnh giúp con người, máy móc có thể hoạt động. Năng lượng
có ở trong mọi thứ xung quanh và cần thiết cho hoạt động sống hiện nay. Cơ thể chuyển
thức ăn thành năng lượng để duy trì sự sống cho chúng ta. Nhiên liệu cung cấp năng lượng
cho xe chạy, năng lượng tạo ra điện áp, cấp điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp sử
dụng,…
- Trong tự nhiên, năng lượng chính là các loại tài nguyên thiên nhiên, là một dạng vật chất
được xuất phát chủ yếu từ hai dạng - năng lượng mặt trời và năng lượng trong lòng đất. Một
số loại năng lượng phổ biến là năng lượng điện, năng lượng khí đốt, năng lượng mặt
trời,…Ngoài ra còn có năng lượng do con người tạo ra: năng lượng hạt nhân
- Tiết kiệm năng lượng là sử dụng và khai thác năng lượng một cách tiết kiệm, hợp lí và
vừa đủ.
2.Vì sao phải tiết kiệm năng lượng?
2.1. Vì năng lượng có vai trò quan trọng với cuộc sống con người
- Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng đóng vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống
hiện nay. Điện được dùng trong mọi hoạt động hàng ngày của con người và công nghiệp.
Trong đời sống nó được sử dụng để thắp sáng, dùng để chạy máy điều hòa, quạt điện, sưởi
ấm, tivi… Đối với sản xuất không thể thiếu điện năng, máy móc thiết bị không thể hoạt
động được nếu không có điện.
- Khi không có năng lượng, cuộc sống con người sẽ chìm trong tăm tối, đói rét. Vì vậy, tiết
kiệm năng lượng chính là đảm bảo cuộc sống văn minh, hiện đại sẽ được duy trì dài lâu.
2.2. Tiết kiệm năng lượng giúp bảo vệ môi trường, làm chậm quá trình nóng lên của Trái
Đất
- Năng lượng được tạo ra khi đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, lượng khí thải ra làm phá
hủy tầng ozon và làm trái đất nóng lên. Giảm tiêu hao điện năng, tiết kiệm điện là giảm
lượng nhiên liệu tiêu hao, tức là giảm các khí thải ra mội trường. Như vậy chúng ta đã bảo
vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta và bảo vệ môi trường cho thế hệ con cháu.
- Phần lớn năng lượng được tạo ra từ nước, than, dầu khí… đều là những nguồn năng lượng
của thiên nhiên do vậy, nếu sử dụng lãng phí thì nguồn tài nguyên sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Ngoài ra khi tạo ra các nguồn năng lượng sẽ gây ô nhiễm lớn, đó cũng là nguyên nhân chính
gây nên hiện tượng trái đất ngày càng nóng lên, khiến thời tiết thay đổi thất thườngTiết
kiệm điện sẽ giảm chi phí cho bản thân gia đình của mình chưa nối đến lợi ích cho xã hội.
2.3. Tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm tiền bạc và còn tránh căng thẳng, xung đột do thiếu
năng lượng mà tranh chấp giữa các quốc gia.
- Tiết kiệm năng lượng như điện, khí đốt, dầu khí,… sẽ giúp cá nhân tiết kiệm chi phí, tiền
bạc. Nếu mỗi người đều sử dụng tiết kiệm thì tránh nguy cơ thiếu điện trên phạm vi cả nước.
- Các nguồn năng lượng tự nhiên có hạn nên sau thời gian sử dụng sẽ dần cạn kiệt. Tuy
nhiên, nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng do dân số thế giời ngày càng đông.
Do đó, con người sẽ tìm mọi cách đảm bảo nguồn cung cấp cho các hoạt động. Thiếu hụt
năng lượng sẽ dẫn đến xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia, gây ảnh hưởng đến nền hòa
bình thế giới.
2.4. Cần tiết kiệm năng lượng do các nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt
Như đã nói ở trên, năng lượng chủ yếu con người đang sử dụng là năng lượng được khai
thác trong tự nhiên, không có khả năng tái tạo như: than đá, dầu khí, thủy điện, khí đốt.
Những nguồn năng lượng này không phải là vô tận, hiện nay đang dần cạn kiệt. Chưa kể,
hiện tượng Trái Đất nóng lên, hạn hán xảy ra nhiều hơn, lượng nước để làm thủy điện giảm,
hay dầu dưới lòng đất đã cạn, than cũng đã bị đào lên hết. Việt Nam chúng ta vốn được thiên
nhiên ưu đãi cho các khoáng sản than đá, dầu khí, nhiều sông hồ, sông suối nhưng điện,
than, dầu trong nước cũng không đủ cung cấp cho nhu cầu của sinh hoạt và sản xuất trong
nước, vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó càng gióng lên hồi chuông về việc cần sử
dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn năng lượng.
3. Tiết kiệm năng lượng như thế nào?
- Tiết kiệm điện năng: tắt khi không sử dụng, sử dụng điều hòa, máy sưởi khi thật cần thiết,
và để nhiệt độ vừa đủ mát/ ấm.
- Đi xe đạp, xe bus, các phương tiện vận tải công cộng.
- ….

You might also like