You are on page 1of 20

NGÂN HÀNG ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG.


Bài 1: Bạn mới (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 11)
* Đoạn 1:
- Câu hỏi: Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?
- Trả lời: Vì A-i-a là HS mới, chưa quen ai nên bạn không tham gia nhóm nào.
* Đoạn 2:
- Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy A-i-a rất rụt rè?
- Trả lời: A-i-a không dám chủ động làm quen và tham gia trò chơi với các bạn;
khi được thầy giáo khích lệ, A-i-a nói rất nhỏ; khi bị các bạn chê chậm, A-i-a càng
lúng túng.
* Đoạn 3:
- Câu hỏi: Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?
- Trả lời: Thầy giáo gọi A-i-a lại, bảo A-i-a cho thầy xem tranh bạn ấy vẽ, khen
A-i-a vẽ đẹp; treo tranh của bạn ấy lên tưởng để mọi người cùng xem.

Bài 2: Nhớ lại buổi đầu đi học (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 19)
* Đoạn 1:
- Câu hỏi 1: Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?
- Trả lời: Bài văn là lời của tác giả (nhà văn Thanh Tịnh) kể về những kỉ niệm
đẹp đẽ, đáng nhớ trong buổi đầu đi học.
- Câu hỏi 2: Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu
trường đầu tiên? 
- Trả lời: Cảnh ngoài đường lá rụng nhiều và những đám mây bạc trên bầu trời
vào dịp cuối thu khiến tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường. 
* Đoạn 2:
- Câu hỏi: Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua
chi tiết nào?  
- Trả lời: Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết
là: Cậu bé thấy con đường con đường hằng ngày như khác lạ, thấy cảnh vật xung
quanh có sự thay đổi lớn: hôm nay cậu đi học, hôm nay cậu đã trở thành học sinh.
* Đoạn 3:
- Câu hỏi: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những
hình ảnh nào? 
- Trả lời: Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu
trường: Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim
nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao
thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong
cảnh lạ. 

Bài 3: Con heo đất (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 33)


* Đoạn 1:
- Câu hỏi: Bạn nhỏ mong bố mua cho đồ chơi gì? 
- Trả lời: Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.  
* Đoạn 2:
- Câu hỏi: Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua được món
đồ chơi đó? 
- Trả lời: Bố mẹ hướng dẫn bạn dành dụm, tiết kiệm, bỏ tiền vào heo đất, chừng
nào bụng heo đầy tiền, thì sẽ có thể đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.  
* Đoạn 3:
- Câu hỏi: Vì sao cuối cùng, bạn nhỏ không muốn đập vỡ con heo đất? 
- Trả lời: Cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ heo đất vì trải qua một thời
gian dài gắn bó, bạn nhỏ thấy heo dễ thương, bạn nhỏ yêu thương con heo đất.

Bài 4: Ba con búp bê (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 55)


* Đoạn 1:
- Câu hỏi: Bé Mai ao ước điều gì?
- Trả lời: Bé Mai luôn ao ước có một con búp bê.
* Đoạn 2:
- Câu hỏi: Món quà bé Mai nhận được đêm Nô-en là gì?
- Trả lời: Mai nhận được ba con búp bê: một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái
bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi.
* Đoạn 3:
- Câu hỏi: Món quà giản dị thể hiện tình cảm của bố mẹ và anh trai đối với
Mai như thế nào?
- Trả lời: Mọi người rất yêu thương Mai, muốn làm cho Mai vui. Những món
quà đó thể hiện tình cảm yêu thương ấm áp của những người thân trong gia đình dành
cho Mai.

Bài 5: Ông Trạng giỏi tính toán (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 80)
* Đoạn 1:
- Câu hỏi: Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh?
- Trả lời: Ông Lương Thế Vinh rất giỏi: đô Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông
được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống.
* Đoạn 2:
- Câu hỏi: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để cân voi?
- Trả lời: Ông cho voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó,
ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông
cho cân chỗ đá đó và biết voi nặng bao nhiêu.
* Đoạn 3:
- Câu hỏi: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sác dày
bao nhiêu?
- Trả lời: Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi chia cho số trang, từ đó biết mỗi trang
dày bao nhiêu.

Bài 6: Người trí thức yêu nước (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 86)
* Đoạn 1:
- Câu hỏi 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi
đường vòng như thế nào?
- Trả lời: Để tránh bị địch phát hiện, ông phải đi đường vòng từ Nhật Bản qua
Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.
- Câu hỏi 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?
- Trả lời: Nhờ va li nấm này, ông đã chế được thuốc chữa cho thương binh. /
Nhờ va li nấm này, ông đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
* Đoạn 2:
- Câu hỏi: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?
- Trả lời: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã chế ra “nước lọc
pê-ni-xi-lin” để chữa cho thương binh. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ,
ông đã vào chiến trường, chế ra thuốc chống sốt rét để chữa bệnh cho chiến sĩ, đồng
bào.
Bài 7: Tiếng đàn (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 108)
* Đoạn 1:
Câu hỏi 1: Tiếng đàn của Thủy được miêu tả như thế nào? 
- Trả lời: Những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. 
- Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào thể hiện sự xúc động và say mê của Thủy
khi chơi đàn?
- Trả lời: Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu
hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
* Đoạn 2:
- Câu hỏi: Tìm những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi trong lúc
Thủy chơi đàn.  
- Trả lời: Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ
trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa.
Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi
ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. 
II/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP.
Đề 1: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Lễ chào cờ đặc biệt ( trang 8 )”, hãy khoanh
tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Mức 1
Câu 1: Lễ chào cờ thường được tổ chức vào ngày thứ mấy trong tuần?
a.Ngày thứ ba b. Ngày thứ hai c Ngày thứ tư d. Ngày thứ năm
Câu 2: Lễ chào cờ của nhà trường nhằm mục đích gì?
a. Phát động phong trào trồng xanh b. Vệ sinh sân trường sạch sẽ
c.Hướng về biển đảo quê hương d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Mức 2:
Câu3. Lễ chào cờ của trường Tiểu học Cát Bi được tổ chức nhằm mục đich gì?
a. Tổ chức chào cờ vào buổi sáng thứ hai
b. Chào cờ hướng về học sinh.
c. Tổ chức nhằm thể hiện ý thức hướng về biển đảo, bảo vệ biển đảo quê hương.
d.Thẻ hiện lòng yêu nước của dân tộc
Câu 4:.Chi tiết nào cho thấy lễ chào cờ đó rất đặc biệt ?
a. Lễ chào cờ được tổ chức vào sáng thứ hai có ánh nắng dịu.
b.Học sinh xếp thành hình bản đồ Việt Nam với hai quần đảo :Hoàng Sa và Trường Sa
c.Như thường lệ buổi lễ diễn ra sôi nổi các tiết mục múa hát của học sinh.
d. Như thường lệ , thầy hiệu trưởng phát biểu kết thưc buổi lễ.
Mức 3 :
Câu 5: Theo em ,vì sao buổi lễ chào cờ đó để lại ấn tượng đối với các bạn HS ?
a.Vì buổi lễ đó được tổ chức rất trang trọng, thiêng liêng.
b.Vì buổi lễ đó kêu gọi học sinh thi đua học tập, tích cực tham gia cuộc thi “Tìm hiểu
về biển đảo”.
c.Vì buổi lễ đó xếp thành hình bản đồ Việt Nam với số lượng học sinh rất đông.
d.Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6: Qua bài văn em hiểu được điều gì?
Buổi lễ chào cờ được tổ chức long trọng thể hiện tình yêu quốc của thầy và trò
hướng về biển đảo..
Câu 7 : Thêm dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau :
Các bạn được chọn tham gia biểu diễn văn nghệ trong ngày khai giảng là: Minh Anh,
Dũng, Hà, Vân, Trang.
Câu 8: Các sự việc trong buổi lễ chào cờ được kể theo trình tự nào:
Khoanh vào ý đúng nhất ;
a. Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau kể sau.
b. Kể lần lượt hoạt động ở sân trường, ở trong lớp
c. Kẻ lần lượt hoạt động của các khối 1,2 3, 4,5.
Đề 2: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Bạn mới ( trang 11 )”, hãy khoanh tròn vào chữ cái
trước ý trả lời đúng nhất.
Mức 1:
Câu 1: Trong giờ ra chơi, A-i-a làm gì?
a. A-i-a thơ thẩn ngoài sân trường.
b. A-i-a ngồi đọc sách ở trong lớp
c. A-i-a ngồi chơi với bạn
d. A-i-a ngồi ăn bánh ở trong lớp
Câu 2: Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?
a.Vì A-i-a thích chơi một mình ở sân trường
b.Vì A-i-a là học sinh mới , chưa quen ai.
c. Vì A –i –a thích ở trong lớp để vẽ tranh
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Mức 2:
Câu 3 : Những chi tiết nào cho thấy A- i a rất rụt rè ?
a.A-i –a nói rất nhỏ và ngập ngừng
b.A-i a bị các bạn chê chạy chậm
c. A-i-a không dám chủ động làm quen với các bạn
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 4 :Thầy giáo đã giúp A-i a tự tin bằng cách nào?
a. Đề nghi A-i-a cho thầy xem tranh em vẽ
b.Khen A-i-a vẽ đẹp
c.Treo tranh của A-i-a để mọi người cùng xem.
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Mức 3:
Câu 5: Vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?
a.Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế
b.Vì A-i-a đã tập luyện và chạy nhanh hơn
c. Vì Tét –su –ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.
Câu 6: Qua bài văn em hiểu được điều gì ?
Mỗi người có điểm mạnh riêng. Khi chơi với bạn nên hòa đồng với nhau, nhìn
vào điểm mạnh của bạn để học hỏi, không nên chê bai người khác.
Câu 7: Trong câu;” Em vào chơi với các bạn đi I” .Lời nói của nhân vật được đặt trong
dấu câu nào? Dấu ngoặc kép
Câu 8 :Tìm 3 từ ngữ chỉ cách làm việc : nhanh nhẹn , tích cựu , chăm chỉ.
Đề 3: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Con đã lớn thật rồi ( trang 22 ) ”, hãy khoanh tròn
vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Cô bé trong bài sang nhà dì để làm gì ? Mức 1:
a.Cô sang nhà dì để ăn cơm
b. Cô bé sang nhà dì để đi chơi
c. Cô bé sang nhà dì để dì cho bánh
d. Cô bé sang nhà dì để ngủ
Câu 2: Dỗi mẹ, cô bé như thế nào?
a. Dỗi mẹ, cô bé đi ngủ
b. Dỗi mẹ, cô bé xem điện thoaị rất nhiều
c.Dỗi mẹ , cô bé ngồi buồn thiu
d. Dỗi mẹ, cô bé làm bể bình hoa của mẹ
Mức 2:
Câu3: Tìm những lời nhắc nhở của dì với cô bé?
a.Ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?
b’.Ngày nào cháu cũng ăn cơm nguội
c.Ngày nào mẹ cũng cho cháu ăn cơm thịt và cá
d.Ngày nào mẹ cũng mong cháu về sớm
Câu 4: Vì sao cô bé nói con đã lớn thật rồi ?
a.Vì con đã to hơn rồi
b. Vì con đã cao lớn hơn năm ngoái
c.Vì con cao lớn biết quay về nhà
d. Vì con đã hiểu thế nào là đúng, là sai.
Mức 3:
Câu 5: Thử đặt một tên khác cho câu chuyện ?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 6: Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
Câu chuyện giúp em hiểu không giận dỗi bố mẹ,biết nhận lỗi và sưa lỗi.
Câu 7: Dấu gạch ngang trong bài dùng để làm gì? Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân
vật trong đối thoại.
Câu 8? Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào?
Câu 7: Dấu gạch ngang trong bài dùng để làm gì?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 8? Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 4: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Con heo đất ( trang 33 )”, hãy khoanh tròn vào
chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Mức 1:
Câu 1: Bạn nhỏ trong bài mong bố mua cho đồ chơi gì?
a.Một con heo đất b. Một con rô bốt c. Một con búp bê d Một con thỏ
Câu 2: Bố mẹ cho tiền bạn bằng cách nào ?
a.Hàng ngày bố mẹ cho tiền bỏ heo đất.
b. Hàng ngày bố mẹ cho tiền ăn sáng
c. Hàng tuần bố mẹ cho tiền để mua đồ chơi đẹp
d. Cả 3 ý tren đều đúng
Mức 2:
Câu 3: Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua món đồ chơi đẹp ?
a.Xin tiền bố mẹ để mua đồ chơi ngay
b. Bỏ tiền tiết kiệm cho heo , để có tiền mua đồ chơi
c.Không ăn quà vặt
d. Tất các ý trên đêu đúng
Câu 4: Bạn nhỏ dành dum tiền như thế nào?
a.Bạn nhỏ xin từng đồng tiền lẻ cho heo ăn
b.Ban nhỏ xin tiền mẹ bỏ heo đất
c. Mỗi khi có tiền ăn quà, mua sách còn dư bạn nhỏ bạn nhỏ bỏ tiền cho heo
d. Bạn nhỏ xin tiền ông bà bỏ heo
Mức 3:
Cầu 5 :Vì sao bạn nhỏ không muốn đập vỡ heo đất?
a.Vì bạn rất yêu quý con heo đất.
b.Vì bạn nhỏ không thích mua đồ chơi
c. Vì bạn nhỏ có đồ chơi
d. Vì bạn nhỏ không cần rô bốt nữa
Câu 6: Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
Tình cảm gắn bó bạn với một đồ vật là con heo rất dễ thương giúp bạn nhỏ
giữ được tiền tiết kiệm
Câu 7: Gach dưới những từ ngữ chỉ các bộ phận của con heo đất trong câu sau:
- Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó
- Chừng nào bụng con heo đầy tiền.
- Mũi của nó mát lạnh, và mỉm cười khi cho tiền vào.
Câu 8: Tìm sự vật được so sánh trong câu sau
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm vào lưỡi , chạm vào sức nóng.
Đề 5: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Ba điều ước ( bài ngoài)”, hãy khoanh tròn vào
chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
BA ĐIỀU ƯỚC
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba
điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút
chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán
cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.
Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều
tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là
tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.
Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước
bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi
cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của
dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ.
(Theo truyện cổ Ba-na)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Chàng Rít đã được ông tiên tặng cho thứ gì?
a. Một căn nhà b. Ba điều ước
c. Một hũ vàng d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 2: Chàng Rít đã ước những điều gì?
a. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây.
b. Chàng ước trở thành vua, ước được đi khắp muôn nơi và ước được trở về quê.
c. Chàng ước trở thành vua, ước được trở về quê và ước có thật nhiều tiền.
Câu 3: Vì sao những điều ước không mang lại hành phúc cho chàng Rít?
a. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay
như mây mãi rồi cũng chán.
b. Vì làm vua sướng quá, có tiền thì bị bọn cướp rình rập và bay như mây lại thèm
được trở về quê.
c. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi và luôn nơm nớp, lo sợ tiền bị bọn cướp lấy
mất.
Câu 4: Chàng Rít đã nhận ra điều gì sau mỗi lần ước?
a. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ.
b. Sống nhàn hạ, không cần làm việc mới là điều đáng ước mơ.
c. Sống bên tình yêu thương của mọi người là điều đáng ước mơ
Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
Chúng ta nên sống là người có ích cho xã hội, đất nước như vậy sẽ luôn được mọi
người xung quanh yêu thương, kính trọng.
Câu 6: Nếu có ba điều ước, em sẽ ước những gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Câu 7: Ghép câu với mẫu câu tương ứng:
a) Rít bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển.                1) Ai là gì?
b) Rít là một chàng thợ rèn.                                                      2) Ai làm gì?
Câu 8: Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu sau: (0.5 điểm)
Mờ sáng anh đỏ lửa lò rèn, vung búa chan chát trên đe rèn dao, liềm, cuốc cho bà con.
Ai cũng quý mến anh. Bây giờ, anh mới thấy thấm thía: “Chỉ sống có ích mới là điều
ước mơ.”
Công dụng của dấu hai chấm: để báo hiệu lời nói trực tiếp.
Câu 9: Đặt một câu cảm để khen tiết mục kể chuyện của bạn trong lớp.
Ví dụ: Câu chuyện cậu kể nghe thật cảm động và sâu lắng!,...

Đề 6: Em hãy đọc thầm bài đọc “ KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI ( bài ngoài)”, hãy
khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI


Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ
trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang
đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo
Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà
cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái
gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây.
Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn
cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói
với Khỉ con:
– Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé!
Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây.
Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ
con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà
kẻo mẹ mong”.
Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng
lắm. Mẹ khen:
– Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!
(Vân Nhi)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì?
A. Đi hái trái cây. B. Đi học cùng Thỏ con. C. Đi săn bắt.
Câu 2: Sắp xếp thứ tự câu theo trình tự nội dung bài đọc:
1. Khỉ con cùng Thỏ chạy đuổi bắt Chuồn Chuồn.
2. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ.
3. Khi con khiến mẹ buồn vì không mang được trái cây nào về nhà.
A. 3 – 1 – 2. B. 1 – 3 – 2. C. 2 – 1 – 3.
Câu 3: Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây?
A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ.
B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình.
C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.
Câu 4: Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen?
A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.
B. Vì Khỉ con đã không bị ngã khi đi hái trái cây.
C. Vì Khỉ con đã biết giúp đỡ người khác trên đường đi hái trái cây.
Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Chúng ta nên ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ dặn, không mải chơi , không làm bố
mẹ của chúng ta buồn.
Câu 6: Viết 1 câu cảm nói về nhân vật khỉ con.
Câu cảm: Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!
Câu 8: Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:
a) chăm chỉ 1) xui xẻo
b) hèn nhát 2) dũng cảm
c) tiết kiệm 3) lười biếng
d) may mắn 4) lãng phí
Câu 9: Đặt một câu trả lời cho câu hỏi: Ai thế nào?
Ví dụ: Bác nông dân cần cù cày thửa ruộng của mình.

Đề 7: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Chia sẻ niềm vui ( trang 73)”, hãy khoanh tròn vào
chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. MỨC 1:
Câu 1. Điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động?
A. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới.
B. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới.
C. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2. Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá?
A. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị
sách vở, quần áo, đồ dùng…giúp đồng bào bị bão tàn phá.
B. Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3. Bé gái tặng gì cho em nhỏ ?
a. Quần áo, sách vở, một số đồ dùng cá nhân. c. Con gấu bông mà bé yêu thích nhất.
b. Con búp bê mà bé yêu thích nhất. d. Cả A, B, C đều đúng
MỨC 2:
Câu 4. Em có nhận xét gì về hành động của bé gái trong câu chuyện?
A. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá.
B. Bé gái tốt bụng, biết tặng món đồ chơi yêu thích nhất cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn
phá.
C. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
d. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5. Cho biết câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào ?
Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay.
a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? d. Ai ở đâu?
Câu 6. Nhóm từ ngữ nào sau đây không phải là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng:
a. Bản làng, dòng họ, lớp học, trường học.
b. Thôn xóm, dòng họ, trường học, khu phố.
c. Chia sẻ, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ.
d. Cả a, b, c đều sai

MỨC 3:
Câu 7. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào ?
……………………………………………………………………………………
Câu 8. Nêu ý nghĩa của bài đọc Chia sẻ niềm vui ?
Sự quan tâm, chia sẻ lúc người khác gặp khó khăn. Tấm lòng tốt bụng, đáng quý
của bạn nhỏ.
Câu 9. Qua bài đọc Chia sẻ niềm vui, em rút ra được bài học gì?
.................................................................................................................................
Đề 8: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Ông trạng giỏi tính toán ( trang 80 )”, hãy khoanh
tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
MỨC 1
Câu 1: Vì sao ông Lương Thế Vinh được mọi người nể phục?
a. Vì ông học rộng B. Vì ông có nhiều sáng kiến trong đời sống
C. Vì ông rất giỏi võ D. Cả A, B
Câu 2: Sứ thần Trung Hoa thử tài Ông Lương Thế Vinh như thế nào?
a. Nhờ ông cân giúp một con voi B. nhờ ông giải một câu đố
C. Nhờ ông đối một câu thơ D. nhờ ông cân giúp một con ngựa
Câu 3: Ông Lương Thế Vinh đã tìm ra những gì?
a. Nhiều quy tắc tính toán B. Nhiều bài thơ hay
C. Nhiều giống lúa mới D. Nhiều loài cây trái mới
MỨC 2
Câu 4: Cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam được dạy trong nhà trường bao nhiêu
năm?
a. 400 năm B. 300 năm C. 200 năm D. 100 năm
Câu 5: Từ “Trạng nguyên” được hiểu là?
a. người đỗ đầu trong kì thi tổ chức cho những người đã đỗ tiến sĩ thời xưa
B. người được vua cử đi nước ngoài
C. những người làm quan D. nhân tài nước Việt
Câu 6: Trung Hoa là tên gọi khác của quốc gia nào?
a. Hàn Quốc B. Trung Quốc C. Nhật Bản d. Đài Loan
MỨC 3
Câu 7: Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu “Sứ thần lại xé một trang sách
mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.” là gì?
a. dắt - cho B. mỏng – dày
C. xuống – lên d. Không có cặp từ nào trái nghĩa
Câu 8: Ông Lương Thế Vinh còn được biết đến với một tên gọi khác là gì?
a. Trạng Nguyên b. Trạng Lường c. Trạng Tí d. Trạng Quỳnh
Câu 9. Nêu nội dung của bài đọc Ông trạng giỏi tính toán ?
Lương Thế Vinh nhờ tài trí của mình đã nghĩ ra cách cân voi. Ca ngợi sự thông
minh và tài giỏi của Lương Thế Vinh.

Đề 9: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Từ cậu bé làm thuê ( trang 90 )”, hãy khoanh tròn
vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

MỨC 1:
Câu 1: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam?
a. Ngành sơn b. Ngành dệt may
c. Ngành điện tử d. Ngành sửa chữa điện
Câu 2: Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước ?
a. Vì người dân trong nước không thích dùng sơn ngoài
b. Vì mặc dù chất lượng kém hơn sơn ngoại nhưng giá thành rẻ hơn
c. Vì giá thành ngang với sơn ngoại nhưng chất lượng tốt hơn
d. Vì giá rẻ hơn sơn ngoại mà chất lượng tốt.
Câu 3: Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm gì phục
vụ kháng chiến?
a. Vải nhựa cách điện b. Giấy than
c. Mực in, vải mưa… d. Cả A, B, C đều đúng

MỨC 2:
Câu 4: Từ “hữu ích” được hiểu là?
A. không có tác dụng B. Vô ích c. Có ích D. Cả 3 đều đúng
Câu 5: Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện
điều gì ?
A. thể hiện sự biết ơn tới những đóng góp của ông với đất nước
B. thể hiện sự tôn trọng tới những đóng góp của ông với đất nước
C. để tưởng nhớ tới những đóng góp của ông với đất nước
D. thể hiện sự biết ơn, tôn trọng và tưởng nhớ tới những đóng góp của ông
với đất nước.
Câu 6: Tìm từ ngữ chỉ địa điểm trong câu sau “Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn,
rồi mở hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng”
A. Mày mò B. ở Hải Phòng c. Tắc Kè D. Sản xuất

MỨC 3:
Câu 7: Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện
điều gì?
a. Để tưởng nhớ những thành tựu mà ông đã cống hiến
b. Thể hiện lòng biết ơn của mọi người đối với những thành tựu mà ông đã cống
hiến cho đất nước. 
c. Cả a, b đều đúng
d. Cả a, b đều sai
Câu 8: Tìm những từ ngữ chỉ địa điểm trong câu sau “Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải
nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,...”
……………………………………………………………………………………
Câu 9. Nêu nội dung của bài Từ cậu bé làm thuê ?
Nội dung bài nói về tiểu sử và hành trình lập nghiệp của ông Nguyễn Sơn
Hà – người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

Đề 10: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Người chạy cuối cùng ( trang 104 ), hãy
khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
MỨC 1.
Câu 1: Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?
a. Mùa xuân b. Mùa hè c. Mùa thu d. Mùa đông
Câu 2: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
a. Là một em bé. c. Là một người phụ nữ có đôi chân bị tật
b. Là một cụ già. d. Là một người đàn ông mập mạp
Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là?
a. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong
cuộc thi.
b. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành
chiến thắng trong cuộc thi chạy.
c. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
d. Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ.
MỨC 2.
Câu 4: Từ “chật vật” có thể được hiểu là gì?
a. hết sức khó khăn B. vật  lộn C. phấn khởi D. hăng hái
Câu 5: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu sau “Mặt chị đỏ bừng như
lửa”
a. Mặt được so sánh với Mặt Trời về đặc điểm đỏ rực
B. Mặt được so sánh với lửa, được so sánh về đặc điểm đỏ bừng.
C. Mặt được so sánh như quả bóng với đăc điểm đỏ bừng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Câu nào sau đây là câu khiến trong bài đọc?
a. Cố lên! Cố lên! b. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé!
c. Cả a, b đều đúng  d. Không có câu nào

MỨC 3.
Câu 7: Câu chuyện trên muốn khuyên em điều gì? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………
Câu 8: Câu nào sau đây là câu khiến để động viên một người bạn gặp khó khăn trong
hoạt động vui chơi hoặc học tập
a. Bạn cố gắng học tập thật tốt nhé!
b. Bạn học kém quá!
c. Tại sao bạn không cùng ra chơi trò chơi với chúng tớ?
d. Chúng tớ không muốn chơi cùng với cậu đâu.
Câu 9. Nêu nội dung của bài Người chạy cuối cùng ?
Bài đọc thể hiện nghị lực phi thường và ý chí kiên cường của người chạy cuối
cùng. Điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực cho mỗi người trong cuộc
sống. 

Đề 11: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Ông lão nhân hậu ( trang 112 )”, hãy khoanh tròn
vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
MỨC 1:
Câu 1: Vì sao cô bé buồn, ngồi khóc một mình?
a. Cô bé đăng kí tham gia đội đồng ca thành phố nhưng không được nhận. 
b. Cô bé tham gia cuộc thi hát nhưng không đạt giải
c. Cô bé không được tham gia cuộc thi hát
d. Đáp án khác
Câu 2: Ai đã khen cô bé?
a. Một ông cụ tóc bạc đã khen cô bé b. Một bà cụ tóc bạc đã khen cô bé
c. Một cô gái trẻ tuổi đã khen cô bé d. Một chú trung tuổi đã khen cô bé
Câu 3: Khi không được nhận vào đội đồng ca thành phố, cô bé đã nghĩ gì?
a. Cô bé nghĩ rằng có thể do cô bé hát rất tồi
b. Cô bé nghĩ rằng mình hát hay nhưng lại không được nhận
c. Cô bé nghĩ rằng ban giám khảo không công bằng
d. Đáp án khác
MỨC 2:
Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ có trong bài đọc “Ông lão nhân hậu” ?
a. đăng kí, đồng ca, nhận, buồn, tồi.    b. đăng kí, cụ già, nhận, buồn, bạc
c. khe khẽ, hay, nổi tiếng, buồn, tồi d. đăng kí, đồng ca, nhận, nổi tiếng
Câu 5: Câu “Ông cụ mới mất” thuộc loại câu nào sau đây?
a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? d. Cả A, B, C
Câu 6: Theo em, sự động viên của ông cụ có tác dụng gì đối với cô bé?
a. sự động viên của ông cụ đã giúp cô bé không còn buồn nữa
b. Sự động viên của ông cụ, cô đã vượt qua thất bại, tự tin vào giọng hát của mình
và trở thành ca sí nổi tiếng.
c. sự động viên của ông cụ đã giúp cô bé trở thành một bác sĩ. 
MỨC 3:
Câu 7: Theo em, nếu gặp lại ông cụ, cô ca sĩ nổi tiếng sẽ nói gì ?
a. Cảm ơn ông, nhờ ông động viên mà cháu đã thành tà.i
b. Cảm ơn ông, nhờ ông đã sớm phát hiện ra tài năng của cháu
c. Cháu đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng rồi ông ạ.
d. Cảm ơn ông, nhờ có ông dìu dắt cháu. 

Câu 8: Hát đồng ca có nghĩa là gì?


a. Mỗi người hát một câu trong bài hát
b. Mỗi người hát một bài trên cùng một sân khấu
c. Nhiều người cùng hát chung một bài hát
d. Đáp án khác
Câu 9. Em hãy đặt một câu khiến để mượn bạn một quyển sách.
……………………………………………………………………………………

Đề 12: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Quà tặng chú hề ( trang 117 ) ”, hãy khoanh tròn
vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

MỨC 1.
Câu 1: Trang rất thích tiết mục nào?
a. Tiết mục “Quả bóng kì lạ” b. Tiết mục “Quả bóng bay”
c. Tiết mục “Chùm bóng” d. Tiết mục “Tung bóng”
Câu 2: Chú hề biểu diễn với “quả bóng kì lạ” như thế nào?
a. Quả bóng mỏng manh nhưng kéo chú hề chạy theo xiêu vẹo cả người.
b. Quả bóng quá lớn kéo chú hề chạy xiêu vẹo cả người
c. Quá nhiều bóng bay kéo chú hề chạy xiêu vẹo cả người
d. Chú hề kéo theo quả bóng bay tung tăng nhảy múa
Câu 3: Sau khi biểu diễn, chú hề làm gì?
a. Cầm quả bóng
b. Đi quanh sân khấu
c. Dừng lại trước một cô gái và tặng cô quả bóng
d. Cả B, C đều đúng
MỨC 2.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm trong câu sau “Vì quả bóng vỡ, cô
gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài”
a. Vì quả bóng vỡ, cô gái đã làm gì?
b. Vì sao cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài?
c. Cô gái như thế nào sau khi làm vỡ quả bóng?
d. Tại sao cô gái chạy thẳng ra ngoài ?
Câu 5: Câu nào sau đây là một câu cảm để khen một tiết mục nghệ thuật hoặc
một diễn viên?
a. Tiết mục thật hấp dẫn!
b. Tiết mục cũng tạm được
c. Tiết mục đó có hay không?
Câu 6: Từ “mỏng manh” có thể được hiểu như thế nào?
a. rất mỏng, dễ vỡ b. không đứng vững được
c. gầy gò, ốm yếu d. lung lay
MỨC 3.
Câu 7: Theo hiểu biết của em, nghệ thuật thư pháp là gì?
a. Viết vở sạch chữ đẹp b. Cuộc thi viết chữ đẹp
c. Nghệ thuật viết chữ, được thể hiện bằng chữ Hán, sử dụng bút lông, mực tàu,
giấy và nghiên mài mực
d. Nghệ thuật vẽ tranh thiên nhiên
Câu 8: Nghệ sĩ biểu diễn xiếc là ai?
a. Người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình
b. Người có khả năng diễn xuất tốt.
c. Người thực hiện biểu diễn các động tác như leo trèo, nhảy, nhào lộn, uốn
dẻo,...một cách đặc biệt tài tình, khéo léo của người, thú
d. Đáp án khác
Câu 9: Một số các tiết mục biểu diễn văn nghệ ở trường học là gì?
a. Tiết mục hát, múa b. Kể chuyện
c. Đóng kịch, tiểu phẩm d. Cả A, B, C

Đề 13: Em hãy đọc thầm bài đọc “ ĐÀ LẠT ( Bài ngoài)”, hãy khoanh tròn vào chữ
cái trước ý trả lời đúng nhất.
ĐÀ LẠT
Đà Lạt nằm ở tỉnh Lâm Đồng với khí hậu mát mẻ và những dòng thác nổi tiếng.
Những du khách đặt chân đến Đà Lạt sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mộng mơ và
rực rỡ của thành phố này. Nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng lại se lạnh
vào buổi tối nên nó được mới được gọi với cái tên mỹ miều là “thành phố của mùa
xuân vĩnh cửu”. Ở Đà Lạt có rất nhiều hồ nước đẹp cùng với những khu vườn bạt ngàn
hoa. Những thác nước cao vút tuôn trắng xóa mang vẻ đẹp kì ảo cũng là một điểm thu
hút khách du lịch ở nơi đây.
Những du khách đến đây rất thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương
hay thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. Ngoài ra tại Đà
Lạt, khách du lịch trong và ngoài nước có thể tham quan những làng dân tộc, cùng
người dân bản địa giao lưu và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn
rừng hoặc rượu cần…
(Sưu tầm)
MỨC 1
Câu 1: Thành phố Đà Lạt nằm ở tỉnh nào nước ta?
a. Đà Lạt b. Lâm Đồng c. Đắk Lắk d. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Những du khách đến Đà Lạt bị choáng ngợp bởi điều gì?
a. Khí hậu mát mẻ b. Vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ
c. Sự thân thiện, nhiệt tình của người dân d. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Vì sao Đà Lạt được gọi với cái tên là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”?
a. Vì nơi đây se lạnh vào buổi tối.
b. Vì nơi đây có các loài hoa mùa xuân nở quanh năm.
c. Vì nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng se lạnh vào buổi tối.
d. Cả A, b, C đều đúng.
Câu 4: Những du khách tới Đà Lạt thích làm gì? MỨC 2
a. Du khách thích tham quan những làng dân tộc .
b. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương
c. Du khách thích thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.
d.Du khách đến đây rất thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương hay
thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.
Câu 5: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Mát mẻ, Bó hoa, Kì ảo, Thành phố, Ấm áp.
- Từ ngữ chỉ sự vật:................................................................................................
- Từ ngữ chỉ đặc điểm:...........................................................................................
Câu 6: Đoạn văn trên đã cung cấp cho em những thông tin gì về Đà Lạt?
a.Đà Lạt ở tỉnh Lâm Đồng
b. Đà Lạt có khí hậu mát mẻ và những dòng thác nổi tiếng.
c. Ở Đà Lạt có rất nhiều hồ nước đẹp cùng với những khu vườn bạt ngàn hoa.
d. Cả a, b, c đều đúng.
MỨC 3
Câu 7: Viết một câu ca ngợi một địa điểm du lịch mà em đã đi đến?
......................................................................................................................
Câu 8: Tìm trong bài thơ một từ có nghĩa trái với từ cẩu thả?
......................................................................................................................
Câu 9: Đặt câu với từ Đà Lạt ?
......................................................................................................................

III/ CHÍNH TẢ
Bài 1: Vườn dừa của ngoại

Theo Diệp Hồng Phương


Bài 2: Con đường đến trường
Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô.
Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh
năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay
tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp.
(Đỗ Đăng Dương)

Bài 3: Bãi ngô


Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào cây ngô còn lấm tấm như mạ
non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những
lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và
phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp
trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần.
(Nguyên Hồng)
Bài 4: Lá bàng
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật
dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy
là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá
bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng
chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.
(Đoàn Giỏi)
Bài 5: Em lớn lên rồi
Năm nay em lớn lên rồi
Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm
Nhìn trời, trời bớt xa xăm
Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay
Núi xa lúp xúp chân mây
Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần
Nơi xa bỗng hóa nên gần
Quanh em bè bạn quây quần bốn phương.
( Trần Đăng Khoa)

IV/ TẬP LÀM VĂN


Bài 1: Chào mừng năm học mới.
Đề 1: Viết một đoạn văn tự giới thiệu về em.
* Gợi ý
1. Giới thiệu tên, tuổi, lớp em đang học.
2. Nêu những điều em thích và không thích.
3. Giới thiệu khả năng của em (hát, múa, đá cầu, vẽ, …)
4. Nói về tình cảm của em với các bạn bè và thầy cô trong lớp.
Bài 3: Niềm vui của em.
Đề 2: Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất
* Gợi ý
1. Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em?
2. Hình dáng con heo đất đó thế nào?
3. Em cho con heo đất ăn thế nào?
4. Tình cảm của em với con heo đất thế nào?
5. Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì?
Bài 4: Mái ấm gia đình.
Đề 3: Viết một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân).
* Gợi ý
1. Câu chuyện sảy ra khi nào?
2. Em đã hứa với cha mẹ(người thân) điều gì?
3. Em đã cố gắng thực hiện lời hứa ấy thế nào?
4. Sau việc đó, cha mẹ( người thân) khen em thế nào?
Bài 6: Khối óc và bàn tay.
Đề 4: Viết một đoạn văn về một đồ vật mà em thích
Gợi ý:
1. Đó là đồ dùng gì? Những người làm ra đồ dùng đó là ai (nếu em biết)?
2. Đặc điểm của đồ dùng đó? (màu sắc, hình dáng, kích thước, các bộ phận…)
3. Tác dụng/ Lợi ích của đồ dùng?
4. Em sử dụng đồ dùng đó như thế nào? (thường xuyên hay không? Cẩn thận hay
không? Giữ gìn và bảo quản như thế nào?)
5. Em có tình cảm/ cảm xúc gì với đồ vật đó không?
Bài 8: Sáng tạo nghệ thuật.
Đề 5: Viết đoạn văn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật (hoặc chiếu phim) mà
em được xem. Gợi ý
1. Em được xem gì? (múa rối, xiếc, ca nhạc, kịch, phim,…)?
2. Em được xem ở đâu? (ở rạp, ở sân trường, ở trên tivi, …)?
3. Buổi biểu diễn có tiết mục gì?
4. Điều gì trong buổi biểu diễn (hoặc bộ phim) đó khiến em thích hoặc nhớ nhất? (Tiết
mục nào em thích nhất?/ Nhân vật nào em thích nhất?/ Sự kiện hoặc chi tiết nào em ấn
tượng/hay nhất?)
5. Cảm xúc của em khi xem buổi biểu diễn/bộ phim rạp? Mong muốn của em?

ĐÁP ÁN
Đề 1: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Lễ chào cờ đặc biệt ( trang 8 )”, hãy khoanh
tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1 2 3 4 5 8
a c c b c a
Câu 6: Qua bài văn em hiểu được điều gì?
Buổi lễ chào cờ được tổ chức long trọng thể hiện tình yêu quốc của thầy và
trò hướng về biển đảo..
Câu 7 : Thêm dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau :
Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ Tổ quốc chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong
lễ khai giảng : xếp thành hình bản đồ Việt Nam.
Câu 8:: Các sự việc trong buổi lễ chào cờ được kể theo trình tự nào:
Khoanh vào ý đúng nhất ;
a. Việc diễn ra trước khi kể, việc diễn ra sau khi kể.
b. Kể lần lượt hoạt động ở sân trường, ở trong lớp
c. Kẻ lần lượt hoạt động của các khối 1,2 3, 4,5.

Đề 2: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Bạn mới ( trang 11 )”, hãy khoanh tròn vào chữ cái
trước ý trả lời đúng nhất.

1 2 3 4 5
a c c b c
Câu 6: Qua bài văn em hiểu được điều gì ?
Mỗi người có điểm mạnh riêng. Khi chơi với bạn nên hòa đồng với nhau, nhìn
vào điểm mạnh của bạn để học hỏi, không nên chê bai người khác.
Câu 7: Trong câu;” Em vào chơi với các bạn đi I” .Lời nói của nhân vật được đặt trong
dấu câu nào? Dấu ngoặc kép
Câu 8 :Tìm 3 từ ngữ chỉ cách làm việc : nhanh nhẹn , tích cựu , chăm chỉ.
Đề 3: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Con đã lớn thật rồi ( trang 22 ) ”, hãy khoanh tròn
vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1 2 3 4 5
b c a d
Câu 5: Thử đặt một tên khác cho câu chuyện ?
Con xin lỗi mẹ.
Cô bé ngoan
Câu 6: Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
Câu chuyện giúp em hiểu không giận dỗi bố mẹ,biết nhận lỗi và sưa lỗi.
Câu 7: Dấu gạch ngang trong bài dùng để làm gì? Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân
vật trong đối thoại.
Câu 8? Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào?
Nhân vật này nói xong lượt mình, nhân vật khác mới nói.
Đề 4: Em hãy đọc thầm bài đọc “ Con heo đất ( trang 33 )”, hãy khoanh tròn vào
chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1 2 3 4 5
b a c c a
Câu 6: Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
Tình cảm gắn bó bạn vơi một đồ vật là con heo rất dễ thương giúp bạn nhỏ
giữ được tiền tiết kiệm
Câu 7: Gach dưới những từ ngữ chỉ các bộ phận của con heo đất trong câu sau:
- Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó
- Chừng nào bụng con heo đầy tiền.
- Mũi của nó mát lạnh, và mỉm cười khi cho tiền vào.
Câu 8: Tìm sự vật được so sánh trong câu sau
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm vào lưỡi , chạm vào sức nóng.

You might also like