You are on page 1of 6

7 NGÀY CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2022|TYHH

LUYỆN ĐỀ DỰ ĐOÁN SỐ 06|VIP

Câu 1: Chất nào sau đây trong dung dịch phân li thành các ion mang điện tích trái dấu
A. Natri sunfat. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Etanol.

Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại este không no (có 1 liên kết π ở gốc axit), đơn chức, mạch hở?
A. C2H5COOCH3. B. C2H3OOCCH3. C. CH3OOCC2H3. D. (C2H3COO)2C2H4.

Câu 3: Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng nhiều phương pháp khác nhau?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. K.

Câu 4: Số nguyên tử oxi trong phân tử chất béo không no luôn


A. bằng 4. B. lớn hơn 6. C. lớn hơn 3. D. bằng 6.

Câu 5: Khí H2 là nhiên liệu sạch, không gây ô nhiễm môi trường bởi vì khi cháy
A. tạo ra khói. B. tạo ra khí CO2.
C. chỉ tạo ra nước. D. có ngọn lửa màu vàng.

Câu 6: Dung dịch amin nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. C6H5OH. B. (CH3)2NH2. C. C6H5NH2. D. CH3NH2.

Câu 7: Polime nào sau đây được dùng để dệt vải may quần áo ấm?
A. polibuta – 1,3 – đien. B. polietilen. C. poli(vinyl clorua). D. poliacrilonitrin.

Câu 8: Thủy phân tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly thu được bao nhiêu loại amino axit?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 9: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên là


A. (C2H4)n. B. (C5H8)n. C. (C4H6)n. D. (C4H8)n.

Câu 10: Chất vừa làm dung dịch quỳ tím hóa đỏ vừa không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. CH3CHO. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. CH3OH.

Câu 11: Phân tử chất nào sau đây không chứa 8 nguyên tử hiđro trong phân tử?
A. anđehit propionic. B. ancol benzylic. C. phenyl axetat. D. Gly-Gly.

Câu 12: Không thể dùng khí CO và H2 làm chất khử để điều chế kim loại nào sau đây?
A. Fe. B. Cu. C. Sn. D. Mg.

Câu 13: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. HCOOCH3. B. C2H5NH2.
C. NH2CH2COOH. D. CH3NH2.

Câu 14: Trong các ion sau: Zn2+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, ion có tính oxi hóa yếu nhất là
A. Cu2+. B. Zn2+. C. Fe3+. D. Fe2+.
Câu 15: Thạch cao nung được dùng để bó bột, đúc tượng do có hiện tượng giãn nở thể tích khi đông cứng. Thành
phần chính của thạch khan là
A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. Ca(HCO3)2.

Câu 16: Axit xitric (axit 2-hiđroxipropan-1,2,3-tricacboxylic) có trong quả chanh có công thức cấu tạo thu gọn

A. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-COOH. B. HOOC-CH2-C(OH)(COOH)-CH2-COOH.
C. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH. D. HOOC-C(COOH)(OH)-COOH.

Câu 17: Khi điện phân dung dịch chứa hỗn hợp NaCl, CuSO4 thì chất sinh ra đầu tiên tại catot và anot lần lượt

A. Na và O2. B. H2 và Cl2. C. Cu và Cl2. D. H2 và O2.

Câu 18: Đun nóng m1 gam este X (C4H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được m2 gam muối. Biết rằng
m1 < m2, tên gọi của X là
A. isopropyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl propionat.

Câu 19: Trong các quá trình sau, quá trình nào ion K+ bị khử thành K?
A. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
B. Dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.
C. Điện phân nóng chảy KCl.
D. Dung dịch KCl tác dụng dung dịch AgNO3.

Câu 20: Trên nhãn chai cồn y tế ghi "Cồn 70°", cách ghi đó có ý nghĩa như thế nào?
A. Trong 100 mol cồn có 70 mol etanol. B. Trong 100 ml cồn có 70 ml etanol.
C. Trong 100 gam cồn có 70 gam etanol. D. Loại cồn này là hỗn hợp đẳng phí sôi ở 70°C.

Câu 21: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước thu được dung dịch Z.
Thêm dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng,
dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là
A. Fe và AgCl. B. Al và AgCl. C. Cu và AgBr. D. Fe và AgF.

Câu 22: Thực hiện phản ứng este hoá giữa axit ađipic (HOOC-(CH2)4-COOH) với ancol đơn chức X thu được
este Y1 và Y2 trong đó Y1 có công thức phân tử là C8H14O4. Hãy lựa chọn công thức đúng của X:
A. C3H5OH. B. CH3OH.
C. C2H5OH. D. CH3OH hoặc C2H5OH.

Câu 23: Cho các chất sau: axetilen, vinylaxetilen, anđehit fomic, axit fomic, metyl fomat, glixerol, saccarozơ,
fructozơ, penta-1,3-điin. Số chất tham gia phản ứng thế với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư là:
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.

Câu 24: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, Cl2, CO, O2, N2, H2 và HCl qua dung dịch nước vôi trong dư. Khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, số đơn chất khí đi ra khỏi bình là:
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp glyxin và Alanin trong O2, thu được H2O, CO2 và 1,12 lít N2. Giá trị
của a là
A. 0,1. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,2.

Câu 26: Cho m (gam) sắt vào dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu
được khí H2, m (gam) đồng và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa a và b là
A. a = 5b. B. a = b. C. a = 7b. D. b = 7a.

Câu 27: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 0,12 mol NaOH thu được 35,44 gam hỗn hợp 2
muối natri panmitat và natri oleat. Nếu cho 3m gam X vào dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 đã
phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,18. B. 0,16. C. 0,08. D. 0,24.

Câu 28: Trộn loại phân bón amophot (n NH4H2PO4 : n ( NH4 )2 HPO4  2 :1) với phân bón kali có chứa KNO3, thu được

hỗn hợp Z là một loại phân bón NPK (các chất còn lại trong Z không chứa các nguyên tố N, P, K) có độ
dinh dưỡng tương ứng lần lượt là 13,44%, a% và 11,28%. Giá trị của a là
A. 20,9. B. 38,34. C. 14,7. D. 11,2.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 6,84 gam hỗn hợp X gồm tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, saccarozơ cần vừa đủ 5,376
lít O2 (đktc) rồi hấp thụ hết sản phẩm vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,4M thu được kết tủa, khối lượng
dung dịch sau phản ứng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị m là
A. 31,52. B. 17,00. C. 1,48. D. 5,48.

Câu 30: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng hỗn hợp gồm X và m gam Y với
tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung
dịch T. Cô cạn cẩn thận T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 19,455. B. 68,1. C. 17,025. D. 12,285.

Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư.
(b) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(c) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu không được kết tủa là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
(2) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(3) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(4) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(5) Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α–amino axit.
(6) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng thế H2.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 33: Cho đồ phản ứng sau:

Trong đó: X là hidrocacbon có tỉ khối hơi so với hiđro là 8. Mỗi chữ cái ứng với một hợp chất hữu cơ.
Mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng (chất phản ứng là vô cơ và xúc tác). D có thể là
A. C2H5OH. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOH. D. CH3COONa.

Câu 34: Nhiệt phân 5,6 lít C2H6 ở 1200°C thu được hỗn hợp khí X. Tỉ khối của X so với không khí bằng
750/1363. Cho X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được a gam kết tủa màu vàng. Mặt khác,
nếu dẫn X vào bình đựng nước brom (dư) thì thấy khối lượng bình tăng thêm b gam và thoát ra 5,712
lít khí. Biết rằng phản ứng nhiệt phân tạo ra etilen, axetilen là phản ứng không hoàn toàn, các phản ứng
tiếp sau đó đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích đo ở đktc. Tỉ lệ b:a gần nhất là
A. 7,21. B. 5,01. C. 7,35. D. 8,26.

Câu 35: Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 đốt nóng, phản ứng tạo ra
khí CO2 và hỗn hợp chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm 4 chất. Hòa tan hết hỗn hợp 4 chất
này vào một lượng dung dịch HNO3 thu được 1,8368 lít khí NO (đktc), sản phẩm khử duy nhất và dung
dịch có chứa 47,1 gam muối khan. Lượng HNO3 phản ứng là
A. 41,076 gam. B. 47,250 gam. C. 34,650 gam. D. 44,100 gam.

Câu 36: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankin Y, số mol Y nhỏ hơn số mol X. Đốt cháy hoàn toàn
0,07 mol E cần dùng vừa đủ 6,272 lít O2, thu được N2, CO2 và 3,96 gam H2O. Khối lượng của X trong
5,4 gam hỗn hợp E là
A. 2,4. B. 7,2. C. 4,8. D. 3,6.
Câu 37: Muối Mohr là một muối kép ngậm 6 phân tử nước được tạo thành từ hỗn hợp đồng mol sắt(II) sunfat
ngậm 7 phân tử nước và amoni sunfat khan:
FeSO4.7H2O + (NH4)2SO4 
 FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O + H2O
Cho độ tan của muối Mohr ở 20oC là 26,9 g/100 g H2O và ở 80°C là 73,0 g/100g H2O. (Giả thiết trong
quá trình kết tinh nước bay hơi không đáng kể ). Khối lượng của muối sunfat để tạo thành dung dịch
muối Mohr bão hòa 80oC, sau khi làm nguội dung dịch này xuống 20oC để thu được 100g muối Mohr
tinh thể và dung dịch bão hòa gần nhất là
A. 165,6 gam. B. 132,1 gam. C. 321,1 gam. D. 112,3 gam.

Câu 38: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn và có dòng điện không đổi) 3 lít dung dịch chứa H2SO4 và NaCl
(tỉ lệ mol 3:8). Sự biến đổi pH của dung dịch theo thời gian điện phân như sau:

Sau 6h điện phân, tổng số mol khí thoát ra tại hai điện cực là x mol. Biết rằng các khí sinh ra đều thoát
ra hoàn toàn khỏi dung dịch và lượng nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của x là
A. 0,70. B. 0,55. C. 0,65. D. 0,60.

Câu 39: Hỗn hợp E chứa ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ) mạch hở, không phân nhánh; trong đó oxi chiếm
45,557% về khối lượng của hỗn hợp. Mặt khác, đun nóng m gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu
được hỗn hợp F chứa 2 ancol có phân tử khối hơn kém nhau 30đvC và (2m – 32,86) gam hỗn hợp T
gồm 2 muối của axit cacboxylic. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng (64,76
– m) gam. Xét các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn E trong O2 dư thu 1,34 mol H2O
(b) Cho T phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 1 kết tủa
(c) X chiếm 39,96% về khối lượng trong E
(d) Khối lượng của Z trong E là 7,3 gam.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 40: Tiến hành thí nghiệm của hồ tinh bột với iot theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch hồ tinh bột 2%.
Bước 2: Nhỏ vài giọt dung dịch loãng I2 vào dung dịch.
Bước 3: Đun nóng dung dịch một lát.
Bước 4: Để nguội.
Cho các phát biểu về thí nghiệm trên:
(1) Sau bước 2 dung dịch xuất hiện màu xanh tím.
(2) Sau bước 3 dung dịch có màu vàng.
(3) Sau bước 4 dung dịch lại có màu xanh tím.
(4) Có thể thay dung dịch I2 loãng bằng dung dịch NaI.
(5) Có thể thay dung dịch hồ tinh bột bằng mặt cắt củ khoai lang.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like