You are on page 1of 5

Họ và tên thí sinh: .......................................................................... Mục tiêu điểm: ........................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31;
S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65.

Câu 1: Số liên kết peptit trong heptapeptit mạch hở


A. 3. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 2: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. Ca(HCO3)2. B. FeCl3. C. AlCl3. D. H2SO4.
Câu 3: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH
A. Ancol metylic. B. Glixerol. C. Ancol etylic. D. Etylen glicol.
Câu 4: Axit hữu cơ đơn chức no mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+1COOH. Số liên kết đơn trong
phân tử axit này là
A. 2n + 3. B. 2n + 2. C. 3n + 3. D. 3n + 4.
Câu 5: Khi điện phân Al2O3 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot?
A. Oxi hóa ion Al3+. B. Khử ion Al3+. C. Oxi hóa ion O2-. D. Khử ion O2-.
Câu 6: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố N?
A. tơ axetat. B. tơ nilon-6,6. C. tơ olon. D. tơ tằm.
Câu 7: Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n-6 (n ≥ 6).
Câu 8: Đipeptit nào sau đây có khối lượng mol bằng 146
A. Ala-Ala. B. Gly-Ala. C. Gly-Val. D. Glu-Ala.
Câu 9: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là:
A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. amoni gluconat.
Câu 10: Số liên kết pi (π) trong phân tử (C17H33COO)3C3H5 là
A. 6. B. 5. C. 7. D. 9.
Câu 11: Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn
mòn điện hóa học
A. Cu-Fe. B. Ni-Fe. C. Zn-Fe. D. Fe-C.
Câu 12: Công thức phân tử của axit glutamic là
A. C5H8O4N. B. C5H9NO4. C. C6H14N2O2. D. C5H11NO2.
Câu 13: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi,
thu được một chất rắn là
A. Fe2O3. B. FeO và Fe2O3. C. Fe. D. Fe3O4.
Câu 14: Hợp chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức?
A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2N[CH2]6NH2. D. CH3NH2.
Câu 15: Cho phân bón X vào nước vôi trong thấy vừa có kết tủa vừa có khí khí bay ra. X là loại phân bón nào
sau đây?
A. Phân lân supephotphat kép. B. Phân đạm urê.
C. Phân đạm nitrat. D. Phân kali.
1|TYHH
Câu 16: Cho một loại chất béo X tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 (lấy dư) thu được sản phẩm cộng có
dạng C57HyBr6O6. Mặt khác, đun nóng hết X với dung dịch KOH chỉ thu được KOH (dư); glixerol và
một muối Y. Vậy Y là:
A. kali linoleat. B. natri oleat. C. natri linoleat. D. kali oleat.
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp phenyl axetat và etyl fomat trong dung dịch NaOH dư, thu được sản
phẩm hữu cơ gồm
A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 2 ancol. D. 3 muối và 1 ancol.
Câu 18: Thủy phân hoàn toàn este đơn chức A (có dạng R-COO-R’, với R và R’ chỉ chứa tối đa 2 nguyên tố
hóa học là C, H) với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm H2O; một muối của axit
cacboxylic không có khả năng tráng bạc và một muối của phenol. Vậy số nguyên tử H tối thiểu trong
phân tử A là:
A. 4 nguyên tử. B. 6 nguyên tử. C. 8 nguyên tử. D. 10 nguyên tử.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với kiềm (ví
dụ Ca(OH)2) và đun nóng nhẹ. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn phương pháp thu khí NH3 tốt nhất?

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 20: Este X có CTPT CH3COOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?
A. X được điều chế bằng phản ứng của axit axetic với phenol.
B. Khi cho X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thì thu được 2 muối.
C. X có phản ứng tráng gương.
D. Tên gọi của X là benzyl axetat.
Câu 21: Cho các dung dịch riêng rẽ mỗi chất sau: KCl, CuSO4, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, HCl, Fe(NO3)3, HNO3
loãng, (NH4)2SO4, H2SO4 đặc nóng. Nếu cho một ít bột Fe lần lượt vào lượng dư mỗi dung dịch trên
thì tổng số trường hợp tạo ra muối Fe2+ là
A. 5. B. 7. C. 4. D. 6.
Câu 22: Cho dãy các chất: HOCH2CHO, C2H2, HCOOH, HCOOCH3, CH3CHO, C12H22O11 (saccarozơ),
C6H12O6 (glucozơ). Số các chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng bạc là:
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 23: Insulin (C257H383N65O77S6) là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác
dụng chuyển hóa cacbohidrat trong cơ thể. Một protein đơn chứa 51 amino axit gồm hai chuỗi peptit
liên kết với nhau bởi các cầu nối disunfua. Hình vẽ dưới đây mô tả đơn giản cấu tạo của insulin.

Có bao nhiêu liên kết peptit trong một phân tử insulin


2|TYHH
A. 50. B. 51. C. 49. D. 48.
Câu 24: Cho a (gam) sắt vào dung dịch chứa y mol CuSO4 và z mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu
được khí H2, a (gam) đồng và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa y và z là
A. y = 5z. B. y = 7z. C. y = z. D. y = 3z.
Câu 25: Người ta hòa tan hoàn toàn hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 vào nước dư thu được dung dịch X. Sục khí
CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của x là


A. 2,50. B. 2,75. C. 3,00. D. 3,25.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic, axit axetic cần 3,36 lít O2 (đktc). Dẫn
sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của
m là
A. 12,4. B. 6,2. C. 9,3. D. 3,1.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 108,192 lít O2 (đktc), thu được 3,42 mol CO2 và
3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối.
Giá trị của b là
A. 54,84. B. 60,36. C. 57,12. D. 53,16.
Câu 28: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic vào 500 ml dung dịch HCl 0,4M thì thu được
dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch chứa NaOH 0,4M và Ba(OH)2
0,2M thu được dung dịch Z. Lấy ½ dung dịch Z và làm bay hơi hết nước thu được m gam chất rắn
khan. Giá trị của m gần nhất là:
A. 16,72. B. 35,23. C. 35,79. D. 17,62.
Câu 29: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala –Gly–Ala–
Gly, 10,85 gam Ala–Gly–Ala, 16,24 gam Ala–Gly–Gly, 26,28 gam Ala–Gly, 8,9 gam alanin còn
lại là Gly–Gly và glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Hiệu khối lượng Gly–Gly và glyxin.
A. 27,90 gam. B. 24,9 gam. C. 28,80 gam. D. 29,70 gam.
Câu 30: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu
được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào
dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 4,8 gam. B. 4,32 gam. C. 4,64 gam. D. 5,28 gam.
Câu 31: Nicotin là một chất tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae), chủ yếu trong
cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà tím và ớt.
Nicotin cũng được tìm thấy trong lá của cây coca. Nicotin chiếm 0,6 đến 3%
trọng lượng cây thuốc lá khô, và có từ 2–7 μg/kg trong nhiều loài thực vật ăn
được. Nicotin được tổng hợp sinh học thực hiện từ gốc và tích luỹ trên lá. Nó
là một chất độc thần kinh rất mạnh với ảnh hưởng rõ rệt đến các loài côn
trùng; do vậy trong quá khứ nicotin được sử dụng rộng rãi như là một loại thuốc trừ sâu. Hình bên cho
thấy công thức cấu tạo phân bố trong không gian của nicotin.
3|TYHH
Tính thành phần % về khối lượng của N trong nicotin gần nhất với.
A. 74,07%. B. 17,28%. C. 8,64%. D. 28,08%.
Câu 32: Hai hợp chất thơm X và Y đều có công thức phân tử CnH2n-8O2. Hơi Y có khối lượng riêng 5,447
gam/lít (đktc). X có khả năng phản ứng với kim loại Na giải phóng H2 và có phản ứng tráng gương. Y
phản ứng được với Na2CO3 giải phóng khí CO2. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Có thể phân biệt Y với axit terephtalic bằng quì tím.
B. Y có tên là phenyl fomat.
C. Y là hợp chất hữu cơ đơn chức còn X là hợp chất hữu cơ đa chức.
D. Có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl fomat. Thủy phân hoàn toàn
47,3 gam X trong NaOH dư, đun nóng, thu được 57,9 gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm
các ancol. Cho 15,6 gam Y tác dụng với Na (dư) thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi thu được 92,4 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là:
A. 27,0. B. 25,2. C. 26,1. D. 28,8.

Câu 34: Cho các phát biểu sau:


(1) Etyl amin có công thức (CH3)2NH.
(2) Nước ép của quả chuối chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tơ visco được sản xuất từ xenlulozơ.
(4) Dung dịch I2 làm hồ tinh bột chuyển sang màu tím.
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(6) Alanin dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(7) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazơ hoặc môi trường axit.
(8) Các este đều nhẹ hơn H2O và tan tốt trong nước.
(9) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valin, lysin, axit glutamic.
(10) Benzyl amin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
Số phát biểu không sai là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 35: Vào một ngày mùa hè, trời nắng gắt. Các công nhân đang làm việc trong một phân xưởng, thình lình
có một tiếng nổ lớn, một cột khí màu vàng lục bốc lên, nhưng ngay sau đó cột khí này từ từ rơi xuống
bao trùm lấy nhà máy. Trong một khoảng thời gian ngắn, cây cối quanh nhà máy khô héo và chuyển
màu. Các công nhân cảm thấy ngạt thở, cuống họng khô rát, nhức đầu, chóng mặt, một số thì bị ói
mửa và bất tỉnh. Người ta đã lấy mẫu nghiên cứu và cho các kết quả sau:
(1) Khi cho khí này tác dụng hoàn toàn với 8,4 gam sắt thì thu được 25,0 gam muối.
(2) Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng tẩy màu.
(3) Để dung dịch của khí này ngoài ánh sáng rồi nhỏ dung dịch bạc nitrat vào thấy kết tủa vàng.
(4) Sục khí sunfurơ vào dung dịch khí này rồi nhỏ dung dịch bari clorua vào thấy có kết tủa trắng.
(5) Cho khí này lội chậm qua dung dịch KI thấy xuất hiện màu nâu đen rồi lại dần mất màu.
Có bao nhiêu báo cáo chưa đúng?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm amin no đơn chức và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp (đều mạch hở). Đốt cháy
hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 1,1 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi
nước. Cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 0,5 mol hỗn hợp khí có tỉ khối so với
H2 là 21,2. Mặt khác, dẫn 20 gam X vào dung dịch brom dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa với
hiđrocacbon trong X là
A. 0,225 mol. B. 0,25 mol. C. 0,1 mol. D. 0,40 mol.

4|TYHH
Câu 37: Hòa tan 4,185 gam đơn chất X trong m gam dung dịch HNO3 65% (lấy dư), thu được 0,675 mol khí
NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và
0,3 mol KOH, thu được dung dịch chỉ chứa 32,815 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là
A. 135,0. B. 77,0. C. 144,5. D. 74,6.
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam
hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau
khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T
có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9,
1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 30. B. 21. C. 35. D. 40.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành
các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m2 < m3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. KCl, Ba(HCO3)2. B. NaNO3, Fe(NO3)2. C. Ca(HCO3)2, CaCl2. D. NaCl, FeCl2.
Câu 40: Trong phương pháp phân tích nhiệt, một chất rắn khối lượng
m1 được gia nhiệt, thu được chất rắn mới khối lượng m2 (khối
lượng m2 thay đổi theo từng giai đoạn phản ứng) và chất khí
hoặc hơi. Giản đồ phân tích nhiệt cho biết sự biến đổi khối
lượng của chất rắn theo nhiệt độ: trục tung biểu thị phần trăm
khối lượng chất rắn còn lại so với khối lượng ban đầu (
m
%m = 2 .100% ), trục hoành biểu thị nhiệt độ nung. Giản
m1
đồ phân tích nhiệt (hình bên) của canxi oxalat ngậm nước
CaC2O4∙H2O trong môi trường khí trơ cho thấy ba giai đoạn
phản ứng có kèm theo thay đổi khối lượng của các chất rắn
(ứng với các mốc nhiệt độ 200oC; 510oC và 780oC):
Cho các phương trình hóa học (theo đúng tỷ lệ mol) ứng với ba giai đoạn phản ứng có kèm theo thay
đổi khối lượng của các chất rắn như sau:
(1) CaC2O4.H2O (t°) → R1 + K1 (2) R1 (t°) → R2 + K2 (3) R2 (t°) → R3 + K3
Ký hiệu R cho các chất rắn, K cho các chất khí hoặc hơi. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không
đúng?
A. K2 là oxit trung tính.
B. R2 tan trong axit giải phóng K3.
C. R3 tan trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh.
D. K3 có thể sử dụng để dập tắt các đám cháy của Mg, Al.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

5|TYHH

You might also like