You are on page 1of 2

I.

Chủ đề chiến tranh


1. Bảo Ninh đã từng đau đáu trong “Nỗi buồn chiến tranh”, “chiến tranh là cõi
không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạc vĩ đại”. Với tác phẩm
A của nhà văn B chiến tranh không chỉ có gam màu u tối của bom đạn thảm
khốc, của khó khăn khắc nghiệt, của hy sinh mất mát mà còn ngời sáng lí tưởng
của người anh hùng Cách magj, tình đồng đội thiêng liêng và tinh thần lạc
quan, yêu đời. Giữa những năm tháng khói lửa chiến trường, (vấn đề nghị luận)
chính là viên ngọc sáng mãi với thời gian.
II. Tự do
1. Xưa kia. Bậc đại sư vẽ ngựa Hàn Can thành công là bởi ông “lấy ngựa thực làm
thầy”. Thạch Đào đời Thanh cũng từng khẳng định “Nhặt góp hết thảy những
đỉnh núi lạ rồi mới viết nên bản thảo”. Như vậy để sáng tạo nghệ thuật, người
nghệ sĩ cần quan sát, lắng nghe con người và cs. Tác phẩm A là kết tinh những
trải nghiệm, chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà văn B... (cụ thể hoàn cảnh
sáng tác)
III.
1. Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương . bởi chỉ khi đến
với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện
quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc với nhiều cung bậc
cảm xúc. Và tác giả A đã để tác phẩm B của mình là nốt ngân đầy sáng tạo
trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích C.
2. Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc
sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. cái nên thơ còn
lóng lánh giọt nước mắt ở đời. Có lẽ ta không thể cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu
buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn nhà thơ A không dùng ngòi bút của
mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật B với đầy những áp bức và bất
công nhưng trên hết những người nông dân ấy vẫn giữ toàn vẹn vẻ đẹp nhân
cách, tâm hồn.
3. Nếu có thể coi cuộc đời là khối cơ thể vẹn toàn thì nhà văn chính là người cho
máu nuôi dưỡng cơ thể ấy bằng lòng nhân đạo và tình yêu đời thắm thiết được
gởi gắm trong chính tác phẩm của mình.
4. Không tuân theo vòng tuần hoàn của những quy luật thông thường, cũng chẳng
đòi hỏi lí trí rạch ròi phân định đúng sai. Mọi thứ gắn với cảm xúc luôn bí ẩn
và đầy bất ngờ. Nó được người nghệ sí xây dựng trong mạch nguồn của tâm
trạng, không có một sắp xếp hay kế hoạch dự trù. Chính những gì tự nhiên, mộc
mạc rất đời thường ấy... đã giúp tác phẩm A sống dậy dưới ngòi bút của tác giả
B,
5. Nếu phải chọn ra ý nghĩa cao cả nhất của văn chương, thì đó là văn chương đã
cống hiến cho cuộc đời này những câu chuyện đẹp đẽ về cuộc sống và cng,
những rung cảm mạnh mẽ và những thông điệp đầy ý nghĩa qua lăng kính trong
tâm hồn người nghệ sĩ. Tất cả những giá trị vĩnh cữu đó đã thăng hoa cùng ngòi
bút của nhà văn ... qua tác phẩm ... đặc biệt qua đoạn trích ... đến nay vẫn còn
vấn vương trong lòng độc giả thể hiện ... . (văn xuôi)

You might also like