You are on page 1of 4

CHƯƠNG IV: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ CHI PHÍ KHÁC TRONG TTDS

I. Án phí trong TTDS


1. Khái niệm: 
 Án phí ds là khoản tiền thu cho NSNN mà đương sự phải nộp tại cơ quan thi hành án cùng
cấp với TA cấp sơ thẩm khi TA đã giải quyết vụ án DS bằng bản án hoặc quyết định có
hiệu lực pl.
 Thời điểm nộp án phí: khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
Có trường hợp: án sơ thẩm bị kháng cáo thì chưa nộp án phí vì án sơ thẩm chưa có hiệu lực
 CQ thu án phí: CQ thi hành án DS.
 Chủ thể có nghĩa vụ nộp: Không phải tất cả trường hợp người thua kiện là nộp án phí.
Không dựa vào thua kiện hay thắng kiện mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa
 Ý nghĩa: 
 Án phí nộp vào ngân sách nhà nước, dùng để phân bổ cho các cơ quan tố tụng. 
 Để các đương sự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi khởi kiện ra Tòa. Làm cho
các đương sự cân nhắc, thận trọng khi yêu cầu TA giải quyết, hạn chế tình trạng khởi
kiện, yêu cầu TA giải quyết vụ việc ko có căn cứ pl
2. Các loại án phí: 
 Án phí sơ thẩm: là khoản tiền đặt ra ở cấp xét xử đầu tiên. Là khoản tiền mà đương sự
phải nộp vào NSNN được TA xác định trong BA/QĐ sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật
 Án phí phúc thẩm 
Không có án phí của GDT/TT vì những kháng nghị đó thuộc những người làm việc cho
CQNN mà án phí nộp vào NSNN và từ NSNN để chi trả cho các cơ quan nhà nước tiến hành tố
tụng. 
a. Án phí sơ thẩm
 Có giá ngạch: Điều 24 NQ326/2016
Vd: 1/ A khởi kiện B yc ly hôn và yc chia ts chung của vợ chồng. TS chung bao gồm: Nhà,
đất, xe máy, tủ lạnh, máy giặt,...
⇒ chia ra 2 yêu cầu:
 yêu cầu ly hôn không có giá ngạch: ko phải đòi 1 khoản tiền, không cần chia tiền
 yêu cầu chia ts chung có giá ngạch: đòi 1 khoản tiền hoặc được tính được bằng 1 số tiền
cụ thể. 
2/ A khởi kiện B yêu cầu B trả nợ vay 500tr theo hợp đồng vay tiền giữa 2 bên 
⇒ có giá ngạch. (đòi 1 khoản tiền)
3/ A khởi kiện B yêu cầu chia di sản thừa kế do cha mẹ A, B để lại. Di sản thừa kế gồm có
quyền sử dụng đất và căn nhà trên đất tọa lạc tại TP. Thủ Đức, TP.HCM. 
⇒ có giá ngạch vì ts nhà đất, tính được bằng tiền
B1: xác định có hay không có giá ngạch 
 VADS không có giá ngạch: 
 300k đồng: DS, HNGD, LD
 3tr đồng: KDTM 
Đối với VADS có giá ngạch: bắt buộc phải tính 
 Căn cứ KDTM
 VADS có giá ngạch: không thể xđ được ngay án phí là bnh
  Căn cứ vào giá trị ts tranh chấp
 Căn cứ vào giá trị tài sản được nhận, công thức trong danh mục mức án phí, lệ phí.
Luôn luôn phải xđ được số tiền án phí là bao nhiêu và ai là người chịu mức án phí đó. 
 Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm: Đ147 BLTTDS Đ26, 27 NQ236
Coi Điều 27 trước, xem trường hợp đó có thuộc Điều 27 không, nếu không thuộc Điều 27 thì
chuyển qua xét Điều 26 sau
Vd: Tính án phí dân sự sơ thẩm trong các trường hợp sau
1/ A khởi kiện ra TA có thẩm quyền yêu cầu B trả cho A 500tr. TA đã chấp nhận toàn bộ yêu
cầu khởi kiện của A
-> Khoản 2 Điều 26: B có nghĩa vụ thanh toán tiền án phí. Án phí 24tr 
B (500tr): 20.000.000đ + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000
đồng
=20tr x (4% x (500tr-400tr)
= 24tr
2/ A khởi kiện yêu cầu B trả 500tr mà B đã vay. Trường hợp TA cấp sơ thẩm ra bản án không
chấp nhận đối với toàn bộ yêu cầu của A (do ông B cung cấp được chứng cứ chứng minh B đã
thanh toán cho A toàn bộ khoản vay đó) 
-> Khoản 3 Điều 26: A có nghĩa vụ tt án phí. Án phí: 20tr + 4% của 100tr = 24tr 
3/ A khởi kiện yêu cầu B trả 500tr mà B đã vay. TA chỉ chấp nhận một phần y/c khởi kiện của
A, cụ thể TA chỉ chấp nhận 300tr, 200tr còn lại TA không chấp nhận (do B chứng minh được
mình đã trả A 200tr) 
-> Khoản 4 Điều 26: B chịu 300tr, A chịu 200tr. Án phí:
 do A chịu: 5% của 200tr = 10tr, B chịu 15tr 
4/ A nộp đơn ra TA yêu cầu ly hôn vs B. Ngoài yc ly hôn, A còn yêu cầu chia tài sản chung
của 2 vợ chồng, tổng tài sản trị giá 4 tỷ đồng. Giả sử, TA chia đôi khối ts chung cho 2vc, cụ thể
mỗi người nhận được 2 tỷ đồng
Ly hôn (không giá ngạch): A chịu 300k dù TA chấp nhận hay không chấp nhận (điểm a
khoản 5 Điều 27 NQ 326) 
Chia tài sản chung: điểm c khoản 5 Điều 27 NQ326: A, B (2 tỷ): 36tr + 3% của phần giá trị
ts có tranh chấp vượt 800tr  
= 36tr + (3% (2 tỷ - 800tr))
= 72tr
b. Án phí phúc thẩm
 khái niệm: là khoản tiền thu đối với người kháng cáo BA/QĐ sơ thẩm khi TA cấp phúc
thẩm giữ nguyên hiệu lực của BA/QĐ sơ thẩm
Ở cấp phúc thẩm không có vụ chia có giá ngạch hay không có giá ngạch vì án sơ thẩm đã chia
rồi
  mức án phí phúc thẩm: 
 DS, HNGĐ, LĐ: 300K
 KDTM: 2TR 
 Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm: (Điều 148 BLTTDS, Đ29 NQ326)
1. A khởi kiện B yc B trả nợ vay 500tr, và trả chiếc xe máy mà b mượn của a. Bản án st
tuyên: 1) buộc b trả cho a 300tr; 2) buộc b trả xe máy cho a. sau khi có bản án sơ thẩm, b
kháng cáo 1 phần bản án st (kháng cáo phần (2: buộc b trả xe máy, vì cho rằng a đã
chuyển nhượng cho b)
BAPT tuyên sửa bản án sơ thẩm 1, giữ nguyên 2. 
NĐ: Nếu căn cứ theo điều 148 thì cả a và b đều không phải chịu án phí. 
3. Tạm ứng án phí
a. Khái niệm và ý nghĩa. 
 Khái niệm: Là khoản tiền tạm thu và có thể được trả lại 1 phần hay toàn bộ cho người đã
nộp khi Tòa án giải quyết vụ án bằng bản án hay quyết định. 
Án phí và tạm ứng án phí có gì khác nhau? 
 Ý nghĩa: 
 Đảm bảo sự cân nhắc cho người đưa ra yêu cầu khởi kiện 
 Đảm bảo việc thu án phí sau này
b.  Các loại án phí
 Tạm ứng án phí sơ thẩm
Mức tạm án phí ds sơ thẩm: có giá ngạch (mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm sẽ bằng 50%
mức án phí dân sự sơ thẩm, mức thấp nhất phải bằng mức án phí không giá ngạch = 300k) và
không có giá ngạch (mức tạm ứng án phí sơ thẩm bằng mức án phí sơ thẩm = 300k vụ án hôn
nhân, dân sự, 3tr đối với kinh doanh tm) 
Số tiền phải nộp là bao nhiêu?
Chủ thể nào có nghĩa vụ phải chịu tạm ứng tạm ứng án phí? Ai đưa ra y/c thì người đó phải
nộp AP dân sự sơ thẩm 
 sơ thẩm: ai đưa ra yêu cầu sẽ phải nộp tạm ứng án phí dsu sơ thẩm. Bị đơn cũng có thể
chịu tạm ứng án phí sơ thẩm nếu đưa ra yêu cầu phản tố. Nói chung là ai đưa ra yêu cầu
thì người đó phải chịu tạm ứng án phí sơ thẩm
 Tạm ứng án phí phúc thẩm: (không xét đến có giá ngạch hay không có giá ngạch)
 Mức = Án phí phúc thẩm: 300k (ds, hngđ, lđ) và 2tr (kdtm)
 Chủ thể có nghĩa vụ nộp: người kháng cáo. 
VD: A khởi kiện B y/c tòa án chia thừa kế di sản (tổng gtri khối ts là 3 tỉ đồng) A yc chia đôi,
mỗi người nhận ½. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra phán quyết chia cho A ⅓, B ⅔ tổng gtri khối di sản.
Không đồng ý với phán quyết của TA cấp sơ thẩm, A kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đối với
toàn bộ BAST. TA cấp phúc thẩm thụ lý, giải quyết vụ án và ra bản án với nội dung: chấp nhận
kháng cáo của A, sửa bản án sơ thẩm theo hướng chia đôi giá trị tài sản do cha mẹ A để lại. 
a. Tính tạm ứng án phí sơ thẩm, án phí sơ thẩm. 
 XĐ tranh chấp chia di sản: có giá ngạch. 
 Mức tạm ứng án phí sơ thẩm là: 
A có nghĩa vụ nộp theo y/c của A 
(36.000.000đ + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000đ)/2
= (36tr + (3% x 200tr))/2 = 21tr
 Án phí sơ thẩm là: điểm b khoản 7 Điều 27 
A (1 tỷ) phải chịu là 36tr + 3% giá trị tranh chấp vượt quá (200tr) 
B (2 tỷ) phải chịu là 36tr + 3% gtri tranh chấp vượt quá (1t2) 
b. Tính tạm ứng án phí phúc thẩm, án phí phúc thẩm. 
 A có nghĩa vụ nộp án phí phúc thẩm Không có giá ngạch: 300k 
 A không có nghĩa vụ nộp APPT vì TA đã chấp nhận kháng cáo của A: 
Căn cứ vào điều 148 và điều 29 (NQ 326) thì A không phải nộp án phí phúc thẩm. Vì tòa
phúc thẩm đã sửa lại bản án sơ thẩm nên cần phải tính lại án phí sơ thẩm theo quyết định của án
phúc thẩm 
Cả A và B đều phải chịu án phí sơ thẩm dựa theo bản án phúc thẩm đã có hiệu lực là 1,5 tỉ. 
Vd: A khởi kiện B đòi B btth 5tr do trâu nhà B ăn lúa nhà A làm thiệt hại. XĐ tạm ứng án phí.
A phải chịu tạm ứng 300k 
c. Xử lý tiền TƯAP: đ144, đ218 
 Trả lại: 
 Nộp bổ sung: 
 Sung vào công quỹ 
vd trong t/h nguyên đơn chết :)) thì tiền tạm ứng đó sung vào công quỹ 
II. Lệ phí tòa án (k3 đ143 blttds, điều 4 NQ 326)
 Chủ thể có nv nộp tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự: người yêu cầu. 
 Chủ thể có nv chịu lệ phí sơ thẩm: cả 2 chủ thể (vì họ đã thuận tình, thỏa thuận rùi) 
2. Lệ phí giải quyết việc dân sự
 Gồm có: lệ phí sơ thẩm, lệ phí phúc thẩm
 Nghĩa vụ nộp tiền TƯAP sơ thẩm, TƯ lệ phí phúc thẩm: Đ36 NQ326 
 Xử lý tiền tạm ứng lệ phí: Đ144 BLTTDS; Đ18 NQ 326
 Nghĩa vụ chịu lệ phí sơ thẩm, lệ phí phúc thẩm: Đ149 BLTTDS; Đ37 NQ 326

III. Các trường hợp được miễn, giảm không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án
phí, lệ phí. 
 Xác định có thuộc trường hợp được miễn hay không? Giả sự không được miễn thì phải dự
tính được tiền án phí họ phải nộp 
 Điều 11 NQ 326, các trường hợp không phải nộp/chịu: không có nghĩa vụ, đương nhiên
không có nghĩa vụ nộp, không cần làm thủ tục để không phải nộp
Điều 12 NQ 326: Các trường hợp được miễn: phải nộp nhưng thuộc trường hợp được miễn
muốn được miễn thì phải làm đơn nộp tòa để tòa xem xét. 
Điều 13 NQ 326: Giảm: có nghĩa vụ nhưng rơi vào 1 số trường hợp nn cho phép giảm (giảm
50%)
 Thủ tục giải quyết miễn, giảm tiền TƯAP, TƯLP, LP AP: 
 Chủ thể nào có quyền miễn hay giảm? Thẩm phán hay chánh án. ⇒ thẩm phán vì thẩm
phán được chánh án phân công (điều 15 NQ 326) 

You might also like