You are on page 1of 2

Website: https://hoahoconline247.

com/ Trang web tự học môn Hóa học THPT

ThS: NGUYỄN PHÚ HOẠT CHƯƠNG 3: AMIN – AMINO AXIT VÀ PROTEIN


BÀI TẬP TỰ LUYỆN
ĐỀ TỔNG ÔN CHƯƠNG 2 SỐ 1
Giải chi tiết:
https://hoahoconline247.com/de-tong-on-chuong-3-amin-amino-axit-va-protein-so-1/

Câu 1: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 2: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:
A. Phenylamin, amoniac, etylamin. B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, etylamin, amoniac.
Câu 3: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa
trắng. Chất X là
A. etanol. B. anilin. C. glixerol. D. axit axetic.
Câu 4: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch
NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 5: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử alanin là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Dung dịch glyxin. B. Dung dịch lysin. C. Dung dịch alanin. D. Dung dịch valin.
Câu 7: Cho từng chất H2N-CH2-COOH, CH3-COOH, CH3-COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch
NaOH (t0) và với dung dịch HCl (t0). Số phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 8: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag
Y Quỳ tím Chuyển màu xanh
Z Cu(OH)2 Màu xanh lam
T Nước brom Kết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat. B. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin.
C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin. D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin.
Câu 9: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 10: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau
khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Câu 11: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt Youtube: Thầy Nguyễn Phú Hoạt
Website: https://hoahoconline247.com/ Trang web tự học môn Hóa học THPT

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch NaCl.


C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.
(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2.
Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Câu 14: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn
với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn
trong 0,76 gam X là
A. 0,58 gam. B. 0,31 gam. C. 0,45 gam. D. 0,38 gam.
Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 2
khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y
thu được khối lượng muối khan là
A. 8,9 gam. B. 14,3 gam. C. 16,5 gam. D. 15,7 gam.
Câu 16: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25
gam muối. Giá trị của m là
A. 37,50. B. 18,75. C. 21,75. D. 28,25.
Câu 17: Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 20,60. B. 20,85. C. 25,80. D. 22,45.
Câu 18: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch
NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là
A. 0,50 mol. B. 0,65 mol. C. 0,35 mol. D. 0,55 mol.
Câu 19: Từ Glyxin và Alanin tạo ra 2 đipeptit X và Y chứa đồng thời 2 aminoaxit. Lấy 14,892 gam hỗn
hợp X, Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M, đun nóng. Giá trị của V là
A. 0,102. B. 0,25. C. 0,122. D. 0,204.
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu
được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,46. B. 1,36. C. 1,64. D. 1,22.

Page: Thầy Nguyễn Phú Hoạt Youtube: Thầy Nguyễn Phú Hoạt

You might also like