You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Mã học phần: ITS1051 (2 tín chỉ)
Lớp học phần: thứ …., tiết ….

VIẾT TÊN ĐỀ TÀI

Họ và tên sinh viên/nhóm sinh viên:


1.
2.
3.
4.
5.

HÀ NỘI, 2021
Một số lưu ý :
1. Dung lượng tối đa : 15 trang (không bao gồm số trang của tài liệu tham khảo)
2. Font Unicode kiểu chữ Times New Roman cỡ chữ 13, dãn dòng đặt ở chế độ
1.5 lines, lề trên 2.0 cm, lề dưới 2.0 cm hoặc ngược lại tùy theo vị trí đánh số
trang, lề trái 3.0 cm, lề phải 2.0 cm.
3. Trích dẫn tài liệu tham khảo:
- Mọi ý kiến, khái niệm không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải
được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong Danh mục tài liệu tham khảo.
- Đặc biệt lưu ý: Việc trích dẫn phải nêu rõ xuất xứ và trình bày nhất quán: trích
nguyên văn, sử dụng footnote.
4. Cấu trúc của tiểu luận:
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài/Ý nghĩa của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu đã áp dụng trong bài?
5. Bố cục của tiểu luận: Gồm những nội dung gì? Có thể nêu tóm tắt từng nội
dung định triển khai
Phần Nội dung: Triển khai vấn đề theo bố cục.
Phần kết luận: kết luận lại vấn đề.

Danh mục Tài liệu tham khảo : không liệt kê Wikipedia hoặc các website
không chính thống…
 Sắp xếp tài liệu tham khảo
 Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức,
Nga, Trung, Nhật, …).
 Các tài liệu nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch (đối
với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng
Việt đi kèm)
 TLTK xếp theo thứ tự ABC theo thông lệ của từng nước:
 Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
 Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên, nhưng vẫn giữ nguyên
thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không tên đảo lên trước họ.
 Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan
ban hành báo các hay ấn phẩm; chẳng hạn như: Tổng cục thống kê xếp vào vần
T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, …
 Tài liệu là sách
[STT] Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (năm xuất bản), tên sách (in
nghiêng), Nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ:
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành
cho Đảng viên mới, NXB.Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
2. Phạm Quang Minh (2019), Giáo trình Thể chế chính trị thế giới, NXB.Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

 Tài liệu là luận văn, luận án, đề tài


[STT] Họ tên tác giả (năm tốt nghiệp), tên của đề tài, báo cáo (in nghiêng), Luận
án tiến sĩ/Luận văn thạc sĩ/Đề tài nghiên cứu khoa học cấp…, Cơ sở đào tạo/Cơ quan
quản lí.
Ví dụ:
[STT] Ho van ten (2016), Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân xã, Luận án tiến sĩ Tâm lý học chuyên ngành, Học viện Khoa học Xã hội, Viện
hàn lâm KHXH Việt Nam
 Tài liệu là Bài báo trong tạp chí, bài viết trong một cuốn sách
[STT] Tên các tác giả (năm công bố), “tên bài báo” (không in nghiêng), tên tạp
chí hoặc tên sách (in nghiêng), tập, số?, các trang (gạch ngang giữa hai số trang; tài
liệu tiếng Việt viết tắt tr., tài liệu tiếng nước ngoài viết tắt pp.)
Ví dụ:
[STT] Mạch Quang Thắng (2014), “Cảm nhận một số quan điểm của Hồ Chí
Minh về kinh tế, tài chính”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6 (2014), tr.7-10
 Tài liệu từ Internet
[STT] Tác giả (năm xuất bản tài liệu), “tên của tài liệu/bài viết”, Tên tổ chức
hoặc cá nhân có trách nhiệm quản lý website (in nghiêng), <nguồn: đường dẫn của tài
liệu trên website>, [ngày truy cập]
Ví dụ:
[STT] Lê Hiệp (2018), “Thông qua luật Giáo dục đại học sửa đổi: Không phân
biệt chính quy và tại chức”, Báo thanh niên điện tử,
<https://thanhnien.vn/giao-duc/thong-qua-luat-giao-duc-dai-hoc-sua-doi-khong-phan-
biet-chinh-quy-va-tai-chuc-1025065.html>, [ngày 14/1/2019]

You might also like