You are on page 1of 8

0

MỤC LỤC
A. Mở đầu........................................................................................................................................................2

B. Nội dung......................................................................................................................................................2

1. Các khái niệm liên quan..........................................................................................................................2

1.1 Bầu cử.................................................................................................................................................2

1.2 Dân chủ..............................................................................................................................................2

1.3 Dân chủ cổ điển..................................................................................................................................3

1.4 Dân chủ hiện đại................................................................................................................................4

2. Quan điểm về nhận định “Bầu cử là trái tim của nền dân chủ hiện đại”............................................4

C. Kết luận.......................................................................................................................................................7

1
A. Mở đầu

Theo nhà chính trị Larry Diamond, một trong bốn yếu tố tạo nên nền dân chủ là “một
hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do
và công bằng”1. Bầu cử luôn là yếu tố quan trọng trong bất kể nền dân chủ nào. Chính
quyền bầu cử đã xác lập nên vị thế của nhà nước Athena trong thời cổ đại nói riêng,
tiến trình lịch sử nói chung. Tuy nhiên, nền dân chủ đã có nhiều thay đổi từ thời cổ
đại đến nay. Định nghĩa về nền dân chủ hiện đại đã phức tạp hơn nhiều. Nói cách
khác, coi “bầu cử là trái tim của nền dân chủ hiện đại” có đơn giản hóa khái niệm
dân chủ hiện đại hay không ?

B. Nội dung
1. Các khái niệm liên quan
1.1 Bầu cử
Bầu cử là việc chọn lựa người nắm giữa chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực
hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể.2

1.2 Dân chủ


Dân chủ – trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhân dân” – về cơ bản được định nghĩa là
một hình thức chính phủ trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, nói cách khác,
đó là chính phủ “của dân, do dân, vì dân”3. Cụ thể hơn, dân chủ là chế độ chính trị mà
nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước,
bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước4.

Trên thế giới, có nhiều mức độ biểu hiện và nhiều hình thức dân chủ khác nhau.
Trong đó, các mức độ dân chủ điển hình nhất gồm dân chủ rộng rãi, dân chủ hạn chế

1
Larry Diamond, The spirit of democracy : The struggle to build free socities throughout the world, 2008
2
Giáo trình Luật Hiến pháp 2020, tr 297
3
Abraham Lincoln, Gettysburg Pennsylvania, 1863
4
Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và Pháp luật 2019, tr 129
2
và phản dân chủ. Các hình thức dân chủ phổ biến gồm dân chủ trực tiếp và dân chủ
gián tiếp.

1.3 Dân chủ cổ điển


Thuật ngữ dân chủ xuất hiện lần đầu tại Athena, Hy Lạp vào thế kỷ V TCN. Dân chủ
Athena là nền dân chủ đầu tiên được biết đến và có lẽ là nền dân chủ quan trọng nhất
thời cổ đại. Vì thế, những đặc điểm tiêu biểu của nền dân chủ Athena được coi là biểu
tượng của nền dân chủ cổ điển.

Ở Athena, sau nhiều thất bại chiến tranh, nhà nước đã có nhiều thay đổi sâu sắc trong
tổ chức bộ máy quyền lực. Các chính trị gia như Solon, Cleisthenes và Ephialtes đã
đóng góp vào sự phát triển của nhà nước dân chủ thông qua việc xác định lại quyền
công dân hay tạo nên các hội đồng đại diện nhân dân quản lí công việc tại thành.

Thực chất, khái niệm dân chủ đã manh nha từ trong lịch sử. Năm 509 TCN, khi nhà
vua Lucius Tarquinius Superbus đã trở nên quá lạm quyền, thượng viện đã bỏ phiếu
trục xuất ông5 và thành lập nên nhà nước Cộng hòa La Mã. Nhằm ngăn chặn sự độc
tài của nhà lãnh đạo tiếp theo, Cộng hòa La Mã đã có những thay đổi trong tổ chức bộ
máy nhà nước như luôn bầu ra hai hoàng đế song song, nhiệm kì kéo dài hai năm, tổ
chức thượng viện và hạ viện có các đại diện của nhân dân. Có thể nói, quyền lực nhà
nước khi đó thuộc về nhân dân. Sau khi Cộng hòa La Mã sụp đổ, Đế chế La Mã ra
đời, tuy bầu cử vẫn tồn tại và các quy tắc tổ chức nhà nước không có sự thay đổi lớn,
nhưng thực chất quyền lực nhà nước không còn thuộc về nhân dân. Khái niệm dân
chủ khi đó chỉ mang tính hình thức.

Có thể thấy, khái niệm dân chủ và bầu cử đã manh nha và tồn tại từ lâu trong lịch sử.
Tuy nhiên, quan điểm dân chủ cổ điển dường như còn sơ sài khi cho rằng bầu cử là
điều kiện đủ của hệ thống dân chủ hiệu quả. Kết quả là các nhà nước dân chủ cổ đại
có thời gian tồn tại tương đối ngắn.

5
Nhà nước Vương quốc La Mã có chính thể quân chủ đại diện đẳng cấp tồn tại cơ quan nghị viện để nhà vua
tham vấn ý kiến
3
1.4 Dân chủ hiện đại
Bất kể tầm quan trọng của nền dân chủ cổ điển Athena, ta phải thừa nhận rằng nền
dân chủ Athena mới chỉ giới hạn tới một phần nhỏ dân số : một lượng lớn cư dân
Athena không có quyền dân sự và chính trị gồm phụ nữ, người nhập cư và nô lệ. Việc
đối xử với phụ nữ, người nhập cư và nô lệ đã chứng minh sự không tồn tại các quyền
và bình đẳng trong xã hội Athena. Nói cách khác, dù tồn tại quyền bầu cử nhưng hệ
thống dân chủ khi đó chưa bảo đảm sự thực chất của dân chủ.

Ngày nay, tất cả người dân được hưởng vị thế bình đẳng và tất cả cơ hội được mở cho
tất cả. Người dân sống trong một xã hội dân chủ hiện đại phải phục vụ với tư cách là
người bảo vệ chính quyền tự do của họ và hướng tới lý tưởng “thừa nhận nhân phẩm
vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình
nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới”6. Bên cạnh đó,
ngoài quyền bầu cử, quyền con người được mở rộng trên nhiều khía cạnh mới : tự do
ngôn luận, tự do báo chí và truy cập thông tin từ nhiều nguồn...

2. Quan điểm về nhận định “Bầu cử là trái tim của nền dân chủ hiện đại”
Trái tim là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, có chức năng bơm đều đặn để
đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ
cơ thể7. So sánh bầu cử với hình ảnh trái tim đã khẳng định bầu cử chính là phương
tiện nuôi sống và duy trì nền dân chủ hiện đại.

Trong thực tế, việc bầu cử, tự nó, không phải điều kiện đủ để nền dân chủ hiện đại tồn
tại. Để đảm bảo người dân làm chủ quyền lực nhà nước cần nhiều hơn quyền bầu cử.
Có thể hiểu, quyền bầu cử sẽ chỉ có ý nghĩa khi các quyền cơ bản khác được bảo đảm.
Các quyền cơ bản này bao gồm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ, quyền tự do tôn
giáo, tín ngưỡng và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Đây không phải
danh sách toàn diện các quyền mà công dân được hưởng ở một nền dân chủ, nhưng là

6
United Nations, Universal Declarations of Human Rights, 1948
7
John Hall, Guyton anh Hall textbook of medical physiology, 2015
4
tập hợp các quyền chủ yếu mà mỗi chính phủ dân chủ phải tôn trọng để được gọi là
chính phủ thật sự “dân chủ”8. Theo Thomas Jefferson, các quyền này tồn tại độc lập
với chính phủ nên phải được xây dựng thành luật và không bị chi phối bởi ý muốn
nhất thời của đa số cử tri. Thế nhưng, ngoài văn bản pháp luật, những quyền này chỉ
thật sự được đảm bảo thực hiện khi người dân có tri thức, hiểu biết.

Có thể nói, dân chủ phụ thuộc vào việc người dân cần có tri thức, hiểu biết cho phép
họ tham gia đầy đủ, khách quan nhất có thể vào đời sống chung của xã hội. Nói cách
khác, chính tri thức, hiểu biết của người dân mới quyết định hiệu quả của một nền dân
chủ hiện đại.

Nền dân chủ hiện đại mở ra nhiều quyền tự do hơn. Các cá nhân chính là chủ thể thực
hiện các quyền đó. Nhưng mặt khác, các quyền cũng như các cá nhân không tự hoạt
động một cách biệt lập. Các quyền được thực hiện trong khuôn khổ xã hội, vì thế mà
quyền và nghĩa vụ luôn đi liền với nhau. Nói cách khác, tư cách công dân trong nền
dân chủ đòi hỏi cả quyền lẫn trách nhiệm. Bởi lẽ, để một hệ thống dân chủ hoạt động
hiệu quả, công dân phải chủ động vì sự thành công hay thất bại của chính phủ là trách
nhiệm của họ chứ không phải ai khác9. Để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công
dân của mình nhằm góp phần củng cố xã hội cũng như bảo vệ chính quyền tự do của
mình, người dân cần có hiểu biết và thái độ khách quan để tự nhận thức về những vấn
đề quan trọng mà xã hội đang phải đối mặt. Chỉ có vậy họ mới có thể hành động một
cách sáng suốt để quyết định xã hội sẽ đi theo hướng nào.

Tiêu biểu, trong hoạt động bầu cử, những người là chuyên gia trong việc tranh cử chứ
không phải những nhà cai trị giỏi sẽ thắng cử. Điều này đồng nghĩa với việc những kẻ
mị dân sẽ nắm quyền lực chứ không phải là những người tài đức khi hầu hết người
dân không có khả năng hình dung được những khó khăn mà các chính trị gia phải đối

8
United States Department of States, Democracy in Brief
9
United States Department of States, Democracy in Brief

5
mặt10. Nói cách khác, vấn đề của nền dân chủ là đám đông không phải lúc nào cũng
đủ sáng suốt và trưởng thành về mặt chính trị để bầu ra những lãnh đạo tốt. Đôi khi
người dân cảm thấy chán nản với những cải tiến đều đặn nên họ bỏ phiếu cho một sự
thay đổi chỉ để thay đổi. Chế độ dân chủ chỉ có tác dụng tích cực nếu mỗi người dân
lựa chọn một cách có lý trí từ nhiều lựa chọn mà họ nhận được trong cuộc bầu cử. Họ
phải hài hòa những hy vọng và mong muốn của mình với những gì các đảng phái đưa
ra. Hệ thống dân chủ sụp đổ nếu người dân có lựa chọn phi lý. Nền dân chủ cũng thất
bại nếu không một đảng nào đưa ra được một sự lựa chọn duy lý. Nền dân chủ cũng
có thể tạo ra những luật kém chất lượng được thiết kế bởi những kẻ mị dân để làm hài
lòng những cử tri thiếu thông tin và để thỏa mãn cảm xúc của dân chúng. Chính đám
đông thiếu hiểu biết và hành động theo cảm xúc thay vì lý trí sẽ quyết định kết quả
của cuộc bầu cử11. Hơn nữa, dân chúng không có kiến thức chính trị sẽ gián tiếp tạo
điều kiện cho những nhóm lợi ích chi phối các chính trị gia và sử dụng quyền lực nhà
nước để phục vụ lợi ích của riêng họ, tạo ra một nền kinh tế thiếu hiệu quả.

Một ví dụ khác là tự do ngôn luận và bày tỏ, đặc biệt về các vấn đề chính trị, xã hội và
tự do báo chí là nguồn sinh khí của nền dân chủ ngày nay. Các nền dân chủ luôn tồn
tại những quan điểm, ý kiến và ý tưởng trái ngược nhau. Chính phủ không hạn chế
quyền tự do ngôn luận và báo chí, nghĩa là giới chức ở một nền dân chủ không can
thiệp vào nội dung phát biểu dù nói hay viết. Các vấn đề được thảo luận tự do trên
báo chí và các phương tiện phát thanh truyền hình. Ở đây, mức độ trao đổi càng lớn
càng tốt. Do dân chủ phụ thuộc vào việc công dân cần có kiến thức và việc tiếp cận
thông tin cho phép họ tham gia một cách đầy đủ vào đời sống chung của xã hội và chỉ
trích các quan chức chính phủ hay các chính sách bất hợp pháp hoặc mang tính áp
bức. Điều này một lần nữa khẳng định, bất kể tính bất khả xâm phạm về mặt pháp lí,
các quyền nêu trên chỉ thật sự phát huy ý nghĩa khi người dân có kiến thức và thái độ
đúng đắn về các vấn đề trong đời sống của họ.
10
Plato
11
G. Allison, R. D. Blackwill, A. Wyne, Ly Quang Dieu : The Grand Master’s Insights on China, the United
States and the world, 2013
6
Ngoài ra, tri thức, hiểu biết của người dân còn ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật.
Trong xã hội dân chủ, pháp luật do nhân dân xây dựng. Công dân của một nền dân
chủ sẵn sàng tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ luật pháp khi họ nhận thức được họ đang
tuân thủ chính những nguyên tắc và quy định của bản thân, hay nói cách khác, họ
đang tuân theo chính họ với tư cách là những người làm luật. Công lý được thực hiện
tốt nhất khi được xây dựng bởi người dân và chính họ phải tuân theo luật phát đó12.

C. Kết luận
Trong bất kể nền dân chủ nào thuộc thời đại nào, bầu cử luôn là biểu hiện của sự tự
do và tham gia tích cực của người dân vào các hoạt động chính trị cũng như quyền lực
tối cao được trao cho người dân. Dẫu vậy, hệ thống dân chủ sẽ chỉ hoạt động thực
chất và hiệu quả khi người dân có tri thức, hiểu biết và thái độ khách quan với những
vấn đề trong đời sống, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt nhằm định hướng xã
hội một cách đúng đắn.

12
United States Department of States, Democracy in Brief
7

You might also like