You are on page 1of 3

Take Notes

 To take notes, just tap here and start typing.


 Or, easily create a digital notebook for all your notes that automatically
syncs across your devices, using the free OneNote app.

To learn more and get OneNote, visit www.onenote.com. 1. Luật Tài chính

1.1 Khái niệm

Luật Tài chính là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ, các nguồn vốn tiền tệ gắn
liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và hoạt động của
các chủ thể kinh tế xã hội khác.

1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Tài chính

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường với sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế, đối tượng điều chỉnh của luật tài chính đã vượt ra
ngoài phạm vi tài chính công, tài chính nhà nước. Đối tượng điều chỉnh của Luật Tài
chính hiện nay bao gồm cả những quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, quan hệ tài chính của các tổ chức, cá nhân trên thị trường tài chính.
Những quan hệ này không nhất thiết phải có sự tham gia của nhà nước với tư cách là
bên chủ thể. Như vậy, có thể nói, các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của
luật tài chính rất đa dạng, có nhiều chủ thể tham gia ở nhiều cấp độ khác nhau.
Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tài chính thường được phân
chia theo 2 cách dựa vào những tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào lĩnh vực mà các quan hệ tài chính được hình thành, đối tượng điều chỉnh
của luật tài chính được phân biệt thành:

 Các quan hệ tài chính – ngân sách. Đây là nhóm quan hệ tài chính phát sinh gắn
liền với việc hình thành, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của
nhà nước là quỹ ngân sách nhà nước.
 Các quan hệ tài chính doanh nghiệp. Đây là nhóm quan hệ phát sinh trong hoạt
động tài chính của doanh nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Các quan hệ tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm. Những quan hệ liên quan đến
việc các tổ chức kinh doanh bảo hiểm huy động được nguồn vốn và đưa chúng
tham gia vào thị trường tài chính bằng các hình thức khác nhau đáp ứng nhu
cầu về vốn của nền kinh tế.
 Các quan hệ tín dụng. Các quan hệ liên quan đến hoạt động huy động vốn, cho
vay vốn của các tổ chức trung gian tài chính trong quá trình hình thành các
nguồn tài chính đáp ứng cho nhu cầu vốn của nền kinh tế sẽ thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật tài chính.
 Các quan hệ tài chính trong khu vực dân cư, các tổ chức xã hội.
- Căn cứ vào hệ thống các chủ thể tham gia các hoạt động tài chính, đối tượng điều
chỉnh của luật tài chính bao gồm:

 Quan hệ tài chính giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với cơ quan nhà
nước ở địa phương trong hoạt động thu, chi phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước.
 Quan hệ tài chính giữa cơ quan tài chính, tổ chức tín dụng với nhau phát sinh
trong quá trình quản lý, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ
khác.
 Quan hệ tài chính giữa cơ quan tài chính, tổ chức tài chính với các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế. Các quan hệ này phát sinh trong việc cấp phát
vốn, thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
 Các quan hệ tài chính giữa các cơ quan tài chính, tổ chức tài chính với dân cư.
 Nhóm quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp.

1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Tài chính

Luật tài chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp mệnh
lệnh bắt buộc và phương pháp bình đẳng thỏa thuận.

 Phương pháp mệnh lệnh: thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể
tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính, một bên nhân danh nhà nước

2
có quyền ra lệnh buộc chủ thể bên kia phải thực hiện những hành vi nhất định
như trong quan hệ thu nộp thuế, cấp phát kinh phí.
 Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: thể hiện các chủ thể tham gia trong quan hệ tài
chính bình đẳng về địa vị pháp lý. Sự bình đẳng thể hiện ở quyền và nghĩa vụ tài
chính mà các bên phải thực hiện hoặc trong trường hợp các bên không phải
thực hiện nghĩa vụ và thể hiện quyền tự quyết định trong khuôn khổ pháp luật
của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính như các quan hệ
phát sinh trong quá trình phân phối nguồn tài chính do các tổ chức kinh tế tạo ra
trong quá trình hình thành, sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong
xã hội.

2. Luật Ngân hàng

2.1 Khái niệm

Để có thể hiểu rõ về luật ngân hàng, chúng ta cần phải xét đến vị trí của luật ngân
hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Xu hướng chung ở nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam là tách bạch giữa luật tài chính và luật ngân hàng. Tuy đối tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được xác định cụ thể
nhưng chưa hẳn luật ngân hàng được thừa nhận là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, luật ngân hàng với các quy phạm pháp luật của nó có vai trò ngày càng
quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Xét theo phương diện là một ngành luật trong hệ thống pháp luật thì khái niệm luật
ngân hàng phụ thuộc vào tiêu chí phân định ngành luật, do vậy, có nhiều cách hiểu
khác nhau về nội hàm của khái niệm này. Từ những quan điểm phổ biến và chung
nhất, luật ngân hàng có thể được hiểu như sau:
Luật ngân hàng  là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý
của ngân hàng trung ương và của các tổ chức  tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình quản lý nhà nước  và các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thông tiền tệ,
tín dụng, ngân hàng, các hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín
dụng  và những  chủ thể khác trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.

2.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân 

You might also like