You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Địa điểm thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG TRE VIỆT

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


Thạc sĩ Đỗ Thị Thu Huyền Họ và tên: Phạm Thành Đông
Bộ môn: Bộ môn Quản trị doanh nghiệp du lịch Lớp: K55B1LD
MSV: 19D251016

HÀ NỘI – 1 – 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN- DU LỊCH
PHIẾU CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Họ và tên sinh viên: Phạm Thành Đông
Lớp: K55B1LD Mã sinh viên: 19D251016
Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt

T Nội dung chấm Điể Ghi chú


T m
1 Những vấn đề chung về doanh /4,0
nghiệp
(quá trình hình thành và phát
triển, cơ cấu tổ chức, các chức
danh công việc và bố trí nhân
lực, lĩnh vực hoạt động kinh
doanh, môi trường kinh doanh)
2 Tình hình hoạt động kinh doanh /4,0
của doanh nghiệp
- Sản phẩm các thị trường khách /1,0
- Tình hình nhân lực và tiền lương /1,0
- Tình hình vốn kinh doanh /1,0
- Kết quả hoạt động kinh doanh /1,0
3 Phát hiện vấn đề từ thực tế và đề /1,0
xuất vấn đề cần nghiên cứu
4 Văn phong và hình thức trình bày /1,0
5 Tổng cộng /10

Điểm kết luận:

Hà Nội, ngày tháng năm


GIẢNG VIÊN CHẤM

MỤC LỤC

Page of
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
TRE VIỆ

T
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp..........................................1
1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp,
nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp...................................................2
1.3. Các chức danh công việc và bố trí nhân lực trong doanh nghiệp du lịch: Trình
bày các chức danh công việc và mô tả công việc của từng vị trí; tình hình bố trí và
sử dụng nhân lực tại các bộ phận trong doanh nghiệp................................................4
1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tìm kiếm các lĩnh vực hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, làm rõ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cơ
bản của doanh nghiệp.................................................................................................7
1.5. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; trình bày rõ môi trường kinh doanh
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.........................................................................7
1.5.1. Môi trường bên ngoài....................................................................................7
1.5.2. Môi trường bên trong....................................................................................8
PHẦN 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
HÀNG KHÔNG TRE VIỆT..........................................................................................8
2.1. Các sản phẩm, các thị trường khách của doanh nghiệp.......................................8
2.1.1. Sản phẩm của doanh nghiệp..........................................................................8
2.1.2. Các thị trường khách.....................................................................................9
2.2. Tình hình nhân lực và tiền lương của doanh nghiệp..........................................10
2.2.1. Tình hình nhân lực......................................................................................10
2.2.2. Tình hình tiền lương....................................................................................11
2.3. Tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp.....................................................13
2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...............................................14
PHẦN 3. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU......14
3.1. Vấn đề từ thực tế kinh doanh của doanh nghiệp ................................................14
3.2. Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu..........................................................................17

Page of
1. Những vấn đề chung của doanh nghiệp Bamboo Airways
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
 Thông tin công ty:
o Tên đầy đủ: Công ty TNHH Hàng không Tre Việt
o Trang chủ Bamboo: https://www.bambooairways.com/
o Trụ sở văn phòng chính: Tòa nhà Bamboo Airways Tower, 265 Cầu
Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
o Trụ sở chính về mặt pháp lý: Bình Định
o Tổng đài Bamboo: 1900 1166
 Lịch sử hình thành, phát triển:
o Công ty có vốn điều lệ ban đầu 700 tỷ đồng, sau đó được tập đoàn mẹ
FLC tăng vốn điều lệ lên thành 7000 tỷ đồng vào tháng 5 năm 2020 và
10.500 tỷ đồng vào tháng 2/2021. Bamboo Airways phục vụ các tuyến
bay nội địa kết nối với các địa phương có các khu nghỉ mát của FLC
cũng như các tuyến bay quốc tế. Với sứ mệnh kết nối những miền đất du
lịch trên dải đất hình chữ S, nâng tầm hình ảnh đất nước Việt Nam trên
bản đồ quốc tế. Hãng hàng không Bamboo Airways đã bắt đầu hành
trình sải cánh của mình với việc hợp tác cùng các thương hiệu hàng đầu
thế giới trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Tuy mới thành lập được
không lâu, hãng máy bay Bamboo Airways đã có nhiều thành tựu đáng
nể:
- 31/5/2017: Bamboo Airways chính thức được thành lập
- Tháng 3/2018: Ký thỏa thuận mua mới 24 tàu bay Airbus A321 NEO của Pháp
trị giá 3.1 tỷ USD dưới sự chứng kiến của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ
tịch quốc hội Pháp
- 25/06/2018: Ký thỏa thuận mua mới 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliners trị
giá 5.6 tỷ USD tại Washington DC dưới sự chứng kiến của Phó thủ tướng chính
phủ Vương Đình Huệ
- Tháng 8/2018: Bamboo Airways được giới thiệu tới thị trường
- 08/01/2019: Nhận chứng chỉ khai thác bay AOC. Chính thức khai thác thương
mại trên thị trường hàng không dân dụng Việt Nam .
- 16/01/2019: Bamboo Airways cho cất cánh chuyến bay thương mại đầu tiên
- 27/02/2019: Ký thỏa thuận mua 10 tàu bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner
trị giá gần 3 tỷ USD bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 tại Hà Nội
Page of
- Tính đến tháng 11/2022, Bamboo Airways sở hữu 30 tàu bay:
 12 tàu Airbus A320
 9 tàu Airbus A321
 1 tàu Airbus A319
 3 tàu Boeing B787
 5 tàu Embraer E190

1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp, nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Sơ đồ tổ chức Bamboo Airways:

Page of
Sơ đồ tổ chức của Khối Thương mại:

Page of
Có thể nói Bamboo Airways vẫn còn là một “búp măng non” trên thị trường
hàng không Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Tuy nhiên, cơ cấu
tổ chức của công ty vô cùng chi tiết với nhiều khối, phòng, ban tương trợ lẫn nhau,
được chia theo từng chức năng riêng.

Một lợi thế của cấu trúc này là nhân viên được phân nhóm theo bộ kỹ năng
và chức năng, cho phép họ tập trung sức mạnh tập thể vào việc thực hiện vai trò với
tư cách là một bộ phận. Cụ thể hơn, tại Khối thương mại, Ban Hỗ trợ kinh doanh
được đầu tư khai thác vô cùng sát sao. Với khẩu hiệu “Hơn cả một chuyến bay –
More than just a flight”, Bamboo Airways luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng
dịch vụ để mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất qua các kênh tổng
đài, social,…

Một trong những thách thức mà cấu trúc này mang lại là việc thiếu thông tin
liên lạc giữa các bộ phận, với hầu hết các vấn đề và cuộc thảo luận diễn ra ở cấp
quản lý giữa các bộ phận riêng lẻ. Ngoài ra, với các nhóm được ghép nối theo chức
năng công việc, nhân viên có khả năng phát triển “tầm nhìn đường hầm” – đó là chỉ
nhìn công ty qua lăng kính chức năng công việc. Đối với thức thách cũng như yếu
điểm này, Bamboo Airways đang khắc phục (bộ phận truyền thông nội bộ trực
thuộc ban marketing và truyền thông phụ trách cập nhập các thông tin mới, các định
hướng mới, các hđộng truyền thông thương hiệu hợp tác quan hệ cộng đồng, từ
thiện và các ctrinh hđ xhoi có ý nghĩa mà BB đã và đang tham gia. Các nội dung
này được truyền thông qua nhiều kênh nội bộ như: email, bản tin tuần, cộng đồng
nhân sự BBA ở viber, facebook,...)

(Ngoài ra ban lãnh đạo tổ chức nhiều cuộc họp phân tầng theo khối/ban/đơn
vị chức năng để có thể kịp thời cung cấp thông tin giữa các cấp bậc nhân sự. Đồng
thời công ty cũng sẽ giới thiệu, đào tạo về tổng thể doanh nghiệp đối với các lớp
nhân sự mới để tránh hiện tượng “việc ai nấy làm”, thiếu sự liên kết giữa các phòng
ban.

1.3.Các chức danh công việc và bố trí nhân lực trong doanh nghiệp du lịch: Trình bày
các chức danh công việc và mô tả công việc của từng vị trí; tình hình bố trí và sử dụng
nhân lực tại các bộ phận trong doanh nghiệp.

Page of
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban tổng giám đốc
Ban đảm bảo an toàn và chất lượng: Đảm bảo an toàn và tiêu chuẩn chuyến bay, chất
lượng khai thác bay, chất lượng kĩ thuật và chất lượng khai thác mặt đất.
Ban kiểm soát nội bộ: Kiểm soát hoạt động, kiểm soát tài chính, thanh tra nội bộ và
kiểm tra chất lượng nhân viên
Trung tâm đào tạo: Mở lớp và đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng các nhu
cầu về công việc, 
 Khoa đào tạo phi công: bao gồm đào tạo các kỹ thuật về các loại tàu bay như
Airbus, Boeing, Embraer.
Page of
 Khoa đào tạo tiếp viên hàng không: Đào tạo về chuyên ngành và dịch vụ
 Khoa đào tạo kỹ thuật: Khoa đào tạo về tàu A320F, 787, Embraer và các kĩ
thuật cơ bản
Khối kỹ thuật và bảo dưỡng: 
 Trung tâm bảo dưỡng : chuyên bảo dưỡng các tàu bay ngoài sân bay 
 Ban kỹ thuật : sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất hạ tầng trong công ty
Khối khai thác bay:
 Đoàn bay: Khai thác 3 đội bay A320F, B787, Embraer
 Trung tâm điều hành khai thác: Thay đổi, điều chỉnh giờ bay 
 Đoàn tiếp viên
Khối dịch vụ và khai thác mặt đất: cung cấp dịch vụ tại sân bay, bao gồm các giám
sát viên và đại diện sân bay 
Khối thương mại:
 Ban kế hoạch: lên lịch bay, đường bay
 Ban kinh doanh: làm việc với đại lý, doanh nghiệp để bán vé
 Ban thương mại điện tử: tạo ra phương tiện online để ban kinh doanh bán vé
 Ban hỗ trợ kinh doanh: trung tâm đặt chỗ và chăm sóc khách hàng, Bamboo
Club
 Ban dự án và chuyển đổi(PSS): chuyển đổi Ifly sang Amadeus
Khối hỗ trợ:
 Ban công nghệ thông tin: Quản trị hệ thống hạ tầng và phần cứng, Quản trị hệ
thống cơ sở dữ liệu, phần mềm & ứng dụng
 Ban mua sắm: mua tàu bay và đồ dùng cho công ty
 Ban nhân sự: tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo
hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra liên tục, hiệu quả. Đồng thời phòng
nhân sự còn phụ trách việc chăm lo cho đời sống của toàn bộ nhân viên trong
công ty. Đại diện công ty xử lý các tranh chấp xảy ra tại công sở. Xây dựng và
quản lý các chế độ phúc lợi, đãi ngộ đối với đội ngũ nhân sự trong công ty.
 Ban tài chính - Kế toán:  quản lý, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế
toán của doanh nghiệp, quản lý các nghiệp vụ kế toán-tài chính. Quản lý toàn
bộ nguồn thu – chi tài chính theo đúng pháp luật hiện hành.
 Ban Marketing, truyền thông: Giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối
tượng khách hàng thông qua các chiến lược marketing của doanh nghiệp
 Văn phòng công ty

Page of
Trung tâm đào tạo (ATO):  đào tạo nguồn nhân lực đặc thù trong khai thác hàng
không, trong đó có đào tạo Tiếp viên Hàng không và đội ngũ Nhân viên kỹ thuật

1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực hàng không


- 21/22 sân bay nội địa, các đường bay châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu,…
- Mô hình hàng không truyền thống (full service).

1.5. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; trình bày rõ môi trường kinh doanh bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp.

1.5.1. Môi trường bên ngoài

1.5.1.1. Môi trường vĩ mô

Chính trị pháp luật


- Tình hình chính trị ổn định
- Nghị định số 64/2022/NĐ-CP đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh
vực hàng không dân dụng
- Kinh tế
- Thị trường hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng doanh thu trung bình là
17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương.
Văn hoá xã hội
- Đô thị hoá làm gia tăng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không.
Công nghệ
- Các hãng chế tạo máy bay Airbus, Boeing chế tạo, phát triển máy bay cỡ
lớn.

1.5.1.2. Môi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh


- Vietnam Airlines và Vietjet Air
Khách hàng
- Khách nội địa và quốc tế
- Mọi độ tuổi, tầng lớp

Page of
Nhà cung ứng
- Tập đoàn PIA cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hành các thiết
bị hàng không
- Touch Aero, Airfi Aero cung cấp bản quyền nội dung giải trí và thiết bị phát
sóng không dây.

1.5.2. Môi trường bên trong

Nguồn nhân lực


- 2.800 nhân lực
Cơ sở vật chất
- 3 phòng vé Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
- Tàu bay: Boeing 787, Airbus A320, Embraer 190
- Trụ sở chính 265 Cầu Giấy (Hà Nội), chi nhánh 130-132 Hồng Hà (TP. Hồ
Chí Minh).
- Tài chính
- 2020, vốn điều lệ 7.000 tỷ đồng. Đầu tháng 2/2021, vốn điều lệ tăng 50%,
lên 10.500 tỷ đồng.
- Tháng 4/2021, tăng vốn 2 lần, vào ngày 13/4 và 26/4, lần lượt lên 12.500 tỷ
đồng và 16.000 tỷ đồng.
- Tháng 9/2021 tăng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ đồng.

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1. Các sản phẩm, các thị trường khách của doanh nghiệp:
 2.1.1. Sản phẩm của doanh nghiệp
- Sản phẩm chính: Các chuyến bay thương mai gồm:
- Sản phẩm bay nội địa (Inbound): Bao gồm các chuyến bay kết nối giữa các
tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Điện
Biên, Rach Giá, Côn Đảo,Đồng Hới ,Buôn Ma Thuột, Phú Quốc, Nha
Trang, Thanh Hóa, Vân Đồn, Vinh, Đà lạt, Cần Thơ, Pleiku, Quy Nhơn.
- Sản phẩm bay quốc tế (Outbound): bao gồm các chuyến bay kết nối từ Việt
Nam tới các địa điểm trên thế giới như:
 Châu Âu: London, Frankfurt
 Úc: Melbourne, Sydney
 Đông Nam Á: Singapore, Bangkok
 Đông Bắc Á: Đài Loan , Incheon, Narita
Page of
- Sản phẩm bay nối chuyến:
 Quốc tế - Nội địa
 Quốc tế - Quốc tế

- Thuê nguyên chuyến bay (Chuyến bay Charter) – chuyên khoang C,thuê
nguyên khoang
- Vận chuyển Hàng hóa – Cargo: Trên toàn bộ các chặng bay hiện có của
Bamboo Airways
- Sản phẩm vé tháng, thẻ trả trước
- Sản phẩm bổ trợ - Dịch vụ kèm theo chuyến bay bao gồm:
 Đấu giá Nâng hạng ghế
 Chọn chỗ ngồi yêu thích
 Mua thêm hành lý
 Vận chuyển động vật,thú cưng
 Phòng chờ thương gia
 Bảo hiểm du lịch BambooCARE
 Bamboo Gift: Mô hình máy bay, gấu bông, móc chìa khóa, bookmark,…..
 Nâng hạng vé tại sân bay
 Đặt dịch vụ bổ trợ cho vé xuất qua GDS
- Sản phẩm liên kết:
- Combo vé máy bay & Nghỉ dưỡng (Gift Voucher)

- Các sản phẩm liên kết hợp tác với các đối tác như:
 Bamboo Choice (Ẩm thực)
 Hàng không
 Ngân hàng, bảo hiểm
 Nghỉ dưỡng/Golf
 Giáo dục/Sức khỏe
 Vận chuyển/Viễn thông
 Giải trí/Mua sắm
2.1.2 Thị trường khách

- Thị trường khách nội địa: Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bamboo Airways
vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách, chiếm 17% thị phần nội địa với thị

Page of
trường tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, TP.HCM và các địa điểm gần sân bay có chuyến bay kết nối của
Bamboo Airways
- Thị trường khách quốc tế: chủ yếu là kiều bào Việt Nam đang sinh sống,học
tập và làm việc tại nước ngoài tài các khu vực:
 Châu Âu: Anh, Đức
 Úc
 Đông Nam Á: Singapore, Thái Lan, Malaysia
 Đông Bắc Á: Đài Loan , Hàn Quốc , Nhật Bản

- Cơ cấu lượt khách giai đoạn 2021-2022 của Bamboo Airways:

So sánh
STT Chỉ tiêu ĐNV Năm 2021 Năm 2022
t/g %
1 Tổng lượt khách Lượt 3.788.400,00 7.381.600,00 3.593.200,00 194,85
Tổng lượt khách nội Triệu
2 2.976.490,00 5.316.228,00 2.339.738,00 178,61
địa Lượt
Tỷ trọng lượt khách
3 -6,55
nội địa % 78,57 72,02 -
Tổng lượt khách Triệu
4 1.253.462,00 254,38
quốc tế Lượt 811.910,00 2.065.372,00
Tỷ trọng lượt khách
5 % 21,43 27,98 6,55 -
quốc tế

2.2 Tình hình nhân lực và tiền lương của Bamboo Airways

2.2.1. Tình hình nhân lực


Tính đến tháng 11/2022, công ty TNHH Hàng không Tre Việt có gần 2800 cán
bộ, nhân viên được chia thành các khối, phòng ban nhỏ và bao gồm 14 cấp G (G1 –
G14)
Trong đó:

STT CHỨC DANH CẤP Tỷ lệ (%)


1 Ban Giám đốc công ty G1
1
2 Hội đồng quản trị G2
3 Giám đốc khối G3
3
4 Phó giám đốc khối G4

Page of
5 Trưởng ban G5
4
6 Phó ban G6
7 Trưởng trung tân, Trưởng phòng G7
Phó giám đóc trung tâm, Phó 6
8 G8
phòng
9 Team leader, trưởng nhóm G9 (1 – 2 – 3) 7
10 Chuyên viên chính G10 (1 – 2 – 3)
17
11 Chuyên viên G11
12 Nhân viên G12
48
13 Nhân viên G13
Nhân viên hỗ trợ đơn giản (thực
14 G14 14
tập sinh và cộng tác viên)
- Cấp G1 – 2 gồm Ban Lãnh đạo với những Tổng giám đốc công ty, Chủ tịch
hội đồng quản trị, phó giám đốc và cố vấn Ban Tổng giám đốc.
- Cấp G12, G13 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 48% cán bộ nhân viên của cả công ty.

2.2.2. Cơ cấu trình độ nhân lực

Page of
Sơ đồ tổ chức Khối Thương mại - CTCP HÀNG KHÔNG TRE VIỆT

- Cơ cấu trình độ nhân lực của Khối Thương mại - CTCP HÀNG KHÔNG
TRE VIỆT giai đoạn 2021-2022
Năm So sánh
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021
2022 t/g %
Ngườ
Tổng số lao động 2300 2500 200 108,6956522
i
Giới Ngườ
Nam 925 1019 94 110,1621622
tính i
Tỷ trọng % 40,2173913 40,76 0,5426086957 -
Ngườ
Nữ 1375 1481 106 107,7090909
i
Tỷ trọng % 59,7826087 59,24 - -

Page of
0,5426086957
Ngườ
Sau đại học 77 88 11 122,22
i
3,34782608
Tỷ trọng % 3,52 0,172173913 -
7
Ngườ
Đại học 1602 1882 280 125,4
i
Trình 69,6521739
Tỷ trọng % 75,28 5,627826087 -
độ học 1
vấn Ngườ
Cao đẳng 565 121 -444 91,67
i
24,5652173
Tỷ trọng % 19,42 -5,145217391 -
9
Ngườ
Phổ thông 13 11 -2 84,62
i
Tỷ trọng % 2,42 1,77 -0,65 -
Dưới một ngoại Ngườ
347 345 -2 99,42
ngữ i
15,0869565
Tỷ trọng % 13,8 -1,286956522 -
2
Trình Ngườ
Một ngoại ngữ 1752 1954 202 119,07
độ i
ngoại 76,1739130
ngữ Tỷ trọng % 78,16 1,986086957 -
4
Trên một ngoại Ngườ
201 201 0 106,38
ngữ i
8,73913043 -
Tỷ trọng % 8,04 -
5 0,6991304348

Page of
- Bảng tình hình tiền lương của Khối Thương mại - CTCP HÀNG KHÔNG
TRE VIỆT giai đoạn 2021-2022
Đơn So sánh
STT Các chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
vị t/g %
1 Tổng doanh thu Trđ 3.557.000,00 9.589.000,00 6.032.000,00 269,58
2 Số lao động bình quân Người 537,00 623,00 86,00 116,01
3 Tổng quỹ lương Trđ 1.067.100,00 2.876.700,00 1.809.600,00 269,58
4 NSLĐ bình quân Trđ/ng 106,00 118,00 12,00 111,32
Tiền lương bình quân
trđ/ng 120,00 108,00 -12,00 90,00
năm
5
Tiền lương bình quân
trđ/ng 10,00 9,00 -1,00 90,00
tháng
6 Tỷ suất tiền lương % 35,33 41,62 6,29 -

2.3.Tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bamboo Airways giai đoạn 2021-
2022

So sánh
STT Chỉ tiêu ĐNV Năm 2021 Năm 2022
t/g %
Tổng số vốn kinh
1 trđ 16.783.000,00 22.050.000,00 5.290,00 131,38
doanh
-
2 Vốn cố định trđ 10.450.000,00 8.650.000,00 82,78
1.800.000,00
3 Tỷ trọng vốn cố định % 62,27 39,23 -23,04 -
4 Vốn lưu động trđ 6.333.000,00 13.400.000,00 7.067.000,00 138,51
Tỷ trọng vốn lưu
5 % 37,73 60,77 23,04 -
động

Page of
2.4.Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Bamboo Airways giai đoạn 2021-2022

So sánh
STT Chỉ tiêu ĐNV Năm 2021 Năm 2022
t/g %
Tổng số vốn kinh
1 trđ 16.783.000,00 22.050.000,00 5.290,00 131,38
doanh
2 Tổng doanh thu Trđ 3.557.000,00 9.589.000,00 6.032.000,00 269,58
3 Chi phí sản xuất trđ 6.162.550,00 13.305.800,00 7.143.250,00 215,91
4 Tỉ suất chi phí % 173,25 138,76 -34,49 -
5 Thuế GTGT trđ 355.700,00 479.450,00 123.750,00 134,79
6 Tỉ suất Thuế % 10,00 5,00 -5,00 -
7 Lợi nhuận trđ -2.961.250,00 -4.196.250,00 -1.235.000,00 141,71
8 Thuế DN trđ 0,00 0,00 0,00 0,00
9 Lợi nhuận sau thuế trđ -2.961.250,00 -4.196.250,00 -1.235.000,00 141,71

3. Phát hiện vấn đề từ thực tế và đề xuất vấn đề cần nghiên cứu

3.1. Phát hiện vấn đề từ thực tế kinh doanh của doanh nghiệp

Bamboo Airways là hãng hàng không mới, mặc dù có sự tăng trưởng ấn


tượng nhưng bên cạnh đó công ty cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thử
thách:

Thị trường cạnh tranh khốc liệt:

- Theo báo cáo của Cục hàng không Việt Nam, thị phần của hãng hàng không giá
rẻ Vietjet đã vươn lên dẫn đầu với 44%, tiếp sau là Vietnam Airlines chiếm
35,9%, Jetstar Pacific chiếm 13,9%, Bamboo Airways chiếm 4,2% và VASCO
là 2%.
- VietjetAir là minh chứng rõ rệt cho sự phát triển dẫn dắt của mô hình hàng
không giá rẻ. Bằng chứng là theo báo cáo cập nhật ngành vận tải hàng không
của Công ty cổ phần chứng khoán MB, giai đoạn 2012 – 2016 đánh dấu bước
phát triển nhảy vọt của Vietjet với việc liên tục gia tăng thị phần hành khách
nội địa. Vietjet từ một hãng hàng không non trẻ sau 5 năm hoạt động đã vươn
lên mạnh mẽ, tỏ rõ vị thế đối trọng với hãng hàng không quốc gia Vietnam
Airlines tại thị trường nội địa.

Page of
- Nắm bắt nhu cầu khách hàng về giá vé, Vietjet xuất hiện với hàng loạt chương
trình ưu đãi, mô hình cho phép khách hàng lựa chọn dịch vụ phụ trợ như suất
ăn, hành lý ký gửi nhằm hạ giá vé trở nên hấp dẫn, hợp túi tiền đại bộ phận
người Việt Nam. Chiến lược thâm nhập thị trường bằng chính sách giá rẻ của
Vietjet nhắm tới những khách hàng lần đầu và thường xuyên đi máy bay, đã
thành công vang dội thể hiện qua tốc độ gia tăng thị phần nhanh chóng của
Vietjet.
- Đối với thị phần hàng không quốc tế, theo Cục hàng không Việt Nam, hiện có
72 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng không Việt Nam khai thác hơn 200
đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ
đến 8 điểm ở Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú
Quốc, Cần Thơ, Cát Bi, Đà Lạt).
- Đối với đường bay nội địa, các hãng hàng không Việt Nam khai thác 48 đường
bay nội địa kết nối 22 Cảng hàng không, trong đó Vietnam Airlines khai thác
33 đường bay, Vietjet Air khai thác 35 đường bay, Jetstar Pacific khai thác 23
đường bay, Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) khai thác 09 đường bay,
Bamboo Airways khai thác 24 đường bay.

Tài sản nằm chủ yếu ở các khoạn nợ,cho vay ngắn hạn và chiếm phần lớn ở mảng
đầu tư chứng khoán
Trong cơ cấu tài sản, Bamboo Airways dành khoản khá lớn để cho vay ngắn
hạn. Riêng năm 2021, khoản này đạt 9.538 tỷ đồng và phát sinh thêm đầu tư chứng
khoán kinh doanh 6.309 tỷ đồng, tổng 2 khoản này chiếm 59% tổng tài sản.
Về phần nguồn vốn, hãng có khoản nợ phải trả người bán ngắn hạn 3.012 tỷ
đồng tính đến cuối năm 2021, tăng mạnh so với 2020. Theo Tuổi Trẻ, Bamboo
Airways có các khoản nợ hàng trăm tỷ đồng với công ty cung cấp dịch vụ năm 2021
đến nay, hãng xin được trả dần dần hằng tháng, thậm chí xin giảm giá 10% dịch vụ
từ năm 2022 cho đến những năm tiếp theo và đề xuất bỏ vài giới hạn riêng để hãng
tìm cách tăng doanh thu bán hàng.
Báo cáo của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) ghi
nhận khoản khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng
khó có khả năng thu hồi đối với Bamboo Airways là 653 tỷ đồng - cao nhất trong
các hãng hàng không và so với mức 343 tỷ đồng đầu năm.
Ngoài ra, theo Cục hàng không, Bamboo Airways đang khai thác 29 máy
bay. Trong đó, một máy bay kết thúc hợp đồng thuê vào ngày 5/12. Các máy bay
khác đều kết thúc hợp đồng vào các năm 2024, 2025 và các năm sau nữa.

Page of
Nhìn chung, những vấn đề mà nhà đầu tư mới khi tham gia vào hãng phải giải quyết
đó là khoản nợ đọng nhà cung cấp, các hợp đồng thuê máy bay để đảm bảo vận hành
thông suốt cũng như các khoản cho vay và đầu tư đang chiếm phần lớn tổng tài sản.

Thiếu nhân sự, khó khăn trong khâu tuyển dụng nhân sự

- Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân lực nêu trên là do vào giai
đoạn 2020-2021 khi làn sóng dịch COVID diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia,
buộc các hãng hàng không phải cắt giảm hàng trăm nghìn lao động, từ phi
công, tiếp viên đến nhân viên xử lý mặt đất.
- Vì thiếu nhân lực, nhiều hãng hàng không buộc phải hủy hoặc hoãn các chuyến
bay, thậm chí khiến 1 số sân bay bị tê liệt. Tình trạng hành khách chờ đợi nhiều
giờ đồng hồ xếp hàng mới được lên máy bay thường xuyên xảy ra tại các sân
bay lớn như Heathrow, Charles De Gaulle,………….
- Giữa lúc ngành du lịch và các ngành dịch vụ bổ trợ sẵn sàng để bứt phá sau đại
dịch, ngành hàng không toàn cầu lại trở nên thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Các
hãng hang không như United Airlines(Mỹ), Korean Air (Hàn Quốc) , Cathay
Pacific (Hong Kong)… nằm trong danh sách các hãng hàng không phải bù đắp
khoảng trống về nhân lực.

Mô hình hoạt động khác biệt với các phân khúc thị trường mới
Khác với Vietnam Airlines – 1 hãng hàng không truyền thống, Vietjet – 1
hãng hàng không giá rẻ, Bamboo Airways đi theo mô hình hybrid, kết hợp giữa
hàng không truyền thống và hàng không giá cả hợp lý với kỳ vọng mang đến sự
linh hoạt trong mức giá đồng thời đảm bảo chất lượng phục vụ đẳng cấp và tối ưu
hóa trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Chưa có nhiều lựa chọn giờ bay và ngày bay:

- Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 9/2022, sản lượng
vận chuyển hành khách của các hãng hàng không Việt Nam 4,2 triệu lượt
khách, giảm 14% so với tháng 8/2022 nhưng tăng 19,603% so với tháng 9/2021
và tăng 3% so với tháng 9/2019.
- Bamboo Airways thực hiện 33.583 chuyến bay, trong đó có 31.957 chuyến
đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ là 95,2%, giảm 1,7 điểm so với cùng kỳ; 1.626
chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 4,8%, tăng 1,7 điểm so với cùng kỳ; 26 chuyến
bay bị hủy chiếm tỷ lệ 0,1%, giảm 0,22 điểm so với cùng kỳ
Page of
- Vietnam Airlines thực hiện 78.202 chuyến bay, trong đó 65.696 chuyến đúng
giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ là 84,0%, giảm 10,6 điểm so với cùng kỳ; 12.506
chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 16,0%, tăng 10,6 điểm so với cùng kỳ; 644
chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ 0,8%, giảm 3,21 điểm so với cùng kỳ.
- Vietjet Air thực hiện 76.513 chuyến bay, trong đó có 64.865 chuyến đúng giờ,
chiếm tỷ lệ đúng giờ là 84,8%, giảm 8,1 điểm so với cùng kỳ; 11.648 chuyến bị
chậm giờ chiếm tỷ lệ 15,2%, tăng 8,1 điểm so với cùng kỳ; 162 chuyến bay bị
hủy chiếm tỷ lệ 0,211%, giảm 0,57 điểm so với cùng kỳ.

Khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu:

- Xăng dầu tăng giá khiến chi phí vận chuyển hành khách tăng lên, tạo sức ép cho
các hãng lữ hành.
- Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, người dân cắt giảm chi tiêu. Nhu cầu du
lịch của người dân giảm
- Lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao, gây khó khăn về chi phí của các doanh
nghiệp du lịch lữ hành. Giá nhiên liệu biến động, giá vé máy bay nội địa đắt đỏ.
- Giá vé máy bay chiếm đến 60% chi phí tour. Làm giảm sút nhu cầu tour du lịch
trong cũng như ngoài nước.
- Đề xuất tăng trần giá vé máy bay chặng nội địa từ tháng 11 nhằm bù đắp chi phí
do biến động tỷ giá và nhiên liệu. Điển hình là Vietnam Airlines (VNA) đang
đề xuất tăng giá trần lên 1,5 lần. Tính trung bình cả vé thường và vé giá rẻ, giá
vé máy bay nội địa sẽ tăng 15% so với hiện tại. Điều này gây áp lực lớn cho các
doanh nghiệp lữ hành.

3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu

Qua phát hiện các vấn đề từ thực tế kinh doanh của Công ty CP Hàng không
Tre Việt (Bamboo Airways), em xin đề xuất 3 hướng đề tài cần nghiên cứu như sau:

- Hướng đề tài 1: Hoàn thiện quy trình xử lý đơn khiếu nại của khách hang tại
Công ty CP Hàng không Tre Việt.
- Hướng đề tài 2: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về các dịch vụ tại Công
ty CP Hàng không Tre Việt
- Hướng đề tài 3: Hoàn thiện tổ chức đãi ngộ nhân lực tại Công ty CP Hàng
không Tre Việt.

Page of

You might also like