You are on page 1of 29

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ANHK DÀNH CHO PHI CÔNG

1. Thiết bị đảm bảo An ninh hàng không bao gồm:


a. Tàu bay, máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện chất nổ, vũ khí, vật phẩm nguy hiểm.
b. Phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành, đối phó với hành vi
CTBHP, mũ, áo giáp, các thiết bị và công cụ phục vụ xử lý bom, mìn, vật phẩm nguy
hiểm. (T)
c. Tất cả các phương án đều đúng.

2. Đảm bảo an ninh hàng không là trách nhiệm và nghĩa vụ của ai?
a. Mọi người, trong đó có cán bộ, nhân viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. (T)
b. Lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia.
c. Quân đội, công an và nhân viên an ninh hàng không.

3. Vietnam Airlines tuân thủ và đáp ứng yêu cầu, quy định an ninh hàng không của các cơ
quan quản lý hàng không nào?
a. Công an, quân đội, Cục hàng không Việt Nam, cảng vụ hàng không, TCTHKVN.
b. Lực lượng an ninh hàng không tại các sân bay, bộ Công an, bộ Quốc phòng, bộ Ngoại
giao.
c. Tất cả các phương án. (T)

4. Phạm vi áp dụng của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam?
a. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động HKDD tại Việt Nam.
b. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động HKDD ở nước ngoài nếu pháp luật của nước
ngoài không có quy định khác.
c. Cả hai phương án đều sai.
d. Cả hai phương án đều đúng. (T)

5. Người chỉ huy tàu bay có thẩm quyền của nhà chức trách tại thời điểm nào?
a. Hành khách đầu tiên bắt đầu lên máy bay.
b. Cửa cuối cùng được đóng để cất cánh cho đến khi tàu bay hạ cánh.
c. Tất cả cửa ngoài đóng sau khi xếp tải cho đến khi cửa đầu tiên được mở phục vụ dỡ tải.
(T)
d. Ngay sau khi tàu bay cất cánh cho đến khi hạ cánh.

6. Khi có hành khách gây rối trên chuyến bay, nhằm duy trì trật tự chuyến bay, người chỉ huy
tàu bay có quyền:
a. Yêu cầu và cho phép các thành viên khác trong tổ bay thực hiện các biện pháp ngăn
chặn, cưỡng chế. (T)
b. Cho phép và yêu cầu các hành khách thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế.
c. Tất cả các phương án đều đúng.

7. Tàu bay đang khai thác được tính trong khoảng thời gian nào?
a. Từ thời điểm nhận khách cho đến khi trả khách.
1
b. Từ khi bắt đầu công việc cho một chuyến bay đến 24 giờ sau khi hạ cánh bao gồm toàn
bộ thời gian đang bay. (T)
c. Từ khi bắt đầu công việc cho một chuyến bay đến 24 giờ sau khi hạ cánh không bao
gồm toàn bộ thời gian đang bay.

8. Tuần tra, canh gác, kiểm tra, giám sát an ninh tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay, khu
vực công cộng của cảng hàng không, sân bay; duy trì trật tự chung tại cảng hàng không,
sân bay; tổ chức bảo vệ hiện trường trong trường hợp cần thiết là nhiệm vụ của ai?
a. Lực lượng PCKB tại sân bay, cảng hàng không.
b. Lực lượng công an sân bay, cảng hàng không.
c. Lực lượng an ninh hàng không tại sân bay, cảng hàng không. (T)

9. Tất cả người, phương tiện, đồ vật, vật phẩm khi vào khu vực hạn chế của cảng hàng không,
sân bay bắt buộc phải qua kiểm tra an ninh.
a. Đúng
b. Sai (T)

10. Việc tổ chức quay phim, chụp ảnh trong khu vực hạn chế không thuộc phạm vi bí mật nhà
nước phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản.
a. Đúng (T)
b. Sai

11. Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức, đối chiếu tổng số khách đã được cấp thẻ lên tàu bay
với tổng số hành khách thực có trên tàu bay?
a. Tổ tiếp viên.
b. Tiếp viên trưởng.
c. Người chỉ huy tàu bay. (T)
d. Trợ lý khai thác hoặc nhân viên giám sát.

12. Việc lên tàu bay của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để trấn áp, cưỡng chế, áp giải
đối tượng vi phạm được thực hiện theo yêu cầu của ai?
a. Đại diện hãng hàng không.
b. Tiếp viên trưởng.
c. Người chỉ huy tàu bay. (T)
d. Tất cả các phương án đều đúng.

13. Khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp trên tàu bay, việc lên tàu bay của lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không để trấn áp, khống chế đối tượng vi phạm, được thực hiện theo yêu
cầu của ai?
a. Đại diện hãng hàng không.
b. Người chỉ huy tàu bay.
c. Tiếp viên trưởng của chuyến bay.
d. Không có phương án nào đúng. (T)

2
14. Sắp xếp theo trình tự đúng quy trình xử lý vi phạm an ninh hàng không:

(1) Bảo vệ hiện trường, hiện vật nếu cần thiết.


(2) Ngăn chặn hành vi vi phạm.
(3) Tạm giữ đối tượng vi phạm.
(4) Kiểm tra, lục soát, thu giữ tang vật, chứng cứ.
(5) Lập hồ sơ ban đầu (Biên bản vi phạm, biên bản bàn giao vụ việc).

a. (2) (3) (4) (1) (5)


b. (4) (3) (2) (1) (5)
c. (2) (3) (1) (4) (5) (T)
d. (3) (2) (1) (4) (5)
e. (1) (2) (3) (4) (5)

15. Hành vi vi phạm an ninh hàng không nhưng chưa đến mức là hành vi CTBHP được gọi là
gì?
a. Vụ việc vi phạm an ninh hàng không. (T)
b. Hành vi CTBHP.
c. Tất cả các phương án đều đúng.
d. Tất cả các phương án đều sai.

16. Sau khi tàu bay đã đóng cửa, ai chịu trách nhiệm tổ chức xử lý sự cố, vụ việc vi phạm an
ninh hàng không?
a. Tổ tiếp viên làm nhiệm vụ.
b. Tiếp viên trưởng.
c. Người chỉ huy tàu bay. (T)
d. Tất cả các phương án đều đúng.

17. Ai có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp an ninh tăng cường trên toàn bộ một cảng
hàng không, sân bay.
a. Tiểu ban chỉ đạo PCKB TCT.
b. Công an địa phương nơi có sân bay.
c. Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy cảng hàng không, sân bay. (T)
d. Bộ đội biên phòng tại sân bay, cảng hàng không.

18. Sau khi đã kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay, nhân viên mặt đất có được phép vào
tàu bay không?
a. Không được phép vào tàu bay.
b. Được phép vào tàu bay khi đeo thẻ ngành.
c. Khi có sự đồng ý của tổ bay. (T)
d. Khi có xác nhận của đại diện hãng.

19. Trách nhiệm của tổ bay khi có nhân viên mặt đất vào tàu bay sau khi đã kiểm tra an ninh
hàng không?
a. Không cần phải làm gì vì họ là người trong ngành.
3
b. Triển khai chuẩn bị hoặc phục vụ bình thường.
c. Giám sát nhân viên mặt đất cho đến khi họ rời khỏi tàu. (T)
d. Tất cả các phương án đều đúng.

20. Những người có thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay được phép tiếp cận tàu
bay.
a. Đúng.
b. Sai. (T)

21. Tất cả thành viên tổ bay (PC – TV – Kỹ thuật) khi đeo thẻ ngành đầy đủ được phép lên tàu
bay của hãng.
a. Đúng
b. Sai (T)

22. Cán bộ, nhân viên mặt đất của TCT khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của
TCT được phép tiếp cận và lên tàu bay.
a. Đúng (T)
b. Sai

23. Đối tượng nào sau đây không được phép lên tàu bay?
a. Nhân viên cung ứng, giao nhận suất ăn.
b. Nhân viên tài liệu.
c. Nhân viên xăng dầu. (T)
d. Nhân viên phục vụ hành khách.
e. Tất cả được phép lên tàu.

24. Những người được phép tiếp cận và lên tàu bay mà không cần phải qua kiểm tra, giám sát
an ninh:
a. Nhân viên an ninh hàng không.
b. Nhân viên hải quan.
c. Công an cửa khẩu.
d. Tất cả các phương án đều sai. (T)
e. Tất cả các phương án đều đúng.

25. Tổ lái được phép lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian tàu bay đang bay ngay
tại khoang hành khách?
a. Đúng
b. Sai (T)

26. Những ai được phép vào buồng lái mà không cần sự đồng ý của người chỉ huy tàu bay?
a. Thành viên tổ bay thực hiện nhiệm vụ chuyến bay.
b. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay của chuyến bay.
c. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

27. Ai được phép vào buồng lái mà không cần sự đồng ý của người chỉ huy tàu bay?
4
a. Nhân viên điều hành bay của Vietnam Airlines thực hiện bay làm quen trên chuyến
bay. (T)
b. Thanh tra bay của cục hàng không thực hiện nhiệm vụ trên chuyến bay.
c. Tất cả các phương án đều đúng.
d. Tất cả các phương án đều sai.

28. Ai được phép vào buồng lái phải được người chỉ huy tàu bay cho phép?
a. Thanh tra bay cục hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trên chuyến bay, giám
sát viên an ninh nội bộ và đánh giá viên nội bộ của VNA thực hiện nhiệm vụ trên
chuyến bay.
b. Khách mời của VNA để giới thiệu tàu bay hoặc bay trình diễn được sự đồng ý của
tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản.
c. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

29. Chuyến bay có bốn (4) thành viên tổ lái, một (1) thành viên tổ lái được phép rời khỏi buồng
lái bất cứ khi nào?
a. Đúng
b. Sai (T)

30. Đối với chuyến bay phải đổi hành trình đến những sân bay mà Vietnam Airlines không
khai thác do bất kì nguyên nhân nào ai chịu trách nhiệm tổ chức bảo vệ tàu bay?
a. Nhà chức trách sân bay.
b. Lực lượng kiểm soát an ninh của sân bay.
c. Người chỉ huy tàu bay. (T)
d. Tổ tiếp viên làm nhiệm vụ của chuyến bay đó.

31. Điểm dán niêm phong an ninh phía trong các cửa phục vụ hành khách cao tối đa so với sàn
tàu bay là bao nhiêu?
a. Không quá 1m (T)
b. 1m
c. Bất kì chỗ nào miễn tiếp giáp giữa thân tàu và cửa.

32. Mỗi vị trí cần niêm phong phải dán bao nhiêu niêm phong?
a. 1 (T)
b. 2
c. Tất cả các vị trí 1 một niêm phong trừ cửa L1 phải 2 niêm phong.

33. Sau khi niêm phong tàu bay, tất cả xe thang, ống lồng, các loại phương tiện phục vụ mặt
đất phải được di chuyển ra xa tàu bay tối thiểu là bao nhiêu mét?
a. 4
b. 5 (T)
c. 6

34. Trường hợp không có nhân viên kĩ thuật, ai có trách nhiệm phải niêm phong tàu bay?
a. Người chỉ huy tàu bay. (T)
5
b. Lái phụ của chuyến bay.
c. Tổ bay của chuyến bay.
d. Tổ tiếp viên của chuyến bay.

35. Ai chịu trách nhiệm giám sát việc niêm phong tàu bay được thực hiện đúng quy định?
a. Lực lượng an ninh hàng không.
b. Tổ lái.
c. Trợ lí khai thác tại sân bay. (T)
d. Bộ phận kĩ thuật.

36. Những người có trách nhiệm kiểm tra an ninh tàu bay bao gồm?
a. Nhân viên kỹ thuật
b. Tổ bay
c. Nhân viên kiểm soát an ninh có nhân viên kỹ thuật đi theo hướng dẫn
d. Tất cả các phương án đều đúng (T)

37. Khi nào phải kiểm tra ANHK?


a. Trước khi tiếp nhận hành lý ký gửi, hàng hóa và hành khách lên tàu bay.
b. Sau khi hành khách, hành lý xách tay xuống hết khỏi tàu bay.
c. Khi có hành khách bỏ chuyến hoặc xuống khỏi tàu bay tại điểm quá cảnh, nối chuyến,
tạm dừng.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

38. Thời gian kiểm tra an ninh (trước và sau chuyến bay) là bao lâu?
a. Tối đa 5 phút.
b. Tối đa 10 phút.
c. Tối thiểu 5 phút. (T)
d. Tối thiểu 10 phút.

39. Đối với các tàu bay có bố trí buồng nghỉ ở khoang hành khách, ai chịu trách nhiệm kiểm
tra an ninh buồng nghỉ?
a. Tổ lái.
b. Tổ tiếp viên.
c. Tổ lái và tổ tiếp viên. (T)
d. Tổ tiếp viên kiểm tra buồng nghỉ tiếp viên, tiếp viên trưởng kiểm tra buồng nghỉ của
tổ lái.

40. Kiểm tra an ninh bên trong tàu bay được áp dụng khi nào?
a. Khi hành khách đã xuống hết.
b. Trước khi nhận khách và sau khi nhân viên mặt đất kết thúc nhiệm vụ và rời khỏi tàu
bay.
c. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

41. Kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay, khi phát hiện vật nghi vấn người kiểm tra phải
làm gì?
6
a. Kiểm tra cụ thể nó là gì.
b. Báo cáo ngay cho nhà chức trách.
c. Nhớ các đặc điểm, đánh dấu và tiếp tục kiểm tra hết khu vực trách nhiệm. (T)
d. Dừng kiểm tra, bảo vệ vật nghi vấn và báo ngay cho người chỉ huy tàu bay.

42. Thành phần kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay bao gồm:
a. Tổ lái.
b. Tổ tiếp viên.
c. Nhân viên kỹ thuật.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

43. Nguyên tắc kiểm tra an ninh tàu bay là?


a. Kiểm tra từ trên xuống, từ trong ra ngoài; kiểm tra chéo theo danh mục và đánh dấu
để không bỏ sót bất kì vị trí nào.
b. Kiểm tra từ trên xuống, từ trong ra ngoài; kiểm tra theo danh mục, tránh tình trạng
trùng lặp, nhanh mà không bỏ sót. (T)
c. Tất cả các phương án đều đúng.
44. Khi thực hiện KTAN có hành khách trên tàu bay, phát hiện vật vô chủ, vật nghi vấn tổ bay
phải làm gì?
a. Báo cáo ngay cho đại diện hãng.
b. Báo cáo ngay cho nhân viên an ninh hàng không.
c. Báo cáo ngay cho nhà chức trách sân bay. (T)
d. Báo cáo ngay cho phó tổng giám đốc phụ trách khai thác.

45. Khi nào phải tiến hành lục soát an ninh tàu bay?
a. Nhà chức trách hàng không tiến hành đặt vật thử nghiệm. (T)
b. Có thông tin tàu bay nào chuyên chở vật phẩm nguy hiểm.
c. Tất cả các phương án đều đúng.

46. Khi nào phải tiến hành lục soát bổ sung an ninh tàu bay?
a. Nhà chức trách hàng không tiến hành đặt vật thử nghiệm.
b. Có thông tin tàu bay có vật phẩm nguy hiểm mà chưa phát hiện hoặc xác định trong
quá trình kiểm tra, soi chiếu trước chuyến bay.
c. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

47. Trường hợp tàu bay bị đe dọa khi đang ở mặt đất, ai có trách nhiệm tổ chức việc lục soát
an ninh?
a. Người chỉ huy tàu bay.
b. Tổ tiếp viên làm nhiệm vụ của chuyến bay.
c. Nhà chức trách sân bay, cảng hàng không. (T)
d. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

48. Lục soát an ninh tàu bay, theo quy định của Vietnam Airlines phải lục soát các khu vực
nào?
a. Buồng lái, khoang hành khách, buồng vệ sinh, khu vực bếp.
7
b. Những vị trí hành khách có thể tiếp xúc.
c. Buồng lái, khoang hành khách, buồng vệ sinh, khu vực bếp và buồng hàng.
d. Toàn bộ trong và ngoài tàu bay. (T)

49. Ai chịu trách nhiệm tổ chức, lục soát an ninh tàu bay đang bay?
a. Tiếp viên trưởng.
b. Toàn bộ tổ bay.
c. Người chỉ huy tàu bay. (T)
d. Chuyên gia chất nổ thông qua ATC.
e. Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách an ninh.

50. Khi nào người chỉ huy tàu bay ra lệnh lục soát an ninh tàu bay đang bay.
a. Ngay khi phát hiện vật nghi vấn.
b. Theo lệnh của ATC.
c. Khi đã giảm độ cao cân bằng áp suất. (T)
d. Khi có chuyên gia chất nổ.

51. Khi nào người chỉ huy tàu bay ra lệnh truy tìm vật nghi vấn khi tàu bay đang bay?
a. Khi không có đủ thời gian.
b. Ngay khi nhận được thông tin đe dọa.
c. Khi đã giảm độ cao cân bằng áp suất. (T)
d. Khi phát hiện vật nghi vấn và thời gian đáp xuống sân bay gần nhất nhiều hơn 30 phút.

52. Đối với chuyến bay bị đe dọa bom, nhiệm vụ của tổ bay sau khi hạ cánh là gì?
a. Cho khách vào nhà ga và tiến hành lục soát an ninh.
b. Sơ tán hành khách và cả tổ bay ngay lập tức. (T)
c. Chờ nhà chức trách đến tiếp nhận chuyến bay.
d. Chờ hướng dẫn của lực lượng an ninh hàng không.

53. Một chuyến bay của Vietnam Airlines được xác định là mục tiêu bị đe dọa bom khi đánh
giá có ít nhất một trong những thông tin nào?
a. Họ tên khách là VIP, CIP.
b. Họ tên khách là người nổi tiếng.
c. Họ tên người lái, tiếp viên cụ thể của thành viên tổ bay. (T)

54. Một chuyến bay của Vietnam Airlines được xác định là mục tiêu bị đe dọa đặt bom khi
đánh giá có ít nhất một trong những thông tin nào?
a. Những thông tin xác định tàu bay.
b. Thông tin bãi đỗ tàu bay.
c. Thông tin về thời gian, sân bay dự định khởi hành/hạ cánh.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

55. Khi nhận được thông tin đe dọa đặt bom bằng điện thoại người nhận không được phép làm
việc gì?
a. Ghi chép đầy đủ thông tin nhận được.
8
b. Thực hiện chiến thuật kéo dài cuộc đàm thoại để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt.
c. Chia sẻ thông tin ngay đến các đồng nghiệp để cảnh báo về nguy cơ có thể xảy ra. (T)
d. Báo cáo ngay cho cán bộ phụ trách hoặc lãnh đạo đơn vị.

56. Theo tài liệu hướng dẫn an ninh hàng không của IATA ấn bản thứ 5 có bao nhiêu mức độ
đe dọa trong gây rối?
a. 2
b. 3
c. 4 (T)
d. 5

57. Sau khi tiếp viên cảnh báo hành khách gây rối trong khi bay mà hành vi gây rối tiếp tục leo
thang thì tổ bay phải làm gì?
a. Cơ trưởng phát thanh cảnh báo khách.
b. Tiếp viên không phục vụ đồ uống có cồn, dao nĩa bằng kim loại.
c. Tiếp kêu gọi sự giúp đỡ từ hành khách
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

58. Vị trí ngồi của hành khách gây rối sau khi bắt là vị trí nào?
a. Ghế cuối của khoang khách, gần nhà vệ sinh và sát lối đi.
b. Ghế cuối của khoang khách gần cửa sổ. (T)
c. Ghế nào cũng được vì hành khách gây rối đã bị trói và có người giám sát.

59. Sau khi bắt khách gây rối, tổ bay quản lý khách gây rối như thế nào?
a. Trói tay, chuyển chỗ khách gây rối ra ghế cuối khoang khách.
b. Dừng phục vụ đồ có cồn, dao nĩa inox.
c. Cử tiếp viên hoặc hành khách tự nguyện ngồi cạnh giám sát.
d. Tất cả các phương án trên. (T)

60. Sau khi bắt trói hành khách gây rối, tổ bay quản lí khách gây rối như thế nào?
a. Không được mở trói cho khách sử dụng phòng vệ sinh.
b. Không phục vụ thức ăn cho hành khách gấy rối.
c. Tùy theo chỉ đạo của người chỉ huy tàu bay.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

61. Khi có hành khách gây rối trong khi bay, tiếp viên và hành khách phải thực hiện mệnh lệnh
của người chỉ huy tàu bay nhằm ngăn chặn hành vi gây rối.
a. Đúng.
b. Sai. (T)

62. Khi có hành khách gây rối, tiếp viên có triển khai mật khẩu để tổ lái khóa trái cửa buồng
lái không?
a. Có. (T)
b. Không.

9
63. Ai có quyền từ chối khách gây rối?
a. Tiếp viên trưởng.
b. Cơ trưởng.
c. Trợ lý khai thác.
d. Cơ trưởng và Trợ lý khai thác. (T)
e. Tất cả các phương án đều đúng.

64. Những đối tượng nào là hành khách tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không?
a. Người bị tâm thần.
b. Người bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước.
c. Người bị dẫn độ, bị can, phạm nhân.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

65. Đối với chuyến bay không có đối tượng cảnh vệ, Vietnam Airlines được phép vận chuyển
tối đa bao nhiêu can phạm, người bị dẫn độ?
a. Tối đa 3.
b. Tối đa 4.
c. Tối đa 5. (T)
d. Không được chuyên chở.

66. Chuyến bay có đối tượng cảnh vệ, Vietnam Airlines có thể vận chuyển được bao nhiêu
khách bị từ chối?
a. 3.
b. 4.
c. 5.
d. Không được phép vận chuyển. (T)

67. Bằng cách nào để nhận biết là hành vi cướp tàu bay?
a. Tổ chức, cá nhân đe dọa hoặc sử dụng vũ lực nhằm chiếm giữ, hoặc kiểm soát tàu bay.
(T)
b. Là hành vi của người sử dụng vũ lực đối với tổ bay trên tàu bay.
c. Là hành vi của người sử dụng vũ lực tấn công hành khách, tổ bay trên tàu bay.
d. Tất cả các phương án đều đúng.

68. Bằng cách nào để nhận biết là hành vi bắt giữ con tin?
a. Là hành vi của người có hành động bắt giữ, giam cầm và đe dọa giết hoặc tiếp tục giam
giữ người khác.
b. Là hành động bắt giữ, giam người khác làm con tin và đe dọa giết, làm bị thương hoặc
tiếp tục giam, giữ người đó nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc
tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để
thả con tin. (T)
c. Tất cả các phương án đều đúng.
d. Tất cả các phương án đều sai.

10
69. Khẩu lệnh để thông báo mật khẩu an ninh cho tổ lái khóa trái cửa trong trường hợp tàu bị
không tặc là gì?
a. Cơ trưởng “Không tặc.” hoặc Captain “Hijack”.
b. Captain I must come to the cockpit immediately.
c. This is … (password). Please open the door.
d. This is … (password). Please unlock the door. (T)

70. Khi nào tổ bay được chống trả đến cùng đối tượng cướp tàu bay?
a. Khi xác định được không tặc cướp tàu bay để làm phương tiện khủng bố. (T)
b. Khi không tặc giết một số con tin.
c. Ngay khi không tặc cướp tàu bay.
d. Tất cả các phương án đều đúng.

71. Việc “ra – vào” buồng lái được quy định bởi ai?
a. Người chỉ huy tàu bay và tiếp viên trưởng.
b. Nhà chức trách hàng không.
c. Hãng hàng không. (T)
d. Tất cả các phương án đều đúng.

72. Thời điểm đang nhận khách lên tàu mà có hành khách gây rối thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính thuộc về ai?
a. Tiếp viên trưởng.
b. Cơ trưởng.
c. Nhà chức trách. (T)
d. Đại diện hãng.

73. Ai chịu trách nhiệm xử lý vật nghi vấn trên tàu bay đang bay?
a. Tổ tiếp viên.
b. Nhà chức trách thông qua ATC.
c. Người chỉ huy tàu bay. (T)
d. Hãng hàng không thông qua ATC.

74. Kiểm tra an ninh, lục soát an ninh được quy định bởi ai?
a. ICAO.
b. IATA.
c. Nhà chức trách hàng không. (T)
d. Hãng hàng không.

75. Hành vi nào không phải hành vi can thiệp bất hợp pháp?
a. Cướp tàu bay.
b. Đe dọa bom chuyến bay.
c. Tấn công nhân viên phi hành đoàn. (T)
d. Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay trái pháp luật.

76. Những ai được phép mang súng theo người lên tàu bay?
11
a. Chiến sĩ cảnh vệ có nhiệm vụ bảo vệ yếu nhân.
b. Khách thuộc lực lượng quân đội, công an có nhiệm vụ đi công tác.
c. Những người được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. (T)
d. Người áp giải bị can, can phạm.

77. Khi khách đã lên tàu bay mà nhân viên điều độ khai thác của hãng có chỉ định thay đổi
thành viên tổ bay thì chuyến bay có bắt buộc phải tái kiểm tra an ninh hay không?
a. Có. (T)
b. Không.
c. Tùy theo quyết định của PIC.
d. Theo yêu cầu của đại diện hãng.

78. Đơn vị nào cấp thẻ nhận dạng tổ bay cho phi hành đoàn của Vietnam Airlines?
a. Ban AT - CL.
b. Phòng an ninh. (T)
c. Cục hàng không Việt Nam.
d. Nhà chức trách sân bay.

79. Cơ quan tham mưu, kiểm tra, giám sát ANHK của VNA bao gồm:
a. Phòng An ninh, TT an ninh thông tin thuộc Ban Công nghệ thông tin, Tiểu ban chỉ đạo
phòng chống khủng bố của VNA. (T)
b. Tiểu ban chỉ đạo PCKB của VNA; Phòng an ninh; Ban CNTT; bộ phận tham mưu;
Kiểm tra giám sát an ninh của Đoàn bay, Đoàn Tiếp viên.
c. Phòng AN, OCC và các trung tâm NOC, DOC, TOC.
d. Tất cả các phương án đều đúng.

80. Ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp, chuyên trách về ANHK của VNA (post holder)?
a. Trưởng phòng An ninh. (T)
b. Trưởng Tiểu ban PCKB TCT.
c. TGĐ.
d. Chủ tịch HĐQT.

81. Ai chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro, đe dọa về ANHK của VNA?
a. Cục Hàng không Việt Nam.
b. Trưởng đại diện tại quốc gia đang khai thác.
c. Ủy ban PCKB TCT.
d. Phòng An ninh TCT. (T)

82. Công ước nào quy định quyền tài phán của quốc gia đăng ký tàu bay và các quốc gia khác
có liên quan đến tội phạm và các hành vi vi phạm khác (chưa đến mức phạm tội) trên tàu
bay?
a. Chicago 1944.
b. Tokyo 1963. (T)
c. La Haye 1970.
d. Montreal 1971.
12
83. Công ước nào cho phép thành viên khác trong tổ bay và hành khách được phép áp dụng
những biện pháp ngăn chặn tội phạm mà không cần sự cho phép của phi công nhằm duy
trì trật tự an toàn cho tàu bay.
a. Chicago 1944.
b. Tokyo 1963. (T)
c. La Haye 1970.
d. Montreal 1971.

84. Công ước nào cho phép ngăn chặn tội phạm trên tàu bay của chuyến bay, kể cả chuyến bay
công vụ.
a. Tokyo 1963.
b. Montreal 1971.
c. LaHaye 1970.
d. Không có công ước nào. (T)

85. Các mối đe dọa đối với ANHK là gì?


a. Tội khủng bố.
b. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền.
c. Tội chiếm đoạt tàu bay.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

86. Hành vi nào không phải là hành vi can thiệp bất hợp pháp.
a. Chiếm đoạt tàu bay.
b. Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không sân bay.
c. Đưa vật phẩm nguy hiểm đúng pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không sân bay. (T)
d. Tất cả các phương án đều đúng.

87. Ai chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện những quy định về an ninh HK tại cảng HK-
SB?
a. Nhà chức trách cảng hàng không sân bay.
b. Lực lượng an ninh tại cảng hàng không sân bay.
c. Lực lượng công an tại cảng hàng không, sân bay.
d. Đại diện TCT tại cảng hàng không sân bay. (T)

88. Ai chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát người và phương tiện tiếp cận lên tàu bay?
a. Lực lượng ANHK tại cảng HK-SB.
b. Đại diện hãng HK tại cảng HK-SB. (T)
c. Cả 2 phương án đều đúng.

89. Người có giấy phép tham quan tàu bay được phép vào buồng lái khi nào?
a. Bất cứ lúc nào nếu có thẻ và giấy phép tham quan.
b. Khi có mặt thành viên tổ lái và được người chỉ huy tàu bay cho phép.
c. Khi có mặt thợ máy, được tổ trưởng tổ thợ máy cho phép và tàu bay không có tổ lái.

13
d. Được người chỉ huy tàu bay cho phép hoặc được tổ trưởng tổ thợ máy cho phép nếu tàu
bay không có tổ lái. (T)

90. Trong mọi trường hợp, người vào buồng lái phải đeo thẻ nhận dạng còn hiệu lực của TCT
hoặc thẻ ngành do cục HK Việt Nam cấp?
a. Đúng
b. Sai (T)

91. Khái niệm về sự cố ANHK?


a. Là vụ việc ANHK.
b. Là các hành vi can thiệp bất hợp pháp.
c. Cả 2 phương án đều đúng. (T)

92. Các sự cố nào phải được tiến hành điều tra?


a. Các đe dọa hoặc hành vi can thiệp bất hợp pháp.
b. Không thực hiện công tác kiểm soát ANHK.
c. Các sự cố vi phạm quy định, quy trình ANHK của VNA.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

93. Ai chịu trách nhiệm tổ chức xử lý sự cố, vụ việc ANHK trên tàu bay đang bay?
a. Tổ tiếp viên.
b. Tiếp viên trưởng.
c. Người chỉ huy tàu bay. (T)
d. Tất cả các thành viên tổ bay.

94. Ai chịu trách nhiệm đảm bảo các phương tiện, trang thiết bị và nhân viên phục vụ chuyến
bay phải có thẻ hoặc giấy phép kiểm soát an ninh khi làm việc tại cảng hàng không sân
bay?
a. Lực lượng ANHK tại cảng HK-SB.
b. Trợ lý khai thác tại cảng HK-SB. (T)
c. Thủ trưởng các đơn vị đang hoạt động tại cảng hàng không sân bay.

95. Ai chịu trách nhiệm giám sát an ninh tàu bay đang khai thác?
a. Lực lượng ANHK tại cảng HK sân bay. (T)
b. Nhà chức trách cảng HK-SB.
c. Trợ lý khai thác tại cảng hàng không sân bay.

96. Nhân viên an ninh trên không hoạt động bí mật có được phép tham gia xử lý sự cố, vụ việc
vi phạm ANHK hay không?
a. Có
b. Không (T)

97. Đối tượng nào sau đây không được phép vào khoang hành khách trong mọi trường hợp?
a. Nhân viên tài liệu chất xếp.
b. Nhân viên điều phối.
14
c. Nhân viên chất xếp hàng hóa. (T)
d. Nhân viên phục vụ hành khách.

98. Khi nhận được thông tin đe dọa bom trợ lý khai thác không được báo cho ai trong những
đối tượng sau?
a. PIC
b. Nhà chức trách sân bay.
c. Công an địa phương nơi có cảng HK sân bay. (T)
d. Trưởng phòng AN TCT.
e. Tất cả các phương án đều đúng.

99. Cửa buồng lái phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
a. Chống được vũ khí hạng nhẹ và mảnh lựu đạn.
b. Bắt buộc phải có thiết bị để tố lái giám sát toàn bộ khu vực bên ngoài cửa buồng lái.
c. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

100.Việc khóa và mở cửa buồng lái phải được thực hiện từ vị trí của người lái?
a. Đúng (T)
b. Sai.

101.Tổ lái thống nhất ám tín hiệu liên lạc trong trường hợp có nghi nghờ hoặc có dấu hiệu uy
hiếp an ninh, an toàn trong khoang khách với ai?
a. Toàn bộ tổ TV.
b. Tiếp viên trưởng. (T)
c. Tiếp viên C.
d. Nhân viên an ninh đi theo chuyến bay.

102.Trước khi tàu bay khởi hành ai chịu trách nhiệm kiểm tra trang thiết bị an ninh có trên tàu
như: dây trói an ninh, danh mục lục soát tàu bay khi có đe dọa bom…?
a. Tổ lái và tiếp viên.
b. Người chỉ huy tàu bay. (T)
c. Tiếp viên trưởng.

103.Sau khi đóng cửa tàu bay trách nhiệm đảm bảo ANHK là của ai?
a. Người chỉ huy tàu bay. (T)
b. Tiếp viên trưởng.
c. Tổ tiếp viên.
d. Nhân viên an ninh.

104.Danh mục kiểm tra an ninh, lục soát an ninh được để ở đâu trên tàu bay?
a. Tại các ghế của tiếp viên.
b. Tại buồng lái. (T)
c. Tại ngăn hành lý đầu tiên bên tay trái của máy bay.
d. Tại thùng đựng vật phẩm an ninh.

15
105.Các vị trí có nguy cơ bị cài đặt vật phẩm nguy hiểm?
a. Khoang khách.
b. Bếp.
c. Buồng càng.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

106.Khi nào tổ bay phải kiểm tra ninh thông thường tàu bay?
a. Trước và sau chuyến bay. (T)
b. Khi có khách bỏ chuyến sau khi khách lên tàu bay.
c. Theo yêu cầu của đại diện.
d. Theo yêu cầu của nhà chức trách hàng không.

107.Ai chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh bên ngoài tàu bay?
a. Phi công.
b. Tiếp viên.
c. Kỹ thuật.
d. Phi công và nhân viên kỹ thuật. (T)

108.Ai chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh bên trong tàu bay?
a. Tổ lái.
b. Tổ tiếp viên.
c. Nhân viên kỹ thuật.
d. Tổ bay. (T)

109.Khi phát hiện vật nghi vấn tại thời điểm kiểm tra an ninh trước chuyến bay người kiểm tra
phải làm gì?
a. Không di chuyển, không sờ vào, dừng kiểm tra và báo cáo cho người chỉ huy tàu bay.
b. Không đổ nước hoặc đặt các đồ vật khác lên trên vật nghi vấn, không sờ vào hay cố
gắng di chuyển vật nghi vấn. (T)
c. Không tạo ra âm thanh, rung, nhiệt, chấn động xung quanh vật nghi vấn, nhớ các đặc
điểm và đánh dấu vật nghi vấn, điện thoại báo người chỉ huy tàu bay ngay khi phát
hiện.
d. Tất cả các phương án đều đúng.

110.Khi nhận được thông tin đe dọa bom trên tàu bay đang bay tổ lái phải làm gì?
a. Sử dụng ngay mẫu đánh giá đe dọa bom của tổ lái, liên hệ chặt chẽ với cơ quan kiểm
soát không lưu. (T)
b. Tổ lái chờ quyết định của tiểu ban phòng chống khủng bố TCT để có quyết định thích
hợp.
c. Lập tức tuân thủ phương thức bay và quy trình xử lý bom trong tài liệu hướng dẫn khai
thác (FCOM) hoặc sổ tay tra cứu nhanh (QRH).

111.Nhận được thông tin đe dọa bom khi tàu bay ở mặt đất tổ lái phải làm gì?
a. PIC cho tất cả hành khách và tổ bay rời khỏi tàu bay cùng với hành lý xách tay.
b. PIC cho tất cả hành khách và tổ bay thoát hiểm không mang theo hành lý xách tay.
16
c. Trường hợp tàu bay đang kéo hoặc lăn, tổ bay phải tuân theo huấn lệnh của kiểm soát
không lưu vào khu vực quy định và tắt toàn bộ động cơ.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

112.Ai chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến tàu bay, hành khách khi tàu bay bị
đe dọa bom tại mặt đất?
a. Người chỉ huy tàu bay.
b. Nhà chức trách sân bay.
c. Lực lượng ANHK.
d. Trợ lý khai thác tại cảng hàng không sân bay. (T)

113.Khi tàu bay bị đe dọa bom tại mặt đất ai chịu trách nhiệm thông báo cho khách biết tàu bay
đã đảm bảo an toàn và các đe dọa đã được ngăn chặn trước khi khách lên tàu bay để khởi
hành?
a. Trợ lý khai thác tại cảng hàng không sân bay. (T)
b. PIC.
c. Nhà chức trách sân bay.
d. Nhân viên phục vụ hành khách tại cửa ra máy bay trong nhà ga.

114.Tiêu chuẩn và nội dung đánh giá đe dọa như: số hiệu tàu bay, tên của phi công, tiếp viên;
giờ khởi hành, điểm đi và đến…là những tiêu chuẩn chi tiết phải được bảo mật.
a. Đúng. (T)
b. Sai.

115.Trọng tâm của nguyên tắc xử lý đe dọa bom tàu bay tại sân bay là gì?
a. Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, tàu bay, sân bay.
b. Sơ tán hành khách khỏi tàu bay. (T)
c. Người chỉ huy tàu bay ra các mệnh lệnh ngắn gọn, kịp thời, thể hiện đúng thẩm quyền,
kịp thời xử lý các hành vi cản trở hoặc không thực hiện mệnh lệnh.

116.Khi có hành khách vi phạm kỷ luật trong tình huống tàu bay bị đe dọa bom trong khi bay,
tổ bay phải làm gì?
a. Tập trung xử lý đe dọa bom.
b. Nhờ hành khách xử lý và quản lý khách vi phạm kỷ luật.
c. Ưu tiên tuyệt đối phương thức xử lý đe dọa bom, trường hợp vi phạm kỷ luật xử lý
theo quy trình gây rối có hiệu quả. (T)

117.Ưu tiên hàng đầu của tổ lái khi tàu bay bị đe dọa bom trong khi bay là gì?
a. Giảm độ cao để cân bằng áp suất, triển khai quy trình truy tìm bom.
b. Hạ cánh khẩn cấp không truy tìm bom trong khi bay. (T)
c. Họp giữa tổ lái và tiếp viên trưởng phát thanh thông báo tình huống cho hành khách
để trấn an.

118.Khi nào cơ trưởng ra lệnh di chuyển vật nghi vấn?


a. Ngay khi tìm thấy vật nghi vấn.
17
b. Ngay khi hạ thấp độ cao và cân bằng áp suất.
c. Sau khi cân bằng áp suất và biết chính xác thời gian bom nổ trước khi hạ cánh. (T)
d. Ngay khi nhận được sự hỗ trợ của chuyên gia chất nổ từ ATC.

119.Trong trường hợp tàu bay bị không tặc dưới mặt đất và không tặc trên buồng lái, không
cho phép tổ bay liên lạc ra bên ngoài, tổ bay phải làm những gì để báo cho các bộ phận bên
ngoài?
a. Thả “full” cánh tà.
b. Di chuyển cánh đuôi đứng.
c. Bật tắt đèn chớp báo hiệu (beacon lights).
d. Nháy liên tục đèn cấthạ cánh (landing lights).
e. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

120.Khi nào tổ lái chuyển mode A code 7500 sang mode A code 7700?
a. Chuyển theo yêu cầu của không tặc.
b. Trong quá trình tàu bay bị không tặc, tàu bay bị hư hỏng cần đến sự hỗ trợ toàn diện
từ mặt đất. (T)
c. Đã khống chế được không tặc tại các nguồn lực tại chỗ nên không cần mặt đất chuẩn
bị phương án đối phó không tặc.

121.Trường hợp nào được hiểu là “more confirm hijack need emergency help”.
a. 7500
b. 7600
c. 7700
d. Chuyển từ 7500 sang 7700 (T)

122.Những thông tin mà trợ lý khai thác cần phải chuẩn bị để cung cấp cho nhà chức trách sân
bay khi tàu bay bị không tặc là gì?
a. Danh sách tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa trên tàu bay; nơi khởi hành, hành
trình bay, nơi đến và giới hạn an toàn của tàu bay đang bay. (T)
b. Số hiệu chuyến bay, loại tàu bay, nội dung diễn biến sự việc, vị trí của tàu bay, danh
sách các kẻ cướp tàu bay.
c. Cả 2 phương án trên đều đúng.

123.Tại Việt Nam có bao nhiêu cấp độ an ninh?


a. 2
b. 3 (T)
c. 4
d. 5

124.Danh mục vật phẩm nguy hiểm và vũ khí cấm mang theo lên tàu bay do ai ban hành?
a. Bộ trưởng bộ GTVT.
b. Cục trưởng cục HKVN. (T)
c. Người đứng đầu lực lượng ANHK.
d. TGĐ hãng hàng không.
18
125.Những thủ đoạn che, cất giấu vật phẩm nguy hiểm là gì?
a. Cất giấu vào giữa hành lý, đáy vali hoặc đồ dùng cá nhân.
b. Buộc vào đầu, tay, chân rồi băng bó như người bị thương.
c. Móc nối, mua chuộc hoặc de dọa khống chế nhân viên hàng không mang hộ để đưa lên
tàu bay.
d. Tất cả các phương án đều đúng. (T)

126.Hãy chỉ rõ thành phần của thiết bị gây nổ?


a. Nguồn điện như pin, nhiệt, cơ học hoặc phản ứng hóa học.
b. Đồng hồ hẹn giờ, bộ phận kích hoạt và các chất gây nổi như TNT, C4 hoặc chất lỏng.
c. Vỏ bọc ngụy trang, thiết bị gây sát thương như đinh, ốc, gương…
d. Tất cả phương án đều đúng. (T)

127.Khái niệm sự cố an ninh là gì?


a. Là vụ việc vi phạm an ninh.
b. Là các vụ việc vi phạm ANHK và hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng
không dân dụng. (T)
c. Là các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra trên tàu bay hoặc tại cảng HK,
sân bay.

128.Khái niệm khẩn nguy an ninh?


a. Là các sự cố ANHK xảy ra một cách bất ngờ gây tổn hại đến tài sản, tính mạng của
hành khách, tổ bay, nhân viên, tàu bay. (T)
b. Là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng diễn ra trên tàu bay hoặc cảng HK-SB và
có thể tiếp tục kéo dài hoặc tái diễn.
c. Là vụ việc xảy ra và có liên quan đến an ninh quốc gia.

19
BỔ SUNG 2021
1. Khi kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay tại sân bay có nhân viên kỹ thuật,
người lái chịu trách nhiêm kiểm tra những gì sau đây?
a. Biên bản niêm phong an ninh tàu bay khi không khai thác (nếu có); buồng lái
của tàu bay và khu nghỉ của tổ lái.
b. Bên ngoài tàu bay; các hộc, lỗ, càng, buồng càng, buồng hàng, động cơ của
tàu bay; hộp an ninh trên tàu bay; tình trạng niêm phong tàu bay (nếu có).
c. Biên bản niêm phong an ninh tàu bay khi không khai thác (nếu có); buồng lái
của tàu bay, khu nghỉ của tổ lái và hộp an ninh trên tàu bay.

2. Khi kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay tại sân bay không có nhân viên kỹ
thuật, người lái chịu trách nhiêm kiểm tra những gì sau đây?
a. Bên ngoài tàu bay; các hộc, lỗ, càng, buồng càng, động cơ của tàu bay; tình
trạng niêm phong tàu bay và biên bản niêm phong an ninh tàu bay khi không
khai thác (nếu có); buồng lái của tàu bay, khu nghỉ của tổ lái và hộp an ninh.
b. Bên ngoài tàu bay; các hộc, lỗ, càng, buồng càng, động cơ của tàu bay; tình
trạng niêm phong tàu bay và biên bản niêm phong an ninh tàu bay khi không
khai thác (nếu có); buồng lái của tàu bay và khu nghỉ của tổ lái.
c. Bên ngoài tàu bay; các hộc, lỗ, càng, buồng càng, động cơ của tàu bay; tình
trạng niêm phong tàu bay và biên bản niêm phong an ninh tàu bay khi không
khai thác (nếu có); buồng lái của tàu bay, khu nghỉ của tổ lái và buồng hàng
của tàu bay.

3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay, những người
nào phải ký vào Danh mục kiểm tra an ninh tàu bay?
a. Người chỉ huy tàu bay, tiếp viên trưởng, nhân viên an ninh canh gác tàu bay.
b. Người chỉ huy tàu bay, tiếp viên trưởng, nhân viên giám sát của chuyến bay.
c. Người chỉ huy tàu bay, tiếp viên trưởng, nhân viên kỹ thuật hoặc đại diện
của VNA.
4. Danh mục kiểm tra an ninh tàu bay được lập thành mấy bản sau khi hoàn thành
kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay?
a. 2
b. 3
c. 4

5. Khi tiến hành kiểm tra an ninh tàu bay sau chuyến bay trong điều kiện an ninh
bình thường, người chỉ huy tàu bay xử lý vật vô chủ như thế nào?
a. Yêu cầu tổ tiếp viên bàn giao hành lý của hành khách để lại trên tàu bay cho 20
trợ lý khai thác của VNA tại sân bay.
b. Yêu cầu tổ tiếp viên kiểm tra hành lý của hành khách để lại trên tàu bay sau đó
bàn giao cho trợ lý khai thác của VNA.
c. Yêu cầu tổ tiếp viên kiểm tra hành lý của hành khách để lại trên tàu bay sau đó
bàn giao cho lực lượng an ninh sân bay.

6. Khi tiến hành kiểm tra an ninh tàu bay sau chuyến bay trong điều kiện an ninh có
đe dọa đối với tàu bay hoặc sân bay, người chỉ huy tàu bay xử lý vật vô chủ như
thế nào?
a. Quyết định xử lý vật nghi vấn theo phương thức đe dọa bom tại sân bay.
b. Quyết định lập tổ tiếp viên gồm 3 người để kiểm tra vật nghi vấn.
c. Báo cáo cho lực lượng Phòng chống khủng bố của VNA.

7. Khi lục soát an ninh tàu bay đang bay bị đe doạ người chỉ huy tàu bay có thể cho
phép tiếp viên lựa chọn hành khách là công an, quân đội tham gia lục soát cùng
tổ bay, đúng hay sai ?
a. Đúng
b. Sai

8. Nguồn thông tin nhận được về đe dọa bom tàu bay nhưng chưa xác định được
chính xác tàu bay hoặc chuyến bay cụ thể là loại thông tin đe dọa bom nào sau
đây ?
a. Đe dọa bom chung.
b. Đe dọa bom không chi tiết.
c. Đe dọa bom chi tiết.

9. Nguồn thông tin nhận được về đe dọa đánh bom trên tàu bay và xác định được
tàu bay và chuyến bay cụ thể là loại thông tin đe dọa bom nào sau đây ?
a. Đe dọa bom chung.
b. Đe dọa bom không chi tiết.
c. Đe dọa bom chi tiết.

10. Nguồn thông tin được cung cấp từ các cơ quan hữu quan thuộc Chính phủ, Nhà
chức trách sân bay, các hãng hàng không hoặc từ những nguồn thông tin khác mà
chưa thể xác định mục tiêu bị đe dọa là loại thông tin đe dọa bom nào sau đây?
a. Đe dọa bom chung.
b. Đe dọa bom không chi tiết.
c. Đe dọa bom chi tiết.

21
11. Mọi thông tin đe doạ đối với tàu bay trong khi bay cần được ưu tiên chuyển
ngay cho những cơ quan nào sau đây?
a. Phòng An ninh hàng không, Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng
công ty, Đoàn trưởng Đoàn bay và người chỉ huy tàu bay đang bị đe dọa.
b. Trực ban trưởng- Trung tâm Điều hành khai thác, Phòng An ninh hàng
không, Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng công ty và người chỉ
huy tàu bay đang bị đe dọa.
c. Trực ban trưởng- Trung tâm Điều hành khai thác, Phòng An ninh hàng
không, Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng công ty và Tổng giám
đốc TCT HKVN.

12. Người nhận được thông tin đe dọa bằng điện thoại phải thực hiện ngay việc gì
sau đây?
a. Báo động bí mật tới cán bộ phụ trách hoặc lãnh đạo đơn vị cùng theo dõi
cuộc đàm thoại (nếu có thể).
b. Báo động bí mật tới các đồng nghiệp cùng theo dõi cuộc đàm thoại (nếu có
thể).
c. Tất cả các đáp án đều đúng.

13. Nhận được thông tin đe dọa bom khi tàu bay đang bay người chỉ huy tàu bay có
thể làm gì?
a. Căn cứ tình hình thực tế trên tàu bay, bằng đánh giá của mình hoặc có thể
chờ quyết định đánh giá đe doạ của Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
Tổng công ty để quyết định những hành động thích hợp.
b. Trong mọi trường hợp phải chờ quyết định đánh giá đe doạ của Tiểu ban chỉ
đạo phòng, chống khủng bố Tổng công ty.
c. Trong mọi trường hợp phải chờ quyết định đánh giá đe doạ của Phòng An
ninh và Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng công ty.

14. Đâu là vị trí đặt vật nổ theo thiết kế của nhà chế tạo tàu bay để khi nổ thì vật nổ
giảm thiểu phá vỡ kết cấu thân tàu bay của máy bay?
a. Right rear cabin door.
b. Right aft cabin door.
c. Right forward service door.

15. Khi xử lý vật nghi vấn trong trường hợp tàu bay bị đe dọa trong khi bay, tổ bay
phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hành khách với nơi đặt vật nghi vấn là
bao xa?
a. 2 hàng ghế
b. 3 hàng ghế. 22
c. 4 hàng ghế
16. Ai chịu trách nhiệm hướng dẫn phương thức khẩn nguy và xử lý đối với tàu bay
bị đe dọa bom tại mặt đất?
a. Phòng An ninh.
b. Nhà chức trách cảng hàng không, sân bay.
c. Tất cả các đáp án đều đúng.

17. Ai có thẩm quyền quyết định cho phép tàu bay vào khai thác đối với tàu bay bị
đe dọa bom sau khi đã hoàn tất cuộc kiểm tra tổng thể và được kết luận là tàu
bay đã an toàn?
a. Trưởng Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cơ sở của Tổng công ty
HKVN.
b. Trưởng Ban An toàn- Chất lượng hoặc Trưởng phòng An ninh.
c. Cơ trưởng chuyến bay bị đe dọa bom hoặc tổng giám đốc VNA.

18. Người chỉ huy tàu bay ra lệnh cho tiếp viên bắt hành khách gây rối trong trường
hợp nào?
a. Hành khách gây rối ở cấp độ 2 trở lên.
b. Hành khách gây rối ở cấp độ 3 trở lên.
c. Hành khách gây rối từ cấp độ 4 trở lên.

19. Trường hợp hành khách gây rối đã lên tàu bay và tàu bay đang ở mặt đất Người
chỉ huy tàu bay có thẩm quyền gì sau đây?
a. Quyết định tạm dừng chuyến bay nếu thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an
toàn, an ninh cho chuyến bay.
b. Quyết định từ chối vận chuyển hành khách gây rối trong trường hợp không
thực hiện được các biện pháp an ninh để đảm bảo an ninh cho chuyến bay.
c. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

20. Ai có thẩm quyền quyết định từ chối chuyên chở trong trường hợp có cơ sở xác
thực để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự có chứa vật phẩm nguy hiểm
không được phép vận chuyển trên tàu bay theo quy định?
a. Trợ lý khai thác của VNA tại sân bay.
b. Nhân viên kiểm soát an ninh của CHK-SB.
c. Tất cả các phương án đều đúng.

23
21. Hành khách tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh là những hành khách nào sau đây?
a. Khách bị trục xuất, khách là tội phạm, khách bị từ chối nhập cảnh.
b. Khách bị tâm thần, khách bị trục xuất, khách là tội phạm.
c. Khách bị tâm thần, khách bị trục xuất, khách là tội phạm, khách bị từ chối
nhập cảnh.
22. Quốc gia nào là cơ quan có thẩm quyền thích hợp khi tàu bay đang bay trên vùng
trời quốc tế?
a. Quốc gia đăng ký tàu bay.
b. Liên hiệp quốc (ICAO).
c. Quốc gia PIC mang quốc tịch.

23. Quốc gia nào là cơ quan có thẩm quyền thích hợp khi tàu bay đang bay trên
vùng trời thuộc chủ quyền của một quốc gia?
a. Quốc gia sở hữu tàu bay.
b. Quốc gia PIC mang quốc tịch.
c. Quốc gia nơi tàu bay đang bay.

24. Khu vực cách ly là khu vực nào?


a. Là khu vực hạn chế.
b. Là khu vực từ điểm kiểm ra an ninh hàng không đến cửa tàu bay.
c. Tất cả các phương án đều đúng.

25. Kiểm tra an ninh hàng không để:


a. Nhận biết, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi
phạm an ninh hàng không.
b. Phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động
hàng không dân dụng.
c. Bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt
đất.

26. Kiểm tra an ninh hàng không tàu bay là:


a. Việc kiểm tra bên trong và bên ngoài tàu bay theo danh mục nhằm phát hiện
vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
b. Việc sử dung riêng lẻ hoặc kết hợp biện pháp soi chiếu, kiểm tra trực quan
và các biện pháp khác nhằm phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
c. Tất cả các phương án đều đúng.
24
27. Các hành vi vi phạm an ninh hàng không trên tàu bay đang bay được quy định ở
đâu?
a. Công ước về các hành vi tội phạm và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay
đang bay (TOKYO).
b. Luật Hàng không Việt Nam.
c. Chương trình an ninh hàng không quốc gia.

28. Hành vi can thiệp bất hợp pháp có bao nhiêu mức độ?
a. 2
b. 3
c. 4

29. Ai chịu trách nhiệm việc đảm bảo những yêu cầu và quy định an ninh của VNA,
CHK-SB đối với tàu bay hành khách phải được tuân thủ?
a. Người chỉ huy tàu bay.
b. Nhân viên giám sát chuyến bay.
c. Trợ lý khai thác tại sân bay.

30. Ai chịu trách nhiệm quản lý và giám sát khách tham quan tàu bay trên tàu bay?
a. Tổ bay.
b. Nhân viên kỹ thuật.
c. Trợ lý khai thác tại sân bay.

31. (1) Phân công tiếp viên bảo vệ cửa buồng lái, ngăn chặn hành khách tiếp cận cửa
buồng lái (2) Thông báo tổ lái theo ám tín hiệu đã thống nhất (3) Tăng cường
giám sát, kiểm soát toàn bộ khoang khách. Đây là quy trình:
a. Tàu bay đã bị không tặc hoặc có hành khách gây rối.
b. Khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định an ninh trong khoang
khách.
c. Quy trình an ninh thông thường của chuyến bay.

25
CÂU HỎI KHÔNG ĐƯỢC SAI

1. Đảm bảo an ninh hàng không là trách nhiệm và nghĩa vụ của ai ?


a. Của mọi người, trong đó có cán bộ, nhân viên của Tổng công ty hàng không
Việt Nam
b. Nghĩa vụ của lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia.
c. Trách nhiệm của quân đội, công an và nhân viên an ninh hàng không.
2. Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức, đối chiếu tổng số khách đã được cấp thẻ
lên tàu bay với tổng số hành khách thực có trên tàu bay?
a. Tổ tiếp viên.
b. Tiếp viên trưởng.
c. Người chỉ huy tàu bay
d. Trợ lý khai thác hoặc nhân viên giám sát.
3. Sau khi tàu bay đã đóng cửa, ai chịu trách nhiệm tổ chức xử lý sự cố, vụ việc vi
phạm an ninh hàng không?
a. Tổ tiếp viên làm nhiệm vụ.
b. Tiếp viên trưởng.
c. Người chỉ huy tàu bay

d. Tất cả các phương án đều đúng.


4. Sau khi đã kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay nhân viên mặt đất có được
phép vào tàu bay không?
a. Không được phép vào tàu bay.
b. Được phép vô tàu bay khi đeo thẻ ngành.
c. Khi có sự đồng ý của tổ bay

d. Khi có xác nhận của đại diện hãng.


5. Đối tượng nào sau đây không được phép lên tàu bay?
a. Nhân viên cung ứng, giao nhận suất ăn.
b. Nhân viên tài liệu.
c. Nhân viên xăng dầu
d. Nhân viên phục vụ hành khách.
e. Tất cả được phép lên tàu.
26
6. Tổ lái được phép lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian tàu bay đang
bay ngay tại khoang hành khách?
a. Đúng
b. Sai
7. Những người có trách nhiệm kiểm tra an ninh tàu bay bao gồm?
a. Nhân viên kỹ thuật
b. Tổ bay
c. Nhân viên kiểm soát an ninh có nhân viên kỹ thuật đi theo hướng dẫn
d. Tất cả các phương án đều đúng

8. Khi nào phải kiểm tra ANHK?


a. Trước khi tiếp nhận hành lý ký gửi hàng hóa và đồ phục vụ lên tàu bay.
b. Sau khi hành khách, hành lý xách tay xuống hết khỏi tàu bay.
c. Khi có hành khách bỏ chuyến hoặc xuống khỏi tàu bay tại điểm quá cảnh,
nối chuyến, tạm dừng.
d. Tất cả các phương án đều đúng.
9. Kiểm tra an ninh bên trong tàu bay được áp dụng khi nào?
a. Khi hành khách đã xuống hết.
b. Trước khi nhận khách và sau khi nhân viên mặt đất kết thúc nhiệm vụ và rời
khỏi tàu bay.
c. Tất cả các phương án đều đúng.
10. Thành phần kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay bao gồm:
a. Tổ lái
b. Tổ tiếp viên
c. Nhân viên kỹ thuật
d. Tất cả các đáp án.

11. Theo tài liệu hướng dẫn an ninh hàng không của IATA ấn bản thứ 5, có bao
nhiêu mức độ đe dọa trong gây rối?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5.
12. Vị trí ngồi của hành khách gây rối sau khi bắt là vị trí nào?
a. Ghế cuối của khoang khách, gần nhà vệ sinh và sát lối đi.
b. Ghế cuối của khoang khách gần cửa sổ. 27

c. Ghế nào cũng được vì hành khách gây rối đã bị trói và có người giám sát.
13. Khẩu lệnh để thông báo mật khẩu an ninh cho tổ lái khóa trái cửa trong trường
hợp tàu bị không tặc là gì?
a. Cơ trưởng “Không tặc.” hoặc Captain “Hijack”.
b. Captain I must come to the cockpit immediately.
c. This is … (password). Please open the door.
d. This is … (password). Please unlock the door.
14. Nhân viên an ninh trên không hoạt động bí mật có được phép tham gia xử lý sự
cố, vụ việc vi phạm ANHK hay không?
a. Có
b. Không
15. Cửa buồng lái phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
a. Chống được vũ khí hạng nhẹ và mảnh lựu đạn.
b. Bắt buộc phải có thiết bị để tố lái giám sát toàn bộ khu vực bên ngoài cửa
buồng lái.
c. Tất cả các phương án đều đúng.

16. Việc khóa và mở cửa buồng lái phải được thực hiện từ vị trí của người lái?
a. Đúng
b. Sai.
17. Ai chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh bên ngoài tàu bay?
a. Phi công.
b. Tiếp viên.
c. Kỹ thuật.
d. Phi công và nhân viên kỹ thuật
18. Ai chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh bên trong tàu bay?
a. Tổ lái.
b. Tổ tiếp viên.
c. Nhân viên kỹ thuật.
d. Tổ bay
19. Tiêu chuẩn và nội dung đánh giá đe dọa như: số hiệu tàu bay, tên của phi công,
tiếp viên; giờ khởi hành, điểm đi và đến…là những tiêu chuẩn chi tiết phải được
bảo mật.
a. Đúng.
b. Sai.
20. Khi nào cơ trưởng ra lệnh di chuyển vật nghi vấn? 28
a. Ngay khi tìm thấy vật nghi vấn.
b. Ngay khi hạ thấp độ cao và cân bằng áp suất.

Sau khi cân bằng áp suất và biết chính xác thời gian bom nổ trước khi hạ
c.
cánh.
d. Ngay khi nhận được sự hỗ trợ của chuyên gia chất nổ từ ATC.
21. Tại Việt Nam có bao nhiêu cấp độ an ninh?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5

29

You might also like