You are on page 1of 10

ĐỀ THI GIỮA KỲ

HỌC KỲ 2A NĂM HỌC 2022 -2023


MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thi giữa kỳ môn Luật Thương mại Quốc tế được thực hiện với nội dung cụ
thể như sau:
I. THỜI GIAN:
Diễn ra trong buổi học thứ 13 và buổi học thứ 14
II. HÌNH THỨC:
Thuyết trình với thời gian trình bày tối đa 20 phút và tối thiểu 10 phút.
III. CÁCH THỨC:
Sinh viên chọn nhóm thuyết trình với số lượng thành viên tối thiểu 1 và tối đa
là 5. Đảm bảo các thành viên đóng góp mức độ tương tự như nhau vào bài thuyết
trình
Sản phẩm nộp Giáo viên:
- Slide thuyết trình (pdf)
- Transcript hoặc video clip lồng tiếng (nếu có thể)
- Bảng phân công công việc cụ thể
IV. CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH:
Các nhóm sẽ thuyết trình 1 trong các chủ đề dưới đây. Để đảm bảo tính công
bằng, giảng viên sẽ cho các nhóm bốc thăm vào buổi học tới
I. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
CHỦ ĐỀ 1:
Quốc gia A (thành viên WTO) nằm ở khu vực Nam Mỹ và hiện phải đối đầu
với vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do muỗi gây ra. Quốc gia này cho rằng
các lốp xe phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường và cũng tạo thành nguồn trữ
nước mưa là môi trường cho muỗi sinh sản. Do đó, A ban hành lệnh cấm nhập khẩu
lốp xe tái chế. Cùng lúc đó, nước này cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu lốp xe cũ
vì mục đích tái chế cũng cùng lý do trên là để tránh tạo ra thêm lốp xe tái chếcó vòng
đời sử dụng ngắn. Tuy nhiên, lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế vấp phải sự phản
đối của các quốc gia trong nhóm MECOSUR và sau đó, quốc gia A dỡ bỏ lệnh cấm
nhập khẩu này đối với các quốc gia trong nhóm MECOSUR trong khi vẫn duy trì
lệnh cấm này với các quốc gia khác.
Điều này gây ra sự không đồng tình trong các đối tác thương mại của quốc gia
A. Về lệnh cấm thứ (2), chính các nhà sảnxuất trong nước kiện chính phủ quốc gia A
đã vi phạm hiến pháp và kết quả là, quốcgia A dỡ bỏ lệnh cấm thứ (2).
1. Việc quốc gia A hạn chế nhập khẩu lốp xe tái chế có đi ngược lại các cam kết
về tự do hóa thương mại của WTO hay không?
2. Việc A hạn chế nhập khẩu đối với các quốc gia khác mà vẫn cho phép nhập
khẩu lốp xe tái chế từ các thành viên trong nhóm MECOSUR có phù hợp với quy
định của WTO không?
3. Việc quốc gia A vẫn cho phép nhập khẩu lốp xe cũ để dùng làm nguyên liệu
sản xuất lốp xe tái chế ở thị trường trong nước trong khi không cho phép nhập khẩu
lốp xe tái chế có tạo ra một sự phân biệt đối xử (theo quy định tại phần mở đầu của
Điều XX Hiệp định GATT) với các quốc gia sản xuất và kinh doanh lốp xe tái chế
với A không?
4. Nếu một trong các đối tác thương mại của quốc gia A (cũng là thành viên
WTO) cho rằng lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế (1) của A mang tính phân biệt
đối xử và gây thiệt hại cho mình, nước này có thể trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu
cà phê từ A không?
CHỦ ĐỀ 2:
B là một nước đang phát triển ở châu Á, đồng thời là thành viên của WTO. Kể
từ năm 1994 chính phủ B tiến hành phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe hơi
quốc gia. Chính phủ cam kết hỗ trợ và tạo những điều kiện thuật lợi nhất để tập đoàn
xe hơi quốc gia B-Motor Corporation, sản xuất ra chiếc xe hơi nội địa đầu tiên có
tên là “B Fast”.
Tháng 4/1995 B-Motor Corporation liên doanh với Vodkagen Motors (tập đoàn
xe hơi lớn của C, một nước thành viên khác của WTO) để nhập khẩu động cơ xe, và
các linh kiện khác của dòng xe “Paxon” nổi tiếng của Vodkagen Motors để sản xuất
xe B Fast. B-Motor Corporation sẽ tiếp thu công nghệ của Vodkagen Motors và dự
tính sẽ sản xuất độc lập B Fast trong vòng 10 năm.
Tháng 6/1995, B áp dụng chính sách phát triển công nghiệp xe hơi quốc gia với
các điểm chính như sau:
(1) Giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận và linh kiện xe hơi, tùy theo tỷ lệ
hàm lượng nội địa của xe hơi thành phẩm có sử dụng các bộ phận và linh kiện này;
(2) Giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận được sử dụng để sản xuất các linh
kiện và bộ phận của xe hơi, tùy theo tỷ lệ hàm lượng nội địa của linh kiện và bộ phận
hoàn chỉnh; và
(3) Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hơi có hàm lượng nội địa nhất định
(xe hơi có tỷ lệ linh kiện được sản xuất trong nước chiếm trên 30% được miễn thuế
này).
Được biết cho tới 12/1995, B mới chỉ cấp giấy phép sản xuất xe hơi cho liên
doanh Vodkagen Motors và B-Motor Corporation.
Các hãng sản xuất xe hơi của nước D, E, và F (đều là thành viên WTO) rất bất
bình về chính sách này của B, vì cho rằng nó gây khó khăn cho chiến lược phân phối
xe hơi xuất khẩu của họ tại B. Họ cho rằng chính sách này vi phạm các nghĩa vụ của
B tại WTO.
Chính phủ B cho rằng những đòi hỏi của các hãng xe hơi nước ngoài là bất hợp
lý vì trong lịch sử chính phủ nước họ cũng đã có những chính sách tương tự khi xây
dựng các ngành công nghiệp non trẻ của mình, đặc biệt là ngành xe hơi - một ngành
công nghiệp quan trọng của mỗi quốc gia. Bản thân B-Motor Corporation cũng có
cam kết một lộ trình để tự sản xuất xe B Fast.
Ngày 10/01/1996, D, E và F khởi kiện A tại WTO.
Anh/Chị hãy phân tích các vấn đề sau, nêu rõ cơ sở pháp lý:
1. Phân tích cơ sở pháp lý để D, E và F khởi kiện B tại WTO.
2. Tư vấn lập luận hiện nay của B có phù hợp không và nên có chiến lược, lập
luận thế nào trong vụ kiện này.
3. B có thể thực hiện những biện pháp nào để hỗ trợ nền công nghiệp xe hơi
phù hợp theo quy định của WTO.
CHỦ ĐỀ 3:
C áp dụng mức thuế hải quan 0% đối với rượu vang trắng nhập khẩu từ V (G)
và C (H), nhưng lại áp dụng mức thuế 10% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ D (I).
Điều này làm cho các nhà sản xuất và xuất khẩu rượu vang đỏ của I không hài lòng
vì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh các mặt hàng của họ so với G và H, đối thủ cạnh
tranh khốc liệt của họ trên thị trường C, điều đó dẫn đến sự sụt giảm thị phần và
doanh thu của họ trên thị trường C. Họ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
I có biện pháp bảo vệ quyền lợi cho họ. I đang cân nhắc khởi kiện C theo cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO. Biết C, G, H, I đều là thành viên của WTO.
1. Quốc gia I nhờ các Anh/Chị (các chuyên gia Luật thương mại quốc tế) tư
vấn cho họ. Anh/Chị hãy đánh giá cơ hội thành công trong vụ này.
2. Quốc gia C cho rằng mình có thỏa thuận thành lập khu vực thương mại tư
do với G và H nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theo đúng lộ trình thành
lập FTA. Được biết, trước khi gia nhập FTA với G và H, quốc gia C đã áp dụng mức
thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia I. Ngoài ra, quốc gia I
cũng phát hiện rằng FTA của quốc gia C, G, H chưa được đăng ký với WTO.
Anh/chị hãy đánh giá lập luận của quốc gia C và đưa ra phản biện của mình.
Điều kiện nào sẽ phải đáp ứng để FTA giữa quốc gia C, G, H được WTO công nhận
3. Giả sử G, H thành lập 1 liên minh thuế quan với biểu thuế quan chung cho
các nước ngoài khu vực (như: I, và C). Liên minh thuế quan của G, H áp dụng mức
thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nước ngoài khu vực là 20%. C
tham gia vào liên mình thuế quan này, nên cũng phải dành mức thuế nhập khẩu đối
với I là 20%.
Biết liên minh thuế quan này được WTO công nhận và mức thuế trước đây của
là 10%; trong trường hợp này I có thể khởi kiện C không?
CHỦ ĐỀ 4:
Vodke là một quốc gia chuyên sản xuất rượu Soke, đây là rượu thuốc truyền
thống của quốc gia này có nồng độ cồn vào khoảng 10-15 độ, rượu được nấu từ gạo
và được ngâm thêm một số loại thảo dược chỉ có tại Vodke.
Chives là 1 quốc gia nhập khẩu rượu vang lớn thứ hai tại thị trường Vodke. Một
thời gian sau khi gia nhập WTO, Vodke bắt đầu áp thuế nội địa lên các đồ uống chứa
cồn, và không chứa cồn. Theo đó, thuế VAT được áp dụng như sau:
2% đối với đồ uống không có cồn và đồ uống có chứa thành phần thảo dược
như metholscinamon
7% đối với các mặt hang đồ uống có cồn còn lại.
Đầu năm 2020, Chính phủ Vodke điều tra thấy rằng tỷ lệ bia rượu trong giới
trẻ ngày càng tang lên, điều này đe dọa đến thế hệ trẻ và tương lai đất nước, do đó
Vodke ban hành quy định không cho phép bán bia rượu trong hoặc gần các khu vực
trường học cũng như không cho phép bán bia rượu cho trẻ vị thành niên dưới 18
tuổi. Quy định này không được áp dụng đối với rượu thuốc Soke vì lý giải cho rằng
rượu này tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi tinh thần..
Sau khi tham khảo quy định pháp luật tại Vodke, Công ty Go Black đã yêu cầu
quốc gia của mình là Chives khởi kiện Vodle lên WTO do vi phạm quy định của tổ
chức này
1. Chives mong muốn không có sự phân biệt đối xử giữ rượu Soke và rượu
vang vì cho rằng chúng có cùng nồng độ cồn nên là những sản phẩm tương tự, vậy
Chives có thể khởi kiện Vodke vi phạm những quy định nào của WTO?, nêu cơ sở
pháp lý.
2. Vodke có thể căn cứ vào những quy định nào của WTO để bảo vệ những lập
luận của mình.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Hãy phân tích các vấn đề pháp lý (theo quy định của WTO, và pháp luật Việt Nam)
về biện pháp phòng vệ thương mại mà Chính phủ Việt Nam áp dụng trong vụ việc dưới đây.
Cụ thể hãy cho biết:
(i) Biện pháp phòng vệ thương mại nào được áp dụng
(ii) Cơ sở pháp lý cho Biện pháp phòng vệ thương mại
[Liệt kê các hiệp định, và các văn bản pháp luật liên quan]
(iii) Điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
(iv) Thủ tục điều tra để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
(v) Hình thức áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
(vi) Thời hạn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
(vii) Những trường hợp ngoại lệ cho các quốc gia đang phát triển và kém phát triển
CHỦ ĐỀ 5:
Tên vụ việc Chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản
phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan
Mã vụ việc AD13-AS01
Hàng hóa bị điều tra Một số sản phẩm đường mía
Nước khởi xướng điều tra Việt Nam
Nước bị khởi xướng điều tra Thái Lan

CHỦ ĐỀ 6:
Tên vụ việc Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với
một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng
hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a
Mã vụ việc AD10
Hàng hóa bị điều tra Một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester
Nước khởi xướng điều tra Việt Nam
Nước bị khởi xướng điều tra Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Cộng hòa Ấn Độ,Cộng
hòa In-đô-nê-xi-a,Ma-lai-xi-a

CHỦ ĐỀ 7:
Tên vụ việc Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phân
bón DAP
Mã vụ việc SG06
Hàng hóa bị điều tra Phân bón
Nước khởi xướng điều tra Việt Nam
Nước bị khởi xướng điều tra Toàn cầu
III. PHÂN TÍCH VỤ KIỆN THỰC TẾ

CHỦ ĐỀ 8
Hãy trình bày những vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp
trong khuôn khổ WTO theo quy định tại “Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều
chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU)”; thông qua vụ kiện dưới đây
[Những vấn đề pháp lý cần trình bày bao gồm:
1. Khung pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp của WTO
2. Phạm vi giải quyết tranh chấp
3. Chủ thể tham gia vào hoạt động giải quyết tranh chấp
4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
5. Cơ quan giải quyết tranh chấp
6. Thủ tục giải quyết tranh chấp]

Vụ kiện Hoa Kỳ - Biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm của
Việt Nam
Mã vụ kiện DS404
Nguyên đơn: Việt Nam
Bị đơn: Hoa Kỳ
Các bên thứ ba: Trung Quốc; Liên minh Châu Âu; Ấn Độ; Nhật Bản; Hàn Quốc,
Mexico; Thái Lan

You might also like