You are on page 1of 3

Họ và tên: Phan Thị Kim Liên

Lớp: 20CNATM02
BÀI TẬP CÁ NHÂN CHƯƠNG 1

1. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán
pháp và tiền lệ pháp.
📌 Sai. NNXHCN vẫn áp dụng hai hình thức là hình thức tập quán pháp
và tiền lệ pháp .Tuy nhiên ở NNXHCN Việt Nam thì 2 hình thức này
không đc thừa nhận.Về phía bên tập quán pháp thì nó chỉ là nguồn bổ
trợ, còn tiền lệ pháp thì là nguồn chính thức và hình thức pháp luật chủ
yếu của nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp luật
2. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con
người 
📌 Đúng. Trong những hoàn cảnh, điều kiện, tình huống nhất định thì
người dân trong xã hội phải thực hiện theo một cái khuôn mẫu cách thức
xử sự do nhà nước đặt ra. Ví dụ : Khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
phải đội mũ bảo hiểm
3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành
của Nhà nước. 
📌 Sai. Vì PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa
nhận. Ngoài việc ban hành, Nhà nước còn có thể thừa nhận những tập
quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành
văn. Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005: “Khi hợp đồng có điều
khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại
địa điểm giao kết hợp đồng”.
4. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ
biến của pháp luật. 
📌 Sai. Vì tính quy phạm phổ biến của PL thể hiện ở chỗ PL là suy tắc
xử sự chung, là khuôn mẫu chuẩn mực do nhà nước ban hành đối với
hành vi của một cá nhân hay tổ chức.
5. Pháp luật tư sản vừa là kiểu pháp luật vừa là hình thức pháp luật.
📌 Sai. Vì pháp luật tư sản là kiểu pháp luật thứ ba trong lịch sử xã hội
loài người, ra đời gắn liền với sự hình thành phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, cách mạng dân chủ tư sản và sự ra đời của nhà nước tư
sản. Còn hình thức pháp luật chỉ bao gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp,
văn bản quy phạm pháp luật, không bao gồm hình thức pháp luật tư sản.
6. Bản án của Tòa Hành chính không được xem xét để làm “Án lệ” ở
nước ta.
📌 Sai .Vì Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết
đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ cho Tòa án nhân dân tối cao để xem
xét, phát triển thành án lệ. 
Các Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán
quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ và gửi cho Tòa án nhân dân tối
cao để xem xét, phát triển thành án lệ.
7. Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ.
📌 Đúng. Vì án lệ ở Việt Nam chỉ được coi như một nguồn hỗ trợ các
văn bản pháp luật  mà không được coi là văn bản pháp luật vì án lệ
không đáp ứng các điều kiện của một văn bản pháp luật: chủ thể ban
hành, hình thức ban hành, trình tự thủ tục ban hành, được quy định cụ
thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
8. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên
thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình
thành trật tự của xã hội. 
📌 Sai. Bởi Pháp luật chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. NN và PL là
2 phạm trù luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt
không thể điều hòa dẫn tới hình thành NN, để duy trì sự tồn tại của NN
thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL, PL trở thành công cụ để duy trì
tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.

You might also like