You are on page 1of 7

Alginates

22.1 Giới thiệu

Là thành phần cấu trúc trong tảo nâu (Phaeophyceae) và là polysaccharide phân nhánh
trong vi khuẩn đất, alginate khá phong phú trong tự nhiên. Sản lượng công nghiệp
khoảng 30.000 tấn mỗi năm, có lẽ ít hơn 10% vật liệu tổng hợp sinh học hàng năm
trong các loài tảo bẹ đang tồn tại. Vì tảo lớn cũng có thể được trồng - như ở Trung
Quốc đại lục - và do việc sản xuất bằng quá trình lên men là khả thi về mặt kỹ thuật
(mặc dù hiện tại không khả thi về mặt kinh tế), nguồn sản xuất công nghiệp của
alginate có thể được coi là không giới hạn ngay cả đối với một ngành công nghiệp
đang phát triển ổn định.

Như đã đề cập, chức năng sinh học của alginate trong tảo nâu thường được cho là
thành phần hình thành cấu trúc. Chất nền gel alginate nội bào mang lại cho thực vật cả
độ bền cơ học và tính linh hoạt. Mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng được phản
ánh trong sự khác biệt về thành phần của alginate trong các loại tảo khác nhau hoặc
thậm chí giữa các mô khác nhau của cùng một cây (xem phần 22.3.2). Ở loài
Laminaria hyperborea, một loại tảo mọc ở những vùng ven biển lộ thiên, thân và rễ
có hàm lượng acid guluronic rất cao, tạo ra độ cứng cơ học cao (xem phần 22.6.1). Lá
của cùng một loại tảo trôi nổi trong dòng nước chảy có alginate đặc trưng bởi hàm
lượng G thấp hơn tạo ra kết cấu linh hoạt hơn.

Chức năng sinh học của alginate ở vi khuẩn chưa được hiểu đầy đủ. Người ta đã
chứng minh rằng việc sản xuất alginate là cần thiết cho sự hình thành u nang ở
Azotobacter vinelandii. U nang là các tế bào không hoạt động trao đổi chất, đặc trưng
bởi một số lớp vật liệu polysaccharide xung quanh tế bào. Lớp vỏ polysaccharide này
bảo vệ tế bào khỏi bị khô và căng thẳng cơ học. Dưới điều kiện thuận lợi, bao gồm cả
sự có mặt của nước, lớp vỏ polysaccharide sẽ phồng lên và các u nang nảy mầm, phân
chia và tái sinh thành các tế bào sinh dưỡng. Ý nghĩa cấu trúc của alginate trong việc
hình thành các vi nang bới A. vinelandii không giải thích được sự sản xuất dồi dào của
exopolymer bởi các tế bào sinh dưỡng dưới điều kiện không thuận lợi cho sự hình
thành nang, cũng không giải thích được vai trò của alginate trong Pseudomonades. Do
đó, thật hợp lý khi tin rằng alginate (cũng như các exo-polysaccharide vi sinh vật
khác) không có chức năng duy nhất cho chính tế bào sinh dưỡng, mà đúng hơn là
cung cấp cho các tế bào vô số cơ chế bảo vệ trong các điều kiện môi trường khác
nhau.

Các ứng dụng dược phẩm, thực phẩm và kĩ thuật (chẳng hạn như dán in trong ngành
dệt may) là các khu vực thị trường chính cho alginate. Ngoài ra alginate còn có tiềm
năng lớn trong các ứng dụng công nghệ sinh học. Kiến thức cơ bản thu được từ các
nghiên cứu sinh học đã làm cho alginate trở thành một trong những polysaccharide
tạo gel được hiểu rõ nhất và có đặc tính tốt nhất .

Chương này sẽ tập trung vào việc đưa ra một cái nhìn tổng quan về sự hiểu biết về
mối quan hệ cấu trúc – chức năng của alginate với phương pháp tạo gel hiện có và
tiềm năng cũng như cách kiểm soát những mối quan hệ này.

22.2 Sản xuất

Alginate được mô tả lần đầu bởi nhà hóa học người Anh E. C. C Stanford vào năm
1881 và tồn tại dưới dạng polysaccharide nhiều nhất trong tảo nâu, chiếm tới 40%
chất khô. Nó nằm trong chất nền nội bào dưới dạng gel chứa các ion Na, Ca, Mg, Sr,
Ba. Chính vì khả năng giữ nước và các đặc tính tạo gel, làm nhớt và ổn định của nó
nên alginate được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.

Một số vi khuẩn cũng sản xuất alginate ngoại bào và Azotobacter vinelandii đã được
đánh giá là nguồn cung cấp cho sản xuất công nghiệp. Nhưng hiện nay, tất cả các
alginate thương mại đều được chiết xuất từ nguồn tảo.

Việc chiết alginate từ nguyên liệu được minh họa dưới dạng sơ đồ ở hình 22.1. Do
alginate không hòa tan trong tảo với thành phần ion được xác định bởi trạng thái cân
bằng trao đổi ion với nước biển nên bước đầu tiên trong sản xuất alginate là trao đổi
ion với proton bằng cách chiết mô tảo đã nghiền bằng acid khoáng 0,1-0,2 M. Ở bước
thứ 2, acid alginic được đưa vào dung dịch bằng cách trung hòa với chất kiềm như
Na2CO3 hoặc NaOH để tạo thành Natri alginate hòa tan trong nước. Sau này các quy
trình tách phổ biến như rây, tuyển nổi, ly tâm, lọc để loại bỏ các algal particle, Natri
alginate hòa tan được kết tủa trực tiếp bằng cồn, CaCl hoặc bằng acid vô cơ, chuyển
thành dạng Natri nếu cần và cuối cùng được sấy khô và nghiền. Ngoài Na-alginate,
các alginate hòa tan khác cũng được sản xuất như muối Kali và Amoni. Dẫn xuất duy
nhất của alginate ngày nay có giá trị thương mại là propylene glycol alginate (PGA).
Sản phẩm này được xử lý bằng quá trình este hóa alginate với propylene oxide. PGA
được sử dụng trong bia và nước sốt salad do khả năng hào tan cao hơn ở độ pH thấp.

Sau sự phổ biến ngày càng tăng của alginate dưới dạng chất nền cố định, Pronova
Biomedical A/S hiện sản xuất thương mại các alginate siêu tinh khiết có khả năng
tương thích cao với các hệ thống sinh học của động vật có vú.

Hình 22.1 Sơ đồ cơ bản để tách alginate từ rong biển


22.3 Tính chất vật lý và hòa học

22.3.1 Thành phần và trình tự

Alginate là một họ copolyme mạch thẳng được tạo thành từ liên kết (1→ 4) của
β-D-mannuronic acid (M) và α-L-guluronic acid (G) có thành phần và trình tự rất
khác nhau (xem hình 22.2(a) và (b)). Thông tin đầu tiên về cấu trúc tuần tự của
alginate đến từ nghiên cứu của Haug et al. Bằng cách thủy phân và phân đoạn một
phần acid , họ có thể tách alginate thành ba phần có thành phần rất khác nhau. Hai
trong số này chứa các phân tử gần như đồng nhất của guluronic acid và mannuronic
acid, trong khi phần thứ ba bao gồm tỷ lệ gần như bằng nhau của cả hai monomer và
được chứng minh là có chứa một lượng lớn dư lượng dimer MG. Người ta kết luận
rằng alginate là một chất đồng trùng hợp khối bao gồm các vùng đồng nhất của M và
G, được gọi là khối M và G tương ứng, xen kẽ với các vùng có cấu trúc xen kẽ (khối
MG; xem hình 22.2 (c)).

Trong một loạt bài báo, người ta đã chỉ ra rằng sự phân bố của các monomer dọc theo
chuỗi polyme không thể được mô tả bằng thống kê Bernoullian. Do đó, kiến thức về
thành phần đơn phân là không đủ để xác định cấu trúc tuần tự của alginate. Bằng cách
mô phỏng quá trình khử polyme ngẫu nhiên và so sánh sự phân bố oligome với dữ
liệu thực nghiệm, kết quả chỉ ra rằng mô hình Markov bậc hai dường như là cần thiết
để mô tả chung về trình tự monome trong alginate.

Thông tin chi tiết hơn về cấu trúc đã có sau khi áp dụng phương pháp quang phổ 1H
NMR và 13C NMR có độ phân giải cao trong phân tích tuần tự alginate. Những kỹ
thuật này đã giúp xác định được tần số đơn nguyên FM và FG, bốn tần số (diad) lân cận
gần nhất FGG , FMG , FGM , FMM , và tám tần số lân cận (triad) gần nhất tiếp theo.
Hình 22.2 Đặc điểm cấu trúc của alginate: (a) monome alginate, (b) cấu trúc chuỗi, (c)
phân bố khối

Kiến thức về các tần số này cho phép tính toán độ dài khối G trung bình lơn hơn 1:
N G >1=(F G −F MGM )/ F GGM . Giá trị này đã được chứng minh là có mối tương quan tốt với
đặc tính tạo gel (xem phần 22.6.1). Điều quan trọng là phải nhận ra rằng trong chuỗi
alginate, cả thành phần lẫn trình tự của mỗi chuỗi đều không giống nhau. Kết quả này
dẫn đến sự phân bố thành phần có bề ngang nhất định.

22.3.2 Sự phụ thuộc vào nguồn gốc

Alginate thương mại được sản xuất chủ yếu từ Laminaria hyperborea, Macrocystis
pyrifera, Laminaria digitata, Ascophyllum nodosum, Laminaria japonica, Eclonia
maxima, Lessonia nigrescens, Durvillea antarctica và Sargassum spp. Bảng 22.1 đưa
ra một số thông số tuần tự (được xác định bằng quang phổ NMR) đối với các mẫu
alginate này. Tuy nhiên, thành phần và cấu trúc tuần tự có thể thay đổi tùy theo điều
kiện tăng trưởng và mùa vụ.
Nói chung, hàm lượng cao α −L−gluronic acid được tìm thấy trong alginate được điều
chế từ thân cây Laminaria hyperborea già. Alginate từ A. nodosum, L. japonica và
Macrocystis pyrifera được đặc trưng bởi hàm lượng khối G thấp và độ bền gel thấp
(xem phần 22.6.1). Thật thú vị khi thấy thiên nhiên có thể điều chỉnh alginate để mang
lại những sức mạnh khác nhau và sự linh hoạt cần thiết cho các loại thực vật và mô
khác nhau.

Alginate có thành phần đặc biệt hơn có thể được phân lập từ vi khuẩn, có thể chứa tới
100% mannuronate, cũng thường được acetyl hóa. Alginate có hàm lượng guluronics
acid rất cao có thể được điều chế từ các mô tảo đặc biệt như vỏ ngoài của thân cây già
L. hyperborea (xem bảng 22.1), bằng cách phân đoạn hóa học hoặc bằng cách biến
đổi enzyme trong ống ngjieemj bằng mannuronan C-5 epimerases từ A. vinelandii. Họ
enzyme này có thể biến đổi các đơn vị M thành các đơn vị G theo các kiểu khác nhau
từ gần như xen kẽ đến các khối G rất dài.

Bảng 22.1 Thành phần và một số thông số tuần tự của tảo alginate

Các epimerase từ A. vinelandii đã được nhân bản và biểu hiện và chúng đại diện cho
một công cụ mới mạnh mẽ để điều chế alginate. Một điều hiển nhiên là alginate
thương mại có ít tính không đồng nhất về mặt phân tử hơn về thành phần hóa học và
trình tự, có thể thu được bằng cách xử lý với một trong các epimerase C-5.
22.3.3 Trọng lượng phân tử

Alginate giống như polysaccharide nói chung, có tính đa phân tán về trọng lượng
phân tử. Ở khía cạnh này, chúng giống với các polyme tổng hợp hơn các polyme sinh
học khác như protein và nucleic acid. Điều này có thể xuất phát từ hai nguyên nhân
khác nhau: (a) polysaccharide không được mã hóa trong DNA của sinh vật nhưng
được tổng hợp bởi polymerase enzmye và (b) trong quá trình chiết xuất có sự khử
polyme. Do tính đa phân tán này, ‘trọng lượng phân tử’ của alginate trở thành giá trị
trung bình trong toàn bộ sự trọng lượng phân tử.

Có một số phương pháp để tính trọng lượng phân tử trung bình, hai phương pháp phổ
biến nhất là số trung bình, M n (cân nặng của phân tử polyme theo số lượng các phân
tử trong một quần thể có trọng lượng phân tử cụ thể) và trọng lượng trung bình, M w
(cân nặng các phân tử polyme trong quần thể theo trọng lượng của các phân tử có
trọng trọng lượng cụ thể). Phân số M w / M n được gọi là chỉ số đa phân tán (P.I). P.I
nhỏ hơn 2.0 cho thấy rằng một số phân đoạn đã xảy ra trong quá trình sản xuất. Kết
tủa, hòa tan, lọc, rửa hoặc các quy trình tách khác có thể gây ra sự tổn thất hàm lượng
phân tử cao hoặc thấp. P.I lớn hơn 2.0 cho thấy mức độ phân bố rộng hơn. Điều này
yêu cầu trộn các sản phẩm có trọng lượng phân tử khác nhau để thu được một mẫu có
trọng lượng phân tử trung bình (độ nhớt) hoặc sự phân hủy không ngẫu nhiên của
polyme đã xảy ra trong quá trình sản xuất hoặc trong nguyên liệu thô trước khi chiết
xuất. Trộn, hay chính xác là pha trộn, là một phương pháp phổ biến để sản xuất
alginate (và sản xuất polysaccharide nói chung) để đạt được sản phẩm có độ nhớt nhất
định.

You might also like