You are on page 1of 90

QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA

CHƯƠNG 2:
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VÀ KHÍA
CẠNH VĂN HÓA

Phạm Thị Bé Loan


loanptb@due.edu.vn
1
2
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck

• Thuyết hệ thống giá trị (Value Orientation,1961)


• Trong tất cả các nền văn hóa, có một số vấn đề
chung và phổ biến mà con người cần được giải quyết
• Nền văn hóa này có thể phân biệt được với nền
văn hóa khác bởi những giải pháp riêng mà các cá nhân trong văn hóa
đó chọn để giải quyết vấn đề
• Tất cả các xã hội đều nhận thức được các giải pháp nhưng ưu tiên
chúng theo các trật tự khác nhau
→ Ở các nền văn hóa luôn có một hệ thống các định hướng giá trị
“thống trị”

3
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)
1. Bản chất tự nhiên của con người? Bản chất có dễ thay đổi? (Định
hướng bản chất của con người)
2. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên? (Định hướng con người
– tự nhiên)
3. Mối quan hệ giữa con người với người khác? (Định hướng quan
hệ)
4. Phương thức hoạt động của con người? (Định hướng hành động)
5. Tâm điểm thời gian trong hoạt động của con người? (Định hướng
thời gian)
6. Quan niệm của con người về không gian? (Định hướng không
gian)

4
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)
1. Bản chất tự nhiên của con người? Bản chất có dễ thay đổi?
(Định hướng bản chất của con người)
• Thiện/Tốt (Good): Bản chất của con người về cơ bản là “tốt”

• Ác/Xấu (Evil): Bản chất của con người về cơ bản là “xấu”

• Pha trộn (Mixed)/Có thể thay đổi (Changeable): Bản chất


của con người có thể thay đổi từ “tốt” qua “xấu” và ngược
lại, hoặc không thể thay đổi

5
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)

Định hướng Biểu hiện


- Lạc quan về những động cơ và năng lực của nhân viên
- Khuyến khích sự tham gia của nhân viên
Tốt
- Ủy thác, tín nhiệm, giao quyền
- Giao tiếp trực tiếp
1. Bản chất
- Bi quan về những động cơ và năng lực của nhân viên
của con
- Không khuyến khích sự tham gia của nhân viên
người Xấu
- Nghi ngờ đồng nghiệp, thuộc cấp và đối tác
- Che đậy
- Sử dụng trung gian và nhà tư vấn
Pha trộn
- Lưu ý sự khác biệt giữa thái độ và hành vi

6
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)
2. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
(Định hướng con người – tự nhiên)
• Chi phối/Chinh phục (Mastery/Dominant): cá nhân muốn
kiểm soát, chi phối, điều khiển và thay đổi tự nhiên

• Hài hòa/Hòa hợp (Harmony): cá nhân cố gắng sống hòa hợp


với tự nhiên, duy trì sự cân bằng giữa các yếu tố của môi
trường và bản thân

• Lệ thuộc (Subjugation): cá nhân chấp nhận sự dẫn dắt và chi


phối của môi trường, để tự nhiên và thế giới siêu nhiên ảnh
hưởng

7
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)

Định hướng Biểu hiện


- Áp đặt ý chí lên môi trường
Chi phối - Tập trung vào chức năng kiểm soát và hoạch định
- Làm việc, nỗ lực xây dựng VH tổ chức
- Chấp nhận chung sống
2. Mối quan
Hòa hợp - Tìm kiếm những nền tảng chung, tránh xung đột
hệ con người
- Tôn trọng người khác
- tự nhiên
- Chấp nhận sự kiếm soát từ bên ngoài
- Không thích làm việc độc lập
Lệ thuộc
- Thụ động
- Bi quan trước những thay đổi

8
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)
3. Mối quan hệ giữa con người với người khác? (Định hướng quan hệ)
• Thứ bậc (Hierarchy): Quyền lực và trách nhiệm trong XH được
phân chia bất công là bình thường; những người ở thứ bậc cao
hơn có quyền lực đối với người ở thứ bậc thấp hơn và phải có
trách nhiệm đối với họ
• Chủ nghĩa tập thể (Collectivism): Trách nhiệm cơ bản của con
người là với nhóm (mở rộng) (đại gia đình, XH rộng lớn)
• Chủ nghĩa cá nhân (Individualism): Trách nhiệm cơ bản của
con người là với bản thân và sau đó là với “gia đình nhỏ” của họ

9
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)
Định hướng Biểu hiện
- Tôn trọng quyền thế, cấp trên
Thứ bậc - Cơ cấu tổ chức nhiều tầng
- Truyền thông theo thứ bậc
- Mối quan hệ trong nhóm ảnh hưởng thái độ đối với công
việc, cấp trên, những nhóm khác
- Nhóm có quyền lực đối với các thành viên
CN tập
3. Mối quan - Quan tâm đến các thành viên trong nhóm
thể
hệ giữa con - Thường nghi ngờ những thành viên nhóm khác
người với - Không thích loại bỏ cá nhân khỏi nhóm và phá vỡ các
người khác biên giới nhóm
- Xem bản thân như cá nhân hơn là thành viên của nhóm
- Muốn cực đại cơ hội cho thành công và địa vị cá nhân
CN cá - Công việc phải hấp dẫn
nhân - Khuyến khích cạnh tranh
- Bình đẳng 10
- Không hình thức
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)
4. Phương thức hoạt động của con người? (Định hướng hành động)
• Làm việc (Doing): Thường xuyên tiến hành những hoạt
động để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể
• Tồn tại (Being): Thoải mái biểu lộ những ham muốn và làm
mọi thứ trong thời gian riêng của mình (tập trung cho cuộc
sống hiện tại)
• Suy nghĩ/Kiềm chế (Thinking/Containing): Xem xét cẩn
thận và hợp lý tất cả các khía cạnh của tình huống trước khi
hành động

11
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)
Định hướng Biểu hiện
- Đề cao hiệu suất, vì vậy đề cao các giải pháp tài
Làm chính và các giải pháp khuyến khích
việc/Hành - Công việc là trung tâm của đời sống
động - Định hướng thực tế
- Lo ngại những yếu tố mơ hồ làm giảm hiệu suất
4. Phương - Địa vị bắt nguồn từ xuất thân, tuổi tác, giới tính, các
thức hoạt Tồn quan hệ gia đình hơn là thành tựu
động của tại/Trạng - Cảm xúc là quan trọng
con người thái - Thường hoạch định ngắn hạn
- Đề cao sự tự nhiên
- Chú trọng sự bình tĩnh
Suy
- Cố gắng cân bằng giữa cảm xúc và hành động
nghĩ/Kiềm
- Suy nghĩ cẩn thận và hợp lý
chế
- Tự vấn bản thân
12
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)

5. Tâm điểm thời gian trong hoạt động của con người?
(Định hướng thời gian)
• Quá khứ (Past): Tuân theo truyền thống
• Hiện tại (Present): Dựa vào những mong muốn và tình
trạng hiện tại
• Tương lai (Future): Dựa vào những mong muốn và dự
doán tình trạng trong tương lai dài hạn

13
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)

Định hướng Biểu hiện


- Quá khứ được sử dụng như là khuôn mẫu cho hoạch
định tương lai
Quá khứ
- Tôn trọng quá khứ, những gì đã có, người đi trước
- Trả lương theo thâm niên
5. Tâm điểm
- Ưu tiên thực tại và là cơ sở cho hoạch định
thời gian
Hiện tại - Các kế hoạch dài hạn dễ bị điều chỉnh
trong hoạt
- Chú trọng những ảnh hưởng và phương thức hiện tại
động của
con người - Ưu tiên hoạch định cho tương lai
- Thành tựu trong quá khứ ít quan trọng
Tương lai
- Chú trọng sự thay đổi
- Đánh giá cao hoạch định nghề nghiệp
- Chú trọng huấn luyện, bồi dưỡng

14
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)

6. Quan niệm của con người về không gian? (Định hướng không gian)
• Riêng (Private): Không gian xung quanh một người là của
chính người đó và không ai có thể sử dụng nếu không được
sự cho phép
• Chung (Public): Không gian xung quanh một người là của
mọi người và mọi người có thể sử dụng
• Pha trộn (Mixed): Không phân tách rõ ràng không gian
chung và riêng

15
Định hướng giá trị văn hóa của
Kluckhohn và Strodtbeck (…)

Định hướng Biểu hiện


- Tôn trọng sở hữu cá nhân
- Đề cao sự riêng tư
6. Quan Riêng
- Ưa thích những cuộc họp, gặp mặt riêng
niệm của - Giữ khoảng cách giao tiếp
con
- Nghi ngờ các hoạt động kín đáo
người về
Chung - Các cuộc họp, gặp mặt chung được đề cao
không gian
- Sự gần gũi về mặt xã hội là bình thường
Pha trộn - Phân biệt các hoạt động riêng và chung

16
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp

• Nghiên cứu của Hall tập trung vào hoạt động giao
tiếp trong các nền VH và chỉ ra 03 khía cạnh có thể sử
dụng để so sánh các XH:
1. Khung cảnh (Context): Môi trường và lượng thông
tin làm nền tảng cho hoạt động giao tiếp và tương tác;
liên quan đến cách thức truyền tải thông tin
2. Không gian (Space)/khoảng cách: Cách thức giao tiếp
thông qua sử dụng không gian (khoảng cách) cá nhân
“Sợi chỉ xuyên suốt tất
3. Thời gian (Time): Cách thức sử dụng thời gian trong cả các nền văn hoá là
giao tiếp; những sự việc được diễn ra tuần tự truyền thông và giao
tiếp” (Edward Hall)
(Monochronic/M-time) hay đồng bộ (Polychronic/P-
time)

17
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

1. Khung cảnh giao tiếp


- Khung cảnh giao tiếp: môi trường (không gian hoạt động
giao tiếp diễn ra), mối quan hệ và sự hiểu biết giữa các bên,
những hành động, biểu lộ của các bên….
- Phân biệt các nền văn hóa dựa trên việc sử dụng “khung
cảnh” trong giao tiếp
- Hai thái cực: VH dựa nhiều vào khung cảnh (High-
Context Culture) và VH ít dựa vào khung cảnh (Low-
Context Culture)

18
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)
1. Khung cảnh giao tiếp (...)
• VH dựa nhiều vào khung cảnh (VH khung cảnh cao):
“A high context (HC) communication or message is one in which most
of the information is already in the person, while very little is in the
coded, explicit, transmitted part of the message.” (Hall and Hall, 1990)
→ Thông tin khung cảnh cần thiết làm nền tảng cho giao tiếp thực tế được kì
vọng đã “có sẵn” trong bản thân mỗi cá thể → Không cần đưa ra tất cả các
thông tin và nội dung muốn chuyển tải khi giao tiếp
- Các ý nghĩa có thể được truyền tải không chỉ qua nội dung mà chủ yếu
thông qua khung cảnh giao tiếp, các diễn đạt phi ngôn ngữ, gián tiếp (VD:
Japan, China, South Korea)
- Không sử dụng nhiều ngôn ngữ, lời nói
- Sử dụng môi trường xung quanh
- Chú trọng phi ngôn ngữ: cử chỉ, hành động, nét mặt, sự diễn cảm, các
khoảng lặng….
→ Giao tiếp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả trong những tình huống giao
tiếp thông thường 19
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)
1. Khung cảnh giao tiếp (...)
• VH dựa nhiều vào khung cảnh (VH khung cảnh cao):

20
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

1. Khung cảnh giao tiếp (...)


• Biểu hiện của VH dựa nhiều vào khung cảnh:
- Đề cao mối quan hệ lâu dài, bền vững, sự tín nhiệm
- Phân biệt rõ ràng người bên trong và người bên ngoài nhóm;
ưu tiên các thành viên trong gia đình, gia tộc, tổ chức…
- Cá nhân cảm thấy có sự gắn kết sâu sắc với người khác
trong nhóm; bị ảnh hưởng từ nhóm mà họ thuộc về
- Chú trọng đến giá trị chung và sự hòa hợp trong nhóm

21
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

1. Khung cảnh giao tiếp (...)


• Biểu hiện của VH dựa nhiều vào khung cảnh (…):
- Chấp nhận những thỏa thuận bằng lời nói, hợp đồng ngụ ý;
các hợp đồng văn bản chỉ mang tính ước lệ (đôi khi là không
quan trọng)
- Cấu trúc tổ chức tập trung; cấp trên chịu trách nhiệm về
những hành động của cấp dưới; lòng trung thành giữa cấp
trên và cấp dưới là đối ứng
- Khuôn mẫu VH là ăn sâu, chậm thay đổi
- …

22
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)
1. Khung cảnh giao tiếp (...)
• VH ít dựa vào khung cảnh (VH khung cảnh thấp):
“A low context communication (LC) is just the opposite, i.e., the mass
of the information is vested in the explicit code.” (Hall and Hall, 1990)
- Các thông điệp, ý nghĩa chủ yếu được truyền tải thông qua nội dung
(bởi khung cảnh là một chỉ báo không đáng tin cậy hoặc ít quan trọng)
→ thông điệp được chuyển tải trực tiếp, tránh nói vòng vo; phớt lờ các
biểu lộ phi ngôn ngữ (VD: USA, Germany)
- Sử dụng nhiều ngôn ngữ, lời nói
- Ít chú trọng môi trường xung quanh
- Thông điệp rõ ràng, minh thị, ít khai thác các hình thức truyền thông
phi ngôn ngữ, ít suy luận từ khung cảnh giao tiếp…

23
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)
1. Khung cảnh giao tiếp (...)
• VH ít dựa vào khung cảnh (VH khung cảnh thấp):

24
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

1. Khung cảnh giao tiếp (...)


• Biểu hiện của VH ít dựa vào khung cảnh:
- Các quan hệ là tương đối ngắn hạn, nhất thời (hình thành và
kết thúc nhanh chóng)
- Phân biệt không rõ ràng giữa người bên trong và người bên
ngoài nhóm
- Ít đề cao sự gắn kết cá nhân sâu đậm với người khác trong
nhóm; ít bị ảnh hưởng bởi những thành viên trong nhóm
- Không chú trọng sự hòa hợp nhóm

25
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

1. Khung cảnh giao tiếp (...)


• Biểu hiện của VH ít dựa vào khung cảnh (…):
- Chú trọng thỏa thuận bằng văn bản hơn là bằng lời nói hoặc
ngụ ý; hợp đồng là yếu tố ràng buộc pháp lý và không muốn
thương lượng lại
- Cấu trúc tổ chức ít tập trung; phân quyền
- Khuôn mẫu VH tương đối dễ thay đổi
-…

26
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

2. Không gian/khoảng cách giao tiếp


- Khoảng cách cá nhân (proxemics) được con người duy trì trong
những tình huống giao tiếp
- Khoảng cách cá nhân là một phần thông điệp chuyển tải trong
giao tiếp

27
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

2. Không gian cá nhân


• Không gian thân mật (Intimate space): Không gian hẹp
xung quanh một cá nhân và chỉ được chấp nhận cho
những người thân hoặc bạn bè tiếp cận
• Không gian XH (Social and consultative space): Những
khoảng không gian trong đó con người cảm thấy thoải mái
thực hiện các tương tác XH với người quen cũng như
người lạ
• Không gian công cộng (Public space): Vùng không gian
mà mọi người cảm nhận các tương tác là phi cá nhân
(impersonal) và tương đối ẩn danh (anonymous)

28
29
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

3. Thời gian: tuần tự/đồng bộ


• VH thời gian tuần tự: con người có khuynh hướng thực
hiện các công việc tuần tự (VD: US, Great Britain, Canada,
Australia)
- VH thời gian tuần tự chú trọng công việc, các kế hoạch hay
lịch trình sắp đặt trước; quý thời gian → thời gian chính xác
- Tập trung vào từng việc, từng mục tiêu
- Tách biệt công việc và đời sống cá nhân
VH thời gian tuần tự phổ biến trong các nền VH đề cao cá
nhân, ít dựa vào khung cảnh, ít chú trọng quan hệ; chú ý
khoảng cách cá nhân trong giao tiếp
30
Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp (…)

3. Thời gian: tuần tự/đồng bộ (...)


• VH thời gian đồng bộ: con người có khuynh hướng làm
nhiều việc cùng một lúc (VD: Latin America, Middle East)
- VH thời gian đồng bộ nhấn mạnh vào con người, mối quan
hệ cá nhân và việc hoàn thành các giao dịch hơn là lệ thuộc
vào các kế hoạch hay lịch trình sắp đặt trước → thời gian là
tương đối
- Tập trung vào nhiều công việc, nhiều mục tiêu cùng lúc
- Công việc và đời sống cá nhân chồng lấn nhau
VH thời gian đồng bộ tương đối linh hoạt, phổ biến trong các
nền VH định hướng nhóm, dựa nhiều vào khung cảnh, định
hướng quan hệ; khoảng cách cá nhân trong giao tiếp giảm 31
32
Nghiên cứu của Hofstede
• Phát triển các khía cạnh VH quốc gia trong bối cảnh
tổ chức; quan tâm mối quan hệ giữa VH và quản trị
• Hofstede ban đầu xác định 04 khía cạnh VH giải
thích hành vi của những con người từ những nền
VH khác nhau Professor Geert Hofstede
• Dữ liệu được thu thập từ hai cuộc điều tra bằng (1928 – 2020)

bảng câu hỏi với hơn 116.000 người tham gia từ 70


quốc gia
• Tất cả những người tham gia cuộc điều tra đang làm
việc cho các chi nhánh địa phương của Công ty
IBM
• Sau đó Hofstede cùng với các cộng sự lần lượt phát
triển thêm khía cạnh thứ 05 và thứ 06 33
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

1. Khoảng cách quyền lực (Power distance)


2. Tránh sự không chắc chắn (Uncertainty avoidance)
3. Chủ nghĩa cá nhân/tập thể (Individualism/Collectivism)
4. Nam tính/Nữ tính (Masculinity/Femininity)
5. Định hướng dài hạn/ngắn hạn (Long-term/Short-term
orientation) (cùng với Harris Bond, 1991)
6. Hoan hỉ/kiềm chế (Indulgence/Restraint) (cùng với Michael
Minkov, 2010)
Tra cứu: https://www.hofstede-insights.com/product/compare-countries/

34
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

1. Khoảng cách quyền lực


• Mức độ các thành viên ít quyền lực trong tổ chức hoặc XH chấp
nhận quyền lực được phân chia không đồng đều giữa các cấp bậc,
các cá nhân; mức độ khuất phục quyền lực…
– VH khoảng cách quyền lực cao (VD: Mexico, South Korea, India):
Con người chấp nhận sự bất bình đẳng trong phân chia quyền lực →
sự bất bình đẳng trong phân chia quyền lực
– VH khoảng cách quyền lực thấp (VD: Austria, Finland, Ireland):
Con người không chấp nhận sự bất bình đẳng trong phân chia quyền
lực → tương đối bình đẳng trong phân chia quyền lực
Tra cứu: Power Distance Index Clearly Cultural.html 35
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

1. Khoảng cách quyền lực (...)


• Biểu hiện của VH khoảng cách quyền lực cao:
– Nhân viên tuân thủ các mệnh lệnh của cấp trên; chấp nhận sự khác
biệt, thứ bậc
– Quyền lực tập trung; cơ cấu tổ chức nhiều tầng; nhiều nhân viên
giám sát; nhân viên cấp thấp không cần chuyên môn cao
– Nhiều thủ tục hình thức
– Nhân viên khó tiếp cận cấp trên; thích hợp tác với cấp trên hơn với
người đồng cấp
– Khoảng cách tiền lương lớn; người có quyền lực sẽ có đặc quyền…
36
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

1. Khoảng cách quyền lực (...)


• Biểu hiện của VH khoảng cách quyền lực thấp:
– Đề cao sự độc lập; cấp dưới cần sự tư vấn trong các quyết định quan
trọng; ít nhân viên giám sát
– Quyền quyết định được phi tập trung; cơ cấu tổ chức phẳng hơn; nhà
quản trị cần sự hỗ trợ; nhân viên cấp thấp có chuyên môn cao
– Ít thủ tục hình thức
– Dễ dàng tiếp cận cấp trên; nhân viên hài hòa và thích hợp tác với
nhau; mọi người bình đẳng
– Khoảng cách tiền lương hẹp…
37
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede
Khoảng cách quyền lực cao Khoảng cách quyền lực thấp
1. Chấp nhận sự bất bình đẳng 1. Tối thiểu hóa sự bất bình đẳng
2. Người ít quyền lực phụ thuộc nhiều vào 2. Sự phụ thuộc thấp giữa những người
người có quyền lực cao hơn có quyền lực khác nhau
3. Đòi hỏi hệ thống cấp bậc trong tổ chức 3. Cấp bậc trong tổ chức nhằm để tiện
4. Quyền lực tập trung lợi
5. Bậc lương rộng 4. Phân quyền là phổ biến
6. Cấp dưới chờ chỉ thị cấp trên 5. Bậc lương hẹp
7. Quản lý tốt là người chuyên quyền 6. Cấp dưới được mong đợi góp ý kiến
8. Khó có thể tiếp cận những người cấp cao 7. Quản lý tốt là người dân chủ
9. Những người nắm giữ quyền lực có 8. Có thể tiếp cận những người cấp cao
những đặc quyền 9. Tất cả mọi người có quyền như nhau
10. Sự thay đổi bằng cách tiến triển (từ từ) 10. Sự thay đổi bằng phương pháp cách
mạng
38
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

39
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

2. Tránh sự không chắc chắn


• Mức độ con người chấp nhận hoặc cảm thấy lo lắng trước những
tình huống mơ hồ, không chắc chắn và tìm cách tránh né (VD: mới
lạ, không biết rõ, khác thường, bất ngờ…)
– VH tránh sự không chắc chắn cao: Con người có khuynh hướng
đòi hỏi sự an toàn cao; tin vào các chuyên gia và kiến thức của họ…
(VD: Japan, Spain, Germany)
– VH tránh sự không chắc chắn thấp: Con người sẵn lòng chấp
nhận những điều mới mẻ, những thử nghiệm… (VD: Denmark, Great
Britain)
Tra cứu: Uncertainty Avoidance Clearly Cultural.html 40
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

2. Tránh sự không chắc chắn (...)


• Biểu hiện của VH tránh sự không chắc chắn cao:
– Ít chấp nhận sự không rõ ràng, những cái mới
– Chú trọng các quy tắc văn bản; thiết lập các quy trình chặt chẽ; mô tả
công việc rõ ràng; tin vào người có thẩm quyền
– KD dựa vào các mối quan hệ cá nhân
– Cấp trên không tin cấp dưới; cấp dưới không có nhiều cơ hội để đưa
ra các sáng kiến
– Nhân viên ngại thay đổi công việc; cần sự ổn định lâu dài; không
nhiều nhân viên tham vọng; ngại xung đột và cạnh tranh…
41
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

2. Tránh sự không chắc chắn (...)


• Biểu hiện của VH tránh sự không chắc chắn thấp:
– Sẵn lòng chấp nhận sự mơ hồ; những điều mới
– Ít các quy tắc bằng văn bản, các quy trình, các mô tả
– KD không nhất thiết dựa vào các mối quan hệ cá nhân được thiết lập
từ trước
– Khuyến khích nhân viên chủ động và chịu trách nhiệm; nhân viên có
thể làm việc trong môi trường xa lạ, không người quen
– Nhân viên không ngại thay đổi công việc; ít kháng cự sự thay đổi;
nhiều nhân viên có tham vọng; không ngại xung đột và cạnh tranh…
42
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede
Tránh sự không chắc chắn cao Tránh sự không chắc chắn thấp
1. Ít thay đổi nơi làm việc hơn, có xu hướng 1. Thường hay thay đổi nơi làm việc, nhiều
làm việc cam kết lâu dài tại một tổ chức nhân viên tham vọng
2. Kinh doanh dựa nhiều vào quan hệ có từ 2. Kinh doanh ít dựa nhiều vào quan hệ cá
trước dd nhân lâu dài và có từ trước
3. Rất cần quy tắc, luật lệ, văn bản quy định 3. Không tồn tại quá nhiều luật lệ, văn bản,
quy trình cụ thể, thậm chí khi luật lệ là không quy trình, chỉ cần luật lệ khi thật cần thiết.
cần thiết 4. Thời gian là một “định hướng”, cho phép
4. Thời gian là tiền bạcihdcnjcnjcncndn một sự linh hoạt, thoải mái trong việc sử
5. Chú trọng sự chính xác, không chấp nhận sự dụng thời gian.
không rõ ràng hay các tình huống rắc rối bất 5. Có khuynh hướng chấp nhận và “sống
ngờ không nằm trong kế hoạch. chung“ với những rắc rối bất ngờ xảy đến
6. Các nhà quản lí cấp cao quan tâm đến cả việc hoặc tình huống không rõ ràng, minh bạch
điều hành công việc hằng ngày. 6. Các nhà lãnh đạo thường chỉ tham gia vào
7. Ít cởi mở với sự đổi mới công tác chiến lược
8. Lấy sự an toàn làm động lực 7. Dễ chấp nhận sự đổi mới hơn
8. Lấy thành tích, sự nể trọng và bổn phận cá
nhân làm động lực

43
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

44
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

3. Chủ nghĩa cá nhân/tập thể


• Mức độ hội nhập của cá nhân vào các nhóm; mối quan hệ giữa cá
nhân và nhóm; đề cập đến mức độ tự chủ của cá nhân
- CN cá nhân: Con người có khuynh hướng chỉ lo cho bản thân và
người thân, gia đình của mình; hành động vì bản thân; phớt lờ những
đòi hỏi xã hội; mối liên hệ giữa các cá nhân lỏng lẻo (VD: USA,
Canada, Sweden)
- CN tập thể: Con người có khuynh hướng gắn với các nhóm hoặc tập
thể và lo lắng cho nhau để có được lòng trung thành (VD: Indonesia,
Pakistan)
Tra cứu: IDV score-Hofstede.pdf 45
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

3. Chủ nghĩa cá nhân/tập thể (...)


• Biểu hiện của CN cá nhân:
– Coi trọng cái “tôi”, sự thỏa mãn cá nhân
– Bản sắc của một cá nhân tùy thuộc vào cá nhân đó
– Đề cao sự tôn trọng cá nhân; con người tự chủ; ý kiến và quyết định
cá nhân được đề cao
– Hướng đến sự đa dạng, sự khác biệt hơn là sự thống nhất, tương
đồng; khuyến khích cạnh tranh cá nhân
– Chú trọng công việc hơn quan hệ; sự trung thành có tính toán
– Thăng tiến theo thành tích cá nhân…
46
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

3. Chủ nghĩa cá nhân/tập thể (...)


• Biểu hiện của CN tập thể:
– Lợi ích tập thể (nhóm) thắng thế, thành tích là của tập thể
– Bản sắc của một cá nhân tùy thuộc vào nhóm của cá nhân đó
– Con người ít tự chủ, tập thể quyết định
– Sự hòa hợp nhóm được đề cao
– Chú trọng quan hệ hơn công việc; lòng trung thành quan trọng; sự
trung thành với các thành viên nhóm được đề cao
– Mối liên hệ giữa các nhóm lỏng lẻo
– Thăng tiến theo thâm niên…
47
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede
Đề cao chủ nghĩa cá nhân Đề cao chủ nghĩa tập thể
1. Cái “tôi” ý thức 1. “Chúng ta” ý thức
2. Giao tiếp ngữ cảnh thấp 2. Giao tiếp ngữ cảnh cao
3. Mất đi lòng tự trọng 3. Mất mặt, xấu hổ
4. Mối quan hệ chủ-nhân viên là hợp đồng 4. Mối quan hệ chủ-nhân viên được nhận
dựa trên lợi ích chung. Thi hành nghĩa vụ thức dựa trên đạo đức, giống như một
cá nhân gia đình
5. Tuyển dụng và đề bạt phải được dựa trên 5. Quyết định tuyển dụng và thăng tiến dựa
kỹ năng và quy định vào nhóm
6. Quản lý cá nhân 6. Quản lý nhóm
7. Nhiệm vụ chiếm ưu thế hơn mối quan hệ 7. Mối quan hệ chiếm ưu thế hơn nhiệm vụ

48
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

4. Nam tính / Nữ tính


• Nam tính: Những giá trị chủ yếu trong XH là sự thành công, tiền
bạc, của cải… (VD: Japan, Austria, Venezuela)
• Nữ tính: Những giá trị chủ yếu trong XH là mối quan hệ hài hòa,
quan tâm chăm sóc người khác, chất lượng cuộc sống, môi trường…
(VD: Sweden, Norway, Netherlands)
Tra cứu: MAS score-Hofstede.pdf

49
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

4. Nam tính/Nữ tính (...)


• Biểu hiện của VH nam tính:
– Nhấn mạnh công việc, thu nhập, sự phát triển, sự công nhận, chấp
nhận thách thức, không chấp nhận thất bại
– Quyết định mang tính cá nhân, quyết đoán
– Áp lực cao tại nơi làm việc; thời gian cho công việc nhiều hơn thời
gian cho đời sống riêng; công việc ảnh hưởng đời sống riêng; nhân
viên nhiều tham vọng, ít hài lòng công việc, thường có xung đột trong
tổ chức
– DN quy mô lớn, ít chú trọng bảo vệ môi trường
– Phân biệt vai trò của giới tính… 50
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

4. Nam tính/Nữ tính (...)


• Biểu hiện của VH nữ tính:
– Chú trọng sự hợp tác, bầu không khí thân thiện, an toàn việc làm
– Quyết định tập thể
– Ít áp lực tại nơi làm việc; nhà quản trị tin vào trách nhiệm của nhân
viên, để nhân viên tự do hơn, không can thiệp đời sống riêng; nhân
viên ít tham vọng, hài lòng với công việc; ít có xung đột trong tổ chức
– DN quy mô nhỏ, chú trọng bảo vệ môi trường
– Ít phân biệt vai trò của giới tính…

51
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede
Văn hóa nam tính Văn hóa nữ tính
1. Giá trị chi phối: thành công về vật chất 1. Giá trị chi phối: chăm sóc cho người
và tham vọng khác và chất lượng cuộc sống
2. Có khuynh hướng phân cực 2. Theo đuổi sự nhất trí
3. Sống để làm việc 3. Làm việc để sống
4. Khâm phục những người đạt được thành 4. Thông cảm cho những nỗi bất hạnh
tựu 5. Phụ nữ và nam giới có vai trò như nhau
5. Phụ nữ và nam giới có vai trò riêng biệt 6. Trực giác là quan trọng
6. Tính quyết đoán là quan trọng

52
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

5. Định hướng ngắn hạn/dài hạn


• Mức độ con người trong XH thể hiện có quan điểm, tầm nhìn dài
hạn (chú trọng tương lai) hay ngắn hạn (chú trọng hiện tại)
- Định hướng dài hạn (VD: East Asian, Eastern & Central Europe)
- Định hướng trung hạn (VD: South & North Europe, South Asian)
- Định hướng ngắn hạn (VD: USA, Australia, Latin America, African
& Muslim Countries)
Tra cứu: LTO score-Hofstede.pdf

53
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

5. Định hướng dài hạn/ngắn hạn (…)


• Biểu hiện của VH định hướng ngắn hạn:
- Thích sự ổn định, tôn trọng truyền thống
- Chú trọng quá khứ và hiện tại
- Ít chú trọng các mối quan hệ, các nghĩa vụ XH là đối ứng
- Có quy tắc chung xác định điều “tốt” và “xấu”
- Thích hưởng thụ
- Chú trọng các kết quả tức thời
- Ít đầu tư; ít siêng năng, kiên trì để thành công …

54
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

5. Định hướng dài hạn/ngắn hạn (…)


• Biểu hiện của VH định hướng dài hạn:
- Linh hoạt, biết thích nghi với hoàn cảnh
- Tin tưởng, chú trọng tương lai
- Chú trọng các mối quan hệ; sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị
- Điều “tốt” và “xấu” tùy thuộc hoàn cảnh
- Sống tiết kiệm
- Chú trọng các kết quả dài hạn
- Đầu tư; siêng năng, kiên trì để thành công…

55
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

Định hướng ngắn hạn Định hướng dài hạn


1. Tôn trọng những truyền thống 1. Thích ứng các truyền thống trong một
2. Ít đầu tư bối cảnh hiện đại
3. Muốn có kết quả nhanh 2. Thích đầu tư
4. Tôn trọng các nghĩa vụ xã hội và tình 3. Kiên trì hướng tới kết quả
trạng bất kể chi phí 4. Tôn trọng các nghĩa vụ xã hội và tình
trạng trong giới hạn

56
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

6. Hoan hỉ/Kiềm chế


• Mức độ con người trong XH cố gắng kiểm soát những động cơ và
ham muốn của mình
– Hoan hỉ: Con người tương đối thoải mái thỏa mãn những ham muốn
căn bản và tự nhiên của mình liên quan đến hưởng thụ cuộc sống và
thú vui ngắn hạn (VD: US, Australia, Mexico, Chile)
– Kiềm chế: Con người kiểm soát việc thỏa mãn ham muốn và điều
chỉnh nó dựa vào những chuẩn mực XH chặt chẽ (VD: Egypt, Russia,
India, China)

57
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

6. Hoan hỉ/Kiềm chế (…)


• Biểu hiện của VH hoan hỉ:
– Thường thoải mái thể hiện cảm giác vui sướng
– Nhấn mạnh sự tiêu khiển, các thú vui; tích cực tham gia vào các hoạt
động thể thao, giải trí
– Thường nhớ về những cảm xúc tích cực
– Tự do ngôn luận
– Có nhận thức về việc kiểm soát đời sống cá nhân…

58
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Hofstede

6. Hoan hỉ/Kiềm chế (…)


• Biểu hiện của VH kiềm chế:
– Thường ít thể hiện cảm giác vui sướng
– Ít nhấn mạnh sự tiêu khiển, các thú vui; không tích cực tham
gia vào các hoạt động thể thao, giải trí
– Thường nhớ về những cảm xúc tiêu cực
– Không tùy tiện phát ngôn
– Đánh giá thấp khả năng kiểm soát đời sống cá nhân…

59
Nghiên cứu của Trompenaars

• Thực hiện nghiên cứu trong 10 năm


• Dữ liệu được thu thập từ cuộc điều tra bằng
bảng câu hỏi với hơn 15.000 nhà quản trị từ 28
quốc gia (gần đây là 46.000 người ở 40 quốc
Fons Trompenaars
gia) (1953- )
• Có ít nhất 500 bảng trả lời từ mỗi quốc gia
• Trompenaars xác định 07 khía cạnh VH trong
đó 05 khía cạnh VH định hướng quan hệ (cách
con người đối xử với nhau), 01 khía cạnh VH
thể hiện thái độ của con người với thời gian và
01 khía cạnh VH thể hiện thái độ của con
người với môi trường xung quanh 60
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars
1. CN phổ biến/CN đặc thù (Universalism
vs. Particularism)
2. CN cá nhân/CN tập thể (Individualism
vs. Communitarianism)
Định hướng quan hệ
3. Trung lập/Cảm xúc (Neutral vs.
Emotional)
4. Cụ thể/Khuếch tán (Specific vs. Diffuse)
5. Thành tích/Quy gán (Achievement vs.
Ascription)
Định hướng thời gian 6. Thái độ đối với thời gian (Time)
Thái độ đối với môi trường 7. Thái độ đối với môi trường
(Environment) 61
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

1. CN phổ biến/CN đặc thù

Luật Lệ ? Quan hệ

62
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

1. CN phổ biến/CN đặc thù


• CN phổ biến: Những ý tưởng, quy tắc và giải pháp có thể áp dụng ở
mọi nơi mà không cần biến đổi theo tình huống cụ thể (VD: UK,
USA, Austria, Germany, Sweden).
• CN đặc thù: Những ý tưởng, quy tắc và giải pháp áp dụng tùy theo
tình huống; không thể thực hiện một điều tương tự ở mọi nơi; chú
trọng các mối quan hệ và các ngoại lệ (VD: Venezuela, Indonesia,
China).

63
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

1. CN phổ biến/CN đặc thù (…)


• Một số biểu hiện
– CN phổ biến: Con người tôn trọng luật lệ, các chuẩn mực; không cân
nhắc hoàn cảnh, tình huống; thường chú trọng các quy tắc hơn các mối
quan hệ; các hợp đồng được tuân thủ chặt chẽ và cho rằng “giao dịch là
giao dịch”…
– CN đặc thù: Con người thường để ý đến hoàn cảnh, tình huống; chú
trọng các mối quan hệ và sự tin tưởng hơn là các quy tắc; thường sửa đổi
hợp đồng; khi đã hiểu nhau hơn, họ thường thay đổi cách thức thực hiện
các giao dịch…

64
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars
Chủ nghĩa phổ biến Chủ nghĩa đặc thù
1. Chú trọng vào những luật lệ hơn là 1. Chú trọng vào những mối quan hệ
các mối quan hệ hơn là những quy định, luật lệ
2. Những bản hợp đồng hợp pháp sẵn 2. Những giao kèo hợp pháp sẵn sàng
sàng được soạn thảo được điều chỉnh, thay đổi
3. Người đáng tin cậy là người tôn 3. Người đáng tin cậy là người tôn trọng
trọng những lời nói và giao ước những sự phụ thuộc và sự thay đổi
4. Chỉ có một sự tin tưởng và sự thật 4. Có vài nhận thức khác nhau về sự
đó là cái đã được đồng ý thật
5. Thỏa thuận là thỏa thuận 5. Những mối quan hệ tiến triển, thay
đổi

65
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

2. CN cá nhân/CN tập thể

Mọi người coi bản thân họ là những cá


nhân hay là một phần của cộng đồng?

66
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

2. CN cá nhân/CN tập thể


• CN cá nhân: Con người là những cá nhân; chú trọng các vấn đề riêng
tư, các quyết định cá nhân; quy gán trách nhiệm cá nhân; hoàn thành
công việc một mình…(VD: USA, Argentina, Mexico).
• CN tập thể: Con người là một phần của nhóm; đánh giá cao các vấn
đề liên quan đến nhóm, các quyết định tập thể; chịu trách nhiệm chung,
hoàn thành công việc theo nhóm…(VD: Singapore, Thailand, Japan).

67
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cộng đồng


1. Thường dùng nhiều từ “Tôi” 1. Thường dùng nhiều từ “Chúng ta”
2. Quyết định dựa trên quan điểm của 2. Quyết định dựa trên quan điểm của
cá nhân đại diện tổ chức
3. Con người độc lập đạt tới thành công 3. Con người đạt tới sự thành công theo
và thừa nhận trách nhiệm cá nhân nhóm và cùng có trách nhiệm chung

68
Những khía cạnh văn hóa theo
Mối quan hệ với những người khác
nghiên cứu của Trompenaars

3. Trung lập và cảm xúc

69
Những khía cạnh văn hóa theo
Mối quan hệ với những người khác
nghiên cứu của Trompenaars

3. Trung lập và cảm xúc


• Trung lập: con người kiểm soát, kiềm chế cảm xúc; cảm xúc không
hoặc ít thể hiện ra bên ngoài; cam chịu; hành động bình tĩnh… (VD:
Japan, UK, Singapore)
• Cảm xúc: con người biểu lộ cảm xúc một cách tự nhiên, cởi mở; cười
nhiều, nói lớn; chào đón nồng nhiệt…(VD: Mexico, Netherlands,
Switzerland)

70
Những khía cạnh văn hóa theo
Mối quan hệ với những người khác
nghiên cứu của Trompenaars

4. Cụ thể/Khuếch tán

Chúng ta có liên quan tới nhau đến mức nào?

71
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

4. Cụ thể/Khuếch tán
• Cụ thể: Con người sẵn sàng chia sẻ không gian chung rộng lớn cho
người khác; phần không gian riêng nhỏ bé được bảo vệ chặt chẽ và chỉ
chia sẻ cho bạn bè, những người thân thuộc… (VD: Austria, UK, USA)
• Khuếch tán: Con người cho rằng không gian chung và riêng tương tự
nhau; không gian chung được bảo vệ kỹ lưỡng bởi nó liên quan đến
không gian riêng, việc xâm nhập vào không gian chung có khả năng
xâm nhập vào không gian riêng của họ… (VD: Venezuela, China,
Spain)

72
Mối quan hệ riêng

Tủ lạnh

Ô tô Công cộng

Cá nhân Cá nhân
Cá nhân

Đồ gỗ

Hiểu biết
Kiểu U
Mối quan hệ phổ biến
Cá nhân

Công cộng

Kiểu G Bạn thân


73
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

4. Cụ thể/Khuếch tán (...)


• Một số biểu hiện:
– VH cụ thể: Cá nhân dễ dàng mời người khác vào không gian chung, để
mở của mình; con người cởi mở, hướng ngoại; tách biệt rõ ràng công việc
và đời sống riêng…
– VH khuếch tán: Cá nhân không dễ dàng mời người khác vào không
gian chung, để mở của mình; con người không thẳng thắn, hướng nội;
công việc và đời sống riêng liên quan chặt chẽ với nhau…

74
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

5. Thành tích và quy gán

Chúng ta chấp nhận địa vị như thế nào?

75
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

5. Thành tích và quy gán


• Thành tích: Con người đạt được địa vị tùy thuộc vào mức độ hoàn
thành các chức năng, nhiệm vụ của mình; dựa vào mức độ đóng góp,
thành tích… (VD: Austria, Switzerland, USA)
• Quy gán: Con người được quy gán địa vị tùy thuộc những gì họ có như
tuổi, giới tính, bằng cấp, chức vụ, thâm niên… (VD: Venezuela,
Indonesia, China)

76
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

6. Thái độ đối với thời gian

Chúng ta quản lý thời gian như thế nào?

77
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

6. Thái độ đối với thời gian


• Định hướng tuần tự (Sequential): Con người chỉ thực hiện một hoạt
động tại mỗi thời điểm; tôn trọng các cuộc hẹn; tuân thủ kế hoạch…
(VD: USA)
• Định hướng đồng bộ (Synchronous): Con người có khuynh hướng
thực hiện nhiều công việc cùng lúc, các cuộc hẹn có vẻ ước chừng và có
thể thay đổi, các kế hoạch làm việc sắp đặt tùy theo mối quan hệ…
(VD: France, Mexico)

78
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

6. Thái độ đối với thời gian (...)


• Định hướng quá khứ, hiện tại và tương lai
– Tương lai quan trọng hơn quá khứ hay hiện tại (VD: Italia, USA,
Germany)
– Hiện tại là quan trọng nhất (VD: Venezuela, Indonesia, Spain)
– Ba khoảng thời gian quan trọng như nhau (VD: France, Belgium)
–…

79
Những khía cạnh văn hóa theo
Thái độ đối với môi trường
nghiên cứu của Trompenaars

7. Thái độ đối với môi trường

Chúng ta liên quan đến tự nhiên như thế nào?

80
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars

7. Thái độ đối với môi trường


• Định hướng bên trong (Inner-directed): Con người tin vào năng lực
bản thân, khả năng kiểm soát các kết quả của mình, không tin vào số
phận… → thái độ chi phối thế giới bên ngoài (VD: USA, Switzerland)
• Định hướng bên ngoài (Outer-directed): Con người tin vào sự kiểm
soát từ thế giới bên ngoài, tin vào số phận… → thái độ linh hoạt; sẵn
sàng thỏa hiệp và duy trì sự hòa hợp với thế giới bên ngoài (VD: China,
Asian countries)

81
Những khía cạnh văn hóa theo
nghiên cứu của Trompenaars
Định hướng bên trong Định hướng bên ngoài
1. Thường có thái độ thống trị được rào 1. Thường có thái độ linh hoạt, sẵn lòng
chắn bởi sự tấn công vào môi trường thỏa hiệp và giữ hòa khí
2. Sự mâu thuẫn và sự kháng cự có 2. Sự hài hòa và thông cảm là năng lực
nghĩa rằng bạn có một sự tự tin nhạy cảm
3. Chú trọng vào bản thân, chức năng, 3. Chú trọng vào “những người khác”,
nhóm và tổ chức của bạn họ là khách hàng, đối tác hay đồng
nghiệp
4. Lo lắng, không thoải mái khi môi
trường dường như “ngoài tầm kiểm 4. Thoải mái với những trào lưu, những
soát” hay dễ thay đổi. sự thay đổi hay các chu kỳ nếu nó là
tự nhiên

82
Tích hợp văn hóa và quản trị
(Dự án GLOBE)
• GLOBE: Global Leadership and Organizational Behavior
Effectiveness
• Dự án mở rộng và tích hợp các phân tích trước đây về các biến số và
thuộc tính VH.
• Dự án đánh giá 09 thuộc tính VH khác nhau với sự tham gia của các
nhà quản trị cấp trung từ 951 tổ chức ở 62 quốc gia. Globe xem xét
nền văn hóa thông qua 9 kích thước.
• Một nhóm 170 học giả khắp thế giới tiến hành phỏng vấn 18,000 nhà
quản trị ở nhiều ngành và các tổ chức có quy mô khác nhau.
• Dự án nghiên cứu bao phủ tất cả các khu vực địa lý chủ yếu của thế
giới. 83
Dự án GLOBE (...)

• 09 khía cạnh đo lường theo dự án GLOBE:


1. Tránh sự không chắc chắn (Uncertainty avoidance)
2. Khoảng cách quyền lực (Power distance)
3. CN tập thể I: CN tập thể XH (Social collectivism)
4. CN tập thể II: CN tập thể trong nhóm (In-group collectivism)
5. Bình đẳng giới (Gender egalitarianism)
6. Sự quyết đoán (Assertiveness)
7. Định hướng tương lai (Future orientation)
8. Định hướng hiệu quả (Performance orientation)
9. Định hướng nhân văn (Humane orientation)

84
Dự án GLOBE (...)

• Tránh sự không chắc chắn: Mức độ các thành viên của tổ chức
hoặc XH cố tránh sự không chắc chắn bằng cách dựa vào các chuẩn
mực XH, những nghi thức và những thủ tục hành chính để giảm bớt
sự không chắc chắn của những sự kiện trong tương lai

• Khoảng cách quyền lực: Mức độ các thành viên của tổ chức hoặc
XH kỳ vọng và chấp nhận quyền lực được phân chia không đều

• CN tập thể I (CN tập thể XH): Đề cập đến mức độ mà các tổ
chức và các định chế XH khuyến khích và tưởng thưởng cho sự
phân phối tập thể các nguồn lực tập thể và hành động tập thể

85
Dự án GLOBE (...)

• CN tập thể II (CN tập thể trong nhóm): Đề cập đến mức độ mà các
cá nhân thể hiện sự tự hào, lòng trung thành và sự gắn kết với các tổ
chức hoặc gia đình của họ

• Bình đẳng giới: Mức độ một tổ chức hoặc XH cực tiểu sự bất bình
đẳng về giới tính và sự phân biệt vai trò giới tính

• Sự quyết đoán: Mức độ các cá nhân trong tổ chức hoặc XH thể hiện
tính mạnh mẽ, đối đầu và lấn lướt trong các quan hệ XH

• Định hướng tương lai: Mức độ các cá nhân trong tổ chức hoặc XH
thực hiện những hành vi định hướng tương lai như kiềm chế sự thỏa
mãn tức thời, hoạch định, đầu tư cho tương lai và không sớm hài lòng
86
Dự án GLOBE (...)

• Định hướng thành tích (công việc/hiệu quả): Mức độ các cá nhân
trong tổ chức hoặc XH khuyến khích và tưởng thưởng cho những
thành viên của nhóm về những tiến bộ về thành tích và xuất sắc
trong công việc

• Định hướng nhân văn: Mức độ các cá nhân trong tổ chức hoặc
XH khuyến khích và tưởng thưởng cho những người vô tư, công
bằng, vị tha, thân ái, rộng lượng, quan tâm và tử tế với người khác

87
Một vài kết quả theo dự án GLOBE

• Sự quyết đoán:
- Austria, Germany > Sweden, Japan
- Austria, Germany đánh giá cao sự cạnh tranh
- Sweden, Japan chú ý mối quan hệ hợp tác, nồng ấm và hài hòa
• Định hướng tương lai:
- Switzerland, Singapore > Russia, Argentina
- Switzerland, Singapore thích để dành cho tương lai, lập những kế
hoạch dài hạn
- Russia, Argentina nhấn mạnh sự thỏa mãn trước mắt, lập những kế
hoạch ngắn hạn

88
Một vài kết quả theo dự án GLOBE

• Định hướng công việc/hiệu quả:


- Singapore, Hong Kong, USA > Russia, Italy
- Singapore, Hong Kong, USA quan tâm đến sự hoàn thiện liên tục, có
óc sáng kiến
- Russia, Italy ưu tiên tính truyền thống, lòng trung thành, gia đình
• Định hướng nhân văn:
- Philippin, Ireland, Malaysia, Egypt > Spain, France
- Philippin, Ireland, Malaysia, Egypt có sự đồng cảm, quan tâm đến
người thiệt thòi, thân thiện, hữu nghị
- Spain, France chú trọng quyền lực, sự thăng tiến, sở hữu vật chất

89
Kết quả theo dự án GLOBE

90

You might also like