You are on page 1of 12

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Bổn Sư Trưởng Lão Thích Thông Lạc

ĐỀ THI SỐ 4 – GIỚI ĐỨC LÀM NGƯỜI TẬP 1

(Chương 4: Ăn uống phải nghiêm trang, tề chỉnh: Giới thứ 26 – 48)

Lớp học trực tuyến: Sức Mạnh Lòng Yêu Thương (SMLYT)

Giảng viên: Thầy Viện chủ Tu viện Chơn Như Thích Mật Hạnh, cô Hương Nguyên cùng
toàn thể giảng viên, tu sinh trong lớp học SMLYT.

Thông tin tu sinh:

Thế danh: Nguyễn Văn Du – Pháp danh: Thích Thông Nhẫn

Năm sinh: 1985

Địa chỉ: số nhà 30 đường 19/8, thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh

Số điện thoại: 0964.633.366

Lời sách tấn của Thầy dành cho con ạ:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
BÀI LÀM

Kính thưa Thầy viện chủ Tu viện Chơn Như Thích Mật Hạnh, con Thông Nhẫn xin được
trả lời các câu hỏi trong đề thi số 4 như sau ạ:

Câu 1: “Thiểu dục là gốc, tri túc là cuội nguồn giải thoát” trích trong giới nào?

Trả lời: Thông Nhẫn kính thưa Thầy câu này được trích trong giới thứ ba mươi hai: NẾU
TỲ KHEO KHÔNG BỆNH CHẲNG ĐẶNG ĐÒI CƠM CANH CHO MÌNH.

Câu 2: Vị tỳ kheo khi thọ thực phải tư duy: “Ăn cơm đây do con người làm ra khó nhọc
và nặng nề bằng cả công sức, kể ra trong bát cơm này, người ta làm ra phải đổ mồ hôi quá
nhiều mới có, tính ra mỗi hạt cơm là một hạt mồ hôi, cơm này làm ra được rất gian nan, cực
khổ, vậy khi ta nuốt khỏi cổ rồi, nó trở thành đồ bất tịnh, trải qua cách đêm biến thành đồ
nhơ nhớp, hôi thúi, trước kia nó mới làm ra là đồ ngon ngọt thơm tho, thấy nó là bắt thèm
muốn ăn, còn bây giờ thì không muốn nhìn”, trích trong giới nào?

Trả lời: Thông Nhẫn kính thưa Thầy câu này nằm trong giới thứ ba mươi lăm: TRONG
KHI THỌ THỰC PHẢI NHẤT TÂM TƯỞNG NƠI BÁT ĂN CỦA MÌNH.

Câu 3: “Muốn thoát ra bản chất của loài thú vật thì sự ăn uống phải được vén khéo, vệ
sinh không được ăn uống theo kiểu lấy no.”, trích trong giới nào?

Trả lời: Thông Nhẫn kính thưa Thầy câu này được trích trong giới thứ bốn mươi: ĂN
CƠM KHÔNG ĐƯỢC RƠI ĐỔ.

Câu 4: Quý tu sinh hãy ghi chép đầy đủ trích đoạn dưới đây: “Càng học giới luật, càng
trau dồi thân tâm bằng giới luật của Đức Phật… “giới luật” thật là một pháp môn tuyệt vời
trên bước đường tu hành tìm cầu sự giải thoát”

Trả lời: Thông Nhẫn xin chép lại đầy đủ trích đoạn trong giới thứ bốn mươi bảy: CHẲNG
ĐẶNG TAY DƠ BƯNG BÁT ĐỒ ĂN như sau ạ:
“Càng học giới luật, càng trau dồi thân tâm bằng giới luật của Đức Phật, càng thấy mình
hằng ngày có thêm nhiều đức hạnh tốt đẹp và cuộc chung sống với mọi người rất bình đẳng,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau, luôn luôn đem lại cho mình cho người những niềm vui chan
hòa, tạo cảnh sống tâm hồn thanh thản và an lạc cho nhau, không bao giờ làm khổ mình khổ
người.

Cứ sống đúng giới luật của Đức Phật, giữ gìn không cho vi phạm một giới luật nào cả,
thì thân tâm càng lúc càng thanh tịnh, tâm càng lúc càng ly dục, ly ác pháp thì lại càng thấy
rõ ràng, khiến cho thân tâm an lạc, vô sự, lúc nào tâm cũng định vào thân nên thân tâm tràn
đầy hỷ lạc và an ổn.

Chỉ có giới luật là pháp môn duy nhất thiền định căn bản của đạo Phật, nếu ai không tu
giới luật thì chẳng bao giờ nhập được các chánh định, ngoài giới luật ra thì không thể có
pháp môn nào giúp cho người tu hành quét sạch lậu hoặc và thực hiện được tam minh.

Càng tu giới luật, hằng ngày càng thấy có kết quả giải thoát rất cụ thể, rõ ràng, vừa xây
dựng thân tâm có đạo đức, vừa giúp chúng ta nhập được các loại chánh định.

“Giới luật” thật là một pháp môn tuyệt vời trên bước đường tu hành tìm cầu sự giải
thoát.”

Câu 5: Quý tu sinh hãy tìm thứ tự mỗi giới đầy đủ những từ, cụm từ ngắn cho thấy rõ
thói quen xấu xa, thấp hèn cần phải từ bỏ và tránh xa trong 23 giới về ăn uống.

Ví dụ: khỉ đột ăn, heo ăn, một bọn háo ăn thiếu giáo dục, kẻ chẳng ra gì…

Trả lời: Thông Nhẫn xin được liệt kê từ, cụm từ chỉ rõ thói quen xấu xa, thấp hèn cần
phải từ bỏ và tránh xa trong 23 giới về ăn uống như sau ạ:

Giới thứ 26: GIỮ CHÁNH Ý KHI THỌ ĐỒ ĂN

- Làm đổ tháo, ngốn ngấu


- Nhai từng hạt cơm một
- Miếng ăn quá lớn, quá nhỏ
- Ăn nhanh quá, nhai thực phẩm không nhỏ
- Ăn chậm quá, ăn ngốn ngấu, ăn thô tháo
- Xem thường về cách thức ăn uống
- Ăn uống giống như loài thú vật

Giới thứ 27: THỌ CƠM VỪA BÁT ĂN

- Thọ cơm và thực phẩm đầy tràn, ém cơm, cơi ngọn


- Xin thêm mang ngoài bát
- Tham ăn giết hại lẫn nhau
- Vì miếng ăn mà chà đạp lên nhau

Giới thứ 28: THỌ CANH VỪA BÁT ĂN

- Thọ cơm quá nhiều, không còn chỗ để thọ canh, dư thừa ra ngoài

Giới thứ 29: CƠM CANH ĐỒNG ĂN

- Vội vàng ăn, lo vội ăn


- Hốp tốp ăn đại, ăn đùa

Giới thứ 30: DÙNG THỨ LỚP ĂN

- Vói tay lấy món ăn ở xa


- Bươi móc món ăn ưa thích hoặc ngon béo, lựa món ăn
- Chạy theo ăn uống dinh dưỡng

Giới thứ 31: CHẶNG ĐẶNG MOI GIỮA BÁT ĂN

- Moi giữa bát mà ăn, ăn cơm không, ăn canh không


- Ăn bốc bằng tay, cắn xé bằng răng

Giới thứ 32: NẾU TỲ KHEO KHÔNG BỆNH CHẲNG ĐẶNG ĐÒI CƠM CANH CHO MÌNH

- Xin thêm canh hoặc sữa, đề hồ


- Cơm canh để lẫn lộn nhau
- Lấy cơm phủ lên canh và thực phẩm để xin thêm

Giới thứ 33: CHẲNG ĐẶNG LẤY CƠM PHỦ TRÊN CANH VÀ THỰC PHẨM ĐỂ ĐƯỢC CÚNG
DƯỜNG THÊM
- Lấy cơm phủ lên thức ăn để xin thêm
- Tìm cầu ăn uống, tham ăn nhiều, thực phẩm ngon

Giới thứ 34: CHẲNG ĐẶNG ĂN NHÌN TRONG BÁT NGƯỜI BÊN CẠNH

- Nhìn qua bát của người khác

Giới thứ 35: TRONG KHI THỌ THỰC PHẢI NHẤT TÂM TƯỞNG NƠI BÁT ĂN CỦA MÌNH

- Chọn những thức ăn bổ dưỡng, đầy đủ vitamin

Giới thứ 36: CHẲNG ĐẶNG VẮT CƠM LỚN MIẾNG ĐỂ ĂN

- Ăn miếng cơm to quá, miếng cơm quá nhỏ


- Ăn như người dâm nữ, mỗi lần hai ba hột cơm
- Thô lỗ như kẻ phàm phu tục tử

Giới thứ 37: ĂN CƠM CHẲNG ĐẶNG HÁ MIỆNG TO

- Hả miệng to để bỏ cơm vào


- Nhìn thấy thực phẩm đồ ăn đã muốn bốc hốt ăn liền
- Theo kiểu phàm ăn của thế tục

Giới thứ 38: KHÔNG ĐẶNG NGẬM CƠM NÓI CHUYỆN

- Đang nhai nói chuyện


- Nói chuyện trong bữa ăn thành thói quen

Giới thứ 39: CHẲNG ĐẶNG VẮT CƠM NẮM XA THẨY VÀO MIỆNG

- Vắt cơm để cách xa thẩy vào miệng


- Bốc ăn còn rất gần với loài thú vật như: khỉ, vượn v.v..
- Dùng tay và răng như loài thú vật bốc ăn hoặc cắn xé
- Vừa ăn uống vừa chơi giỡn với nhau

Giới thứ 40: ĂN CƠM KHÔNG ĐƯỢC RƠI ĐỔ

- Để cơm và thực phẩm rơi rớt


- Bừa bãi cơm và thực phẩm tung tóe
- Làm chỗ ăn trông bẩn thỉu và mất vệ sinh
- Dùng tay cầm và răng cắn ngang ăn giống như một con thú vật đang ăn

Giới thứ 41: CHẲNG ĐẶNG ĂN BÚNG MÁ

- Cố ăn cho đầy miệng, hai má bùng ra giống in như khỉ đột ăn


- Cơm ăn trong miệng mà lại và thêm
- Ăn uống ngốn ngấu đầy miệng và vội vàng
- Ăn uống như khỉ đột, làm trò hề cho người xem

Giới thứ 42: CHẲNG ĐẶNG NHAI CƠM CÓ TIẾNG

- Nhai cơm và thực phẩm phát ra tiếng


- Nhai lạp xạp, nuốt ọt ọt
- Húp cháo, canh phát ra tiếng rột rột
- Ăn uống vội vàng lật đật
- Ăn uống phát ra tiếng động giống như một con thú đang ăn
- Ăn uống phát ra tiếng động giống như loài heo ăn, chó uống nước

Giới thứ 43: CHẲNG ĐẶNG NHAI CƠM LUA HÚP LỚN TIẾNG

- Lua húp lớn tiếng, vội vàng, lua húp rột rẹt

Giới thứ 44: CHẲNG ĐẶNG LE LƯỠI LIẾM THỨC ĂN

- Le lưỡi liếm thức ăn còn dính trong chén, bát, đũa, nĩa …
- Mút ngón tay hoặc le lưỡi liếm hai bên mép môi như chó, mèo ăn

Giới thứ 45: CHẲNG ĐẶNG RẨY TAY KHI ĂN CƠM

- Khi thọ thực rẩy tay, dùng tay búng rẩy


- Dùng đũa, muỗng, nĩa, khều, vứt thực thẩm thiu thúi
- Búng rẩy và bỏ bừa bãi không đúng chỗ
- Bỏ bừa bãi bẩn thỉu giấy, lá, vỏ trái cây, bọc nilon và đồ ăn thừa

Giới thứ 46: CHẲNG ĐẶNG BỐC CƠM RƠI MÀ ĂN

- Để cơm đổ tháo, bốc cơm rơi ăn


- Tung rẩy khắp nơi

Giới thứ 47: CHẲNG ĐẶNG TAY DƠ BƯNG BÁT ĐỒ ĂN

- Tay dính bụi bặm, mồ hôi mà thọ thực

Giới thứ 48: CHẲNG ĐẶNG LẤY NƯỚC TRÁNG BÁT ĐỔ TRONG NHÀ CƯ SĨ

- Lấy nước tráng bát đổ bậy bạ dưới đất


- Quăng bỏ bậy bạ

Câu 6: Quý tu sinh hãy ghi mỗi giới đức hai câu tác ý.

Trả lời: Thông Nhẫn xin liệt kê hai câu tác ý cho mỗi giới đức về ăn uống như sau ạ:

Giới thứ 26: GIỮ CHÁNH Ý KHI THỌ ĐỒ ĂN

- Giữ chánh ý khi thọ đồ ăn!


- Ăn uống phải giữ gìn oai nghi chánh hạnh!

Giới thứ 27: THỌ CƠM VỪA BÁT ĂN

- Thọ cơm vùa bát ăn!


- Lấy cơm đầy bát là còn tham ăn, ta không nên làm như vậy!

Giới thứ 28: THỌ CANH VỪA BÁT ĂN

- Thọ canh vừa bát ăn!


- Cơm canh vừa bát kẻo rơi đổ!

Giới thứ 29: CƠM CANH ĐỒNG ĂN

- Cơm canh đồng ăn!


- Cùng ăn chính ta tôn trọng người khác!

Giới thứ 30: DÙNG THỨ LỚP ĂN

- Dùng thứ lớp ăn!


- Lựa chọn món ăn là tham ăn, ta hãy ăn theo thứ lớp!
Giới thứ 31: CHẲNG ĐẶNG MOI GIỮA BÁT ĂN

- Không nên moi giữa bát ăn!


- Moi giữa bát ăn là còn tâm tham ăn!

Giới thứ 32: NẾU TỲ KHEO KHÔNG BỆNH CHẲNG ĐẶNG ĐÒI CƠM CANH CHO MÌNH

- Nếu không bệnh chẳng đòi cơm canh cho mình!


- Thiểu dục là gốc, tri túc là cội nguồn giải thoát, ta không nên đòi cơm canh!

Giới thứ 33: CHẲNG ĐẶNG LẤY CƠM PHỦ TRÊN CANH VÀ THỰC PHẨM ĐỂ ĐƯỢC CÚNG
DƯỜNG THÊM

- Không lấy cơm phủ trên canh và thực phẩm!


- Lấy cơm phủ lên thực phẩm để được đòi thêm là tính xấu!

Giới thứ 34: CHẲNG ĐẶNG KHI ĂN NHÌN TRONG BÁT NGƯỜI BÊN CẠNH

- Khi ăn không nhìn trong bát người khác!


- Cơm mình mình chú ý ăn, không tham xem của người khác!

Giới thứ 35: TRONG KHI THỌ THỰC PHẢI NHẤT TÂM TƯỞNG NƠI BÁT ĂN CỦA MÌNH

- Khi ăn chỉ chú ý nơi bát cơm của mình!


- Ăn là vị thuốc trị bệnh đói, phải nhất tâm tưởng nơi bát ăn của mình!

Giới thứ 36: CHẲNG ĐẶNG VẮT CƠM LỚN MIẾNG ĐỂ ĂN

- Ăn không vắt cơm lớn miếng!


- Ăn lớn miếng là còn tâm tham ăn!

Giới thứ 37: ĂN CƠM CHẲNG ĐẶNG HÁ MIỆNG TO

- Ăn cơm không há miệng to!


- Ăn há miệng to như loài thú vật!

Giới thứ 38: KHÔNG ĐẶNG NGẬM CƠM NÓI CHUYỆN

- Đang ngậm cơm không nói chuyện!


- Ăn cơm nói chuyện là mất vệ sinh!
Giới thứ 39: CHẲNG ĐẶNG VẮT CƠM NẮM XA THẨY VÀO MIỆNG

- Ăn không ném thức ăn vào miệng!


- Ném thức ăn vào miệng không khác gì loài khỉ vượn!

Giới thứ 40: ĂN CƠM KHÔNG ĐƯỢC RƠI ĐỔ

- Ăn cơm không được rơi đổ!


- Ăn cơm rơi đổ không khác gì trẻ con!

Giới thứ 41: CHẲNG ĐẶNG ĂN BÚNG MÁ

- Không ăn nhiều phồng má!


- Ăn nhiều phồng má là tham ăn!

Giới thứ 42: CHẲNG ĐẶNG NHAI CƠM CÓ TIẾNG

- Không nhai cơm có tiếng!


- Nhai cơm có tiếng là không lịch sự!

Giới thứ 43: CHẲNG ĐẶNG NHAI CƠM LUA HÚP LỚN TIẾNG

- Không nhai cơm lua húp lớn tiếng!


- Ăn cơm canh có tiếng là mất lịch sự!

Giới thứ 44: CHẲNG ĐẶNG LE LƯỠI LIẾM THỨC ĂN

- Không le lưỡi liếm thức ăn!


- Ăn le lưỡi liếm mất oai nghi, chánh hạnh!

Giới thứ 45: CHẲNG ĐẶNG RẨY TAY KHI ĂN CƠM

- Không rẩy tay khi ăn cơm!


- Ăn có ý tứ ta không nên rẩy tay!

Giới thứ 46: CHẲNG ĐẶNG BỐC CƠM RƠI MÀ ĂN

- Không bốc cơm rơi để ăn!


- Ăn cơm rơi là mất vệ sinh, ta đừng tiếc đồ ăn!
Giới thứ 47: CHẲNG ĐẶNG TAY DƠ BƯNG BÁT ĐỒ ĂN

- Tay bẩn không bưng bát ăn!


- Rửa tay trước khi ăn để giữ gìn vệ sinh, tránh bệnh tật!

Giới thứ 48: CHẲNG ĐẶNG LẤY NƯỚC TRÁNG BÁT ĐỔ TRONG NHÀ CƯ SĨ

- Không đổ nước tráng bát trong nhà người khác!


- Đổ nước tráng bát phải hỏi đổ chổ nào để giữ gìn vệ sinh!

Câu 7: Khi gặp một người bạn tốt, tu giỏi hơn mình, quý Tu sinh xả tâm ganh tỵ như thế
nào?

Trả lời: Thông Nhẫn xin trả lời Thầy như sau ạ:

Thông Nhẫn nhận thấy tâm ganh tỵ là một thói quen rất xấu ác, làm khổ mình, khổ
người, cản trở con đường tu hành tìm cầu sự giải thoát, an lạc của bản thân. Vì vậy, theo
Thông Nhẫn thì chúng ta nên ngăn và diệt tâm ganh tỵ thật rốt ráo. Bản thân Thông Nhẫn
hiện tại luôn hoan hỷ khi thấy có người tốt, tu giỏi hơn mình, tuy vậy nếu gặp trạng thái tâm
này trong tương lai, Thông Nhẫn sẽ quán như sau để xả tâm ạ:

- Người tu tốt, tu giỏi hơn mình là người thầy cho mình học hỏi, kính ngưỡng.
- Là hạt giống để Phật pháp trường tồn, là người hộ trì chánh pháp, lan tỏa chánh Phật
pháp.
- Người này có quả tốt do đã nhiều đời, nhiều kiếp tu tập, làm nhiều điều thiện, sống
không làm khổ mình khổ người. Nhân hiện tại người này siêng năng, tinh tấn, ham
học hỏi, ham tìm cầu giải thoát.
- Như lý tác ý “Ganh tỵ là một pháp rất ác, làm khổ mình khổ người, tâm ganh tỵ hãy
ra khỏi thân tâm ta”.

Câu 8: Quý tu sinh đã thay đổi được những hành động nào trong ăn uống? Còn những
hành động nào chưa sửa đổi được? (Câu này quý tu sinh không ghi vào bài làm mà dùng
làm câu hỏi bản thân mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm cho đến ngày chứng giới luật
về ăn uống.)

Trả lời: Dạ thưa Thầy, con Thông Nhẫn xin cảm ơn câu gợi ý của Thầy, Thông Nhẫn xin
hứa sẽ thực hiện mỗi ngày ạ.

You might also like