You are on page 1of 3

PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐỀ 2 – CĐ HỌC TRÊN TEAMS

HÀNH TRÌNH BẢO VỆ ĐỘC LẬP VÀ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC


TỪ 1945 ĐÊN NAY

YÊU CẦU 1: Dựa vào tài liệu SGK Lớp 9, hãy hoàn thành câu hỏi sau khi nói về hành trình bảo vệ độc lập
và đổi mới đất nước từ 1945 đến nay.

Giai Nội dung/Nhiệm vụ Câu hỏi


đoạn chính của cách (Chọn 01 phương án đúng cho mỗi câu)
mạng Việt Nam
1945 – Kháng chiến chống Câu 1. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến toàn
1954 thực dân Pháp quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 thắng lợi.
B. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.
C. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết.
D. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội (10/10/1954).
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam?
A. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
B. Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ
sở để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
C. Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt
Nam.
D. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ
mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
1954 - Kháng chiến chống Câu 3. Thắng lợi nào có ý nghĩa căn bản hoàn thành nhiệm vụ đánh cho
1975 Mĩ, cứu nước “Mĩ cút”, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn
toàn miền Nam?
A. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
B. Cuộc Tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.
D. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 4. Sự kiện nào mở ra kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi
lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam?
A. Cách mạng tháng Tám thành công (1945).
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
C. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi (1975).
D. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954).
1986 - Việt Nam trên Câu 5. Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta được bắt đầu
2000 đường đổi mới đi từ năm
lên Chủ nghĩa xã A. 1985. B. 1986. C. 1954. D. 1975
hội Câu 6. Những thành tựu nhân dân Việt Nam đạt được trong 15 năm
thực hiện đổi mới (1986 – 2000) đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng,
ngoại trừ việc
A. củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. thay đổi căn bản bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân.
D. Việt Nam hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.           
YÊU CẦU 2.
Câu 1: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực
dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương,
mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam; đồng thời là một sự kiện quan trọng báo hiệu sự sụp đổ hoàn
toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài ra nó còn là của sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường,

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lươc? Em hãy trình bày
diễn biến và ý nghĩa của sự kiện đó.

- Sự kiện đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và
dân ta
- Diễn biến: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 diễn ra qua ba chiến dịch:
1. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 - 3 đến ngày 24 - 3)
- Ngày 4 - 3 – 1975, quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum.

- Ngày 10 - 3 – 1975, bất ngờ đánh mạnh ở ở Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi.

- Ngày 12 - 3 - 1975, địch phản động chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.

- Ngày 24 - 3 - 1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.

⟹ Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược phát triển thành
tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 - 3 đến 29 - 3 - 1975)


- Ngày 21 - 3 - 1975, ta đánh thẳng vào căn cứ của địch, hình thành thế bao vây thế trận trong thành Huế.

- Ngày 26 - 3 - 1975, giải phóng hoàn toàn thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Ngày 29 - 3 - 1975, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.

- Cuối tháng 3 - đầu tháng 4, các tỉnh còn lại ở miền Trung, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ được giải phóng.

3. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 - 4 đến 30 - 4)


- Ngày 26 - 4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân tiến vào Sài Gòn chiếm các cơ quan đầu
não của chúng.

- Ngày 30 - 4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ nội các Sài Gòn.

- Ngày 2 - 5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.

- Ý nghĩa:
+ Tạo bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta, kỷ nguyên độc lập, thống
nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
+Thể hiện sâu sắc sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại
Hồ Chí Minh
+ Là một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều
nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phát huy cao
độ nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam.

Câu 3: Chọn và viết suy nghĩ (ấn tượng) của em về một sự kiện trong công cuộc đổi mới đất nước từ
năm 1986 đến nay (Bài viết khoảng ½ trang A4).
Thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1986, đã làm xuất hiện hàng loạt chuyển biến rõ rệt về các mặt
của đất nước. Cá nhân tôi, một trong những sự kiện ấn tượng nhất trong quá trình này là sự phát triển và mở
rộng của hệ thống giáo dục Việt Nam. Trước khi đổi mới, hệ thống giáo dục ở Việt Nam khá lạc hậu và kém
hiệu quả. Chương trình học bị ảnh hưởng nặng nề bởi hệ tư tưởng chính trị, thiếu kiến thức và kỹ năng thực
tế. Hơn nữa, cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên còn hạn chế, dẫn đến khoảng cách đáng kể về
phát triển nguồn nhân lực so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, với sự ra đời của chính sách đổi mới,
chính phủ Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào giáo dục, từ cấp tiểu học đến đại học. Chương trình giảng dạy
được đổi mới và hiện đại hóa, chú trọng vào kiến thức và kỹ năng thực tế, phù hợp với thị trường việc làm
hiện nay. Ngoài ra, chính phủ đã tạo ra nhiều chương trình khác nhau để tăng khả năng tiếp cận giáo dục,
chẳng hạn như cung cấp học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và xây dựng thêm trường học ở
vùng sâu vùng xa. Kết quả là hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong vài
thập kỷ qua. Tỷ lệ biết chữ tăng lên đáng kể, chất lượng giáo dục được cải thiện đáng kể, bằng chứng là học
sinh Việt Nam đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành một điểm
đến hấp dẫn đối với quốc tế

You might also like