You are on page 1of 12

ÔN THI GIỮA KỲ AN TOÀN SINH HỌC

1. Các dấu hiệu: nguy hiểm, cảnh báo và lưu ý

2. Dấu hiệu NFPA:

ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE (MÀU XANH LAM)

(0) : Hoàn toàn không độc hại với sức khỏe. VD: Lanolin

(1) : Thông thường thì bền vững, nhưng có thể trở nên mất ổn định ở nhiệt độ và áp
suất cao.

(2) : Tính chất hóa học thay đổi mạnh dưới áp suất và nhiệt độ cao, phản ứng mạnh
hoặc có thể gây nổ khi trộn lẫn với nước. VD: P, K, Na

(3) : Chỉ nổ hoặc phân hủy gây nổ khi tiếp xúc nguồn phát lửa mạnh, bị nung nóng
trong môi trường kín, khi bị va chạm mạnh hoặc khi tiếp xúc với nước (gây cháy
nổ dữ dội). VD: fluorine.

(4) : Rất dễ nổ hoặc phân hủy gây nổ ở nhiệt độ và áp suất thường. VD:
RDX, nitroglycerine.

KHẢ NĂNG CHÁY NỔ (MÀU ĐỎ)

(0) : Hoàn toàn không cháy. VD: nước

(1) : Chỉ bắt cháy khi bị đốt nóng. Nhiệt độ chớp cháy trên 93°C.VD: dầu đậu nành.
(2): Có thể bắt cháy khi bị gia nhiệt nhẹ hoặc đặt trong môi trường có nhiệt độ cao.
Nhiệt độ chớp cháy từ 38°C ÷ 93°C. VD: dầu diesel.
(3) : Thể lỏng và thể rắn có thể bắt cháy hầu như ở bất kỳ nhiệt độ nào. Nhiệt độ
chớp cháy từ 23°C ÷ 38°C. VD: xăng dầu.

(4) : Dễ dàng phân tán vào không khí, bay hơi nhanh và hoàn toàn ở nhiệt độ và
áp suất thường. Nhiệt độ chớp cháy dưới 23°C. VD: Propane C3H8

ĐỘ KHÔNG ON ĐỊNH / PHÃN ỨNG (MÀU VÀNG)

(0) : Bền vững, thậm chí trong cả điều kiện cháy nổ, và không phản ứng với nước.
VD: khí Heli

(1) : Thông thường thì bền vững, nhưng có thể trở nên mất ổn định ở nhiệt độ và áp
suất cao.

(2) : Tính chất hóa học thay đổi mạnh dưới áp suất và nhiệt độ cao, phản ứng mạnh
hoặc có thể gây nổ khi trộn lẫn với nước. VD: P, K, Na

(3) : Chỉ nổ hoặc phân hủy gây nổ khi tiếp xúc nguồn phát lửa mạnh, bị nung nóng
trong môi trường kín, khi bị va chạm mạnh hoặc khi tiếp xúc với nước (gây cháy
nổ dữ dội). VD: fluorine. (4): Rất dễ nổ hoặc phân hủy gây nổ ở nhiệt độ và áp suất
thường. VD: RDX, nitroglycerine.

CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT (MÀU TRẮNG): Trong ô màu trắng có thể có
các ký hiệu sau:

W: Dễ phản ứng với nước trong các tính huống bất ngờ và nguy hiểm. VD: Xe,
Na.

OX hoặc OXY: Chất oxy hóa. VD: NaNH4

COR: Chất ăn mòn, là axit hoặc kiềm mạnh. VD: H2SO4, KOH
BIO: Tác nhân sinh học nguy hiểm. VD: virus bệnh đậu mùa.

POI: Chất độc. VD: nọc nhện độc.

3. Dấu hiệu nguy cơ sinh học

- Nguy hiểm sinh học (Biological hazards), cũng được biết đến như
là mối hiểm họa sinh học (biohazards), chỉ các chất sinh học gây ra mối đe
dọa đến sức khỏe sinh vật sống, mà chủ yếu là con người. Bao gồm các
mẫu vi sinh vật, virus hay toxin (từ một nguồn sinh học) đều có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Và cũng gồm những chất có hại cho các loài
động vật khác.

- Thuật ngữ và biểu tượng liên quan được sử dụng như một cảnh báo để
những người có khả năng tiếp xúc với các chất đó sẽ biết cách đề
phòng. Biểu tượng nguy hiểm sinh học được phát triển vào năm 1966 bởi
Charles Baldwin, một kỹ sư làm việc ở Công ty Hóa chất Dow.

- Nó được sử dụng để ghi nhãn các vật liệu sinh học mang một mối nguy về
sức khỏe, bao gồm cả các mẫu virus và kim tiêm dưới da.

4. Các nhóm nguy cơ sinh học:

- Nhóm nguy cơ 1: Một vsv không có khả năng gây bệnh cho người và cho
động vật (mức độ nguy hiểm đối với cá nhân cộng đồng rất thấp hoặc không
có). Ví dụ: Bacillus subtilis, Naegleria gruberi...

- Nhóm nguy cơ 2: Một tác nhân gây bệnh có khả năng gây bệnh cho người
và động vật, nhưng lại khó có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đến các nhân
viên phòng thí nghiệm, cộng đồng, vật nuôi hay môi trường. Sự tiếp xúc ở
phòng thí nghiệm có thể gây nên nhiễm khuẩn nguy hiểm nhưng còn có các
biện pháp phòng tránh, điều trị hữu hiệu và nguy cơ lan truyền bệnh lây
nhiễm được giới hạn (mức độ thấp với cộng đồng, cao đối với cá nhân). Ví
dụ: Vi rút Viêm gan B, vi khuẩn tả, vi rút cúm A/H1N1...

- Nhóm nguy cơ 3: Một tác nhân thường gây bệnh nấm cho người và động
vật, nhưng không truyền từ một cá thể nhiễm bệnh sang cá thể khác. Các
biện pháp phòng tránh và điều trị hữu hiệu đều đã có (mức độ nguy hiểm
thấp đối với cộng đồng, cao đối với cá nhân). Ví dụ: Vi khuẩn than, vi rút
cúm A/H5N1, virút SARS...

- Nhóm nguy cơ 4: Một tác nhân thường gây bệnh cho người và động vật,
đồng thời dễ lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp, thường chưa có sẵn các biện pháp phòng tránh và điều trị hữu
hiệu. (mức độ nguy hiểm cao đối với cộng đồng và cá nhân). Ví dụ: Vi rút
Ebola, vi rút Marburg, vi rút Congo-Crimean hemorrhagic...

5. Các cấp độ an toàn sinh học: Có 4 cấp độ an toàn sinh học (BSL)

- BSL – 1: là cấp độ an toàn sinh học thấp nhất, (BSL-1) áp dụng cho các
thiết lập trong phòng thí nghiệm trong đó nhân sự làm việc với các vi khuẩn
có nguy cơ thấp gây ra sự lây nhiễm ở người trưởng thành khỏe mạnh.Ví dụ,
phòng thí nghiệm BSL-1 có thể làm việc với một chủng E.coli không gây
bệnh. Các phòng thí nghiệm BSL-1 thường tiến hành nghiên cứu trên băng
ghế, không sử dụng các thiết bị gây ô nhiễm đặc biệt và không cần phải bị
cô lập với các cơ sở xung quanh.
- BSL – 2: bao gồm tất cả các PTN làm việc với các tác nhân liên quan đến
các bệnh ở người (các SV gây bệnh hoặc truyền nhiễm, gây ra nguy cơ sức
khỏe vừa phải). Ví dụ: virus viêm não ngựa, HIV và Staphylococcus aureus
(nhiễm trùng tụ cầu khuẩn).

Các phòng thí nghiệm BSL-2 được yêu cầu để duy trì các thực hành VSV
tiêu chuẩn tương tự như các phòng thí nghiệm BSL-1, cũng như các biện
pháp tăng cường do nguy cơ tiềm năng mà các vi khuẩn đã nói ở trên.

- BSL – 3: xây dựng dựa trên 2 mức an toàn sinh học trước đó, phòng thí
nghiệm BSL-3 thường tiến hành nghiên cứu hoặc làm việc trên các vi khuẩn
có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc có khả năng gây chết người thông qua
hít vào. Ví dụ VK sốt vàng, virus West Nile và VK gây bệnh lao.

Các vi khuẩn được tìm thấy trong BSL – 3 rất nghiêm trọng đến mức công
việc thường được kiểm soát và đăng ký hoàn toàn thông qua cơ quan chính
phủ. Nhân viên phòng thí nghiệm cũng được giám sát y tế và có thể yêu cầu
tiêm chủng cho các vi khuẩn mà họ làm việc cùng.

- BSL – 4: rất hiếm. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ tồn tại ở Hoa Kỳ và trên
toàn thế giới. Là mức độ an toàn sinh học cao nhất, các phòng thí nghiệm
BSL-4 hoạt động với các vi khuẩn rất nguy hiểm và kỳ lạ, như virus Ebola
và Marburg. Nhiễm trùng do các loại vi khuẩn này thường gây tử vong và
không điều trị được.
6. Cách đánh giá mức độ nguy cơ và sự liên quan với cấp độ ATSH:

- Xác định khả năng gây bệnh của 1 tác nhân và liều lượng lây nhiễm

- Tác động tiềm năng của tác nhân đó khi chúng xuất hiện

- Con đường truyền nhiễm tự nhiên

- Xác định sự ổn định của tác nhân trong MT

- Nồng độ của tác nhân và thể tích của nguyên liệu trong thao tác bằng tay

- Xác định sự có mặt của vật chủ thích hợp (người/ĐV)

- Thu thập thông tin sẵn có từ những bài báo cáo về những SV có sự lây
nhiễm trong PTN

- Lên kế hoạch cho hoạt động trong PTN

- Hiểu được các đặc tính DTH của SV => mở rộng chuỗi vật chủ của tác
nhân hoặc làm thay đổi sự nhạy cảm của chúng

7. Phòng TN và PPE của các cấp độ ATSH

- Đối với PTN cấp độ 1:


 Đồng phục bảo vệ phải được mặc trong suốt thời gian làm việc ở
PTN.
 Phải đeo găng tay phù hợp trong tất cả các trường hợp liên quan đến
tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với máu, dịch lỏng cơ thể và những
nguyên liệu lây nhiễm tiềm ẩn khác hoặc những động vật truyền
nhiễm.
 Cá nhân phải rửa tay sau khi tiếp xúc với những động vật, tác nhân lây
nhiễm và trước khi rời khỏi PTN.
 Kính an toàn, tấm che chắn mặt hoặc các thiết bị bảo vệ khác phải
được sử dụng khi cần thiết để bảo vệ mắt và mặt khỏi những vật thể
và nguồn tác động của bức xạ cực tím nhân tạo.
 Nghiêm cấm việc mặc quần áo bảo vệ ra ngoài PTN.
 Cấm ăn uống, hút thuốc, trang điểm và dùng kính áp tròng trong PTN.
 Cấm để thức ăn, đồ uống trong PTN.
 Trong PTN phải sự dụng quần áo bảo vệ, không được để trong cùng
tủ có khóa hay có tủ có nhiều ngăn có quần áo đi làm.

- Đối với PTN ở cấp độ 2 phải được thiết kế và trang bị những thiết bị cần
thiết như:
 Bồn rửa tay, rửa mắt và vòi xả nước
 Tủ An toàn sinh học, máy ly tâm
 Nồi hấp tiệt trùng hoặc các thiết bị thích hợp khác để khử trùng các
vật liệu
 Hệ thống thống khí, lưới chống côn trùng.
 Hai thùng chứa rác thải được phân loại cẩn thận: chứa dụng cụ và
chứa mẫu vật làm thí nghiệm.

 PPE: (giống cấp 1)

- Đối với PTN cấp độ 3, tương tự PTN cấp độ 1 và 2, ta lưu ý thêm một số
điều:
 Quần áo bảo hộ trong PTN phải là loại có phần cứng ở phía trước
được quấn áo choàng xung quanh, trang phục sạch sẽ, mũ đội đầu,
khẩu trang và giày riêng.
 Quần áo bảo hộ không được mặc ra ngoài và phải được khử trùng
trước khi giặt.

 Việc chuyển đổi quần áo thông thường thành quần áo PTN có thể
được cho phép khi làm việc với một vài tác nhân.

- Đối với PTN cấp độ 4, tương tự PTN cấp độ 3, ta lưu ý thêm một số điều:
 Yêu cầu thay đổi hoàn toàn quần áo và giày khi ra vào PTN.
 Sau khi kết thúc công việc trong PTN, phải tắm rửa, khử trùng sạch sẽ
trước khi rời khỏi.

8. Phòng TN vi sinh:

- Tác nhân:
 Mắc lỗi trong quá trình thao tác làm phát tán các vật liệu gây nhiễm:
dịch bị rơi ra khi thao tác, dụng cụ thí nghiệm bị nhiễm khuẩn, vứt bỏ
mẫu và chủng vi sinh vật ko đúng quy định, ko sát khuẩn mỗi cuối qui
trình.
 Sử dụng các trang thiết bị PTN không đúng kỹ thuật.
 Thực hiện thao tác thí nghiệm sai kỹ thuật.
 Bị tiêm nhiễm các vật liệu gây nhiễm.

- Cách xử lý sự cố:
 Đeo găn tay trong suốt quá trình xử lý sự cố.
 Phủ vải hoặc giấy lên vùng chất lây nhiễm.
 Phun chất tẩy uế lên vùng này và cần phải tránh xa trong 1 khoảng
thời gian.
 Thu dọn vải, giấy đã phủ lên vùng bị nhiễm và những thứ bị đổ vỡ
cho vào túi đựng hoạc thùng nhựa chuyên dụng.
 Khử độc lại khu vực bị nhiễm bằng chất tẩy.
 Nếu có sử dụng dụng cụ để thu dọn vùng bị nhiễm thì nên đem đi khử
trùng hoặc ngâm vào chất tẩy uế.
 Cho găng tay, trang phục đã được sử dụng vào thùng làm sạch chất
bẩn.
 Nếu các vật liệu in ấn hay thuốc trong PTN bị nhiễm bẩn thì nên đc
sao chép lại và những vật bị nhiễm nên cho vào thùng khử khuẩn.

9. Biosafety containment

- Mục đích: rào chắn ATSH là các phương pháp an toàn để quản lý các tác
nhân truyền nhiễm trong môi trường phòng thí nghiệm. Mục đích là để giảm
hoặc loại bỏ sự tiếp xúc của công nhân phòng thí nghiệm, người khác và môi
trường bên ngoài với các tác nhân nguy hiểm có khả năng. Các yếu tố ngăn
chặn bao gồm: kỹ thuật thực hành phòng thí nghiệm, thiết bị an toàn và thiết
kế cơ sở vật chất.

- Các loại rào chắn:


 BSL – 1:

Rào chắn sơ cấp (chính):

+ Thực hành phòng thí nghiệm

 Thực hành vi sinh tiêu chuẩn được theo dõi.


 Công việc có thể được thực hiện trên một băng ghế hoặc bảng phòng thí
nghiệm mở
+ Thiết bị an toàn: Thiết bị bảo vệ cá nhân (áo khoác phòng thí
nghiệm, găng tay, bảo vệ mắt) được đeo khi cần thiết.

Rào chắn thứ cấp: thiết kế cơ sở vật chất

 Một bồn rửa phải có sẵn để rửa tay.


 Phòng thí nghiệm nên có cửa để tách không gian làm việc với phần còn lại
của cơ sở.

 BSL – 2: là sự nâng cấp dựa trên PTN BSL – 1

Rào chắn sơ cấp:

+ Thực hành phòng thí nghiệm

 Các phòng thí nghiệm đang được giám sát y tế và có thể được tiêm chủng
cho các vi khuẩn mà họ làm việc
 Ra vào phòng thí nghiệm bị hạn chế và kiểm soát mọi lúc.

+ Thiết bị an toàn:

 PPE thích hợp phải được đeo, và yêu cầu mặt nạ phòng độc khi cần.
 Tất cả hoạt động với vi khuẩn phải được thực hiện trong một BSC thích hợp
 Có phương pháp khử nhiễm thích hợp

Rào chắn thứ cấp: thiết kế cơ sở vật chất

 Phòng thí nghiệm có cửa tự động.


 Một bồn rửa tay và rửa mắt.

 BSL – 3: cải tiến dựa trên BSL – 1 và BSL – 2


Rào chắn sơ cấp:

+ Thực hành phòng thí nghiệm

 Các phòng thí nghiệm được giám sát y tế và kỹ thuật viên ở đây có thể được
tiêm chủng cho các vi khuẩn mà họ làm việc
 Ra vào phòng thí nghiệm bị hạn chế và kiểm soát mọi lúc.

+ Thiết bị an toàn:

 PPE thích hợp phải được đeo, và mặt nạ phòng độc có thể được yêu cầu.
 Tất cả hoạt động với vi khuẩn phải được thực hiện trong một BSC thích hợp

Rào chắn thứ cấp: thiết kế cơ sở vật chất

 Có bồn rửa tay và bồn rửa mắt gần lối ra.


 Không thể tuần hoàn khí thải và phòng thí nghiệm phải có luồng không khí
định hướng bền vững bằng cách hút không khí vào phòng thí nghiệm từ các
khu vực sạch sang các khu vực có khả năng bị ô nhiễm.
 Lối vào phòng thí nghiệm thông qua hai bộ cửa tự đóng và khóa

 BSL – 4: cải tiến hơn từ BSL – 3

Rào chắn sơ cấp:

+ Thực hành phòng thí nghiệm

 Thay quần áo trước khi vào.


 Tắm, khử khuẩn trước khi ra.
 Khử trùng tất cả các vật liệu trước khi ra.

+ Trang thiết bị an toàn:


Tất cả công việc với vi khuẩn phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học
cấp III , hoặc bằng cách mặc bộ quần áo toàn thân, được cung cấp khí.

Rào chắn thứ cấp: thiết kế cơ sở vật chất

 Phòng thí nghiệm nằm trong một tòa nhà riêng biệt hoặc trong khu vực cách
ly và hạn chế của tòa nhà.
 Phòng thí nghiệm có nguồn cung cấp và khí thải chuyên dụng, cũng như các
đường chân không và hệ thống khử nhiễm đặc biệt.

You might also like