You are on page 1of 8

THÍ NGHIỆM BIẾN DÒNG ĐIỆN (TI)

HẠNG MỤC CÔNG VIỆC THÍ NGHIỆM TI:


1. Đo điện trở cách điện
2. Đo hệ số tổn hao điện môi Tg (TI kín, cách điện dầu, có điện áp lớn hơn 35kV)
3. Kiểm tra tỷ số biến và cực tính
4. Kiểm tra tý số biến và cực tính
5. Kiểm tra đặc tính V-A
6. Đo điện trở một chiều của cuộn hạ áp
7. Thí nghiệm dầu cách điện (chỉ thực hiện khi TI mất độ kín có hiện tượng bất thường)
8. Kiểm tra độ ẩm và hàm lượng khí SF6 đối với TI cách điện khí (chỉ thực hiện với TI vận hành
trên 10 năm, hoặc điện trở cách điện có biểu hiện suy giảm)
Đo điện trở cách điện:
 Cách điện cuộn dây sơ cấp:
- Cách điện cuộn dây sơ cấp với vỏ (đất)
- Cách điện cuộn dây sơ cấp với thứ cấp
Lưu ý an toàn:
Trước khi đo TI thì kiểm tra các đầu lèo TI phải được tách ra.
Phía nhất thứ thông thường đo bằng Megaohm 2500V, 5000V.
 Trong trường hợp kết quả đo điện trở cách điện thấp, do bề mặt sứ TI bẩn thì ta có thể dùng sơ đồ
đo Egrand để loại bỏ dòng rò.

 Cách điện cuộn dây thứ cấp:


- Cách điện cuộn dây thứ cấp với vỏ (đất)
- Cách điện cuộn dây thứ cấp với nhau
Lưu ý an toàn:
Trước khi đo TI thì kiểm tra các đầu lèo TI phải được tách ra.
Phía nhị thứ thông thường đo bằng Megaohm 500V.
Khi đo cách điện các cuộn nhị thứ, thì tất cả các đầu dây TI đi vào các đồng hồ đo lường, relay bảo vệ
phải được cách ly hoàn toàn với cuộn nhị thứ.
Khi TI có 2 cuộn thứ, khi đo cuộn thứ nhất thì cuộn thứ 2 phải được nối với nhau và nối xuống đất.
Sơ đồ đo cách điện TI:
Khi kết quả đo điện trở cách điện các cuộn nhị thứ với đất tốt thì không cần phải đo điện trở cách điện của
các cuộn nhị thứ với nhau.
Khi kết quả đo điện trở cách điện các cuộn nhị thứ với đất thấp thì cần phải đo điện trở cách điện của các
cuộn nhị thứ với nhau
Cách 1: Đầu (+) Megaohm nối với cuộn S1, cuộn S2 nối với nhau và với đất. Đầu (-) Megaohm nối
xuống đất.
Cách 2: Đầu (+) Megaohm nối với cuộn S2, cuộn S1 nối với nhau và với đất. Đầu (-) Megaohm nối
xuống đất.

Đo hệ số tổn hao điện môi Tg:

Mục đích: xác định chất lượng vật liệu cách điện của TI thông qua hệ số tổn hao điện môi Tg.
Thời gian đo: Sau khi lắp đặt, sau 1 năm vận hành, sau 6 năm 1 lần
Với TI vận hành quá 5 năm, tối thiểu 1 năm phải đo 1 lần
Các sơ đồ đo TI:
Sơ đồ đo GST:

Lưu ý an toàn:
Khi đầu nối đầu cao áp lên TI, phải đảm bảo móc chắc chắn, tránh trong quá trình đo làm rơi móc cao áp
xuống đất gây nguy hiểm.
Khi đấu nối đầu cao áp lên TI, phải đảm bảo chắc chắn tiếp xúc tốt để có kết quả đo chính xác nhất.
Khi thực hiện phép đo, các cuộn thứ cấp của TI phải được nối với nhau và nối đất.
Trong quá trình đo mà kết quả đo Tg của TI không đạt do bề mặt sứ TI ẩm, bụi bẩn thì ta có thể dùng sơ
đồ đo Egrand để loại bỏ dòng rò.
Đối với những TI có núm đo Tg, thì ta thực hiện đo Tg như đo sứ MBA. Ta phải tách nối đất của núm
sứ đo Tg của TI, sau đó dùng sơ đồ UST để đo Tg của TI

Giá trị tổn hao điện môi Tg nếu không có quy định của nhà sản xuất thì tham khảo bảng giá trị tối đa ở
200C như sau: Tg%

Điện áp định mức (kV) 35 110 150 - 220


TI có dầu (cách điện giấy) 2,5% 2% 1,5%

Đo đặc tính từ hóa (V-A)


Đặc tính V-A là đường cong quan hệ giữa điện áp đặt vào 1 cuộn nhị thứ của TI và dòng điện chạy qua
cuộn dây đó, các cuộn nhị thứ khác hở mạch.
10% là vùng điện áp tăng rất ít
50% là vùng dòng điện tăng lớn
Điện áp vào cuộn dây sinh ra dòng điện để từ hóa mạch từ. Trong vùng tuyến tính, dòng từ hóa và điện áp
tăng tuyến tính với nhau. Tại vùng bảo hòa, điện áp chỉ tăng rất ít mà dòng điện tăng vọt.
Tương ứng trong quá trình vận hành, ở chế độ bình thường thì dòng nhị thứ tăng tuyến tính và dòng nhất
thứ theo tỷ số biến dòng. Khi có sự cố, dòng nhị thứ cũng tăng theo dòng sự cố cho đến điểm bảo hòa, khi
đó dòng nhất thứ có tăng bao nhiêu nữa thì dòng nhị thứ cũng không tăng nữa.

Biến dòng cho đo lường Biến dòng cho BVRL


-Tới (0,05 – 1,2)Iđm đo dòng tải bình - Tới (10 – 20) I đm đảm bảo cho dòng
thường hoặc quá tải cho phép sự cố
- Bảo hòa nhanh để bảo vệ các thiết bị - Điện áp V1 bảo hòa cao hơn (khó bị
đo khỏi dòng điện tăng cao đo dòng bảo hòa)
sự cố - Độ chính xác thấp hơn 5P hoặc 10P
- Độ chính xác cao hơn 0,2 hoặc 0,5 theo tiêu chuẩn IEC
theo tiêu chuẩn IEC
Yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá:
- Nâng điện áp đưa vào cuộn nhị thứ cho đến điểm bảo hòa không được vượt quá 1800V (trong
thực tế nhà sản xuất có thể nâng điện áp lên tới 2000V hoặc 2500V)
- Trong thí nghiệm định kỳ lấy 3 điểm của đường đặc tính V-A. Giá trị đo được không được
vượt quá 10% giá trị xuất xưởng.
Đo tỷ số biến và xác định cực tính:
Mục đích: để kiểm tra độ chính xác của tỷ số biến, cực tính có đúng với thông số của nhà sản xuất không.
Kết hợp với các tiêu chí khác để xác định chạm chập vòng dây trong biến dòng.
Nguyên lý: dùng nguyên lý dòng hoặc áp
Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Sơ đồ đo tỷ số biến của TI:

Nguyên lý dòng:
Thường có độ chính xác cao hơn
Thiết bị đo kích thước lớn
Cách đo: Nhất thứ thường là 1 thanh dẫn, chỉ có 1 vòng dây đi qua mạch từ. Sử dụng nguồn dòng, bơm
trực tiếp vào nhất thứ TI, nối tắt cuộn nhị thứ của TI, trên đường nối về gắn 1 đồng hồ Ampemet để đo
dòng A2. Lưu ý: các cuộn thứ cấp không đo, phải nối tắt lại với nhau.
Nguyên lý áp:
Thường thì độ chính xác kém hơn so với nguyên lý dòng, nhất là TI đo với tỷ số biến dòng lớn.
Cách đo: Cấp điện áp AC ở cuộn nhị thứ, dùng đồng hồ U1 để đo điện áp nhị thứ, ở nhất thứ lấy đồng hồ
U2 đo điện áp.

Đo điện trở 1 chiều cuộn nhị thứ TI:


Mục đích: kết hợp vưới đo tỷ số biến để xác định chạm chập vòng dây
Ý nghĩa của phép đo điện trở một chều
- Điện trở một chiều là thông số xác định tình trạng các cấu trúc phần dẫn dòng trong máy điện: cuộn dây
chính, cuộn dây phân áp, các mối tiếp xúc của đầu vào và cấu trúc dẫn dòng bên trong, các cấu trúc dẫn
điện của bộ chuyển nấc phân áp...

- Nếu giá trị điện trở một chiều cao có thế các vòng dây sắp đứt, các mối hàn bị bong... Còn khi điện trở
cuộn dây nhỏ có thể cuộn dây đang bị chạm chập...

Nguyên lý: Thiết bị sẽ bơm dòng điện một chiều (I DC) vào cuộn dây >> trên cuộn dây xuất hiện V >>
điện trở một chiều xác định dựa vào định luật Ohm: R = V/I.

Dùng kẹp chuyên dụng (Kẹp Kevin để kẹp vào cuộn nhị thứ TI)
Lưu ý: Khi kẹp đầu dây, phải kẹp một cách chắc chắn và các đầu kẹp không chạm vào nhau.
Xử lý số liệu điện trở một chiều
- Khi nhiệt độ khác với nhiệt độ tiêu chuẩn hoặc ghi trong lý lịch máy cần phải quy đổi điện trở cuộn dây
về một cùng một nhiệt độ.
Công thức tính qui đổi điện trở một chiều theo nhiệt độ:

Tiêu chuẩn: Độ lệch giá trị điện trở một chiều quy đổi về cùng nhiệt độ so với giá trị xuất xưởng và giá trị
đo được của các pha khác nhau không được lệch quá 2%.

You might also like