You are on page 1of 3

Thời gian tới, Vĩnh Long tập trung ứng dụng công nghệ mới, các giải pháp

khoa học
đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu
và bảo vệ môi trường; ít nhất 70% mô hình được triển khai trong Chương trình trên
địa bàn tỉnh được tiếp tục duy trì và nhân rộng. Tối thiểu 80% mô hình phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn được triển khai trong Chương trình có sự liên kết
đa ngành, hên kết theo chuỗi giá trị và hợp tác công tư.
Tối thiểu 25% mô hình triển khai thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh được thực
hiện tại các xã đặc biệt khó khăn, các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần đẩy
nhanh tiến độ đạt được các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới. Tối thiểu 40% sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương
trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm
soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Số lượng đơn đăng ký sở hữu trí
tuệ (sở hữu công nghiệp, giống cây trồng) tăng trung bình 25% - 30%/5 năm so với
giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghiên cứu
các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững. Trong
đó, đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành
chức năng nghiên cứu phát triển và mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung kết
hợp thực hiện thâm canh, sử dụng các giống cây con và quy trình sản xuất hiệu quả
tạo năng suất chất lượng cao, có sức cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ; ưu hên hỗ
trợ phát triển các ngành hàng, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm đặc sản địa
phương, sản phẩm OCOP.
Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa một cách đồng bộ các khâu
sản xuất; trong đó chú trọng khâu bảo quản, chế biến, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm. Xây dựng, đăng ký các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, có chứng
nhận, truy xuất nguồn gốc cho nông sản. Nghiên cứu ứng dụng nhanh công nghệ sinh
học trong việc chọn, lai tạo và sản xuất kết hợp với nhập khẩu giống, chuyển giao
công nghệ để sản xuất các loại giống sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao, chống
chịu được dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu các loại cây trồng, vật nuôi
chủ lực (lúa, cây ăn trái, heo, bò, cá); hình thành Trung tâm thực nghiệm sản xuất
giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo đột
phá phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sản xuất giống cây, giống con hàng
đầu của khu vực.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vacxin phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
trong chăn nuôi, thủy sản (lở mồm long móng trên trâu bò, heo tai xanh, dịch tả heo
Châu Phi, gan thận mủ trên cá tra,...). Đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng hến bộ kỹ thuật
mới vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ngành nghề nông thôn nhằm giảm ảnh
hưởng đến môi trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ cho phù hợp với quy
luật diễn biến của thời tiết, khí hậu và thiên tai trên địa bàn tỉnh; chuyển đổi mùa và
thời vụ đối với những cây ngắn ngày như: lúa, bắp, khoai, các loại rau màu khác phù
hợp với diễn biến thời tiết, xâm nhập mặn.
Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu thực hiện các giải pháp xây dựng các xã đáp ứng
an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo đảm phát
triển nông nghiệp bền vững, đề ra giải pháp nâng cao năng lực phòng chống, giảm
nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đề phòng và khắc phục tình trạng sạt lở
sông rạch. Hàng năm, xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp;
nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai bằng áp dụng các công nghệ hiện đại trong
dự báo, cảnh báo và phòng chống thiên tai; xây dựng các phương án thích ứng và chủ
động trước mọi tình huống.
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong phát triển hạ tầng nông thôn bền vững, phù hợp
với điều kiện tự nhiên của tỉnh và đặc điểm văn hóa truyền thông của vùng đồng bằng
sông Cửu Long để tạo lập môi trường, cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp, an toàn,
giàu bản sắc văn hóa truyền thông; đưa nông thôn trở thành “nơi đáng sống”. Tăng
cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng ngừa các vi
phạm về sử dụng đất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm mất diện tích đất có
giá trị đa dạng sinh học.
Nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi
trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải trong sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và khu dân cư nông thôn. Phát hiện và nhân rộng các mô hình,
điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường; gắn nội dung bảo vệ môi
trường với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan hủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tổ chức thực hiện
Kế hoạch theo quy định và bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này trình Ủy ban nhân dân
tỉnh, xem xét, quyết định (khi cần thiết). Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các
sở ngành thực hiện, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc
Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới triển khai trên
địa bàn tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương có liên quan
thực hiện thành công Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên
cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030; Chương trình phát triển
tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2030. Trong đó, ưu tiên tập trung thực
hiện tại các xã đang xây dựng nông thôn mới...

You might also like