You are on page 1of 4

Đề cương chuyên đề:

THỰC HIỆN DẠY HỌC


ThS. Lý Kiều Hưng

I. DẠY BÀI LÝ THUYẾT


1. Thực hiện dạy bài lý thuyết
1.1. Những công việc chuẩn bị cho dạy bài lý thuyết
a. Chuẩn bị hồ sơ giảng dạy
- Hồ sơ giảng dạy: vừa là phương tiện để GV thực hiện tốt nhiệm vụ; vừa là một
phần cơ sở pháp lí để GV được giảng dạy.
- Hồ sơ giảng dạy: Lịch trình giảng dạy; Kế hoạch bài dạy (giáo án); Đề cương bài
giảng; Bài giảng điện tử (nếu cần); Các loại sổ ghi chép theo quy định
b. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Việc sử dụng phương tiện dạy học tùy thuộc vào các yếu tố: Nội dung dạy học;
Phương pháp dạy học; Hình thức tổ chức dạy học; Điều kiện cơ sở vật chất;…
- Nhìn chung, phương tiện dạy học bao gồm: Phấn viết, bút viết bảng; Bảng phấn,
bảng ghim, bảng lật, bảng điện tử; Phiếu phát tay, thẻ màu; Máy tính, máy chiếu; Các
phương tiện ghi và truyền phát âm thanh, hình ảnh;…
1.2. Các bước thực hiện dạy bài lý thuyết
a. Phần mở bài (giới thiệu, mở đầu)
- Mục đích: Tập trung sự chú ý và khơi dậy được sự hứng thú; Tạo ra mối liên kết
giữa bài học trước và bài học mới; Đưa ra mục tiêu cần đạt được; Mô tả những gì cần đạt
được sau bài học.
- Một số kĩ thuật được dùng để mở đầu bài dạy: Thu hút sự chú ý; Tạo sự hấp dẫn;
Phát triển mối quan hệ; Cung cấp một cái nhìn tổng quan;...
b. Phần thân bài (chính, giữa)
- Là phần chính gồm phần lớn các hoạt động của bài dạy được GV và HS thực hiện.
- Cần được thực hiện linh hoạt tùy theo tình hình thực tế, từng loại bài giảng,…
- Cần có biện pháp duy trì sự chú ý và tham gia xây dựng bài giảng của HS.
- Một số dạng bài dạy đặc trưng cho dạy bài lý thuyết: Dạy bài khái niệm; Dạy bài
phân loại; Dạy bài cấu tạo; Dạy bài nguyên lý.
c. Phần kết luận (kết thúc)
- Cần thực hiện các việc: Tóm tắt lại nội dung; Nêu bật các điểm chính; Cô đọng
nội dung dưới dạng dễ ghi nhớ; Mời HS phản hồi thông tin; Gợi ý gắn với bài dạy học
- Có thể sử dụng kĩ thuật OFF cho phần kết luận: O (các kết quả đạt được); F (sự
phản hồi thông tin); F (gắn kết nội dung đã học với bài dạy sau).
2. Đánh giá và cải tiến chất lượng dạy bài lý thuyết
2.1. Thiết kế tiêu chí đánh giá dạy bài lý thuyết
- Mục đích: Nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học, CTGD, sản phẩm đào tạo.
Để đưa ra các quyết định về nguồn lực, nhà trường, CTGD,...; Mục đích đánh giá do mục
tiêu dạy học, giáo dục chi phối.

Giảng viên: Lý Kiều Hưng 1


Đánh giá chính xác kết quả sẽ chứng thực cho khả năng của con người trong các lĩnh vực
hoạt động xã hội, tạo niềm tin phấn đấu.
- Yêu cầu: Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống,
tính phát triển.
- Phương pháp đánh giá: chấm điểm (điểm số, điểm chữ, lời phê, phân loại, hỗn
hợp) và xếp loại.
- Tiêu chí đánh giá: Chuẩn bị bài giảng; Năng lực sư phạm; Năng lực chuyên môn;
Đánh giá kết quả của người học; Thời gian thực hiện bài giảng.
2.2. Thực hiện đánh giá và cải tiến chất lượng bài dạy
- Ghi chép diễn biến của bài giảng
- Đánh giá theo tiêu chí bài giảng lý thuyết
- Quan sát và ghi chép mọi diễn biến trong giờ dạy
- Đánh giá khả năng nhận thức của HS trong và sau bài dạy
II. DẠY BÀI THỰC HÀNH
1. Thực hiện dạy bài thực hành trong CTĐT nghề
1.1. Những công việc chuẩn bị cho dạy bài thực hành
a. Chuẩn bị hồ sơ giảng dạy
- Kết quả của bài giảng phụ thuộc rất nhiều vào công việc chuẩn bị của GV.
- Hồ sơ giảng dạy thực hành tương tự phần dạy học lý thuyết: lịch trình giảng dạy,
giáo án, đề cương bài giảng, các loại sổ sách.
- Đề cương bài giảng chi tiết: về cơ bản tương tự như dạy học lý thuyết, có thêm sự
xuất hiện về kết quả xoay quanh phát triển kĩ năng nghề cho HS tương ứng với mục tiêu
và nội dung tri thức.
b. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu, PTDH
- Các phương tiện, trang thiết bị dạy học như máy móc, vật tư, vật liệu, dụng cụ,
bảng quy trình, phiếu công nghệ, clip mô phỏng về nội dung thực hành,...
- Vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu tại chỗ (nếu cần).
1.2. Các bước thực hiện dạy bài thực hành
- Dạy học thực hành cần hướng tới đáp ứng các tiêu chí: Giúp HS củng cố và phát
triển những tri thức đã đạt được từ dạy học ở giờ lý thuyết; Hình thành động hình vận động,
phát triển kĩ năng nghề; Coi trọng phát huy tối đa nguồn lực, phát triển thái độ nghề nghiệp
trong thực hành.
- Dạy học thực hành thường được diễn ra theo ca nên chỉ cần giảng tập phần hướng
dẫn mở đầu, tập trung thảo luận thêm về trình tự thực hiện trong phần hướng dẫn thường
xuyên và hướng dẫn kết thúc, có xác định những tình huống có thể phát sinh trong quá
trình thực hành.
- Các giai đoạn hướng dẫn thực hành bao gồm: Giai đoạn hướng dẫn mở đầu; Giai
đoạn hướng dẫn thường xuyên; Giai đoạn hướng dẫn kết thúc.
2. Đánh giá và cải tiến chất lượng bài dạy
2.1. Thiết kế tiêu chí đánh giá dạy bài thực hành

2 Giảng viên: Lý Kiều Hưng


- Yêu cầu đối với giảng dạy thực hành: Giúp HS củng cố và phát triển những tri
thức đã đạt được từ giờ học lý thuyết; Hình thành hoạt động, phát triển kĩ năng nghề cho
HS; Coi trọng việc phát huy tối đa các nguồn lực trong thực hành, phát triển thái độ nghề.
- Các tiêu chí đánh giá: Chuẩn bị bài giảng; Năng lực sư phạm; Năng lực chuyên
môn; Thời gian
2.2. Thực hiện đánh giá và cải tiến chất lượng bài dạy
- Ghi chép khi dự giờ
- Đánh giá theo tiêu chí bài giảng thực hành
III. DẠY BÀI TÍCH HỢP
1. Thực hiện dạy bài tích hợp trong CTĐT nghề
1.1. Những công việc chuẩn bị cho dạy bài tích hợp
- Chuẩn bị hồ sơ giảng dạy: Lịch trình giảng dạy, Giáo án theo mẫu, Đề cường bài
giảng, Các loại sổ sách ghi chép.
- Chuẩn bị vật tư, PTDH: Vật tư, PTDH có thể cho từng buổi học hoặc cho tất cả
các buổi học mà chương trình đã quy định.
+ PTDH cho giảng dạy lí thuyết: phấn, bảng, tranh, ảnh,…
+ PTDH cho giảng dạy thí nghiệm, thực hành: vật tư, thiết bị
1.2. Các bước thực hiện dạy bài tích hợp
- Dẫn nhập: Công việc dẫn nhập sẽ được GV thực hiện khéo léo có tính chất như
lời tiểu kết cuối cùng của phần phản ánh và chuẩn bị cho công việc giới thiệu chủ đề.
- Giới thiệu chủ đề: Mấu chốt của phần này là GV muốn HS tập trung vào chủ đề,
không bị phân tán bởi các tiểu tiết trong tình huống học tập đó.
- Giải quyết vấn đề: Tổ chức cho HS trực tiếp chủ động hoạt động lần lượt thực hiện
giải quyết các vấn đề đặt ra nhằm đạt được mục tiêu.
- Kết thúc vấn đề: Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục,
kế hoạch hoạt động tiếp theo; Củng cố kiến thức, kĩ năng; Nhận xét kết quả học tập; Hướng
dẫn chuẩn bị cho buổi học sau.
- Hướng dẫn tự học: GV giao bài tập tự luyện tập; Hướng dẫn cách thực hiện bài
tập; Giải đáp thắc mắc của HS về nội dung và cách thực hiện bài tập
2. Đánh giá và cải tiến chất lượng dạy bài tích hợp
2.1. Thiết kế tiêu chí đánh giá dạy bài tích hợp
- Yêu cầu đối với giảng dạy tích hợp: Giống với yêu cầu giảng dạy lý thuyết và thực
hành; Cần chú ý đến sự phát triển hài hòa về kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp; Lý
thuyết và thực hành được thực hiện đan xen; Đảm bảo sự phù hợp với điều kiện CSVC và
KH dạy học chung của CSGD.
- Các tiêu chí: Chuẩn bị bài giảng; Năng lực sư phạm; Năng lực chuyên môn; Đánh
giá kết quả của người học; Thời gian
2.2. Thực hiện đánh giá và cải tiến chất lượng bài dạy
- Ghi chép khi dự giờ bài giảng tích hợp
- Quan sát và ghi chép mọi diễn biến trong giờ dạy

Giảng viên: Lý Kiều Hưng 3


IV. LỰA CHỌN, SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC HIỆU QUẢ
1. Những vấn đề chung về chiến lược dạy học
1.1. Chiến lược dạy học trong CTĐT GDNN
- Chiến lược dạy học là quan điểm về dạy học, giáo dục và kế hoạch tổng quát về
sự phối hợp các biện pháp, các phương tiện, điều kiện,… nhằm định hướng thực hiện và
hoàn thành hiệu quả các mục tiêu dạy học, giáo dục.
- Chiến lược hướng tới: Phát triển hệ thống GDNN phù hợp theo hướng mở, linh
hoạt, chất lượng, hiệu quả; Phấn đấu đến năm 2030, tiếp cận các nước ASEAN-4; Việc
phát triển con người là nền tảng cốt lõi.
1.2. Chiến lược dạy học trong lớp học
- Chiến lược dạy học bao gồm tất cả phương pháp mà GV có thể thực hiện để tích
cực thu hút HS vào quá trình học tập.
- Đáp ứng yêu cầu học tập và phát triển của HS, tối đa hóa hiệu quả và tăng cơ hội
học tập cho HS.
- Đa dạng hóa các phương pháp để kích thích sự tiếp thu tốt hơn việc học tập của HS.
2. Lựa chọn, sử dụng chiến lược dạy học hiệu quả
- Xác định chiến lược dạy học phù hợp
- Mô tả chiến lược dạy học
- Tiến trình thực hiện chiến lược dạy học
- Luyện tập sử dụng chiến lược dạy học hiệu quả

4 Giảng viên: Lý Kiều Hưng

You might also like