You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI

NAM ĐỊNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Năm học 2022– 2023
Môn thi: NGỮ VĂN (Đề chung).
(Hướng dẫn chấm gồm: 05 trang).

Phần Câu Nội dung Điểm


I TIẾNG VIỆT 2,0
1 Học sinh nêu và gọi tên đúng thành phần biệt lập: 1,0
a. Tu hú ơi: thành phần biệt lập gọi đáp.
b. Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn
ta như vậy: thành phần biệt lập phụ chú.
c. Chắc, hình như: thành phần biệt lập tình thái.
d. Ôi: thành phần biệt lập cảm thán.
Lưu ý:
+ Mỗi câu đúng, đủ ý cho 0,25 điểm.
2 - Biện pháp tu từ so sánh: “Mẹ tôi” như “nhánh mạ gầy”. 1,0
- Tác dụng:
+ Làm câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
+ Gợi ra hình dáng người mẹ gầy guộc, tảo tần, lam lũ.
+ Thể hiện sự thấu cảm, xót thương, lòng biết ơn và tình yêu của tác giả
dành cho mẹ.
Lưu ý:
+ Chỉ ra và nêu đúng biểu hiện biện pháp tu từ so sánh cho 0,25 điểm.
+ Nêu đúng 01 tác dụng cho 0,25 điểm.
+ Học sinh diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức vẫn
cho điểm tối đa.
II ĐỌC HIỂU 2,5
1 Theo đoạn trích “sự vĩ đại của Abraham Lincoln đã bộc lộ ở mức độ cao 0,5
nhất” khi: “ông đối mặt với các vấn đề có thể làm nản lòng những người
kém cỏi hơn”.
Lưu ý:
+ Trả lời như đáp án cho 0,5.
+ Trả lời sai hoặc không trả lời không cho điểm.
2 Ý nghĩa của hình ảnh “biển động và các cơn bão”: 1,0
- Là những khó khăn, trở ngại, những thách thức, nghịch cảnh mỗi người
gặp phải trong cuộc sống.
- Đó là môi trường để con người rèn luyện, trưởng thành.
Lưu ý:
+ Mỗi ý cho 0,5 điểm.
+ Học sinh diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo nội dung vẫn cho điểm
tối đa.
3 - Nêu rõ quan điểm của bản thân: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một 1,0
phần. Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Dưới đây là một hướng giải quyết:
- Đồng tình vì: mỗi con người đều có một cuộc sống riêng; cách nhìn độc lập
sẽ giúp mỗi người làm chủ cuộc đời của chính mình; phát huy những ưu
điểm, thế mạnh của bản thân để phát triển; …

Trang 1/5
- Không đồng tình vì: không nên nhìn cuộc sống chỉ bằng cái nhìn chủ quan
của cá nhân mà nên tham khảo ý kiến từ những người xung quanh; cần kết
hợp sự chủ động của mỗi cá nhân và cộng đồng để cuộc sống nhiều màu sắc,
ý nghĩa; …
Lưu ý:
+ HS nêu quan điểm cho 0,25 điểm.
+ HS lí giải thuyết phục, sâu sắc cho 0,75 điểm; lí giải hợp lý nhưng chưa
sâu sắc cho 0,5 điểm; lí giải chung chung cho 0,25 điểm; lí giải sai hoặc
không lí giải không cho điểm.
+ Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung vẫn
cho điểm tối đa.
III LÀM VĂN 5,5
1 Viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về 1,5
giá trị của nghịch cảnh đối với mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn và yêu cầu về dung lượng. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: giá trị của nghịch cảnh đối với mỗi 0,25
người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề bằng lập luận chặt 0,75
chẽ với lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục. Dưới đây là một hướng triển
khai:
- Giá trị của nghịch cảnh:
+ Là môi trường giúp mỗi người rèn luyện bản lĩnh, ý chí, nghị lực trước
những khó khăn, thử thách trong cuộc sống; tạo cơ hội để khám phá ra
những năng lực tiềm ẩn của bản thân; mở lối đi riêng để khơi nguồn sáng
tạo;...
+ Là điều kiện để tạo ra những tài năng xuất chúng cho đất nước; khẳng định
sự tự lực, tự cường của mỗi quốc gia, dân tộc;...
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ về vấn đề. 0,25
Cách cho điểm:
- Điểm 1,25 -> 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, có sức thuyết phục cao với lí
lẽ và dẫn chứng hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt có giọng điệu.
- Điểm 0,75 -> 1,0: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, có sức
thuyết phục, diễn đạt mạch lạc.
- Điểm 0,25 -> 0,5: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, lập luận
chưa thực sự thuyết phục, còn có nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Không làm hoặc lạc đề.
2 “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp 4,0
của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”. (Dẫn theo Lí
luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, tr. 57)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ “cái đẹp của
sự thật đời sống” được nhà thơ Chính Hữu “khám phá một cách nghệ
thuật” qua bài thơ “Đồng chí”.
*Yêu cầu chung: Biết cách tạo lập một bài nghị luận văn học về một ý kiến

Trang 2/5
bàn về văn học. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên
kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25
Trình bày đầy đủ ba phần: Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề;
Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Triển khai vấn đề nghị luận: Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm,
luận cứ phù hợp, thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp
giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. HS có thể triển khai theo những cách khác
nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và trích dẫn ý kiến. 0,5
(Nếu không trích dẫn ý kiến trừ 0,25 điểm)
Ý 2: Giải thích nội dung ý kiến: 0,25
+ “Cái đẹp của văn học”: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo bởi tài năng
của người nghệ sĩ được thể hiện ở cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật.
+ “Cái đẹp của sự thật đời sống”: là cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, được
kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.
+ “Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật”: cái đẹp của đời sống được
khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm và sự tìm tòi, sáng tạo
của người nghệ sĩ bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo.
=> Ý kiến đã khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối
quan hệ với hiện thực đời sống và tài năng của người nghệ sĩ trong việc
khám phá, sáng tạo cái đẹp.
Ý 3: Phân tích, chứng minh: 2,0
a. “Cái đẹp của sự thật đời sống” được khám phá, chắt lọc trong bài thơ
(1,25 điểm).
* Khai thác hiện thực cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của người
lính trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. (0,5
điểm)
- Xuất thân nghèo khó (quê anh “nước mặn đồng chua”, quê tôi nghèo “đất
cày lên sỏi đá”).
- Thiếu thốn quân trang, quân bị “áo anh rách vai”, “quần tôi vài mảnh vá”,
“chân không giày”,...
* Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao đẹp: (0,5 điểm)
- Chung lý tưởng của lòng yêu nước, cùng sát cánh bên nhau trong chiến
đấu:“Súng bên súng đầu sát bên đầu”;…
- Cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau “ruộng nương anh gửi
bạn thân cày”, “gian nhà không mặc kệ gió lung lay”…
- Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người
lính:“Đêm rét chung chăn”, “cơn ớn lạnh, sốt run, vừng trán ướt mồ hôi”;

* Vẻ đẹp tâm hồn người lính: (0,25 điểm)

Trang 3/5
- Tinh thần lạc quan trong khó khăn, gian khổ “miệng cười buốt giá”;…
- Tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, yêu đời của những người nông dân mặc áo
lính “đầu súng trăng treo”;...
b. “Cái đẹp của sự thật đời sống” được “khám phá một cách nghệ thuật”
(0,75 điểm)
* Hình thức nghệ thuật độc đáo: (0,5 điểm)
- Thể thơ tự do với cách ngắt nhịp linh hoạt.
- Hình ảnh thơ chân thực, cụ thể.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng mà giàu sức biểu cảm.
- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ như điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ,...;
vận dụng linh hoạt, sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...
- Kết hợp hài hòa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
- Giọng thơ tâm tình thiết tha, sâu lắng,...
* Sáng tạo trong cách xử lý đề tài: (0,25 điểm) Chính Hữu mở ra một
khuynh hướng sáng tác mới khi cảm hứng thơ nghiêng về chất hiện thực của
cuộc kháng chiến để khai thác vẻ đẹp của người lính trong những cái bình dị,
bình thường làm nên sức hấp dẫn của thi phẩm và phong cách nghệ thuật
riêng độc đáo của nhà thơ.
Ý 4. Đánh giá khái quát: 0,5
- Ý kiến hoàn toàn đúng đắn khi đề ra tiêu chí để đánh giá “cái đẹp” của
một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Đến với “Đồng chí” là đến với hiện
thực của cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại; tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng
của tình đồng chí, đồng đội là sức mạnh tinh thần giúp người lính vững vàng
vượt qua hiện thực của cuộc chiến tranh khốc liệt; khơi gợi trong lòng thế hệ
trẻ hôm nay lòng trân trọng hòa bình, ý thức trách nhiệm và tình yêu quê
hương đất nước sâu sắc.
- Ý kiến cũng đề ra bài học cho người sáng tạo và người tiếp nhận:
+ Đối với người sáng tạo: cần phải đi sâu vào hiện thực để khám phá và chắt
lọc cái đẹp của sự thật đời sống bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo
nhằm truyền tải những nội dung tư tưởng có ý nghĩa sâu sắc.
+ Đối với người đọc: để thưởng thức cái đẹp của một tác phẩm văn học cần
trau dồi năng lực thẩm mĩ, bồi đắp tâm hồn để đồng cảm và đồng sáng tạo
với nhà thơ....
c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng 0,25
Việt.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,25
vấn đề nghị luận.
Cách cho điểm:
- Điểm từ 3,5 -> 4,0: Đảm bảo đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ các yêu cầu
nêu trên nhưng có ý sâu sắc; vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, linh
hoạt, văn viết mạch lạc, cảm xúc, có hình ảnh.
- Điểm từ 2,75 -> 3,25: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên; phân
tích tác phẩm chưa thật thuyết phục nhưng có ý kiến đánh giá đúng dù chưa
thật sâu sắc.
- Điểm 2,0 -> 2,5: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết phân

Trang 4/5
tích định hướng tác phẩm; chưa biết đánh giá; văn còn lủng củng, nhiều lỗi
chính tả, dùng từ đặt câu.
- Điểm dưới 1,75: Chưa hiểu đúng đề, phân tích tác phẩm một cách chung
chung, thiếu thuyết phục; văn viết sai nhiều lỗi, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.
* Lưu ý: Nếu HS làm bài không theo định hướng, chỉ phân tích chung
chung tác phẩm, cho không quá 2,5 điểm toàn bài.

Lưu ý chung:
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm
bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh, khuyến khích sự sáng tạo.
- Đảm bảo toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
-------------------------------------HẾT-------------------------------------

Trang 5/5

You might also like