You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ


KHOA HỌC QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC

Họ và tên sinh viên thực : Nguyễn Mai Thảo Vy


hiện
Tên lớp và Mã số sinh : D22QHQT01 - 2223102060127
viên
Giảng viên hướng dẫn : Lê Văn Gấm

BÌNH DƯƠNG, 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN


Tên học phần: Khoa học quản lý (3+0)
Học kỳ: III Năm học: 2022 – 2023. Lớp: D22QHQT01
Họ tên sinh viên: ... Nguyễn Mai Thảo Vy ... MSSV: ... 2223102060127 ...

Mức Thể thức trình Khả năng Tư duy phản Mức độ hiểu Chỉ báo
điểm bày, cách hành phân tích biện biết về lý đầu ra
văn và tài liệu thuyết
tham khảo
20% 30% 20% 30%
80- Thể thức trình Nội dung báo Bài làm thể Thể hiện sự hiểu CELO1.1
100 bày đúng quy cáo thể hiện hiện được biết sâu sắc về CELO1.2
định. Hành văn mức độ phân những suy các khái niệm và CELO2.1
theo văn phong tích sâu sắc. nghiệm. Trình những vấn đề lý CELO2.2
khoa học. Tài bày và phân thuyết. Sinh CELO3.1
liệu tham khảo tích vấn đề từ viên thể hiện sự CELO4.1
cập nhật và tất cả nhiều khía hiểu biết đó một CELO4.2
được trình bày cạnh khác cách có tư duy CELO5.1
đúng quy định. nhau. Bài làm biện luận. CELO6.1
Tài liệu tham đưa ra những
khảo có mở rộng nhận định độc
sang những tài lập được phân
liệu có giá trị tích dựa trên
khoa học ngoài cơ sở thuyết,
những tài liệu những căn cứ
học trên lớp. từ thực tiện.
70-79 Biết cách trình Biết các phân Có một số nơi Thể hiện sự hiểu
bày theo thể thức tích vấn đề, sinh viên có biết sâu sắc. ty
và chỉ một số ít tuy nhiên còn suy nghĩ riêng về các khái
chỗ chưa phù một số chỗ biệt, có phán niệm và những
hợp. Biết cách chưa thể hiện đoán và nhận vấn đề lý thuyết
diễn đạt theo văn được điều này định độc lập. nhưng thể hiện
phong khoa học. và một số chỗ Một số chỗ có đơn thuần theo
Biết cách trích chép lại chứng cứ là lý mô tả lại, thiếu
dẫn tài liệu tham nguyên vẹn thuyết và/hoặc phân tích.
khảo, chỉ sai sót quy định. dẫn chứng rõ
một số chỗ ràng.
nhưng không
đáng kể.

I
50-69 Có nhiều sai sót Chưa thể hiện Chưa có nhận Sinh viên nắm
trong thể thức được khả định độc lập. được một số
trình bày. Có năng phân Một số chỗ dù khái niệm, tuy
nhiều sai sót tích của sinh có đưa ra nhận nhiên các vấn đề
trong cách hành viên. Phần định độc lập lý thuyết liên
văn. Diễn đạt lớn là chép từ nhưng chưa có quan chưa được
lủng củng, sai các quy định biện luận bởi thể hiện một
ngữ pháp và có sẵn. Biết chứng cứ và cách sâu sắc.
không đúng văn tổng hợp, dẫn chứng rõ Nhiều chỗ còn
phong khoa học. phân tích từ ràng. sai lệch.
Rất nhiều lỗi về quy định có
trích dẫn, trích sẵn, nhưng
dẫn lạc hậu. lúng túng và
sơ sài.
0-49 Không tuân thủ Không có Không có Sinh viên nắm
quy định về thể phân tích, nhận định được một số
thức báo cáo thực không có tổng riêng khái niệm, tuy
tập. Không biết hợp và chỉ nhiên các vấn đề
diễn đạt theo văn sao chép lại lý thuyết liên
phong khoa học. từ những văn quan chưa được
Không có trích bản có sẵn. thể hiện một
dẫn hoặc trích cách sâu sắc.
dẫn hoàn toàn Phần lớn kiến
không theo quy thức lý thuyết
định, lạc hậu. đều có sai sót

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm

II
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề

Một gia đình tập thể, một tổ chức, một Quốc gia mà không có
người lãnh đạo thì chẳng khác nào như một thân thể không có đầu.
Gia đình tập thể, tổ chức, quốc gia ấy không thể tồn tại và phát
triển được.

Mặc dù trong cuộc sống con người luôn đòi hỏi phải có quan hệ
sự bình đăng nhưng trong một tổ chức người ta phải cần đến
một nhà lãnh đạo có đủ năng lực để giúp họ tin tưởng và dẫn dắt
họ vượt qua mọi chồng gai trong công việc. Khi không một ai am
hiểu về việc làm để chỉ dẫn điều hành và thông nhất đồng thời
động viên tư tưởng họ sẽ cảm thấy bồn chồn lo lăng dẫn đến
năng suất và hiệu quả công việc giảm, thậm chí là sự tan rã của
một tập thể một tổ chức. Sự xuất hiện của người lãnh đạo lúc này
rất phù hợp với nhu cầu tâm lí của họ. Người lãnh đạo sẽ là chỗ
dựa là sức mạnh và nguồn an ủi của mỗi người.

Có thể định nghĩa lãnh đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng
đến những hoạt động có liên quan đến công việc – nhiệm vụ của
mỗi nhóm nhân viên. Lãnh đạo (Leading) để thực hiện quá trình
này, người lãnh đạo phải biết cách tác động, ảnh hưởng đến những
người khác thông qua quyền hạn quản lý mà họ có để mọi người
cùng hướng đến và đạt được mục tiêu. Do vậy, người lãnh đạo cần
có kỹ năng, động cơ, và biết cách sử dụng quyền lực phù hợp, có
khả năng gây ảnh hưởng, động viên và chỉ dẫn người khác đạt kết
quả mong muốn.

2. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo

4
2.1. Khái niệm về lãnh đạo
Lãnh đạo là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các
tài liệu, sách viết về quản lý và các văn bản pháp lý của Nhà nước.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Tuy nhiên, khi nói
đến lãnh đạo là người ta liên tưởng đến hoạt động của những người
đứng đầu các nhóm các bộ phận tổ chức. Hiện nay có nhiều tác giả
đưa ra định nghĩa về lãnh đạo. Các tác gia này tiếp cận thuật ngữ
lãnh đạo ở nhiều phương diện khác nhau.

Theo cách thức: Thì lãnh đạo được định nghĩa “Lãnh đạo là làm
thế nào để các cá nhân và các tập thể đều nhận thấy rằng những
mục tiêu theo đuổi hợp với những nguyện vọng của mình và khi
hoàn thành với những mục tiêu ấy, những nguyện vọng cá nhân
cũng được thoả mãn". Theo cách tiếp cận này, để lãnh đạo được
tập thể thì người lãnh đạo

phải nhận thức được mục tiêu của các cá nhân trong tập thể và kết
hợp hài hòa lợi ích chung của tập thể.

Ở góc độ khả năng thì “Lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng đến
hành vi của người khác. Trong tổ chức người lãnh đạo dùng
ảnh hưởng để hình thành mục tiêu”. Theo định nghĩa này để lãnh
đạo được tổ chức thì người lãnh đạo phải có những khá năng đặc
biệt để ảnh hưởng đến những người khác đó chính là quyền lực.

Ở góc độ nghệ thuật:“Lãnh đạo là nghệ thuật nhấn mạnh việc đạt
được các mục tiêu tương hỗ thông qua phối hợp và thúc đẩy các cá
nhân và các nhóm “John Diffimer và Robrt Presthus”.

“Lãnh đạo được định nghĩa như là nghệ thuật áp đặt mong muốn
của mình lên người khác theo cách thức như ra lệnh để người khác

5
tuân theo, tin tưởng, tôn trọng và trung thành”.

Hai định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh nghệ thuật của lãnh
đạo, lãnh đạo là làm việc với con người mà mỗi một cá nhân lại có
những nhu cầu vật thể và tinh thần riêng. Vì vậy để đạt được mục
tiêu của tổ chức hoặc của người lãnh đạo thì người lãnh đạo phải
nắm bắt được nhu cầu, động cơ của người theo và từ đó tìm ra cơ
chế cũng như phương tiện tác động lên động cơ đó để thúc đẩy họ
hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Như vậy, lãnh đạo là những hoạt động của người lãnh đạo để
hướng dẫn và thúc đẩy người khác (cấp dưới) thực hiện nhiệm vụ
hình thành mục tiêu đã định. Trong lãnh đạo có lãnh đạo chính
thức và phi chính thức. Lãnh đạo chính thức được mọi người trong
đơn vị hoặc tổ chức thừa nhận và tuân thủ nó ảnh hưởng đến cấp
dưới chủ yếu trên cơ sở quyền hạnh mà tổ chức trao cho chức vụ
đó. Còn lãnh đạo phi chính

thức được mọi người trong nhóm phi chính thức tuân thủ một cách
tự nhiên và vô thức nó ảnh hưởng đến người khác tên cơ sở quyền
uy cá nhân.

2.2. Bản chất của lãnh đạo


Thực chất công việc lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm
hứng và ảnh hưởng trong tổ chức. Ba nhiệm vụ này kết hợp với
nhau, tạo nên sự khác biệt của một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai.
Người nhìn xa trông rộng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta
không thể truyền cảm hứng. Người tạo ra và duy trì được ảnh
hưởng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể tạo ra
một tầm nhìn. Tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng cần phải được

6
thực hiện một cách khéo léo và bài bản, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải
có những phẩm chất và kỹ năng riêng biệt Vì vậy, công việc lãnh
đạo vừa mang tính chất nghệ thuật, lại vừa mang tính chất khoa
học.

Tầm nhìn
Là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi
người trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành
hiện thực. Tạo ra tầm nhìn là công việc chính của nhà lãnh đạo.
Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức minh đi tới đầu phải
hình dung ra tương lai chung của tổ chức.

Cảm hứng
Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và
truyền được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện.
Nếu tầm nhìn không được truyền đạt tới mọi người và không được
thực hiện thì tầm nhìn trở nên vô nghĩa. Vậy công việc thứ hai của
nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người. Nhưng truyền
cảm hứng ở đây

không phải là việc miêu tả lại tầm nhìn một cách đơn giản, mà
nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lôi cuốn, hấp dẫn
nhất Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho
những người đi theo mình. Khi thiếu động lực thì ngay cả công
việc vô cùng đơn giản cũng trở thành những chướng ngại vật. Khi
có động lực, chúng ta sẽ thấy một tương lai xán lạn, chướng ngại
chỉ còn là chuyện nhỏ và những rắc rồi chỉ còn là tạm thời, và công
việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để cuốn hút mọi người.

Ảnh hưởng

7
Trong cuốn “Phát triển kỹ năng lãnh đạo". John G. Maxwell định
nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng.” Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh
đạo nếu không có ảnh hưởng và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền
lực của nhà lãnh đạo. Nói cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo
đều phải sử dụng đến quyền lực.

Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị, từ các mối quan hệ, từ
bản thân mỗi cá nhân. Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền
lực này với nhau trong khi thực hiện công việc, tuy nhiên mức độ
sử dụng mỗi loại quyền lực lại khác nhau. Trong công việc quản lý,
nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức vị để buộc các nhân
viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra. Quyền lực đó mang tính
cưỡng chế sử dụng hình phạt để phát huy tác dụng. Còn trong công
việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo lại sử dụng quyền lực cá nhân, tức là
quyền lực xuất phát từ phẩm chất, năng lực của mình. Quyền lực
đó mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo mình. Chính sự
khác nhau trong việc sử dụng quyền lực giữa nhà lãnh đạo và nhà
quản lý đã tạo ra sự khác nhau giữa công việc của hai nhóm người
này. Chẳng hạn nhà quản lý sử dụng quyền lực chúc vì của mình
để tận trung duy trì giữ vững hệ thống tiến trình sản xuất. Họ
khó áp đặt mọi người đi theo một thay đổi nào đó. Ngược lại, nhà
lãnh đạo lại là người tạo ra những thay đổi, vì bằng sức ảnh hưởng
của mình họ có thể đưa mọi người tới một định hướng mới.

Nhiều người hay nói nghệ thuật lãnh đạo điều đỏ cũng phần nào
nói lên bản chất của công việc lãnh đạo nhưng không phải là tất cả.
Bản chất của công việc lãnh đạo là bao gồm cả nghệ thuật và khoa
học.

8
Theo Lim và Daft (2004) nhiều kỹ năng và phẩm chất vốn có của
lãnh đạo là điều không thể hoàn toàn học hỏi từ sách vở, mà nó
được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự thực hành thường
xuyên. Hơn nữa, các kỹ năng lãnh đạo phải được vận dụng một
cách khéo léo Vì vậy, lãnh đạo giống như một nghệ thuật. Nhà lãnh
đạo và người nghệ sĩ có những điểm tương đồng với nhau, như họ
luôn luôn cố gắng diễn tả tầm nhìn và mục đích của mình. Đó là
đam mê của họ và là nguồn gốc của khát vọng. Khả năng truyền
đạt một hơ cách rõ ràng của lãnh đạo về việc họ là ai, họ chịu trách
nhiệm về điều gì, họ sẽ đi đâu, hay khả năng đề người khác theo
mình một cách tự nguyện là một sự sáng tạo, và là đòi hỏi quan
trọng để xây dựng sự tin cậy và tạo ra môi trường hỗ trợ cho các
hành động của nhà lãnh đạo.

Lãnh đạo cũng được xem là khoa học vì công việc lãnh đạo như
một tiến trình và cần phải có những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo
hiệu quả. Muốn làm tốt công việc lãnh đạo, bản thân mỗi nhà lãnh
đạo cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về việc nghiên
cứu lãnh đạo, sẽ giúp họ phân tích được các tình huống lãnh đạo từ
các quan điểm học thuật khác nhau và có thể học cách trở thành
lãnh đạo hiệu quả hơn.

2.3. Tố chất nhà lãnh đạo

Khái niệm
Tố chất lãnh đạo đề cập đến phẩm chất cá nhân xác định các
nhà lãnh đạo hiệu quả. Lãnh đạo đề cập đến khả năng của một cá
nhân hoặc một tổ chức để hướng dẫn các cá nhân, nhóm hoặc
tổ chức hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu.

9
Những tổ chất cần có của một nhà lãnh đạo
Niềm say mê với việc lãnh đạo con người.
Tham vọng đứng đầu và lãnh đạo những người khác.
Cần có sự hiểu biết và ham học hỏi, là một người lãnh đạo cần tổ
chất trong việc hiểu biết các vấn đề trong xã hội và đặc biệt là các
vấn đề liên quan đến công việc của mình.

Có tầm nhìn xa trông rộng để hướng đi đúng dán cho doanh


nghiệp và đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp.

Khả năng sáng tạo là một điều cần có của một lãnh đạo doanh
nghiệp, công ty hay doanh nghiệp có đi được ra và tồn tại lâu bền
hay không phụ thuộc rất nhiều khả năng sáng tạo của người lãnh
đạo, không chỉ là sự sáng tạo trong công việc mà còn cần có sự
sáng tạo trong cách quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp để
đạt hiệu qủa tốt nhất.

Khả năng truyền đạt đến nhân viên trong doanh


nghiệp. Khả năng làm việc theo nhóm việc.
Khả năng đối mặt với những rủi ro và xoay xở xử lý tốt các vấn
đề xảy ra trong công.

Dũng cảm trong các thử thách và khó khăn gặp phải khi lãnh đạo
tập thể, doanh nghiệp.

Dám chịu trách nhiệm cho những hoạt động của nhân viên và
các hoạt động của doanh nghiệp.

2.4. Chức năng lãnh đạo

2.4.1. Khái niệm


Lãnh đạo là việc gây ảnh hưởng đến người khác để họ thực hiện

10
những hành vi nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lãnh đạo là khởi
động và duy trì tổ chức đạt mục tiêu bằng cách tác động đến động
cơ của con người.

Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm 5 yếu tố: người lãnh đạo,
người bị lãnh đạo, mục đích, các nguồn lực và môi trường.

Lãnh đạo là một quá trình, nó chuyển biến tùy thuộc vào mối
quan hệ và cách xử lý giữa 5 yếu tố ở trên trong thời gian và không
gian nhất định.

Lãnh đạo là hoạt động quản trị mang tính phân tầng. Đó là quá
trình người lãnh đạo thông qua quyền lực và ảnh hưởng của mình
để tạo ra bộ máy tiến hành các hoạt động quản trị (ra mệnh lệnh,
hướng dẫn, động viên và tạo động lực).

Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền. Người
lãnh đạo là người phải được cấp dưới tuân thủ mệnh lệnh của
mình.

2.4.2. Chức năng lãnh đạo


Hiểu rõ con người trong hệ thống: Đây là nội dung đầu tiên, hết
sức quan trọng mà người lãnh đạo phải nắm vững để có thể đưa ra
các quyết định và phương pháp lãnh đạo.

Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp: Sản phẩm của người
lãnh đạo, suy tới cũng là các quyết định. Quyết định là hành vi
sáng tạo của

người lãnh đạo nhằm định ra chương trình, tính chất hoạt động
của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
nhất định.

11
Xây dựng nhóm làm việc: Trong điều kiện hoạt động với quy mô
đông người, việc phân cấp và phân công quản trị là một tất yếu
khách quan.

Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt Quá trình lãnh
đạo là quá trình hướng tới mục tiêu, viễn cảnh trong tương lai, mà
tương lai thì người lãnh đạo khó có thể khẳng định được, cho nên
điều có thể thực hiện là người lãnh đạo phải tỉnh táo vạch ra mọi
tình huống có thể xảy ra, đối chiếu với mục đích và mục tiêu
mong muốn, căn cứ vào thực tế khả năng, cơ hội và nguồn lực có
thể được để đối phó với mọi tình huống.

Giao tiếp và đàm phán. Đây cũng là một nội dung quan trọng khi
thực hiện chức năng lãnh đạo. Quá trình lãnh đạo là quá trình tiếp
xúc và làm việc với con người thông qua hoạt động giao tiếp và
đàm phán, cho nên người lãnh đạo không thực hiện tốt nội dung
này thì khó có thể đưa tổ chức giành lấy những mục tiêu mong
muốn.

Tác động lên con người nắm được tâm lý, công cụ để tác động;
tác động lên tập thể, nắm được tâm lý tập thể: lan truyền, dư luận,
bầu không khí.

2.5. Kỷ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng sử dụng khi tổ chức, sắp xếp công
việc cho những người khác để đạt được mục tiêu chung. Cho dù ở
vị trí quản lý hay lãnh đạo một dựa án, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn
quan trọng, cho phép người khác hoàn thành một loạt các nhiệm
vụ, thường

12
là theo lịch trình cố định. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng mà là
sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác.

Có 5 kỹ năng lãnh đạo chủ yếu:


Phân quyền xảy ra khi người lãnh đạo chia sẻ ảnh hưởng sự kiểm
soát với những người thuộc cấp. Khi làm như vậy, người lãnh đạo
đã lôi cuốn các thành viên của bộ phận vào việc quyết định xem
làm như thế nào để đạt được mục tiêu của tổ chức, và nhờ đó thành
đạt, ý tạo ra cho họ ý thức về sự cam kết và tự kiểm tra. Việc phân
quyền sẽ thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người về su thức
về sự công nhận, tự tôn trọng và tạo điều kiện để các thành kiện để
các thàn viên phát huy hết tiềm năng của mình. Khi mỗi thành viên
có cảm giác tốt đẹp về công việc của mình, thì tự bản thân công
việc sẽ có sức kích thích và gây hứng thú. Nếu như vậy, người lãnh
đạo đã hành động đúng.

Trực cảm là khả năng nhạy cảm trong phân tích, xem xét, rà soát
tỉ mỉ một tình thế (Scan a Situation), đoán trước được những biến
đổi, dám mạo hiểm và biết hình thành niềm tin. Một người lãnh
đạo giỏi bao giờ cũng có cảm giác nhạy bén/linh cảm chính xác về
những thay đổi sẽ diễn ra xung quanh họ. Họ sẽ nhanh nhẹn
chuyển hướng hoạt động trước những đối tượng phục vụ mới, họ
nhận biết nhanh chóng những ưu thế cạnh tranh mới, cũng như
biết khai thác triệt để thế mạnh của tổ chức mình.

Tự hiểu mình là khả năng nhận ra những mặt mạnh và mặt yếu
của chính mình, đồng thời biết phát huy cái mạnh và khắc phục
cái yếu đó. Cũng cần nói thêm rằng, một người lãnh đạo tự hiểu
mình phải luôn luôn biết tiếp thu sự đánh giá của đồng nghiệp và

13
cấp dưới nhằm có được những thông tin ngược phục vụ cho việc
phân cấp ra quyết định hay xác định những ưu tiên một cách rõ
ràng. Những thông tin này trở thành cơ sở để nâng cao sự tự hiểu
mình.

Tầm nhìn là khả năng hình dung về một tình thế tốt hơn, hay
không giống hiện tại. Và khả năng nhận biết các con đường, biện
pháp để đạt tới tình thế tốt hơn ấy. Có một tầm nhìn không phải
bao giờ cũng có nghĩa là phải hình dung, tưởng tượng ra mục tiêu
mới, nguyên bản. Tầm nhìn có thể được thể hiện trong một chiến
lược liên kết hiện thực và đơn giản để phục vụ cho quyền lợi của
nhóm đối tượng quan trọng, như nhóm các đối tượng được phục vụ
( khách hàng,…), nhóm các thành viên của tổ chức hay nhóm
những người chia sẻ quyền lợi với tổ chức ( cổ đông…)

Thống nhất giá trị là khả năng hiểu được những nguyên tắc chủ
đạo của tổ chức, cũng như hiểu được các giá trị của mỗi thành viên
và biết cách làm cho chúng thống nhất với nhau. Trong thực tế
thường xảy ra hiện tượng những niềm tin hay mục đích của tổ chức
và những giá trị của các thành viên không trùng lặp nhau, người
lãnh đạo cao cấp thì chuyên quyền còn các thành viên lại muốn
tham gia vào việc ra quyết định. Người lãnh đạo có kỹ năng thống
nhất giá trị giỏi sẽ biết cách điều chỉnh để hòa giải, tháo gỡ những
xung đột này.

2.6. Tầm quan trọng của lãnh đạo

Nhà lãnh đạo là những người lên ý tưởng. Trong những chiến
lược, chính sách của tổ chức nhà lãnh đạo tiên phong tìm kiếm
cách thức hiệu quả để triển khai.

14
Nhà lãnh đạo là người tìm ra sự khác biệt, hướng đi mới.
Đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận những rủi ro khi thực hiện
các kế hoạch.

Lãnh đạo là người truyền được cảm hứng và động lực cho
nhân viên. Mỗi công việc họ làm cần mang đến thành quả thiết
thực từ đó tạo được sự ngưỡng mộ của cấp dưới.

2.7. Phân biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản trị

Nhà lãnh đạo Nhà quản trị


Đối mới và sáng tạo Cai quản và sao chép
Phát triển Duy trì
Tập trung vào con người Tập trung vào hệ thống và cơ cấu
Tạo sự tin cậy Dựa vào quyển kiểm soát
Tầm nhìn dài hạn tập trung vào Tầm nhìn ngắn hạn, tập trung vào
tương lai tuừ điểm mấu chốt
Đặt câu hỏi cái gì, tại sao Đặt câu hỏi như thế nào, khi nào
Thử thách thay đổi hiện trạng Chấp nhận giữ nguyên hiện trạng
Làm chủ con người Là người kiểu truyền thống
Làm tốt những việc cần làm Làm tốt mọi việc

2.8. Vai trò của lãnh đạo

Lãnh đạo có ý nghĩa to lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng
đối với sự thành công của tổ chức. Một tổ chức thiếu người lãnh
đạo có năng lực được ví như một đơn vị chiến đấu thiếu vị tướng
tài chỉ huy hoặc một con thuyền vượt thác gềnh thiếu đi một
thuyền trưởng dũng cảm, mưu trí. Bởi vậy, để đảm bảo cho sự

15
thành công không chi trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn, tổ chức
cần phải tìm được một nhà lãnh đạo có năng lực thật sự, đủ sức
chèo lái con thuyền đi đến bến thành công trong điều kiện môi
trường kinh doanh nhiều thay đổi.
Thứ nhất, lãnh đạo là dẫn đường, chỉ lối cho tổ chức. Nếu nhà
lãnh đạo có năng lực, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng nhìn xa
trông rộng thì sẽ giúp tổ chức thấy được con đường cần đi và cái
đích cần tới.
Thứ hai, lãnh đạo là tập hợp lực lượng xung quanh mình để thực
thi sứ mệnh của tổ chức. Thực vậy, nhà lãnh đạo có năng lực là nhà
lãnh đạo có khả năng tập hợp được một đội ngũ đông đảo những
người tin yêu xung quanh mình để tạo thành một khối kết dính,
thống nhất, đủ sức thực hiện được mọi nhiệm vụ của tổ chức.

2.8.1. Nhà lãnh đạo là người đại diện cho tổ chức

Là người đứng đầu tổ chức, nhà lãnh đạo là người thay mặt tổ
chức trước pháp lý, trước lợi ích chung của tổ chức và kết quả cuối
cùng mà tổ chức đạt được.

2.8.2. Nhà lãnh đạo là người chỉ huy tổ chức

Với vai trò là người chỉ huy, nhà lãnh đạo xác định được tầm
nhìn rõ ràng, chính xác cho tổ chức, xác định được lịch trình để đạt
mục tiêu đó, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu.
2.8.3. Nhà lãnh đạo là người thực hiện các mối liên kết

trong và ngoài tổ chức


Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau
và giữa tổ chức với hệ thống bên ngoài. Để làm tốt vai trò này,
họ phải duy trì được quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ

16
chốt trong tất cả các đơn vị trong và ngoài của tổ chức và doanh
nghiệp, phải biết lắng nghe và thu nhận ý kiến.
2.8.4. Nhà lãnh đạo là người quản lý cấp cao của

tổ chức, doanh nghiệp


Nhà lãnh đạo cũng là một nhà quản lý doanh nghiệp. Họ phải xây
dựng, thực thi các chiến lược, lập kế hoach thực hiện và kiểm tra,
đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu. Với vai trò này, nhà lãnh đạo
chỉ thực hiện quản lý ở cấp cao chứ không rơi vào quản lý tiểu tiết.

3. Vận dụng lý thuyết


Vận dụng lý thuyết lãnh đạo phục vụ trong xây dựng đội ngũ
lãnh đạo trong khu vực công ở Việt Nam.
Tư tưởng lãnh đạo phục vụ đã được hình thành từ lâu trong các
giá trị truyền thống của khu vực công tại Việt Nam, đó là một nền
hành chính lấy người dân làm trung tâm. Để có thể vận dụng thành
công lý thuyết lãnh đạo phục vụ trong hệ thống khu vực công tại
Việt Nam, cần chú trọng tới một số vấn đề sau:
Một là, xây dựng và áp dụng khung năng lực cho đội ngũ lãnh
đạo. Bắt đầu từ những năm 1990, các khung năng lực lãnh đạo đã
được khu vực tư nhân áp dụng rộng rãi như một phương tiện mang
lại hiệu quả kinh doanh trong thời đại gia tăng khả năng cạnh tranh
và khan hiếm nguồn lực. Trong khu vực công, việc xây dựng các
khung năng lực lãnh đạo đã được nhiều quốc gia quan tâm và vận
dụng. Ví dụ: mô hình của Australia sử dụng 05 nhóm năng lực
cốt lõi và có 22 năng lực chung; mô hình của Hoa Kỳ xác định 05
năng lực cốt lõi và 28 năng lực chung, 06 trong số đó được coi là
cơ bản (kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, giao tiếp bằng miệng,

17
tính liêm chính/trung thực, giao tiếp bằng văn bản, học tập và động
lực phục vụ công).
Hai là, thay đổi phương thức tìm kiếm và lựa chọn các nhà lãnh
đạo khu vực công. Nhiều nước đã chú trọng xây dựng chiến lược
quản lý công chức lãnh đạo và có các chương trình lựa chọn, phát
triển công chức lãnh đạo riêng. Muốn trở thành nhà lãnh đạo khu
vực công cần phải qua thi tuyển. Các vị trí công vụ cao cấp này
thường được thông báo công khai để mọi đối tượng nếu đáp ứng
được yêu cầu đều có thể dự tuyển. Năng lực thực tiễn được xem
là tiêu chí quan trọng hơn bằng cấp. Đối tượng dự tuyển có thể là
những công chức cao cấp đang làm việc trong nền công vụ, người
làm việc trong khu vực tư hoặc những người đáp ứng được yêu cầu
mặc dù chưa làm việc trong khu vực nhà nước hoặc không có thâm
niên. Những người này nếu trúng tuyển sẽ được bổ nhiệm vào các
vị trí lãnh đạo khu vực công và làm việc theo chế độ hợp đồng.
Ba là, phát triển năng lực cho đội ngũ lãnh đạo khu vực công
thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để thực sự trở thành
những nhà lãnh đạo phục vụ. Năng lực lãnh đạo có thể được phát
triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo. Trên cơ sở các khung năng
lực cho lãnh đạo, các tiêu chuẩn về chức danh lãnh đạo trong hệ
thống khu vực công, các chương trình bồi dưỡng cho đối tượng
công chức lãnh đạo, quản lý ở nước ta cần tập trung vào mục tiêu
nâng cao các năng lực như: năng lực lãnh đạo; năng lực tư duy
chiến lược và quy hoạch; năng lực hoàn thành nhiệm vụ; năng lực
quản lý nhân sự; năng lực giao tiếp; năng lực quản lý tài chính
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; năng lực công tác cá
nhân, tư duy sáng tạo; năng lực phán đoán.

18
Bốn là, các nhà lãnh đạo khu vực công cần nuôi dưỡng và thúc
đẩy thực hiện các giá trị cốt lõi của khu vực công. Có ba loại giá trị
gồm: đạo đức; dân chủ và sự chuyên nghiệp. Các giá trị đạo đức
bao gồm công bằng, liêm chính và bình đẳng, trong khi các giá trị
dân chủ giải quyết các mối quan tâm về dân chủ và sự đáp ứng. Sự
chuyên nghiệp bao gồm sự xuất sắc, năng lực chuyên môn, đổi
mới, hiệu quả và hiệu lực. Để xây dựng được một nền công vụ hiện
đại, phục vụ nhân dân, cần xây dựng một đội ngũ lãnh đạo có đủ
năng lực, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất tốt, trung thành, tận
tụy và chuyên nghiệp. Đạo đức công vụ cần được chú trọng xây
dựng và rèn luyện bởi đây là yếu tố quyết định mức độ cống hiến
của lãnh đạo khu vực công đối với người dân và xã hội. Các hệ
thống giá trị công vụ như: liêm chính, trung thực, khách quan,
trung thành, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân cần được gìn giữ và
phát huy đối với các nhà lãnh đạo khu vực công.
Năm là, tháo gỡ các rào cản về văn hoá quản lý công cũ và tư
duy ngại đổi mới. Hầu hết các nước châu Á đều có chung một
truyền thống cai trị quan liêu với văn hóa quan liêu tập trung cao
trong khu vực công. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải cách khu
vực công theo hướng hiện đại, phù hợp hơn với những đòi hỏi của
thực tiễn cuộc sống và xu hướng toàn cầu hóa, nhưng nhiều quốc
gia vẫn vấp phải tư duy quan liêu và văn hóa cai trị theo kiểu cũ.
Khu vực công ở Việt Nam đang có những nỗ lực thay đổi từ văn
hóa “cai trị” sang “phục vụ”. Văn hóa hành chính phục vụ là nói
đến nền hành chính dân chủ, pháp quyền, trách nhiệm và lấy phục
vụ công dân làm tôn chỉ hoạt động. Do vậy, các nhà lãnh đạo khu
vực công ở Việt Nam cần thay đổi tư duy và văn hóa lãnh đạo, từ

19
lãnh đạo dựa trên “quyền cai trị” sang lãnh đạo dựa trên “ trách
nhiệm”. Để có sự dịch chuyển trong văn hóa trong khu vực công
nói chung và trong lãnh đạo khu vực công nói riêng, đòi hỏi phải
có những nỗ lực cải cách và thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng
xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.

4. Kết luận
Chức năng lãnh đạo được xem như là một quá trình tác động
đến con người, làm cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu
để hoàn thành những mục tiêu của doanh nghiệp. Người lãnh đạo
giỏi phải là người nắm được bản chất của con người, biết kích
thích động viên, biết khơi dậy động cơ thúc đẩy hành động của họ.
Lãnh đạo là chìa khoá thành công trong quản trị. Lãnh đạo và
động viên, kích thích có quan hệ mật thiết với nhau. Bên cạnh
việc phải hiểu rõ các lý thuyết về động cơ thúc đẩy, nhà quản trị
phải chọn lựa cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp trong những
hoàn cảnh cụ thể, với những những đối tượng cụ thể.
Cuối cùng, để có thể giúp cho tổ chức có thể hoàn thành các
mục tiêu đã đặt ra và luôn phát triển, nhà lãnh đạo còn phải quan
tâm đến các xung đột, giữ cho nó luôn ở mức có thể kiểm soát
được.

20
Tài liệu tham khảo
Richard L. Hughes, Robert C. Ginnett, Gordon J. Curphy (2009),
Năng lực lãnh đạo – Những bài học trải nghiệm, Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Anand Bhardwaj & B.K. Punia (2013), Leadership competencies and


their influence on leadership performance: A literature review,
International Journal of Advanced Research in Management and
Social Sciences, Vol. 2.

Ashwini B., Misty B., Gary B., Cathy B., Kirsten G., Sara L., Matthew
M., Brigitte P., Brian S., Aaron S. & Stephen W. (2013), A
Leadership Competency Model: Describing the Capacity to
Lead, Central Michigan University.

Gareth R. Jones ( 2020 ), Quản Trị Học Đương Đại Thiết Yếu, NXB
Hồng Đức.

Nguyễn Quốc Chí (2012), Đại Cương Khoa Học Quản Lý, NXB Đại
Học Quốc Gia.

Phạm Vũ Khiêm, Hứa Thùy Trang ( 2018 ), Quản Trị Sự Thay Đổi
Trong Các Tổ Chức, NXB Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

21

You might also like