You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Thị Minh Trang (nhóm trưởng) 225161003

2 Phạm Phương Thảo 225280567

3 Vũ Phạm Minh Anh 225160183

4 Phạm Ngọc Thủy 225160623

5 Nguyễn Trần Tiến Khải 215085406

6 Đoàn Minh Phát 225120691

7 Nguyễn Giáp 205084389

CHỦ ĐỀ 10: Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Liên hệ trách nhiệm bản thân. TPHCM cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết gì để
ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

I. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


1. Khái niệm
- Công nghiệp hóa:
+ Là quá trình chuyển đổi các hoạt động sản xuất từ lao động bằng sức
người thành lao động bằng các thiết bị máy móc hiện đại, tăng năng
suất lao động.
+ Còn được gọi là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội, đi đôi với sự tiến
bộ của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và
luyện kim quy mô lớn.
+ Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa.
+ Công nghiệp hóa còn gắn liền với sự thay đổi các hình thái triết học
hoặc sự thay đổi của thái độ trong nhận thức tự nhiên.
- Hiện đại hóa:
+ Là quá trình ứng dụng, trang bị các thiết bị máy móc, các thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến vào toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý nền kinh tế.
+ Là 1 thuật ngữ tổng quan (bao gồm cả công nghiệp hóa bên trong) cho
chúng ta thấy tiến trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm được
khoa học kỹ thuật tiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với một
tốc độ mau chóng chưa từng thấy trong lịch sử.

=> Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản
và toàn diện từ các hoạt động kinh tế và kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ
công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.

2. Lý do VN phải tiến hành CNH, HĐH


- Nguyên nhân:
+ Đặc điểm của nước ta vốn là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, kém
phát triển.
+ Bị chiến tranh phá hoại nặng nề.
+ Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây dẫn đến nền kinh
tế bị tụt hậu so với thế giới.
- Kết quả:
+ Hiện đại hóa, công nghiệp hóa để nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân.
+ Bắt kịp xu thế của nền công nghệ của các nước trên thế giới.
+ Thoát khỏi tình cảnh nghèo nàn lạc hậu.
+ Củng cố an ninh quốc phòng của đất nước.

3. Thực trạng
a) Trong lĩnh vực nông nghiệp
- Việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật là chìa khóa nâng cao năng suất
lao động và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới quy trình điển hình là việc ứng dụng
điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an
toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kỹ thuật nông nghiệp (Ví dụ: sự phát
triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật
nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng).
- Ngoài ra các hoạt động tiếp cận nông nghiệp 4.0 khác rất đáng khích lệ như
ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất lúa, ngô, rau quả, bò
sữa, lợn giống, thủy sản.

b) Trong lĩnh vực sản xuất


- Việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ có tiềm năng dịch chuyển người lao
động sang những công việc yêu cầu tay nghề cao hơn mang lại năng suất cao
hơn.
- Thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh sản xuất và xuất
khẩu các mặt hàng như điện tử, dệt may, đóng gói, và nông sản
- Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy việc cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động
và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp

c) Trong lĩnh vực dịch vụ


- Ngành dịch vụ Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ, đa dạng và đóng góp
quan trọng vào GDP của đất nước.
- Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy việc cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân
lực, và đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích sự phát triển bền
vững trong ngành dịch vụ.

d) Hạn chế
- An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính. Khi mọi dữ liệu đều
được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị internet vạn vật dễ bị đe dọa
và đôi khi những mối đe dọa này có thể gây ra thảm họa khi bị đánh cắp
những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu: Mặc dù đã có nhiều cải tiến, nhưng cơ
sở hạ tầng vẫn còn hạn chế, đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Điều này ảnh
hưởng đến việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: Việc đào tạo và duy trì đội ngũ lao động
có trình độ chuyên môn cao để phục vụ các ngành công nghiệp hiện đại là
một thách thức đối với Việt Nam.
- Hạn chế trong nghiên cứu và phát triển công nghệ: Việc đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển công nghệ vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc phụ thuộc nhiều
vào công nghệ và thiết bị nhập khẩu.
- Môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện: Thủ tục hành chính phức tạp, thị
trường không đủ minh bạch và việc thực thi luật pháp không hiệu quả làm
tăng khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và đầu tư.
- Chi phí lao động tăng cao: Dù là một điểm thuận lợi với số lượng lao động dồi
dào, nhưng chi phí lao động tăng cao có thể làm mất đi lợi thế cạnh tranh của
một số ngành công nghiệp trong nước.
- Vấn đề bảo vệ môi trường: Sự phát triển công nghiệp và hiện đại hoá còn gặp
nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, việc quản lý và bảo vệ môi
trường cần được chú trọng hơn.

II. Cách mạng công nghiệp 4.0


1. Khái niệm
- Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần
đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua
Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý
không gian mạng.
- Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản
xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn
giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 là một cách mô tả sự xóa nhòa ranh giới giữa thế
giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
- Ví dụ: Trí tuệ nhân tạo (AI), robot, Internet vạn vật (IoT), in 3D, kỹ thuật di
truyền, điện toán lượng tử và các công nghệ khác.

2. Tác động của CMCN 4.0 đến CNH, HĐH đất nước
a) Tích cực
- Sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, quyết
định được đưa ra nhanh chóng hơn.
- Con người sẽ được làm những việc vui vẻ hơn, hấp dẫn hơn, không bị nhàm
chán.
- Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện
nên giảm tỉ lệ tử vong, bệnh tật cho người lao động.
- Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các thành phẩm (vì máy làm tự động,
không phải người làm).
- Khi có dữ liệu càng chi tiết và càng nhiều, các thuật toán machine learning lại
càng chạy chính xác hơn để đưa ra những quyết định tốt hơn.
- Làm ít việc tay chân hơn, có nhiều thời gian rảnh nhàn rỗi.
- Được hưởng lương cao hơn.
- Sức khỏe trong môi trường làm việc được đảm bảo hơn.
- Giá thành sản phẩm rẻ hơn.
- Môi trường sống tốt hơn.

b) Tiêu cực
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng
tiếp cận công nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn
sàng chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh, trong đó, áp lực cạnh tranh
ngày càng gay gắt và đứng trước áp lực về nguồn lực đầu tư để chuyển đổi,
đổi mới sáng tạo, đột phá…
- Cách mạng 4.0 đang vào Việt Nam nhưng vẫn mang nhiều tính đại chúng,
phong trào và truyền thông hơn là hỗ trợ thực sự cho nền kinh tế và chưa đóng
góp giá trị thực tế vào GDP.
- Việc ứng dụng công nghệ 4.0 đối với người nông dân Việt Nam vẫn còn khó
khăn do công nghệ này đòi hỏi người nông dân phải sử dụng phần mềm phải
thật linh hoạt. Trong khi bản chất của nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển
nhỏ lẻ, sử dụng lao động thủ công là chính.
- Sự cạnh tranh khốc liệt, thể hiện rất rõ giữa các doanh nghiệp truyền thống và
các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới.

c) Giải pháp ứng phó với tác động tiêu cực. Liên hệ bản thân.
- Huy động các nguồn lực cho Phát triển KH&CN: tổ chức/tham gia các cuộc thi
NCKH, ý tưởng mới, sáng tạo mới.
- Nâng cao ý thức học tập, nhận diện, và lên án các thông tin sai trái trong thời
đại công nghiệp số,...: tiếp nhận thông tin có chọn lọc.
- Cập nhật, ứng dụng các thành tựu công nghệ vào đời sống: sử dụng các ứng
dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,...

III. Phân tích quan điểm/giải pháp để thực hiện CNH, HĐH ở VN trong bối cảnh
CMCN 4.0

● Quan điểm:
(highlight xanh lá: quan điểm chính và cần phân tích.)

1. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm (luật pháp, cơ
chế, chính sách chưa hoàn chỉnh; doanh nghiệp tư nhân phổ biến là quy mô
nhỏ….) → chuyển sang phát triển theo chiều sâu → làm cho các thể chế phù
hợp và hoàn thiện với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế
quốc tế thành công → giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2. KH&CN tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang
chiều sâu → làm tăng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh → tăng thu nhập
→ gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng dân cư và tăng đầu tư cho nền kinh tế →
Huy động các nguồn lực cho Phát triển KH-CN.

3. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0: sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh
vực vật lý, công nghệ số và sinh học → Những khả năng sản xuất hoàn toàn
mới, tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới →
Nắm bắt, ứng dụng các thành tựu của CM 4.0.

4. Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy cuộc cách mạng này mang lại sự bất bình
đẳng lớn hơn → Phá vỡ thị trường lao động. Không những vậy, tự động hóa
thay thế người lao động bằng máy móc → Làm trầm trọng sự chênh lệch giữa
lợi nhuận so với vốn đầu tư + lợi nhuận so với nước lao động → Ứng phó với
những tác động tiêu cực của CM 4.

5. Toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo. KHCN, đổi mới sáng tạo
và CMCN 4.0 đang diễn biến rất nhanh, tác động sâu rộng và đa chiều trên
phạm vi toàn cầu → nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi
quốc gia → là cốt lõi của mọi mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững → Xây
dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật về CN Thông tin truyền thông.

6. Phát triển các ngành công nghiệp.

7. Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

8. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, để thu hút đầu tư.
9. Theo Quyết định “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt vào 22/1/2013, trong đó mục
tiêu cụ thể: Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng
vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và
một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du
lịch cho các vùng và cả nước → Phát triển du lịch, dịch vụ.

10.Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ.

11.Phát triển các nguồn lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

12. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

● Giải pháp:
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan nhà nước
trong quản lý kinh tế.
- Chủ động triển khai, chuyển giao, ứng dụng và nghiên cứu phát triển công
nghệ.
- Doanh nghiệp, doanh nhân, đội ngũ trí thức phải tiên phong, tránh thụ động
trong việc tiếp cận công nghệ mới.
- Người lao động chủ động nâng cao trình độ tay nghề, nhanh chóng nắm bắt
các kỹ thuật, công nghệ mới
- Người dân nâng cao ý thức học tập, nhận diện, và lên án các thông tin sai trái
trong thời đại công nghiệp số,...
- Đảm bảo thể chế không bị tụt lại trong cuộc chạy đua với công nghệ để mở
đường cho các công nghệ và phương thức sản xuất mới (được các chuyên gia
gọi là nền kinh tế mới – new economy) đi vào cuộc sống.
- Có cách thức thúc đẩy để đảm bảo kỹ năng không bị tụt lại so với công nghệ.
- Học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các nước đi
trước trong cách mạng công nghệ 4.0 là hết quan trọng, giúp Việt Nam có thể
tránh được những vấn đề mà nước đó gặp phải.
- Tăng cường chuyển đổi kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế

● Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính:
- Hoàn thiện thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát
triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế
cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm.
- Mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình
đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế.
- Đảm bảo phù hợp theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
các cam kết tham gia thành lập các khu vực mậu dịch tự do song phương và
đa phương.
- Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện một số luật thuế mới như Luật phí,
Lệ phí (thay thế cho Pháp Lệnh phí, Lệ phí), Luật Thuế bất động sản,...

● Tăng cường hiệu quả phân bố, sử dụng nguồn lực:


- Tái cấu trúc đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân
sách nhà nước.
- Đảm bảo hiệu quả đầu tư nhà nước từ xác định chủ trương, lập và phê duyệt
dự án cho đến thực hiện, quản lý, giám sát dự án.
- Đổi mới phương thức phát triển tín dụng nhà nước theo nguyên tắc thương
mại.
- Nhất quán cơ chế quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước với việc thực hiện công khai, minh bạch giá, tăng cường kiểm soát chi
phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích.
- Hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách.

Nguồn:
1. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-giao-thong-van-tai/ki
nh-te-chinh-tri-mac-lenin-vien-dao-tao-chat-luong-cao/cong-nghiep-hoa-hien-d
ai-hoa-o-viet-nam-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-thuc
-trang-va-giai-phap-phat-trien/17669574
2. https://ninhthuan.dcs.vn/vptu/1307/31798/55074/285543/Khoa-hoc---Cong-
nghe/Cach-mang-cong-nghiep-4-0---Co-hoi-va-thach-thuc.aspx
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_C%C3%B4ng_ng
hi%E1%BB%87p_l%E1%BA%A7n_th%E1%BB%A9_t%C6%B0#:~:text=C%C3%A1
ch%20m%E1%BA%A1ng%20c%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p%20l%E1%BA
%A7n%20th%E1%BB%A9%20t%C6%B0%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%2
0g%E1%BB%8Di%20l%C3%A0,v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20kh%C3%B4ng
%20gian%20m%E1%BA%A1ng.
4. https://tct.baclieu.gov.vn/-/noi-dung-chu-yeu-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-tru
ong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-14
5. https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-h
oa-hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/khoa-hoc-va-con
g-nghe-nguon-luc-quan-trong-cua-phat-trien-kinh-te-566081.html
6. https://luatduonggia.vn/mo-hinh-tang-truong-kinh-te-la-gi-phan-loai-va-cac-mo
-hinh-tang-truong/
7. https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/154149/Phat-trien-cong-ng
hiep-cong-nghe-so-Viet-Nam--Co-hoi-va-thach-thuc.html
8. https://moit.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/day-manh-ung-dung-cong-nghe-c
ua-cmcn-4.0-trong-linh-vuc-dien-tu-tin-hoc-va-tu-dong-hoa.html
9. https://sps.ussh.vnu.edu.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/tac-gia-tac-pham/bai-vie
t-chu-dong-va-tich-cuc-hoi-nhap-quoc-te-trong-doi-ngoai-cua-dang-tu-duong-loi
-toi-hien-thuc-cua-pgs-ts-nguyen-anh-cuong-va-pgs-ts-pham-quoc-thanh-1834.
html

You might also like