You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 12

Câu 1 (NB): Đơn phân tham gia cấu tạo nên gen là
A. axitamin. B. nucleoxom. C. nucleotit D. vitamin.
Câu 2 (NB): Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều
này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 3 (NB): Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 4 (NB): Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá. B. mARN. C. tARN. D. mạch mã gốc.
Câu 5 (TH): Cho sơ đồ sau
(1)
(2) (3)
ADN ARN Protein

(1), (2), (3) tương ứng là:


A. Dịch mã, phiên mã và tái bản B. Tái bản, dịch mã và phiên mã
C. Phiên mã, sao mã và dịch mã D. Nhân đôi, phiên mã, và dịch mã
Câu 6 (VD):Một phân tử ADN có tổng số 7800 liên kết hiđrô, số lượng nuclêôtit loại A chiếm
20%. Tính theo lí thuyết, số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN trên là
A. A = T = 1380, G = X = 1680. B. A = T = 1520, G = X = 1587.
C. A = T = 1400, G = X = 1700. D. A = T = 1200, G = X = 1800.
Câu 7 (VDC): Câu 11: Nuôi 6 vi khuẩn( mỗi vi khuẩn chỉ chứa một ADN và ADN được cấu
tạo các Nu có N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14 sau một thời gian nuôi cấy người ta thu lấy
toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và thu lấy các phân tử ADN( quá trình phá
màng tế bào khồng làm đứt gãy các phân tử ADN) trong các phân tử ADN này, loại ADN có
N15 chiếm tỉ lệ 6,25%. Số lượng vi khuẩn đã bị phá màng tế bào là
A. 96 B. 16 C. 32 D. 192
Câu 8 (NB): Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng khởi động của gen điều hòa. B. Gen Y của opêron.
C. Vùng vận hành của opêron. D. Gen Z của opêron.
Câu 9 (TH): Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi
môi trường có lactozo và khi môi trường không có laztozo?
A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 10 (NB): Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến . B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm.
Câu 11 (TH). Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất DT qua các thế hệ.
D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Câu 12 (VD): Gen A có 3600 liên kết hiđrô, A = 900 nuclêôtit. Gen A bị đột biến thành gen a làm
giảm 1 liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số liên kết hoá trị. Nuclêôtit mỗi loại của gen a là:
A. A = T = 899; G = X = 601 B. A = T = 901; G = X = 599
C. A = T = 902; G = X = 599 D. A = T = 898; G = X = 601
Câu 13 (NB). Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:
A. ADN và prôtêin histôn. B. ADN và mARN.
C. ADN và tARN. D. ARN và prôtêin.
Câu 14 (NB): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng
nhất là:
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 15 (VD): Một loài thực vật có bộ NST 2n, do đột biến dẫn đến phát sinh các thể đột biến.
Thể đột biến nào sau đây có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng giảm so với thể lượng bội
thuộc loài này?
A. Thể tứ bội. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể ba.
Câu 16 (VDC): Một loài thực vật lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen; alen B có 1200 nuclêôtit và
mạch 1 của gen này có A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Alen B bị đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit tạo
thành alen b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ (A + T) : (G + X) của alen b bằng tỉ lệ (G + A) : (T + X) của alen B.
II. Nếu alen b phát sinh do đột biến thêm 1 cặp G – X thì alen b có 421 nuclêôtit loại G.
III. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì chuỗi pôlipeptit do alen b quy
định giống với chuỗi pôlipeptit do alen B quy định.
IV. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra trong giảm phân thì alen b có thể di truyền cho đời
sau.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 17 : Cho lai 2 cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả
bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. phân li độc lập của Menđen B. liên kết gen hoàn toàn
C. tương tác cộng gộp D. tương tác bổ sung
Câu 18: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị:
A. Một tính trạng
B. Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối
C. Ở một loạt tính trạng do nó chi
D. Ở toàn bộ kiểu hình
Câu 19. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng.
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXA × XaY. B. XAXa × XAY.
C. XAXa × XaY. D. XaXa × XAY.

Câu 20 . Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định
tính trạng đó
A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X
C. nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. nằm ở ngoài nhân.
Câu 21. Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở
các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào:
A. nhiệt độ môi trường B. cường độ ánh sáng
C. hàm lượng phân bón D. độ pH của đất
Câu 22. Hiện tượng nào dưới đây là ví dụ về sự mềm dẻo kiểu hình?
A. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
B. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
C. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.
D. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
Câu 23. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của:

A. Quá trình phát sinh đột biến.

B. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.

C. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp.


Câu 24. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen (A, a), (B, b) quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với
nhau, thu được F1. Khi cho F1 giao phấn với cây M trong loài, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình
là 1: 2: 1, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu 2 gen liên kết hoàn toàn, có 4 phép lai phù hợp với kết quả trên.
(2) Đời con F1 tối đa có 7 kiểu gen.
(3) Có thể xảy ra hoán vị gen một bên với tần số bất kì.
(4) Cây M có thể dị hợp tử về 1 hoặc 2 cặp gen.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 25. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị với tần số 25%. Tỉ lệ
phần trăm các loại giao tử hoán vị được tạo ra là:
A. ABD = Abd = aBD = abd = 6,25%. B. ABD = abD = Abd = aBd = 6,25%.
C. ABD = aBD = Abd = abd = 12,5%. D. ABD = ABd = aBD = Abd = 12,5%.

Câu 26 . Menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây để nghiên cứu di truyền?
A. Ruồi giấm. B. Đậu Hà Lan. C. Cây hoa phấn. D. Vi khuẩn E.coli.
Câu 27 . Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng
được gọi là
A. lai phân tích. B. lai khác dòng. C. lai thuận-nghịch D. lai cải tiến.
Câu 28 . Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyển quy định
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định
C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của
cặp
D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết
Câu 29 . Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là
A. 8 B. 12 C. 16 D. 4
Câu 30: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F 1
đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F 1 lai phân tích, nếu đời lai
thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
A. Tương tác gen. B. phân li độc lập. C. liên kết hoàn toàn. D. hoán vị gen.
Câu 31: Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã
A. khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ. B. hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ D. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Câu 32: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho
Ab ab
cây có kiểu gen aB giao phấn với cây có kiểu gen ab thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là:
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.
C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ.

You might also like