You are on page 1of 6

BÓNG RỔ

Câu 1: Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của môn bóng rổ?
Tháng 12/1891, James Naismith (sinh năm 1861), một giáo viên giáo dục thể chất của
trường huấn luyện Springphild tại bang Massachusets(Mỹ), sáng tạo ra trò chơi nay
phát triển thành môn bóng rổ.
Kể từ lúc ra đời đến nay thì Bóng rổ trải qua 5 giai đoạn:
- Gđ 1: 1891 – 1918: Hình thành môn bóng rổ.
+ 1904: Thi đấu biểu diễn ở Thế vận hội thứ 3 (mỹ).
+ 1913: Giải vô địch Bóng rổ Châu Á đầu tiên (manila – philipin)
- Gđ 2: 1919 – 1931: Các hiệp hội các nước thành lập, giao hữu quốc tế.
- Gđ 3: 1932 – 1947: Phát triển rộng rãi khắp thế giới.
+ 1932: Hiệp hội Bóng rổ nghiệp dư TG được thành lập.
+ 1936: Bóng rổ nam được đưa vào thi đấu olympic.
- Gđ 4: 1948 – 1965: Kĩ, chiến thuật có những bước nhảy vọt.
+ 1950: Giải Vô địch Bóng rổ nam được tổ chức tại: Agentina.
+1953: Giải Vô địch Bóng rổ nữ được tổ chức tại: Chile
- Gđ 5: 1965 đến nay: Phát triển thịnh vượng.
+ 1972 Bóng rổ nữ được đưa vào olympic.
 Bóng rổ Việt Nam:
- 1962: Hiệp hội Bóng rổ VN thành lập.
- 1992: Liên đoàn Bóng rổ VN thành lập.
- 1994 Đội Bóng rổ nam được thành lập
- 2011: Giải Vô địch Bóng rổ được tổ chức tại TpHCM
- Các nội dung thi đấu hiện nay: 5x5, 3x3 và bóng rổ mini (mini dành cho học
sinh tiểu học). (SV trình bày thêm 1 số kiến thức cơ bản về 2 nội dung 5x5,
3x3)

Câu 2: Kích thước sân bóng rổ và cách tính điểm?


 kích thướt sân bóng rổ: Sân bóng rổ có mặt phẳng, cứng, không có chướng
ngại vật .
+ Dài 28m, rộng 15m tính mép trong đường biên.
+ vạch ném phạt 5m80, vòng cung 3 điểm 6m75, tính từ tâm rổ.
+ vành rổ cách mặt đất 3.05m.
+ bảng rổ có kích thước: 1,8 x 1.05m
+ nữa vòng tròn không có lỗi tấn công có bán kính 1m25, vòng tròn nhảy tranh bóng
và 2 nữa vòng tròn ném phạt có bán kính 1m80.
+ tất cả các đường biên có bề rộng 5cm, màu tương phản với mặt sân.

 Cách tính điểm: bóng ném vào rổ được tính điểm khi bóng phải đi từ phía
trên vào rổ hoặc đi qua rổ và đỉnh bóng phải thấp hơn vòng rổ.
- Bóng ném vào rổ ở vị trí 2 điểm bóng tính 2 điểm( vị trí 2 điểm là tất cả các
khu vực gần rổ được giới hạn bởi vòng cung 6m75.)
- Bóng ném vào rổ ở vị trí 3 điểm bóng tính 3 điểm( vị trí 3 điểm là tất cả các vị
trí trên sân phía ngoài vòng cung 6m75).
- Mỗi trái ném phạt bóng vào rổ tính 1 điểm.

Câu 3: Luật 3 giây, 5 giây, 8 giây, 24 giây?

- 3 giây: 1 vđv không được đứng trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục
quá 3 giây trong khi đồng đội của a ta đang kiểm soát bóng sống trên sân và
đồng hồ thi đấu đang chạy.
- 5 giây: 1 vđv bị kèm sát trong vòng 5 giây phải dẫn bóng, chuyền bóng hoặc
ném rổ.
- 8 giây: 1 đội được quyền kiểm soát bóng ở phần sân sau trong vòng 8 giây phải
mang bóng từ sân sau qua sân trước.
- 24 giây: 1 đội được quyền kiểm soát bóng ở bất kì vị trí nào trong vòng 24 giây
phải ném rổ và bóng phải vào rổ hoặc chạm vòng rổ.

- Nếu bóng chạm vòng rổ bật vành rỏ ra mà đội kiểm soát bóng trước đó tiếp tục
kiểm soát bóng thì có 14 giây ném rổ.
- Nếu đội phòng thủ kiểm soát bóng thì có 24 giây ném rổ.
Câu 4: Lỗi va chạm khi thi đấu và hình thức phạt? Luật 24 giây?

1. Lỗi cá nhân:
o Lỗi cản người: khi cầu thủ sử dụng vị trí để ngăn cản đường chạy của đối phương
không cho họ dẫn bóng.
o Lỗi cùi chỏ: khi một cầu thủ cố tình dùng cùi chỏ để cản đối phương gây ra va
chạm.
o Lỗi tấn công phạm qui: khi cầu thủ dẫn bóng va chạm với cầu thủ phòng ngự của
đối phương đã chiếm một vị trí cố định trên sân.
o Lỗi giữ người: khi cầu thủ dùng tay gây cản trở di chuyển của đối phương.
o Lỗi ngáng chân: khi một cầu thủ sử dụng chân để cản khiến đối phương bị ngã
hoặc mất cân bằng.
2. Lỗi cố ý (Flagrant Foul): có hành vi bạo lực do cố ý và muốn gây hại cho đối
phương.
3. Lỗi khi ném (Shooting Foul): khi cầu thủ phòng ngự va chạm với cầu thủ tấn
công mà người này đang trong tư thế ném rổ.
4. Lỗi kỹ thuật ( Technical Foul ): khi cầu thủ có các hành vi sai trái như đu rổ,
chửi mắng trọng tài, quá khích.
 Hình phạt cho mỗi lỗi:
 Lỗi cá nhân sẽ bị mất quyền kiểm soát bóng.
 Lỗi kỹ thuật sẽ được tính như 2 lỗi cá nhân, chịu 2 quả phạt và mất quyền kiểm
soát bóng.
 Lỗi khi ném thì tùy vào việc ném bóng ở cự ly bao nhiêu điểm sẽ ném phạt 2
hoặc 3 quả.
 Lỗi cố ý sẽ chịu 2 quả ném phạt và mất quyền kiểm soát bóng
5. Lỗi đồng đội: tất cả 1 lỗi cá nhân điều được tính là 1 lỗi đồng đội. Lỗi đồng đội
thứ 5 trở đi đối phương sẽ đc ném 2 trái phạt.

Câu 5: Các mức độ bong gân? Cách sơ cứu khi bị bong gân?

A. Các mức độ bong gân:


- Bong gân độ 1: là mức độ tổn thương nhẹ. Các dây chằng chỉ căng giãn ra
hoặc đã bị đứt 1 phần của sợi dây chằng. Mức độ tổn thương giải phẩu chưa nghiêm
trọng.
- Bong gân độ 2: Do sức kéo mạnh hơn có thể làm đứt nhiều sợi dây chằng.
 Ở cả hai mức bong gân độ 1 và 2 khớp xương vẫn vững chắc chưa bị lỏng
lẻo.
- Bong gân độ 3: nếu sức kéo căng vượt quá 20% mức biến dạng, toàn bộ dây
chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp xương bị lỏng lẻo ở các mức độ khác nhau. Mức độ
nặng nhất của bong gân độ 3 là Trật khớp.
B. Cách sơ cứu khi bị bong gân: ÁP DỤNG LIỆU PHÁP RICE
LIỆU PHÁP RICE
Sơ cứu, điều trị bằng phương pháp RICE được tiến hành ngay sau khi bị chấn
thương. Phương pháp này nếu được sử dụng ngay trong khoảng 10 – 20 phút đầu sau
chấn thương có thể rút ngắn được thời gian điều trị được vài ngày hoặc vài tuần và
nhanh chóng cho VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Khi bị chấn thương, thực hiện
phương pháp “RICE” ngay, gồm 4 bước:

R – Rest: nghỉ chơi ngay lập tức sau khi chấn thương, có thể bất động tạm thời
chi bị chấn thương từ 24 – 72 giờ (có thể dùng nẹp để bất động chi).
I – Ice: Chườm lạnh giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm,
thời gian từ 10-15 phút, không nên chườm quá lâu có thể gây phỏng lạnh, có thể phối
hợp với băng ép.
Cách làm: đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nylon, bọc khăn vải ướt bên ngoài,
chườm lên vùng tổn thương.
“Ice massage” là hình thức phối hợp giữa chườm lạnh và băng ép.
Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương (tùy vào mức độ tổn
thương), thời gian chườm là 10-15 phút, rồi nghỉ 30-45 phút, có thể lặp lại nhiều lần
trong ngày.
– Đối với những chấn thương nhỏ thì đau, sưng sẽ giảm rất nhanh.
– Đối với chấn thương trung bình đau, sưng sẽ giảm sau 24 giờ.
– Đối với chấn thương nặng thường đau và sưng sẽ giảm sau 72 giờ (cần phải có điều
trị chuyên sâu sau đó).
– Thời gian chườm lạnh còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương và cơ thể mỗi người
(mập, ốm)
C – Compression: băng ép với mục đích làm giảm giảm sưng có thể thực hiện
cùng lúc với chườm lạnh hoặc khi không có chườm lạnh.
Cách làm: sử dụng băng thun quấn từ dưới vùng bị tổn thương khoảng 5 – 10 cm quấn
lên trên vùng tổn thương và qua khỏi vùng tổn thương
Chú ý: Những vòng đầu quấn hơi chặt sau đó lỏng dần.
Sau quấn phải kiểm tra xem có có chèn ép mạch máu thần kinh (quấn quá chặt)

E – Elevation: Kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm
sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15cm trong 24 –
72 giờ đầu.
Chú ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo
nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên, chảy
máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn thương
lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với các loại
dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi (Fibro) thế cho các sợi collagen dẫn đến
giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn
thương lại.
– Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để trợ giúp
– Nếu sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm
trọng cần thiết phải gặp Bác sĩ Y Học Thể Thao.
Trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương không được dùng
các liệu pháp nóng như tắm nóng, xoa dầu nóng, không xoa bóp chỗ bị chấn thương
và không uống bia rượu. Điều đó làm tăng phù nề và tăng chảy máu tại chỗ bị chấn
thương.

RICE không những là phương pháp điều trị mà còn là phương pháp sơ cứu chấn
thương thể thao.
Câu 6: Cách tính điểm trong Bóng rổ? Trình bày phác đồ RICE trong sơ cứu
chấn thương?

A. Cách tính điểm trong môn bóng rổ:


- Đội được điểm nếu ném bóng vào rổ đối phương 1 cách hợp lệ..
- Cú ném trong vòng 3 điểm: 2 điểm.
- Cú ném ngoài vòng 3 điểm: 3 điểm.
- Cú ném phạt: 1 điểm
- Trận đấu được thi đấu trong 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút. Đội nào được nhiều điểm
hơn sẽ thắng trận đấu.
- Sau 4 hiệp nếu đội nào có điểm số lớn hơn sẽ thắng, nếu hòa sẽ thi đấu các hiệp
phụ (5p).

You might also like