You are on page 1of 5

Vô cảm là gì

Hiểu một cách đơn giản nhất, “vô” tức là không, “cảm” là cảm xúc, tức “vô cảm” là trạng thái
cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan
tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là không có cảm xúc
trước bất kỳ sự việc sự vật nào, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ
trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

Biểu hiện

Biểu hiện và thực trạng của vô cảm:


Biểu hiện có thể chia làm 2 loại
 Biểu hiện bên trong:
– Khó hoàn thành các công việc hàng ngày
– Cảm giác vô cảm
– Thiếu cảm xúc
– Thiếu hứng thú với các hoạt động
– Thiếu động lực để hoàn thành mục tiêu
– Mức năng lượng thấp
– Giảm tham gia các hoạt động
– Vô cảm trước những sự kiện tích cực và tiêu cực
Biểu hiện bên ngoài:Bệnh vô cảm lây lan rất nhanh trong xã hội hiện đại, không những xuất hiện
ở những lứa tuổi học sinh sinh viên mà còn xuất hiện với các đối tượng khác với các mức độ và
các biến chứng khác nhau.
– Nhẹ nhất là: người mắc bệnh không biết nói lời “Xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi và
không biết “cám ơn” khi được giúp đỡ. Họ tiếc cả tràng vỗ tay khi giới thiệu về một đại biểu, khi
xem một tiết mục văn nghệ, thể thao...
– Nặng hơn là khi họ chỉ dửng dưng đứng nhìn trước những hoàn cảnh ngặt nghèo, khó
khăn khi thấy người cần giúp đỡ đang cầu xin cứu lấy họ dù chỉ 1 lần có thể kể đến những
trường hợp gặp cướp trộm cắp, đánh nhau, bạo lực hành hung giữa đường xá nhưng không một
ai đến can ngăn thậm chí còn đứng quay phim, cổ vũ, chửi bới nhiệt tình. Ta có thể hỏi tại sao họ
lại không can thiệp? Bởi vì họ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Bởi họ sợ liên lụy, mang vạ
vào thân.
– Vô cảm với cộng đồng với sự kiện lớn của dân tộc như bão lụt thiên tai, quyền về biển
đảo và có thái độ như: “Tôi không quyên góp cứu trợ thì cũng có người khác làm việc đó mà
thôi”. Cũng chính bởi cái suy nghĩ này đã ăn mòn họ và những người yếu thế hơn cũng không
nhận được sự trợ giúp nào cả.
– Cũng có sự vô cảm thụ động dẫn đến sự phủi tay không tham gia vào bất cứ việc gì của
lớp, của trường như: văn nghệ, thể thao, cắm trại …
– Không những vô cảm với người khác mà còn vô cảm với chính mình, vô cảm với những
thành công, thất bại, với niềm vui khi đạt được kết quả học tập cao hay những nỗi buồn với
những việc không như ý muốn trong cuộc sống..
=> Khi căn bệnh này không được ngăn chặn thì xã hội sẽ không tránh khỏi bị sụt lở nền tảng đạo
đức và tinh thần, gây hoang mang, làm nảy nở cái xấu, cái ác. Trong những hoàn cảnh nhất định,
cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị triệt tiêu, công lý bị đẩy lùi.
Và hiển nhiên thì cả bản thân những người vô cảm lẫn xã hội đó cũng sẽ phải tự tiêu biến và triệt
tiêu lẫn nhau khi ở đó không còn một ai quan tâm đến bản thân, đến những người lẫn sự việc
xung quanh họ. Bởi Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng
tình thương”.

Cách đây không lâu, có lẽ ai cũng bàng hoàng khi đọc một tin tức, một bé trai ném mèo
từ tầng 22 xuống đất mới chỉ 10 tuổi . Quả thực đọc đến đó khiến cho chúng ta không khỏi lạnh
gáy, sợ hãi. Sự vô cảm của con người lại đạt đến ngưỡng độ này rồi hay sao. Người ta vẫn
thường nghĩ rằng trẻ em luôn dành một sự quan tâm đặc biệt đối với động vật, nhưng hãy nhìn
xem hành động của bé trai này đối xử với động vật một cách tàn nhẫn như thế nào. Quả thực, sự
tàn nhẫn, vô cảm của con người đã đến độ không thể khoanh tay đứng nhìn đặc biệt là nó đang
dần xuất hiện nhiều ở những đứa trẻ
Vô cảm cũng có thể là khi bạn đi đường, thấy hiện tượng móc túi, hay dàn cảnh cướp giật
trên đường. Nhưng tuyệt nhiên không mảy may bận tâm, hoặc sợ hãi nếu can thiệp sẽ bị vạ lây.
Người bị hại chỉ biết đứng đó chân chối không nói một lời, cũng không thể cầu sự cứu giúp của
người xung quanh. Cái ác được dịp lên ngôi, thừa cơ làm những điều tệ hại hơn nữa.
Quay video, thu hút sự quan tâm của mọi người trong khi người khác bị nạn lại trở thành
một “trào lưu” trong giới trẻ. Quả là một trào lưu quái gở. Họ đua nhau lấy những chiếc điện
thoại ra, quay chụp, cốt sao cho chi tiết, rõ nét nhất, nhanh chóng tung lên mạng hòng nhận được
sự chú ý của mọi. Nếu lúc đấy còn một chút nhân tính, thì chắc có lẽ họ sẽ không có những hành
động vô cảm, thiếu lương tâm như vậy. Và cũng sẽ có không ít người bị chết oan uổng vì không
được cứu chữa kịp thời, vì không có ai gọi xe cấp cứu. Thật đáng buồn thay.

Nguyên nhân:
– Do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
– Do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại. Mọi người cứ bị
cuốn vào guồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng
ta quên đi tất cả mọi điều xung quanh. Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và
tâm huyết để mình chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc.
– Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”, văn hóa làng xã ngày một mai một
dần, cái khái niệm gọi là “tắt lửa tối đèn” cũng mất dần đi.
– Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho
cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho nên không cần phải phấn đấu, không
cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên anh ta thờ ơ với cuộc sống, tương lai
của mình.
Tác hại
 Đối với cá nhân:
Vô cảm có thể gây ra nhiều tác hại cho cá nhân bị mắc bệnh này, bao gồm:

– Tác hại tâm lý: Vô cảm khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc kết nối với
người khác, thiếu sự quan tâm và không thể cảm nhận được tình yêu, tình cảm của
người khác. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô độc, tuyệt vọng và mất niềm tin
vào cuộc sống
– Tác hại sức khỏe: Vô cảm cũng có thể gây ra tác hại đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh nhân vô cảm thường không quan tâm đến sức khỏe của mình, không chăm
sóc cơ thể một cách đầy đủ và có xu hướng bỏ qua các triệu chứng bệnh lý.
– Tác hại xã hội: Vô cảm có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với người khác, làm
cho người bệnh trở nên khó tiếp cận và kết nối với những người xung quanh. Điều
này có thể gây ra sự cô độc và giảm động lực trong cuộc sống.
– Tác hại nghề nghiệp: Vô cảm có thể gây ra khó khăn trong công việc, ảnh hưởng
đến khả năng tập trung, sáng tạo và tương tác với đồng nghiệp. Điều này có thể
dẫn đến sự suy giảm hiệu suất làm việc và khả năng phát triển trong nghề nghiệp.
– Tác hại đến chất lượng cuộc sống: Vô cảm khiến người bệnh không thể tận hưởng
cuộc sống một cách đầy đủ, không thể tận hưởng niềm vui và hạnh phúc từ những
trải nghiệm cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi và chán nản trong cuộc
sống.
Vì vậy, vô cảm là một vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời để giúp người
bệnh phục hồi sức khỏe tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống.

 Đối với gia đình


– Khó khăn trong giao tiếp và kết nối: Vô cảm khiến người bệnh khó khăn trong việc giao
tiếp và kết nối với các thành viên trong gia đình. Điều này có thể làm cho người bệnh trở
nên xa cách, không thể chia sẻ và hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của người thân.
– Tình trạng căng thẳng và xung đột gia đình: Vô cảm có thể làm tăng tình trạng căng
thẳng và xung đột trong gia đình. Bởi vì người bệnh không thể đáp ứng được nhu cầu
cảm xúc và tình cảm của người thân, điều này có thể dẫn đến sự cảm thấy bị bỏ rơi và
xúc phạm, gây ra những mâu thuẫn và xung đột trong gia đình.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người thân: Vô cảm của người bệnh có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe tinh thần của người thân. Việc không nhận được sự quan tâm và tình
cảm từ người bệnh có thể gây ra sự lo lắng, căng thẳng và mất cân bằng tinh thần.
 Đối với xã hội
– Gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Vô cảm làm giảm khả năng kết nối và tương
tác với người khác, gây khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ
xã hội.
– Tăng nguy cơ cô lập: Vô cảm có thể làm cho người bệnh cảm thấy xa lạ và không
thể thích nghi với xã hội xung quanh. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ cô lập và
tách biệt với xã hội.
– Gây ảnh hưởng đến quan hệ lao động: Vô cảm có thể làm giảm hiệu suất làm việc
của người bệnh, gây ảnh hưởng đến quan hệ lao động của họ. Điều này có thể dẫn
đến mất việc làm hoặc khó khăn trong tìm kiếm công việc mới.
– Gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng: Vô cảm làm giảm khả năng tham gia vào
các hoạt động cộng đồng, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội và khó khăn trong
việc đóng góp cho cộng đồng.

Biện pháp

 Thay đổi lối sống


 Tìm cách thư giãn và giảm stress
 Học cách tập trung vào hiện tại
 Thay đổi môi trường sống
 Học cách tạo động lực bản thân
 Hỗ trợ từ người thân
 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhóm hỗ trợ
 Tìm kiếm trải nghiệm mới
 Hc cách thay đổi suy nghĩ và quan điểm
Đánh giá
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những con người ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo
hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con
người với con người. Bệnh vô cảm đang làm mất dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con
người Việt Nam: "Thương người như thể thương thân". Và một khi căn bệnh này tồn tại thì con
người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo, cách biệt mà ở đó thiếu hơi ấm của
tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau.

Bài học nhận thức và hành động:

Để không mắc phải căn bệnh “ vô cảm “ quái gở này thì chúng ta những sinh viên năng động nên
có những hành động như sau

Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh.

Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong
trào thanh niên lập nghiệp...
Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh
này ra khỏi xã hội ta.

Tổng kết

Nói tóm lại, sự vô cảm, thờ ơ chính là thứ giết chết những giá trị tốt đẹp của cuộc sống một cách
âm thầm nhưng đầy nguy hiểm. Điều này khiến cho con người ngày càng xa rời nhau và xã hội
sẽ trở nên thật xấu xí. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy tự thay đổi nhận thức của mình, cùng
chung tay đẩy lùi sự vô cảm trong cuộc sống để bảo vệ cuộc sống của mình cũng như giữ gìn
những điều tốt đẹp trong xã hội ngày nay.

You might also like