You are on page 1of 3

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

A) Mở bài

Hàn Mặc Tử không chỉ được biết đến là một hiện tượng độc lạ của phong trào thơ mới. Mà ông còn được đọc giả và
những người yêu văn thơ nói chung biết đến như là một ngôi sao chổi lướt qua bầu trời thơ Việt Nam .Sở dĩ nói vậy bởi thông
qua những vần thơ của Hàn Mặc Tử, người đọc vẫn thấy rõ một một hồn thơ điên loạn và bí ẩn cùng với đó chất chứa trong từng
bài thơ là tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Điển hình là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, được gợi cảm hứng từ mối
tình đơn phương của ông với bà Hoàng Kim Cúc, có lẽ vì thế nên bài thơ không chỉ họa lên bức tranh phong cảnh hữu tình mà
còn thể hiện nổi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong mối tình xa xăm vô vọng

B) Thân bài

Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ “ là
bức tranh thủy mặc đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời , yêu người nhưng ẩn sâu
bên trong đó còn là nỗi lòng nhuốm màu tuyệt vọng của nhà thơ với mối tình đơn phương.

Khổ 1: Mở đầu bài thơ hình ảnh ban mai xứ Huế hiện lên thật đẹp và sống động qua những cảm xúc hoài niệm, tha thiết và
buâng khuâng của tác giả.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Khi đọc “ Đây thôn Vĩ Dạ” người đọc chắc hẳn sẽ thấy ấn tượng bởi cách vào thơ đầy mới lạ của Hàn Mặc Tử. Thay vì
một lời chào hỏi nhẹ nhàng ân cần, câu thơ đầu tiên lại là một câu hỏi tu từ với giọng điệu mang tính hỏi han, trách móc. Đây có
thể là lời hờn trách vu vơ của một người con gái mong ngóng mãi người thương về thăm xứ Huế nơi mình sống, rồi ấy cũng có
thể là một lời mời mọc thân tình của một người bạn xa, muốn tác giả một lần về lại Huế, thăm lại chốn cố đô yên bình.Nhưng sâu
thẳm trong câu hỏi ấy ta cũng dường như nhìn thấu lòng tác giả, Hàn Mặc Tử phải chăng cũng đang hỏi chính bản thân sao
không về thăm lại chốn quê cũ, điều đó cho thấy khát khao và ước ao được trở về thôn Vĩ của tác giả nhưng đồng thời cũng là
niềm mặc cảm và sự bất lực của ông trước cuộc đời bi thương.

Với câu hỏi tu từ độc đáo đấy cũng có thể là lời mở đầu hay cái cớ để nhà thơ đưa hồn mình về thôn Vĩ và cũng từ đây
từng dòng hồi tưởng của Hàn Mặc Tử về nơi đây đã họa lên bức tranh quê hương với vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết. Hình ảnh
“nắng hàng cau” gợi ra ánh nắng bao trùm khắp không gian làng quê. Kết hợp với điệp ngữ: “nhìn nắng” - “nắng mới” cho thấy
sức sống bao trùm khắp không gian. Khoảnh khắc đó càng trở nên tuyệt đẹp khi anh mắt nhà thơ lại lướt qua màu cỏ xanh vườn.
Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” gợi tả nên một màu sắc nuột nà của cả khu vườn. Cùng với từ “ mướt quá” ta càng thấy được
sự trầm trồ của thi sĩ đang hưởng thụ vẻ đẹp tràn đầy sức sống ở nơi đây. Không như những những nhà thơ khác thường miêu tả
xứ Huế gắn liền với một sắc tím mộng mơ, trong khổ thơ này Hàn Mặc Tử hoàn toàn gợi lên trong tâm trí độc giả một màu xanh
mướt của xứ Huế. Đó là màu xanh của hàng cau vươn mình đón nắng, của dặm cỏ xanh như ngọc, của lá trúc xanh mơn mởn. Tất
cả tổng hòa nên một bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ buổi bình minh, trong trẻo và tràn đầy sức sống

Nhớ về thôn Vĩ còn là nhớ về những nét dáng thân thương của con người nơi đây. Không tả mà chỉ gợi, bằng bút pháp
cách điệu hóa, thi sĩ gợi lên hình ảnh người con gái Huế với khuôn mặt chữ điền phúc hậu, đầy đặn thấp thoáng sau một mành
trúc che ngang tạo sự mơ hồn, thực thực hư hư càng gợi lên vẻ thanh thoát, mềm mại của người con gái nơi đây. Với sự kết hợp
hài hòa giữa người và cảnh càng tôn lên vẻ đẹp của chốn thiên nhiên nơi đây thì càng gợi lên sự hoài niệm, nhung nhớ sâu sắc
của nhà thơ cũng như tình yêu thiên nhiên tha thiết của người.

Khổ 2: Nếu như ở khổ thơ đầu tiên, Hàn Mặc Tử nhìn đời, nhìn người với tinh thần tích cực, lạc quan, tràn đầy hy vọng, bằng
bức tranh thiên nhiên tươi sáng, trong trẻo, thì đến khổ thơ tiếp theo, mạch cảm xúc của tác giả đã nhanh chóng thay đổi theo sự
thay đổi giữa ngày và đêm, giữa hai bức tranh thiên nhiên hoàn toàn khác biệt với những gam màu mới.
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Bức tranh thiên nhiên tươi sáng giờ đã mang một sắc ảm đạm, trầm buồn. Hình ảnh “Gió theo lối gió mây đường mây”
là hình ảnh buồn, lạc lõng, gợi sự chia ly, tan rã không ngày gặp lại. Rõ ràng gió và mây là hai thực thể luôn gắn liền, gió thổi
kéo mây bay, dường như gắn bó như hình với bóng, ấy thế mà trong thơ Hàn Mặc Tử gió và mây lại tách biệt, hai thứ hai nơi
dường như chẳng còn chút liên hệ. Phải chăng đây là ẩn ý cho mối tình của ông với nàng Kim Cúc, hai người giờ đây đã dường
như cách biệt phương trời, và rồi mai đây nữa chính là âm dương chia cắt . Ở câu thơ tiếp theo thay vì nói về sự chia li bằng cách
gián tiếp, tác giả trực tiếp mượn hình ảnh dòng nước nhân hóa lên như mang theo nổi buồn của chính bản thân ông. Kết hợp với
hình ảnh “hoa bắp lay” là sự chuyển động nhưng hiu hắt cô đơn , u buồn hay cũng là sự lay động trong tâm hồn của người thi sĩ.
Thiên nhiên được nội tâm hóa bộc lộ nỗi đau thân phận chi lìa của nhân vật trữ tình
Hình ảnh sông trăng lung linh, tràn ngập ánh trăng cùng với con thuyền đậu trên bến thật mộng mơ, huyền ảo. Đại từ “ai”
được dùng tạo nên cảm giác xa lạ khiến cho bức tranh sông trăng này càng thêm ảo mộng. Câu hỏi tu từ đã được tác giả đặt ra để
thể hiện nỗi băn khoăn, sự khẩn thiết cùng với chữ “kịp” càng khiến thời gian càng trở nên cấp thiết, ngắn ngủi . Xót xa trước sự
tuyệt vọng của chàng thi sĩ với hiện thực thời gian đang gấp rút, còn người chỉ mong muốn được tận hưởng vẻ đẹp nơi đó thêm
chút nữa nhưng đồng thời cũng sự lo lắng về niềm mơ ước của bản thân tác giả, luôn chờ mong một nơi neo đậu dừng chân.
Những câu thơ tuy buồn nhưng vẫn thấm đậm tình yêu thiên nhiên của nhà thơ đối với xứ Huế. Hàn Mạc Tử rất yêu thiên nhiên,
yêu con người nơi đây nhưng có lẽ những tình cảm ấy của Hàn Mặc Tử sẽ không bao giờ được đáp lại
Cảnh và vật trong khổ thơ thứ hai tuy đẹp và thơ mộng nhưng lại phảng phất trầm buồn. Cảnh vật nơi đây chứa đựng sự
khắc khoải chờ mong một điều gì đó đang rời xa mà không biết có ngày trở lại.
Khổ 3: Khổ cuối mở ra đưa người đọc vào một không gian hư ảo
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Chữ "mơ" đặt ở đầu, chơi vơi sau đó là tiếng gọi "khách đường xa" đầy khắc khoải, mang theo sự chơ vơ hụt hẫng, bỏ lại
bao ngẩn ngơ buồn tiếc. Hình bóng người thương của chàng thi sĩ hiện lên một cách xa vời, lạnh lùng. Khi chàng thì mãi mơ về
người, hình ảnh nàng mãi vương vấn trong tâm trí chàng. Khoảnh khắc này chàng dường như đã sắp gặp được nàng thì sự tuyệt
vọng, bất lực lại kéo ngược chàng lại trước vẻ đẹp lộng lẫy của nàng nhưng mãi vẫn không thể nhìn rõ được.Với hình ảnh “
áo em trắng quá nhìn không ra”tạo nên sự nhạt nhòa vô định khó nắm bắt. Màu trắng trong câu thơ không còn là màu sắc tự
nhiên mà nó biểu tượng cho sự trinh trắng , thuần khiết của”em”.,“em” càng tinh khôi thì anh càng bụi trần, càng khao khát thì
càng đau khổ .Có lẻ đây là lý do khiến chàng thi sĩ ngậm ngùi trở về thực tại cô đơn, lạnh lẽo. Câu thơ “ Ở đây sương khói mờ
nhân ảnh” hiện lên Không gian mông lung, lạnh lẽo, mịt mù trong sương khói, huyền hồ trong ảo ảnh. Nó trùm lên cả ý thức và
tiềm thức, thắt buộc lòng người đến tê dại. Nghe câu hỏi khắc khoải cuối cùng: "Ai biết tình ai có đậm đà?", ta thảng thốt nhận
ra, hóa ra bấy lâu người thi sĩ cũng chỉ mong chờ điều ấy, khao khát điều ấy, đó là tình người, tình đời.

Khổ thơ cuối của bài là nổi cô đơn trống vắng khắc khoải của tác giả trước cuộc đời èo lé. Mặc dù vậy tác giả vẫn không
tuyệt vọng , vẫn luôn hy vọng thiết tha tin yêu cuộc sống và con người

C) Kết bài

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một tác phẩm nghệ thuật đã thực sự để lại cho người đọc những dấu ấn khó quên bởi trí
tưởng tượng phong phú, thủ pháp nghệ thuật độc đáo kết hợp giữa thực và ảo.Tạo nên sự hòa quyện giữa cai đẹp thiên nhiên và
nỗi buồn cô đơn của nhân vật trữ tình

Hàn Mặc Tử đã thổi vào thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” một hồn thơ day dứt lòng người khi không chỉ là một bài thơ thể
hiện tình yêu xứ Huế, dành riêng cho một thôn Vĩ cụ thể mà còn là lời tâm sự thiết tha, là lời trăng trối của thi sĩ Hàn Mặc Tử về
tình yêu day dứt và quá đỗi sâu nặng đối với cuộc đời này.

You might also like